Tam Thân Của Đức Phật Đại sư Suzuki Huỳnh Ngọc Chiến
Giáo lýTam thân (trikāya), như đã được tất cả các tông pháiPhật giáoĐại thừa ở Trung Quốc và Nhật Bảnchấp nhận hiện nay, là sự phát triển muộn màngtrong lịch sửĐại thừa.
Trước khi được hình thành đầy đủ thì nó chỉ được phác thảo rải rác trong các kinh điển Đại thừa sơ kỳ. Có lẽ không phải đợi đến khi triết học Du-già tông (Yogācāra) được kết tinh thànhhệ thống bởi Vô Trước và những người đi trước mà khái niệm Tam thân mới được định hình thành một phần trong kế hoạch này do các pháp sư đó đề ra.
Theo triết học Du-già tông, Tam thân gồm Pháp thân (Dharmakāya 法身), Báo thân (Saṁbhogakāya 報 身) và Hóa thân (Nirmāṇakāya 化身). Dharma ở đây có thể được hiểu là “thực tính”, “thực tại”, hay “nguyên lý tạo ra quy luật” hoặc chỉ đơn gỉan là “quy luật”. Kāya có nghĩa là “thân” hay “hệ thống”. Sự kết hợp hai từ đó, dharmakāya, theo nghĩa đen là một thân thể hay một nhân vật tồn tại như là nguyên lý, và hiện nay nó có nghĩa là thực tínhtối thượng, từ đó lưu xuất ra vạn hữu và luật tắc, nhưng tự thân của thực tính này lại siêu việt mọi điều kiệngiới hạn. Nhưng Dharmakāya không chỉ là một danh từ triết học suông, như khi nó được chỉ định bởi danh từ kāya (thân) gợi ý tưởng về một nhân cách, đặc biệt là khi nó liên quan đếnPhật tính. Pháp thân thuộc về Đức Phật, nó là cái cốt tủy cấu thành nên pháp tính nội tại, vì không có nó thì Đức Phật cũng chẳng còn hiện hữu. Ta có thể xem dharmakāya tương ứng với khái niệm Thần tính hay Thần cách [Godhead (N.D)] của Thiên Chúa giáo. Dharmakāya cũng có thể hiểu là Svabhāvakāya (Tự tính thân 自 性 身), có nghĩa là “cái thân của tự tính”, bởi vì nó an trú trong tự thân, nó duy trìtự tính bằng cách đó. Theo nghĩa này thì nó là khía cạnh tuyệt đối của Đức Phật, trong Ngài tràn ngập niềm an lạcviên mãn.
Thân thứ hai là Saṁbhogakāya (báo thân), đôi khi cũng được dịch “báo ứng thân” hay “hoan hỷ thân”. Theo nghĩa đen thì “hoan hỷ” là cách dịch tốt nhất của từ saṁbhoga, vì nó phát xuất từ ngữ căn bhuj, có nghĩa là “ăn uống”, “hưởng thụ”, rồi thêm tiền tố sam, có nghĩa là “cùng nhau”. Như thế đó, Saṁbhogakāya thường được dịch sang tiếng Trung Quốc là “cộng dụng thân 共 用 身”, “thọ dụng thân 受 用 身”, hay “thực thân 食 身”. Khi ta có từ “báo thân 報 身”, có nghĩa là “cái thân báo đền” hay “cái thân được tưởng thưởng” thì dường như tiếng Trung Quốc chỉ đến một từ nguyên khác trong Phạn ngữ, hoặc giả là nó không được hoàn toàn dịch sát theo nghĩa đen, mà dịch theo nghĩa phái sinh. Bởi vì đạt đếnthọ dụng thân được xem như là kết quả, hoặc là phần tưởng thưởng, của sự tu họctâm linh trong vô số kiếp. Thân được thể chứng như vậy gọi là Saṁbhogakāya, nó được thọ hưởng bởi một vị rất xứng đáng, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát.
Đức Phật, hiểu theo nghĩa Thọ dụng thân, thường được biểu hiện như là hình tượng bao hàm mọi hào quang của Phật tính, vì nơi Ngài đã thể hiện hết mọi điều thiện, mỹ, linh thiêng được tích tập từ sự toàn thiện của đời sốngtâm linh. Những nét đặc trưng của từng vị Phật có thể khác nhau tùy theo những bản nguyện; chẳng hạn như hoàn cảnh, danh hiệu, hình tướng, quốc gia và hoạt động của Ngài có thể bất đồng. Đức PhậtA Di Đà (Amibhūta) thì có Tây phương Tịnh độ với đầy đủ mọi tiện nghi đúng như Ngài mong đợi khi phát tâmtu học Bồ-tát đạo; Đức PhậtA Súc Bệ (Akshobhya) cũng thế, như được mô tả trong cuốn kinh mang tên Ngài.2
Trong ba thân thì thân thứ hai này đôi khi còn được biết như là Ứng thân 應 身, thay vì Báo thân 報 身. Trong nguyên nghĩa Phạn ngữ thì từ ứng có thể không giống với từ báo. Ứng có nghĩa là “đáp ứng”, và hiện nay rất khó mà khẳng định được nguyên nghĩa của nó là gì, vì ta vẫn chưa thể khôi phục lại, nếu điều này làm được, bất kỳ một kinh điểnPhạn ngữ nào có sử dụngthuật ngữ này. Ứng 應 không thể nào được suy diễn từ saṁbhoga hay saṁbhogya3, trong khi đó phẩm “Tam thân” trong kinh Kim quang minh (Suvarṇa-prabhāsa) lại bị khuyết trong văn bản Phạn ngữ mà ta hiện đang có, rõ ràng đây là phần được thêm thắt về sau. Kinh Kim quang minh có hai bản dịch Hán ngữ, một của Nghĩa Tịnh 義 淨, một của Chân Đế (Paramārtha), trong cả hai bản dịch này đều có phẩm Tam thân, và cả hai dịch giả đều dùng từ Ứng thân 應 身 để dịch cái thân thứ hai này.
Về nguồn gốc của Báo thân 報 身, ta sẽ tìm thấy trong đoạn tham khảo dưới đây.
Thân thứ ba là Nirmāṇakāya, thường được dịch là Hóa thân 化 身, có nghĩa là “Thân biến hóa”, hay đơn giản là “Thân giả định”. Pháp thân thì quá cao viễn đối với chúng sinhphàm tục, dù có ý thức trong mức độ nào đi nữa họ cũng đều khó lòng tiếp xúc được với nó. Bởi vì Pháp thânsiêu quá tất cả giới hạn dưới mọi hình thức, nên nó không thể trở thành đối tượng của giác quan hay trí năng. Những kẻ phàm phu như chúng ta có thể nhận thức và tiếp xúc được với cái thân tuyệt đối đó thông qua những hình thứcbiến hóa của nó. Và ta chỉ có thể nhận thức được các hình thứcbiến hóa đó tùy theonăng lựcđạo đức và tâm linh của bản thân. Pháp thân không xuất hiện trong cùng một hình tướng cho chúng ta. Đọc kinhDiệu pháp liên hoa(Saddharma-puṇḍarīka), ta thấy Bồ-tát Quán Thế Âm (Avalokiteśvara) hóa thân thành nhiều hình tướngtùy theo từng loại chúng sinh để hóa độ cho họ. Kinh Địa Tạng (Kshitigarbha-sūtra) cũng nhắc nhở rằng Bồ-tát Địa Tạng (Kshitigarbha 地 藏) hóa thân thành nhiều hình tướngtùy theo nguyện vọng của các tín đồ. Khái niệm Nirmāṇakāya rất có ý nghĩa, nó xem cái thế giớisắc tướng này đối lập với giá trịtuyệt đối của Chân như, vốn chỉ có thể đạt đến bằng Chân như trí (tathatājñāna).
Cốt tủy của Phật tính là pháp thân, nhưng chừng nào Phật vẫn còn là pháp thân thì không hề có hy vọnggiải thoát nào trong cái thế giớisai biệt đa thù này. Phật phải lìa bỏ trụ xứ uyên nguyên của Ngài, và phải hóa thân thành nhiều hình tướng mà những cư dân trong thế gian này có thể hình dung và chấp nhận. Thánh Linh [Holy Spirit (N.D)], có thể xem là vậy, xuất phát từ Phật tính và được nhìn thấy bởi những người đã chuẩn bị tâm trí muốn nhìn thấy Ngài từ trong tiền nghiệp [previous karma. (N.D)].
Nirmāṇa xuất pháttừ ngữ căn mā, có nghĩa là “đo lường”, “hình thành”, “phô bày”; còn tiền tố nir có nghĩa là “ra khỏi”; trọn cả từ Nirmāṇa này thường được dịch là Hóa thân 化身, tức “Thân biến hóa”, trong hầu hết các kinh luận. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng được dịch là Ứng thân 應 身, gây lẫn lộn với thân thứ hai là Saṁbhogakāya, vì Saṁbhogakāya mới thường được dịch là Ứng thân. Có người hoài nghi rằng Ứng thân theo nghĩa thân thứ ba không phải là Nirmāṇakāya trong Phạn ngữ, mà có thể là Saṁvṛiti (tục đế) như được kiết tập trong các tư liệu Tạng ngữ. Saṁvṛiti (tục đế) tương phản với paramārtha (chân đế) khi xét chân lý trên hai bình diện, một bình diện là chân lýtuyệt đối (paramārthasatya); còn bình diện kia là chân lý tương đối (saṁvṛitisatya) để tùy thuận theo, hoặc đáp ứng cho cách suy tư thế tục. Saṁvṛiti-kāya,4 do đó, có thể mang nghĩa là Phật thân, mà Đức Phật khoác lấy để đáp ứng lại nguyện vọng của tín đồ. Trong thân này thì Đức Phậthiển lộ như là Hóa thân, chứ không phải trong hình tướngnguyên thủy của Ngài.
Kinh Kim quang minh (Suvarna-prabhāsa) bàn về Tam thân
Như đã nói ở trên, trong bản dịch Hán ngữ kinh Kim quang minh5 có một chương dành bàn riêng về giáo lýTam thân, nhan đề là Phân biệtTam thân phẩm 分 別 三 身品. Đoạn kinh văn dưới đây được trích từ chương đó.6
Thiện nam tử, chư Như Lai đều có ba thân. Những gì là ba? Một là Hóa thân, hai là Ứng thân, ba là Pháp thân. Ba thân đầy đủ như vậy thìnhiếp thọ được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nếu liễu tri được điều đó thì mau chóng thoát khỏisinh tử. Bồ-tát liễu triHóa thân (Nirmāṇakāya) như thế nào? Này thiện nam tử, Như Lai khi còn tu tập trong quá khứ, đã vì tất cả chúng sinh mà tu tập rất nhiều pháp môn. Tu tập như thế cho đến khi viên mãn. Nhờ sức mạnhtu tập nên được đại tự tại. Nhờ được đại tự tại nên tùy theoý nguyện của chúng sinh, tùy theohành vi của chúng sinh, tùy theothế giới của chúng sinh mà đều thấu hiểu tất cả. Không chờ đợi thời gian, không lỡ mất thời gian, thích ứng theo địa phương, thích ứng theo thời gian, thích ứng theo hành vi mà thị hiệnvô sốthân tướng để thuyết pháp cho phù hợp, đó gọi là Hóa thân.
Này thiện nam tử, Bồ-tát liễu triứng thân như thế nào? Ấy là chư Như Lai vì muốn giúp cho Bồ-tát được thông đạt mà nói về chân đế. Vì để chư Bồ-tát thấu triệtsinh tử với Niết-bàn đồng một vị, vì để đoạn trừ những nỗi sợ hãi và vui mừng của chúng sinh về thân kiến, vì để làm căn bản cho Phật pháp vô biên, vì để tương ứng đúng như thực với như như và như như trí, cùng sức mạnh của bản nguyện mà hiện thân tướng đầy đủ ba mươi hai tướng tốt cùng tám mươi vẻ đẹp và hào quang trên vai và sau lưng, đó gọi là Ứng thân.
Này thiện nam tử, Bồ-tát liễu triPháp thân như thế nào? Vì muốn đoạn trừ các loạiphiền não gây chướng ngại, vì để có đầy đủ thiện pháp, mà chỉ có như như và như như trí, đó là Pháp thân.
Hai thân trước chỉ là giả danh. Thân thứ ba mới là thực hữu, làm căn bản cho hai thân trước. Vì cớ sao? Vì lìa như như của các pháp và lìa vô phân biệt trí thì chư Như Lai đều chẳng còn một pháp nào khác. Chư Phật đều có đầy đủ trí tuệ, tất cả phiền nãorốt cuộc đều đã diệt tận, được Phật địathanh tịnh. Thế nên như như của các pháp và như như trí nhiếp trọn tất cả Phật pháp.
Pháp thân trong kinh Lăng-già
Quan niệm cho rằng vĩ nhân thì bất tử dường như đã có sẵn trong tâm tríloài người. Ta không muốn cái chết của thế gian là dấu chấm hết cho những gì có ở trong ta. Ta cảm thấy rằng phải có một tinh thần, hay một linh hồn, hoặc một cái bóng sống mãi mãi. Tín ngưỡngthờ cúng tổ tiên không phải là mê tín suông, bởi vì ý nghĩatâm lý của đầu óc mê tín đó đã ăn sâu thâm căn cố đế trong bản tínhcon người. Thật là điều hoàn toàntự nhiên khi tín đồPhật giáo xem Đức Phật là Pháp thân, vĩnh viễnthường trụ cùng họ, và vẫn luôn thuyết pháp trên núi Linh Thứu, mặc dù Ngài đã nhập diệt sau tám mươi năm sống với cái thân nhục thể.
Do đó, đọc kinhPháp hoa phẩm XV, ta thấy:
Ta đã đắc Vô thượng Chính đẳng Chính giáctừ vô lượng a-tăng-kỳ kiếp, và từ đó đến nay, ta vẫn không ngừng thuyết pháp (1). Ta đã hóa độ cho vô lượng Bồ-tát và an lập họ trong Phật trí, trải quavô lượngvô biên kiếp ta đã hóa độ cho vô lượngchúng sinh được thành thục (2). Để giáo hóachúng sinh, ta dùng phương thiện xảo để bày cho họ thấy cảnh giới Niết-bàn; nhưng Ta không bao giờ nhập Niết-bàn, ta vẫn còn đang thuyết phápmãi mãi ở nơi này (3). 7
Cũng nhờ thế mà ta sẽ hiểu được các dòng kinh văn sau đây, được trích dẫn từ kinh Kim quang minh, phẩm Như Laithọ lượng 如 來 壽 量 品 (Thọ mạng của Như Lai):
Phật không hề diệt độ, Chính pháp cũng không hề diệt; vì muốn thành thục cho chúng sinh mà Phật thị hiện là có diệt độ. Phật, Thế Tôn là bất khả tư nghì, Như Lai là thân thường trụ, vì muốn lợi ích cho chúng sinh mà Ngài hiển bàyvô sốtrang nghiêm.8
Khi Phật nhập Niết-bàn, Ngài đã nói: “Sau Ta nhập diệt, kẻ nào thấy pháp là thấy Ta.” Câu nói này có thể xem như là lời khẳng định tínhbất tử theo tâm lý thông thường. Nên chẳng có chi lạ khi giáo lý về hai thân được nêu ra không bao lâu sau khi Phật nhập Niết-bàn. Một thân là Sắc thân (Rūpakāya), tức cái thân vật chất; thân kia là Pháp thân (Dharmakāya), tức cái thân của chân lý. Đọc tiếp trong kinh Kim quang minh, ta sẽ thấy rằng thân Phật bền vững như kim cương, còn cái thân mà Ngài thị hiện chỉ là Hóa thân9; và thực ra thì Pháp thân là Giác ngộ, Pháp giới (Dharmadhātu) là Như Lai.10 Hai khái niệm này - một là Pháp thânbất hoại như kim cương, cấu tạo nên bản chất của sự giác ngộ; và một là cái sắc thân phải bị biến đổi, chuyển hóa - hẳn đã xuất hiện trong tâm trí những Phật tửnguyên thủy, mặc dù điều tiếp theo không phải là họ có ý thứcrõ ràng về hai khái niệm đó một cách rạch ròi, như ta thấy trong kinh Kim quang minh hay những kinh khác. Có thể là họ mơ hồ cảm nhận được sự khác nhau giữa hai vị Phật, một Đức Phật đã nhập diệt với một Đức Phật đang hiện diện cùng họ, mà họ không thể nào quên đi được, trước khi hai vị Phật này được hình dung bằng thuật ngữ là Thân (kāya), và được nhìn ít nhất dưới hai khía cạnh, một vĩnh cửu, một tạm thời.
Giáo lýTam thân (trikāya) là thế. Những Phật tửĐại thừanguyên thủytư duy về Pháp tính Phật 法 性 佛 (Dharmatābuddha), về Căn bảnNhư Lai 根 本 如 來 (Mūlatathāgata), về Báo Phật 報 佛 (Vipākabuddha) và Hóa Phật 化 佛 (Nirmāṇabuddha) như là những vị Phật có thể khác biệt với nhau. Nhưng trong kinh điển Đại thừa sơ kỳ như kinh Lăng-già, mà giờ đây chúng ta đang rất mực quan tâm, thì không hề thấy xuất hiện một giáo lý nào về Thân (kāya) cả. Thực ra, kinh nói về chư Phật bằng nhiều cách, nhưng không hề nói đến Phật trong hệ thống Thân (kāya); bởi vì Hóa Phật (Nirmāṇabuddha) khác với Hóa thân (Nirmāṇakāya), mà Pháp tính Phật (Dharmatābuddha) cũng khác với Pháp thân (Dharmakāya). Để xác định được phẩm tính của một vị Phật trong thuật ngữ Thân (kāya) thì phải đưa tư duy đi xa hơn việc xem Phật chỉ là Hóa Phật (Nairmanika), hoặc không phải là Hóa Phật. Ngay cả Long Thọ cũng nhầm lẫn trong việc phân biệt các vị Phật khác nhau theo các Thân (kāya) khác nhau. Ngài nhắc đến hai loại Thân (kāya), nhưng lại không phân biệtrõ ràng, ngoài ra, chúng còn được chỉ định bằng nhiều cách khác nhau. Quan niệm rạch ròi và mang tính dứt khoát về Thân (kāya) dường như được khởi đầu với Du-già tông, do Vô Trước và những vị tổ trước đó dẫn đầu.
Pháp thân (Dharmakāya) cũng thường được nói đến trong kinh Lăng-già và những kinh điển khác, nhưng không phải như một Thân (kāya) trong hệ thốngTam Thân (Trikāya). Kinh Lăng-già nói về “Pháp thân của Như Lai”, “Pháp thân bất khả tư nghì”, “Pháp thân như ý sinh thân”, nhưng trong tất cả những trường hợp đó đều không có một sự tham chiếu nào đến khái niệm Tam thân (Trikāya) hay bất kỳ một Thân (kāya) nào, ngoài việc Thân (kāya) đó có nghĩa là một cái gì đó cụ thể cấu thành nên Như Lai tính [Tathagatahood (N.D)] hay Phật tính [Buddhahood (N.D)]. Sau đây là những đoạn trong kinh Lăng-già có nhắc đến từ Pháp thân (Dharmakāya):
1. Khi nói đến việc đạt đượcNhư Lai thân (Tathāga-takāya) trong các cõi trời như là kết quả của sự liễu ngộchân lýtâm linhtối thượng của Phật giáoĐại thừa, thì Pháp thân được dùng đồng đẳng với Như Lai, hiểu theo nghĩa là cái siêu quát bản chất của ngũ pháp, do nó được cung cấp những thứ xuất pháttừ trí Bát-nhã, và tự thân an trú trong huyễn cảnh (māyāvishaya). Ở đây, ta có thể xem ba thuật ngữ này là đồng nghĩa: Pháp thân (Dharmakāya), Như Lai thân (Tathāgatakāya) và Như Lai (Tathāgata).
2. Như Lai thân cũng được nói đến khi một Bồ-tát đạt đếncảnh giớithiền địnhtùy thuận với như như của vạn pháp và những sự biến hóa của như như. Bồ-tát đó thể chứng được Như Lai thân khi mọi tạo tác của tâm đều đoạn tận và trong tâm có sự chuyển y. Thân (kāya) đó cũng chẳng gì khác là Pháp thân.
3. Khi mô tả một Bồ-tát được chư Phật làm phép quán đảnh vì đã vượt khỏi cấp bực cuối cùng của Bồ-tát địa trong quá trình tu tập, thì kinh nhắc đến Pháp thân mà cuối cùng vị đó sẽ thể chứng được. Đặc điểm của Thân (kāya) này là vaśavartin (tự tại 自 在), và đồng nghĩa vớiNhư Lai. Trong Phật giáo, vaśavartin được dùng theo nghĩa là quyền năngtối thượng, hễ muốn là được, vì không có gì có thể đương cự nổi trên lộ trình thể hiệnquyền năng đó. Ở đây, Pháp thân có thể được đồng hóa với Báo thân, là thân thứ hai trong Tam thân. Tại đây, vị Bồ-tát đó ngồi trong điện Liên Hoa, được trang nghiêm bởi vô sốcác loạichâu báu, có những Bồ-tát đồng phẩm vây quanh, và có chư Phật đưa tay chào đón. Không cần phải nói rằng tại nơi đây, vị Bồ-tát đó được mô tả là đã chứng đắcchân lýĐại thừa, đã liễu ngộ được nội không và ngoại không, và đang an trú trong cảnh giớitự chứng.
4. Ta cũng tìm thấyPháp thân trong mối tương quan với những quy địnhđạo đức có thể đạt được trong cảnh giớitâm linhthuần túy. Thuật ngữ này giờ đây được dùng ghép với acintya (bất khả tư nghì) cũng như vaśavartin (tự tại).
5. Khi nói đến tính bình đẳng (Samatā)11 của tất cả chư Phật theo bốn cách thì trong đó sự bình đẳng của thân (kāyasamatā: thân bình đẳng) được xem là một. Tất cả chư Phật - cũng là Như Lai, Giác Ngộ, Ứng Cúng - cùng bình đẳng về Pháp thân (Dharmakāya) và sắc thân (rūpakāya) với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, chỉ khác ở điểm các Ngài mang những thân tướng khác nhau trong những quốc độ khác nhau để giáo hóa tất cả chúng sinh. Do giáo lýTam thân (Trikāya) được phát triển về sau mà ta có thể lần ra những dấu vết của cả ba thân trong kinh Lăng-già. Bên cạnh Pháp thân đã được nói đến một cách rõ ràng, ta còn có Báo thân (Sambhogakaya) với những nét nghiêm trang của một bậc thượng đẳng, và Hóa thân (Nirmaṇakāya), để đáp ứng lại những tâm nguyện của chúng sinh đang sống trong từng hoàn cảnh riêng biệt.
(Còn tiếp)
Đại sư Suzuki Huỳnh Ngọc Chiến dịch
(Nguyệt san Giác Ngộ)
Bài đọc thêm:
Hành trìnhchứng ngộTam thân Phật
Tam Thân (Wikipedia)
___________
(1) Bản dịch được thực hiện theo nguyên tác tiếng Anh Studies in Laṅkāvatāra Sutra, Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., New Delhi, 1998, của Đại sư Suzuki, các trang 308-338. Những ghi chú có thêm chữ (N.D) là của người dịch.
(2) Tức Akshobhya sutra (A Súc Phật kinh). A Súc là cách phiên âm, người Trung Quốc dịch là Vô Động Phật. Kinh Duy Ma, phẩm Kiến A Súc Phật cũng có nói đến Đức Phật này (N.D)
(3) Trong Mahāyāna Sūtralāṁkāra (Đại thừa trang nghiêm kinh luận) của Vô Trước, do Sylvian Lévi xuất bản, IX, 60.
(4) Saṁvṛiti-kāya: Ứng thân, Tục thân. (N.D)
(5) Nghĩa Tịnh (634-713) dịch kinh này khi ngài từ Ấn Độtrở về, vào năm 695. Bản dịch của Chân Đế ra đời vào Thừa Thánh 承 聖 nguyên niên. Bản dịch đầu tiên của Dharmaraksha (Pháp Hội) thời Bắc Lương (397-439) không có chương Tam thân.
(6) Đoạn trích dẫn này chủ yếu được dịch dựa bản Hán ngữ của Pháp sưNghĩa Tịnh. (N.D)
(7) Trong bản dịch Hán ngữ kinh Kim quang minh của Nghĩa Tịnh và của Jñānagupta (Đồ Na Quật Đa 闍 那 崛 多) có một bài lặp lại đúng y cảm xúc được miêu tả ở đây: “Ta luôn ở trên đỉnh Linh Thứu và thuyết tạng kinh; Ta thị hiện Niết-bàn là dùng phương tiện để thành thụcchúng sinh. Bởi vì phàm phu do tà kiến mà không tin Ta, nên Ta phải thị hiệncảnh giới Niết-bàn là để giúp họ được thành thục.” Chương II, Như Laithọ lượng phẩm 如 來 壽 量 品 (Thọ mạng của Như Lai). Đoạn này không có trong bản Phạn ngữ.
(8) Na buddhaḥ parinirvāti na dharmaḥ parihīyate,
Sattvānāṁ paripākāya parinirvānaṁ nidarśayate.
Acintyo bhagavān buddho nityakāyas tathāgataḥ,
Deśeti vividhān vyūhān sattvānaṁ hitakāraṇāt.
[Nguyên văn Hán ngữ có khác đôi chút: “Phật bất bát Niết-bàn, Chính pháp diệc bất diệt, vị lợichúng sinh cố, thị hiện hữu diệt tận. Thế Tônbất tư nghị, diệu thể vô dị tướng, vị lợichúng sinh cố, hiện chủng chủngtrang nghiêm. 佛 不 般 涅 槃, 正 法 亦 不 滅, 為 利 眾 生 故, 示 現 有 滅 盡 。 世 尊 不 思 議, 妙 體 無 異 相, 為 利 眾 生 故, 現 種 種 莊 嚴.” (N.D)]
(9) Vajrasaṁhatanakāyo nirmitaṁ kāyaṁ darśayet.
(10) Dharmakāyo hi saṁbuddho dharmadhātus-tathāgataḥ.
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quanmật thiếtvới nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữPhật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vậtvô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tửĐại Thừa.
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệduyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hộinhân bảnđạo đức.
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
Kính lễThích Ca Mâu NiThế Tôn
Nay con đem tâm phàm phusuy diễnthánh pháp
Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này
Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biếthạn chế của mình.
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cáchthực tiễn đối với sự tu tậpcông án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tậpcông án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
Có hai hình ảnhquen thuộc gợi lên ý tưởngbiến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba.
Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễThế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìn và truyền thừa qua nhiều thế hệ.
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôithảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng tatìm thấy nhiều từ ngữliên quan đếný nghĩasám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ: kṣama, kṣamayati.
Trong dòng chảy tâm thức của nhân loại từ xa xưa và cho đến nay luôn chia thành hai hướng, một hướng chảy theo dòng chảy Luân hồi (Saṃsāra), là số chúng sinh tâm tư cấu bẩn phiền não, ngụp lặn trong bùn lầy ố trược.
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành pháp và chánh pháptrở thànhđời sống của chính họ. Họ được nuôi dưỡng ở trong chánh pháp và họ vui sống trong chánh pháp mỗi ngày.
Sự ra đời của Đức Phậtnghiễm nhiên đã trở thànhsự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởngĐông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượngđặc sắc đáng để mọi ngườinghiên cứuPhật họcquan tâm.
Theo truyền thốngPhật giáoNam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểusơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sưHuyền Trang dịch ra tiếng Hán.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.