Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Gia Tài Của Phật

Tuesday, February 12, 201904:40(View: 4963)
Gia Tài Của Phật

GIA TÀI CA PHT

Trần Trọng Sỹ

 
Phật Pháp Vi Diệu

Các nhà tôn giáo Tây phương thì gọi đạo Phật là một thứ triết học vô thần, một môn khoa học về tinh thần, các triết gia thì lại đẩy đạo Phật vào nhóm các tôn giáo. Pauvre Bouddhisme ! Thảm cho đạo Phật, chẳng có một chỗ đứng nào giữa thế giới hiện đại.
Đó là đầu đề một câu nói đùa của đức Đạt Lai Lạt Ma, được nhà sinh học nổi danh Mathieu Ricard, người đã từ bỏ tất cả cạo đầu làm tu sĩ Phật giáo Tây Tạng lập lại mỗi khi ông được ai hỏi phải chăng Phật giáo là một tôn giáo ?

Le bouddhisme est-il une religion ? Par Matthieu Ricard le 28 mai 2009:

C'est une question fréquemment posée au Dalaï-lama qui y répond souvent avec humour : ‟Pauvre bouddhisme ! Voilà qu'il est rejeté par les religieux qui disent que c'est une philosophie athée, une science de l'esprit, et par les philosophes qui le rattachent aux religions. Le bouddhisme n'a donc nulle part droit de cité.

Cách đây mấy hôm, tình cờ đọc comment trên Facebook, có bạn người Việt hãnh diện rằng đạo Phật hoàn toàn khoa học, không mê tín như Kitô giáo chỉ lo khấn lạy một đấng tạo hóa do chính con người tạo ra để tự hù dọa lấy mình.

Tôi bỗng nảy ý viết về đề tài này. Thay vì đưa ra đề tài đạo Phật là gì, what is buddhism ? Qu'est ce c'est le Bouddhisme ? Tôi lại muốn đưa ra một đề tài nhẹ nhàng hơn, gần gũi hơn, vì chúng ta không như người Tây phương tiếp cận đạo Phật như một kẻ xa lạ, mà rất đông chúng ta, người Á Đông, nhất là người Việt, từng đã đến chùa, nghe pháp, và lạy Phật.

Nên đề tài tôi muốn giới thiệu là, Đức Phật đã để lại gì cho chúng ta ?

Hay đơn giản hơn, gia tài của Phật.
Tôi chia bài viết thành 4 phần để nói về 4 phạm trùĐức Phật tuyên thuyết trong giáo pháp của ngài bao gồm:


Triết Học
Tôn Giáo
Khoa Học
Xã Hội

           

I *  PHẬT GIÁO & TRIẾT HỌC

Nếu ta định nghĩa triết họcmôn học truy tìm chân lí, phân tích sự vật để tìm biết lẽ thực. Theo định nghĩa đơn giản nhất, thì triết học là "tình yêu minh triết" (‘the love of wisdom’), là học hỏi kiến thức, và đặc biệt là "suy tư về sự suy tư" (‘thinking about thinking’).

Về truy tìm sự thực, ta thấy ngay một điều thật trùng hợp, đạo Phật còn được gọi là "Đạo Như Thật". 
Chữ Như đến từ danh hiệu Như Lai của Đức Phật, Kim Cang kinh nói “无所从来,亦无所去,故名如來”;也有解释作“如诸佛而来,故名如来”- (Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh như lai; dã hữu giải thích tác "như chư phật nhi lai, cố danh như lai"). Đến từ không nơi, đi cũng không chốn, nên gọi là Như Lai. Cũng có thể hiểu rằng chư Phật đều "như vậy" mà đến nên các ngài đều được gọi là Như Lai.

Sự thực chỉ có thể là sự thực, là "như vậy". Sự thực tuyệt đối không gì so sánh được, diễn tả được, đo đong được, nên ở phương diện này, đạo Phật vượt lên trên sự truy tìm của triết học. Đức Phật là người chứng đắc thực tại, nên có danh hiệuNhư Lai.

Để cho bạn bạn trẻ có chút khái niệm về từ "như lai", hay là "chân như", các bạn chắc đã từng nghe người ta nói trái óc chó, nhưng có lẽ các bạn có bạn chưa bao giờ thấy nó, rồi một hôm, bạn có dịp sang Nhật hay sang Pháp, bạn không những thấy nó, còn được đập vỡ vỏ nó và ăn; khi bạn nắm trái óc chó trên tay, bạn biết trái óc cho ra sao; khi bạn đập vỡ nó, bạn thấy hình thù nó thế nào; nhưng bạn vẫn là bạn, trái óc chó vẫn là trái óc chó; giống như triết học, bạn diễn tả thế này thế nọ, nào là màu mè, hình dạng, hương thơm..; nhưng khi bạn bỏ vào miệng và nhai, bạn và trái óc chó biến thành một, bạn có cảm tưởng bạn là nó, nó là bạn; ngay lúc ấy, bạn chỉ biết im lặng, không thể so sánh trái óc chó với bất kỳ thứ gì.

Nếu nói trái óc chó là trái óc chó. Không đúng. 
Trái óc chó đã nằm trong người của bạn, biến thành một phần bạn, tự trái óc chó không có cái hương vị thơm, ngon, béo xảy ra trong các giác quan của bạn, nó không còn đơn thuần là trái óc chó nữa. Và ngay lúc bạn ăn trái óc chó, bạn cũng chẳng còn là bạn, vì trước khi trái óc chó được nhai, bạn không có các cảm giác về sự béo, ngọt, thơm...

Nếu nói trái óc chó là bạn. Không sai.
Nhưng cũng không đúng. Người ta sẽ bảo bạn là kẻ điên. Trái óc chó không thể nào là bạn, dù bạn đã ăn nó.

Trái óc chó vừa là bạn, vừa là chính nó. Không đúng. 
Một vật thể không thể vừa là X vừa là Y.

Trái óc chó vừa không phải là bạn, và cũng không phải là chính nó. Cũng không đúng nốt.
Vì một vật thể nếu không là chính nó, thì phải là một cái gì khác, phải là một cái gì đó, nó không thể bất định.

Đến đây thì chân lý của đạo Phật hơi hé mở ra:

Chư Pháp tùng duyên sinh, 諸法从緣生
Diệc tùng nhân duyên diệt. 亦從因緣滅
Ngã Phật đại sa môn, 我佛大沙門
Thường tác như thị thuyết. 常作如是說

4 câu này, là nhập môn sơ đẳng của nhà Phật, dù kẻ ít học Phật nhất cũng thuộc lòng. Tuy vậy tôi cũng dịch ra, để cho các bạn trẻ chưa từng tò mò tìm hiểu về đạo Phật đọc. Các bạn đừng nghĩ rằng vì mình chưa biết đạo Phật, chưa từng ăn chay, không mặc áo tràng, không đi chùa thì cần học Phật để làm gì ? Các bạn sai rồi, có khi người gõ mõ tụng kinh trước bàn Phật 50 năm vẫn chỉ là ông từ giữ chùa, còn bạn vừa nhập môn, không chừng lại được truyền y bát, nghĩa là trở thành ngọn đèn truyền đăng.

Sự vật do nối kết nhau mà sinh ra,
Cũng do rời bỏ nhau mà hoại diệt.
Đức Phật Đại Sa Môn của chúng ta
Quán sát thấy như vậy và nói cho chúng ta biết.

Mỗi một phút giây của thực tại, bạn chỉ có thể nói: nó là như thế, nó như vậy, nó đến như vậy. Không thể nói nó từ đâu đến. Khi nó đến bạn chưa kịp quan sát nó đã đi, bạn cũng chẳng biết nó đi đâu. Lúc còn chưa kịp biết nó là gì thì cái khác đã đến. Cả sự chụp bắt nó trong trí nhớ của bạn còn sai sót thiếu hụt, thì giờ đâu mà bạn truy vấn biết nó từ đâu đến và sẽ đi đâu ?

Cuối cùng, Long Thụ đã cho ta cánh cửa rộng hơn, nhưng tôi chỉ giới thiệu để cho nhai muốn nghiên cứu sâu hơn, còn đối với ai cảm thấy khó nuốt thì bỏ qua :

Chư pháp bất tự sinh        諸法不自生
Diệc bất tùng tha sinh      
亦不從他生
Bất cộng bất vô nhân       
不共不無因
Thị cố tri vô sinh.             
是故知無生

Các pháp không tự sinh 
Cũng không do cái khác sinh.
Không do sự kết hợp cũng chẳng nhân nào sinh. 
Tất cả đều vô sinh.

(có dịp, hội đủ nhân duyên, chúng ta sẽ hội ngộ về 4 câu khá nặng ký này, nếu được diễn rộng ra đây, bài viết sẽ dài lê thê, thành một đề tài khác)

Trở lại với câu chuyện khứ, lai dang dở của chúng ta,

Vô sở tùng lai,
Diệc vô sở khứ.
Cố danh Như Lai

Kinh Kim Cang nghe như thơ Đường, hay thơ Đường do đọc quá nhiều kinh mà dệt thành thơ ?

Hoa phi hoa,
Vụ phi vụ,
Dạ bán lai,
Thiên minh khứ,
Lai như xuân mộng kỷ đa thời,
Khứ tựa triều vân vô mịch xứ !

花 非 花,
霧 非 霧。
夜 半 來, 
天 明 去。
來 如 春 夢 幾 多 時, 
去 似 朝 雲 無 覓 處。

Hoa chẳng hoa,
Sương chẳng sương.
Nửa đêm đến,
Sáng đi biệt.
Đến như thoáng mộng xuân,
Đi như mây sớm chẳng thấy.

Cái thấy "như thật" của Bạch Cư Dị khiến chẳng ai biết thi sĩ nói cái gì, nhưng chắc chắn là cái gì rất đẹp đứng trên phương diện nghệ thuật. Không biết ai còn nhớ bài thơ này không, riêng tôi thuộc lòng nó lúc lần đầu đọc chuyện tình của Quỳnh Giao. Cái lạ là, khi trẻ thấy nó như tình yêu, lúc vơi, lúc đầy, lúc khoan, lúc nhặt; cảm nhận và biết nó, nhưng kêu định nghĩa tình yêu là gì thì không nói được. Đọc bài thơ thấy nó diễn giúp trúng tâm ý mình, thì thuộc ngay như cháo. Về già, không còn yêu đương bay nhảy đầy xung lực, nhưng vẫn thấy nó lấp ló như cái gì rất xa, khó nói, tựa như một đóa hoa, một đám mây, hay là một thực tại vô đề.

Sẵn nhắc đến Bạch Cư Dị, kể một giai thoại có lẽ ai cũng biết, câu chuyện vừa liên quan đến hình ảnh của ông vừa liên quan đến đề tài Phật giáo là gì.

Thời ấy, tức khoản Trung Đường, nghe đồn thiền sư Ô Sào, một danh Tăng đắc đạo thời bấy giờ, ông liền đến tham vấn. Khi gặp sư, ông hỏi: “Ngài có thể cho tôi biết thế nào là đại ý của Phật pháp không ?” Thiền Sư đáp ngay : “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo” (諸惡莫作, 眾善奉行, 自淨其意, 是諸佛教 - Chớ làm các điều ác, nên làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời Phật dạy).

Bạch Cư Dị nghe xong cười nói với sư : “Bài kệ thầy dạy con nít lên tám cũng nói được”. Thiền Sư mỉm cười đáp: “Thưa đại quan, con nít lên tám cũng nói được, nhưng ông lão tám mươi chưa chắc làm xong.” Nghe đâu sau đó Bạch Cư Dị thọ giáo với Thiền sư và đã ngộ đạo.

Ngày nay, câu chuyện được các tăng ni sử dụng để "định nghĩa" về đạo Phật mỗi khi có người hỏi đến. Bốn câu Pháp Cú vừa đơn giản, vừa bình dị, và vừa hợp với mọi trình độ mà không ai có thể phản biện.

Nhưng tôi xin mạn phép được mở ở đây một diễn đàn nhỏ, xa đề một chút, mà lại rất nóng, đã gây rất nhiều tranh cãi, đó là ngày nay, trên mạng, người ta hay nói rằng đạo nào cũng dạy làm lành lánh dữ và sống lương thiện. Chỉ 3 chùm chữ: "làm lành", "lánh dữ", "sống lương thiện", trong chừng mực hiểu biết của xã hội đương đại, đã gần như tóm gọn 4 câu kinh Pháp Cú ! Và các người khác với đạo Phật thường dùng lập luận này để, đầu tiên là xóa bỏ sự ngăn cách giữa các Phật tử với họ, rồi dần dần, sau khi có thể thân cận, thì thuyết phục các Phật tử cải đạo. Đạo Phật Việt Nam lại đặc biệt mang sắc thái "tam giáo đồng nguyên", các Phật tử bình dân thường hay thờ chung cả Phật lẫn Trời, thì họ cũng đưa "Ông Trời" viết hoa của họ ra, lúc đầu không khác gì ông trời trong danh từ ghép "Phật Trời" của văn hóa Á Đông, nhưng dần dần Ông Trời da trắng hiện nguyên hình là ông trời thống trị, đầy quyền năng, rất thích và gần như nghiện chuyện thưởng phạt: ông trời của văn hóa Abraham.

Những lập luận nôm na này hoàn toàn có lí.
Làm lành, lánh dữ, và sống lương thiện, đó là đạo làm người, cần gì phải theo đạo này đạo nọ gây tranh cãi, tạo ra xung khắc, thị phi xã hội ? Đây là cách tước vũ khí trước khi tấn công.

Nhà Nho cũng có thể đưa ra câu nói danh tiếng của Khổng Tử "kỷ sở bất dục vật thi ư nhân", điều gì mình không muốn thì chớ làm cho người khác. Với một ít diễn dịch khéo, câu nói trên cũng mang ý nghĩa tương tương với 4 câu kinh Pháp cú.

Vậy thì đạo Phật có gì khác với các tôn giáo khác ?
Tôi không thích chỉ vào cái gót chân của Đức Phật mà nói với mọi người rằng, đó là Đức Phật.

Ý tôi muốn nhấn mạnh đến tính cách bao trùm mọi sinh hoạt của nhân sinhđạo Phật cống hiến cho nhân loại, nó là con đường đưa đến nhứt thiết trí, chứ không đơn thuần dừng lại ở khía cạnh đạo đức, mặc dù đạo đứccăn bản của ổn định xã hội. Ở một bình diện cao hơn, đạo Phật vượt lên trên thiện và ác để đi sâu vào chân lý, ở khía cạnh này, nó và triết học rất tương đắc và song hành. Nếu triết học tìm cách tiếp cận sự thật, thì triết lí của đạo Phật chỉ là sự thật, đó là đạo như thật, đạo của sự "hiểu biết" không thể hiểu biết hơn. Có thể nói mà không sợ sai rằng toàn bộ giáo pháp của Phật Thích Ca, chỉ vỏn vẹn tóm gọn trong câu hỏi: thế nào là thực tướng của các pháp, trong ý nghĩa "every thing" ?

như thật, thực tướng, chính là Như Lai được dịch từ tiếng Pali "Tathā", cũng là Chơn Như.

Với kinh Kim Cang, ta thấy rõ ý nhĩa này hơn : “如來者,即諸法如義 (Như Lai giả, tức chư pháp như nghĩa -Như Lai, tức là thực nghĩa của các pháp).

Thành Thật Luận (成實論 - Satyasiddhi-śāstra) của ngài Harivarman (訶梨跋摩) xác minh đạo Phật là đạo giác ngộ được sự thật : “如来者,乘如实道来成正觉,故曰如来。” (Như lai giả, thừa như thật đạo lai thành chánh giác, cố viết như lai - Như lai là gì ? Là đi trên con đường của sự thậtthành tựu được chánh giác, nên gọi là như lai).

Đại Trí Độ Luận của ngài Long Thụ thì nói 如实道来,故名为如来 (Như thật đạo lai, cố danh vi như lai - Đạo như thật đến, nên gọi như lai)

Chuyển Pháp Luân Luận của ngài Thiên Thân thì nói “如实而来,故名如来。(中略)涅槃名如,知解名来,正觉涅槃故名如来” (Như thật nhi lai, cố danh như lai. Trung lược, niết bàn danh như, tri giải danh lai, chánh giác niết bàn cố danh như lai - Như thât mà đến, nên gọi là như lai. (tóm lại), niết bàn là như, tri giải là lai, chánh giác niết bàn nên gọi là như lai).

Nếu trích dẫn hết các kinh luận như Bí Tàng Ký Bổn, Đại Nhựt Kinh Sớ, Đại Bảo Tích, Phật Thuyết Thập Hiệu Kinh, và rất nhiều kinh luận khác thì e rằng sẽ có nhiều cái miệng bắt đầu ngáp. Đại khái, chỉ có Phật Thuyết Thập Hiệu Kinh thì nhấn mạnh dù là nói về sự thực, dựa vào sự thật, và chứng được sự thật, còn đặc biệt lưu ý hai yếu tố 歷修眾行 (lịch tu chủng hạnh) và 正見所證 (chánh kiến sở chứng), nghĩa là để đạt được thực chứng thì phải tu trải nhiều đức hạnh ngõ hầu chứng đạt sự hiểu biết không sai sót, nhưng tôi không nói nhiều về các lãnh vực thuộc phạm trù phương pháp luận, mà chỉ chủ yếu bàn đến bản thể luận.

Trong kinh sách đại thừa, hai từ "như" và "thị" biểu hiện cho thực tại, cho chân lí, gần như có mặt cùng khắp. Kinh Pháp Hoa nói 不異名如,無非曰是 (Bất dị danh như. vô phi viết thị) Như thì không khác, thị thì không thể phi. Toàn thể thực tại được chư Phật nhìn xuyên thấu qua "thập như thị" bao gồm: như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bổn mạt cứu cánh. Ai muốn hiểu rõ hơn, tôi đề nghị đọc bản dịch toát yếu nhất của cư sĩ Trần Tuấn Mẫn trên link: (https://thuvienhoasen.org/a22019/thap-nhu-thi)

Như vậy đạo Phật là triết lý, nếu ta định nghĩa triết lý là tìm cầu sự thật, yêu mến minh triết.

Nhà nghiên cứu Phật học Nicholas Liusuwan viết trên báo Huffpost như sau:

Calling Buddhism a philosophy is pretty accurate. One definition of philosophy from Dictionary.com is “the rational investigation of the truths and principles of being, knowledge, or conduct.”

This is indeed something that fits into Buddhism very snugly. The Buddha’s teachings are referred to as the Dhamma (or Dharma in Sanskrit), which literally means the ultimate truth or the truth about reality, and the Buddha encourages followers to investigate his teachings for themselves. One of the six qualities of the Dhamma is described as “Ehipassiko”, meaning roughly “encouraging investigation” or “inviting to come and see for themselves.”

Ta thấy cụm từ the rational investigation of the truth là khởi đầu của từ Philosophy, thì cái đầu tiên của triết học hẵn nhiên không gì khác hơn là sự thật. Nhưng triết học biết đưọc sự thực thì cũng phải biết những "principles of being, knowledge or conduct" (những nguyên tắc về sự sống, sự hiểu biết hoặc đạo đức sống), thế thì đạo Phật bao gồm toàn thể những gì triết học đề nghị.

Từ Dharma theo nguyên nghĩa tiếng Phạn là chân lý tuyệt đối (ultimate truth) hay nói cách khác, là chân lý về thực tại. Đức Phât khuyến khích ai theo con đường của ngài hãy biết tự truy vấn xem những đề nghị của ngài có đúng với thực tế không. Ta có thể nêu ra đây 6 nguyên tắc chứng nghiệm cho một tiền đề nghiên cứu 1-Svakkhato bhagavata dhammo, 2-sanditthiko, 3-akaliko, 4-ehipassiko, 5-opanayiko, 6-paccattam veditabbo vibbuhi’ti, mà gần như không tôn giáo nào nói đến, được Đức Phật dạy trong kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya). Nguyên tắc thứ 4 “Ehipassiko”, nghĩa là "khuyến khích sự kiểm chứng" hoặc nghĩa là "hãy đến để mà thấy" (来见(ehipassiko, lai kiến, đến đây xem),证道是存在的,不是空虚的,值得邀请人一起来见证)

Vậy Như Thật là như thế nào ?
Phía trên tôi đưa ra ví dụ ăn trái óc chó, ăn xong thì bạn sẽ nói, trái óc chó ngon, thơm, và ngọt, béo như trái óc chó.
Thì cũng vậy, ở đây, tôi sẽ "trâng tráo" (vì dám múa rìu qua mắt thợ) mà nói rằng: đạo Phật là đạo như thật, đạo như thật là đạo như lai, đạo như lại là đạo như vậy.

Nói về thực tại, bạn hãy quăng hết chữ nghĩa vào sọt rác.
Một lời nói sai, chân lí bị bắn xa cả nghìn tỉ dặm.

Bạch Mã phi mã. Ngựa trắng không phải ngựa.

Phật không nói lời nào, mà tăng chúng còn chế đủ thứ y áo mũ mão trăm tía nghìn hồng (*), huống chi ngài nói bất cứ thứ gì, dủ chỉ một chữ, thì e rằng rùa cũng mọc lông, thỏ cũng nhú sừng ! Chẳng lý đạo Phật bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ lại không so nổi với một Công Tôn Long !

Một thí dụ đơn giản là, chúng ta xem phim Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, Đường Tăng mặc chiếc y giống các Pháp sư Trung Quốc thời bây giờ, nhưng sự thực ngài Huyền Trang quần sô áo vá đầy bụi đất của kẻ mòn gót chân tìm đạo, thì giờ đâu mà tô hồng chuốc lục như các diễn viên nhà tuồng, nào thêu kim tuyến, nào vải gấm, nào mão Tì Lư. Ôi thôi, Phật mà có mặt ngài sẽ chẳng biết mình đang xem tuồng gì !

Một hôm lâu năm gặp lại một người bạn rất tinh tấn tu tập, anh em ngồi nói chuyện, bàn về thế sự, tình hình đất nước, về triết học và các tư tưởng đại thừa như Hoa Nghiêm, Bát Nhã..., người bạn xem thường việc thế sự, cho rằng bát nhã là "hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không" (trích từ kinh Bát Nhã). Tổ Sư Tử đến cái đầu còn không xem ra gì , nói gì đến của cải phù du, cuộc sống tạm bợ ở trần gian (***), nên nó không cần để ý đến chuyện đất nước, chuyện xã hội...

Tôi sợ người hiểu trí tuệ bát nhãnhất thiết giai không lắm. Vì trí tuệ bát nhã cũng chính là trí tuệ nắm bắt thực tại, nếu thực tại là "giai không" như người bạn lâu ngày gặp lại quan niệm, thì đúng là tam thế phật oan. Câu nói của anh ta làm tôi nhớ đến chuyện có người hỏi thiền sư Triệu Châu con chó có phật tính không, thiền sư trả lời KHÔNG, một cái không to tướng hoàn toàn ngược với lời Phật dạy nhứt thiết chúng sanh giai hữu phật tánh (tất cả chúng sanh đều có phật tánh).

Trong áo nghĩa về thực tại, Phật giáo hoàn toàn phủ bác mọi xác định bao gồm: Có, Không, Vừa Có Vừa Không, Vừa Không Có cũng vừa Không Không. (Hữu, Vô, Phi hữu phi vô, diệc hữu diệc vô).

Từ đó ta có thể nói:
thực tại ? - Không.
Không có thực tại ? - Không.
Không Thực tại cũng không không thực tại ? - Không.
Vừa có Thực tại vừa không có Thực Tại ? - Không.
Thế thì thực tại là gì ? - Là như thế.

Ta cũng có thể nói:
Thế giới là thường ? - Không.
Thế giớivô thường ? - Không.
Thế giới không thường cũng không vô thường ? - Không.
Thế giới vừa thường vừa vô thường ? - Không.
Vậy thì thế giới là gì ? - Là như thế.

Bằng toán học, ta viết phương trình A=A. 
Điều này đúng trên chiều luận lý, nhưng đối với chiều bản thể chỉ có thể viết A. 
Vừa có sự so sánh, A hoàn hoàn mất đi bản chất của nó. Chính vì vậyĐức PhậtNhư Lai, không nên gọi là Phật Như Lai. Trong căn ngữ Như Lai không có chủ từ, để cho thấy không có cái để so sánh. (民間常以如来佛、佛祖專指佛教創始者釋迦牟尼佛。在佛教中,無“如來佛”這樣的正式稱呼).

Những tuyên ngôn trên, để không cho phép bất kỳ ai nhân danh bất kỳ một sở đắc nào, tuyên bố "tôi là chân lý", "tôi đã đắc pháp của Như Lai". Đạo khả đạo phi thường đạo.

Trên đây là cách đưa vào tuyệt đối khi lập ngôn về thực tướng, không nên đem những lập luận này để càn bướng lập dị phủ nhận toàn bộ những gì mình không hiểu, hoặc cống cao ngã mạn tưởng rằng đã đạt được thực tại, kỳ thực chỉ là mọt sách.

Thực tại là cái gì không thể diễn tả được, nên Thiền Tông đưa ra cánh cửa Vô Môn để biểu hiện cho sự nắm bắt thực tại, và như trên đã trình bày, thực tại tức như lai, như thật; ai nắm rõ thực tại là nắm được Như Lai, tức thành Phật.

Tất cả mọi chiếc lá bồ đề đều giống nhau, nhưng hằng tỉ chiếc lá bồ đề trên thế gian này không hề có hai chiếc lá y như đúc.
Ta cũng có thể nói hai giọt nước không bao giờ giống nhau.

Đối với triết học, thì A phải = một cái gì đó. 
Khi đạo Phật tuyên thuyết triết học, nó cũng nói A=.
Từ đó ta thấy triết học đi tìm thực tại.
Còn đạo Phật nắm bắt thực tại.

Đạo Phật là một nền minh triết (calling Buddhism a philosophy is pretty accurate), thì cho dù có "niềm tin" trong đạo Phật, niềm tin ấy không bao giờ chỉ là một thứ đức tin "cứ ngồi niệm phật là sẽ được tất cả", được một số tăng sĩ ngày nay lên mạng giảng đạo. Họ đang làm hoen ố ngài bằng cách hạ bệ ngài xuống cấp thần linh, hay thần tài thổ địa, rồi xúm nhau khẩn cầu, yêu sách, tựa như chàng Aladdin sai khiến cây thần đèn của mình để (xin) bay lên cõi này cõi nọ, cầu sức khỏe, cầu hết bệnh ung thư, bệnh suy thận, cầu làm ăn thành đạt, trúng số. Cho dù có ai theo Phật mà được đầy đủ những sở nguyện vừa kể, thì cũng đừng cho đó là do Phật "ban tặng". Tôi xem các tăng sĩ giảng đạo kiểu này cũng chẳng khác các nhà truyền giáo giảng đạo Thiên Chủ. Họ dạy làm vinh danh chủ, chủ sẽ ban thưởng.

Vậy minh triết của đạo Phật nói như thế nào nếu không chịu cầu khẩn van xin ? Tôi đề nghị đọc những lời dạy hoàn toàn cách xa mê tín dị đoan dưới đây:
"Phàm có sợ hãi nào khởi lên, này các Tỷ-kheo, tất cả sự sợ hãi đó khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí ... Như vậy người ngu có sợ hãi, người trí không sợ hãi, người ngu có nguy hiểm, người trí không có nguy hiểm, người ngu có tai họa, người trí không có tai họa. Này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi đến với người trí, không có nguy hiểm đến với người trí, không có tai họa đến với người trí" (Tăng Chi, III-1). 
Còn bậc trí, đối với khổ thọ về thân, thời "không sầu muộn, không than van, không khóc lóc, không đập ngực, không đi đến bất tỉnh". Như vậy Đức Phật dạy vị ấy được gọi là: "Bậc Thánh đệ tử nghe nhiều đã đứng trên bờ vực thẳm, đã đạt tới chỗ chân đứng an toàn" (Tương Ưng, IV-4). https://hoavouu.com/p23a45519/tri-tue-trong-dao-phat

Nếu có đức tin bên phía đạo Phật, thì đức tin ấy cũng như thầy tin trò, trò tin thầy, qua học thức, nhân cách, và nghị lực của nhau. Học trò thì tự tin rằng đã chọn đúng bực minh sư, tin vào quyết tâmnghị lực không lay chuyển của mình, tin vào sự thực hành con đường giác ngộ và ngày ngày đi trên con đường đó. Còn vị sư có đầy đủ ngôn hành và sở chứng xứng đáng được đồ đệ mình y cứ và nương tựa. Đây là niềm tin hai chiều, niềm tin này phát xuất từ trí tuệ. Chữ Phật đã bao hàm cả một đại dương của sự tỉnh giác, mà người niệm sự tỉnh giác lại gật gật gù gù mê mê tín tín thì quả thực đáng tiếc.

Các cố gắng của nhân loại trong cuộc săn bắt thực tại được thể hiện bằng sự hiểu biết qua môn thiên văn vật lý học.

Sách xưa nhất về thiên văn vật lý là kinh thánh, trong đó, các tinh thể ngoài mặt đất được diễn tả như những viên sáng mà thiên chúa gắn lên một chiếc vòm để rọi xuống thế gian, còn mặt đất được cho là một cái đĩa hình dẹt, ai đi ra biên mép sẽ té ra khỏi mặt đất. Mặt trời được chế tạo sau trái đất, mặt trăng tự phát ánh sáng, trái đất đừng yên tại trung tâmnhật nguyệt quay quanh. Ta thấy rõ kinh thánh sử dụng sự quan sát của thị giác, rồi dùng cái thấy của tưởng ấm trong ngũ ấm để nói về thực tại. Và thực tại này đã ngự trị Âu châu từ thế kỷ thứ IV đến sau khi Copernic ra đời, kéo dài hơn thiên niên kỷ. Mặc dù có sự phát minh vũ trụ của Claudius Ptolemy về hệ địa tâm (geocentric) thì hệ địa tâm của thánh kinh vẫn không giống với hệ Ptolemaic.

Trong kinh điển Pali, Đức Phật nói đến 10 điều mà tỳ kheo tu tập, có thể đưa tay sờ mặt trời, đưa tay sờ mặt trăng, giải thích đó là biểu hiện thần thông (Kàyagatàsati sutta). Nhưng tôi có cái nhìn khác. Khi chứng đắc, hành giả có thể sờ mặt trời, sờ mặt trăng, biểu hiện sự đụng chạm vào thực tại, sờ nắm vũ trụ. Theo như trong kinh, sự sờ chạm thực tại ở giai đoạn này, mới chỉ đi được phân nửa đoạn đường.
Con đường đưa vào thực tại được Đức Phật ví như nước của biển lớn, mà tâm chỉ như những nhánh sông : " Này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập, làm cho sung mãn thân hành niệm, các thiện pháp của vị ấy đi vào nội tâm (antogadha) đều thuộc về minh phần (vijjabhagiya). Ví như, này các Tỷ-kheo, biển lớn của ai được thấm nhuần bởi tâm, thời các con sông của vị ấy đi vào trong biển, đều thuộc về biển lớn; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập làm cho sung mãn thân hành niệm, các thiện pháp của vị ấy đi vào nội tâm đều thuộc về minh phần. (kinh-trung-bo-119-kinh-than-hanh-niem, Thích Minh Châu dịch).

Trong minh triết Hy Lạp, các nhà khoa học luôn sử dụng cả khoa học lẫn triết học để tìm hiểu sự thật, họ đã có những cống hiến rất vĩ đại trước Công nguyên, nhưng đáng tiếc là khi Thần học ngự trị Âu châu, toàn bộ văn minh Hy Lạp bị văn minh La Mã sau khi đã bị Thần học hóa đàn áp và tiêu diệt, các phát minh và học thuật của Hy Lạp do vậy hoàn toàn bị xóa sổ mãi cho đến sau này.

Chỉ cần gìn giữ sự vô tư trong khoa học như Thales of Miletus đề nghị, loại bỏ tất cả mọi ảo tưởng về siêu nhiên ra khỏi tâm trí con người, cùng với người anh em bên trời Đông, Khổng Tử, cũng từng đề nghị quỷ thần kính nhi viễn chi, thì loài người có thể đã nhảy vọt được rất xa khi có sự bắt tay giữa khoa học và tôn giáo. Rất tiếc là khi KH bắt đầu manh nha, nó gặp ngay Kitô giáo, không phải trong tinh thần hợp tác, mà trong tinh thần thống trị, từa tựa như mặt đất thống trị vũ trụ chực chầu chung quanh nó được mô tả trong thánh kinh.

Nói thế không có nghĩa là toàn bộ cuốn thánh kinh không có điều giá trị. Tôi rất thưởng thức câu này của kinh thánh:

John 8:32 :
And you will know the truth, and the truth will set you free.”
(Các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ngươi).

Câu kinh thật sự mang hơi hướng của người đạt đạo, kẻ nắm bắt được thực tại.

Tuy nhiên, cùng một câu kinh đó, nếu đọc tại một thời điểm sớm hơn, thì nó lại không những đánh mất thực tại, mà lại muốn bắt nhốt thực tại vào một ao tù nhỏ nhen, hạn hẹp:

John 8:31-32 
So Jesus said to the Jews who had believed in him, “If you abide in my word, you are truly my disciples, and you will know the truth, and the truth will set you free.” 
(Rồi Đức Giêsu nói với những người Do Thái đã tin ngài: "Nếu các ngươi ở lại trong lời của ta, thì các ngươi thật là môn đệ ta; các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ngươi".)
Câu kinh ấy đã tìm cách giành giật chân lý về phía mình, cái mà đáng lẽ nó bao trùm vũ trụ, tựa như ánh sáng mặt trời ai cũng có quyền thu hưởng, nhưng có người dắt một em bé ra khỏi chiếc hang, chỉ lên mặt trời, mà nói rằng nếu khôngmặt trời này của ta thì không ai có được ánh sáng. Chân lí không nằm ở trong lời nói của Đức Phật hay Jésus, mà nó nằm ở cùng khắp, trước khi Jésus hay Đức Phật ra đời .

Lúc trẻ tôi say mê những câu kinh như: "tôi là Alpha và Omega, là người đầu tiên và cuối cùng". Đây là câu nói mà lúc ấy, tôi cho là bao trùm chân lý từ A tới Z, chặt lấy khởi điểm và ngắt ở đoạn cuối như người lặt rau, hoành tráng như một thiên anh hùng ca về nắm bắt thực tại.

Nhưng càng lớn, trí óc càng chín chắn hơn, tôi biết được thực tại không bị giới hạn bởi cái đầu tiên và bị chặt đứt bởi cái cuối cùng. Và tôi mỉm cười với thời kỳ thơ ấu của chính tôi.

Chính câu kinh này là khởi điểm của các bế tắc cho các nhà khoa học Kytô giáo trên con đường tìm về thực tại, họ luôn bị ám ảnh vũ trụ có khởi đầu do thiên chúa tạo dựng và sẽ hoại diệt khi thiên chúa không hài lòng. Câu chuyện Đại Hồng Thủy trong thánh kinh là dấu vết cơn phẫn nộ của thiên chúa mãi ám ảnh không dứt trong lịch sử tâm linh của loài người.
Theo sách Sáng Thế, thì Thiên Chúa đã nổi cơn thịnh nộ, ngài giáng xuống thế gian một trận đại hồng thủy chưa từng có nhằm tiêu diệt toàn bộ mọi sinh vật, mà đặc biệtloài người. Ngài đã chọn gia đình ông Noé là những người được sống sót để duy trì hạt giống nhân loại cùng với những súc vật và chim muông được Noé lựa chọn đem theo trên con tàu huyền thoại mà có lẽ ai cũng biết. Chi tiết mà ít ai biết, là sau khi ra khỏi tàu, ông Noé đã thiêu chim thanh sạch để dâng hiến lên Đức Chúa trời, ngài đã hưởng nhận của lễ do Noé dâng lên, khi ngửi mùi thịt chim nướng thơm phức, ngài thực tâm ăn năn hối hận vì mình đã tàn sát gần như toàn bộ nhân loại và sinh vật. (Sáng Thế Ký 8:15-21)

Hiện tại thì Thuyết Tương Đối Lớn cùng với khám phá về cơ học lượng tử theo Stephen Hawking, là toàn bộ sự giải thích hợp lý về thực tại, cái vũ trụ của Hawking trương phình theo thuyết Bigbang từ một khởi điểm không có khởi đầu đến vô hạn, rất tương thông với thực tại bất sinh bất diệtchúng ta thường nghe nói đến trong đạo Phật. Nhưng đây là phần mà chúng ta sẽ bàn đến khi bước sang lãnh vực khác của đạo Phật, lãnh vực khoa học, vì tại đây, tôi vẫn chưa nói hết về khía cạnh triết học của Phật giáo.

Phật giáo có "love of wisdom" (yêu mến minh triết) hay không ?

Tôi dịch là minh triết, chứ không dịch là khôn ngoan, để tránh bị hiểu lầm với khôn ngoan giành giựt trong đời thường.
Minh triết ở đây chỉ cho tư duy độc lập, vượt lên trên định kiến, biên kiến, lề thói, tư tâm, tư dục, quyền lợi, bè phái... Chẳng hạn câu nói của Heraclitus, cho rằng không ai có thể bước xuống hai lần trên cùng một dòng sông, hoặc Pascal nói rằng bên này dãy Pyrénées là chân lý, bên kia là tà thuyết. Chứng Nghiêm pháp sư, do quá thấm nhuần nước cam lồ của Phật môn, đã nói: 恨, 就是把別人的錯誤拿來苦苦折磨自己,最後毀了自己. Hận, là lấy sai lầm của người khác để dày vò bản thân, sau cùng hủy diệt chính mình.

Lúc còn trẻ, ảnh hưởng sách Tàu, sách Việt, nếu ai hỏi tôi, biết phạm lỗi, với không biết phạm lỗi, cái nào sai lầm hơn ? Tôi trả lời không do dự: tri pháp phạm pháp tội gấp bội. Mãi đến một hôm, đọc ở đâu đó mà bây giờ tìm nguồn không ra, có người hỏi Khổng Tử, giữa biết và không biết đồng phạm tội, người nào nặng tội hơn ? Khổng Tử ôn tồn trả lời: người không biết tội nặng hơn. Tôi sững sờ. Tựa như sét đánh ngay đầu !

Đó là những tư tưởng, những cái nhìn minh triết.

Đạo Phật không dùng từ minh triết, mà dùng từ trí tuệ, hay tuệ giác; bên triết học, có sự chia chẻ (triết), bên đạo phật có sự tỉnh thức (giác); cả hai đều sử dụng sự phân tích, sự lắng nghe, sự hòa nhập vào thực tại để thấu đạt chân lý, và kết quả của những phân tích, tỉnh lặng này là minh triết, là tuệ giác.

Không những chỉ yêu mến minh triết, đạo Phật còn xem đó là sản nghiệp, là gia tài để lại. 
Kinh Bát Đại Nhân Giác (Tám Điều Giác Ngộ to lớn) có điều thứ 3 minh định rất rõ vai trò của minh triết, hay tuệ giác như sau:

弟 三 覺 知 Đệ tam giác tri: Giác ngộ thứ ba:
心 無 厭 足 Tâm vô yểm túc, Tâm không biết đủ
唯 得 多 求 Duy đắc đa cầu, Chỉ muốn hưởng nhiều
增 長 罪 惡 Tăng trưởng tội ác, Tội lỗi càng tăng
菩 薩 不 爾 Bồ tát bất nhĩ, Bồ tát khác người
常 念 知 足 Thường niệm tri túc, Thường biết tự đủ
安 貧 守 道 An bần thủ đạo, Nghèo vui với đạo
唯 慧 是 業 Duy tuệ thị nghiệp. Trí tuệ trên hết.

Trong đoạn văn trên có 3 điều cần nói rộng thêm :

Thường niệm tri túc: ngày ngày phải biết đủ, cái biết đủ này, triết học Tây phương không cho là có liên quan đến trí tuệ, nhưng triết học Hy Lạp có kể câu chuyện của triết gia Diogène de Sinope, suốt đời chỉ sống trong cái thùng lớn để ngủ, và có cái bát để ăn, nhưng một hôm ông lại thấy một đứa bé ăn mày uống nước bằng cách vốc vào bàn tay, ông ném luôn cái bát đi vì cảm thấy mình còn giàu hơn đứa bé quá nhiều. Đối với người chủ trương tri túc, chỉ cần sống với tấm áo rách che thân là đủ, và không cần "sở hữu" bất kỳ một thứ của cải nào khác . Đức Phật có 3 y 1 bát, ngài cũng từng ném bát như Diogène de Sinope, nhưng đó là cái bát sữa của Sujata, ngài ném nó vào giòng sông Ni Liên Thuyền (Neranjara), tượng trưng cho toàn bộ các pháp hữu lậu được rốt ráo thanh tịnh.

An bần thủ đạo: Câu chuyện an bần thủ đạo hay nhất, chỉ nên là một câu chuyện mang tính ngụ ngôn, được kể lại trong cuộc đối đáp giữa một gã chăn cừu và Đức Phật Gotama trong sách của tác giả Hy Lạp Nikos Kazantzakis như sau:

Gã chăn cừu: - Bữa ăn ta đã sẵn, ta đã vắt xong sữa cừu. Cửa chòi ta đã khóa, lửa ta đã nhóm. Hỡi trời, muốn mưa xuống bao nhiêu cũng được!

Đức Phật: - Ta không cần thức ăn và sữa uống. Gió là căn chòi của ta, lửa ta đã tắt. Hỡi trời, muốn mưa xuống bao nhiêu cũng được!

Gã chăn cừu: - Ta có cừu, có bò cái, ta có những cánh đồng ông cha ta để lại, và một con bò đực ấp ủ những con bò cái. Hỡi trời, muốn mưa xuống bao nhiêu cũng được!

Đức Phật: - Ta không có bò đực, bò cái. Ta không có cánh đồng. Ta không có gì. Ta không sợ gì. Hỡi trời, muốn mưa xuống bao nhiêu cũng được!

Gã chăn cừu: - Ta có một nàng chăn cừu dễ bảotrung thành. Từ nhiều năm nay, nàng là vợ của ta, và ta sung sướng chơi đùa buổi tối với nàng. Hỡi trời, muốn mưa xuống bao nhiêu cũng được!

Đức Phật: - Ta có một tâm hồn dễ bảotự do. Từ nhiều năm nay ta rèn luyện nó và tập cho nó chơi đùa với ta. Hỡi trời, muốn mưa xuống bao nhiêu cũng được ! (trích từ một trang mạng)

Tất cả mọi hình ảnh được Nikos Kazantzakis sử dụng đều có ngụ ý chứ không tùy tiện, chẳng hạn người chăn cừu đốt lửa lên, Đức Phật nói ngược lửa của ngài đã tắt, lửa ở đây phải hiểu là lửa dục lạc. Phật nói không có bò đực, bò cái, ngụ ý đã thoát khỏi phạm vi nam nữ, âm dương, nhị nguyên đối đãi, và vì vậy không cần cánh đồng cha ông để lại, nghĩa đã chấm dứt nghiệp báo phải nối tiếp cuộc sống luân hồi sinh tử.

Câu chuyện này, nhất là lời đối đáp sau cùng, hàm ý rằng, không có minh triết nào được xây dựng trong một đời sống hưởng thụ, vì hưởng thụ rất cần đến năng lựợng, mà trí tuệ cũng là một dạng của năng lựợng. Thân là kết tụ của năng lượng, tâm cũng là kết tụ của năng lượng. Nếu ta dồn nhiều năng lượng vào hưởng thụ, ta sẽ bớt đi năng lượng cho tâm thức; ngược lại nếu ta biết dồn năng lượng thân chung vốn vào năng lượng tâm, ta có thể đạt được những trình độ tâm mà người bình thường không làm được, đó chính là sự gia tăng trí tuệ. Người Pháp có câu nói rất cô đọng: On ne peut pas avoir le beurre et l'argent du beurre ( Ta không thể vừa có bơ mà vừa có món tiền để mua bơ).

Kinh Bát Đại Nhân Giác dạy dồn năng lực vào tuệ giác. Để cho năng lực của Tuệ giác mau làm nước trí tuệ bùng sôi, thì lửa năng lượng xài cho các nhu cầu sinh lý của thân chỉ nên vừa đủ. Đây cũng chính là wisdom của Hy Lạp cổ đại chứ chẳng riêng văn hóa đông phương.

Vậy thì các bạn thấy rằng, sau thường niệm tri túcan bần thủ đạo, điều hiển nhiên của đạo PhậtDuy Tuệ Thị Nghiệp.

Duy Tuệ Thị Nghiệp: dịch nôm từng chữ là "chỉ Tuệ (giác) là (sự) nghiệp", đem so chiếu với "the love of wisdom" trong định nghĩa về triết học của phương tây, thì e rằng, bàn cân nghiêng về phía đạo Phật, vì tình yêu chưa phải là nhu cầu, mà chỉ là đam mê, còn sự nghiệp, là một thứ gì gắn chặt với đời sống không thể tách rời.
Vậy mà chúng ta, kẻ tự cho là theo chân Phật, lại có thể bỏ sự nghiệp tuệ giác (wisdom) để chuyên lo cúng đám, ma chay, cúng sao, cầu phúc, biểu diễn lọng tía y vàng, xây chùa to, đúc tượng lớn, thuyết pháp khai tâm cho kẻ vô minh mà không chuyên việc thắp đuốc trí tuệ của chính mình; biến phương tiện thành cứu cánh, đổi khách thành chủ, chuyển y báo thành chánh báo. Mà một khi phương tiện thành cứu cánh, y thành chánh, thì năng lượng sử dụng vào thân dục nhiều hơn năng lượng tập trung vào tâm linh tuệ giác, dục lạc từ đó trưởng sanh, làm sao tránh khỏi không phạm giới ?

Tôi tạm dịch từ "nghiệp" như là một thứ nghiệp dĩ dính chặt vào đời người. Nhưng từ nghiệp còn mang nghĩa rộng hơn. Nghiệp dính chặt vào cá nhân như tấm giấy căn cước ghi nhận mọi biến chuyển của thân và tâm, đặc biệt là tâm. Nghiệp có cọng nghiệpbiệt nghiệp, hai thứ này tác dụngảnh hưởng cho nhau khiến cho tốt hơn hoặc xấu hơn. Nghiệp một phần tham dự vào di truyền gen từ cha mẹ, và trên thực tế tác động của gia tộc ảnh hưởng lên cá nhân rất lớn. Nghiệp là sợi dây dài vô tận như đường thẳng hình học mà trên đó những chấm li ti của giòng điện một chiều là biểu hiện sát na sinh diệt của mỗi tế bào sống, nhân rộng ra là từng sự sống. Tôi tạm dịch nó là sự nghiệp, nhằm nhấn mạnh vai trò tất yếu của nó trong đạo Phật, nhưng phải hiểu chữ nghiệp của duy tuệ thị nghiệp mang toàn bộ các ý nghĩa vừa được triển khai.

Triết học rất đề cao thái độ "suy tư về sự suy tư" (‘thinking about thinking’).

Triết gia nổi tiếng nhất đưa nguyên đưa suy tư thành nguyên tắc của triết học là René Descartes người Pháp vào thế kỷ thứ XVII với mệnh đề nổi tiếng bằng nguyên ngữ La Tinh Cogito, ergo sum; je pense, donc je suis; I think, therefore I am; tôi suy tư, vì vậy tôi hiện hữu. Ông lập luận rằng chúng ta có thể hoài nghi tất cả, không tin vào những giác quan của mình. Chúng tahiện hữu hay không ? Thiên Chúa có hiện hữu không ? Những gì xảy ra khi ta ngủ và sau khi ta thức dậy cái nào là thực cái nào là phi thực ? Và cuối cùng, phương pháp suy luận của ông để phá bỏ hoài nghi ấy là chúng ta có thể hoài nghi tất cả, nhưng chúng ta không thể hoài nghi về chính sự hoài nghi "there is a repugnance in conceiving that what thinks does not exist at the very time when it thinks" - thực là mâu thuẫn khi ta khái niệm rằng cái đang suy nghĩ lại có thể không hiện hữu đang ngay lúc nó suy nghĩ !

"While we thus reject all of which we can entertain the smallest doubt, and even imagine that it is false, we easily indeed suppose that there is neither God, nor sky, nor bodies, and that we ourselves even have neither hands nor feet, nor, finally, a body; but we cannot in the same way suppose that we are not while we doubt of the truth of these things; for there is a repugnance in conceiving that what thinks does not exist at the very time when it thinks. Accordingly, the knowledge, I think, therefore I am, is the first and most certain that occurs to one who philosophizes orderly" (trích từ Principles of Philosophy của Descartes)

Hãy nghe một câu chuyện khác na ná như chuyện Cogito, ergo sum của Descartes bên văn hóa thiền:

Sau khi Huệ Khả được Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) nhận làm đệ tử mà lòng vẫn cứ bất an, tâm mãi lăng xăng trong lúc thiền tập. Một hôm ngài đến trình với thầy mình rằng: “Bạch thầy, tâm con chẳng an, xin thầy dạy con pháp an tâm”. Đạt Ma bảo: “Đem tâm ra đây ta an cho”. Ngài sửng sốt nhìn vào tâm mình, không biết tâm là gì cả, thì thưa: “Con tìm tâm không được”. Tổ bảo: “Ta an tâm cho ngươi rồi”. Ngay đây, Huệ Khả nhận được tia sáng.

Xuyên qua hai hình ảnh vừa trình bày, ta thấy triết học suy tư để biết rằng mình hiện hữu, và vũ trụ thực có, như là tất yếu của sự hiện hữu tự thân; đạo Phật cũng suy tư, nhưng không đặt trọng tâm ở chỗ thực hay phi thực, mà đặt trọng tâm ở khổ đau đang có mặt và tìm cách xoa dịu nỗi đau đó.

Một triết gia khác, gần hai thế kỷ sau, đi xa hơn Descartes, Kant đặt vấn đề tự do của con người lên trên cả hiện hữu, vì thời ấy, tất cả đều bị thần quyền ôm chặt, mọi hoạt động của con người như cá bị nhốt trong cái nôm mà người miền Nam sống cạnh sông lạch thường dùng làm "tủ lạnh thiên nhiên" bảo quản cá dưới nước để dành ăn cho tươi, cá vẫn thoi thóp thở để sinh tồn, có thể bơi lội lúc nhúc trong cái nôm thần quyền ấy, nhưng hoàn toàn không có tự do, không có suy tư, chỉ có sự sống.

La philosophie kantienne dans son ensemble pose trois questions essentielles et c'est à la troisième que tente de répondre l'Idée: 1) Que puis-je savoir ? 2) Que dois-je faire ? 3) Que puis-je espérer ? 1) Kant place l’homme rationnel au centre du monde comme Copernic place le soleil au centre du système planétaire. 2) Kant postule la liberté de l’homme : il n’est pas déterminé dans ses actions morales autrement que par une volonté autonome qui trouve ses racines dans la raison humaine. 3) Kant se donne, pour des raisons pratiques (la nécessité d'agir et la compréhension des phénomènes observables) des horizons qui permettent de donner un sens au monde qui nous entoure.

Ở đây tôi không tóm gọn ý chính như từ đầu bài viết đến giờ, mà cảm thấy nên dịch đoạn văn rất quan trọng trên để cho thấy tiến trình "suy tư" của nhân loại vào thế kỷ Ánh sáng trong cuốn "Ý niệm cho một Lịch Sử Phổ Quát từ một góc nhìn Chính Trị Hoàn Vũ ** " (Idée d'une histoire universelle d'un point de vue cosmopolitique - Idea for a Universal History from a Cosmopolitan Point of View) :

Triết học Kant trong tổng quát đưa ra ba câu hỏi nền tảng, và chính câu hỏi thứ ba đã cố gắng trả lời về "Ý niệm": 1) Tôi có thể biết gì ? 2) Tôi phải làm gì ? 3) Tôi có thể hy vọng gì ? - 1) Kant đặt con người lý trítrung tâm thế giới y như Copernicus đặt mặt trờitrung tâm hệ thống hành tinh. 2) Kant đưa tự do của con người lên thành một định đề : hắn (con người) không thể được xác định qua các hành động tinh thần nào khác ngoài ý chí độc lập không dựa dẫm (ngay cả vào Thượng Đế) khi đi tìm nguồn gốc của chính mình trong lý trí nhân loại. 3) Vì những lý do thực tiễn (cần phải hành động và hiểu được các hiện tượng có thể quan sát), Kant tự cho mình những chân trời có thể tạo ra một ý nghĩa đối với thế giới vây quanh ta. (https://fr.wikipedia.org/…/Id%C3%A9e_d%27une_histoire_unive…)

Triết học Tây phương, kể từ Kant, đã đặt trọng tâm vào tự do tư tưởng. Tư tưởngtự do, mới kéo theo các tự do khác, giải phóng tâm trí con người thoát khỏi mọi biên kiến, mọi định chế, mọi hình thức nô lệ dưới sự thống trị của thần học Âu châu hơn nghìn năm. Ta thấy bước nhảy vọt của Âu châu trên mọi bình diện một khi được phóng thích khỏi chiếc "lưới bảo quản" của thần học Kytô giáo, từ chính trị đến kinh tế, từ văn học nghệ thuật, mà đặc biệtphong trào Lãng mạn, đến khoa học qua cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ vào năm 1840.

Phật giáo cống hiến gì cho nhân loại bên cạnh các thành tích vĩ đại của tây phương trong lãnh vực tự do và phát triển tư tưởng ?

Phật giáo cống hiến luận lý học Nhân minh, đồng thời cũng góp phần rất lớn vào khoa tâm lý học mà Bắc tông thường gọi là Duy ThứcNam tông gọi là Vi Diệu Pháp, nhưng tôi sẽ đề cập đến hai môn học này trong phần Phật giáo và khoa học, vì theo tôi cả hai môn học trên, dù thuộc phạm vị triết học về luận lý và tâm lý, lại có vẻ thiên về khoa học hơn. Còn ở đây, để có thể song hành với triết học, Phật giáo lại có những khám phá đi trước triết học phương tây rất xa về sự phát triển tư duytự do tư duy, đó là phần chúng ta phải bàn về thiền quán trong đạo Phật.

Phật giáo không gọi tư tưởng, mà gọi tâm. Và thiền địnhmôn học làm chủ tâm của mình.
Khi mình làm chủ tâm, tự nhiên mình phải biết nó là gì, và phải hoàn toàntự do tuyệt đối. Tự dođộc lập, tuy hai mà thực sự chỉ có một, không có độc lập, không bao giờ có tự do.
Descartes tìm về tâm, cho là dấu ấn chân thật của vạn hữu, dù ông không nói ra. Nhưng suy cho cùng, nếu chính con người không hiện hữu, thì vũ trụ là gì ? và ngay cả thiên chúa là gì ? Ai biết đến vũ trụ ? và ai biết đến thiên chúa ? Cho nên xác định con người thực sự hiện hữu là xác định sự có mặt của vạn hữu, bao hàm thiên chúa. Nếu thiên chúa thực sự không cần ai biết đến sự hiện hữu của ngài, ngài đã không bốc đất hà hơi ra ông Adam.
Tâm của Descartes bị lệ thuộc hoàn toàn vào cái mà nó quán sát, chỉ có vài giây phút khi nó hỏi ai đang suy nghĩ là nó có vẻ tỉnh thức. Kẻ suy nghĩ này có thực không ? Sau đó thì nó bị lôi theo những liên tưởng không ngừng của dòng suy tư.
Thiền của đạo Phật không đặt câu hỏi ai đang suy nghĩ, mà chỉ chú ý đến tâm đang suy nghĩ gì ? Tâm chỉ có một đối tượng hay có nhiều đối tượng ? Tâm đứng yên hay luôn thay đổi ? Ta có thể làm chủ được tâm hay tâm làm chủ ta ? Và làm thế nào để làm chủ tâm ? Tâm chỉ có một đối tượng trong cùng một sát na (mono-tasking) hay có thể có hai đối tượng đồng thời (multi-tasking) ?

Mặc dù Phật giáo không chủ trương duy tâm luận, nhưng Tâm nắm giữ một vai trò quan trọng không thể chối cãi trên việc tu chứng đưa đến giải thoát:

“Tâm hướng dẫn thế gian, tâm lôi kéo thế gian; tất cả đều diễn tiến dưới sức lôi cuốn của tâm." (Tăng Chi Bộ Kinh)

“Tâm dẫn đầu các pháp; tâm làm chủ các pháp; tâm tạo tác các pháp” -- (Dhammapada, Kinh Pháp Cú)

Tôi không bàn nhiêu về thiền định ở đây, vì trên thị trường thế giới có hằng nghìn cuốn sách viết về thiền, và có hằng triệu thiền giả. Cuốn sách dày nhất viết về thiền là Thiền Luận của tác giả danh tiếng Nhật Bản Suzuki.

Có nhiều sách dạy thiền tập, từ tổ sư thiền, Như Lai thiền, đến minh sát thiền; có các bài viết của các bực tôn sư như Achan Chan, Achan Naeb Mahaniranonda, ngài Sayagyi U Ba Khin, thiền sư Philip Kapleau, ngài Dipa Ma, ngài Duy Lực. Các bạn cỏ thể xem kỹ về Minh Sát thiền ở website https://www.budsas.org/uni/index.htm . Cuốn sách làm thay đổi đời tôi nhiều nhất là cuốn "the three pillars of zen" mà các bạn có thể đọc miễn phí ở đây: https://terebess.hu/zen/mesterek/KapleauPillars.pdf

Tôi kể ra đây một câu chuyện thực thay vì nói chuyện sách vở. Một hôm, trên youtube của chùa Giác Ngộ, tôi nghiêm trang nghe ni sư Liễu Pháp giảng về thiền, ngài không nói cao xa, rất bình dân và thân cận, tôi chỉ nghe một câu duy nhất của ngài, và nhớ suốt, rằng "thiền chỉ" dành để luyện tâm, dạy cách cột tâm trên các đề mục, nhờ nó hành giả có thể chứng các quả thánh, đạt được mọi thần thông trừ lậu tận thông, nhưng "thiền quán", là theo dõi nhất cử nhất động của tâm liên tục không ngừng nghỉ, tâm chạy đi đâu ta lập tức "có mặt" với tâm, môn thiền này không đem lại cho hành giả bất kỳ một thần thông nào, trừ một thứ duy nhất, đó là lậu tận thông. Tôi nhẹ nhõm cả người. Ni sư Liễu Pháp là người mà tôi ngưỡng mộ bực nhất sau khi ni sư Trí Hải qua đời.

                                                                                                                        Trần Trọng Sỹ

Phần II sẽ viết về Phật Giáo phải chăng là một Tôn Giáo ?

---------------------------------------------

(*) Trong kinh A Hàm kể chuyện bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề, tức là di mẫu của Đức Phật, có dâng cúng ngài một tấm y màu vàng, ngài đã nhận. Nhưng tôi không đọc thấy có thêu kim tuyến, và cũng chưa hề thấy hình vẽ Phật mặc áo vàng thêu kim tuyến bao giờ. Nếu Phật mặc áo có kim tuyến, thì bên Nam Tông họ phải mặc như Phật mới đúng, đằng này chỉ thấy áo này được truyền từ Trung Quốc đến VN. Hai loại mão Tì Lư và Hiệp Chưởng cũng chả thấy bên Nam truyền. Tôi thắc mắc là tại sao giới luật Phật lập đi lập lại thì chả ai tuân thủ, mà chỉ một lần xuất hiện có người cúng Phật kim y, thì lập tức toàn bộ tăng chúng cấp cao ai nấy đều sắm sửa cho mình y gấm lọng vàng.
Tôi đọc được tài liệu thấy người đội mũ Tì Lư thì không cần lạy Phật, vì người đội mũ được xem nhưĐức Phật Tì Lô. Những hình thức áo mão này chỉ nuôi dưỡng tăng thượng mạn của các tu sĩ, lại khiến cho hàng Phật tử tại gia đánh mất lòng tin, hoàn toàn trái với giáo lý tam pháp ấn của Đức Phật. Nếu tôi sai, xin đảnh lễ kiến giải của chư thiện thượng nhân. Ai tìm được tài liệu từ Sanscrit hay Pali khuyến khích việc mặc áo gấm đội mão đi hia đủ màu sắc rực rỡ, thì mới có thể tin được đôi phần, nhưng đọc kinh A Ma Trú trong Trường A Hàm, thì Phật dạy hoàn toàn trái ngược.

(**) Chính Trị Hoàn Vũ (Cosmopolitisme) được chơi chữ bỡi Kant. Khái niệm này bắt nguồn từ triết gia Diogène de Sinope, người được kể ở phía trên trong phần bàn về "thường niệm tri túc" của kinh Bát Đại Nhân Giác, sống trong cái thùng, chỉ có cái bát để ăn, và sau đó ngay cả cái bát ông cũng đập vì sợ mình quá "giàu". Ông chủ trương con người, dù là công dân một xứ sở, một quốc gia, nhưng vẫn là con người một thành phần của hoàn vũ. Có thể nói ý niệm về công dân thế giới bắt nguồn từ triết học cosmopolitisme Hy Lạp cổ đại do Diogène de Sinope đề xướng. Kant chơi chữ khi dùng cả hai từ "universel" và "cosmopolitique" nhằm nâng cao giá trị vũ trụ mới của hệ nhật tâm mà Copernic khám phá và bị cấm đoán, phản ảnh lại ý nghĩa "universel" bị gò bó của Công Giáo La Mã xem địa cầu là trung tâm điểm của vũ trụ do Thiên Chúa tạo dựng. Chỉ cần đọc tiêu đề của cuốn sách, nếu người theo dõi tình hình tư tưởng và chính trị thời bấy giờ, thì biết ngay Kant đang móc họng giáo hội La Mã: Idea for a Universal History from a Cosmopolitan Point of View. Nên nhớ rằng "universel" là nguyên nghĩa của "Catholique", nghĩa là Công Giáo La Mã.

(***) xem :http://thuongchieu.net/index.php/chuyende/33vito/3108-tosutu
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 14)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục.
(View: 79)
Lý Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo pháp mà Đức Phật thuyết giảng.
(View: 74)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(View: 190)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 258)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 307)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 243)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 341)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 439)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 373)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 478)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệ và đức hạnh,
(View: 444)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 710)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 537)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 560)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 502)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 658)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 583)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 946)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 605)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 606)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 695)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 833)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 762)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 648)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 655)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 684)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 781)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 929)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 931)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 671)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 779)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 874)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1026)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 847)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 938)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1136)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 1008)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1020)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1149)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1332)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1487)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1478)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1347)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1227)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(View: 1215)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(View: 1203)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(View: 1353)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(View: 1319)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(View: 1539)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(View: 1204)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1108)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(View: 1238)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(View: 1427)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(View: 1241)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(View: 1253)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(View: 1387)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(View: 1363)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(View: 1368)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant