Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”. Trước đó tôi chưa nghĩ tới chuyện này, nhưng cũng thông minh đột xuất mà trả lời rằng “là do thức thức mạt-na thứ 7, vì nó chấp ngã cho nên mới có lo sợ”.
Sau này suy nghĩ lại thấy câu trả lời ấy cũng không sai. Con người khổ do rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguồn gốc đều là do chấp ngã. Còn ngã là còn đau khổ. Khi nào hết ngã thì hết đau khổ. Cho nên trong Bát-nhã Tâm kinh mới nói “thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”, nghĩa là khi thấy 5 uẩn là không thì liền vượt qua được tất cả khổ ách, không còn khổ ách nào nữa.
Trong những cái chấp ngã của con người thì chấp ngã đối với sắc thân này là cụ thể, rõ ràng và dễ nhận thấy nhất. Chấp rằng thân này là ta, là bản ngã của ta. Do chấp như vậy cho nên con người đã đồng hóa ta và thân, coi thân chính là ta và những gì xảy ra với thân cũng chính là xảy ra với ta. Tuy nhiên, đó chỉ là cái thấy cái biết sai lầm của người chưa giác ngộ chứ thật ra thân này không phải là ta hay của ta gì cả. Trong kinh Đức Phật đã rất nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau giải thích rằng thân này không phải là ta hay của ta. Ví dụ như trong kinh Vô ngã tướng thuộc Tương ưng bộ kinh 3, Đức Phật dạy rằng nếu thân này là ta hay của ta thì ta đã có thể làm chủ hay sai khiến thân theo ý muốn của ta, rằng “Xin cho sắc thân ta như thế này, xin đừng cho sắc thân ta như thế kia”. Nhưng thực tế ta không làm được như vậy. Ta không thể ra lệnh cho thân hay các bộ phận trong thân như lục phủ ngũ tạng đừng đau ốm theo ý muốn của ta. Khi thân già và chết, ta cũng không thể ra lệnh hay thậm chí van xin thân đừng già, đừng chết. Ta và thân là khác, có thể nương tựa vào nhau, nhân nhượng nhau để mà có thể tồn tại một cách hài hòa chứ ta không thể làm chủ hay điều khiển được thân: “Này các thầy Tỳ-kheo, vì vậy nên, sắc nào dù trong quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong bên ngoài, thô hay vi tế, hèn hạ hay cao quý, sắc nào dù xa hay gần, các sắc ấy đều chỉ là sắc mà thôi. Các thầy nên nhận thức sắc ấy bằng trí tuệ trong sạch theo chân lý như vầy: Đó chẳng phải của ta, đó chẳng phải là ta, đó chẳng phải thân ta”.1
Trong vô lượng kiếp luân hồi, ta mang thân này rồi tới thân khác, có khi làm người, có khi làm vật, những thân đó bây giờ ở đâu mà nói là thân ta? Nếu những thân đó là ta thì thân hiện tại này là ai? Rõ ràng do ta lầm tưởng chấp thân là ta mà thôi chứ thật ra thân không phải là ta. Tại sao thân không phải là ta mà con người lại cho là ta? Tại sao con người có sự lầm tưởng như vậy? Thật ra điều này cũng có thể hiểu được. Ví như một người sau quá trình học lấy được bằng tiến sĩ, họ liền đồng nhất họ với tiến sĩ. Tiến sĩ với họ là một. Thật ra tiến sĩ chỉ là học vị mà thôi chứ đâu phải bản thân họ. Trước đây họ không phải là tiến sĩ, chỉ sau khi học đến một mức nào đó mới được gọi là tiến sĩ. Ta thấy đó, người ta chỉ làm tiến sĩ sau này thôi mà đã chấp bản thân mình là tiến sĩ rồi thì thử hỏi khi người ta mang thân này từ khi sinh ra và đồng hành cùng với nó cho đến chết làm sao không cho thân này là ta được? Cho nên việc người ta nhận thân này là ta hay của ta thì cũng có thể thông cảm được. Hơn nữa, nương tựa, bám víu vốn là đặc tính tâm lý của con người. Người ta cần nương tựa vào cái gì đó để không cảm thấy lạc lõng, chơi vơi và trống vắng. Mắt bám víu vào sắc, tai bám víu vào tiếng, mũi bám víu vào hương, lưỡi bám víu vào vị, thân bám víu vào xúc, và ý bám víu vào các pháp. Nếu sáu căn không thể bám víu vào sáu trần thì chúng không thể chịu nổi, cảm thấy mình như vô dụng. Có lẽ vì lý do này mà René Descartes, triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp phát biểu rằng “Tôi tư duy, nên tôi tồn tại”, trở thành yếu tố nền tảng cho triết học Tây phương. Thật ra lý thuyết đó không hoàn toàn đúng. Con người vẫn có thể tồn tại khi không tư duy cũng như mắt vẫn không hề gì khi không nhìn các sắc. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng như vậy. Ngược lại, chính thói quen bám víu vào đối tượng, một mặt làm cho con người yếu đuối hơn, mặt khác, đối với việc tu đạo, lại là một trở ngại.
Người đạt đạo là người không cần nương tựa vào bất cứ đối tượng nào. Còn nương tựa là còn lệ thuộc. Còn lệ thuộc là không thể tự do. Cho nên sự nương tựa, bám víu vào đối tượng thật ra là một thói quen hơn là một sự cần thiết. Và con người không cần phải nương tựa, bám víu vào sắc thân để lấy đó làm bản ngã của mình. Chuyện kể rằng ở gần núi Tung Sơn bên Trung Quốc có ngôi miếu thờ ông Táo rất linh, người đến giết vật cúng tế thường xuyên. Một hôm, có vị Thiền sư, sau này được gọi là Phá Táo Đọa, dẫn nhóm đệ tử đi vào trong miếu. Sư đến chỗ thờ ông Táo, lấy gậy gõ vào đó ba cái bảo:
- Bếp ơi! Đây là ngói gạch hợp thành, Thánh từ đâu lại, Linh từ đâu đến mà ngươi đòi chuộc mạng nhiều sinh vật như thế?
Nói xong, Sư gõ mấy cái nữa thì cái bếp ấy liền ngã đổ và dẫn nhóm đệ tử đi ra. Đi được một quãng đường, chợt có vị mặc đồ xanh như là quan đến lễ trước Sư.
Trong những cái chấp ngã của con người thì chấp ngã đối với sắc thân này là cụ thể, rõ ràng và dễ nhận thấy nhất. Chấp rằng thân này là ta, là bản ngã của ta. Do chấp như vậy cho nên con người đã đồng hóa ta và thân, coi thân chính là ta và những gì xảy ra với thân cũng chính là xảy ra với ta. Tuy nhiên, đó chỉ là cái thấy cái biết sai lầm của người chưa giác ngộ chứ thật ra thân này không phải là ta hay của ta gì cả. Trong kinh Đức Phật đã rất nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau giải thích rằng thân này không phải là ta hay của ta. Ví dụ như trong kinh Vô ngã tướng thuộc Tương ưng bộ kinh 3, Đức Phật dạy rằng nếu thân này là ta hay của ta thì ta đã có thể làm chủ hay sai khiến thân theo ý muốn của ta, rằng “Xin cho sắc thân ta như thế này, xin đừng cho sắc thân ta như thế kia”. Nhưng thực tế ta không làm được như vậy. Ta không thể ra lệnh cho thân hay các bộ phận trong thân như lục phủ ngũ tạng đừng đau ốm theo ý muốn của ta. Khi thân già và chết, ta cũng không thể ra lệnh hay thậm chí van xin thân đừng già, đừng chết. Ta và thân là khác, có thể nương tựa vào nhau, nhân nhượng nhau để mà có thể tồn tại một cách hài hòa chứ ta không thể làm chủ hay điều khiển được thân: “Này các thầy Tỳ-kheo, vì vậy nên, sắc nào dù trong quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong bên ngoài, thô hay vi tế, hèn hạ hay cao quý, sắc nào dù xa hay gần, các sắc ấy đều chỉ là sắc mà thôi. Các thầy nên nhận thức sắc ấy bằng trí tuệ trong sạch theo chân lý như vầy: Đó chẳng phải của ta, đó chẳng phải là ta, đó chẳng phải thân ta”.1
Trong vô lượng kiếp luân hồi, ta mang thân này rồi tới thân khác, có khi làm người, có khi làm vật, những thân đó bây giờ ở đâu mà nói là thân ta? Nếu những thân đó là ta thì thân hiện tại này là ai? Rõ ràng do ta lầm tưởng chấp thân là ta mà thôi chứ thật ra thân không phải là ta. Tại sao thân không phải là ta mà con người lại cho là ta? Tại sao con người có sự lầm tưởng như vậy? Thật ra điều này cũng có thể hiểu được. Ví như một người sau quá trình học lấy được bằng tiến sĩ, họ liền đồng nhất họ với tiến sĩ. Tiến sĩ với họ là một. Thật ra tiến sĩ chỉ là học vị mà thôi chứ đâu phải bản thân họ. Trước đây họ không phải là tiến sĩ, chỉ sau khi học đến một mức nào đó mới được gọi là tiến sĩ. Ta thấy đó, người ta chỉ làm tiến sĩ sau này thôi mà đã chấp bản thân mình là tiến sĩ rồi thì thử hỏi khi người ta mang thân này từ khi sinh ra và đồng hành cùng với nó cho đến chết làm sao không cho thân này là ta được? Cho nên việc người ta nhận thân này là ta hay của ta thì cũng có thể thông cảm được. Hơn nữa, nương tựa, bám víu vốn là đặc tính tâm lý của con người. Người ta cần nương tựa vào cái gì đó để không cảm thấy lạc lõng, chơi vơi và trống vắng. Mắt bám víu vào sắc, tai bám víu vào tiếng, mũi bám víu vào hương, lưỡi bám víu vào vị, thân bám víu vào xúc, và ý bám víu vào các pháp. Nếu sáu căn không thể bám víu vào sáu trần thì chúng không thể chịu nổi, cảm thấy mình như vô dụng. Có lẽ vì lý do này mà René Descartes, triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp phát biểu rằng “Tôi tư duy, nên tôi tồn tại”, trở thành yếu tố nền tảng cho triết học Tây phương. Thật ra lý thuyết đó không hoàn toàn đúng. Con người vẫn có thể tồn tại khi không tư duy cũng như mắt vẫn không hề gì khi không nhìn các sắc. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng như vậy. Ngược lại, chính thói quen bám víu vào đối tượng, một mặt làm cho con người yếu đuối hơn, mặt khác, đối với việc tu đạo, lại là một trở ngại.
Người đạt đạo là người không cần nương tựa vào bất cứ đối tượng nào. Còn nương tựa là còn lệ thuộc. Còn lệ thuộc là không thể tự do. Cho nên sự nương tựa, bám víu vào đối tượng thật ra là một thói quen hơn là một sự cần thiết. Và con người không cần phải nương tựa, bám víu vào sắc thân để lấy đó làm bản ngã của mình. Chuyện kể rằng ở gần núi Tung Sơn bên Trung Quốc có ngôi miếu thờ ông Táo rất linh, người đến giết vật cúng tế thường xuyên. Một hôm, có vị Thiền sư, sau này được gọi là Phá Táo Đọa, dẫn nhóm đệ tử đi vào trong miếu. Sư đến chỗ thờ ông Táo, lấy gậy gõ vào đó ba cái bảo:
- Bếp ơi! Đây là ngói gạch hợp thành, Thánh từ đâu lại, Linh từ đâu đến mà ngươi đòi chuộc mạng nhiều sinh vật như thế?
Nói xong, Sư gõ mấy cái nữa thì cái bếp ấy liền ngã đổ và dẫn nhóm đệ tử đi ra. Đi được một quãng đường, chợt có vị mặc đồ xanh như là quan đến lễ trước Sư.
Sư hỏi: - Ông là ai?
Vị đó thưa:
- Con là thần Táo ở ngôi miếu kia, vừa rồi con được Hòa thượng khai thị pháp vô sanh nên được giải thoát kiếp Táo, sanh về cõi trời, do đó con đến tạ ơn Hòa thượng.2
Cái bếp vốn chẳng phải là ông Táo nhưng ông Táo chấp cái bếp là bản ngã của mình nên bám víu vào đó. Nay nhờ thiền sư khai ngộ nên mới biết sự thật đó. Có cái bếp hay không thì ông Táo vẫn là ông Táo. Ông Táo không cần nương tựa vào cái bếp mà thành ông Táo vậy.
Như trên đã nói, mọi đau khổ đều bắt nguồn từ bản ngã. Khi nào con người còn chấp ngã, cho rằng thân này là ta, là của ta thì khi đó con người còn đau khổ. Khi cho thân này là ta thì những gì xảy ra với thân này ta coi như xảy ra với ta nên ta vui buồn theo đó. Ta bịnh, ta già, ta xấu, ta bị xúc phạm, ta bị đánh, bị mắng, bị giết… Và đương nhiên ta phải tìm mọi cách để bảo vệ ta. Chuyện kể rằng ngày xưa có anh lính nọ khi xông trận rất gan dạ, tả xung hữu đột không hề sợ chết. Nhà vua trông thấy rất hài lòng liền ban thưởng cho anh ta chức tước và nhiều bổng lộc. Thế nhưng cũng từ đó khi xông trận anh ta vô cùng nhút nhát, rất sợ chết. Vua gọi anh ta tới hỏi lý do. Anh ta trả lời rằng, trước đây anh ta nhà nghèo lại một thân một mình không có gì để mất nên có chết cũng không sợ, nhưng giờ anh ta có mọi thứ nên không muốn chết. Câu chuyện này phần nào cho ta hiểu được sự ảnh hưởng của sự chấp ngã trong cuộc sống con người. Khi không chấp ngã thì ta làm gì cũng rất tự do tự tại, nhưng khi chấp ngã rồi thì chúng ta phải quan tâm đến nhiều thứ liên quan tới ngã.
Người mà vượt lên trên sự chấp ngã rồi sẽ thấy thân mình là không cho nên rất an nhiên tự tại với những gì xảy ra với mình, cả thân vật chất lẫn tinh thần. Chuyện kể rằng Tô Đông Pha lần đầu gặp Thiền sư Phật Ấn, ngạo mạn hỏi rằng: “Tôi muốn mượn thân tứ đại của Hòa thượng làm tòa ngồi, có được chăng?” Thiền sư Phật Ấn nở nụ cười trên môi đáp: “Bần đạo tứ đại vốn không, ngũ uẩn chẳng có, vậy ngài lấy chi làm tòa ngồi?”3 Trước lời nói ngạo mạn của Tô Đông Pha, nếu Thiền sư còn chấp ngã thì sẽ thấy mình bị xúc phạm. Nhưng Thiền sư đã không thấy như vậy và câu trả lời của ngài là một lời nói thật, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, chứ không phải là một trò chơi ngôn ngữ. Trong kinh Upasena thuộc Tương ưng bộ kinh có kể câu chuyện Tôn giả Upasena tu tập trong hang núi bị rắn độc cắn. Dù biết mình sắp chết nhưng Tôn giả “sắc diện vẫn tươi sáng hồng hào không lo âu sợ hãi”, bình tĩnh báo cho các vị tu chung ở đó biết sự việc và nhờ các vị khiêng mình ra khỏi hang vì thân thể sắp bị “phân tán như một nắm rơm” không thể tự đi được. Tôn giả Upasena được phong thái như vậy là vì, như Tôn giả nói từ lâu ngài đã không coi cái thân này là của mình, nên hôm nay gặp tình cảnh này ngài vẫn an lạc như vậy:
“Này Hiền giả Sāriputta, đối với ai nghĩ rằng: Tôi là con mắt’, hay: ‘Con mắt là của tôi’... ‘Tôi là cái lưỡi’, hay: ‘Cái lưỡi là của tôi’... ‘Tôi là ý’, hay: ‘Ý là của tôi’, thời đối với các người ấy, này Hiền giả Sāriputta, thân có thể bị đổi khác, hay các căn bị biến hoại. Và này Hiền giả Sāriputta, tôi không nghĩ như sau: ‘Tôi là con mắt’, hay: ‘Con mắt là của tôi’... ‘Tôi là cái lưỡi’, hay: ‘Cái lưỡi là của tôi’... hay: ‘Tôi là ý’, hay: ‘Ý là của tôi’, thời này Hiền giả Sāriputta, làm sao thân ấy của tôi lại có thể đổi khác, hay các căn có thể biến hoại. Vì rằng trong một thời gian dài, Tôn giả Upasena đã khéo nhổ tận gốc ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên, cho nên Tôn giả Upasena không có những tư tưởng như: ‘Tôi là con mắt’, hay: ‘Con mắt là của tôi’... hay: ‘Tôi là cái lưỡi’, hay: ‘Lưỡi là của tôi’... hay: ‘Tôi là ý’, hay: ‘Ý là của tôi’.4
Vua nước Kế-tân là Di-la-quật hiểu lầm Phật giáo âm mưu hại vua nên vua tức giận đích thân cầm gươm đến chỗ Tổ Sư Tử hỏi:
- Con là thần Táo ở ngôi miếu kia, vừa rồi con được Hòa thượng khai thị pháp vô sanh nên được giải thoát kiếp Táo, sanh về cõi trời, do đó con đến tạ ơn Hòa thượng.2
Cái bếp vốn chẳng phải là ông Táo nhưng ông Táo chấp cái bếp là bản ngã của mình nên bám víu vào đó. Nay nhờ thiền sư khai ngộ nên mới biết sự thật đó. Có cái bếp hay không thì ông Táo vẫn là ông Táo. Ông Táo không cần nương tựa vào cái bếp mà thành ông Táo vậy.
Như trên đã nói, mọi đau khổ đều bắt nguồn từ bản ngã. Khi nào con người còn chấp ngã, cho rằng thân này là ta, là của ta thì khi đó con người còn đau khổ. Khi cho thân này là ta thì những gì xảy ra với thân này ta coi như xảy ra với ta nên ta vui buồn theo đó. Ta bịnh, ta già, ta xấu, ta bị xúc phạm, ta bị đánh, bị mắng, bị giết… Và đương nhiên ta phải tìm mọi cách để bảo vệ ta. Chuyện kể rằng ngày xưa có anh lính nọ khi xông trận rất gan dạ, tả xung hữu đột không hề sợ chết. Nhà vua trông thấy rất hài lòng liền ban thưởng cho anh ta chức tước và nhiều bổng lộc. Thế nhưng cũng từ đó khi xông trận anh ta vô cùng nhút nhát, rất sợ chết. Vua gọi anh ta tới hỏi lý do. Anh ta trả lời rằng, trước đây anh ta nhà nghèo lại một thân một mình không có gì để mất nên có chết cũng không sợ, nhưng giờ anh ta có mọi thứ nên không muốn chết. Câu chuyện này phần nào cho ta hiểu được sự ảnh hưởng của sự chấp ngã trong cuộc sống con người. Khi không chấp ngã thì ta làm gì cũng rất tự do tự tại, nhưng khi chấp ngã rồi thì chúng ta phải quan tâm đến nhiều thứ liên quan tới ngã.
Người mà vượt lên trên sự chấp ngã rồi sẽ thấy thân mình là không cho nên rất an nhiên tự tại với những gì xảy ra với mình, cả thân vật chất lẫn tinh thần. Chuyện kể rằng Tô Đông Pha lần đầu gặp Thiền sư Phật Ấn, ngạo mạn hỏi rằng: “Tôi muốn mượn thân tứ đại của Hòa thượng làm tòa ngồi, có được chăng?” Thiền sư Phật Ấn nở nụ cười trên môi đáp: “Bần đạo tứ đại vốn không, ngũ uẩn chẳng có, vậy ngài lấy chi làm tòa ngồi?”3 Trước lời nói ngạo mạn của Tô Đông Pha, nếu Thiền sư còn chấp ngã thì sẽ thấy mình bị xúc phạm. Nhưng Thiền sư đã không thấy như vậy và câu trả lời của ngài là một lời nói thật, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, chứ không phải là một trò chơi ngôn ngữ. Trong kinh Upasena thuộc Tương ưng bộ kinh có kể câu chuyện Tôn giả Upasena tu tập trong hang núi bị rắn độc cắn. Dù biết mình sắp chết nhưng Tôn giả “sắc diện vẫn tươi sáng hồng hào không lo âu sợ hãi”, bình tĩnh báo cho các vị tu chung ở đó biết sự việc và nhờ các vị khiêng mình ra khỏi hang vì thân thể sắp bị “phân tán như một nắm rơm” không thể tự đi được. Tôn giả Upasena được phong thái như vậy là vì, như Tôn giả nói từ lâu ngài đã không coi cái thân này là của mình, nên hôm nay gặp tình cảnh này ngài vẫn an lạc như vậy:
“Này Hiền giả Sāriputta, đối với ai nghĩ rằng: Tôi là con mắt’, hay: ‘Con mắt là của tôi’... ‘Tôi là cái lưỡi’, hay: ‘Cái lưỡi là của tôi’... ‘Tôi là ý’, hay: ‘Ý là của tôi’, thời đối với các người ấy, này Hiền giả Sāriputta, thân có thể bị đổi khác, hay các căn bị biến hoại. Và này Hiền giả Sāriputta, tôi không nghĩ như sau: ‘Tôi là con mắt’, hay: ‘Con mắt là của tôi’... ‘Tôi là cái lưỡi’, hay: ‘Cái lưỡi là của tôi’... hay: ‘Tôi là ý’, hay: ‘Ý là của tôi’, thời này Hiền giả Sāriputta, làm sao thân ấy của tôi lại có thể đổi khác, hay các căn có thể biến hoại. Vì rằng trong một thời gian dài, Tôn giả Upasena đã khéo nhổ tận gốc ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên, cho nên Tôn giả Upasena không có những tư tưởng như: ‘Tôi là con mắt’, hay: ‘Con mắt là của tôi’... hay: ‘Tôi là cái lưỡi’, hay: ‘Lưỡi là của tôi’... hay: ‘Tôi là ý’, hay: ‘Ý là của tôi’.4
- Thầy được không tướng chưa?
Ngài đáp:
- Đã được.
- Đã được, thì còn sợ sống chết chăng?
- Đã lìa sống chết thì đâu có sợ.
- Chẳng sợ có thể cho ta cái đầu chăng?
- Thân chẳng phải cái của ta, huống nữa là đầu.
Vua liền chặt đầu Tổ rơi xuống đất. Nơi cổ phun lên giòng sữa trắng cao chừng một trượng. Cánh tay mặt của vua Di-la-quật cũng đứt lìa. Bảy ngày sau vua băng.5
Chuyện kể rằng Pháp sư Tăng Triệu bị nạn Tần chúa. Khi đưa ra xử chết, tinh thần vẫn an nhiên bất động, nói kệ rằng:
Tứ đại vốn không chủ,
Ngũ ấm cũng là không
Đưa đầu nhận kiếm bén
Do như chém xuân phong.6
Vào thời cuối nhà Minh, khi quân Nguyên tràn qua xâm chiếm Trung Quốc, Quốc sư Phật Quang tị nạn ở chùa Năng Nhân ở Châu Ô. Khi quân Nguyên kéo đến, chúng trong chùa chạy hết chỉ một mình Sư còn ở lại. Quân Nguyên tới thấy người trong chùa chạy hết chỉ còn mình Sư ngồi đó, bèn lấy dao khứa cổ Sư, sắc diện Sư vẫn tự nhiên không thay đổi gì hết. Sư còn nói bài kệ:
Càn khôn vô địa trát cô cung,
Thả hỷ nhân không pháp diệc không.
Trân trọng Đại Nguyên tam xích kiếm,
Điển quang ảnh lý trảm xuân phong.
Vào thời cuối nhà Minh, khi quân Nguyên tràn qua xâm chiếm Trung Quốc, Quốc sư Phật Quang tị nạn ở chùa Năng Nhân ở Châu Ô. Khi quân Nguyên kéo đến, chúng trong chùa chạy hết chỉ một mình Sư còn ở lại. Quân Nguyên tới thấy người trong chùa chạy hết chỉ còn mình Sư ngồi đó, bèn lấy dao khứa cổ Sư, sắc diện Sư vẫn tự nhiên không thay đổi gì hết. Sư còn nói bài kệ:
Càn khôn vô địa trát cô cung,
Thả hỷ nhân không pháp diệc không.
Trân trọng Đại Nguyên tam xích kiếm,
Điển quang ảnh lý trảm xuân phong.
Nghĩa là:
Trời đất không chỗ để cắm dùi
Vui thật người không, pháp cũng không.
Xin thỉnh Đại Nguyên thanh kiếm bén
Trong ánh chớp lòa chém gió xuân.7
Quân Nguyên thấy vậy cảm phục quá, sám hối đảnh lễ rồi đi. Nhận định về trường hợp của ngài Phật Quang, Hòa thượng Thích Thông Phương nói rằng: “Quý vị thấy, với ngài Phật Quang thấy chém như chém gió xuân vậy thôi! Không thấy ai bị chém trong đó nên không thấy có khổ. Còn mình thấy Tôi bị chém nên mới thấy khổ, khổ là chỗ đó. Bởi vậy khi sắp chết quý vị nhớ lại chỗ này, thấy không có Tôi trong này thì hết khổ. Còn nhớ có cái Tôi chết trong này là khổ liền, lẽ thật là như thế! Quán năm uẩn tức không như vậy đó”.8
Câu chuyện của các thiền sư coi sắc thân này là vô ngã làm tôi nhớ đến câu chuyện mà nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng kể. Cô kể rằng có lần cô đi dự một đám tang và đưa người mất đến lò thiêu. Trong khi thân thể người mất đang được thiêu trong lò thiêu thì phía bên ngoài gia đình và người thân ngồi lại trước bàn Phật để tụng niệm cầu nguyện cho người đã mất. Cô thấy linh hồn của người mất đó, khi đứng trước xác của mình đang bị thiêu thì cảm thấy vô cùng nóng bức và đau khổ. Nhưng khi linh hồn đó vào chỗ mà mọi người đang tụng niệm thì không còn thấy nóng bức nữa. Một số bài giảng của Hòa thượng Giác Hạnh cũng cho biết rằng những người chết đuối dưới sông suối lúc nào cũng cảm thấy lạnh. Từ những câu chuyện này tôi nghiệm ra rằng, việc cái xác bị thiêu đó thật ra không liên quan gì đến linh hồn của họ cả. Nhưng linh hồn sở dĩ cảm thấy nóng bức là vì linh hồn đã đồng nhất họ và cái xác đó, cho nên khi cái xác đó bị thiêu thì linh hồn có cảm giác như chính linh hồn bị thiêu vậy, còn khi linh hồn đến chỗ mọi người đang tụng niệm, thì linh hồn không bị nóng vì lúc đó linh hồn không còn nghĩ tới cái xác đang bị thiêu. Cũng vậy, linh hồn của người chết dưới nước luôn cảm thấy lạnh là vì họ nghĩ cái xác đang ở dưới nước đó là họ. Nếu họ biết rằng thân xác đó không phải là họ thì họ sẽ không cảm thấy lạnh nữa.
Phải chăng sự chấp ngã của con người chúng ta cũng giống như vậy? Khi ta lấy thân này làm bản ngã của mình thì ta sẽ cùng sướng cùng khổ, cùng sinh cùng diệt với thân. Còn như các thiền sư đắc đạo, họ không lấy thân làm ngã cho nên họ là họ mà thân là thân. Những gì xảy ra với thân là chỉ xảy ra với thân thôi chứ không tác động hay chi phối đến chân tâm của các thiền sư được. Điều này lý giải tại sao các vị ấy bị chém đầu mà chỉ thấy như chém gió xuân, tức là chém vào không khí, vào hư vô. Ta chợt nhớ đến lời Phật dạy trong kinh Tạp A-hàm: “Tỳ kheo, những pháp không thích ứng của các ông, thì hãy nên lìa bỏ hết. Nếu buông bỏ những pháp này rồi, các ông sẽ được an vui lâu dài. Tỳ-kheo, những pháp nào không thích ứng của các ông, mà các ông phải nhanh chóng lìa bỏ? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phải là pháp thích ứng của các ông, hãy lìa bỏ hết. Nếu dứt sạch pháp này rồi các ông sẽ được an vui lâu dài. Giống như cây cối trong rừng Kỳ-hoàn; có người đến chặt cành lá rồi đem đi, các ông cũng chẳng lấy làm lo buồn. Vì sao? Vì những cây này chẳng phải ta, chẳng phải sở hữu của ta. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, những gì không là thích ứng của các ông, hãy lìa bỏ tất cả. Nếu xa lìa hết rồi, các ông sẽ được an vui lâu dài. Những gì không phải thích ứng của các ông? Sắc không phải là thích ứng của các ông, phải lìa bỏ hết. Nếu xa lìa rồi thì sẽ được an vui lâu dài. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức không phải thích ứng của các ông, hãy nhanh chóng lìa bỏ. Nếu buông bỏ các pháp này rồi, sẽ được an vui lâu dài”.9
Ví dụ mà Đức Phật nêu ra trong đoạn kinh trên là quá rõ ràng và quá hay về vô ngã. Cây cối trong rừng Kỳ-hoàn không có liên hệ gì đến ta cho nên những gì xảy ra với cây cối đó không hề ảnh hưởng gì đến ta. Dù người ta có chặt hay đốt cháy chúng thì ta cũng không bị đau hay bị nóng. Đức Phật dạy chúng ta phải coi thân ta cũng như vậy, “chẳng phải ta, chẳng phải sở hữu của ta” để được an ổn lâu dài. Chúng ta có thể làm được điều này không? Ví dụ như khi ta bị đứt tay. Nếu bình thường ta sẽ cảm thấy rất đau. Nhưng nếu ta nghĩ rằng “đây là thân đau chứ không phải ta đau” thì tự nhiên ta sẽ cảm thấy khác liền, không quá khổ sở vì sự đau đớn của vết thương đó. Lấy một chuyện nhỏ như thế thôi để thấy sự khác nhau giữa chấp ngã và không chấp ngã là như thế nào. Càng chấp ngã thì con người càng đau khổ (Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột). Ngược lại, càng đạt đến sự vô ngã thì con người càng giảm bớt đau khổ. Đến vô ngã hoàn toàn thì không còn đau khổ nữa. “Vô ngã là Niết-bàn”.
Trong y học, không có một loại thuốc nào có thể trị được bá bịnh, nhưng nếu ta có thể làm cho máu huyết lưu thông, điều hòa thì cơ thể sẽ được khỏe mạnh, không sinh các bịnh tật. Trong lĩnh vực tâm cũng thế, không có một pháp môn nào trị được tất cả các loại khổ của chúng sinh, nhưng nếu ta có thể quán thấy được thân này là vô ngã, không phải ta cũng không phải của ta thì đau khổ sẽ không còn. Bởi vì đơn giản là không có ta thì lấy ai biết hay cảm nhận sự đau khổ. Trước đây tôi không hiểu tại sao chỉ chiếu kiến ngũ uẩn giai không là có thể độ được tất cả khổ ách. Thì ra là như vậy. Cho nên chúng ta phải thường xuyên quán chiếu thân này không phải là ta, hay của ta để ta bớt vì thân mà đau khổ trong hiện tại cũng như khi cơn vô thường đến ta có thể nhẹ nhàng ra đi mà không luyến tiếc sắc thân vậy.
Vui thật người không, pháp cũng không.
Xin thỉnh Đại Nguyên thanh kiếm bén
Trong ánh chớp lòa chém gió xuân.7
Quân Nguyên thấy vậy cảm phục quá, sám hối đảnh lễ rồi đi. Nhận định về trường hợp của ngài Phật Quang, Hòa thượng Thích Thông Phương nói rằng: “Quý vị thấy, với ngài Phật Quang thấy chém như chém gió xuân vậy thôi! Không thấy ai bị chém trong đó nên không thấy có khổ. Còn mình thấy Tôi bị chém nên mới thấy khổ, khổ là chỗ đó. Bởi vậy khi sắp chết quý vị nhớ lại chỗ này, thấy không có Tôi trong này thì hết khổ. Còn nhớ có cái Tôi chết trong này là khổ liền, lẽ thật là như thế! Quán năm uẩn tức không như vậy đó”.8
Câu chuyện của các thiền sư coi sắc thân này là vô ngã làm tôi nhớ đến câu chuyện mà nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng kể. Cô kể rằng có lần cô đi dự một đám tang và đưa người mất đến lò thiêu. Trong khi thân thể người mất đang được thiêu trong lò thiêu thì phía bên ngoài gia đình và người thân ngồi lại trước bàn Phật để tụng niệm cầu nguyện cho người đã mất. Cô thấy linh hồn của người mất đó, khi đứng trước xác của mình đang bị thiêu thì cảm thấy vô cùng nóng bức và đau khổ. Nhưng khi linh hồn đó vào chỗ mà mọi người đang tụng niệm thì không còn thấy nóng bức nữa. Một số bài giảng của Hòa thượng Giác Hạnh cũng cho biết rằng những người chết đuối dưới sông suối lúc nào cũng cảm thấy lạnh. Từ những câu chuyện này tôi nghiệm ra rằng, việc cái xác bị thiêu đó thật ra không liên quan gì đến linh hồn của họ cả. Nhưng linh hồn sở dĩ cảm thấy nóng bức là vì linh hồn đã đồng nhất họ và cái xác đó, cho nên khi cái xác đó bị thiêu thì linh hồn có cảm giác như chính linh hồn bị thiêu vậy, còn khi linh hồn đến chỗ mọi người đang tụng niệm, thì linh hồn không bị nóng vì lúc đó linh hồn không còn nghĩ tới cái xác đang bị thiêu. Cũng vậy, linh hồn của người chết dưới nước luôn cảm thấy lạnh là vì họ nghĩ cái xác đang ở dưới nước đó là họ. Nếu họ biết rằng thân xác đó không phải là họ thì họ sẽ không cảm thấy lạnh nữa.
Phải chăng sự chấp ngã của con người chúng ta cũng giống như vậy? Khi ta lấy thân này làm bản ngã của mình thì ta sẽ cùng sướng cùng khổ, cùng sinh cùng diệt với thân. Còn như các thiền sư đắc đạo, họ không lấy thân làm ngã cho nên họ là họ mà thân là thân. Những gì xảy ra với thân là chỉ xảy ra với thân thôi chứ không tác động hay chi phối đến chân tâm của các thiền sư được. Điều này lý giải tại sao các vị ấy bị chém đầu mà chỉ thấy như chém gió xuân, tức là chém vào không khí, vào hư vô. Ta chợt nhớ đến lời Phật dạy trong kinh Tạp A-hàm: “Tỳ kheo, những pháp không thích ứng của các ông, thì hãy nên lìa bỏ hết. Nếu buông bỏ những pháp này rồi, các ông sẽ được an vui lâu dài. Tỳ-kheo, những pháp nào không thích ứng của các ông, mà các ông phải nhanh chóng lìa bỏ? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phải là pháp thích ứng của các ông, hãy lìa bỏ hết. Nếu dứt sạch pháp này rồi các ông sẽ được an vui lâu dài. Giống như cây cối trong rừng Kỳ-hoàn; có người đến chặt cành lá rồi đem đi, các ông cũng chẳng lấy làm lo buồn. Vì sao? Vì những cây này chẳng phải ta, chẳng phải sở hữu của ta. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, những gì không là thích ứng của các ông, hãy lìa bỏ tất cả. Nếu xa lìa hết rồi, các ông sẽ được an vui lâu dài. Những gì không phải thích ứng của các ông? Sắc không phải là thích ứng của các ông, phải lìa bỏ hết. Nếu xa lìa rồi thì sẽ được an vui lâu dài. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức không phải thích ứng của các ông, hãy nhanh chóng lìa bỏ. Nếu buông bỏ các pháp này rồi, sẽ được an vui lâu dài”.9
Ví dụ mà Đức Phật nêu ra trong đoạn kinh trên là quá rõ ràng và quá hay về vô ngã. Cây cối trong rừng Kỳ-hoàn không có liên hệ gì đến ta cho nên những gì xảy ra với cây cối đó không hề ảnh hưởng gì đến ta. Dù người ta có chặt hay đốt cháy chúng thì ta cũng không bị đau hay bị nóng. Đức Phật dạy chúng ta phải coi thân ta cũng như vậy, “chẳng phải ta, chẳng phải sở hữu của ta” để được an ổn lâu dài. Chúng ta có thể làm được điều này không? Ví dụ như khi ta bị đứt tay. Nếu bình thường ta sẽ cảm thấy rất đau. Nhưng nếu ta nghĩ rằng “đây là thân đau chứ không phải ta đau” thì tự nhiên ta sẽ cảm thấy khác liền, không quá khổ sở vì sự đau đớn của vết thương đó. Lấy một chuyện nhỏ như thế thôi để thấy sự khác nhau giữa chấp ngã và không chấp ngã là như thế nào. Càng chấp ngã thì con người càng đau khổ (Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột). Ngược lại, càng đạt đến sự vô ngã thì con người càng giảm bớt đau khổ. Đến vô ngã hoàn toàn thì không còn đau khổ nữa. “Vô ngã là Niết-bàn”.
Trong y học, không có một loại thuốc nào có thể trị được bá bịnh, nhưng nếu ta có thể làm cho máu huyết lưu thông, điều hòa thì cơ thể sẽ được khỏe mạnh, không sinh các bịnh tật. Trong lĩnh vực tâm cũng thế, không có một pháp môn nào trị được tất cả các loại khổ của chúng sinh, nhưng nếu ta có thể quán thấy được thân này là vô ngã, không phải ta cũng không phải của ta thì đau khổ sẽ không còn. Bởi vì đơn giản là không có ta thì lấy ai biết hay cảm nhận sự đau khổ. Trước đây tôi không hiểu tại sao chỉ chiếu kiến ngũ uẩn giai không là có thể độ được tất cả khổ ách. Thì ra là như vậy. Cho nên chúng ta phải thường xuyên quán chiếu thân này không phải là ta, hay của ta để ta bớt vì thân mà đau khổ trong hiện tại cũng như khi cơn vô thường đến ta có thể nhẹ nhàng ra đi mà không luyến tiếc sắc thân vậy.
Thích Trung Hữu
____________
(1) Tương ưng bộ, III, kinh Vô ngã tướng (Anattalakkhana sutta), Hòa thượng Thích Minh Châu dịch. http://samanta.vn/featured/kinh-vo-nga-tuong-2/ (Truy cập ngày 20-4-2020).
(2) Thượng tọa Thích Thông Phương, Ta là gì? http://www.daitangkinhvietnam.org/node/4861 (Truy cập ngày 20-4-2020).
(3) Lê Huy Tứ, Thiền hiện đại 7. http://chuaadida.com/chi-tiet-thien-hien-dai-7-6769.html (Truy cập ngày 20/4/2020).
(4) Kinh Tương ưng bộ, Tập iv - thiên Sáu xứ, chương I, Tương ưng sáu xứ, phần Hai - Năm mươi kinh thứ hai, II. Phẩm Migajāla, 69.VIl. Upasena (S.iv,40), Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2537 - 1993. https://thuvienhoasen.org/a705/35-chuong-i-tuong-ung-sau-xu (Truy cập ngày 20-4-2020).
(5) Hòa thượng Thích Thanh Từ soạn, Ba mươi ba vị tổ Ấn Hoa. Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành 1990. https://thuvienhoasen.org/a9808/ba-muoi-ba-vi-to-an-hoa (Truy cập ngày 20/4/2020).
(6) https://vi.wikipedia.org/wiki/Tăng_Triệu.
(7) Thích Thông Phương, Tâm kinh Bát-nhã qua cái nhìn của nhà thiền. https://thuvienhoasen.org/a12144/tam-kinh-bat-nha-qua-cai-nhin-cua-nha-thien (Truy cập ngày 20-4-2020).
(8) Như trên.
(9) Kinh Tạp A-hàm, quyển 10, kinh số 269: Kỳ lâm. Hán dịch: Tam tạng Cầu-na-bạt-đà-la. Việt dịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & chú thích: Thích Tuệ Sỹ. Nhà Xuất bản Phương Đông. https://thuvienhoasen.org/p16a11447/tap-a-ham-quyen-10 (Truy cập ngày 20-4-2020).
- Tag :
- Thích Trung Hữu
Send comment