Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Pháp Bảo

20 Tháng Hai 202317:55(Xem: 1309)
Pháp Bảo

PHÁP BẢO

Ajaan Lee Dhammadharo

Chánh Kiến – Trái Tim Của Đạo Bụt

 

Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất. Cuộc đời Ngài ngắn ngủi nhưng đầy biến động. Nổi tiếng là vị thầy đạo hạnh và có khả năng thần thông, Ngài là người đầu tiên đã đem truyền thống tu khổ hạnh ra khỏi những cánh rừng thuộc lưu vực sông Mê-kông, để hòa nhập vào xã hội hiện đại ở ngay trung tâm Thái Lan.

+++

 

§ Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác. Tử thần liên tục thay áo cho ta -từ mắt, da, răng tóc, v.v. - như một cách để cảnh báo rằng chúng ta sẽ được sơ tán đến một quốc gia khác. Nếu không chuẩn bị sẵn sàng, chúng ta sẽ gặp rắc rối khi lệnh sơ tán ập đến.

§ Thân này chúng ta đã vay mượn ở thế gian: Các chính chủ liên tục đến để lấy lại từng chút một mà ta không nhận biết. Thí dụ, tóc trên đầu ta: Họ lấy đi từng sợi và biến nó thành màu xám. Đôi mắt của ta, họ làm chúng mờ đi. Đôi tai của ta, họ che lấp từng chút cho đến khi thính giác của ta phai lãng. Răng của ta, họ lấy lại từng cái một.  Cái răng này bắt đầu lung lay, rồi ngưng, rồi lung lay trở lại.  Dần dà họ còn bảo nha sĩ lấy hết răng ta ra.  Các ông chủ này cũng cắt dần da thịt ta, làm cho các bắp thịt, da dẻ trở nên lỏng lẻo, nhăn nheo.  Họ trì kéo cột sống của ta đến độ ta không còn có thể đứng thẳng lưng.  Có người cuối cùng còn phải bò hay di chuyển bằng gậy, run rẫy, vấp ngã, rồi tìm cách đứng dậy, một cảnh nhìn thật đáng thương.

Cuối cùng, thì các ông chủ cũng đích thân đến, đòi tất cả mọi thứ lại, cái mà chúng ta gọi là sự “chết”.

§ Nếu nhìn kỹ thân, bạn sẽ thấy không có gì tuyệt vời cả, ngoài bốn trạng thái khổ (bị xâm chiếm: states of deprivation).  Cái khổ đầu tiên là từ các sinh vật: giun sán, vi trùng sống trong dạ dày, ruột, trong các mạch máu và lỗ chân lông của ta. Miễn làthức ăn cho chúng ở những nơi này, chúng sẽ luôn ở bên ta, sinh sản theo cấp số nhân, làm cho ta phát ban, nhiễm trùng.  Bên ngoài thân thì có bọ chét, chấy. Chúng thích trụ lại với những ai không giữ thân thể sạch sẽ, làm cho da đỏ rát. Trạng thái khổ thứ hai là từ các con ma đói, tức là, các thuộc tính của đất, nước, lửa và gió trong cơ thể. Đầu tiên chúng cảm thấy quá lạnh, sau đó quá ấm, rồi cảm thấy bệnh, rồi muốn ăn thứ này hay thứ kia. Chúng ta phải cung phụng chúng, phải chạy quanh quất để tìm thứ cho chúng ăn không dừng dứt.  Nhưng chúng không bao giờ thấy đủ - giống như những con ma đói sau khi chết, không có ai cho chúng ăn.  Các thuộc tính này tiếp tục làm phiền chúng ta, và dầu bạn làm gì, không bao giờ bạn có thể khiến chúng hài lòng. Đầu tiên chúng bảo thức ăn quá nóng, vì vậy bạn phải bỏ đá vào. Sau đó, chúng nói quá lạnh, nên bạn phải đem trở vào bếp. Tất cả là do sự mất cân bằng của các thuộc tính, đôi khi tốt, đôi khi xấu, chứ không bao giờ có trạng thái bình thường ổn định, làm cho chúng ta phải đau khổ đủ cách.  Tình trạng khổ, bị tước đoạt thứ ba là lãnh vực của những con quỷ sân giận. Thỉnh thoảng, khi bị bệnh hoặc mất trí, chúng ta trần truồng chạy tán loạn, giống như bị ma ám.  Có người phải trải qua phẫu thuật để cắt cái này, hay hút bỏ cái kia, chân tay vùng vẫy, miệng rên la rất thảm thương.  Có người nghèo đến nỗi họ không có gì để ăn; họ ốm đến nỗi lồi cả mắt, lộ cả xương sườn, đau khổ như những con quỷ tràn đầy sân hận không thể nhìn thấy ánh sáng thế gian. Trạng thái khổ thứ tư là luyện ngục (purgatory)[1]. Luyện ngục là ngôi nhà của các linh hồn với rất nhiều nghiệp xấu.  Họ phải chịu đựng bị đốt, bị đâm bằng gai, bằng chĩa ba sắt nóng đỏ.

Tất cả các loài động vật ta ăn - sau khi chúng bị giết và nấu chín - tập hợp lại với nhau trong dạ dày của ta và rồi hòa vào cơ thể ta với số lượng lớn. Nếu có thể đếm, bạn đã có bao chuồng gà, cả đàn gia súc và nửa biển cá trong đó.  Dạ dày của ta rất nhỏ, nhưng dẫu ăn bao nhiêu, ta vẫn không thể làm đầy nó. Thêm nữa, ta còn phải cho nó ăn đồ nóng, giống như những người phải sống với lửa nóng ở địa ngụcNếu không có lửa, họ không thể sống.  Vì vậy, có một chảo đồng lớn cho họ. Tất cả các linh hồn khác nhau mà chúng ta đã ăn tập trung trong chảo đồng lớn trong dạ dày của ta, nơi chúng bị tiêu thụ bởi những ngọn lửa tiêu hóa, rồi sau đó chúng ám ảnh chúng ta: Sức mạnh của chúng xâm nhập khắp máu thịt ta, làm phát sinh tham, sân và si, khiến chúng ta cũng vặn vẹo như thể chúng ta bị đốt cháy bởi những ngọn lửa địa ngục. Vì vậy, hãy quán thân.  Thân của ai đây?  Có thực sự là của ta? Nó đến từ đâu? Dù bạn quan tâm nó đến mức nào, nó sẽ không ở lại với bạn. Nó sẽ phải quay trở lại nơi nó đến: các thuộc tính của đất, nước, lửa và gió. Thực tế là nó có thể ở lại với bạn trong một thời gian nhưng phụ thuộc hoàn toàn vào hơi thở. Khi không còn hơi thở, nó bắt đầu phân rã, sau đó, không ai còn muốn đụng đến nó. Bạn sẽ không thể mang nó theo khi bạn ra đi. Không ai có thể mang theo tay, chân, cơ thể của mình. Đây là lý do tại sao chúng ta nói rằng thân không phải là ta. Nó thuộc về thế gian. Riêng tâm, đó là cái làm điều tốt và điều ác, sẽ được tái sinh phù hợp với nghiệp của nó. Tâm là cái không chết. Nó chính là người trải nghiệm tất cả niềm vui và nỗi khổ. Vì vậy, khi nhận ra điều này, bạn nên làm càng nhiều điều lành, càng tốt cho bạn. Đức Phật đầy lòng từ bi nên dạy chúng ta làm theo cách này, nhưng ta không có nhiều từ bi cho chính mình. Chúng ta thích lấp đầy bản thân bằng đau khổ. Khi người khác dạy ta, không giống như ta tự dạy bản thân, vì người khác thỉnh thoảng mới dạy ta.  Khả năng trở thành súc sanh, phàm phu hay chư thiên trên cõi trời, hoặc đạt được Niết-bàn (nibbāna), tất cả tùy vào ta, vì vậy chúng ta phải chọn cái mình muốn. Điều tốt đẹp ta đã tạo, sẽ đi cùng ta tới tương lai. Đây là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta hành thiền, quán thân để đi đến xả ly.  Thân thì vô thường, khổ và vô ngã, không  có gì là của chúng ta. Ta mượn nó một thời gian và sau đó phải trả lại. Thân không thuộc về tâm, và tâm không thuộc về thân. Chúng riêng biệt nhưng dựa dẫm nhau. Khi nhận thức được điều này, ta không còn lo lắng hay chấp trước nữa. Ta có thể buông bỏ thân, và ba đống sét rỉ  - quan điểm về ngã, giới cấm thủhoài nghi - sẽ không còn trong tâm. Ta sẽ thấy rằng tất cả thiện và ác đều xuất phát từ tâm. Nếu tâm trong sạch, đó là điều tốt đẹp nhất trên đời.

§ Có người hỏi ngài Ajaan Lee rằng bạn anh nói: “Nếu thân không phải là ta, tại sao chúng tôi không thể đánh bạn?" Ajaan Lee dạy người đó trả lời rằng: "Này nhé, nó không phải của tôi. Tôi đã mượn nó, vì vậy tôi phải chăm sóc nó tốt. Tôi không thể để bất cứ ai ngược đãi nó".

§ Pháp không thuộc về ai cả. Đó là tài sản chung, giống như đất chưa quy hoạch.  Nếu chúng ta không xác định chủ quyền bằng cách phát triển đất đai, nó chỉ là đất trống, đất không chủ, không có cây trồng.  Nếu muốn đòi chủ quyền, muốn thực sự làm chủ, chúng ta phải phát triển đất đó phù hợp với luật lệ hiện hành.  Lúc khó khăn - nghèo đói, đau đớn, bệnh tật và cái chết - thì ta sẽ có cái gì đó để nhờ cậy. Nếu chúng ta không tuân theo các nguyên tắc sống này, lại đổ lỗi cho Phật, Pháp, Tăng, và các giá trị tâm linh nói chung, vì đã không giúp đỡ chúng ta trong khi hoạn nạn. Điều đó sẽ ngăn cản chúng ta phát triển bất kỳ giá trị nội tại (inner worth) nào. Tâm là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống, yếu tố quan trọng nhất trên thế gian, vì nó là nền tảng cơ bản của giá trị nội tại.  Nếu tâm tối tăm, uế nhiễm thay vì trong sáng, thuần khiết, thì cho dù chúng tabố thí, giữ giới hay thiền định đến mức nào, ta cũng sẽ không nhận được kết quả gì. Đức Phật biết rằng tất cả chúng ta sẽ phải ra đi (bắt đầu một cuộc sống mới sau khi chết), đó là lý do tại sao Ngài dạy chúng ta phát triển các giá trị nội tại như một cách để chuẩn bị hành trang. Chúng ta phải biết làm thế nào để đến được nơi ta muốn đến, y trang thế nào cho đúng cách, và thông thạo ngôn ngữ nơi mình đến.  Chúng ta cũng phải gửi tiền vào ngân hàng để có thể trao đổi.  "Gửi tiền vào ngân hàng" có nghĩa là sự bố thí, cúng dường rộng rãi.  Học ngôn ngữ có nghĩa là biết tuyên thệ quy y Phật, Pháp và Tăng. Hoàn thiện giới hạnh thì giống như có y phục thời trang để mặc. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta có tiền để trao đổi, trang phục chỉnh chu, và thông thạo ngôn ngữ bản địa, nhưng về cơ bản ta buông lung - tức là, tâm ta lang thang khắp nơi, không có cơ sở tập trung – (thì) chúng ta vẫn không qua được cửa kiểm tra. Đây là lý do tại sao Đức Phật muốn chúng ta phát triển tâm trí càng nhiều càng tốt, làm cho chúng trong sáng, thanh tịnh. Khi tài sảncông đức nội tại của ta được hoàn mãn như thế, chúng sẽ lan truyền đến con cái và người xung quanh ta. Tất cả mọi người đều có giá trị nội tâm như nhau, nhưng ai không biết khẳng định chủ quyền và phát triển chúng, sẽ không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ đó cả.

§ Báu vật thế gian không quan trọng. Kẻ trộm và kẻ gian có thể dễ dàng tìm thấy chúng. Nhưng báu vật của sự được tái sinh làm người là điều mà những người không có giới hạnh không thể đạt được.

§ Đức Phật dạy rằng với những báu vật cao quý (ariya-dhana), ai có nhiều thì không nghèo, ai có dù chỉ một chút cũng không nghèo. Điều quan trọng là bạn tạo ra chúng bằng sức mình, thì bạn sẽ luôn giàu có. Thí dụ, nếu bạn quyết định hiến tặng vật chất gì đó cho Phật giáo, ngay lập tứcbiến thành kho báu cao quý của tâm rộng lượng. Khi bạn tránh xa cái ác trong lời nói và hành động, chúng biến thành kho báu cao quý của giới hạnh. Trong trường hợp này, kho báu nằm bên trong bạn. Bạn không cần gửi chúng cho ai. Sự hào phóng của bạn nằm trong bạn, trong giới hạnh của bạn – hạnh thu thúc các căn - nằm trong mắt, tai, miệng của bạn. Khi kho báu ở bên trong bạn như thế, cũng giống như giữ tiền trong túi riêng, chứ không gửi nó cho ai khác: Chắc chắn sẽ không có vấn đề gì. Bạn không cần phải lo lắng rằng người khác chiếm đoạt hoặc lừa đảo bạn. Tiền ở ngay trong túi bạn, thì có gì phải sợ?

§ Đức Phật dạy chúng ta đừng chấp vào vật chất. Hãy để chúng phù hợp với bản chất của chúng và chỉ sử dụng sự lợi ích mà chúng cung cấp. Vật chấtcặn bã, những thứ bỏ đi; chất dinh dưỡng của chúng là niềm vui mà ta cảm nhận được khi ta sẵn sàng cho chúng đi. Vì vậy, đừng ăn thứ đồ thừa này.  Hãy nhổ ra để chúng có thể còn hữu ích, cho bản thân ta và cho cả tha nhân khi ta cảm nhận được giá trị nội tại do bố thí.

§ Chúng ta phải xây dựng giá trị nội tại, sự hoàn hảo của ta càng nhanh càng tốt, bởi vì niềm tin của chúng ta vào những điều này vẫn chưa chắc chắn. Có ngày nó co cụm khỏi tầm nhìn -đó được gọi là niềm tin đầu rùa. Có ngày nó vươn cổ ra.  Nên nếu hôm nay rùa vươn cổ ra, hãy nắm ngay lấy cơ hội đó, vì ngày mai nó có thể co rút lại lần nữa.

§ Hai chân, hai cánh tay, hai bàn tay, hai mắt, một miệng: Đây là những sự hoàn hảo của bạn. Hãy đưa chúng vào sử dụng.

§ Những người không tin vào điều tốt hiếm khi làm điều tốt, nhưng những người không tin vào cái ác, luôn làm điều ác.

§ Điều ác không phải tự nhiên xảy ra. Nó chỉ xảy ra nếu ta thực hiện nó.

§ Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả. Ngay cả khi thực hiện điều đó chỉ trong một thời gian ngắn – sự ngọ nguậy của cái tai voi hoặc sự lập lòe của cái lưỡi rắnvẫn có thể tạo ra sức mạnh đáng kinh ngạcSức mạnh của voi hoặc rắn với khả năng có thể làm chết người hoặc các động vật khác trong nháy mắt. Thật vậy, voi chỉ cần một lần ngọ nguậy đôi tai là mọi người xô đẩy nhau mà chạy.  Nhưng nếu bạn không thực sự chân thật trong việc mình làm, thì sức mạnh của chân lý sẽ không có mặt trong tâm, nên bạn sẽ không thể sử dụng nó để có được bất kỳ kết quả nào - như tai của chó hoặc mèo: Chúng có thể ngọ nguậy cả ngày mà không làm ai thấy sợ hãi cả.

§  Chánh niệm, tỉnh giác là phẩm chất của Đức Phật. Cảm giác hạnh phúc tuyệt vời mà chúng mang đến là phẩm chất của Pháp. Nếu bạn có thể duy trì sự mát mẻ đó cho đến khi nó đông cứng thành một khối băng - tức là, bạn làm cho điều thiện vững chắc, mạnh mẽ trong tâm mình - đó là phẩm chất của Tăng.  Một khi bạn đã có một khối vững chắc của tâm thiện lành như thế đó, bạn có thể nhặt nó lên và sử dụng theo ý bạn thích.

§ Làm nô lệ cho Phật, Pháp, Tăng được coi là nô lệ cho gia đình quý tộc, những người mà chúng ta có thể sẵn sàng làm nô lệ. Nhưng làm nô lệ cho các cảm xúc của ta – tham ái, uế nhiễm – thì giống như làm nô lệ cho những tên cướp và kẻ trộm. Họ có giá trị gì có thể trao tặng ta?  Tuy nhiên dù làm nô lệ cho Phật, Pháp, Tăng là thích hợp, nhưng vẫn không bằng với việc không phải làm nô lệ cho bất cứ ai, vì còn "nô lệ" có nghĩa là chúng ta chưa được tự do. Vì vậy, Đức Phật dạy chúng ta phải biết phụ thuộc vào bản thân - attāhi attano nātho, bản thân là trụ cột của chính nó. Đó là khi chúng ta có thể đứng dậy tự do, được giải thoát khỏi chế độ nô lệ, không còn cần ai ra lệnh cho ta nữa.

§ Khi đến tu viện, chúng ta tìm kiếm sự bình an, tĩnh lặng nơi đó, vì vậy đừng thả hổ, cá sấu hay chó dại vào khuôn viên chùa, gây nguy hiểm cho tất cả những người đến đây. Hổ, cá sấu và chó dại chính là tâm tham, sân và si của ta. Chúng ta phải xích, phải nhốt, phải cột chặt chúng lại. Hãy chắc chắn rằng chúng không thoát ra ngoài qua những suy nghĩ, lời nói và hành động bằng bất cứ cách nào.

§ Những người không tiến hóa trong cuộc sống thì dầu có được thân người nhưng tâm trí của họ đã giảm xuống mức thấp hơn. Nói cách khác, thân vật lý của họ ổn, nhưng tâm trí của họ thì không. Thí dụ, khi đến tu viện, chúng ta phụ thuộc vào đôi chân để đi đến đấy, nhưng sau khi đến tu viện, nếu chúng ta để tâm trí và cách cư xử của mình rơi xuống cấp thấp hơn, ta không khác gì các con dơi móc chân lên cao, rồi chỏng đầu xuống thấp.

§ Pháp là vấn đề của tâm. Những lời được nói là Pháp, ý định nói là Pháp, và bạn phải biến tâm mình thành Pháp, nếu bạn muốn nghe nó như Pháp. Khi ba yếu tố này kết hợp với nhau, việc lắng nghe Pháp có thể mang lại bao lợi ích.

§ Khi ta lắng nghe Pháp, giống như vị giảng sư đang cho chúng ta mỗi người một con dao; tùy ta có nhận nó hay không. Khi trở về nhà và gặp phải những vấn đề trong gia đình, ta có thể sử dụng dao đó để cắt đoạn chúng. Nhưng nếu ta ném con dao xuống ngay đây hoặc đưa lại cho nhà sư, ta sẽ không có vũ khí để sử dụng khi đối mặt với các vấn đề.

§ Học Pháp giống như đọc một cuốn sách dạy nấu ăn. Việc thực hành Pháp giống như chuẩn bị thức ăn. Việc đạt được Pháp giống như được nếm hương vị thức ăn. Nếu chúng ta chỉ đọc sách mà không đưa chúng vào thực tế, thì giống như biết rằng có những thứ như ớt, hành và tỏi, nhưng không biết sử dụng chúng trong  bữa ăn.

§ Nếu bạn học Pháp mà không thực hành nó, giống như bạn đang thiếu các bộ phận thân thể. Nếu bạn học và thực hành, giống như bạn có đầy đủ hai mắt, hai tay và hai chân. Bạn có thể làm mọi thứ dễ dàng hơn nhiều so với người chỉ có một mắt, một tay hoặc một chân.

§ Có lòng tự trọng nghĩa là bạn tôn trọng những suy nghĩ, lời nói và hành động của mình. Tôn trọng hành động có nghĩa là bất cứ điều gì bạn làm, bạn luôn tuân theo ba nguyên tắc của hành động thiện lành: không giết người, không ăn cắp, không quan hệ tình dục bất hợp pháp. Tôn trọng lời nói có nghĩa là bất cứ điều gì bạn nói, bạn luôn tuân theo bốn nguyên tắc của lời nói khéo léo: không nói dối, không nói lời chia rẽ, không nói lời thô lỗ và không nói chuyện phiếm. Tôn trọng ý nghĩ có nghĩa là bất cứ điều gì bạn nghĩ, bạn luôn tuân theo ba nguyên tắc của tâm thiện lành: cố gắng giữ quan điểm thẳng thắn, không tham lam hay ác ý.

§ Có phá giới vẫn tốt hơn là không có bất kỳ giới gì để phá. Có mặc quần áo rách vẫn tốt hơn là đi loanh quanh trần trụi.

§ Có rất nhiều sinh vật chết đã đi vào cửa miệng của ta – heo, gà, gia súc, v.v. - vì vậy hãy chắc chắn rằng miệng ta không bị linh hồn chúng chiếm hữu. Trước khi nói bất cứ điều gì, bất kể ý định của bạn là gì, hãy nhìn sang phải và trái và chỉ nói khi bạn chắc chắn rằng lời bạn nói phù hợp với tình huống. Đừng cư xử tồi tệ.

§ Riêng nói về Chánh mạng: Ngay cả khi sinh kế cơ bản của chúng tatrung thực, nhưng ta áp dụng nó một cách không trung thực, cũng là sai. Thí dụ, chúng ta là nhà nông, nhưng lấy đất người khác làm của mình: Đó là tà mạng, thu hoạch trên đất đai đó sẽ mang lại tai họa cho ta.

§ Có hai loại cấu uế: một loại Đức Phật chấp nhận và một loại Ngài chê trách. Loại Ngài chấp nhận được là sự cấu uế của thân, vì nó giúp cho ta thấy rõ sự lão hóa và không hấp dẫn của những thứ tạp hợp, để tâm đạt được cảm giác xả ly, biết kiềm chế, và trở nên nhàm chán với sự gắn bó vào đau khổ, từ đó đặt mục tiêu phát triển giá trị nội tại để thoát khỏi khổ đau. Đối với loại cấu uếĐức Phật chê trách, đó là sự cấu uế của tâm bất thiện, làm ô uế suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta. Đức Phật đã nghiêm khắc chê trách điều đó.  Vì vậy, chúng ta phải luôn thanh lọc hành động của mình trong mọi hoàn cảnh. Chỉ khi ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta trong sạch, các bậc thiện tri thức mới khen ngợi chúng ta là không tự mãn và thiện lành.

§ Thu thúc các căn có nghĩa là chúng ta khiến cho các giác quan và đối tượng của chúng tương xứng với nhau.  Thí dụ, thu thúc mắt có nghĩa là chúng ta không để cho mắt ta to hơn cảnh mà chúng nhìn, và cũng không để cảnh ta nhìn to hơn mắt của ta.  Nếu cảnh lớn hơn mắt, chúng sẽ bị mắc kẹt trong đó. Chúng ta sẽ đêm ngày nghĩ tưởng đến chúng.  Nếu mắt to hơn cảnh, có nghĩa là ta chưa nhìn đủ, còn muốn được nhìn nhiều hơn nữa.  Trong cả hai trường hợp, tâm tham và si đã phát sinh.  Ngọn lửa tham, sân và si sẽ đốt cháy đôi mắt của ta, khiến ta khổ đau.

§ Kho báu cao quý quan trọng là thiền định.  Nó giữ cho tâm trí không lang thang vô định trong tất cả các loại vấn đề. Khi chúng ta gìn giữ Phật, Pháp, và Tăng trong tâm, thì như thể chúng ta đang thấm đẵm mình trong giới hạnh của các ngài. Khi đó, tâm  sẽ phải trở nên thấm đẫm với giá trị nội tại.  Giống như khi ta lấy một nắm thảo mộc đắng và ngâm chúng trong xi-rô cho đến khi xi-rô ngấm đầy vào chúng. Vị đắng của thảo mộc sẽ biến mất và được thay thế bằng vị ngọt của xi-rô. Cho dù tâm của một người kém cỏi đến thế nào, nếu nó liên tục được ngâm trong sự thiện lành, nó sẽ phải trở nên ngày càng tinh tế hơn, giống như loại thảo mộc đắng được xi-rô làm ngọt.

§ Dầu bạn làm gì, hãy làm với tâm chân thật, nếu bạn muốn đạt đến chân lý. Nếu bạn thực sự chơn chánh trong việc mình làm, bạn chỉ cần cố gắng một chút là đủ. Một triệu đồng tiền thật, tốt hơn mười triệu đồng tiền giả. Khi nói, bạn hãy giữ đúng lời.  Khi làm, hãy làm cho đúng.   Khi bạn ăn, hãy trụ vào việc ăn; khi bạn đứng, hãy đứng vững; khi đi, hãy chánh niệm việc đi của bạn; khi ngồi, hãy trụ vào việc ngồi; khi nằm, hãy niệm việc nằm. Đừng để tâm của bạn đi trước sự thật.

§ Tâm giống như thức ăn trong đĩa. Chánh niệm giống như nắp đậy thức ăn.  Nếu bạn thiếu chánh niệm, thì giống như thức ăn không được che đậy: Ruồi nhặng (ô nhiễm) chắc chắn sẽ đến, bu vào đó, làm ô nhiễm thức ăn với đủ loại vi trùng khiến thực phẩm trở nên độc hại và có thể khiến bạn bệnh. Vì vậy, bạn luôn phải cẩn thận che đậy các món ăn. Đừng để ruồi đậu lên đó.  Có thế tâm bạn mới trong sạch, thuần khiết, khiến phát sinh trí tuệkiến thức.

§ Một ngôi nhà hoang, một ngôi nhà nơi có người đã chết, sẽ khiến bạn ớn lạnh. Chỉ khi có người trong nhà, bạn mới cảm thấy an toàn. Người không chú tâm đến hiện tại, giống như một ngôi nhà hoang. Khi bạn nhìn thấy một người như vậy, bạn không cảm thấy an toàn.

§  Ô nhiễm giống như những đụn cát hoặc gốc cây trên một dòng sông, ngăn cản thuyền bè vào bờ. Nói cách khác, tâm tham là thứ trì kéo chúng ta, sân là thứ va chạm vào ta, và si khiến ta quay cuồng và chìm xuống. Có chuyện kể về hai người đàn ông được thuê chèo thuyền dọc theo bờ sông và kênh rạch để bán lưỡi cày, xẻng và cuốc. Nếu họ bán tất cả các sản phẩm trên thuyền, chủ nhân sẽ trả họ đủ lương của một ngày công, tương đương với khoảng bốn đô la. Ngày đầu tiên người chủ cùng đi với hai người, và họ đã bán tất cả các sản phẩm trên thuyền.  Những ngày sau, chỉ có hai người làm thuê đi với nhau.  Một ngày nọ, khi đang chèo thuyền, và rao: “Lưỡi cày, xẻng và cuốc!" tâm trí họ đi lang thang và họ bắt đầu buồn ngủ. Đột nhiên họ đâm vào gốc cây và mắc cạn trên một bãi cát. Ngay cả sau khi được giải cứu, họ vẫn run sợ đến nỗi thay vì rao, "Lưỡi cày, xẻng và cuốc!", họ bắt đầu rao, "Đụn cát và gốc cây! Đụn cát và gốc cây!" dọc theo sông, nên không ai muốn mua. Tối đến, họ chèo thuyền trở về nhà chủ, thuyền của họ vẫn còn đầy lưỡi cày, xẻng và cuốc. Họ đã không thể bán một thứ gì. Vì vậy, người chủ chỉ trả họ một đô la cho tiền lương ngày hôm đó. Một người mang tiền về cho vợ.  Cô ta đã rất ngạc nhiên khi thấy chỉ có một đô la, thay vì bốn đô la như thông thường. "Có lẽ anh ta đã đưa phần tiền còn lại cho người phụ nữ khác," cô nghĩ, nên cô đã la mắng anh một trận, dầu chồng cô đã cố gắng giải thích cách nào, cô ấy cũng không lắng nghe. Vì vậy, người chồng bảo cô đi hỏi ông chủ. Nếu anh đã nói không đúng sự thật, anh ta sẽ sẵn sàng để cô ấy đập vào đầu.  Người vợ, thiếu kiên nhẫn vì quá tức giận, nên nói, "Không, để tôi đập anh trước, rồi sau đó tôi sẽ đi hỏi." Nói vậy rồi cô với tay chụp cán xẻng, nhưng chỉ tóm được cây gậy đuổi chó, để đập vào đầu ông chồng ba cái.  Sau đó, tất nhiên, cô biết ra sự thật, nhưng đã quá muộn, vì người chồng đã nhận được ba cú đánh miễn phí vào đầu. Câu chuyện này cho thấy tác hại có thể đến từ việc không chánh niệm. Nếu bạn để tâm trí đi lang thang khỏi việc đang làm, bạn có thể sẽ gặp rắc rối.

§  Làm người tốt cũng có những nguy hiểm.  Nếu bạn không đặc biệt tốt, không ai để ý đến bạn. Điều quan trọng là bạn biết cách sử dụng lòng tốt của mình cho lợi ích của bản thân. Nếu bạn là người tốt nhưng không biết cách sử dụng lòng tốt ấy - tức là bạn sử dụng nó không đúng lúc hoặc đúng nơi, hoặc theo cách khiến người khác khó chịu - nó sẽ không có lợi cho bạn, thay vào đó nó sẽ khiến bạn bị tổn hại. Trong trường hợp đó, lòng tốt của bạn mang lại tai hại. Vì vậy, bạn phải thận trọng trong cách bày tỏ lòng tốt của mình. 

§ Hãy giữ kín ý định xấu của bạn, mà cũng cẩn thận với ý định tốt. Giống như đưa dao cho người: Có thể bạn có ý tốt, hy vọng rằng anh ta sẽ sử dụng nó tốt, nhưng nếu anh ta sử dụng dao để giết người, ý định của bạn phản tác dụng đối với cả hai người.

§ Cái tốt đến từ cái xấu, trong ý nghĩa là khi bạn chăm chú nhìn vào cái xấu, nó sẽ biến mất đi. Bất cứ bạn nhìn gì, hãy nhìn nó từ mọi phía. Đây là lý do tại sao người ta không cho phép bạn nhìn lâu những thứ đẹp đẽ hoặc phụ nữ xinh đẹp, bởi vì sau một thời gian ngắm nhìn, bạn sẽ thấy rằng họ không đẹp đến vậy. Vì vậy, nếu bạn thấy một cái gì đó đáng ưa, hãy nhìn nó thật lâu, thật kỹ, cho đến khi bạn thấy rằng nó không hoàn hảo như bạn nghĩ. Nếu ai đó khiến bạn tức giận, hãy suy ngẫm về họ cho đến khi bạn cảm thấy thương cảm cho họ. Đối với tâm si cũng thế.

§ Nếu khôn ngoan, thì tham, sân và si có thể giúp bạn. Nếu khôn ngoan, ngay cả tham ái cũng có thể giúp bạn bằng cách khiến bạn muốn phát triển giá trị nội tại.  Vì vậy, đừng coi thường những điều này. Bạn đang ngồi đây nghe giảng Pháp. Điều gì đã khiến bạn đến? Chính là tham.  Khi người ta xuất gia làm sa-di, làm tỳ kheo, ai đã khiến họ làm vậy?  Chính là tham.  Vì vậy, đừng chỉ nhìn vào những tiêu cực của tâm tham.  Nếu không muốn làm người tốt, bạn không thể phát triển các giá trị nội tại. Những người muốn phát triển giá trị nội tại phải bắt đầu với ý muốn làm điều đó. Sự thiếu hiểu biết cũng tốt vì khi tự biết mình kém cỏi, ta sẽ có hành động để sửa chữa tình trạng đó.  Sự thiếu hiểu biết có thể đánh lạc hướng của chúng ta, nhưng cuối cùng nó sẽ khiến ta quay lại.  Có kiến thức quá đầy đủ sẽ không bao giờ khiến ai muốn tìm kiếm, học hỏi thêm. Sự thiếu hiểu biết là điều khiến mọi người đi tìm kiến thức. Nếu bạn đã biết quá đủ, thì có gì để tìm kiếm?

§ Có ba điều lợi ích khi chúng ta thực hành Pháp: Chúng ta giúp bản thân và người khác thoát khỏi đau khổ, và chúng ta gìn giữ mạng mạch cho tín ngưỡng của mình.

 

Diệu Liên Lý Thu Linh 1.2023

 

 

(Chuyển dịch từ TREASURES OF DHARMA, sách Skill Of Release, tác giả Ajaan Lee Dhammadharo.  Tổng Hợp và chuyển ngữ từ tiếng Thái bởi Thānissaro Bhikkhu -Geoffrey DeGraff

 C O P Y R I G H T Copyright © 1995 Thanissaro Bhikkhu)

 



[1]  Theo www.thuvienchua.com:     Giáo hội dạy: "Luyện ngục là một nơi và là một tình trạng thanh tẩy tạm thời mà nhiều linh hồn phải chịu phạt ở đó" (FCD p.482). - Luyện ngục ở trong lòng đất: *

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 152)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 229)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 256)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 288)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 358)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 564)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 630)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 569)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 634)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 562)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 500)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 563)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 638)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 653)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 745)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 564)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 465)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 548)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 622)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 551)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 560)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 663)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 679)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 658)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 726)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 766)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 737)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 928)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 786)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1317)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 870)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1032)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 798)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1018)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 961)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 930)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1073)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1325)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1680)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 925)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1099)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 920)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 786)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 908)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 947)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1358)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1106)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1141)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 896)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1033)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1469)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1357)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1348)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 969)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1349)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1255)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1175)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1215)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1579)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant