PHẦN V. GIÁO LÝ
211. Phật Giáo là gì?
- Danh từ Phật Giáo xuất phát từ chữ Phạn Buddhi,có nghĩa là tỉnh thức,giác ngộ.Phật Giáo vì vậy có nghĩa là triết lý tỉnh thức,đạo lý giác ngộ. Ðạo lý này do Siddhata Gautama khai triển sau khi ngài đắc đạo,giác ngộ năm ngài 35 tuổi cách đây trên 2,500 năm.
212. Phật Giáo là một triết học?
- Danh từ Triết học xuất phát từ chữ Hi Lạp gồm hai phần Philo có nghĩa là Tình thương và Sophia có nghĩa là Trí tuệ.Triết học vì vậy có nghĩa là yêu mến trí tuệ hay tình thương và trí tuệ. Ðó là triết lý Phật.Tuy nhiên đạo lý triển khai lòng từ bi và ánh sáng trí tuệ để mọi người đều là bằng hữu không phải chỉ là một triết học mà là siêu triết học.
213. Cho em biết sơ qua những đặc điểm của Phật Giáo.
- Phật Giáo là một tôn giáo đầu tiên trên thế giới đã truyền bá ngoài biên cương Ấn Ðộ,xứng đáng một tôn giáo hoàn vũ.
- Phật Giáo là một tôn giáo sử dụng phương pháp phân tích,tìm hiểu ý nghĩa và chân tướng của cuộc sống con người và vũ trụ.
- Phật Giáo với bản chất hoằng truyền,với tổ chức tự viện đã tạo được một tổ chức Tăng Già rất dân chủ.
- Phật Giáo trong tinh thần khế lý,khế cơ là một tôn giáo hài hòa,không cố chấp,không cứng nhắt,uyển chuyển vận hành.
- Trong tiến trình phát triển Phật Giáo không hủy diệt phong tục,tập quán,văn hóa địa phương,không gây tang tóc cho những người khác tín ngưỡng.
- Phật Giáo đặt nặng trọng tâm vào con người.Theo Phật Giáo con người làm chủ cho số phận của mình,con người là nơi nương tựa của chính mình.Phật dạy:Chư Phật chỉ là người chỉ đường,chính con người mới có thể đi trên con đường đạo,chính con người mới hoàn thành lộ trình giải thoát của mình.
- Ðức Phật khuyên hàng Phật tử phải suy nghĩ,chiêm nghiệm trước khi tin vào giáo lý Phật.Nói một cách khác Phật Giáo quan niệm con người có khả năng,có tự do phán xét,lựa chọn.
- Phật Giáo chú trọng đến vấn đề thực tiễn,không đặt nặng vào những địa hạt trừu tượng mà ngài cho là“hý luận”(luận bàn để mà chơi,làm trò giải trí,làm thỏa mãn hay đề cao trí thức hiểu biết).
- Ðức Phật là một đấng giáo chủ tôn giáo duy nhất trên thế giới không nhờ sức lực của thần linh,không lấy danh nghĩa thần linh mà có thể truyền bá chánh pháp khắp nơi trên thế giới.
- Ðức Phật là đấng giáo chủ tôn giáo duy nhất xác nhận tất cả những ai đạt đến từ bi,trí tuệ tuyệt đối đều sẽ được thành Phật như ngài qua câu nói:“Ta là Phật đã thành,chúng sanh là Phật sẽ thành.”
- Ðạo Phật không nhờ đạo quân hùng hậu hay đoàn thương thuyền giúp đỡ vẫn có thể truyền bá khắp nơi.Tinh thần hài hòa,dung hợp là kim chỉ nam cho các nhà hoằng truyền chánh pháp.
214. Phật xuất gia bỏ vợ, bỏ con như vậy có phải thiếu tinh thần trách nhiệm đối với gia đình?
- Thái Tử Tất Ðạt Ða(Siddhartha)con vua Tịnh Phạn(Suddhodana)năm 16 tuổi lấy công chúa Gia Du Ðà La(Yasodhara hay Bimbadevi hay Bhaddhacana),có đứa con đầu lòng và duy nhất tên là La Hầu La(Rahula).
- Không phải là chuyện dễ khi Thái Tử Tất Ðạt Ða rời hoàng cung,rời vợ con thân thuộc vào rừng tìm đạo Chắc chắn ngài đã đắn đo,gạt bỏ mọi quyến luyến, để cuối cùng ra đi.Ngài phải lựa chọn giữa hai đường:gia đình,vương vị hay hiến trọn đời mình cho nhân loại.Cuối cùng,vì lòng từ bi vô lượng ngài đã chọn con đường thứ hai,nhờ đó mà thế giới được thừa hưởng ánh sáng nhiệm mầu,nhờ sự hi sinh không bờ bến ấy mà nay chúng ta có một đạo pháp vô thượng dắt đường,chỉ lối.Ðây không phải là hành động vô trách nhiệm mà là một hi sinh,dâng hiến cao cả.
215. Phật đã nhập diệt cách đây trên 2500 năm, làm sao Ngài có thể giúp đỡ chúng ta?
- Farady người phát minh điện đã qua đời nhưng phát minh của ông ấy vẫn giúp đỡ chúng ta.
- Luis Pasteur người khám phá ra nhiều phương thuốc trị bệnh đã qua đời, nhưng những khám phá của ông còn giúp đỡ chúng ta.
- Leonard da Vinci nhà danh họa đã sáng tác ra những họa phẩm lừng danh tuy đã qua đời,nhưng những gì ông sáng tác vẫn mang lại niềm cảm hứng,niềm vui vô tận.
- Các bậc anh hùng,các nhà thiền đức dầu đã khuất bóng cách đây hàng thế kỷ,nhưng những hành hoạt,thành tựu của họ vẫn là chất xúc tác cho chúng ta.
- Vâng, Ðức Phật đã nhập diệt cách đây trên 2,500 năm nhưng giáo lý của ngài vẫn giúp nhân loại,nếp sống của ngài vẫn là gương sáng cho nhân loại,lời dạy của ngài vẫn có năng lực thay đổi đời sống con người.Chỉ có Phật mới có quyền năng như vậy sau bao nhiêu thế kỷ.
216. Nói đến quyền năng, Đức Phật phải chăng là một đấng thần linh, một chúa trời tạo thiên lập địa?
- Không,Ðức Phật không phải như vậy.Ngài không bao giờ nói Ngài là Ðức Chúa Trời,Con của Ðức Chúa Trời hay là Thông Sứ của Chúa.Trời,theo vũ trụ quan Phật Giáo là một trong Ba Cõi(Dục Giới,Sắc Giới,Vô Sắc Giới),Sáu Ðường(Thiên nhân,a tu la, địa ngục,ngạ quỷ,súc sinh).Người sống trên trời vẫn chịu cảnh sinh tử luân hồi.
- Ðức Phật là người thoát ra khỏi cảnh giới Ta Bà,là người đã giác ngộ và dạy cho chúng ta biết nếu chúng ta theo gương Ngài,chúng ta cũng được giác ngộ như Ngài,cũng có thể vượt qua biển sinh tử luân hồi,khỏi cảnh giới Ta Bà.
- Ngài là người chỉ đưởng,khai lộ tiến trình giải thoát.
217. Nói về Tam Giới, như vậy Đạo Phật cũng tin vào thiên đường, địa ngục như Cơ Đốc Giáo?
- Trong ý nghĩa thưởng phạt đạo đức hai bên giống nhau nhưng trên nhận định,giáo nghĩa hoàn toàn khác biệt.Thiên đường Cơ Ðốc là phần thưởng vĩnh cửu và địa ngục Cơ Ðốc là phần phạt muôn đời.Phật Giáo quan niệm địa ngục giới cũng như thiên giới đều vô thường biến đổi,giống như cảnh giới điều kiện hóa khác.
- Phật Giáo không quan niệm một hành vi ác trong giây lát hay ngay cả trong cuộc đời ngắn ngủi lại phải bị trừng phạt kiếp này qua kiếp khác vô thời hạn.Bản tính của con người không phải luôn luôn ác,do đó không có lý do gì phải đọa địa ngục vĩnh cửu.Cũng như vậy,một hành động thiện trong giây lát hay suốt của cuộc đời ngắn ngủi cũng không thể được phần thưởng thiên đường vĩnh cửu.
- Hơn nữa thưởng,phạt,thiên đường, địa ngục là kết quả của ý chí và hành động của con người chứ không phải do tính bất thường của Ðấng Bề Trên giáng xuống.
- Quy luật đạo đức đi theo diễn trình thiên nhiên, đạo Phật gọi là Luật Nhân Quả. Ðiều này rất quan trọng,vì nếu Ðấng Bề Trên có đầy đủ vạn năng,có thể rửa sạch tội ác mà nếu không thi hành quyền vạn năng ấy,thì công lý của Ðấng Bền Trên chẳng qua chỉ là một danh từ khác cho sự trả thù.
- Ðối với Phật Giáo chính hành động thiện ác là quan tòa tuyên án.Chính cá nhân có những hành động ấy đưa họ lên thiên đường hay đẩy họ xuống địa ngục và cũng chính cá nhân ấy có thể cứu họ khỏi cảnh địa ngục hay kéo họ ra khỏi cảnh giới thiên đường.
218. Nếu Đức Phật không phải là một thiên thần vạn năng, tại sao dân chúng cúng vái, cầu khẩn, thờ tự, bái lạy Ngài?
- Có nhiều cách bái lạy,cúng vái.Có người cầu khẩn thánh thần,bái lạy thánh thần,dâng hiến cống phẩm cho thần thánh để cầu ban phước lành,rửa sạch tội lỗi.Người Phật tử không cầu khẩn,bái lạy kiểu này.
- Hình thức bái lạy,kính ngưỡng khác diễn đạt lòng yêu quý,kính trọng như khi giáo sư vào phòng học ta đứng dậy,khi gặp những bậc trưởng thượng ta chấp tay kính chào,khi gặp nhân viên chính quyền ta cung kính bắt tay,khi nghe bài quốc ca ta đứng dậy nghiêm chỉnh chào.Ðây là cung cách tỏ bày lòng tôn trọng,kính ngưỡng.Ðây là phương thức bái lạy của người Phật tử.
- Hình tượng Phật ngồi trên tòa sen thế kiết già,tay bắt ấn hay để trên đùi,miệng mỉm cười hoan hỷ,thanh thoát giúp ta cố gắng phát triển tâm từ bi,thanh tịnh trong ta.Hàng ngày ta đọc bài Tam Tự Quy:tự quy y Phật,quy y đức Phật trong ta,hoan hỷ,không ai bắt buộc quy y Phật ngoài ta;tự quy y Pháp,quy Chánh Pháp trong tâm ta,hoan hỷ không ai bắt buộc quy y theo chân lý tiềm tàng trong ta;tự quy y Tăng,quy y Thánh Chúng trong ta,hoan hỷ không ai bắt buộc nương vào cộng đồng Tăng Già hướng dẫn tiến tu trong tâm ta.
- Làn hương nhắc ta ảnh hưởng đạo đức tràn lan khắp nơi, ánh sáng thắp trên bàn Phật nhắc ta ánh sáng trí tuệ và những bông hoa cúng Phật nở đó,tàn đó,tươi đó,héo đó nhắc ta ý nghĩa vô thường của cuộc đời.
- Khi ta cúi đầu bái lạy,ta bày tỏ lòng kình ngưỡng đối với Phật đã đem ánh sáng nhiệm mầu dạy cho chúng ta;đối với pháp đã cung cấp cho ta lộ trình đi đến giác ngộ,giải thoát;đối với Tăng đã hướng dẫn ta đi đúng lộ trình giác ngộ.Ðó là đặc tính bái lạy của Phật Giáo.
219. Có người cho Phật Tử sung bái ngẫu tượng (idol), thờ cúng thần linh?
- Cách nói này chứng tỏ họ không biết gì về Phật Giáo.Tự điển định nghĩa chữ Idol tiếng Anh là ngẫu tượng được cúng bái như vị thần.Như đã nói trên đức Phật không phải là thần,hay thiên thần,hay chúa trời thì làm sao Phật tử lại xem cục gỗ hay một tụ thể kim loại là thánh thần.
- Tất cả tôn giáo đều dùng biểu tượng để diễn đạt quan điểm giáo lý hay tín nghĩa.Trong Mật Thừa âm dương được sử dụng,tượng trưng cho sự hòa hợp của hai cá thể đối nghịch.Trong đạo Sikh,cây kiếm tượng trưng cho sự đấu tranh tâm linh.Trong Cơ Ðốc Giáo con cá tượng trưng cho sự hiện hữu của Chúa và cây thập tự tượng trưng cho sự hi sinh,cứu rỗi.Với Phật Giáo,tượng Phật là tượng trưng cho sự trọn vẹn hoàn hảo của con người,nói lên ý nghĩa Phật Giáo nhắm vào nhân thế,chứ không nhắm vào thần linh cứu rỗi và Phật tử phải nhìn trong ta chứ không hướng ngoại để tìm ánh sáng nhất như,để tìm giải thoát,để khai triển trí tuệ.Do đó nói Phật Giáo sùng bái ngẫu tượng hoàn toàn sai.
220. Tín đồ Phật Giáo vào chùa đốt vàng mã, xin xăm. Như vậy có phải mê tín dị đoan hay không?
- Nhiều điều mới nhìn qua có vẻ xa lạ với giáo lý Phật,có vẻ mê tín,dị đoan khi ta chưa am tường được ý nghĩa của nó.Hãy nhìn đài Chiến Sĩ Trận Vong,nơi ngọn lửa thiêng được thắp quanh năm,nơi dân chúng đem hoa đến tưởng niệm anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì nước.Tại Mỹ vào ngày lễ Thanksgiving,Lễ Tạ Ơn,dân chúng đem hoa đến cắm hay để trên mồ mả thân nhân.Những hành động ấy không phải là mê tín mà nói lên lòng thành kính,thương nhớ người quá vãng.
- Vì thương nhớ người quá vãng,không muốn họ lang thang trong kiếp sống Ta Bà mà không có tiền tiêu,không có nhà ở v.v…nên dân chúng ở một số quốc độ đốt vàng mã,xe cộ,nhà cửa,thuyền bè cho người quá vãng. Ở các nước kỹ nghệ mở mang ta cũng thấy đầy dẫy những người bói bài chuyên nghiệp,bảo đó là mê tín là nhìn theo góc độ nhãn quan của từng người.
- Phật Giáo truyền vào quốc độ nào đều hòa mình vào phong tục,tập quán,không loại bỏ mà phong phú hóa,rồi dùng những phong tục tập quán ấy hướng chuyển người về với chánh pháp.
- Phong tục,tập quán mỗi nơi một khác:Dân chúng Ấn Ðộ tin tưởng tắm nước sông Hằng thì mọi tội chướng đều tiêu tan,uống nước thiêng thì mọi bệnh hoạn được tiêu trừ v.v…
- Dựa vào những phong tục ấy để nói tôn giáo này hay tôn giáo kia là mê tín dị đoan chắc chắn là phiến diện.Lời dạy của Phật rất rõ ràng và tỉ mỉ nhưng nếu một số người không am tường lời Phật dạy thì không phải lỗi của Phật Giáo.Phật dạy:“Nếu người bị bệnh tật mà không chịu uống thuốc,không đi khám bác sĩ.Thuốc hay không có lỗi,bác sĩ không có lỗi.Cũng vậy,nếu người bị phiền não,vô minh,bị lụy làm khổ đau,nhưng không đến Phật tìm phương pháp cứu chữa,đó không phải lỗi của Phật.”
(JN 28-9).
- Không nên phán đoán Phật Giáo qua những người không hành trì Phật Ðạo,không theo đúng lời chỉ dạy của Phật.
221. Ở trong làng em có một ông thầy có vợ, có con, ở chùa nhưng không trường trai, giữ giới, thường hay làm lễ cúng tế cho dân làng. Em có nên đến chùa thầy ấy dâng hương, lễ Phật, tham dự lễ?
- Những vị sư này thường thường có danh xưng là Thầy Cúng.Kể ra dùng danh từ này mà gọi họ thì có vẻ thất kính,vì trong số những ông “thầy có vợ này”,cũng có những người rất thánh thiện, đầy lòng từ bi, đầy ý nguyện hoằng hóa.Ta hãy nhìn những vị Mục Sư,tuy có gia đình,nhưng lòng hi sinh và phục vụ cho Chúa cũng không kém những vị Linh Mục không vợ không con.
- Tại Nhật Bản phần nhiều chư Tăng đều có gia đình.Các sư thuộc phái Mũ Ðỏ của Phật Giáo Tây Tạng phần nhiều đều có gia đình.Ðiều cần thiết là họ có lo cho đạo hay không,hay chỉ mượn đạo làm kế sinh nhai.
- Ít nhất những vị sư này cũng có công giữ chùa,thắp hương,làm lễ cho Phật tử đến lễ bái.
- Quá lắm ta cứ xem họ như là một người cư sĩ đã dành nhiều thì giờ duy trì tự viện,giúp ta gần Phật,nghe pháp.
222. Nếu Đạo Phật tốt như vậy tại sao một số quốc gia Phật Giáo lại lạc hậu, nghèo nàn?
- Nếu dựa vào thước đo kinh tế mà phán đoán,thì đúng vậy,một số quốc gia Phật Giáo lạc hậu nghèo đói.Nhưng nếu nhìn vào góc độ hài hòa,dung nạp,góc độ phẩm chất của đời sống thì các nước Phật Giáo rất giàu.
- Hoa Kỳ là một quốc gia hùng cường,phồn thịnh,trên phương diện kinh tế,vũ lực,nhưng mức độ phạm pháp ở Mỹ cao nhất thế giới,hàng triệu người già không được con cái săn sóc,bạo lực trong gia đình,ly dị v.v…là những vấn đề trọng đại trong xã hội Hoa Kỳ.Trái lại nước Miến Ðiện dù nghèo và chậm tiến về kinh tế nhưng con cái kính trọng cha mẹ,mức độ phạm pháp rất thấp,li dị,tự tử,sa đọa tình dục hầu như không có.Ngay cả trên lĩnh vực kinh tế,Nhật Bản là nước phồn vinh nơi 93% dân chúng là Phật tử.
- Trong tuần báo Newsweek ra ngày 3/11/2003 Robert J.Samuelson,một kinh tế gia nổi tiếng,nói câu nói bất hủ:“(Dân Mỹ)người trẻ thì muốn già hơn,người già thì muốn trẻ hơn. Ðây chẳng qua chỉ là một đoạn đường trong nỗ lực kiếm tìm hạnh phúc thiên thu bất tận của người Hoa Kỳ.”Tìm hoài,tìm mãi,giàu có,sung túc,nhưng cánh cửa hạnh phúc cứ khép chặt.
223. Phật Giáo nói nhiều về từ bi, tại sao không thấy hoạt động tích cực về mặt xã hội.
- Cách đây mấy năm nhà lãnh đạo Phật Giáo Nhật Bản được giải thưởng Templeton vì nỗ lực xây dựng hòa đồng tôn giáo.Một vị sư người Thái Lan được giải thưởngMagsaysay vì hoạt động giúp người mắc nghiện.Năm 1987 Ðại Ðức Kantayapiwat được giải thưởng Hoà Bình Thanh Thiếu Niên của Na Uy vì nhiều năm âm thầm hoạt động giúp đỡ những thanh thiếu niên ở thôn quê.Giáo Hội Tăng Già Tây Phương bấy lâu giúp đỡ dân nghèo tại Ấn Ðộ,xây dựng trường học,ký nhi viện,phòng phát thuốc,chương trình phát triển cộng đồng v.v…Họ không có phương tiện truyền thông để quảng bá,hay họ cũng không muốn quảng bá.
- Một số quốc gia Phật Giáo lấy chùa làm trung tâm xã hội,y tế,giáo dục,phát triển cộng đồng như tại Tích Lan,Thái Lan,xem đó là hoạt động thường xuyên,quen thuộc.Một số quốc gia khác vì thiếu thốn phương tiện nên hoạt động xã hội không mấy rộng rãi.
224. Tại sao Phật Giáo có nhiều giáo phái?
- Có nhiều loại đường:đường đen,đường trắng,đường phèn,đường phổi nhưng chất của các loại đường đều là ngọt,được chế biến qua nhiều hình thức và được sử dụng theo nhiều kiểu khác nhau.
- Phật Giáo cũng vậy:Phật Giáo Nguyên Thỉ,Phật Giáo Thiền,Tịnh Ðộ,Mật Giáo,Kim Cang Thừa,nhưng tất cả đều là Phật Giáo,đều có một mùi vị đó là giải thoát.Phật Giáo có nhiều giáo phái là tùy theo trình độ và quốc độ,diễn giải như thế nào để dân chúng ở quốc độ đó am tường Phật lý,cho mọi thế hệ biết rõ Phật lý.Bề ngoài có nhiều hình tướng,nhưng bên trong đều xoay quanh đạo lý Tứ Ðế,Bát Chánh Ðạo.
- Tuy có nhiều giáo phái,nhưng trong lịch sử phát triển Phật Giáo,những giáo phái này không thù ghét,chém giết lẫn nhau.Trong chùa ta thấy chư Tăng thuộc nhiều giáo phái cùng nhau học đạo,cùng nhau hành trì.
225. Phải chăng Phật Giáo phù hợp với khoa học?
- Nhãn hiệu tôn giáo,triết học,khoa học gắn vào Phật Giáo là tùy theo nhãn quan của từng người.Trong kinh có kể câu chuyện Malunkyaputta cầu Phật cho biết về bản tính của vũ trụ,về linh hồ,về kiếp sống mai hậu và nhiều vấn đề có tính cách hình nhi thượng.Phật đem chuyện người bị bắn tên tẩm thuốc độc,hấp hối nằm trên giường bệnh,từ chối không cho bạn bè giúp đỡ chữa trị nếu không biết rõ danh tính của người bắn tên tẩm thuốc độc,người đó thuộc giai cấp nào,sinh đẻ ở đâu,diện mạo ra làm sao và những nguyên liệu làm cung,làm tên.Người ấy chắc chắn bị chết trước khi thõa mãn tò mò trí tuệ.Nhãn hiệu không cần thiết.
-Ðức Phật dạy hàng đệ tử đừng có mù quáng theo lời chỉ dẫn của bất kỳ người nào,mà phải quan sát,tìm hiểu,chiêm nghiệm-tinh thần của khoa học.Ngài nói:“ Ðừng dựa vào mặc khải, đừng dựa vào truyền thống, đừng dựa vào tin đồn, đừng dựa vào lý luận, đừng dựa vào uy tín cá nhân, đừng dựa ngay vào kinh điển mà dựa vào hiểu biết,chiêm nghiệm bản thân.”
- Albert Einstein ,nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20 đã nói về Phật Giáo:“Tôn giáo của thế giới tương lai sẽ là tôn giáo vũ trụ(cosmic)siêu việt Thượng Ðế nhân cách hóa,không giáo điều,không thần học,dựa vào ý nghĩa tôn giáo phát xuất từ kinh nghiệm thiên nhiên cũng như tâm linh đi vào nhất thể hòa hợp.Phật Giáo bao gồm những yếu tố này.Nếu có tôn giáo nào có thể đương đầu với những nhu cầu khoa học, đó chính là Phật Giáo.”
- Phật Pháp(Dharma)không khác chiếc bè(Yana),đưa con người từ bờ mê đến bến giác.Khi đã đến bờ giác thì phải vất chiếc bè đi chứ không mãi đeo sau lưng.Như vậy danh từ tôn giáo,triết học,khoa học có thể trọn vẹn diễn đạt Phật Giáo?
226. Giáo lý căn bản của Phật là gì?
- Trước khi đi vào phần giáo lý, để có thể thâm nhập giáo pháp Phật một cách trọn vẹn,người Phật tử phải trang bị tinh thần tự tín không ỷ lại,tự do không quản ngại,khoan dung không chấp trước,tin tưởng không mù quáng,tự tại không trói buộc,thực tế không viễn vông.
- Tự tín không ỷ lại.Tin vào khả năng bi,trí,dũng,không ỷ lại vào một uy lực nào khác.Chính mình mới có thể giải thoát cho mình.Phật giáo không phải là giáo lý tìm an ủi nhất thời,không dành cho những tâm hồn nô lệ,cầu cạnh thần quyền.Phật dạy:“Các Ðấng Như Lai chỉ là kẻ chỉ đường,tự mình đi đến chứ không ai có thể đi thế cho mình”(Kinh Dhammapada).“Lời dạy của Kinh như ngón tay chỉ mặt trăng.Muốn thấy mặt trăng không thể chỉ nhìn vào ngón tay.”(Kinh Viên Giác).
- Tự do không quản ngại.Người Phật tử phải tự do khai triển sự tìm tòi,chiêm nghiệm,không ngần ngại.Phật luôn luôn khuyến khích hàng đệ tử nêu ra những nghi vấn.Nếu vì quá cung kính với Phật không dám hỏi,thì nhờ người khác hỏi.Hoài nghi,chất vấn cho đến khi không còn hoài nghi nữa.
- Khoan dung không chấp trước.Câu chuyện người mù sờ voi trong kinh Udàna nói lên tinh thần này.Sau khi những người mù đã sờ voi,vua bảo họ diễn tả hình dáng con voi.Có người nói con voi giống cái nồi lớn(họ sờ đầu voi),con voi giống cái nia(họ sờ tai voi),con voi giống cây cột(họ sờ chân voi),con voi như cái chổi(họ sờ đuôi voi).Những người mù này cãi nhau,không ai nhịn ai,cho mình là đúng,người khác là sai,chấp chặt ý kiến của mình.Những người này thật sự không biết con voi như thế nào,nhưng họ kiên trì kiến chấp.Cần phải bỏ kiến chấp mới thấy được Thực Tướng của các pháp,cần phải khoan dung nếu họ chỉ thấy một phần của thức tướng.
- Trong cuốn Tìm Ðạo của Thượng Tọa Thích Thiện Châu có kể câu chuyện giữa Thiền Sư Nan-In,người Nhật Bản dưới thời Minh Trị(1868-1912)và một giáo sư triết.Giáo sư hỏi về đạo lý thiền nhưng không chịu nghe lời trình bày của thiền sư.Kết quả cuộc đàm thoại không đi đến đâu.Thiền sư mời khách dùng trà,tiếp tục rót trà tràn chén vẫn không thôi.Giáo sư la lên,chén đã đầy rồi,không chứa đựng được nữa.Thiền sư nói: Ðúng vậy chén đã đầy rồi,không còn chứa đựng thêm nước trà nữa.Muốn chứa đựng phải làm trống chén trà. Ðầu óc của chúng ta đã tràn đầy,không thể chứa đựng thêm tri kiến,dù là tri kiến thiền là phải bỏ tất cả định kiến sẵn có,thong dong trên con đường tìm hiểu,thâu nạp.
- Tin tưởng không mù quáng.Người Phật tử xây dựng đức tin sau khi đã nhận thức,chiêm nghiệm rõ ràng.Phật dạy:“Phá trừ kiến chấp là kẻ đã hiểu và đã thấy,chứ không phải việc của kẻ không hiểu và không thấy mà làm được.”(Samyutta-nikaya).Phật không bắt hàng đệ tử tin một cách mù quáng.Danh từ tiếng Pali Saddha,tiếng Phạn Sraddhà diễn đạt đức tin đã được thấy rõ, được kiểm chứng.
- Tự tại không trói buộc.Giáo phái của Phật như chiếc bè chở người qua sông.Qua sông rồi đừng để chiếc bè trói buộc.Kinh Kim Cang có câu:“Cái gọi là Phật Pháp chẳng phải là Phật Pháp,nên gọi là Phật Pháp…”Phật nói:“Từ ngày tìm được giác ngộ,cho đến khi ta sắp nhập Niết Bàn,ta chưa từng nói một lời nào!”(Kinh Niết Bàn).Ngôn ngữ, âm thanh hạn cuộc không đủ khả năng chuyên chở giáo pháp vi diệu,do đó không để bị trói buộc bởi ngôn ngữ âm thanh hạn cuộc ấy.
- Thực tế không viễn vông.Phật tử không lặn lội trong những lý luận viễn vông,Phật gọi là hý luận(luận bàn mà chơi)mà phải dốc lòng hành trì sau khi biết rõ lợi ích của nó.
Giờ đây ta trở lại câu hỏi trên:Giáo lý căn bản của Phật là gì?
- Ðạo lý Trung Ðạo.Trong bài kinh đầu tiên,Kinh Chuyển Pháp Luân(Dhamma Cakkapavattana Sutta),kinh Khai Ðạo(chỉ đường)do Phật thuyết giảng cho 5 ông Kiều Trần Như tại Vườn Lộc Uyển,hai tháng sau khi Phật thành đạo,Phật dạy:“Có hai thái cực mà người tu đạo nên tránh:một là lao mình vào khoái lạc,nhục dục,hai là hành hạ thân xác cho hao mòn.Cả hai con đường đều đưa đến sự phá sản của thân tâm.Con đường mà tôi tìm ra là con đưòng trung đạo tránh được hai thái cực ấy và có thể đem đến trí tuệ giải thoát và an lạc…”
- Lời dạy có vẻ giản dị,trực tiếp nhưng rồi thiên kinh vạn quyển vẫn không nói lên đầy đủ ý nghĩa của đạo lý Trung Ðạo.Trung đạo trong tri kiến,trong tư duy,trong lời nói,trong nếp sống,trong quán tưởng.Làm sao trung đạo trong tri kiến.Cái nhìn của chúng ta bị điều kiện hóa bởi học vấn,truyền thống,văn hóa,phong tục tập quán.Làm sao có thể hiểu thấy sự thật,thâm nhập đạo lý Trung Ðạo.45 năm thuyết pháp của Phật cốt đi sâu vào vấn đề này,đi sâu từ câu nói giản dị và trực tiếp cho 5 ông Kiều Trần Như,những người đã nhiều năm thụ hưởng đời sống vất chất lúc còn tại gia,những người đã nhiều năm tu khổ hạnh đời đạo sĩ.Họ là nhân tuyển thích hợp cho bài giảng khai đạo này.
- Chân lý tuy là một,nhưng phương tiện để đạt được chân lý thì có nhiều. Ðừng lấy phương tiện làm chân lý và cũng đừng bỏ phương tiện đi đến chân lý. Ðức Phật xem giáo lý của Ngài như ngón tay chỉ mặt trăng,như chiếc bè đưa người qua sông chính là ý nghĩa này và câu nói bất hủ của ngài “Chánh pháp còn phải bỏ,huống là phi pháp”(Mn.I. 134)biểu lộ một cách trọn vẹn ý nghĩa trung đạo.
- Lời Phật dạy vì vậy tùy theo hoàn cảnh,theo trình độ,theo căn cơ,đem áp dụng vào đời sống trên đường đến giải thoát.Danh từ nhà Phật gọi là khế lý khế cơ.
227. Trung đạo phải chăng là sự chiết trung giữa khổ và vui, giữa trái và phải, giữa thiện và ác? Một đạo lý hàng hai?
- Nếp sống bình dị,không xa hoa,sa đọa,không bủn xỉn,keo kiệt,không ép xác,hại thân không phải là nếp sống hàng hai,mà là nếp sống an lạc.
- Mọi sự vật trong trời đất đều phải trải qua bốn thời kỳ biến đổi:thành(giai đọan hoàn thành),trụ(giai đọa hiện hữu),hoại(giai đọan tàn lụn),không(giai đoạn chấm dứt).Nhưng chấm dứt không phải hết.Sống để mà chết,chết để mà sống.Các tế bào của cơ thể con người luôn luôn sống chết,biến đổi không ngừng,chết đi sống lại có tới 6,400,099,980 lần.Như thế chết không phải là hết.Trong tử có sinh,trong sinh có tử, đó là đạo lý Trung Ðạo.
- Trong kinh có câu:Muội vũ trụ chi chân lý,vị chi mê,minh vũ trụ chi chân lý,vị chi ngộ.”(Không rõ cái lý thật của vũ trụ gọi là Mê.Rõ được cái lý thật của vũ trụ gọi là Tỉnh),đó là đạo lý Trung Ðạo.
- Trong kinh điển nhà Phật lấy câu chuyện chiếc giây thừng và con rắn để làm thí dụ.Trong bóng tối,ta thấy một chiếc giây thừng,tưởng đó là con rắn.Nhưng khi có ánh sáng ảo giác giây thừng là con rắn biến mất.Không có con rắn thực,nhưng có sợi giây thừng.Bảo giây thừng là con rắn là sai,nhưng nói không có gì cả cũng sai vì có giây thừng.Ðó là ý nghĩa sắc mà không,không mà sắc.Ðó là đạo lý Trung Ðạo.
228. Trong Kinh Chuyển Pháp Luân sau khi Đức Phật nói về Trung Đạo, Ngài thuyết giảng thêm đạo lý gì?
- Ngài nói về Bát Chánh Ðạo,nguyên văn trong kinh như sau:“Này các Tỳ Kheo,thế nào là Trung Ðạo do Như Lai Chánh Giác chứng ngộ,phát sinh sự thấy,sự hiểu, đưa đến an tịnh,thắng trí,niết bàn?Ðó là Tám Con Ðường Chánh: 1/Chánh Tri Kiến. 2/Chánh Tư Duy. 3/Chánh Ngữ. 4/Chánh Nghiệp. 5/Chánh Mạng. 6/Chánh Tinh Tấn. 7/Chánh Niệm. 8/Chánh Ðịnh.”
- Ðể dễ hiểu ta có thể diễn dịch như sau:Con đường Chánh Ðạo là con đường Bát Chánh:nhận thức chân chánh,tư duy chân chánh,ngôn ngữ chân chánh,hành động chân chánh,sinh kế chân chánh,chuyên cần chân chánh,niệm lực chân chánh và định lực chân chánh.
- Phật đã đi theo con đường bát chánh đó và đã thực hiện được trí tuệ,giải thoát và an lạc.
229. Tại sao con đường này gọi là chánh đạo?
- Vì con đường này không lẫn tránh khó khăn đau khổ mà trực tiếp đối diện với khổ đau,nói rõ thực trạng của khổ đau,hiểu rõ nguyên nhân của khổ đau và tìm con đường diệt trừ khổ đau.
- Vì đây là con đường giác ngộ,con đường tỉnh thức.
230. Trong Kinh Chuyển Pháp Luân có nói thêm về đạo lý gì nữa?
- Ngài nói Ðạo Lý Tứ Diệu Ðế(Bốn Sự Thật Nhiệm Mầu,hay Bốn Chân Lý Cao Thượng),đó là 1/Khổ đế. 2/Tập đế. 3/Diệt đế. 4/Ðạo đế.Nguyên văn trong kinh như sau:
- “Này các Tỳ Kheo,đây là sự thật về khổ(Khổ Ðế):sinh là khổ,già là khổ,bệnh là khổ,chết là khổ,sầu bi, ưu não là khổ,oán thù tụ hội là khổ,thương yêu ly biệt là khổ,mong cầu không được là khổ,tham đắm vào thân năm uẩn là khổ.
- “Này các Tỳ Kheo,đây là sự thật về nguyên nhân của Khổ(Tập đế),đó là ái dục dẫn đến tái sinh.Do ái cấu kết với hỷ và tham,tìm kiếm thú vui nơi này chỗ khác,tức là ái dục,ái hữu và phi ái hữu.
- “Này các Tỳ Kheo,đây là sự thật về diệt khổ(Diệt Ðế):đoạn diệt tham ái,xả bỏ,giải thoát,không còn chấp trước dục ái.”
- “Này các Tỳ Kheo,đây là sự thật về con đường diệt khổ(Ðạo Ðế):đó chính là Bát Chánh Ðạo.”
-Bốn sự thật ấy nói lên thực trạng khổ đau của kiếp người,nguyên nhân sinh ra đau khổ,trạng thái an lạc sau khi đã diệt trừ khổ đau và lộ trình mầu nhiệm hướng đến giải thoát.Giáo lý về Bốn Sự Thật(Tứ Ðế)này là giáo lý nhiệm mầu(Diệu)nên gọi là Tứ Diệu Ðế:Bốn Sự Thật Nhiệm Mầu hay Bốn Chân Lý Cao Thượng.
Phật giảng giải đạo lý Tứ Diệu Ðế bằng ba phương thức,danh từ chuyên môn của Phật Giáo gọi là Tam Chuyển và Mười Hai Tướng.Ba Chuyển là Thị Chuyển,Khuyến Chuyển,Chứng Chuyển.Mười Hai Tướng là dùng Tam Chuyển áp dụng cho mỗi sự thật(3 Chuyển x 4 Ðế = 12 Tướng).
- Thị Chuyển:Chỉ bày,cắt nghĩa Tứ Diệu Ðế.
- Khuyến Chuyển:Khuyến khích tìm hiểu,chiêm nghiệm,chứ không phải nghe suông.
- Chứng Chuyển:Chứng minh bằng kinh nghiệm của Phật đã trải qua và kinh nghiệm bản thân mình.
Ðạo lý Tứ Diệu Ðế qua Ba Chuyển nói lên không những nhận thức thực tại mà còn giai trình biện chứng qua kinh nghiệm bản thân của Phật,qua tương quan nhân quả,qua thăng chứng nội tại.Nói một cách khác qua diễn trình nhận thức thực tại(Khổ Ðế) đến chuyển hướng tư duy(Tập Ðế),đến kết quả hành trình(Diệt Ðế),đến giai trình thực hiện(Ðạo Ðế).
231. Đạo Phật nói đời là khổ, như vậy xem cuộc đời có vẻ bi quan lắm sao?
- Nói đời là khổ là diễn đạt thực tại của cuộc sống. Ðiều đó không phủ nhận trong cuộc sống của con người cũng có những phút sung sướng,hạnh phúc.
- Hơn nữa sau khi trình bày hiện thực của cuộc sống,Phật Giáo không bi quan mà còn đưa ra con đường diệt trừ đau khổ,chứng đắc giải thoát,một hạnh phúc vĩnh cửu,thái độ lạc quan,thực tiễn.
232. Đạo Phật chủ trương diệt dục, cho đó là nguyên nhân của khổ đau. Nhưng nếu không có dục lấy đâu có động cơ tiến thủ, xã hội như vậy sẽ mãi mãi trong tình trạng hoang sơ?
- Ý nghĩa diệt dục của Phật Giáo không phải như vậy.Ðức Phật dạy nếu cuộc sống chỉ dựa vào lòng ham muốn tiếp tục không bao giời dừng nghỉ thì chỉ gây khổ đau,vì không làm sao thỏa mãn được.
- Ngài dạy phải phân biệt chúng ta cần gì,chúng ta muốn gì rồi cố gắng đạt cho được điều chúng ta cần mà thay đổi điều chúng ta muốn. Ðiều ta cần có thể thỏa mãn,nhưng điều ta muốn thì thật vô cùng tận.
- Mục đích của cuộc sống là gì?Phải chăng là hạnh phúc,an lạc?Hạnh phúc an lạc có thể đạt được không nếu chúng ta chỉ muốn và muốn?
- Một trong sáu hạnh Ba La Mật là Tinh Tiến Ba La Mật. Ý chí hướng thượng,tinh tấn,dũng mãnh là động cơ đưa ta đến bờ giác.Yêu Niết Bàn và yêu trần thế đều là yêu,đều là lòng mong cầu,nhưng nội dung yêu và mong cầu khác nhau.
233. Trong đạo lý Tứ Đế, Phật đề cập đến cảnh giới Niết Bàn thanh tịnh, nơi mọi ham muốn không còn nữa. Vậy Niết Bàn là gì? Nằm ở đâu?
- Nếu chúng ta chưa có dịp thử mùi vị của kẹo chocolate,thì dầu có diễn tả một cách tài tình,chúng ta cũng chỉ mập mờ biết vậy mà thôi.Niết Bàn cũng vậy,không thể dùng văn tự diễn tả,nhất là văn tự hạn hẹp của con người.Chúng ta chỉ dựa vào lời Phật,vị đã giác ngộ,đã chứng đạt Niết Bàn cho chúng ta hay:“Ở đây không sinh,không nằm trong quá trình hiện hữu,không tạo dựng,không tổng thể phát hiện,vượt ngoài hiện tượng sinh,thành hình,tạo dựng,hợp thể.”(UD 80).
- Niết Bàn chữ Pali là Nibbana,chữ Phạn Nirvana,có nghĩa là vắng lặng,tuyệt diệu,không còn vọng động,trạng thái giải thoát.
- Tiểu Thừa Phật Giáo chia Niết Bàn thành hai loại tương đối và tuyệt đối.Khi tu định,thâm nhập cảnh giới Niết Bàn,có tính cách nhất thời,tương đối,khi viên tịch vào cảnh giới Niết Bàn vĩnh viễn và tuyệt đối.
- Ðại Thừa Phật Giáo không chối bỏ hiện hữu,không chối bỏ cảnh Niết Bàn trong thiền định mà chấp nhận hiện hữu để giải thoát hiện hữu.Như vậy không đợi kiếp sau, đợi khi viên tịch mới chứng quả Niết Bàn.Niết Bàn trong hiện thế.Nói một cách khác cái ngộ nằm trong cái mê,bồ đề nằm trong phiền não.Phật pháp bất ly thế gian pháp.
- Một người nọ,mùa đông giá lạnh sắp đến,hỏi vị thiền sư làm sao tránh được cảnh mùa đông lạnh giá.Thiền sư trả lời: Ðông đến anh cứ run đi,hạ đến anh cứ để cho mồ hôi toát đầy mình đi.Ðó là cảnh giới Niết Bàn!
234. Ngoài đạo lý Trun g Đạo, Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế, Đức Phật có dạy thêm đạo lý nào nữa không?
- Trong bài kinh giảng về Tứ Diệu Ðế,khi giải thích về nguyên nhân của sự khổ đau,Phật đề cập đến đạo lý Duyên Khởi,thuyết Thập Nhị Nhân Duyên.Kinh văn chép:“Này các Tỳ Kheo,thế nào là chân lý cao thượng về nguyên nhân của khổ?Duyên vô minh có hành,duyên hành có thức,duyên thức có danh sắc,duyên danh sắc có sáu xứ,duyên sáu xứ có xúc,duyên xúc có thọ,duyên thọ có ái,duyên ái có thủ,duyên thủ có hữu,duyên hữu có sinh,duyên sinh có lão,tử,sầu bi, ưu não.”
- Ðức Phật gọi nguyên nhân là nhân(hetu),là tập(samudaya),là duyên(paccaya),là điều kiện(nidàya)tùy theo trường hợp,tùy góc độ nhận thức.Về sau các nhà Phật học thường gọi nhân là chủ yếu và gọi duyên là những nguyên nhân thứ yếu.Thực ra chủ yếu,thứ yếu đều dựa vào vị trí quan sát mà thôi,vì trong mối liên hệ chằng chịt của các hiện tượng,cái này nhận cái kia là nhân hay là duyên,chính nó cũng là nhân,là duyên cho những yếu tố khác.
- Ðạo lý Duyên Khởi(Paticcasamuppada)là thuyết nhân sinh quan của Phật Giáo.Mọi sinh vật đều do duyên(paccaya)hay do điều kiện, ảnh hưởng(nidàna),hay do nguyên nhân(hetu),hoặc do yếu tố tích lũy(samudaya)dựa vào nhau mà có.Kinh Tương Ưng nói:“Các pháp do nhân duyên sinh.Dù Chư Như Lai có xuất hiện hay không,chân lý này vẫn hiện hữu,dựa vào nó mà các pháp hiện hữu,nó quyết định sự hiện hữu của các pháp,các pháp đều dựa vào duyên tính của nó.”
- Ngũ Phần Luật nói:“Các pháp đều do nhân duyên mà có,cũng do nhân duyên mà diệt. Ðức Phật,vị Ðại sa Môn,thường dạy như vậy.”
- Cái vận hành sinh diệt máy móc của sự vật được tóm tắt bằng câu:“Do cái này có mặt,cái kia có mặt.Do cái này sinh cái kia.”Do duyên vô minh mà có hành;do duyên hành mà có thức…Sự vận chuyển,sinh thành,hủy diệt không diễn tiến trên một đuờng thẳng mà theo một vòng tròn,vì tất cả đều là tương đối,thời gian,không gian đều tương đối.Quá khứ,hiện tại,vị lai đều là tương đối,chằng chịt vào nhau.Hai câu tục ngữ Việt Nam nói lên tinh thần đạo lý duyên khởi:
Có cây thì có dây leo
Có cột có kèo thì có đòn tay.
235. Xin giải thích thêm cho những từ ngữ như vô minh, hành, v.v…
- Vô Minh(Avijja,Ignorance)là trạng thái tâm thức đối lập với giác ngộ,là nhân tố quyết định thân phận khổ đau của con người ở cõi Dục,Sắc và Vô Sắc(Tam Giới).Vô Minh trong Phật Giáo Nguyên Thỉ là nguyên nhân của ngã kiến,về cái Ta,chấp về cái Ta nhỏ nhoi,nỗ lực duy trì nó làm cho nó tiếp tục mãi mãi,quanh quẩn trong luân hồi sinh tử.
- Kinh Tương Ưng II,phẩm Nhân Duyên, đức Phật dạy:“Này các Tỳ Kheo,thế nào là vô minh?Là không biết rõ về khổ,không biết rõ về khổ tập,không biết rõ về khổ diệt,không biết rõ con đường đi đến khổ diệt.”Nói một cách khác không thâm nhập Tứ Diệu Ðế.
- Hành(Sankhara,Mental formations)là sửa sọan,sắp đặt,hình thành,quá trình hình thành,kết quả hình thành,hành động,sự vận hành,sự tập hợp,sự gồm thành.Nói tóm lại Hành là các cấu trúc tâm lý thông qua thân,khẩu, ý.Kinh Tương Ưng III,Kinh Ðại Duyên,Trường Bộ III,Kinh Saccaka Tiểu Kinh,Kinh số 35,Trung Bộ Kinh I và Kinh Hữu Minh Tiểu Kinh,Kinh số 64,Trung Bộ Kinh I có ghi:“Này các Tỳ Kheo,thế nào là sự vận chuyển của Hành?Có ba hành là thân hành,khẩu hành và ý hành.”Hành là sự chuyển biến của thân,khẩu, ý nghiệp.Hành là ý chí muốn sống(Will zum leben)theo triết gia Schopenhauer.
- Thức(Vinnàna,Consciousness)là sự ghi nhận sự vật,là tri giác.Kinh Tương Ưng III giải thích:“Này các Tỳ Kheo,thế nào gọi là Thức?Rõ biết gọi là Thức,rõ biết gì?Rõ biết chua,đắng,cay,ngọt,mặn,lạt…”
- Nói đến thức là bao gồm cả chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức,là tâm và Cảnh.Theo từ ngữ tâm lý học(Psychology)hay tâm thái học(Behaviorism),Thức là năng lực tiềm ẩn của mọi trạng thái và thái độ tâm lý khi gặp đối tượng kích thích.
- Danh Sắc(Nàma-rùpa,Corporealty and mentality):con người gồm yếu tố tâm lý(Danh)và vật lý(Sắc).Kinh Tương Ưng II nói:“Này các Tỳ Kheo,thế nào là Danh Sắc?Thọ,tưởng,tư,xúc,giác, tác ý gọi là Danh.Tứ Ðại và Sắc do Tứ Ðại tạo ra gọi là Sắc.”Danh Sắc như vậy gồm quá trình đi đến Thức(xúc,tác ý,thọ,tưởng,tư).Danh Sắc là cỗ máy hoạt động,nhưng sự vận hành của nó thì cần đến nhiên liệu,nhiên liệu ấy là thức.Ta hãy chiêm nghiệm lời dạy trong Kinh Ðại Duyên,thuộc Trường Bộ Kinh:“Này A Nan,nếu Thức đi vào trong bụng mẹ rồi bị tiêu diệt,thì Danh Sắc có thể thành hình được không?”A Nan trả lời:“Bạch Thế Tôn,không.” Ở đây đề cập đến sự thọ thai.Danh Sắc ở đây là sự quy tụ của noãn và tinh trùng mẹ cha,chưa trở thành hữu thể nếu không có thức.Yếu tố vật lý chưa đủ để tạo thành con người mà cần có yếu tố tâm lý.
- Lục Nhập(Salayàtana,Six Bases),sự tương nhập của sáu căn(hay sáu xứ,sáu điểm tựa:mắt,tai,mũi,lưỡi,thân, ý),với sáu trần(sáu đối tượng:hình thể,âm thanh,mùi thơm,mùi vị,sự đụng chạm, ý niệm(pháp)).Nói một cách khác,Lục Nhập là sáu ngõ tiếp nhận các đối tượng của nhận thức.
- Xúc(Phassa,Impression)là sự tiếp xúc của các cơ quan cảm giác với đối tượng.Xúc là sự gặp gỡ của thức(chủ thể nhận thức),căn(cơ quan nhận thức) và trần(đối tượng nhận thức).Kinh Trường A Hàm ghi chép lời Phật hỏi A Nan:“Này A Nan,giả sử không có nhãn căn,không có sắc trần,không có nhãn thức thì liệu có Xúc không?A Nan thưa: “Bạch Ðức Thế Tôn,không.”Như vậy Xúc không những là sự gặp gỡ của 18 giới(6 căn+6 trân+6 thức)mà còn là kết quả của sự gặp gỡ đó.
- Thọ(Vedana,Feelings):cảm xúc khi chủ thể tiếp xúc với đối tượng.Trạng thái tâm ký hay thái độ tâm lý theo nghĩa tâm lý học ngày nay.Tương Ưng Bộ Kinh II cắt nghĩa:“Này các Tỳ Kheo,thế nào gọi là Thọ?Là cảm xúc do mắt,tai,mũi,lưỡi,thân, ý tiếp xúc với các đối tượng phát sinh.”
- Có 3 loại cảm thọ:Lạc thọ,khổ thọ,bất khổ bất lạc thọ.Cảm xúc buồn khổ,vui thích,không khổ,không vui).
- Ái(Tanha,Craving):sự luyến ái,ham thích.Tăng Ưng Bộ Kinh II giải thích:“Này các Tỳ Kheo,thế nào là Ái?Là ái sắc,thanh,hương,vị,xúc,pháp.” Ái là ý chí sống, động lực mạnh nhất đẩy chúng sinh vào sinh tử,luân hồi.
- Thủ(Upàdàna,Grasping,Clining,Fastening to life):Nắm giữ,bám chặt,ràng buộc vào.Trong kinh đề cập đến bốn loại thủ(nắm giữ những gì ưa thích),Kiến Thủ(chấp chặt quan điểm của mình),Giới Cấm Thủ(giữ chặt các giới điều sai lạc,tà đạo),Ngã Luận Thủ(duy trì quan điểm về tự ngã,bám vào Ngũ Uẩn xem là của mình mà không biết Ngũ Uẩn là hợp thể không thường hằng.
- Hữu(Bhava,Process of Becoming):tiến trình tương duyên để hình thành hiện hữu.Hữu còn có nghĩa là nơi,chốn,cảnh giới,như trong Kinh Pháp Hoa gọi Tam Hữu(Dục,Sắc,Vô Sắc)là tam giới hỏa trạch(ba cõi như ngôi nhà lửa),chúng sinh trong Tam Giới bị lửa dục thiêu đốt,bị hữu vi,vô thường chi phối.
- Sinh(Jàti,Birth,Rebirth,Becoming):ra đời,xuất hiện,sự thành tựu của vật lý,tâm lý và khả năng sống, ý chí muốn sống.
- Lão tử(Jati-marana,Old Age and Death,Decay and Death):Già nua và chết(tan rã).Với Phật Giáo,chết không phải là hết,mà chỉ là sự tháo rời các nhân duyên đã tạo ra ngũ uẩn.Nhân duyên khi tháo rời gọi là chết mà không phải mất đi.Các nhân duyên ấy vẫn còn và đi vào giòng sống khác,nếu vô minh,tham đắm,muốn sống v.v…thì quay trở lại vòng tròn Thập Nhị Nhân Duyên.
- Khi các duyên hợp lại thì tạo ra hiện hữu mới.Hiện hữu này không phải là hiện hữu cũ,nhưng cũng không phải khác với hiện hữu cũ.Hiện tượng này được Phật thuyết giảng trong đạo lý Nhân Quả,Nghiệp Báo,Luân Hồi.
- Mười Hai Nhân Duyên,nói tóm lại là hiện hữu của con người,cũng là tiến trình hiện hữu của con người.
236. Danh từ Phật học làm em choáng váng. Về thân người có khi gọi là Thân Tứ Đại, có khi gọi là Thân Ngũ Uẩn, có khi gọi là Thân Lục Giới là nghĩa như thế nào?
- Trong thời Ðức Phật các triết gia, đạo sĩ Ấn Ðộ đã đưa ra học thuyết Tứ Ðại,bốn yếu tố tạo thành con người: 1/Ðịa(Ðất),chất cứng. 2/Thủy(Nước),chất lỏng. 3/Hỏa(Lửa),sức nóng. 4/Phong(Gió)sức vận hành.
- Ðức Phật sử dụng quan điểmTứ Ðại xem như yếu tố vật chất(Sắc).Nhưng con người không phải chỉ do vật chất tạo thành,con người là tổng hợp của: 1/Sắc(Rùpa)vật chất,hình tướng. 2/Thọ(Vedana),cảm thọ,cảm giác,tình cảm. 3/Tưởng(Sanna)ghi nhớ,tưởng nhớ,nhận biết. 4/Hành(Sankhara) ý chí,vận hành,hành động. 5/Thức(Vinnàna)sự nhận thức,biết.Con người gồm 5 tổng thể,gọi là Ngũ Uẩn(Ngũ:Năm,Uẩn:tích tập,tổng hợp).Nếu chỉ cho cái thân vật chất,đó là thân Tứ Ðại.Nếu nói con người trọn vẹn thì dùng danh từ Ngũ Uẩn.
- Lục Giới gồm:địa,thủy,hỏa,phong,không và thức.Ðịa,thủy,hỏa,phong,không khác Tứ Ðại,thức không khác yếu tố thứ năm của Ngũ Uẩn. Ở đây chỉ thêm một yếu tố nữa là không(không khí,hư không)yếu tố quan trọng của không gian,của sự cách biệt giữa các vật thể.
237. Xin cho biết thêm về giáo lý Ngũ Uẩn.
- Ngũ Uẩn là 5 yếu tố tập hợp lại tạo thành hiện tượng,tạo thành con người.Năm yếu tố ấy là sắc,Thọ,Tưởng.Hành và Thức.
- Ðức Phật phân tích hiện tượng quy ước gọi là con người chỉ là sự tổng hợp của Danh và Sắc(Nama,Name và Rupa,Form).
- Danh ở đây là bốn hoạt động tâm linh cộng với xác thân,gọi là Ngũ Uẩn,tổng hợp lại tạo thành con người.Khi thân xác và bốn hoạt động tâm linh tách rời nhau,thì con người ấy không còn tồn tại.Năm Uẩn tan rã không có nghĩa là dòng đời chấm dứt,chúng(Ngũ Uẩn)lại tái xuất hiện trong một tổng thể khác,theo mức độ nặng nhẹ của nghiệp lực.
238. Quan điểm của các học phái Ấn Độ lúc Phật còn tại thế khác với đạo lý Thập Nhị Nhân Duyên như thế nào?
- Lúc Phật còn tại thế, ở Ấn Ðộ có 62 phái,hay 62 học thuyết,trong đó có ba học phái quan trọng chủ trương: 1/Tất cả khổ vui đều do túc nghiệp(Pubba-katu-hetu),mang tính chất định mệnh. 2/Do Ðấng Tạo Hóa(Issaranimàna)sáng tạo,mang tín ngưỡng về quyền năng của thần linh. 3/Sự vật hiện hữu ngẫu nhiên mà thành,mang tính cách thiên nhiên.
- Những học thuyết này không những trên phương diện hiện tượng luận không thuyết phục mà trên phương diện đạo đức học thì rất nguy hiểm,vì nếu là định mệnh thì mọi cố gắng tiến thủ của con người đều không có ý nghĩa;nếu do Ðấng Tạo Hóa,thì cuộc sống hoàn toàn ỷ lại vào thần linh, ý chí của con người hoàn toàn vô nghĩa;nếu do thiên nhiên,thì hành động đạo đức không có ý nghĩa gì trong cuộc sống.
239. Như vậy người Phật Tử không tin có đấng Tạo Hóa?
- Không.Có nhiều lý do.Các nhà xã hội học,tâm lý học hiện đại cho rằng những tư tưởng tôn giáo liên quan đến thần linh,nhất là quan điểm về Ðấng Tạo Hóa phát xuất từ sự sợ hãi trước vũ trụ bao la,trước những thiên tai,sấm sét ngoài sự kiểm soát của con người.Phật dạy:“Con người vì quá sợ hãi đã tìm đến những ngọn núi,những hang động,những cây cổ thụ,những am điện cho là thiêng liêng để cầu nguyện nhờ thần linh phò trợ.”(Dp 188).
- Con người thời thượng cổ,trước vũ trụ bao la rùng rợn,rồi thú dữ bao quanh,rồi bệnh tật,không có đầy đủ thức ăn,rồi sấm sét,núi lửa,bão,lụt.Sống trong tình trạng bất an.Họ phải bám vào cái gì để được thỏa đáng khi sung túc,được can đảm khi nguy khốn, được an ủi khi bất an?Ngay hiện đại ta thấy con người trở nên thuần kính hơn khi gặp tai họa,họ nói tin tưởng ở Ðấng Tối Cao cho họ sức mạnh đối phó với đời.Họ nói nhờ cầu nguyện Ðấng Bề Trên mà họ được an bình.Những điều này chứng minh lời dạy của Phật là con người tạo ra Ðấng Bề Trên để đối phó với sự sợ hãi,sự hoang mang. Ðức Phật khuyên ta phải tìm hiểu cội nguồn sợ hãi,rồi can đảm,bình thản đối phó;thay thế sự sợ hãi không bằng lòng tin mù quáng mà bằng trí tuệ hiểu biết sự thật.
- Lý do thứ hai Phật Tử không tin vào Ðấng Tối Cao vì không có bằng chứng cụ thể nào để chứng minh quan điểm này.Ngoài ra nhiều tôn giáo cho chỉ có Ðức Tối Cao của mình mới thật còn những Ðấng Tối Cao khác là ngụy tạo, để rồi gây ra không biết bao nhiêu tai họa.Người Phật Tử không vướng vào những tranh chấp ấy.Người Phật Tử dành sự phán đoán của mình khi được chứng minh cụ thể.
- Lý do thứ ba Phật Tử không tin vào Ðấng Tối Cao,Chúa Tể của muôn loài,vì cho lòng tin ấy không cần thiết.Có người cho rằng nếu không có Ðấng Tối Cao thì làm sao có thế giới này.Khoa học cho ta thấy rõ sự hiện hữu của vũ trụ không cần phải có quan niệm Ðấng Tạo Hóa.Có người cho rằng tin tưởng ở Ðấng Tối Cao làm cho đời thêm ý nghĩa và hạnh phúc. Ðiều này lại càng không đúng vì Phật Tử và những người không tin vào Ðấng Tạo Hóa vẫn có cuộc đời hạnh phúc và đầy ý nghĩa.Có người cho rằng tin ở quyền năng của Ðấng Tạo Hóa giúp cho người có thể đương đầu với mọi oan trái,bi lụy.Lòng tin này có thể có khả năng làm thuốc dán ngoài da nhưng không làm sao tận trừ được mọi bi lụy của cuộc sống.Có người cho rằng nhờ Ðấng Tạo Hóa mà con người được cứu rỗi.Phật dạy muốn được cứu rỗi phải do chính mình.Con người có đầy đủ khả năng tạo dựng số phận cho chính họ.
240. Nếu không có đấng Tạo Hóa thì thế giới, vũ trụ, con người, vạn vật từ đâu mà có?
- Nhiều tôn giáo,tín ngưỡng dùng thần thoại để trả lời nhan đề này.Người Việt Nam cho rằng mình là Con Rồng Cháu Tiên.Người Tây Tạng tin tổ tiên của họ là con khỉ v.v…Vào thế kỷ thứ 20 vật lý học,thiên văn học, địa chất học đã thay thế thần thoại bằng dự kiện khoa học.
241. Đức Phật giải thích sự hiện hữu của vũ trụ như thế nào?
- Cách giải thích của Phật mà gần đây khoa học càng ngày càng thấy gần gũi.Trong Kinh Aganna Sutta đức Phật nói sự thành hình của vũ trụ biến chuyển qua muôn ngàn yếu tố chằng chịt,qua hàng triệu triệu năm.Mạng sống của sinh vật thành hình trên mặt nước và qua hàng triệu năm trở thành sinh tố phức tạp.Trong diễn trình tiến hóa thật là vô thỉ,vô chung như được trình bày ở thuyết Thập Nhị Nhân Duyên ở trên.
242. Không có dấu hiệu của Đáng Tạo Hóa, vậy thì những phép lạ xuất hiện phải giải thích ra làm sao?
- Nhiều người cho rằng phép lạ là bằng chứng nói lên sự hiện hữu của Ðấng Tối Cao.
- Hàng tuần vào sáng chủ nhật,chúng ta thấy trên đài TV nói về phép lạ trị bệnh nhưng không bao giờ thấy khảo nghiệm độc lập về y khoa.Chúng ta nghe tin đồn về những hiện tượng cứu rỗi,nhưng không thấy tường thuật trực tiếp mắt thấy tai nghe.Chúng ta cũng nghe nhiều về phép lạ chữa chân què,thân còm nhưng không thấy bằng chứng chụp quang tuyến của bác sĩ.
- Tin đồn,báo cáo gián tiếp không thể thay thế bằng chứng thật sự.Tuy nhiên cũng có những chuyện khó giải thích xảy ra nhưng vì khả năng chúng ta còn kém nên chưa giải thích được,điều đó không có nghĩa đó là bằng chứng hiện hữu của Ðấng Tối Cao.
- Ở Việt Nam trước đây có người bị đứng tim chết,ta thường nói bị trúng gió, đau đầu sổ mũi vì ma quỷ trù yểm.Không rõ nguyên nhân,chưa có khả năng giải thích không có nghĩa là có quỷ thần trù yểm,có gió làm đứng tim.
243. Trên thế giới có rất nhiều người tin ở Đáng Bề Trên như vậy chắc chắn phải có Đấng Bề Trên ở hình tướng này hay hình tướng khác?
- Không phải như vậy.Có một độ hầu hết người ta tin quả đất là dẹp,như vậy không có nghĩa là quả đất dẹp.
244. Nếu Phật Tử không tin ở đấng Tạo Hóa thì họ tin gì?
- Chúng ta không tin ở Ðấng Tạo Hóa vì chúng ta tin ở người,con người quý giá,có khả năng phát triển thành Phật-một con người trọn vẹn.
- Chúng ta tin tưởng con người có thể vượt qua những ngu muội,phi lý để có thể nhìn được chân tướng của sự vật.
- Chúng ta tin rằng hận thù,ganh ghét,sân hận có thể được thay thế bằng từ bi,khoan dung,độ lượng.
- Chúng ta tin tưởng những đức tính này con người có thể đạt được nếu ra công tập luyện,được sự yểm trợ của người đồng đạo,được sự hướng dẫn của Chánh Pháp, được cảm hóa qua đời sống gương mẫu của Phật. Ðức Thế Tôn nói:“Không ai có thể cứu ta chỉ có ta tự cứu ta.Chúng ta là kẻ đi trên con đường giải thoát,đức Phật chỉ là kẻ chỉ đường.”
245. Nếu không có Đấng Bề Trên thì làm sao ta biết được điều gì là thiện, điều gì là ác? Ai là quan tòa xét cho hoạt động gọi là thiện, ác?
- Trong lịch sử ta thấy nhiều tội phạm đã xảy ra nhân danh tôn giáo.Ngay bây giờ cũng vậy,nhiều phần tử cực đoan dùng chiêu bài tôn giáo cổ võ,thúc đẩy dân làm nhiều điều tàn ác,gây hận thù,chia rẽ,bạo động.Chủ nghĩa tôn thờ cá nhân cũng mang lại nhiều thảm họa.Nhân loại sẽ được an bình hơn nếu không có những quan điểm cực đoan này.
246. Người ta lợi dụng tôn giáo chứ tôn giáo có bảo họ làm như vậy đâu?
- Ðúng vậy.Ngày xưa các ông vua cho mình là con trời(Thiên Tử),vâng mệnh trời(Thiên Mệnh)muốn làm gì thì làm.Trời ở đâu mà có người con như vậy và trời ở đâu để ra lệnh như vậy?
- Con người có khuynh hướng hợp lý hóa tham vọng của họ,rồi đồng nghĩa tham vọng với ý trời.
247. Làm sao em biết phải theo tôn giáo nào hay bậc thầy nào?
- Em nên lắng nghe lời Phật trao đổi với Kalamas về vấn đề này,Phật dạy:“Nếu chưa dứt khoát phải theo đạo nào,cần phải do dự,có quyền để do dự, đừng vì truyền thống,lời đồn mà tin theo;đừng vì kinh sách chưa được kiểm chứng mà tin theo; đừng vì người ta tin theo mà mình tin theo;đừng vì ý kiến của người chuyên môn mà tin theo;đừng vì sự kính trọng về vị nào đó rồi tin theo,mà cần phải tìm hiểu,chiêm nghiệm,gạn lọc,rồi mới tin theo.”
248. Như vậy quá khó. Em nhỏ, chưa có kinh nghiệm, học vấn tháp kém, làm sao quan sát, kiểm chứng, gạn lọc?
- Nếu vậy em nghe câu kinh sau đây: Ðừng làm những điều ác,hại mình,hại người(Chư ác mạc tác).Làm các điều lành,lợi mình,lợi người(Chúng thiện phụng hành).Thanh tịnh hóa,làm trong sạch ý tưởng,tâm trí của mình(Tự tịnh kỳ ý).
- Theo Phật Giáo,hành động ác phát xuất từ tham,sân,si, ích kỷ,hại mình,hại người.Hành động thiện phát xuất từ lòng từ bi,thương mình,thương người,khoan dung,hòa nhã.Luôn luôn kiểm điểm tâm trí mình,không dối mình,dối người,đi theo đường thiện,đường chánh.
- “Chư ác mạc tác,chúng thiện phụng hành,tự tịnh kỳ ý”là Phật Giáo,là châm ngôn cho cuộc sống.
249. Ở trên có đề cập đến đạo lý Thập Nhị Nhân Duyên với yếu tố đầu tiên là Vô Minh. Như vậy phải chăng vô minh là nguyên nhân đầu của hiện hữu, của sự khổ đau?
- Trong thuyết Nhân Quả của Phật Giáo,không chủ trương có nguyên nhân đầu tiên,vì thực sự không có nguyên nhân đầu tiên.Vì nếu có nguyên nhân đầu tiên thì cái gì trước nguyên nhân đầu tiên ấy?Và cứ như vậy hoài ta vẫn không tìm ra nguyên nhân đầu tiên.
- Tiến trình hiện hữu như được trình bày trong Thập Nhị Nhân Duyên,không phải là tiến trình hàng dọc qua thời gian và không gian,vì thời gian hay không gian chỉ là quan niệm tương đối,trong quá khứ có hiện tại,trong hiện tại có vị lai,trong vị lai có quá khứ.Ðông Tây Nam Bắc,trên dưới là những vị thế tương đối trong không gian.Theo luận lý này thì Vô Minh là Hành…là Ái…Thủ,Hữu là Vô Minh.Do đó Vô Minh không phải là yếu tố đầu tiên.
- Ðạo Lý Duyên Khởi phải được trình bày bằng một vòng tròn chứ không phải bằng đường ngang hay đường thẳng.Ngay cả khái niệm vòng tròn cũng là khái niệm tương đối.
- Vô Minh là nhân của Hành mà Hành cũng là nhân của Vô Minh.Hành là Duyên của Vô Minh mà Vô Minh cũng là Duyên của Hành v.v…
- Khi Vô Minh được chấm dứt thì Ái cũng dứt.Khi Ái dứt thì Vô Minh cũng dứt.Nhân Duyên quận xoáy vào nhau,không ai là đầu,không ai là thứ.
- Ta hãy lấy một thí dụ điển hình để giải thích tiến trình duyên khởi:chiếc đồng hồ đeo tay.Thông thường ta nói chiếc đồng hồ do người thợ đồng hồ làm ra.Nhưng ta quên hỏi người thợ ấy từ đâu mà có,rồi cha mẹ người thợ ấy từ đâu mà ra.Chiếc đồng hồ làm bằng kim loại,kim loại ấy đã trải qua tiến trình nào?Có người làm đồng hồ,có kim loại,thế thì dụng cụ làm đồng hồ ở chỗ nào và v.v…Như vậy ta thấy chiếc đồng hồ là thành quả của nhiều yếu tố tụ tập,trong đó không yếu tố nào bắt đầu,không có yếu tố nào là phụ thuộc.
250. Trong đạo lý Thập Nhị Nhân Duyên, ở duyên thứ 12 là Lão Tử (già, chết) nói chết không phải là chấm dứt sự sống, chấm dứt nguồn sinh lực, mà chỉ là kết thúc một hình thức sống, một giai đoạn sống. Em muốn biết tại sao có người sống lâu, có người chết yểu?
- Ðiểm này được cắt nghĩa trong Luật Nhân Quả,trong thuyết Nghiệp Báo và Luân Hồi(Kamma-samsàra)của Phật Giáo.
- Nghiệp(Kamma,Karma)thường thường được hiểu là hành động có tác ý.Hành động đem lại hậu quả.Ðó là luật Nhân Quả hay Nghiệp Báo.Ðời sống chúng sinh liên miên từ vô thỉ.Mỗi giai đoạn của cuộc sống(thọ mạng)mở đầu bằng sự sinh và kết thúc bằng sự chết.Sinh tử nối tiếp nhau triền miên gọi là Luân Hồi(Samsara).
- Nghiệp,Tái Sinh,Luân Hồi vốn là tin tưởng có trước thời Ðức Phật.Thông thường người ta tin con người có một chủ thể gọi là linh hồn,tái sinh nhiều lần qua nhiều cảnh giới,do hành động quá khứ của mình.Sau đó do sự trả báo,hay do tu tập,chủ thể ấy được gột sạch những ô nhiễm,xấu ác và được giải thoát nơi vĩnh cửu.
- Ðức Phật cũng dạy về Nghiệp,Tái Sinh,Luân Hồi,nhưng lại chủ trương Vô Ngã.Ở đây chỉ có nghiệp,nghiệp báo,chứ không có một ngã thể gọi là linh hồn chịu nghiệp báo.
- Nghiệp được Ái nuôi dưỡng.Do Ái mà có Thủ nên Thủ cũng là biểu hiện của Nghiệp.Nghiệp không do ai làm ra và không làm ra ai cả.Nghiệp là sự vận hành của chính nó.Nghiệp là một hiện hữu và cũng do duyên khởi mà sinh.
251. Em vẫn còn hoang mang. Em muốn được trả lời ngắn gọn, con người từ đâu đến và sẽ đi về đâu?
- Một vấn đề trọng đại như thế này,câu hỏi con người từ đâu đến và sẽ đi về đâu mà trả lời ngắn gọn,thì làm sao trả lời được.Tốt hơn hết là ngậm câm.Có lẽ ngậm câm là câu trả lời thỏa đáng nhất.
- Nhưng thôi,dù nông cạn,tôi vẫn cố gắng trả lời.Có ba cách trả lời cho câu hỏi này. 1/Những người tin rằng ở Ðấng Tạo Hóa cho rằng trước khi Tạo Hóa sinh ra người,con người không có hiện hữu chỉ nhờ Ðấng Tạo Hóa sinh ra mới có.Con người đó sống hết đời mình theo sự sắp đặt của Ðấng Tạo Hóa,rồi hoặc lên thiên đường vĩnh cửu,hoặc xuống địa ngục đời đời. 2/Các nhà nhân bản,khoa học gia cho rằng con người sinh ra do những nguyên nhân thiên nhiên,sống hết cuộc đời của mình,rồi trở về thiên nhiên. 3/Phật Giáo không chấp thuận hai thuyết ấy.Thuyết thứ nhất đặt cho chúng ta nhiều vấn đề có tính cách đạo đức.Nếu Ðấng Tạo Hóa thánh thiện tạo sinh chúng ta,làm sao lại để cho một số người bị đui què,sứt mẻ khi mới sinh?Làm sao lại để cho những em bé phải sẩy thai?Hay thai chết trong bụng mẹ?Những kẻ bất hạnh này đã làm gì nên tội mà chịu đọa đày?Hành hoạt của con người trong khoảng thời gian 70,80 năm ngắn ngủi của cuộc đời mà phải đọa địa ngục chịu khổ mãi mãi?Mà được hưởng phước đời đời?Cách giải thích thứ hai có vẻ khoa học hơn nhưng vẫn không trả lời được những nan đề.Làm thế nào một hiện tượng rất phức tạp như tâm linh lại phát sinh từ sự gặp gỡ của tinh trùng?Khoa tâm lý thần giao cách cảm bây giờ được công nhận là một ngành khoa học,làm sao cắt nghĩa thần giao cách cảm trong một mô hình vât lý.
- Phật Giáo cho chúng ta đáp số thỏa đáng hơn về câu hỏi con người từ đâu đến và sẽ đi về đâu.Khi ta chết tâm thức của chúng ta với những khả năng,khuynh hướng, đặc tính riêng biệt đã được phát triển, được điều kiện hóa khi còn sống(Nghiệp),tái xây dựng trong cái trứng nhận tinh khí.Cá thể này phát triển,tái sinh và phát triển cá tính được điều kiện hóa bằng những đặc tính tâm thức từ trước chuyển đến môi trường mới(Tái Sinh).Cá tính sẽ thay đổi,sẽ biến dạng do nỗ lực có dụng ý(Nghiệp)và do những yếu tố điều kiện hóa như giáo dục, ảnh hưởng cha mẹ,gia đình,xã hội và rồi đến khi chết,(Sinh Tử Luân Hồi)tái lập trong quả trứng nhận tinh khí.Diễn trình sống chết,chết sống tiếp tục mãi mãi cho đến khi những nguyên nhân phát sinh ra nó-ý chí muốn sống,lòng tham ái,mê hoặc-bị diệt trừ,khi chứng đạt cảnh giới niết bàn,thoát vòng sinh tử.
252. Làm thế nào tâm thức có thể chuyển từ thân này đến thân khác?
- Hãy nghĩ tâm thức như luồng sóng điện radio.Những luồng sóng điện này không phải do lời và nhạc làm thành mà là năng lượng ở những tầng sóng khác nhau được chuyển đi,bay qua không gian,bị lôi cuốn và thâu nhận bởi đài thâu rồi phát ra thành nhạc,thành lời.Tâm thức của chúng ta cũng như vậy.Khi chết năng lực tâm thức chạy qua không gian,bị lôi cuốn và thâu nhận bởi cái trứng(của mẹ)nhận tinh khí(của cha).Nhau trứng phát triển,đi vào não trạng rồi từ đó “phát nhanh”thành một nhân cách mới.
253. Phải chăng con người mãi mãi tái sinh làm người?
- Không.Có nhiều thế giới tái sinh vào.Có người tái sinh lên trời,có người xuống địa ngục,người sinh làm ngạ quỹ,A Tu La,súc sinh hay làm người.Thuật ngữ Phật Giáo gọi là Lục Ðạo.Thế giới trời,người,ngạ quỹ v.v…cho những người cùng cảnh ngộ,danh từ Phật Học gọi là Cộng Nghiệp.Có người cùng sinh ở môt cõi,như cõi người chẳng hạn,nhưng cảnh ngộ khác nhau,danh từ Phật Học gọi là Biệt Nghiệp.Trong trạng thái này Thiên Ðường,ngạ quỹ không phải là cảnh giới riêng biệt mà là cảnh trạng nơi thân hình,tâm thức hưởng cảnh an vui hay khổ sở,buồn phiền,lo âu.Cảnh trạng an lạc là thế giới thiên đường của kiếp người.Cảnh trạng khổ đau là thế giới địa ngục của kiếp người.Cảnh trạng luôn luôn cảm thấy bất mãn,luôn luôn ham muốn là thế giới ngạ quỷ của kiếp người.
- Ðời sống ngắn ngủi của kiếp người không trường cửu.Cảnh trạng kiếp người không trường cửu. Ðời sống và cảnh trạng của thiên giới,địa ngục giới,ngạ quỷ giới v.v…cũng như vậy.Không vĩnh cửu,không thường hằng.Không có thiên đường vĩnh cửu,không có địa ngục đời đời.Tất cả đều thay đổi theo ý chí và hành động,Phật Học gọi là Nghiệp Báo.
254. Yếu tố gì quyết định ta sẽ sinh vào thế giới nào?
- Yếu tố quan trọng nhất,nhưng không phải là yếu tố duy nhất, ảnh hưởng đến việc chúng ta sẽ sinh vào đâu và đời sống tương lai của chúng ta như thế nào là Nghiệp(Karma,Kamma)như đã được giải thích ở trên.
255. Ta có thể thay đổi nghiệp?
- Lẽ dĩ nhiên.Nhưng thay đổi được hay không còn tùy vào ý chí kiên quyết,lòng thành khẩn của chúng ta.Bát Chánh Ðạo là tư lương giúp ta thay đổi Nghiệp hay nói theo danh từ phổ thông,giúp ta thay đổi vận mệnh.
- Thông thường chúng ta sống trong dòng đời chịu ảnh hưởng của nghiệp lực quá khứ,không cố gắng thay đổi, để trở thành nạn nhân của kết quả bất hạnh.Chúng ta vì vậy sẽ tiếp tục chịu khổ đau trừ phi chúng ta quyết tâm thay đổi nghiệp lực,thay đổi thói quen,tập quán.
- Trong Bát Chánh Ðạo có Chánh Ðịnh,một trong những kỹ thuật giúp ta hoán chuyển nếp sống tư duy,hoán chuyển thói quen về thân,về khẩu.Ðời sống của người Phật tử là cốt thanh tịnh hoá tư duy,thanh tịnh hóa tâm thức.Nếu thân,khẩu, ý được thanh tịnh hóa,ta có thể thay đổi nghiệp lực.Thí dụ vì nghiệp tiền kiếp,tính tình ta hay gắt gỏng,hay giận hờn,làm đời ta và những người chung quanh ta khổ sở.Ta quyết tâm thay đổi,thay thế những tính tình ấy bằng từ bi,hỷ xả.Mội lần ta sắp sửa sân giận,thù oán,ta phân tích,chiêm nghiệm,thay thế chúng bằng từ bi,hỷ xả.Nếu kiên trì và tùy theo mức độ ý chí thành khẩn,tính nóng giận,gắt gỏng sẽ được thay đổi.Ta dần dần chuyển nghiệp.
256. Nói về luân hồi, em không thấy có bằng chúng gì sau khi chết em sẽ tái sinh.
- Không những bằng chứng khoa học mà còn nhiều câu chuyện về kiếp trước chứng minh giáo lý Nghiệp Báo,Luân Hồi của Phật Giáo là đúng.Thí dụ tại nước Anh có một em gái 5 tuổi,có thể nhớ nhiều chi tiết về kiếp trước.Em nhớ kiếp trước ở đâu,tên tuổi của những người láng giềng.Em nhớ em bị tai nạn xe hơi,bị thương tích nặng và chết sau hai ngày.Khi người ta kiểm chứng lại những điều này,mới biết những điều em nói đều là sự thật.Có một căn nhà trên con đường, ở một làng bên Tây Ban Nha như em diễn tả,tại đó,trước đó 5 năm,một phụ nữ 23 tuổi sống trong ngôi nhà ấy đã bị xe đụng chết.Làm thế nào một em bé 5 tuổi sống ở Anh có thể diễn tả những gì xảy ra ở Tây Ban Nha cách đó 5 năm một cách chính xác như vậy?
- Còn nữa.Giáo sư Ian Stevenson,thuộc trường Ðại Học Virginia,Khoa Tâm Lý,tả hàng chục trường hợp thuộc loại này trong những quyển sách của ông.Giáo sư Stevenson là một nhà khoa học có tiếng,suốt 25 năm dành thì giờ nghiên cứu về những câu chuyện của những người nhớ đến kiếp trước của mình.
257. Ngoài giáo sư Stevenson, còn có nhà khoa học nào tin ở thuyết Nhân Quả, Luân Hồi?
- Vâng,rất nhiều.Như ông Thomas Huxley,nhà khoa học gia Anh,người đã đưa môn khoa học vào chương trình giáo dục Anh,tác giả của quyển sách danh tiếng Evolution and Ethics(Tiến hóa và Ðạo đức),người đã biện hộ cho thuyết Tiến Hóa của Darwin;Giáo sư Gustaf Stromberg,nhà vật lý,thiên văn nổi tiếng người Thụy Ðiển;Giáo sư Julian Huxley,nhà khoa học Anh,Tổng Giám Ðốc UNESCO;ngay cả ông Henry Ford,nhà kỷ nghệ gia nổi tiếng Hoa Kỳ cũng đều tin vào thuyết Nhân Quả,Luân Hồi.
258. Sau đạo lý Thập Nhị Nhân Duyên, Luân Hồi, Nghiệp Báo, Phật dạy gì thêm cho 5 ông Kiều Trần Như?
- Vài ngày sau khi thuyết giảng Kinh Chuyển Pháp Luân,tại Vườn Lộc Uyển, đức Phật nói về đặc tính của cuộc đời,trong bài Kinh Vô Ngã(Anatta-Lakkhana Sutta),cho biết mọi hiện tượng luôn luôn chuyển biến,không thường trụ(Vô Thường:Anicca),mọi hiện tượng đều sinh diệt, đều khổ đau(Khổ:Dukkha),mọi hiện tượng đều không thực, đều giả hợp(Vô Ngã:Anatta).
259. Xin cắt nghĩa thêm cho em về giáo lý Vô Thuờng và Vô Ngã.
- Sinh mệnh hay đời sống con người do Phật giảng dạy cho 5 ông Kiều Trần Như,trong bài pháp thứ hai tại Vườn Lộc Uyển có thể tóm tắt trong hai câu:
Những gì có sinh thì có diệt.
Vạn vật đều vô thường,biến đổi, đều khổ đau và
Không có chủ thể.
- Vô Ngã.Giáo Lý Duyên Khởi là nền tảng,bác bỏ sự tin tưởng vào một linh hồn bất tử,hữu ngã, độc lập. Ðạo lý Vô Ngã phân tích cái mà ta gọi là “con người”,hay cái “ta”dưới khía cạnh vật lý và tâm lý qua không gian.Con người do 5 uẩn là sắc,thọ,tưởng,hành,thức,kết hợp tinh thần và tâm thức mà thành,không có một cái “ta” độc lập,không khác gì những giọt nước tạo thành dòng sông mà không có một dòng sông độc lập.
- Trong Kinh Na Tiên Tỳ Kheo(Milinda-Panha),đại sư Nagasena lấy chiếc xe làm thí dụ để giải thích đạo lý vô ngã cho vua Milinda:chiếc xe không phải bánh xe,chấu xe hay bất kỳ bộ phận riêng biệt nào khác mà là sự tập hợp của nhiều bộ phận,nhiều yếu tố.
-René Descartes nói “Tôi suy nghĩ vì vậy tôi hiện hữu”(Cotigo ergo sum).Câu này theo giáo lý Vô Ngã phải được đổi thành: “Tôi hiện hữu vì tôi nghĩ là tôi hiện hữu”.
- Vô Thường.Trong khi giáo lý Vô Ngã phân tích hiện tượng qua không gian,giáo lý Vô Thường phân tích qua thời gian.Cuộc đời được ví như dòng thác đổ,thay đổi không ngừng,không có cái bất động,thường hằng mà chỉ có cái trở thành(becoming).Phật đã làm sáng tỏ đạo lý vô thường trong bài Kinh ở bộ Anguttaranikaya(An.III,70): “Cuộc đời ngắn ngủi,giới hạn,phù du, đầy khổ não,giống như giọt sương buổi sáng tan đi khi mặt trời vừa mọc;như bọt nước,như đường vạch trên nước,như dòng thác cuốn trôi đi những gì nó gặp phải và trôi chảy mãi không ngừng;như con vật tại lò sát sinh,sợ sệt đương đầu với sự chết.”
- Giáo lý Vô Ngã,Vô Thường không những nói rõ thực tính của vạn hữu mà còn có giá trị đạo đức:Xác nhận một cách hùng hồn con người không có tự ngã,đức Phật muốn con người thấy rõ thực tại để không còn kiêu căng.
260. Những giáo lý đề cập ở trên có thể gọi là giáo lý căn bản, phổ cập trong Phật Giáo Nam Tông cũng như Phật Giáo Bắc Tông. Trong những đề tài căn bản ấy, em muốn biết cách nhìn của các giáo phái Phật Giáo.
- Ðề tài quán chiếu thật không thể kể xiết.Lấy một thí dụ về Phật.Các giáo phái quan niệm về Phật khác nhau,từ đức Phật lịch sử,một đạo sư thánh thiện dẫn đường,dần dần biến thành thánh nhân,rồi siêu nhân;từ một đức Phật nhập diệt tại Kusinagara trở thành đức Phật vô sinh,vô tử,vô khứ lai.Ðức Phật lịch sử chỉ là hóa thân trong đạo lý Tam Thân,đức Phật lịch sử chỉ là một trong vố số Phật.
261. Thế nào là đạo lý Tam Thân?
- Phật là đấng giác ngộ,diệt trừ vô minh,chứng đắc niết bàn,hòa nhập bản thể uyên nguyên, đó là Phật Tính,đó là Pháp Thân Phật(Dharma-kaya),thường hằng,vô tận,không hình tướng. Ðức Phật có 32 tướng tốt,thanh tịnh,trang nghiêm,chịu mọi báo ứng sinh lão bệnh tử như Phật Thích Ca,đó là Báo Thân Phật(Sambhoga-kaya). đức Phật vì hạnh nguyện độ sinh,thị hiện mọi hình tượng,khi làm Bồ Tát,khi làm chim,làm thú,hóa độ chúng sinh thoát cảnh sinh tử,luân hồi,đó là Ứng Thân Phật hay Hóa Thân Phật(Rupa-kaya hay Nirmanakaya).
262. Trong vô số Phật, em thường nghe đề cập đến năm vị Phật cùng Bồ Tát và thánh Tara trong Mật Giáo. Xin giải thích về điểm này.
- Như trong đạo lý Tam Thân Phật nói trên,thì Ðức Phật Thích ca chỉ là hiện thân của Phật Tính Thanh Tịnh.Phật tính thanh tịnh là bản thể,là Pháp Thân,là Tối Thượng Phật,là A Ðề Phật(Adi-Buddha).Từ Pháp Thân Phật,từ A Ðề Phật thị hiện nhiều hình tướng để phục vụ chúng sinh trong nhiều thế giới,thế giới chính giữa có Ðại Nhật Phật hay Tỳ Lô Giá Na Phật(vairocara)tức Thường Trụ Tam Thế Diệu Pháp Thân;thế giới phương Ðông có đức Bất Ðộng Như Lai hay A Súc Phật(Aksobhya),tức Kim Cang Kiên Cố Tự Tánh Thân;thế giới phương Nam có Ðức Bảo Sinh Phật(Ratanasambhava)tức là Phước Ðức Trang Nghiêm Thân;thế giới phương tây có Ðức Vô Lượng Thọ Phật(Amitiyus)tức là Thọ Dụng Trí Huệ Thân;thế giới phương bắc có đức Bất Không Thành Tựu Phật(Amoghasiddhi)tức là Tác Biến Hóa Thân.
- Ðức Tối Thắng Phật hay Adi Buddha thống lãnh tất cả Thiền Na Phật(Dhyani Buddhas)và chư Thiền Na Bồ Tát(Dhyani Bodhisattvas)cùng thánh Tara,vì tất cả đều là sự hoá hiện của Adi Buddha.
263. Em thấy sự hóa hiện của chư Phật, chư Bồ Tát có vẻ thần bí, xa dần hình ảnh quen thuộc của Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni.
- Phật là Giác,là ánh sáng giác ngộ.Ánh sáng chan hòa khắp nơi,khắp tam thiên đại thiên thế giới,vì vậy tam thiên đại thiên thế giới đều có Phật.Tam thiên đại thiên thế giới được thu gọn trong năm hướng: đông,tây,nam,bắc và chính giữa.
- Ánh sáng được nhân cách hóa hay đúng hơn Phật hoá,nên có 5 vị Phật và vô số Phật.
- Hàng Bồ Tát là những vị Phật nhưng chưa thành Phật vì muốn dấn thân cứu độ chúng sinh.Hạnh nguyện cứu độ chúng sinh được Bồ Tát Hóa thành các vị Bồ Tát,vây quanh chư Phật,giúp Phật cứu độ quần sinh.
- Hạnh nguyện đại bi được nhân cách hóa hay Bồ Tát Hoá trong hình ảnh đức Quán Thế Âm, Ánh sáng trí tuệ trong hình hài của Bồ Tát Văn Thù v.v…
264. Giáo lý Phật Giáo bao la, lien quan đến nhân sinh quan, vũ trụ quan, đến phương thức hành trì. Có cách nào tóm gọn cho em hiểu sơ qua được không?
- Thật rất khó,nhất là trong hình thức vấn đáp.
- Giáo lý Phật liên quan đến nhiều vấn đề như sáng thế luận,vũ trụ luận;về thực tại luận,về mạt luận(tận thế luận);về tâm thức luận,về trung đạo luận,về biện chứng luận(luận lý học,nhân minh luận);về kiến đạo,về tu đạo v.v…
- Tuy nhiên ta có thể tóm thâu giáo nghĩa qua 11 tông phái chính, đó là Câu Xá Tông,Thành Thật Tông,Pháp Tướng Tông,Tam Luận Tông,Hoa Nghiêm Tông,Thiên Thai Tông,Chân Ngôn Tông,Thiền Tông,Tịnh Ðộ Tông,Nhật Liên Tông,Luật Tông.
265. Cho em biết qua về Câu Xá Tông.
- Câu Xá Tông được thành lập tại Trung Quốc,dựa vào Bộ Luận Câu Xá(Abhidhamma-Kosa)của Thế Thân(Vasibandhu).
- Trong khi Thượng Tọa Bộ(Theravada)phát triển ở phương Nam, đặc biệt tại Tích Lan,thì một trường phái khác,phái Vaibhasika(Tỳ Bà Sa Phận Biệt Thuyết),một bộ phái của Tiểu Thừa Nhất Thiết Hữu Bộ(Sarvastivada),thịnh hành tại phương Bắc,nhất là tại Kashmir,thời vua A Dục,thế kỷ thứ ba trước kỷ nguyên.
- Phái Vaibhasika dùng danh xưng Vaibhasika được Kàtyayàniputra(Ca Ða Diễn Ni Tử)biên soạn vào thế kỷ thứ hai sau kỷ nguyên.những luận sư nổi danh của giáo phái là: 1/Ngài Asvaghosa(Mã Minh)thế kỷ thứ nhất hay thứ hai sau kỷ nguyên,người đã dùng văn tự sanscrit biên soạn bộ Tỳ Bà Sa. 2/Ngài Vasubhandhu(Thế Thân),thế kỷ thứ năm,tác giả bộ Abhidhammakoso(A Tỳ Ðạt Ma Câu Xá Luận)xiển dương giáo nghĩa Tỳ Bà Sa và bác bỏ hệ thống Sankhya(Số Luận,Nhị Nguyên Luận,một nền triết học tối cổ Ấn Ðộ). 3/Gunaprabha,thế kỷ thứ bảy,quốc sư của vua Harsha.
- Bộ Luận Tỳ Bà Sa được dịch ra tiếng Trung Hoa vào năm 383-434.Bộ A Tỳ Ðạt Ma Câu Xá và Luận Sớ được dịch ra tiếng Trung Hoa vào năm 563-567 và 651-654.
- Nhất Thiết Hữu Bộ(Sarvastivada)lúc đầu liên hệ chặt chẽ với Thượng Tọa Bộ,sau tách rời khỏi Thượng Tọa Bộ trong Kỳ Kết tập III,chủ trương các pháp thực hữu, đều hiện thực.
266. Nội dung của bộ luận Câu Xá như thế nào?
- Luận Câu Xá theo bản dịch Trung Hoa gồm có 9 phần,giải thích,khai triển: 1/Về các pháp(phân biệt giới). 2/Về các quan năng(phân biệt căn). 3/Về thế giới(Phân biệt thế gian). 4/Về các nghiệp(phân biệt nghiệp). 5/Về các phiền não(phân biệt thùy miên). 6/Về thánh và đạo(phân biệt hiền thánh). 7/Về tri thức(Phân biệt trí). 8/Về tư duy(phân biệt định). 9/Về Ngã(phá ngã).
267. Cho em biết đại cương giáo nghĩa của Câu Xá Tông.
- Tông Câu Xá,thuộc Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ,thuộc Thượng Tọa Bộ,thuộc Phật Giáo Tiểu Thừa, được Chân Ðế thành lập tại Trung Quốc thay thế cho Tỳ Ðàm Tông, đã có tại Trung Quốc vào cuối thế kỷ thứ tư, đến thế kỷ thứ năm.
- Bộ Câu Xá Luận của Thế Thân được Chân Ðế(Paramartha)dịch năm 563-567 và lại do Huyền Trang dịch năm 651-654.
- Tại Nhật,tông phái này được gọi là Kusha,do Trí Thông (Chitsu)và Trí đạt(Chitasu)người Nhật theo học với Huyền Trang,trở về nước thành lập năm 658.Về sau tông phái này lại được truyền vào Nhật Bản lần thứ hai,năm 735 do Huyền Phương(Gembo), đồ đệ của Trí Châu(đồ đệ đời thứ ba của Khuy Cơ(đồ đệ của Huyền Trang)).Câu xá Tông không được xem như là một tông phái độc lập tại Nhật Bản mà liên hệ với Pháp Tướng Tông.
- Luận Câu Xá được Jinamitra dịch ra Tạng ngữ.
- Bản liệt kê các pháp của Luận Câu Xá tương tự như trong Thắng Pháp Thập Yếu Luận của Anuridha,thế kỷ thứ 8,A Tỳ Ðàm Tâm Luận của Dharmottara(Hán dịch năm 391) và của Dharmatrata(Hán dịch 426)và Thành Thật Luận của Harivarman,thế kỷ thứ ba,thứ tư.
- Câu Xá Tông chủ trương các pháp gồm cả tâm và vật là thực hữu,thừa nhận thực tại tính của các pháp ,tuy không có tự thể,không thường hằng,không phúc lạc trừ Niết Bàn,khai triển đạo lý Vô Thường,Vô Ngã,Khổ và Niết Bàn.
268. Cho em biết về Thành Thật Tông.
- Thành Thật Tông thuộc Nhất Thiết Không Tông(Sarvasunyavada),thuộc Kinh Lượng Bộ,thuộc Hư Vô Luận,thuộc Tiểu Thừa Không Tông.
- Kinh Lượng Bộ(Sautranika)tách rời khỏi Nhất Thiết Hữu Bộ vào hậu bán thế kỷ 1 trước kỷ nguyên,phát triển mạnh khi Bộ Thành Thật Luận(Satyyasiddhi-sastra)của ngài Harivarman(Ma Lê Bạt Ma)ra đời vào thế kỷ thứ ba.
269. Cho em biết về bộ Thành Thật Luận và giáo nghĩa Thành Thật Luận.
- Bộ Thành Thật Luận(Satyasiddhi) được Cưu Ma La Thập(Kumaràjiva)dịch sang tiếng Trung Hoa vào năm411-412, được nghiên cứu tỉ mỉ qua 12 sớ giải từ năm 411 đến 498.
- Thành Thật Tông được Huệ Quán(Ekwan)người Cao Ly truyền vào Nhật Bản năm 625.Vị này được mời làm Tăng Thống đầu tiên tại Nhật Bản.Thành Thật Tông được nghiên cứu tỉ mỉ tại các trường Phật Học và Ðại Học nhưng không được xem là một tông phái độc lập mà liên hệ với Tam Luận Tông.
- Bộ Luận Thành Thật chia vạn pháp thành 84 thay vì 75 của Câu Xá Tông.Thành Thật Tông chống lại quan điểm của hữu bộ,của câu xá cho quá khứ,hiện tại,vị lai là thực hữu,các pháp đều thực hữu.Thành Thật Tông chủ trương chỉ có hiện tại là thực hữu,quá khứ và vị lai là vô thể;chủ trương chân đế,tục đế.
- Trong 18 bộ phái tại Ấn Ðộ,Thành Thật Tông thuộc kinh Lượng Bộ,lấy Kinh Tạng làm điểm tựa,chống lại thực hữu luận của Hữu Bộ(Sarvastivada), đối lập với Câu Xá Tông,chủ trương không có gì hiện hữu,kể cả tâm và vật. Ðây là phái Tiểu Thừa không luận hay hư vô luận.Thành Thật Tông trên phương diện này gần với Phật Giáo Nguyên Thỉ hơn Hữu Bộ,chủ trương Vô Ngã,Vô Thường,Khổ và Niết Bàn tịch tịnh.
270. Cho em biết về Pháp Tướng Tông.
- Pháp Tướng Tông thuộc Duy Thức Tông(Vijnaptimatrata,thuộc Du Già Tông(Yogacara)),quyền Ðại Thừa.
- Phái Yogacara(Du Già)do ngài Vô Trước(Asanga)anh ruột của Thế Nhân(Vasubandhu),tác giả bộ Du Già Sư Ðịa Luận(Yogacara-Bhùmi)thành lập vào thế kỷ thứ ba hay thứ tư,bác bỏ quan điểm thực hữu của Tiểu Thừa Phật Giáo.Phái Yogacara còn có danh xưng khác là Vijnanavada(Duy Thức Tông hay Pháp Tướng Tông),quan niệm vạn vật không tồn tại độc lập.Du Già Tông được xem như là quyền Ðại Thừa,chưa hẳn là Ðại Thừa Phật Giáo.
- Tại Ấn Ðộ đầu tiên tông phái này được gọi là Yogacara(Du Già Tông)chỉ cho sự thực hành về phép quán tưởng.
271. Xin cho biết sơ qua về việc hình thành Pháp Tướng Tông.
- Tiền thân của Pháp Tướng Tông là Nhiếp Luận Tông(Samparigraba).Bộ Nhiếp Ðại Thừa Luận(Mahayànasamparigraba)của Vô Trước viết vào thế kỷ thứ 5 và bộ chú giải của Thế Nhân được Phật Thủ(Buddhasanta)dịch sang Hán văn năm 531,được Chân Ðế(Paramartha)dịch năm 563,được Huyền Trang dịch năm 648-649.Bản dịch thứ hai của Chân Ðế làm căn bản cho Nhiếp Luận Tông tại Trung Quốc.
- Chân Ðế thiết lập Câu Xá Tôngvà Nhiếp Luận Tông tại Trung Quốc.Nhiếp Luận Tông dựa vào Nhiếp Ðại Thừa Luận.Nội dung của Nhiếp Ðại Thừa Luận và bản chú giải của Thế Nhân là những bộ sách đầu tiên diễn đạt học thuyết Duy thức,đặt trọng tâm vào 10 đặc điểm của Ðại Thừa, đó là: 1/A Lại Da Thức,từ đó tất cả các pháp hiện khởi. 2/Học thuyết về duy thức:các pháp không có tương hệ tánh,phân biệt tánh,ngay cả chân thật tánh. 4/Lục Ðộ Ba La Mật. 5/Thập Ðịa Bồ Tát. 6/Giới. 7/Ðịnh. 8/Tuệ. 9/Vô phân biệt trí. 10/Tam thân Phật.
- Nhiếp Luận Tông được thay thế bởi Pháp Tướng Tông do Huyền Trang và đệ tử Khuy Cơ sáng lập.
- Phái Du Già tại Ấn Ðộ có ba dòng truyền thừa: 1/Thế Thân-Trần Na(Dignàga),thế kỷ thứ 5-Vô Tánh(Agotra)-Hộ Pháp(Dharmapàla,439-507)-Giới Hiền(Sìlabhadra), Ðại Học Nalanda-Huyền Trang. 2/Thế Thân-Ðức Tuệ(Gunamati),An Huệ(Sthiramati), Ðại Học Valabhi-Chân Ðế. 3/Thế Thân-Nanda(Nanda)-Thắng Quân.
- Duy Thức Tông được truyền vào Nhật Bản bốn đợt: 1/Ðạo Chiêu(Dosho 628-700),người Nhật, đến Trung Quốc năm 553 thọ giáo với Huyền Trang,trở về nước năm 663 cùng với đệ tử là Hành Cơ(Giogi 667-748),thành lập Duy Thức Tông tại Nhật. 2/ Trí Thông(Chitsu),Trí Ðạt(Chitatsu)người Nhật sang Trung Quốc năm 654 học đạo với Huyền Trang và Khuy Cơ,sau về nước truyền bá Duy Thức Tông. 3/ Trí Phung(Chiho)người Triều Tiên,cùng đồng đạo Trí Loan(Chiran)và Trí Hùng(Chio),học đạo với Huyền Trang, đến Nhật năm 703 truyền Duy Thức cho Nghĩa Uyên(Giyen,mất năm 724). 4/Huyền Phương(Gembo) đến Trung Quốc năm 616,học pháp với Trí Châu(688-723),một đệ tử của Khuy Cơ,trở về nước năm 735,truyền pháp cho Huyền Tông(Genju,723-797), được xem như dòng truyền chính thống của Duy Thức Tông Nhật Bản.
272. Xin cho biết giáo nghĩa của Pháp Tướng Tông.
- Duy Thức Tông của Thế Thân là hệ thống Du Già được cải biến và văn bản chính yếu là Bộ Duy Thức Tam Thập Tụng(Vijnaptimatratrimsika)của Thế Thân,trong đó 24 bài tụng đầu nói về tướng(Svalaksana)của các pháp, hai bài kế tiếp nói về tánh(Svabhava)của các pháp và bốn bài tụng cuối cùng nói về giai đoạn của hàng thánh giả.Thành Duy Thức Luận(Vijnaptimatratasaddhi)của Hộ Pháp là bộ luận căn bản của Duy Thức Tông.
- Duy Thức Tông quan niệm ba giới chỉ là hiện hữu trong thức,có thể được chứng minh bằng những lời dạy trong Kinh Hoa Nghiêm(Avatamsaka).
- Làm sao chứng minh ba giới chỉ là sản phẩm của tâm thức trong khi mỗi vật phát hiện một cách xác định ở một chỗ(không gian)và vào một lúc(thời gian)nào đó mà không ở tất cả mọi nơi và tất cả mọi lúc?Tại sao tất cả mọi loại đều nhìn thấy được cùng một vật và sự nhận hiểu vật đó gây cho họ một tác dụng giống nhau?
- Duy Thức Tông trả lời trong giấc mộng vốn không có thực tại,nhưng người nằm mộng thấy một chỗ nhất định dựa vào lúc nào đó với tất cả những bối cảnh chung quanh(Biến Kế Sở Chấp Tánh),có thể tác dụng thể xác như đổ mồ hôi,la hét hay nhảy múa.Lại nữa nhiều người cùng thấy đối tượng nhất định giống nhau,bởi vì có cùng chung nghiệp ở quá khứ.
- Duy Thức Tông không công nhân mọi chúng sinh đều có Phật tính,,trong đó hàng Nhất Xiển Ðề(Icchantika,kẻ không có lòng tin,làm ác không biết hổ thẹn,không chịu hối cãi,không tin nhân quả luân hồi,không muốn gần thiện hữu)không bao giờ thành Phật.
- Duy Thức Tông quan niệm bản thể không liên hệ gì với hiện tượng.Chân Như trạm nhiên và không tạo ra các pháp,khác với Nhiếp Luận Tông trong Khởi Tín Luận của Mã Minh cho rằng Chân Như bị vô minh ô nhiễm trong trạng thái Tạng Thức bao gồm chân,vọng.Chân Như là tánh và Tạng Thức là tướng.Chân Như là viên Thành Phật(Parinispana),trong khi A lại Da Thức là y tha khởi,tức là dựa vào các pháp mà khởi lên(Paratantra).
- Y Tha Khởi và Biến Kế Sở Chấp(Parikalpita) đều là tướng(Laksana),Viên Thành Phật không phải là tưóng mà là vô tướng(Alaksana),là Tự Tánh(Svabhàva).
- Câu Xá Tông chủ trương nghiệp cảm duyên khởi,Pháp Tướng Tông chủ trương A Lại Da duyên khởi(duy thức duyên khởi) để cắt nghĩa đạo lý nhân quả,nghiệp báo.
273. Cho em biết về phái Tam Luận Tông.
- Tam Luận Tông thuộc Thuyết Nhất Thiết Không,thuộc Bán Ðại Thừa,thuộc Ðại Thừa phủ định luận,hay Không Luận(Sunyavàda) hay tương đối luận,lấy Trung Quán Luận(Madhyamika,hay học thuyết Trung đạo)làm nền tảng. Ở Trung Quốc tông phái này đuợc gọi là San Lun(Tam Luận), ở Nhật Bản tông gọi là Sanron,lấy ba tác phẩm căn bản chuyên về học thuyết trung đạo, đó là Bộ Trung Quán Luận(Madhyamikasastra),Thập Nhị Môn Luận(Dvadasa-dvàra)của Long Thọ,Bách Luận(Satasastra)của Ðề Bà(Aryadeva), đệ tử của Long Thọ.Về sau thêm bộ Ðại Trí Ðộ Luận(Prajnaparamitasatra)của Long Thọ thành Tứ Luận Tông.
274. Cho em biết về diễn trình thành lập Tam Luận Tông tại Trung Quốc và Nhật Bản.
- Lịch sử Tam Luận Tông bắt đầu ở Trung Quốc với sự xuất hiện của Cưu Ma La Thập.Người có công đặt nền tảng vững chắc là Tăng Lãng và đệ tử là Cát Tạng.Cát tạng là tác giả của nhiều luận sớ về Tam Luận,như Tam Luận Sớ,Tam Luận Huyền Nghĩa, Ðại Thừa Huyền Luận,Nhị Ðế Chương,120 bộ Sớ Giải về Hoa Nghiêm,Thắng Man(Srimata),Tịnh Danh(Vimalakirti,Duy Ma Cật), Ðại Vô Lượng Thọ Kinh,Quán Vô Lượng Thọ Kinh,Kim Cang Kinh,Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh,Di Lặc Hạ Sinh Kinh,Nhân Vương Kinh…
- Vào thế kỷ thứ 7,Huệ Quán(Ekwan)người Cao Ly, đồ đệ của Cát Tạng sang Nhật năm 625,giảng truyền Tam Luận.Lần truyền thừa thứ hai do Trí Tạng(Chizoa), đồ đệ của Huệ Quán.lần thứ ba do Ðạo Từ(Doji) đồ đệ của Nguyên Khang. Ở Nhật Tam Luận Tông không trở thành một tông phái độc lập,nhưng được nghiên cứu một cách nồng nhiệt vì lý luận biện chứng sắc bén.
- Ðóng góp vào nền triết học Trung Quán,ngoài những vị kể trên còn có 1/Matrceta,thế kỷ thứ hai. 2/Buddhapalita,thế kỷ thứ năm. 3/Bhavaviveka,thế kỷ thứ năm. 4/Candrakirti,thế kỷ thứ 7. 5/Santideva,thế kỷ thứ 7,8. 6/Sarvajnamitra.
- Học thuyết Tam Luận Tông có ba phần: 1/Phá tà hiển chánh. 2/Phân biệt chân đế và tục đế. 3/Bát bất trung đạo,một phương thức lý luận bác bỏ tri kiến cục bộ,không ẩn trú ở định kiến nào,không trừu tượng hóa cái Không,không đắm trước vào thành tựu đặc hữu,không thừa nhận tự tính và không mong cầu phước lợi.
275. Xin cho biết sơ qua về giáo nghĩa của Tam Luận Tông.
- Tam Luận Tông dùng phương thức biện chứng phủ định(dialectical negation) để xiển dương giáo nghĩa Tam Luận,bác bỏ quan điểm sai lầm của các giáo phái Ấn Ðộ,quan điểm chật hẹp hay thiên kiến của Tiểu Thừa,các kiến giải độc đoán của các tác giả Ðại Thừa.
- Mục đích của Tam Luận Tông là 1/Phá tà hiển chánh. 2/Phân biệt chân đế và tục đế. 3/Dùng tám phương thức phủ định để xiển dương thuyết trung đạo,gọi là”Bát Bất Trung Ðạo.”
- Phá tà là bác bỏ những quan điểm sai lầm của các luận sư Bà La Môn về Ngã(Atman),về đa nguyên luận của các luận sư A Tỳ Ðàm,về những nguyên tắc độc đoán của các luận sư Ðại Thừa.
- Hiển chánh là xiển dương con đường trung đạo,con đường xa lìa danh tướng,qua thuyết Chân Ðế và Tục Ðế.Chân đế quan niệm các pháp đều không.Tục đế quan niệm các pháp do nhân duyên sinh.Chân đế và Tục đế là phương tiện giảng dạy,vì mục tiêu giáo hóa.Thuyết Bát Bất cũng hướng vào mục tiêu tương tợ:bất sinh,bất diệt,bất lai,bất khứ,bất thường,bất đoạn,bất nhất,bất nhị để đạt được trí tuệ viên mãn,trí tuệ đối lập với tất cả kiến thức cục diện.
- Bằng phương pháp phủ định có nghĩa là không có tri kiến cục bộ,không ẩn trú ở định kiến nào,không trừu tượng hóa cái Không,không đắm trước vào thành tựu đặc hữu,không thừa nhận tự tính,không cầu phúc lợi nào cả(vì phúc lợi cũng trong vòng tương đối,cục diện).
276. Xin cho biết về Hoa Nghiêm Tông.
- Hoa Nghiêm Tông dựa vào Kinh Hoa Nghiêm(Avatamsaka) để thành lập, được dịch ra Hán Văn ba lần gồm Bát Thập(80 tập),Lục Thập(60 tập) và Tứ Thập Hoa Nghiêm(40 tập).Nguyên bản chữ Phạn của Bát Thập và Lục Thập hiện nay chưa tìm thấy.Nguyên bản tiếng Phạn của Bộ Tứ Thập Hoa Nghiêm là Gandavyùha(Nhập pháp giới phẩm)do Nhật Chiếu(Divakara 613-687)năm 680 mang đến Trung Quốc,mô tả cuộc chiêm bái của Thiện Tài(Sudhana),thăm viếng 53 thánh địa.Mục đích của cuộc chiêm bái là để chứng ngộ nguyên lý Pháp Giới(Dharmadhàtu).Trong kinh đề cập Bồ Tát Văn Thù(Manjusri)ngự trên núi Thanh Lương(núi Ngũ Ðài Sơn) ở Trung Quốc,thuyết pháp mọi thời.
- Theo truyền thống Ðại Thừa thì kinh Hoa Nghiêm được Phật giảng sau khi thành đạo,nhưng căn cơ chúng sinh quá thấp không thể thâm nhập,Ngài mới nói Kinh Chuyển Pháp Luân,nói bốn A Hàm và các giáo lý khác.
- Danh từ Mãn Châu(Manchuria)phát xuất từ chữ Manjusri(Văn Thù).Danh từ Thanh Triều phát xuất từ chữ Thanh Lương Sơn(Ngũ Ðài Sơn)nơi ngài Văn Thù ngự trị, thuyết pháp.
277. Xin cho biết qua diễn trình thiết lập Hoa Nghiêm Tông tại Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản.
- Trước Hoa Nghiêm tại Trung Quốc đã có một giáo phái tên là Ðịa Luận Tông,dựa vào bản luận giải của Thế Thân về Thập Ðịa Kinh(Dasabhùmi Sutra).
- Ðịa Luận Tông sai sáp nhập với Hoa Nghiêm Tông do Ðỗ Thuận thành lập, được đệ tử tài ba như Trí Nghiễm(602-668)và đệ tử của Trí Nghiễm là Pháp Tạng(643-712)khai triển,hệ thống hóa toàn vẹn giáo lý Hoa Nghiêm.
- Trong số đệ tử của Trí Nghiễm có Nghĩa Tương(625-702)người Cao Ly sau khi đắc pháp trở về Cao Ly thiết lập Hoa Nghiêm Tông tại Cao Ly.
- Năm 730 Ðạo Tuấn, đệ tử của Pháp Tạng,năm 740 Thẩm Tường(Shinsho),người Cao Ly, đệ tử của Pháp Tạng đến Nhật hoằng hóa giáo lý Hoa Nghiêm.Năm 735 Bồ Ðề Tiên Na(Bodhisena)người Ấn cùng một nhạc sĩ người Mã Lai tên là Phật Triệt đến Trung Quốc muốn được đảnh lễ Ngài Văn Thù,nhưng hay tin ngài Văn Thù đã qua Viễn Ðông,liền sang Nhật Bản để kiếm ngài.Bồ Ðề Tiên Na giảng giáo lý Hoa Nghiêm tại chùa Ðại An(Daianji),Nara.
- Tại Nhật Bản Thiên Hoàng Thánh Vũ(Shomu,724-748)có ý cai trị Nhật Bản bằng lý viên dung của Hoa Nghiêm Tông,nhưng dân chúng không muốn lẫn lộn giữa đạo và chính trị.
278. Xin cho biết đại cương giáo nghĩa Hoa Nghiêm.
- Hoa Nghiêm Tông triển khai đạo lý viên dung.Pháp giới duyên khởi là tụ điểm của những thuyết lý nhân quả.Nguyên tắc duyên khởi được giải thích từ Nghiệp Cảm Duyên Khởi.Nghiệp phát khởi trong tạng thức nên đến A Lại Da duyên khởi.A Lại da là tướng của Chân Như nên đến Như Lai Tạng(Tathàgatagarbha)duyên khởi.Pháp giới duyên khởi cho rằng vũ trụ cộng hữu trên phổ quát,tương hệ trên đại thể,hiện khởi trong giao hỗ,không hiện hữu một cách độc lập.Do đó 12 nhân duyên được hiểu như là một chuỗi dây tương liên trong thời gian,liên hệ giữa cái này và cái kia trong không gian.
- Pháp Tạng hệ thống hóa giáo lý Phật thành Ngũ Giáo, đó là 1/Tiểu Thừa Giáo,lấy kinh điển A Hàm làm nền tảng,phủ nhận bản ngã cá biệt(pudgala-nunyata:Nhân không),nhưng thừa nhận sự hiện hữu của các pháp sai biệt(Pháp Hữu).Câu Xá Tông chủ trương Nghiệp Cảm Duyên Khởi. 2/Ðại Thừa Thủy Giáo phân biệt các pháp.Pháp Tướng Tông nêu lên thuyết A Lại Da Duyên Khởi cho hạng Xiển Ðề không thể thành Phật.Tam Luận Tông quan niệm tất cả đều có thể thành Phật,tiến tới. 3/Ðại Thừa Chung Giáo,thừa nhận tất cả chúng sinh đều có Phật tính đều đạt quả vị Phật.Như Lai Tạng Duyên Khởi là đặc tính của giáo lý này,nên cũng gọi là Chân Như Duyên Khởi. 4/Ðại Thừa Ðốn Giáo chủ trương sự tu tập không cần ngôn ngữ hay luật nghi mà đi thẳng vào chân tính, được thể hiện qua sự im lặng của Duy Ma Cật(Vimalakirti),qua thiền định của Bồ Ðề Ðạt Ma(Bodhidharma). 5/Ðại Thừa Viên Giáo là đạo lý Nhất Thừa, đạo lý Hoa Nghiêm bao gồm tất cả các thừa,nền tảng của tất cả các thừa.
- Kinh Hoa Nghiêm nêu ra mười địa,xem như hành trình tu chứng của hàng Bồ Tát,mục tiêu của những ai khát vọng học tập hay tu tập thiền định để tiến tới quả vị tối thượng.
279. Xin cho biết về Thiên Thai Tông (Pháp Hoa Tông).
- Pháp Hoa Tông được xây dựng trên Kinh Pháp Hoa(Kinh Diệu Pháp Liên Hoa-Saddharma Pundarika). Ðại sư Trí Khải(531-597)tuy là vị tổ thứ ba của Tông Thiên Thai,nhưng có khả năng tổ chức,thuyết giảng,nên được tôn xưng là tổ thứ nhất của Thiên Thai Tông.Ngài cư trú trên núi Thiên Thai ở Thai Châu,miền nam Trung Quốc,nên Pháp Hoa Tông gọi là Thiên Thai Tông.
- Kinh Pháp Hoa được nghiên cứu rất sớm dựa vào bản sớ giải do Trúc Pháp Tổng hoàn thành từ năm 300, đến khi Cưu Ma La Thập dịch xong bộ Pháp Hoa vào năm 406 thì việc nghiên cứu và hành trì càng thành khẩn hơn.
- Cưu Ma La Thập dịch Kinh Pháp Hoa gồm 27 phẩm.Pháp Hiển trên đường sang Ấn Ðộ vào năm 475, đến Khotan tìm thấy phẩm về Ðề Bà Ðạt Da(Devadatta), ông mang về,nhờ Pháp Ý người Ấn dịch thêm phẩm này rồi phụ vào bản kinh trước,nên hiện thời Kinh Pháp Hoa gồm 28 phẩm.
280. Xin cho biết việc hình thành Thiên Thai Tông.
- Trước khi Thiên Thai Tông ra đời,giáo lý Kinh Niết Bàn rất phổ cập.Khi Thiên Thai Tông xuất hiện nam phái của Niết Bàn Tông sáp nhập vào Thiên Thai Tông.Niết Bàn Tông phương Bắc xem học thuyết Niết Bàn phụ thuộc giáo lý Hoa Nghiêm,như Ðịa Luận Tông trước đây đã hợp nhất với Hoa Nghiêm Tông.
- Thủy tổ của Thiên Thai Tông là Huệ Vân(505-577),tiếp đến là Huệ Tư(514-577),Trí Khải(571-597).Trí Khải truyền cho Quán Ðảnh(561-732),rồi Trạm Nhiên(717-782). Ðệ tử của Trạm Nhiên là Ðạo Toại. Ðạo Toại là bổn sư của Tối Trừng(Saicho),tức Truyền Giáo Ðại Sư(Dengyo),sáng tổ của Thiên Thai Tông,Chân Ngôn Tông,Thiền Tông và Luật Tông tại Nhật Bản.
281. Xin cho biết sơ qua về giáo nghĩa Thiên Thai Tông.
- Ðó là đạo lý Tam Nhất:Không cũng là Giả Danh,Giả Danh đồng thời cũng là Trung Ðạo và Trung Ðạo cũng là Không.
- Thiên Thai Tông phân loại giáo lý Phật thành Năm Thời Tám Giáo.Năm Thời là: 1/Thời Hoa Nghiêm dạy pháp tự chứng của Phật,khai thị về sự giác ngộ của Ngài. 2/thời Lộc Uyển,bắt đầu bằng Kinh Chuyển Pháp Luân cho 5 ông Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển.Thời này cũng gọi là thời Dẫn Dụ,nhập môn. 3/Thời Phương Ðẳng(Vaipulya),thời triển khai,thời chuyển tiếp từ Tiểu Thừa đến Ðại Thừa. 4/Thời Bát Nhã,giảng dạy đạo lý Không,bác bỏ mọi phân tính,thống nhất mọi phân tính nên cũng gọi là Thời Hội Nhất Thiết Pháp. 5/Thời Pháp Hoa hay Niết Bàn,dung nạp ba Thừa.Nhân duyên xuất hiện ở thế gian của Phật là cứu độ tất cả chúng sinh và nhân duyên ấy chỉ có thể hoàn thành bởi Kinh Pháp Hoa.
- Phân loại giáo lý Phật thành 5 thời là dựa vào thời gian.Nhưng khi thuyết giáo,Phật thường sử dụng cùng lúc cả năm khi nào có cơ hội. Ðiều này được giải thích qua 8 giáo: 1/Ðốn Giáo nói về sở chứng của Phật. Ðây là thời Hoa Nghiêm. 2/Tiệm Giáo,Phật dùng phương tiện dần dần đưa thính chúng vào nẻo đạo. Ðây là thời Lộc Uyển,Phương Ðẳng và Bát Nhã. 3/Bí Mật Giáo,giáo lý thậm thâm bất định,thính chúng thâm nhập cách biệt và khác biệt:Thời Hoa Nghiêm đến Bát Nhã. 4/Bất Ðịnh Giáo:thính chúng tùy trình độ thâm nhập giáo nghĩa.Bốn Giáo đầu là bốn phương thức giáo hóa.Bốn giáo sau là bản chất của giáo lý, đó là: 5/Tạng Giáo:A Hàm và tất cả giáo lý Tiểu Thừa như thấy trong văn học Tỳ Bà Sa. 6/Thông Giáo:chung cho tất cả ba thừa:Thanh Văn,Duyên Giác,Bồ Tát và là giáo lý sơ cơ hay nhập môn Ðại Thừa. 7/Biệt Giáo:giáo lý thuần Ðại Thừa. 8/Viên Giáo.Viên có nghĩa là viên mãn,viên thông,một pháp chứa đựng tất cả các pháp: “Nhất tức nhất thiết,nhất thiết tức nhất.”
- Thiên Thai Tông đề ra ba chân lý(Tam Ðế) đó là 1/Chân lý của Không(Không Ðế). 2/Chân lý của giả tạm(Giả Ðế) và 3/Chân lý của phương tiện(Trung Ðế).Tuy ba mà một,tuy một mà ba.Nguyên lý là một nhưng phương pháp diễn đạt là ba.Trên bình diện phân tích thì tất cả đều không.Trên bình diện hiện tượng thì tất cả là giả.Trên bình diện tuyệt đối thì tất cả là trung.Như vậy có nghĩa tức không,tức giả,tức trung.Như vậy có nghĩa Viên Dung Tam Ðế,ba chân lý dung hợp tràn đầy.Sóng chuyển động không khác nước phẳng lặng.
- Thuyết Tam Thân Phật là thuyết đặc trưng của Thiên Thai Tông.Danh từ “Thân”dễ gây hiểu lầm vì nó gợi ra ý tưởng về một hiện hữu thể xác.Tam thân là: 1/Pháp Thân(Dharmakaya):lý tánh,chân lý,là trung đạo đế. 2/Báo thân:thân báo ứng của tác nhân lâu dài,thân Phật giác ngộ dưới gốc cây Bồ Ðề. 3/Hóa thân:Thân xuất hiện qua nhiều hình tướng để giáo hóa chúng sinh,thân tiền thân Phật.
282. Xin cho biết về Chân Ngôn Tông.
- Chân Ngôn Tông thuộc Ðại Thừa,Mật Giáo.Chân Ngôn tiếng Nhật là Shingon,dịch nghĩa chữ Phạn“Mantra”có nghĩa là bí mật giáo,một giáo pháp không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường,một giáo pháp ẩn kín trong tâm Phật vốn không biểu lộ bằng lời.
- Mật Tông tổ chức nghi quỹ quán đỉnh(Abhiseka)cũng như nghi quỹ đàn tràng rất nghiêm mật.Hành trì Mật Giáo phối hợp thân,khẩu, ý:thân ngồi kiết già bắt ấn,khẩu tụng chú và ý quán tưởng Phật,Bồ Tát.
283. Xin cho biết diễn trình thành lập Chân Ngôn Tông hay Mật Tông tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản.
- Tại Ấn Ðộ từ thời Vệ Ðà đã có những tập tục về ma thuật,giống như tín ngưỡng cổ truyền Bon của Tây Tạng.Những tập quán này về sau được quy nạp vào Mật Giáo.
- Srimitra(Cát Hữu)người xứ Kuccha(Qui Tư)dịch bộ Tạp Mật ra tiếng Trung Hoa vào thế kỷ thứ tư Subhakarasimha(Thiện Vô Uý 637-735),Vajrabodhi(Kim Cang Trí 663-723),Amoghavajra(Bất Không 705-774),Nhất Hành(Ichigyo 783-727)dịch rất nhiều kinh điển Thuần Mật.
- Thiện Vô Úy đến Kashmir,Tây Tạng,Trung Quốc truyền đạo. Ðến Trường An năm 716 được vua Huyền Tông tiếp đãi nồng hậu.Kim Cang Trí đến Lạc Dương năm 720.Bất Không đến Quảng Ðông,Lạc Dương,Tràng An năm 746,làm quốc sư của ba triều vua Huyền Tông,Túc Tông và Ðại Tông.
- Hoằng pháp Ðại Sư(Kobo)tức Không Hải Ðại Sư(Kukai)có công hệ thống hóa kinh văn và hành trì Mật Giáo tại Nhật Bản,là tổ sư của Chân Ngôn Tông Nhật Bản,là nghệ sĩ đầu tiên và lỗi lạc nhất về điêu khắc và thư pháp.
- Padmasambhava năm 747 theo lời mời của vua Trisong Detsan(743-798) đến Tây Tạng hoằng truyền Mật Giáo.
- Tây Tạng là nước lấy Mật Giáo làm Quốc Giáo.Dalai Lama vừa là quốc vương vừa là Tăng Thống Phật Giáo Tây Tạng.
284. Xin cho biết giáo nghĩa Chân Ngôn Tông hay Mật Tông.
- Giáo nghĩa Mật Giáo có những đặc tính sau: 1/Mật Giáo xem các giáo pháp khác là Hiển Giáo,còn Mật Giáo là Mật Giáo.Lấy pháp Thân Phật làm thí dụ điển hình.Theo Hiển Giáo,Pháp Thân Phật là thể tánh,không hình tướng.Mật Giáo quan niệm hóa thân Phật thuyết pháp là Pháp Thân.trạng thái bất khả tư nghị của Phật quả được giải thích trong Ðại Nhật Kinh và Kim Cang Ðỉnh Kinh. 2/Thời gian tu chứng Phật quả theo Hiển Giáo phải trải qua vô số kiếp,theo Mật Giáo chỉ cần một niệm,một đời là đủ. 3/Mật chú(mantra)là phương tiện để đạt được năng lực gia trì của Phật trong đạo lý Tam Mật của Mật Giáo là Thân Mật,tay bắt ấn(Mudra),Khẩu Mật tụng niệm chân ngôn Dhàrani, Ý Mật:tâm nhập tam ma địa.
- Ðể diễn tả môi trường hoạt động của Phật,Mật Giáo sử dụng đồ hình Mandala.
285. Cho em biết về Thiền Tông.
- Thiền Tông thuộc Ðại Thừa quán môn,nhắm đến lý tưởng của Phật,minh nhiên,không bị ước định,nên cũng gọi là Phật Tâm Tông.
- Thiền Tông không phải là một phương pháp phân tích như khoa học,cũng không phải là một phương pháp tổng hợp như triết học. Ðây là một hệ thống tư duy không tư duy,tạo cơ hội cho sự thức tỉnh của tuệ giác.
- Chủ trương của Thiền Tông có thể tóm tắt bằng câu: “Dĩ tâm truyền tâm,bất lập văn tự,giáo ngoại biệt truyền,trực chỉ nhân tâm,kiến tánh thành Phật.”Lý tưởng này được thể hiện ngay trong đời sống hàng ngày và trong kinh nghiệm cá nhân.
286. Cho em biết về sự hình thành Thiền Tông ở Ấn Độ.
- Ấn Ðộ cổ đại với 6 phái triết học,trong đó Du Già(Yoga)là phái đặc biệt chuyên về tư duy hay tập trung tư tưởng.hệ thống Du Già là khía cạnh thực hành của triết lý số luận(Sankhya),thuyết Nhị Nguyên.
- Trong Du Già Tông của Phật Giáo cũng có những điểm giống Du Già Số Luận Ấn Ðộ.Du Già Luận hay Duy Tâm Luận của Phật Giáo do Vô Trước(Asanga) đề xướng và được em là Thế Nhân(Vasubandhu)hệ thống hóa thành học thuyết Duy Thức(Vijnaptimatra), được Huyền Trang đưa vào Trung Quốc thành Pháp Tướng Tông.
- Phật Giáo có một hệ thống đặc biệt về thiền khác với Du Già Ấn Ðộ,thường được gọi là Như lai Thiền, được thể hiện trong Chỉ Quán(Samathavipasyana)của Thiên Thai Tông và trong bí mật Du Già của Chân Ngôn Tông.
- Theo truyền thuyết một ngày nọ Phật đang ở núi Linh Thứu,thần Brahmà cúng dường Ngài một cành hoa Kumbhala,thỉnh cầu Ngài giảng pháp. Ðức Phật bước lên tòa sư tử,cầm cành hoa trong tay,không nói một lời.Hàng tăng chúng hiện diện hoang mang,chỉ có Ma Ha Ca Diếp(Mahakasyapa)hoan hỷ mỉm cười. Ðức Thế Tôn nói:“Chành Pháp Nhãn Tạng này ta phó chúc cho ngươi,hảy nhận lấy và truyền bá.”Một lần khi Anan(Ananda)hỏi Ca Diếp đức Phật đã truyền dạy điều gì,thì Ca Diếp bảo:“hãy đi hạ cột cờ xuống.”A Nan liền chứng ngộ.Cứ như thế mà tâm ấn được truyền thừa,gọi là Phật Tâm Tông.
287. Cho em biết về sự hình thành Thiền Tông tại Trung Quốc.
- Vị tổ thứ 28 của Thiền Tông Ấn Ðộ là Ngài Bồ Ðề Lạt Ma.Vâng lời thầy là Bát Nhã Ða La(Prajnatara),Bồ Ðề Ðạt Ma đến Trung Quốc năm 520, đến Ngũ Ðài Sơn,trú tại Thiếu Lâm Tự,9 năm xây mặt vào tường hành trì thiền quán,thiết lập truyền thống thiền tại Trung Quốc.Bồ Ðề Ðạt Ma là vị sơ tổ thiền tông Trung Hoa.
- Vị tổ thiền thứ nhì là Huệ Khả… Vị tổ thứ năm Hoằng Nhẫn có hai đệ tử xuất sắc là Huệ Năng(638-713)và Thần Tú(605-706).Huệ Năng được truyền tâm pháp, đi về phương nam,sáng lập Nam Thiền,chủ trương đốn ngộ(giác ngộ tức khắc)nên cũng gọi là Nam Ðốn.Thần Tú ở phương bắc truyền bá hệ tổ thiền gọi là Bắc Thiền,chủ trương tiệm ngộ(từ từ giác ngộ)nên cũng gọi là Bắc Tiệm.
288. Cho em biết về sự hình thành Thiền Tông tại Nhật Bản.
- Thiền du nhập Nhật Bản nhiều đợt: 1/Ðạo Chiêu(Dosho,629-700) đệ tử của Huyền Trang đến Nhật truyền bá Thiền tại Thiền Ðường Gangoji ở Nara. 2/Ðạo Tuấn(Dosen)một luật sư Trung Hoa đến Nara năm 710,truyền bá Bắc Thiền(phái Thần Tú),truyền Tâm Pháp cho Hành Biểu(Giohyo)năm 733.Hành Biểu truyền cho Tối Trừng. 3/Nghĩa Không(Giku) đến Kyoto dạy Nam Thiền(phái Huệ Năng)từ năm 851 đến 858. 4/Ðạo Long Lan Khê(Doryu Rankei)sáng lập chùa Kenchoji năm 1249. 5/Nguyên Vô Học(Sogen Mugaku)lập chùa Engakuji năm 1273. 6/Nhật Ninh Nhất Sơn(Ichinei Issan) đến chùa Shuzenji năm 1299 giảng dạy thiền học.
- Những vị tổ sư thiền Trung Hoa trên tuy đã đặt được nền móng thiền tại Nhật Bản,nhưng thiền vẫn chưa ăn sâu vào văn hóa Nhật,cho mãi đến khi Vinh Tây và Ðạo Nguyên ra đời,thiền phái Nhật Bản mới vững mạnh.
- Vinh Tây tác giả Bộ Hưng Thiền Hộ Quốc,lập chùa Kiến Nhân(Kennenji)tại Kyoto chủ trương truyền bá thiền là củng cố sự hưng thịnh của quốc gia.
- Ðạo Nguyên sáng lập chùa Eiheiji tại tỉnh Echizen được quan dân trọng vọng, đem thiền pháp phổ biến trong quần chúng.
- Ngoài ra còn dòng thiền Phổ Hòa do Giác Tâm sáng lập.Giác Tâm sang Trung Quốc năm 1249,học thiền với Phật Nhãn.Năm 1255 trở về Nhật lập phái thiền theo lối đầu đà.Phái Thiền này bị tiêu diệt sau cuộc Ðại Phục Hưng năm 1868.
- Hiện nay tại Nhật có 3 dòng thiền: 1/Lâm Tế Tông(Rinzai)từ Trung Quốc do Vinh Tây truyền nhập đầu tiên năm 1191 sau đó do Biện Viên(Benen)năm 1285. 2/Tào Ðộng Tông do Ðạo Nguyên truyền nhập năm 1127. 3/Hoàng Bá Tông(Obaku)do Ẩn Nguyên(Ingan)truyền nhập năm 1654.
289. Cho em biết về tôn chỉ của Thiền Tông.
- Phật tâm vốn chỉ là tâm người thường.Chỉ cần nhìn vào tâm địa đó là có thể đưa hành giả đến giác ngộ viên mãn.nhưng bằng cách nào?Bằng cách“Thấy đúng”(Kiến Ðạo,Darsana Marga) và Ði Ðúng(Tu Ðạo,Bhàvàna Marga).Muốn thấy đúng là phải đi đúng,vì cái thấy có thể bị ước định,ngôn từ trói buộc.Vượt ngoài ước lệ cần phải quán chiếu.Quán là con mắt trực thi, đồng thời là bước chân trên con đuờng chân thật.
- Hành giả có thể áp dụng phương pháp thiền của Tiểu Thừa,của Du Già Luận(bán Ðại Thừa),phép chỉ quán của Thiên Thai,hay Du Già Bí Mật của Chân Ngôn Tông,nhưng những phương pháp này chẳng qua chỉ là phương tiện.
- Bạch Ân(Hakui)nói:“Chúng sanh vốn là Phật.Băng(cơ duyên hiện tại của chúng ta)và nước(Phật tánh ẩn tàng)chỉ là một.Không có nước thì không có băng,trong băng có nước… Chính thế gian này là cảnh giới liên hoa và thân này là Phật.”
-Ý niệm căn bản của Thiền Tông là đồng nhất tính của hữu vô:“Chân tướng vô tướng.Pháp môn vô môn.Thánh trí vô trí.”Pháp thân không tướng nhưng hóa hiện mọi hình tướng.Kim khẩu không lời,nhưng phát hiện mọi lời.
- Ðể hướng dẫn và trắc nghiệm khả năng tu chứng,Thiền Tông Trung Hoa,Nhật Bản đưa ra phương pháp “Công Án”.khi nhận được công án hành giả bắt đầu tĩnh tọa,lắng nghe tiếng nói trong im lặng để tìm thấy hành động trong vô hành, động trong bất động hay để an nhiên trong tĩnh lặng và không sợ hãi trước cái chết.
- Thiền là nếp sống văn hóa của quốc gia Nhật.Lý tưởng quốc gia về sự giản dị,thanh khiết,thành thật đều được tìm thấy trong lối hành thiền.
290. Có nguời đọc sách thiền thấy câu “Ngộ Phậ đả Phật, ngộ ma đả ma” rồi họ “Thỏng tay vào chợ” bất cần đời, sống buông thả, như vậy có phải là nếp sống thiền?
- Trong Kinh có câu “Y kinh giải nghĩa,tam thế Phật oan,ly kinh nhất tự,tức thành ma thuyết”,nghĩa là nếu căn cứ vào từng câu từng chữ của kinh để giảng giải giáo lý Phật là oan cho ba đời Phật,nhưng nếu bỏ một chữ trong kinh mà giảng giải giáo lý Phật thì đó là lời nói của ma, ý nói phải đi sâu vào ý nghĩa của lời kinh để giảng giải giáo lý Phật.
- Ý nghĩa của câu“Ngộ Phật đả Phật,ngộ ma đả ma”là đừng chấp trước nào hình thức,danh tướng.Nhưng trước khi đi đến trình độ này,trước khi tu định,phải tu giới.Thiếu giới không thể định,thiếu định không có tuệ như đạo lý Tam Học nói ở trên.Do đó người hành thiền,không thể thiếu giới luật,không phải sống kiểu nào cũng được mà cho là thong dong tự tại,cái thong dong của nếp sống buông thả,thiếu phẩm hạnh,không phải nếp sống thiền.
291. Nơi hành thiền có khi gọi là Cửa Thiền, có khi gọi là Cửa Không, có khi gọi Cánh Cửa Mở Thẳng Vào Tâm là ý nghĩa gì?
- Cửa Thiền,Cửa Không của ngài Ma Ha Ca Diếp,của ngài Bồ Ðề Ðạt Ma,cửa mở Ngược vào Tâm của Ngài Huệ Năng, đều cùng diễn dịch đạo lý thiền, đòi hỏi hành giả đi vào bản thể,lấy cái có làm cái không,biến cái không thành cái có,như chư tổ thiền dạy:
- “Ðại đạo quảng khai,thố giác trượng,phiêu đàm để nguyệt,Thiền môn giáo dưỡng,qui mao thằng phược lão đầu phong.”(Lấy lông con rùa làm dây để cột gió trên đầu ngọn cây,không cho gió bay.Lấy sừng con thỏ làm cây sào thọc trăng dưới ao).
- Rùa không có lông,thì sao có thể làm dây cột gió?Và gió nào có thể cột được?
- Thỏ không có sừng thì sao có thể dùng để chọc mặt trăng?Và mặt trăng ở dưới ao đâu phải là mặt trăng thực?
- Chư tổ cho ta thấy cái vọng huyễn của mọi hành hoạt,thế mà tâm vẫn vướng mắt vào những hành hoạt ấy!
292. Cho em biết về Tịnh Độ Tông.
- Tịnh Ðộ Tông được xây dựng trên Kinh A di Ðà(tiểu bản Sukkhavati-vyuha)Kinh Ðại Vô Lượng Thọ(Sukkhavati-vyuha)và Kinh Quán Vô Lượng Thọ(Amitayu-dhyàna sutra).
293. Cho em biết sự hình thành của Tịnh Độ Tông.
- Vua Tần Bà ta La(Bimbisara)bị con là hoàng tử A Xà Thế(Ajatasatru)bắt giam trong ngục thất,hoàng hậu Vi Ðề Hy cầu mong Phật cho biết có thế giới nào tốt lành hơn thế giới Ta bà đầy khổ lụy. Ðức Phật cho hoàng hậu thấy nhiều thế giới,trong đó có thế giới Cực Lạc của Phật A Di Ðà.Hoàng Hậu chọn thế giới Cực Lạc.Phật dạy phương pháp tụng niệm để có thể vãng sinh vào thế giới ấy,đó là nguyên nhân Phật nói Kinh A Di Ðà.
- Tịnh Ðộ Tông lúc sơ khởi dùng phương pháp niệm Phật giúp cho thiền quán.Vào thế kỷ thứ hai niệm Phật là phần quan trọng nhất trên đường tìm giải thoát.
- Tại Trung Quốc Tịnh Ðộ Tông phát triển qua 4 dòng truyền thừa: 1/Phật Ðồ Trừng,người Ấn Ðộ hoằng đạo tại Trung Quốc năm 310-348. 2/Bồ Ðề Lưu Chi(Bodhiruci)người Ấn Ðộ,hoằng truyền giáo lý tịnh độ tại Trung Quốc năm 503-535 truyền cho Ðạo An,Tuệ Viễn… 3/Bồ Ðề Lưu Chi truyền cho Ðàm Loan, Ðạo Xước… 4/Từ Mẫn(Jimin)người Hán vào thời Ðường(618-709) đến Ấn Ðộ tu học Tịnh Ðộ tại Gandhàra.
- Tại Nhật Bản lịch sử truyền thừa Tịnh Ðộ rất dài kể từ thời nữ hoàng Suiko(Suy Cổ,593-628).Huệ An(Ein)một tăng sĩ Ðại Hàn đã giảng Kinh Vô Lượng Thọ cho hoàng triều.Vào thời đại Nara(710-793)Hành Cơ đã từng vân du quảng bá tín ngưỡng Di Ðà.Giám Chân nhà sư Trung Hoa đến Nara năm 754 giảng truyền giáo nghĩa Di Ðà cho Vinh Duệ(Eiei)người Nhật.Trong số những vị sư tiền phong truyền bá tín ngưỡng Di Ðà, đáng kể nhất là Nguyên Tín(Genshin,942-1017)và Pháp Nhiên(Honen,1133-1212).
294. Cho em biết thêm về các giáo phái Tịnh Độ Tông tại Nhật.
- Thế kỷ thứ 6,Thiên Thai Tông chủ trương thiền tịnh song tu.Tối trừng(Saicho), đệ tử của Ðạo Toại là sáng tổ của Thiên Thai tông Nhật Bản,do đó Tối Trừng còn có danh hiệu là Truyền Giáo Ðại Sư(Dengyo).Thiên Thai Tông tại Nhật Bản có ba chi phái, đó là Sơn Môn(Sommon),Tự Môn(Jinon) và Chân Thạnh(Shinsei).Chân Thạnh thành lập vào thời Ðại Ðức Xuyên(Tokugawa)khoảng năm 1780,sau trở thành giáo phái Tịnh Ðộ,gọi là Dung Thông Niệm Phật,dung hoà giáo nghĩa Pháp Hoa và Tịnh Ðộ,dùng kinh Pháp Hoa và Kinh Hoa Nghiêm nên thực sự chưa phải là giáo phái Tịnh Ðộ Chân Tông.
- Không Dã(kuya,903-972),là vị đầu tiên tại Nhật Bản truyền bá tín ngưỡng Di Ðà rộng rãi khắp nơi,chuyển hoá thổ dân Ainu ở hòn đảo miền Bắc Nhật Bản theo Phật.Không Dã thuộc gia đình hoàng tộc,có người cho rằng ông là con của Ðề Hồ Thiên Hoàng(Daigo).Ông sáng tác nhạc điệu,đánh chuông,nhảy múa, đào giếng,làm đường,xây cầu.Cách thức niệm Phật theo lời nhạc của ông gọi là Không Dã Niệm Phật.Lối vũ của ông gọi là Kim Khấu(đánh chuông).Giáo phái của ông gọi là Không Dã Tông.Khi ông viên tịch giáo phái này cũng diệt theo,nhưng Thời Tông xuất hiện,tôn Không Dã làm vị sáng tổ.Nhất Biến(1238-1289)năm 1276 phổ biến việc sử dụng ca múa bình dân để truyền thừa tín ngưỡng Di Ðà,hành trì tụng niệm 6 thời mỗi ngày,gọi là Tịnh Ðộ Thời Tông.
- Pháp Niên(Honen 1133-1212)thành lập Tịnh Ðộ Tông(Jodo)hoàn toàn biệt lập với các giáo phái Phật Giáo khác.Trên con đường đi đến giải thoát,cần có tự lực và tha lực.Tha lực ở đây là năng lực của Phật A Di Ðà chứ không phải của bất kỳ vị nào như chủ trương của Dung Thông Niệm Phật.
- Thần Loan(Shinran 1173-1262)khai triển Tịnh Ðộ dựa vào ba bộ kinh chính là Kinh Vô Lượng Thọ,Kinh A Di Ðà,Kinh Thập Ðịa của Long Thọ và Thế Thân và Bộ Luận của Ðàm Loan(T’an Luan,476-542)gọi là Tịnh Ðộ Chân Tông.
295. Xin cho biết yếu nghĩa của Tịnh Độ Tông.
- Qua thời gian tín ngưỡng Di Ðà có 5 sắc thái: 1/Sắc thái Thiên Thai và Chân Ngôn xem Ðức Phật A Di Ðà là một trong Ngũ Trí Như Lai ngự ở phương Tây. 2/Sắc thái Duy Thông Niệm Phật quan niệm ảnh hưởng của người tu Tịnh Ðộ có thể truyền đến người khác và ngược lại. 3/Sắc thái của Tịnh Ðộ Tông(Jodo)hoàn toàn tin tưởng vào những lời nguyện của Phật A Di Ðà. 4/Sắc thái Chân Tông(Shin)theo nguyện thứ 18 của Phật A Di Ðà được mô tả trong Kinh Ðại Vô Lượng Thọ và. 5/Sắc thái chuyên tâm niệm Phật mỗi ngày 6 thời trong Tịnh Ðộ Thời Tông.
- Giáo nghĩa Tịnh Ðộ qua bản nguyện của Phật A Di Ðà,dựa vào tự lực cũng như tha lực,hoàn thành hai sứ mạng lớn là nhu cầu giải thoát và kiến thiết một thế giới tốt đẹp ở hiện tại cũng như tương lai.Trong 48 Lời Nguyện của Phật A Di Ðà,lời nguyện thứ 12 và 13 nói về thế giới Cực Lạc Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang.Nguyện thứ 18 hứa cứu độ tất cả chúng sinh chuyên tâm niệm Phật được sinh vào thế giới Cực Lạc.Thệ Nguyện thứ 19 Phật tiếp dẫn những người niệm Phật trước giờ lâm chung.Nguyện thứ 20 ai sinh vào thế giới Cực Lạc sẽ được chứng ngộ giải thoát.
- Tịnh Ðộ Tông(Jodo)xem ba nguyện(18,19,20)là những nguyện độc lập riêng rẽ.Nguyện thứ 18 liên quan đến vãng sinh hoàn toàn dựa vào tha lực,nguyện 19 và 20 dựa vào nghiệp lực cá nhân(tự lực)trong khi Chân Tông (Shin)xem 3 nguyện tương hệ nhau.
- Giáo phái Tịnh Ðộ Chân Tông là tổ chức Phật Giáo lớn hàng nhì tại Mỹ.
296. Xin cho biết yếu nghĩa sai khác giữa các tông phái Tịnh Độ Tông Nhật Bản.
- Trên phương diện hình thức Tịnh Ðộ Tông gồm chư Tăng và cư sĩ trong khi Tịnh Ðộ Chân Tông chỉ toàn là cư sĩ;trên phương diện hành trì là sự sai khác về thái độ niệm danh hiệu Phật.Tịnh độ Tông xem niệm Phật là đào sâu đức tin ,bồi bổ đức tin,vì không có đức tin thì không thể có sự cứu độ trọn vẹn,trong khi Tịnh Ðộ Chân Tông xem niệm Phật là thái độ tri ân,biểu lộ lòng tri ân được Phật gia trì.
- Sự sai khác giữa Tịnh Ðộ Tông,Tịnh độ Chân Tông và Thời Tông dựa vào hình thức hành trì.Thời Tông chủ trương 6 thời niệm Phật.Tịnh Ðộ Tông và Chân Tông không đặt nặng vào thời biểu nhất định.
- Người tu Tịnh Ðộ sử dụng ba phương thức:Quán Chiếu Tịnh Ðộ,Tha Phương Tịnh Ðộ và Tịnh Ðộ Hiện Tiền.
- Phương thức niệm Phật gồm có 4:Trì Danh Niệm Phật,Quán Tượng Niệm Phật,Quán Tưởng Niệm Phật và Thực Tướng Niệm Phật.
- Cảnh giới Tịnh độ không những là nơi vãng sinh hưởng mọi pháp lạc mà cũng là đạo tràng tiến du.Do đó cảnh giới Tịnh Ðộ không hoàn toàn chỉ dành cho thánh nhân mà cũng là nơi cho phàm nhân trên tiến trình tu chứng. Ðây là một thế giới chung cho Thánh và Phàm,một tư tưởng mới của Ðại Thừa Phật Giáo.
- Làm sao cảnh giới có thể dung hợp Thánh Phàm, đó là đạo lý Tự Tánh Di Ðà,Duy Tâm Tịnh Ðộ.Hạnh nguyện Phàm Thể trong Thánh Thể là hạnh nguyện Bồ Tát.Tịnh Ðộ tức Ta Bà,Ta Bà là Tịnh Ðộ.
297. Xin cho biết về Nhật Liên Tông.
- Nhật Liên Tông xuất phát tại Nhật Bản,thuộc Ðại Thừa Phật Giáo,có thể gọi là Tân Pháp Hoa vì dựa vào Kinh Pháp Hoa 28 chương do Cưu Ma La Thập dịch ra tiếng Trung Hoa năm 406.
- Nước Nhật được thanh bình thịnh trì nhờ ảnh hưởng Phật Giáo.Nhưng thanh bình thịnh trị thường đưa đến thối nát chính trị theo luật thăng trầm.Trong những ngày cuối cùng của triều đại Bình An(Heian),chiến loạn khắp nơi.Triều đại quân phiệt được thành lập trong thời Kiếm Thương(Kamakura),dân chúng tưởng rằng hòa bình,trật tự sẽ được tái lập,nhưng họ thất vọng,có cảm tưởng đang đến hồi mạt vận của tôn giáo.
- Thần quyền của hai tông phái cũ Thiên Thai và Chân Ngôn đã cùng chịu số phận của giai cấp quý tộc. Di Ðà Giáo của Pháp Nhiên(Honen)tuy phổ cập giữa quần chúng nhưng vẫn chưa có ảnh hưởng đối với giai cấp thống trị,Thiền Tông tuy thích hợp với tinh thần võ sĩ đạo nhưng chưa có thế đứng trên địa bàn chính trị.Nhật Liên ra đời,tìm một sinh lộ cho Phật Giáo và Nhật Bản.
298. Xin cho biết tiến trình hình thành Nhật Liên Tông.
- Nhật liên Tông là do Nhật Liên sáng lập,lấy kinh Diệu Pháp Liên Hoa làm nền tảng.Nhật Liên sinh năm 1222 trong một gia đình ngư phủ ở Kamipato,Awa,miền Nam duyên hải Nhật.Xuất gia năm 15 tuổi, đến Kiếm Thương học đạo 10 năm(1243-1253_,cho rằng chỉ có giáo nghĩa Thiên Thai thuần túy,không bị nghi lễ thần bí hay tín ngưỡng Di Ðà làm trở ngại mới là con đường ngắn nhất đi đến đạo.Năm 1253 bị phương trượng và chúng tăng đuổi ra khỏi chùa vì tư tưởng và thái độ trên,Nhật Liên ra ngoài,dựng một thảo am cư trú,giảng truyền đạo pháp trên đường lộ,tại công viên,viết quyền Lập Chánh An Quốc trình lên Nhiếp Chánh Vương Bắc Ðiều(Hojo)năm 1260,đả phá các tông phái khác cho Tịnh Ðộ Tông là địa ngục,Thiền Tông là yêu ma,Chân Ngôn Tông là tiêu hoại tổ quốc,Luật Tông phản bội.Năm 1261 Nhật Liên bị đuổi ra khỏi Izu, ông cho Nhiếp Chánh Vương Bắc Ðiền tin tưởng theo thiền và thường mặc tăng bào là đang sống trong địa ngục,nhiếp chánh vương kế tiếp Tokumune đang trên đường đi đến địa ngục.
- Năm 1271 ông bị bắt,bị kết án tử hình,nhưng sau đó bị đày ra hoang đảo Tá Ðộ(Sado),tại đây ông viết cuốn Khai Mục Sao,cho mình là Bồ Tát Thượng Hành(Visisitacarita) được Phật phó thác bảo vệ Chánh Pháp. Ông nguyện danh tiếng của ông“sẽ là trụ cột của Nhật Bản,là con mắt của Nhật Bản,là huyết mạch của Nhật Bản.”
-Sau 5 năm bị đày ở đảo Tá Ðộ, ông được phép trở về Kamakura,nhưng quan điểm của ônbg vẫn nhất mực như trước,không thay đổi. Ông lui về núi Thân Diên(Minobu)phía Tây núi Phú Sĩ(Fuji),giảng truyền tôn chỉ Nhật Liên.Ông viên tịch tại Ikegami gần Kyoto năm 1282,hưởng thọ 60 tuổi.
- Nhật Liên có 6 người đệ tử trung kiên,bất khuất và cực đoan giống thầy.Một trong 6 vị này Nhật Trí(Nichiji) du hành sang Tây Bá Lợi Á năm 1295,nhưng sau đó biệt vô âm tín.Năm 1532 Nhật Liên Tông xung đột với tông phái gốc là Thiên Thai Tông.Năm 1614một chi phái với chủ trương“Bất Thị Bất Thi”từ chối không tuân thủ luật lệ hiện hành,bị tướng quân Ðức Xuyên(Tokugawa Shogun)cấm hoạt động cùng lượt với Thiên chúa giáo.
- Hiện nay Nhật Liên Tông có 8 chi phái,trong đó có hai chi phái quan trọng là: 1/Nhật Liên Tông,trung tâm đặt tại Minobu với 3,600 tự viện. 2/Hiển Bản Pháp Hoa Tông(Kenpon-Hokke),còn được gọi là phái Diệu Mãn Tự(Myomanji)với 580 ngôi chùa.
299. Xin cho biết giáo nghĩa của Nhật Liên Tông.
- Như trên đã nói Nhật Liên Tông được xây dựng trên Kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà tinh yếu là câu tụng“Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh”.
- Theo Nhật Liên Tông,Kinh Pháp Hoa là một bản kịch trong đó Ðức Phật không những là vị anh hùng của bản kịch mà còn là người soạn và điều khiển bản kịch.
- Chân lý trong kinh Pháp Hoa không phải là một thứ chân lý chết cứng không hồn,mà đó là lý tưởng,là chân lý hừng sáng,thơm ngát và kết hạt như hoa sen.Chân lý được hóa hiện trong Ðức Phật.Năng giác và sở giác đều là một. Ðức Phật chân thật trong kinh không phải là xác thân Phật đã giác ngộ dưới gốc cây Bồ Ðề,chuyển Pháp Luân tại vườn Lộc Uyển,thị tịch tại rừng Sala ở Kusinagara,hưởng thọ 80 tuổi,mà là đức Phật của hàng hà sa số kiếp,là bậc Năng Giác thường trụ thuyết pháp.
- Do từ tâm,Ngài thị hiện.Do bi tâm Ngài quyền nghi thuyết pháp.Ngài là tác giả của bản kịch,là đạo diễn,là diễn viên chính,hướng dẫn các diễn viên khác trở thành diễn viên chính: Ðề Bà Ðạt Ða,Long Nữ đều nằm trong vở kịch giác ngộ của Phật.
- Thế giới giác ngộ xa xưa của Phật gọi là Bản Môn,thế giới giác ngộ của hoá thân Phật gọi là Tích Môn có nghĩa là hành hoạt của Phật ở trong bản vị nguyên thỉ(Bản Môn)hay hành hoạt còn lưu dấu vết(Tich Môn).Hai vị này xuất hiện song song trong kinh Pháp Hoa.Vị nào là vị khai thị chân lý?
- Kinh Pháp Hoa chia làm hai phần: 1/Phần đầu 14 chương,nói về Tích Môn,trong đó có Phẩm Chương Tiện(Upaya),Phật khai thị rằng trước thời Pháp Hoa Ngài thuyết pháp trên 40 năm cho 3 thừa(Thanh Văn,Duyên Giác,Bồ Tát)chỉ là phương tiện,chỉ có Nhất Thừa mới là chân lý(Khai Tam Hiển Nhất). 2/Phần hai 14 chương, ở Phẩm Thọ Lượng, đức Phật nói về nhân cách của chính Ngài,khai thị rằng hiện hữu lịch sử của Ngài không phải là chân thân của Ngài,pháp thân mới là thể hiện chân thật của a tăng kỳ kiếp(Khai Cận HiểnViễn).
- Nhật Liên thiết lập Nhật Liên Tông trên nền tảng Bản Môn Bản Hóa của Kinh Pháp Hoa,do đó Nhật Liên Tông cũng được gọi là Bản Môn Pháp Hoa Tông(Hommon Hokke).
- Nhật Liên đặt nặng phần hành của Phật chứ không phải phần lý.Người nào thi hành các phương diện hành của Phật là hành giả Pháp Hoa Kinh(Pháp Hoa Kinh Hành Tọa),cũng như vị Bồ Tát có hành động tối thượng,Bồ Tát Thượng Hành(Visistacarita) được đặt vào địa vị tuyệt đỉnh trong kinh này.Ai tu tập theo đó sẽ được thành tựu Phật quả,giác ngộ viên mãn ngay trong xác thân này (Tức thân thành Phật).
- Ðức Phật bản hữu cũng như mặt trăng trên trời. Ðức Phật của các kinh Hoa Nghiêm,A Hàm,Phương Ðẳng,Bát Nhã,Kim Quang Minh,Tịnh Ðộ và Ðại Nhật chỉ là những vầng trăng phản chiếu trong các ao hồ,trong các dòng nước từ một vầng trăng bản hữu,mặt trăng Pháp Hoa.
- Nhật Liên xem Tịnh Ðộ,Thiền,Chân Ngôn,Luật chỉ là vầng trăng phản chiếu từ một mặt trăng bản hữu Liên Hoa.Chỉ có kẻ điên rồ mới với bắt ánh trăng phản chiếu trong nước.Nhật Liên bài bác tất cả các tông phái hiện hành trừ Thiên Thai Tông của Truyền Giáo Ðại Sư mà ông cố gắng kiện toàn đồng thời duy trì hình thức nguyên thỉ của nó.
300. Xin cho biết về Tân Luật Tông.
- Tân Luật Tông là Tông Phái Luật được thiết lập tại Nhật Bản,khác với Luật Tông Trung Hoa,vẫn lấy giới luật làm căn bản,nhưng phân biệt bốn sắc thái của giới: 1/Giới pháp,yếu tố của giới. 2/Giới thể,thể tính của giới. 3/Giới hành,hành trì của giới. 4/Giới tướng,hình thức của giới.Trong 4 sắc tướng này,giới là quan trọng hơn cả.Giới thể là vô biểu nghiệp,sức mạnh đạo đức hoạt động trong tâm,không lộ ra ngoài(Hưng tâm bản cụ).Ðặt nặng hiệu nghiệm tinh thần hơn là nghi thức,nghi quỹ.
- Giới luật gồm có 5 giới cho hàng Cư Sĩ(không sát sinh,không trộm cướp,không tà dâm,không nói dối,không uống rượu hay dùng chất ma túy).Mười giới cho hàng Sa Di,Sa Di Ni(gồm 5 giới nói trên cộng thêm không ca hát,nhảy múa,không xem ca hát,nhảy múa,không nằm giường cao rộng,không ăn phi thời,không cất giữ tiền bạc),250 giới cho Tỳ Kheo và 348 giới cho Tỳ Kheo Ni.
250 giới Tỳ Kheo: 348 giới Tỳ Kheo Ni:
4 tội ba la di(tội bị tẫn xuất) 8 tội ba la di
13 tội tăng tàn(tội bị treo quyền làm tăng) 17 tội tăng tàn
90 tội ba dật đề,cần phát lộ và sám hối 178 tội ba dật đề
3 tội ba la đề xá ni,cần sám hối 8 tội ba la đề xá ni
30 tội xả đọa,tội bị phạt nhẹ 30 tội xả đọa
2 tội bất định,hành vi không xác định 0 tội bất định
Có tội hay không có tội
100 chúng học,những ngăn cấm nhỏ nhặt 100 chúng học
7 diệt tránh,biện pháp xét xử tranh cãi. 7 diệt tránh
301. Xin cho biết tiến trình hình thành Tân Luật Tông tại Nhật Bản.
- Thánh Vũ Thiên Hoàng(724-748)gửi hai nhà sư Vinh Duệ(Eiei) và Phổ Chiêu(Fusho) đến Trung Quốc thỉnh mời luật sư Giám Chân đến Nhật Bản đào luyện Tăng Ni Nhật Bản về luật học(Ritsu),nhưng Ðường Huyền Tông lúc bấy giờ ưa thích Lão giáo nên không muốn gửi một nhà sư Phật Giáo nào qua Nhật.Tuy nhiên vì ý nguyện hoằng pháp Ðạo Tuyên(Dosen),đệ tử của Huyền Trang,được gửi sang Nại Lương(Nara)năm 735,dạy về luật,thiền và Thiên Thai trong khi chờ đợi Giám Chân đến.
- Với sự giúp đỡ của hai người đệ tử Nhật Bản là Vinh Duệ và Tuệ Chiêu,Giám Chân(Ganjin) đến Nại Lương năm 754, được triều đình đón tiếp,mời cư trú trong ngôi chùa đặc biệt,chùa Ðường Chiêu Ðề(Toshodaiji)và thiết lập đàn tràng truyền giới cho Hoàng Hậu,Thái Thượng Hoàng và các đại thần.
- Luật Học của Giám Chân thuộc truyền thống Tứ Phần Luật(Luật Ðàm Vô Ðức,Dharmaguptiya),còn gọi là Nam Sơn Luật(Nam Truyền,Tiểu Thừa)được thiết lập bởi Ðạo Tuyên,đệ tử của Huyền Trang.
- Giám Chân truyền lại cho đệ tử là Pháp Tiến(Hoshin)người Trung Hoa,Pháp Bảo(Joho)người Arsak, Ðông Ba Tư.
- Truyền giáo Ðại Sư(Dengyo Daishi,762-822)lúc đầu thọ Tứ Phần Luật,nhưng sau theo giáo nghĩa Thiên Thai,thọ Bồ Tát Giới,làm cho Tăng Ni Nại Lương chống đối.Chỉ sau khi truyền giáo Ðại Sư viên tịch,triều đình mới cho phép thiết lập giới đàn trên núi Tỉ Duệ truyền giới Bồ Tát,trở thành cơ sở truyền giới cho tất cả các tông pháp Nhật Bản.
- Trong thời Nại Lương có ba địa điểm giới đàn: 1/Chùa Ðông Ðại(Todaiji) ở Nại Lương(Nara). 2/Chùa Quán Thế Âm(Kwanseonji) ở Trúc Tiền(Tsukusho). 3/Chùa Dược Sư(Yakushiji) ở Hã Dã(Sinozuke).Trong thời Bình An(Heian)có 5 địa điểm giới đàn.
- Tân Luật Tông không mấy phổ cập tại Nhật Bản một phần vì đây là luật Học Tiểu Thừa do Nghĩa Tịnh(635-713) mới mang từ Ấn Ðộ về,mặt khác vì sự hưng khởi Ðại Thừa Luật của Thiên Thai Tông.
- Từ Luật Tông của Tứ Phần Luật,một trào lưu mới do Duệ Tôn(Eison,1201-1290)khởi xướng,chủ trương thọ giới trên căn bản của giới tự nguyện,gọi là Tân Luật Tông.Thực ra đây là sự phục sinh của thọ giới tự nguyện của Thánh Ðức Thái Tử như đã từng được Nữ Hoàng Suy Cổ thực thi.
- Duệ Tôn học Luật(Vinaya) tại chùa Ðông Ðại,tìm thấy ý nghĩa thọ giới tự nguyện trong Kinh Thắng Man,Phạm Võng cũng như Thiên Thai và Thiền Tông,cùng với người bạn thành lập Tân Luật Tông theo phương thức tự nguyện.
- Thời Phật giáo phục hưng dưới triều Ðức Xuyên(1603-1876)có hai phái luật, đó là Diệu Pháp Luật(Myohoritsu)của Tịnh Nghiêm(Jogon) ở Giang Hộ(Yedo)và Chánh Pháp Luật(Shohoritsu)của Từ Vân(Jiun) ở Hà Nội(Kawachi).Hai phái này có vài liên hệ với ngành luật học của Duệ Tôn.
302. Xin cho biết yếu nghĩa của Tân Luật Tông Nhật Bản.
- Theo Tân Luật Tông,Luật Tứ Phần chú trọng hình thức,có khuynh hướng chấp chặt văn tự,ngôn ngữ và các hình thức của luật,do đó có sự tranh cãi trong kỳ Kết Tập II sau Phật Nhập Diệt 100 năm.Luật Ðại Thừa chú trọng tinh thần luật hơn là ngôn ngữ luật.
- Người trì giới phải đặc biệt chú trọng Giới Thể,một trong bốn sắc thái của giới.
- Giới thể dựa vào tinh thần tự nguyện diễn ra vào lúc trang nghiêm thọ giới,bộc lộ trong tư tưởng,ngôn ngữ và hành vi.
- Tứ Phần Luật chủ chốt cho hàng Tăng Ni,người theo luật học Giới Thể,chú trọng tinh thần hơn hình thức là các Bồ Tát,không phân biệt Tăng hay tục.
- Trong luật học Tứ Phần,lễ truyền giới cần phải có Tam Sư Thất Chứng,Tân Luật Tông quan niệm thọ giới có thể được diễn ra qua ba hình thái: 1/Giới Tự Nguyện không cần đến Tam Sư Thất Chứng như trường hợp Hoàng hậu Thắng Man(Srimàlà)trong Kinh Thắng Man.Lễ thọ giới tự nguyện được Kinh Phạm Võng cho phép. 2/Theo tông chỉ Pháp Hoa,tất cả giới luật đều có sẵn trong tâm,không phải là sản phẩm của một nỗ lực đặc biệt nào.Có thể gọi đó là Giới Tự Hữu(Tự Tâm Bản Cụ) và là giới đặc biệt cho Thiên Thai Tông. 3/Thiền Tông trong thời Kiếm Thương(Kamakura,1183-1331)có một lối thọ giới giống Thọ Giới Tự Hữu.Theo tông này ý niệm về giới luật có sẵn trong bản tính con người,nếu hồi quang phản chiếu ta có thể kéo nó ra mà thực hành,gọi là Giới Tự Tánh.
303. Em thấy nhức đầu quá, có cách nào tóm tắt yếu nghĩa khác nhau của các tông phái Phật Giáo?
- Chỉ có 36 câu hỏi và trả lời về tông phái Phật Giáo thế mà em đã nhức đầu?Hãy bỏ hai giời đọc lui đọc tới sẽ hiểu.Vô lẽ hai giờ nhiều quá?Thôi chịu khó bỏ 10 phút vậy!
- Câu Xá Tông chủ trương tâm,vật đều hiện hữu,tuy không thừa nhận một bản ngã cá biệt hay nguyên nhân đầu tiên.
- Thành Thật Tông chủ trương không có gì hiện hữu,cả tâm và vật,hoàn toàn trái ngược với Câu Xá Tông.
- Pháp Tướng Tông chủ trương tất cả các pháp không tách biệt khỏi thức,không cực hữu như Câu Xá Tông,không cực vô như Thành Phật Tông.
- Tam Luận Tông bác bỏ kiến thức cục diện hay không cục diện để đi đến trí tuệ viên mãn.
- Hoa Nghiêm Tông chủ trương pháp giới duyên khởi,một là tất cả,tất cả là một.
- Thiên Thai Tông hay Pháp Hoa Tông chủ trương Nhất Tâm Tam Quán,nghĩa là trong mỗi tâm niệm đều có Không Quán,Giả Quán và Trung Quán.
- Chân Ngôn Tông hay Mật Tông chủ trương có thể chứng đắc Phật quả trong hiện kiếp qua gia trì lực.
- Thiền Tông hay Phật Tâm Tông chủ trương“Chân tướng vô tướng”,“Pháp môn vô môn”,“Thánh trí vô trí”,“Trực chỉ nhân tâm,kiến tánh thành Phật”.
- Tịnh Ðộ Tông chủ trương tín tâm là phương tiện thiết yếu để giải thoát.
- Nhật Liên Tông quan niệm hành của Phật mới quan trọng.Ai thi hành các phương diện hành của Phật mới là hành giả của Kinh Pháp Hoa.Một câu tụng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là hàm chứa tất cả.
- Tân Luật Tông nhấn mạnh đến Giới Tự Nguyện,không đặt nặng hình thức thọ giới.
304. Phật Giáo chi thành Tông Phái, Hệ Phái dựa vào nền tảng nào?
- Phật Giáo Trung Hoa chia tông phái,hệ phái của họ thành ba loại:
- 1/Giáo môn,hay như danh từ hiện đại gọi là trường phái,với giáo nghĩa đặc biệt,gồm Thiên Thai,Hoa Nghiêm,Pháp Tướng.
- 2/Tông môn,ngoài giáo nghĩa đặc biệt còn có hệ thống truyền thừa,gồm năm hệ phái thiền.
- 3/Luật Môn,tức Luật Tông,giáo nghĩa cũng như hành trì.
-Chỉ có Tịnh Ðộ Tông là đứng trên và đứng ngoài sự phân loại trên.Trên danh nghĩa Giáo Môn,chùa giảng dạy kinh Hoa Nghiêm,giáo nghĩa Pháp Tướng,Thiên Thai.Trên danh nghĩa Tông Môn,đại đa số chùa Trung Hoa thuộc trong nhiều Tông Môn,một số ít tích cực theo Tông Môn, điều hành Thiền đường.Trên danh nghĩa giới luật,tất cả đều lập đàn tràng truyền giới,đều theo Luật tông .Trên quy chế chùa lại trở về Tông Môn,áp dụng Bách Trượng Thanh Qui.
305. Tăng Ni Phật Tử có thể thay đổi phương thức hành trì? Có thể dung hợp phuơng thức hành trì?
- Thiên Thái Tông chủ trương hành trì dung hợp gọi là Thiền Tịnh Song Tu,vừa tu thiền,vừa tu Tịnh Ðộ cùng một lúc.
- Một vị sư thế phát xuất gia tại ngôi chùa thuộc hệ phái Lâm Tế,hành trì thiền quán tại chùa Lâm Tế ,sau một thời gian ông cho thiền Lâm Tế quá cao, ông không đủ trình độ hành trì, ông chuyển qua tu luyện thiền Tào Ðộng,sau một thời gian không thấy thích hợp ông qua tu luyện thiền Thiên Thai Chỉ Quán.Sau tám năm tu luyện, ông thấy không tiến triển, ông theo môn niệm Phật Tịnh Ðộ,nhưng vẫn xem mình là môn đồ phái Lâm Tế.
306. Thiền Lâm Tế, Tào Đông, Thiên Thai khác nhau như thế nào?
- Thiền Lâm Tế chuyên thoại đầu,chuyên hành thiền không đọc kinh sách,thiền Tào Ðộng vừa hành thiền vừa học hỏi Tam Tạng,có khi gọi là Văn Tự Thiền,thiền Thiên Thái hành trì Chỉ,Quán,thiền Tịnh song tu.
307. Làm thế nào Phật Giáo trong bối cảnh văn hóa Ấn Độ lúc bấy giờ có thể trong một thời gian ngắn hạn lan rộng nhiều nơi trên Ấn Độ với hàng nghìn Tăng Ni, với hàng triệu tín đồ?
- Trước hết là gia cảnh của Phật:sinh trưởng trong gia đình đế vương,sống đời nhung lụa,thế mà quyết tâm từ bỏ mọi thú vui trần thế,vào rừng tu khổ hạnh.
- Thứ đến nếp sống bình dị:dù sinh trong một gia đình vua chúa,dù giác ngộ thành Phật,dù được quốc vương, đại thần trọng vọng,Ngài hằng ngày vẫn cầm bình bát đi khất thực,ngay khi trở về hoàng cung thăm phụ hoàng.
-Thứ ba ngài rất quan tâm đến hàng đệ tử:săn sóc,tắm rửa cho đệ tử khi lâm bệnh ung nhọt.
- Thứ tư,chí nguyện hoằng pháp, độ sinh:gửi chư Tăng đi khắp nơi truyền bá chánh pháp.Không quản gian lao đôi khi nguy hiểm đến tính mạng trong sứ mệnh truyền bá chánh pháp.
- Thứ năm tùy duyên hóa độ,sử dụng ngôn ngữ bình dân để giảng dạy cho hàng dân chúng.Tóm thâu giáo nghĩa ba tháng trước khi nhập diệt để sau đó trong kỳ Ðại Hội Kết Tập I,hàng đệ tử có thể tụng đọc lại Kinh,Luật Phật đã dạy như được đề cập trong Kinh Sangiti-Sutta thuộc Trường Bộ Kinh(Dighanikaya).
- Thứ sáu,phương thức hóa độ:trực diện nhìn thẳng vấn đề,không trốn tránh,không e ngại;luôn luôn tìm hiểu,luôn luôn chiêm nghiệm,không để cho tập quán,truyền thống, địa vị,giai cấp làm hàng rào cản ngăn.
- Thứ bảy,thái độ thực tiễn:Phật luôn luôn lưu ý hàng đệ tử là mọi hành động,mọi tư duy đều phải có mục đích và thuận lợi trong tiến trình phát triển tâm linh và giải thoát chứ không phải để thỏa mãn tính tò mò,hiếu kỳ.
- Thứ tám,tinh thần phoáng khoáng:dù là một bậc thầy giác ngộ,đức Phật không bao giờ bắt buộc đệ tử phải tuân theo lời dạy của ngài một cách mù quáng.
- Thứ chín ý chí tự lực,tự cường: Ðức Phật không dựa vào thần linh,không cho mình là thần linh,không dựa vào pháp thuật mà chỉ dựa vào Lời Nói mà Ngài xem là một pháp thuật đầy đủ quyền năng-pháp thuật giáo hóa.
- Thứ mười khéo léo dùng những ví dụ giản dị,thông thường trong đời sống hằng ngày để giảng giải đạo lý nhiệm mầu:Một hôm thiếu phụ Kisagotami, đau khổ vì đứa con nhỏ mới chết,nghe Phật đầy đủ thần thông, đến xin Phật cứu mạng con.Phật bảo Kisagotami đi tìm hạt cải ở bất kỳ nhà nào không có người chết đem lại cho Phật,Ngài sẽ cứu đứa bé sống lại.Kisagotami đi từ nhà này đến nhà khác,không có nhà nào không có người đã qua đời.Phật nhân cơ hội ấy giảng giải đạo lý vô thường,sinh diệt cho thiếu phụ nghe.Thiếu phụ nhờ vậy vơi đi nỗi khổ,quy y theo Phật.
- Thứ mười một khéo léo giải quyết sự tranh chấp giữa hai nước vì nguồn nước có thể đi đến chiến tranh. Ðứng trước hai phe sắp sửa lâm chiến,Phật hỏi:Mạng sống con người quý trọng hay là nước quý trọng?Rồi từ đó dàn xếp cho cả hai phe đều thỏa đáng .
- Thứ mừời hai thể hiện tinh thần bình đẳng:trong hàng đệ tử của ngài gồm đủ mọi hạng người,từ giai cấp quý tộc đến giai cấp hạ tiện,nói lên thái độ của Ngài đối với hệ thống giai cấp bất công thời bấy giờ. Ðối với ngài hạnh phúc của người nô bộc hạ tiện ngang hàng với hạnh phúc của vị quốc vương,quyền quý .
- Thứ mười ba đức tính khiêm cung:dù được mọi người trọng vọng,Ngài vẫn khiêm cung,không chấp nhận lời tán dương của sariputta,sẵn sàng nghe ý kiến của người thị giả Ananda,chấp nhận cho thành lập Ni Bộ…
- Thứ mười bốn,nếp sống quy củ:Thường ngài đi từng nhà khất thực,không phân biệt nhà ấy thuộc giai cấp nào,trừ trường hợp Ngài và đệ tử được mời thọ trai.Sau khi thọ trai,Phật hay một đại đệ tử giảng kinh cho gia đình thí chủ nghe.Mỗi đêm Ngài chỉ ngủ vài giờ,thời gian còn lại Ngài dùng ngồi thiền hay giảng dạy cho chúng Tăng.Ban đêm Ngài dùng thì giời giải đáp thắc mắc của chư Tăng về những điểm chư Tăng chưa được thâm hội.
- Ngài đi từ làng này đến làng khác,khất thực,giảng đạo trừ ba tháng mùa mưa mà sau này hàng Tăng Già định chế hóa gọi là Ba Tháng Kiết Hạ An Cư(Vassana).
- Thứ mười lăm,hạnh nhẫn nhục và bao dung:cuộc đời của Ngài không phải luôn luôn được an bình:Ngài bị con voi điên xông ra,bị Ðề Bà Ðạt Ða cho lăn đá muốn hại ngài khi Ngài cùng chúng Tăng đi khất thực.Dù bị mưu hại Phật không bao giờ tỏ vẻ giận hờn hay thù ghét.
- Thứ mười sáu,chủ trương đời sống phạm hạnh:trước khi viên tịch Ngài không chỉ định ai thay thế Ngài cai quản Giáo Hội,cũng không quy định cơ chế quản trị Tăng Già mà chỉ khuyên chúng Tăng giữ gìn giới luật,227 giới theo truyền thống Nam Tông,250 giới hay 253 giới theo truyền thống Bắc Tông cho Hàng Tỳ Kheo,348 giới cho hàng Tỳ Kheo Ni.Với phương thức này không tập trung quyền hành, đã giúp cho hàng Tăng Ni uyển chuyển truyền bá chánh pháp một cách hài hòa vào những quốc độ,với phong tục,tập quán,văn hóa khác nhau.
308. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật lịch sử phải chăng là Đức Phật duy nhất của Phật Giáo?
- Phật thường dạy giáo pháp của Ngài không phải do Ngài lập ra mà chỉ khám phá gia tài Pháp Bảo.Tự tính thanh tịnh,chân như chói rọi không phải do Phật tạo dựng mà Phật là vị đã chỉ đường,chỉ phương thức“tìm lại”bản tính uyên nguyên.Phật dạy:“Ta là kẻ khám phá con đường xưa đi đến thành phố đã mất.Ta là kẻ tìm lại con đường đi đến Niết Bàn.”
- Truyền thống Phật Giáo đề cập đến 24 vị Phật gần nhất trước Ðức Phật Lịch Sử Thích Ca Mâu Ni ra đời.Gần nhất ở đây thật sự là 400,000 kiếp.Sau Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là Phật Di Lặc,theo thứ tự sau,kể từ gần nhất đến xa nhất:
Phật Gotama(Thích Ca Mâu Ni)
1/Kassapa 13/Sujata
2/Konagamana 14/Sumedha
3/Kakusanda 15/Padumutara
4/Vesabhu 16/Narada
5/Sikkhi 17/Paduma
6/Vippassi 18/Anomadassi
7/Phussa 19/Sobhita
8/Tissa 20/Revata
9/Siddhatta 21/Sumana
10/Dhammadassi 22/Mangala
11/Atthadassi 23/Kondanna
12/Piyadassi 24/Dipankara
309. Giáo lý hay mà không thực hành thì có lợi ích gì không?
- Ta có một bản đồ trước mắt.Xem bản đồ,thích bản đồ,nhưng không theo bản đồ mà đi,thì dù bản đồ có hoàn hảo mấy chăng nữa cũng không thể giúp ta đi đến đích.
- Theo Phật Giáo,lý thuyết và thực hành không rời nhau.Giáo lý nhà Phật nhằm trị lành bệnh thể xác và tinh thần hơn là thỏa mãn tính tò mò.
310. Trước không gian vô hạn, thời gian vô cùng, tấm thân nhỏ bé của con người này có khả năng gì để đạt được mục tiêu tối thượng, xa vời của Phật Giáo?
- Pascal một nhà tư tưởng lớn của Pháp nói con người là cây sậy,nhưng là cây sậy có tiềm năng giác ngộ. Ðức Phật nhấn mạnh giá trị cực kỳ to lớn của con người,bởi vì trong tất cả mọi loài chúng sinh,con người có hoàn cảnh thuận tiện và khả năng phát huy giác ngộ giải thoát.
- Con người không lâm vào cảnh giới quá sung sướng của loài trời, để dễ bị quên đi con đường giải thoát;súc sinh,ngạ quỹ quá khổ,không làm sao vươn lên một cách dễ dàng trên đường tìm chân lý.
311. Trên thực tế, lịch sử loài người là chuỗi dài chiến tranh, ngay cả chiến tranh tôn giáo!
- Aristote nói:“Khoa học mà không có tâm học(lương tâm)chỉ là sự băng hoại của tâm hồn .”Không những chỉ băng hoại tâm hồn mà còn hủy hoại cả sự sống,cả loài người,cả trái đất.
- Tôn giáo đã bị xem như các thế lực bảo thủ làm trở ngại sự tiến bộ của nhân loại.Tôn giáo dần dần mất ảnh hưởng.
- Nguồn gốc của chiến tranh không phải vì khoa học hay tôn giáo mà vì lòng tin tuyệt đối một chiều vào vạn năng tôn giáo trước đây và vạn năng khoa học bây giờ.Con người đã sử dụng sai lầm phương tiện tôn giáo và khoa học.
- Tìm hạnh phúc bằng cách thỏa mãn”khát ái”cũng không khác gì muốn hết khát lại uống nước mặn. Ðiều cần thiết để điều chỉnh hướng đi là nhìn lại vấn đề,chuẩn bị định hướng, điều mà nhà tâm lý học Erich Fromm gọi là“Frames of Orientation and Devotion.”(Khuôn khổ Ðịnh Hướng và Thành Khẩn)
-Cứ nhắm mắt đi theo mệnh lệnh,dù là mệnh lệnh nhân danh Ðấng Bề Trên,cứ nhắm mắt theo quy luật gọi là khoa học,con người chắc chắn rơi vào vực thẳm.Ðạo Phật giúp ta điều chỉnh hướng đi ,giúp ta thẩm định vấn đề một cách vô tư,khách quan trước khi lên đường,trong khi đi trên đường giải thoát,giác ngộ.
- Trong cuốn Tìm Ðạo của Hòa Thượng Thích Thiện Châu có kể câu chuyện một thiền sư, đồng thời là một họa sĩ lừng danh với chú tiểu trong chùa.Chú tiểu muốn học vẽ,xin thiền sư chỉ dạy.Thiền sư bảo chú tiểu chọn đề tài.Chú tiểu chọn cụm trúc.Thiền sư bảo chú khoan vẽ mà quan sát cụm trúc một thời gian.Năm này qua năm khác chú xin thiền sư dạy vẽ,thiền sư bảo chú tiếp tục quan sát.Suốt bảy năm chú quan sát cụm trúc từ lúc mới lên măng,rồi lớn lên theo năm tháng dưới sương mai,qua nắng chiều,rung rinh theo chiều gió,trong khung cảnh chim hót vào buổi bình minh.Cuối cùng thiền sư bảo chú tiểu vẽ.Kết quả là một kiệt tác về cụm trúc mà từ trước không ai có thể sáng tác được.
- Con đuờng tìm nếp sống tâm linh đòi hỏi quan sát,quán chiếu,thực hành nhiều năm tháng.
312. Phải chăng Tam Tạng Kinh điển bao gồm tất cả giáo lý của Phật?
- Một hôm Phật nghỉ ở rừng Ta La Song Thọ,tại Kosombi,Ngài nắm vài ngọn lá trong tay,hỏi các đệ tử:“Các thầy thấy ta nắm một ít lá trong tay.Số lá trong tay ta và số lá trong rừng,số nào nhiều hơn?”Hàng đệ tử đáp lá trong rừng nhiều hơn.Phật nói với hàng đệ tử:“ Ðúng vậy.Lá trong rừng nhiều hơn lá trong tay Như Lai.Lá trong rừng như sự hiểu biết của Như Lai và lá trong tay của Như Lai không khác gì những lời Như Lai đã giảng dạy.”
313. Tại sao Đức Phật không giảng dạy hết giáo lý của Ngài cho hàng đệ tử?
- Phật dạy:“Vì những hiểu biết khác không cần thiết cho cuộc sống giải thoát,không đưa đến sự chấm dứt khổ đau,không đem lại thanh tịnh,giải thoát,giác ngộ, đến cảnh an vui Niết Bàn….”(Sn. V,437).
314. An vui Niết Bàn? Em còn quá mập mờ về Niết Bàn mặc dầu trên có đề cập. Xin cho biết thêm về Niết Bàn.
- Tôi xin kể giai thoại con cá và con rùa:ngày xưa có đôi bạn rùa,cá.Rùa lên tản bộ trên đất liền một thời gian,lúc xuống sông gặp lại bạn.Cá mừng rỡ hỏi rùa bấy lâu đi đâu vắng mặt.Rùa nói lên đất liền dạo chơi.Cá có vẻ hoang mang hỏi đất liền là cái gì?Nó có ướt như nước?Vừa lạnh,vừa mát?Loãng có thể bơi lội?Có chảy thành dòng nước?Có thể nhấp nhô thành sóng?Rùa trả lời không. Ðất liền không ướt như nước,không lạnh,không mát như nước,không loãng như nước,không chảy thành dòng nước,không nhấp nhô thành sóng.Câu trả lời của rùa làm cho cá thêm hoang mang,cho anh bạn rùa nói xạo,không tin.Rùa dùng khả năng ngôn ngữ,trí óc thông thái diễn tả vẫn không thuyết phục được cá về sự hiện hữu của đất liền.Rốt cuộc rùa nói với cá:Tốt hơn hết bạn lên trên ấy thì hiểu được!
315. Làm sao cá có thể tản bộ trên đất liền? Làm sao đạt được cảnh giới Niết Bàn? Làm sao dứt hết khổ đau?
- Ði theo Tám Con Ðường Chánh(Bát Chánh Ðạo).Phân tích Tám Con Ðường Chánh,ta thấy hai con đường đầu tiên(Chánh Tri Kiến,Chánh Tư Duy)liên quan đến phạm trù trí tuệ,ba con đường kế tiếp(Chánh Ngữ,Chánh Nghiệp,Chánh Mạng)liên quan đến phạm vị giới luậtvà con đường cuối cùng(Chánh Tinh Tấn,Chánh Niệm,Chánh Ðịnh)liên quan đến lãnh vực thiền định.Nói một cách khác Tám Con Ðường Chánh có thể tóm tắt thành ba môn,mà từ ngữ Phật Giáo gọi là Tam Học,tóm thâu toàn thể pháp môn tu học,hành trì,thực hành của Phật Giáo.
316. Đức Phật đã thành đạo, đã diệt trừ tất cả các nghiệp, tại sao Ngài vẫn còn bị tai họa?
- Ðức Phật sinh trong thân người nên phải bị mọi điều kiện của kiếp người chi phối,như sinh,lão,bệnh,tử.
- Mang thân con người nên khi đói thấy đói,khi khát thấy khát,khi vấp chân vào đá chân phải chảy máu,khi đá lăn xuống đụng người thì phải bị thương tích.
- Tuy bị tai nạn Ngài không phiền não,tuy bị tai ương Ngài không oán ghét,tâm an nhiên tự tại, đó là giác ngộ, đó là giải thoát.
- Khi rời bỏ xác thân người,Ngài nhập Niết Bàn thì lúc đó không còn bị những điều kiện về thân người chi phối nữa.
317. Tam học là gì?
- Tam Học cũng có khi gọi là Tam Vô Lậu Học,hay Tam Thánh Ðạo,là ba cách chiêm nghiệm,hành trì. Ðó la Giới, Ðịnh và Tuệ.
- Giới không phải là lời răn,không phải một mệnh lệnh phải tuân theo một cách thụ động.Giữ giới,với đệ tử Phật,là lối sống có ý thức trách nhiệm cá nhân,sự dấn thân hoàn toàn tự do,tự nguyện.Giữ giới không phải là sự ép mình miễn cưỡng,một sự hi sinh mà là nếp sống đem lại an lạc cá nhân và xã hội.Nền tảng của Giới là từ bi.Giới là loại bỏ những gì trở ngại trên đường đi đến giải thoát,có chức năng hướng dẫn,kiểm thúc đi đúng đường.
- Ðịnh là tập trung tư tưởng vào con đường đang đi,cốt làm chủ lấy mình,sử dụng năng lực tâm linh để phát huy ánh sáng chiếu rọi con đường,gồm nhiều phương thức phát triển tâm linh đưa đến đích,đến thanh thịnh,giải thoát.
- Tuệ là hiểu rõ thức tại,hiểu biết trực giác,danh từ Phật học gọi là chân hiện lượng,không bị hình thức,danh xưng che mờ,không nhìn sự vật qua kính màu quan điểm điều kiện hóa.
- Tam Học liên hệ lẫn nhau,giúp đỡ nhau phát triển:Không có giới thì khó có định và tuệ.Không có tuệ thì khó giữ giới cho chu toàn.Không có định thì không thể phát triển tuệ.
318. Cuộc đời của em đầy đau khổ? Học Phật, nghe Pháp nói nhiều về khổ làm cho em đôi khi muốn chấm dứt nó đi cho rảnh nợ đời.
- Trong nhiều bộ Kinh,Phật dạy được sinh làm người là khó(Dhp. 182;Mn III. 169; An. I. 35-37)và chỉ con người mới có thể thành Phật. Ðây là lý do tại sao chư Phật luôn luôn xuất hiện trong cõi người.Tấm thân quý báu ấy đáng lẽ phải cưng quý,tại sao lại muốn chấm dứt nó đi.
- Ðạo Phật dạy đời là khổ là diễn đạt chân tướng của cuộc đời,trong đạo lý Vô Thường,Khổ,Không,Vô Ngã,cốt để ta không bị ảo ảnh cuộc đời lôi cuốn làm lạc hướng tìm cầu giải thoát.Nhưng trong cái vô thường có cái thường,trong cái khổ có cái vui,trong cái không có cái tịnh,trong cái vô ngã có cái thường hằng như được diễn dịch trong đạo lý Thường,Lạc,Ngã,Tịnh.
- Tư tưởng yếm thế,chán đời không nằm trong đạo lý Khổ Ðế.Hơn nữa theo quan điểm Phật Giáo,chết đâu phải là hết.Tự tử vì vậy đâu phải là giải quyết thỏa đáng mà nó còn kéo dài dòng sống lê thê từ kiếp này sang kiếp khác.
319. Đôi khi quá đau khổ em hồi tưởng đến những kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu hay mơ tưởng đến tương lai sang lạn hơn, khiến em cảm thấy bớt đau khổ.
- Phương thức ấy kể cũng hay,cũng giúp cho em vơi khổ,nhưng không chấm dứt khổ,không cho em hưởng được an vui hiện tại.
- Ðôi khi đau khổ chính vì nhớ nhung,tiếc nuối quá khứ,mơ tưởng tương lai mà phát sinh.Kinh Nhất Dạ Hiền,trong Trung Bộ Kinh,Phật dạy:
Quá khứ không truy tầm
Tương lai không ước vọng
Quá khứ đã đoạn tận
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động,không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập.
Phải sống với hiện tại.Tìm an vui trong khổ đau.Biến Ta Bà thành Tịnh Ðộ. Ðiều kiện thiết yếu là chuyển tâm.Khi lòng ta thanh thản,thì mọi vật đều an bình, để rồi thấy trời mưa,ta nhận được vẻ đẹp của mưa;trời nắng,trời tuyết,vẻ đẹp của ánh bình minh,vẻ đẹp của hoa tuyết bay…Cuộc đời không còn buồn khổ mà là nơi gói ghém nhiều tâm tình,giúp ta thực hành Bồ Tát Ðạo,giúp ta trên lộ trình giải thoát.
320. Muốn hành trì Phật Đạo em phải làm gì?
- Trước hết phải quy y Tam Bảo,quy y Phật,Pháp,Tăng như đã cắt nghĩa ở trên.
.
- Tiếp theo là thọ trì Ngũ Giới như được cắt nghĩa ở trên.
- Tiếp theo nữa,thọ trì Bồ Tát Giới tại gia(được cắt nghĩa sau),hành trì Thập Thiện,đó là: 1/Bố thí. 2/Trì giới. 3/Niệm Phật. 4/Khuyến khích bằng hữu làm việc phước thiện. 5/Vui thích trong việc phước thiện. 6/Hết lòng giúp đỡ kẻ khác. 7/Tôn kính cha mẹ,thầy tổ. 8/Học đạo. 9/Nghe pháp. 10/Quy y Tam Bảo.
- Tu Thập Thiện là khía cạnh tích cực của tránh phạm mười điều ác,gọi là Thập Ác. 1/Không những không giết hay làm tổn hại sinh mạng mà còn thực hành hạnh phóng sinh. 2/Không những không trộm cướp mà còn thực hành hạnh bố thí. 3/Không những không phạm tội tà dâm mà phải tỏ lòng cung kính đối với hàng phụ nữ. 4/Không những không nói dối,mà phải thành khẩn,chân thật,ngay thẳng. 5/Không những không nói lời thô tục,sái đạo nghĩa mà còn nói lời từ ái. 6/Không những không nói lời đâm thọc,gây chia rẽ hận thù mà nói lời hòa hợp,thương yêu. 7/Không những không nói lời độc ác,nguyền rủa mà phải nói lời đôn hậu,nhu hòa. 8/Không những không tham lam mà phải thường tu hạnh thanh tịnh,quán đời vô thường. 9/Không những không giận hờn,thù hận mà phải tỏ lòng bi mẫn. 10/Không những không mê muội mà phải hành trì Chánh Tri Kiến.
321. Em thấy giữ gìn giới luật thật khó khăn, đôi khi miễn cưỡng mà em phải làm đó thôi.
- Không phải miễn cưỡng mà phải nói là cố gắng.Cố gắng lắm em mới giữ được giới luật. Ðiều này rất dễ hiểu.Quen ăn mặn từ nhỏ đến lớn,bây giờ phải ăn chay,thật rất khó khăn.Quen ngồi lê đôi mách nói chuyện thiên hạ,bây giờ giữ giới không được nói hai lưỡi,nói lời ác,nói lời thêu dệt,nói dối v.v…thì thật là khó khăn.Chúng ta là những kẻ tự nguyện,không miễn cưỡng, đi ngược dòng sông sinh tử với sự cố gắng phi phàm.
- Như ở trên có nói nền tảng của giới luật là từ bi. Ăn chay là thể hiện lòng từ bi.Em thấy ăn chay khó,phải cố gắng lắm mới ăn chay được một tháng bốn ngày,nhưng nhờ đó em thấy lòng thanh thoải hơn,nhìn mọi vật với tình nhân hậu.Em không nói những lời làm cho người đau khổ,nhờ đó em cảm thấy thanh thỏa,chan chứa tình thương…
- Ðến đây,giới luật không còn là sự gò bó mà là những phần thưởng vô giá,làm đời sống thăng hoa.
322. Giới là nền tảng đạo đức học Phật Giáo?
- Ðúng vậy. :“Chư ác mạc tác,chung thiện phụng hành,tự tịnh kỳ ý,thị chư Phật Giáo.” Ðạo đức học Phật Giáo hay hành trì Phật đạo có thể tóm tắt trong câu:Không làm các điều ác,làm các điều lành,thanh tịnh tâm ý.
- Trong nấc thang hành trì,bắt đầu bằng Năm Giới rồi dần dần qua hàng trăm,hàng nghìn,hàng triệu giới, đối với hữu tình chung sinh,vô tình thế giới,dựa vào đời sông phạm hạnh,lấy Từ(Metta),Bi(Karuna),Hỷ(Mudita) và Xả(Upekkha) làm nền tảng.
- Làm việc lành,tránh điều ác,thanh tịnh hóa thân,khẩu,ý là việc con người có thể thực hiện được,không do thần linh áp đặt.Họa hay phước do ta tự tạo.
323. Em nghe nói về thiền định, nhưng thiền định đối với em quá xa lạ.
- Nói đến thiền định là nói đến việc kiểm soát tâm ý vì tâm ý là cội nguồn của mọi hiện tượng.Tâm không thanh tịnh thì lời nói,hành động không thanh tịnh.Ðức Phật xây dựng hệ thống đạo đức trên nền tảng tâm lý.
- Hiểu biết chánh pháp chưa đủ mà phải thâm nhập chánh pháp.Muốn xâm nhập chánh pháp phải hành thiền.Trong Kinh Tiểu Khổ Uẩn thuộc Trung Bộ Kinh,Phật dạy:“Thuở xưa khi ta còn là Bồ Tát,chưa chứng được Bồ đề,chưa thành Chánh Ðẳng Giác.Ta có chánh kiến thấy rõ nguồn gốc khổ đau,nhưng chưa được hỷ lạc do ly dục,ly bất thiện pháp phát sinh…”Ðoạn kinh trên cho ta thấy Chánh Tri Kiến chưa đủ mà phải hành thiền để chứng hỷ lạc do ly dục, để nhiếp phục và đoạn trừ các dục.
- Cũng ở đoạn kinh trên cho ta thấy Giới và Ðịnh liên hệ mật thiết với nhau.Muốn hành thiền có hiệu quả là phải ly dục,ly bất thiện pháp.Phật dùng ba thí dụ để nói lên sự liên hệ mật thiết này:Một nguời cần lửa lấy khúc gỗ ướt đặt trong nước rồi lấy dụng cụ làm lửa cọ xát vào khúc gỗ ướt dưới nước.Người khác lấy dụng cụ làm lửa cọ xát vào khúc gỗ ướt.Hai người này không làm sao có lửa.Người thứ ba đem khúc gỗ ướt phơi khô rồi dùng dụng cụ làm lửa cọ xát vào thân cây khô,lửa có thể hiện ra.
324. Đức Phật nhờ thiền định mà chứng đắc đạo quả. Thiền định đã đem lại hỷ lạc như thế nào?
-
Sau khi từ bỏ lối tu khổ hạnh,sau khi thọ dùng sữa đề hồ,đức Phật ngồi dưới gốc cây Diêm Phù Ðề(sau này gọi là cây Bồ Ðề),Ngài thực hành thiền định,chứng Sơ Thiền,Nhị Thiền,Tam Thiền,Tứ Thiền,cuối cùng Ngài thành Ðạo,thành Phật.
325. Cho em biết sơ qua kinh nghiệm hành thiền, chứng đạo của đức Thế Tôn?
- Lúc đầu Phật hành trì Tứ Thiền,rồi Vô Sắc Giới Thiền,rồi đi vào Tam Muội Thiền(Dyhana Samadhi),Như Lai Thiền,gồm cả thiền Nam Tông và thiền Bắc Tông.
- Phương pháp hành trì thiền về sau chia ra làm hai gọi là Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền.Như Lai Thiền là phép thiền được ghi vào kinh điển do Phật dạy.Tổ sư thiền là phép thiền do các bậc tổ sư dựa vào Như Lai Thiền đưa ra nhiều phương thức tùy theo trình độ,căn cơ,văn hóa quốc độ.
326. Đức Phật thành đạo do tu thiền Nam Tông hay Bắc Tông?
- Ðại kinh Sacca nói rõ kinh nghiệm hành thiền,chứng đạo của Ðức Thế Tôn: “Này Aggivessana,sau khi ăn thô thực,sức lực trở lại,ta ly dục,ly bất thiện pháp,chứng và trú Thiền Thứ Nhất(danh từ Phật Học gọi là Sơ Thiền),một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh có tầm có tứ.Thọ lạc khởi lên nơi ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm ta.Diệt tầm và tứ,chứng và trú thiền thứ hai,một trạng thái hỷ lạc do định sinh,không tầm không tứ,nội tĩnh nhất tâm.Lạc thọ khởi lên nơi ta,được tồn tại nhưng không chi phối tâm ta.Ly hỷ,trú xả,chánh niệm tỉnh giác,thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú,chứng và trú Thiền Thứ Ba,lạc thọ khởi lên nơi ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm ta.Xả niệm,xả khổ,diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước,chứng và trú thiền thứ tư,không khổ,không lạc,xả niệm thanh tịnh,lạc thọ khởi lên nơi ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm ta.”
- Nói theo ngôn ngữ thông thường kinh nghiệm của Thiền thứ nhất là trạng thái hỷ lạc gồm năm yếu tố:tầm(hướng tâm đến đối tượng),tứ(dán tâm trên đối tượng),hỷ,lạc,nhất tâm,do từ bỏ mọi ham muốn.Kinh nghiệm của Thiền thứ hai là hỷ lạc không còn dựa vào tầm,tứ,chủ quan,khách quan.Kinh nghiệm của Thiền thứ ba là hỷ lạc không còn dựa vào hỷ.Kinh nghiệm của Thiền thứ tư là hoàn toàn thanh tịnh,không khổ,không lạc,vượt ngoài biên cương cảm thụ,chỉ còn xả và nhất tâm.
327. Trong Kinh có đề cập đến Tứ Thiền Thiên là ý nghĩa như thế nào?
- Là bốn cảnh trời thiền.
- Trong kinh có đề cập đến 20 cảnh giới gồm 4 cảnh giới của Sơ Thiền,3 cảnh giới của Nhị Thiền,3 cảnh giới của Tam Thiền,3 cảnh giới của Tứ Thiền và 7 cảnh giới của Tịnh Phạn Ðịa.
- Nói một cách khác người hành thiền chứng quả vị Sơ Thiền,có thể xuất thần hoặc thác sinh vào cảnh giới Phạm Thân Thiên(Brahmakaya),Phạm Chúng Thiên(Brahmaparsadya),Phạm Phụ Thiên(Brahmapurohita),Ðại Phạm Thiên(Mahàbrahmà).Chứng được quả vị Ðệ Nhị Thiền,có thể xuất thần hoặc thác sinh lên những từng trời Thiền Quang Thiên(Parittabha),Vô Lượng Quang Thiên(Abhàsvara).Chứng được quả vị Ðệ Tam Thiền có thể xuất thần hoặc thác sinh lên cảnh giới Thiểu Tịnh Thiên(Parittasubha),Vô Lượng Tịnh Thiên(Apramanasubha),Biến Tịnh Thiên(Subhakrtsna).Chứng được quả vị Ðệ Tứ Thiền có thể xuất thần hay thác sinh vào Vô Vân Thiên(Anabhraka),Phước Sinh Thiên(Panyaprasava),Quảng Quả Thiên(Bratphala).
328. Cho em biết chữ Thiền trong Phật Giáo.
- Thiền tiếng Pali là Jhàna,tiếng Sanscrit là Dhyàna,tàu dịch âm là Thiền Na từ chữ Sanscrit Dhyàna,dịch nghĩa là Chỉ Quán,Nhật dịch là Zen,Anh dịch là Meditation,Việt dịch là Thiền.Ngài Buddhaghosa định nghĩa thiền là chọn lọc đối tượng,diệt trừ các yếu tố triền cái,kiết sử đối nghịch.
329. Cho em biết sơ qua về phương thức hành thiền.
- Phương thức hành thiền hay phương thức phát triển tâm linh,tiếng Pali gọi là Bhavana là phương pháp làm cho tâm thức thanh tịnh,nghĩa là không để cho tham,sân,thụy miên(biếng nhác,mê ngủ),trạo hối(xao động,buồn rầu),nghi ngờ chi phối hoạt động tâm thức.Năm yếu tố này theo danh từ Phật Học gọi là Ngũ Cái(Panca Nivarana,Five Hindrances).
- Phương thức hành trì Bhavana có hai,thứ nhất là loại bỏ mọi ý niệm,không cho làm giao động tâm trí,tập trung tư tưởng tiếng Pali gọi là Samatha,tiếng Tàu dịch âm là Tam Ma Ðịa,dịch nghĩa là Chỉ(Concentration).Phương thức hành trì này chịu ảnh hưởng của phái Du Già(Yoga)Ấn Ðộ Giáo.Phương thức thứ hai là Quán,là quán chiếu,tiếng Pali gọi là Vipassana,thường dịch là Thiền Minh Sát(Meditation).
- Giai đoạn đầu của Thiền Minh Sát là quán hơi thở ra vào(Sổ Tức Quán,Anapanasati),quán chiếu mức độ nhanh,chậm của hơi thở hít vào,thở ra,phát triển khả năng tỉnh thức về hoạt động của thân thể,dần dần đi đến tỉnh thức về mọi sinh hoạt,lúc thức cũng như lúc ngủ.
- Từ đó bước vào giai đoạn hai là quán chiếu bốn đối tượng căn bản hay là nền tảng của quán chiếu(Satipatthana),danh từ Phật Học là Tứ Niệm Xứ-bốn pháp hành đạo trong 37 phép để chứng quả Bồ Ðề(Tam Thập Thất Phẩm Trợ Ðạo)- đó là 1/Quán chiếu về thân(Kayanupassana) 2/Quán chiếu về cảm thọ(Vedananu-Passana) 3/Quán chiếu về tâm(Cittanupassana) 4/Quán chiếu về pháp(đối tượng của tâm hay quán chiếu về lời dạy của Phật,Dhammanupassana).
330. Cho em biết thêm phương thức hành trì quán chiếu về thân?
- Quán chiếu về thân là phân tích,nhận định,tìm hiểu sự cấu tạo của thân,gồm những bộ phận gì, để nhận chân tấm thân này có tồn tại mãi không,khi chết tấm thân này còn nguyên vẹn không hay là đống thịt hôi thối,rữa nát và do đó có phải là đối tượng thụ hưởng dục lạc?Phương thức quán tưởng về thân gồm 32 yếu tố cho các hành giả thiền quán ngồi trong bãi tha ma hết sức tỉ mỉ,gọi là Quán Thân Bất Tịnh.
331. Cho em biết thêm phương thức hành trì quán chiếu về cảm thọ?
- Quán chiếu cảm thọ do năm giác quan(mắt,tai,mũi,lưỡi ,thân) đem lại khi va chạm hay tiếp xúc với năm đối tượng bên ngoài (sắc,thanh,hương.vị,xúc).Những cảm thọ ấy đôi khi sung sướng, đôi khi khổ đau,nhưng tất cả đều chuyển biến vô thường.Sung suớng mất đi thì khổ,khổ đau dai dẳng thì khổ.Tất cả đều dẫn đến khổ.Ðó là Quán Thọ thị Khổ.
332. Cho em biết thêm phương thức hành trì quán chiếu về Tâm?
- Quán chiếu về tâm không những cho ta am hiểu sự hoạt động của tâm thức mà còn cho ta thấy sự vô thường,biến đổi của tâm thức.Ðó là Quán Tâm Vô Thường.
333. Cho em biết thêm phương thức hành trì quán chiếu về pháp?
- Quán chiếu về pháp là quán chiếu đối tượng của tâm hay quán chiếu lời dạy của Phật về Ngũ Cái)Pancanivarana,năm yếu tố làm cản trở tiến trình giải thoát:Tham,sân,thụy miên,trạo hối,nghi đã giải thích ở trên);quán chiếu về Ngũ Uẩn(Pancakkhandha,năm yếu tố tạo thành thân người:sắc,thọ,tưởng,hành,thức);quán chiếu về sáu căn,sáu trần;quán chiếu về bảy giác chi (Sattabhojjhanga,bảy đức giác ngộ:niệm,trạch,pháp,tinh tấn,hỷ,khinh an, định,hành xả).Thất Giác Chi cũng gọi là Thất Bồ Ðề Phần,Thất Giác Ý,quán chiếu về Tứ Diệu Ðế(khổ,tập,diệt. đạo).
334. Có bao nhiêu phương thức thiền?
- Phương thức thiền quán của Phật Giáo tùy theo tâm tính,khả năng của mỗi người.Trong kinh liệt kê 40 phương thức khác nhau,tùy trình độ,căn cơ.Mỗi phương pháp dùng để chế ngự một vấn đề hay để phát triển trạng huống tâm linh.Ðối tượng thiền quán có thể là Phật,Pháp,Tăng,Từ Bi,sự chết,sự hoại diệt v.v…Nhờ thiền quán,tâm được an tịnh,trí huệ phát sinh.
335. Xin nói thêm về phương thức Từ Bi quán.
- Sau khi đã làm quen với Sổ Tức Quán,ta có thể thực hành phương thức Từ Bi Quán.Trước hết chú tâm đến chính mình,tự hỏi:Làm sao ta được an lạc,được hạnh phúc.Làm sao ta được thanh thỏa,an tịnh.Làm sao ta tránh được các tai họa.Làm sao lòng ta không bị sân hận chi phối.Làm sao lòng ta tràn đầy tình thương.Tiếp theo đó ta nghĩ đến người ta yêu,đến người ta không yêu không ghét,đến người ta ghét.Tất cả đều mong cho họ an bình,hạnh phúc.
336. Thực hành Từ Bi Quán được lợi ích gì?
- Nếu ta thực hành đúng phương pháp,nếu thái độ thành khẩn,ta sẽ thấy sự biến chuyển trong tâm ta.Ta có thể khoan hồng tha thứ cho chính ta.Ta sẽ thấy lòng thương của ta đối với người thân tăng trưởng hơn.Ta sẽ thấy ta dễ làm bạn với những người trước đây ta có vẻ dửng dưng.Ta sẽ thấy lòng đố kỵ bớt đi.Ta sẽ thấy thoải mái đối với mọi người,mọi trường hợp xảy ra.
337. Phải chăng trí tuệ phát sinh nhờ thiền quán là một trong Tam Học Giới Định Tuệ?
- Ðúng vậy.Nhờ giới mà tu định có hiệu quả.Nhờ tu định có hiệu quả,mà trí tuệ phát sinh.
- Trí tuệ ở đây là nhận rõ,thâm nhập Tứ Thánh Ðế.Trong diễn trình phát triển trí tuệ qua việc thâm nhập đạo lý Tứ Ðế,hành giả bước vào quả vị Tu Ðà Hoàn,(Sotapati),Tàu dịch là Nhập Lưu, đi vào dòng Thánh,bằng cách diệt trừ ba mối trói buộc(Tam Kết Sử),đó là 1/Thân Kiến(Sakkàyaditthi),ràng buộc mình vào thân Tứ Ðại. 2/Nghi(Vicikiccha),không có lòng tự tín. 3/Giới Cấm Thủ(Silabbata-Paramasa)ràng buộc vào những quy luật,lễ nghi.Ðây là 3 trói buộc đầu tiên trong 10 trói buộc,mà danh từ Phật Học gọi là Thập Kết Sử(Samyojana),trói buộc con người trong cảnh sinh tử,luân hồi.Hành giả tu tập thiền quán,chứng đắc quả vị Tu Ðà Hoàn,phải tái sinh 7 lần mới chứng quả vị A La Hán.
- Nhờ tiếp tục diệt trừ tận gốc rễ 3 yếu tố ràng buộc trên,hành giả chứng đắc quả vị Tu Ðà Hàm(Sakalagami)tàu dịch là Nhất Lai,nghĩa là một lần tái sinh nữa sẽ chứng đắc Niết bàn.
- Nhờ diệt trừ hai món Kết Sử trong 10 Kết Sử kế tiếp là 4/Tham Dục(Kamaraga)và 5/Sân Nhuế(Vyapada) nên đạt được địa vị thứ ba gọi là A Na Hàm(Anagami) tàu dịch là Bất Lai,nghĩa là không tái sinh trong cõi Dục Giới mà vãng sinh lên cõi Sắc Giới,rồi từ đó nếu tiếp tục hành trì thiền quán,có thể chứng đắc Niết Bàn.
- Ðể đạt được cảnh giới an lạc,giải thoát,hành giả cần dứt sạch 5 trói buộc còn lại(trong mười Kết Sử),đó là 6/Sắc giới sử(Ruparaga),giải thoát ràng buộc của Sắc Giới. 7/Vô sắc giới sử(Ariparaga),thoát khỏi ràng buộc của Vô Sắc Giới. 8/Mạn(Mana),thoát khỏi tròng tự mãn,kiêu mạn. 9/Xao động(Uddhacca)thoát khỏi trạng huống xao động. 10/Vô minh(Avijja),thoát khỏi mọi mê lầm,diệt sạch vô minh,chứng đắc Niết bàn.
338. Em thấy tu thiền quán khó khăn quá, em chỉ muốn tu Tịnh Độ, niệm Phật cầu vãng sinh.
- Niệm Phật cũng là một phương thức thiền định,trừ phi miệng em niệm mà lòng nghĩ đâu đâu.Niệm Phật mà “Nhất tâm bất loạn”(Tâm chuyên chú không loạn động)là một hình thức thiền định.
- Có 4 phương thức niệm Phật.Phương thức thứ 1 gọi là 1/Trì danh niệm Phật,miệng niệm sáu chữ hồng danh “Nam mô A Di Ðà Phật.”Trong phương thức trì danh niệm Phật,có hai phương pháp gọi là a/Kim Cang Niệm,niệm bằng tâm,nghe rõ mồn một từng tiếng Nam Mô A Di Ðà Phật trong tâm và tai cũng nghe rõ từng tiếng Nam Mô A Di Ðà Phật. b/ “Triêu Mộ Thập Niệm”,sáng tối mười niệm.Sáng sớm sau khi thức dậy,làm vệ sinh xong,ngồi chắp tay,mặt hướng về phía Tây,niệm Nam Mô A Di Ðà Phật.Cứ một hơi thở là niệm danh hiệu Phật,được bao nhiêu lần thì cứ niệm bấy nhiêu và cứ như thế niệm trong mười hơi thở.Sáng sớm cũng như chiều tối đều thực hành phép thập niệm này.
- Phương thức thứ hai gọi là 2/Quán Tượng Niệm Phật, để hình tượng Ðức Phật A Di Ðà trước mặt,vừa niệm vừa quán tưởng hình tượng Phật A Di Ðà,chuyên tâm trì niệm quán tưởng“bạch hào”(lông trắng)giữa hai chân mày của Phật,phát chiếu hào quang, đạt được Niệm Phật Tam Muội với trạng thái “nhất tâm bất loạn”.
- Phương thức thứ ba gọi là 3/Quán Tưởng Niệm Phật. Ðây là phương thức quán tưởng Phật mà không cần hình tượng,quán tưởng“bạch hào”(luồng sắc trắng)giữa hai hàng lông mày của Phật,phát chiếu hào quang tỏa khắp núi Tu Di.Trong vô lượng ánh hào quang của Phật hiện ra vô số hóa thân Phật,hóa thân Bồ Tát.
- Phương thức thứ tư là 4/Thực Tướng Niệm Phật,tức là tham thiền,tìm hiểu sở niệm(đối tượng)năng niệm(người niệm)để rồi quán triệt không có năng,sở.Niệm mà không niệm,không niệm mà niệm.
- Tóm lại giữa niệm Phật và hành trì thiền quán thật ra không có hàng rào ngăn cách.Thiền Tịnh Song Tu(Vừa tu thiền vừa tu Tịnh Ðộ) chính là ý nghĩa này.
339. Gần đây em thấy báo chí Mỹ đề cập nhiều về thiền. Họ đã khám phá được gì?
- Trong tuần báo Time ra ngày 4 tháng 8,2003 có một bài với nhan đề The Science of Meditation(Khoa Học Thiền) đề cập đến hàng triệu dân Mỹ tham gia khóa thiền vì sức khỏe,vì an lạc thân tâm.Tác giả Joel Stein cho biết các khoa học gia nghiên cứu thiền,các bác sĩ khuyên bệnh nhân hành thiền,hàng triệu dân Mỹ hàng ngày hành trì thiền quán,với hình ảnh của sinh viên,luật sư,tù nhân hành trì thiền;với hình ảnh não bộ thay đổi do thiền quán.Giáo sư Herbert Benson,giáo sư Gregg Jacobs thuộc trường Y Khoa, Ðại Học Harvard,giáo sư Andrew Newberg,trường Ðại Học Pennsylvania,giáo sư Richard Davidson,trường đại Học Wisconsin đã sử dụng phương tiện khoa học tối tân và thiền sư để nghiên cứu về tác dụng thiền quán đến não bộ con người.
- Bài báo còn cho độc giả biết về phương thức hành trì,giới thiệu trung tâm thiền quán,sách vở,báo chí ngay cả websites liên quan đến thiền quán và thiền tập.
340. Chỉ cho em phương thức hành thiền, giản dị, dễ thực hành nhất?
- Em sống ở Mỹ lâu ngày nên cái gì cũng vội vã,cái gì cũng muốn giản tiện:Food to go,McDonald’s,Shopping Malls,One stop sale.Co lẽ một ngày nào đó em đòi có Xa Lộ Thiên Ðường và xe Không Người Lái trên xa lộ ấy!
- Có lẽ ước vọng của em cũng có thể đạt được,vì cách đây mấy năm,tôi có đến tham dự một khoá thiền được tổ chức tại Los Angeles Conventoin Center(khóa thiền tại Convention Center!)với đầy đủ tiện nghi giống như One stop sale:thiền sư hướng dẫn,cà phê,nước trà, âm nhạc thiền. Ðây là khóa nhập môn,nên rất dễ dãi,thoải mái!Chắc em có thể dự khóa này được.
- Thiền là tập trung tư tưởng trên một đối tượng.Muốn hành thiền có kết quả,hành giả phải sống cuộc sống lành mạnh,phải giữ gìn giới luật.Nên nhớ câu nói:Nhờ giới sinh định,nhờ định phát tuệ.
- Muốn hành thiền phải chuẩn bị tư lương:Trưóc hết phải dẹp bỏ tâm tham,sân,lười biếng,giao động,nghi ngờ,thuật ngữ Phật Học gọi là diệt trừ Triền Cái(những thứ trói buộc khiến ta khó thoát đạt được kết quả mong muốn),rồi kiếm nơi yên tĩnh,không TV,không phim chưởng,không hát cải lương,ngồi kiết già hay bán già,lưng thẳng,an trú vào chánh niệm.
- Muốn dẹp bỏ 5 Triền Cái,hành giả sử dụng 5 Thiền Chi(5 yếu tố giúp đỡ người hành thiền):lấy Tâm(hướng tâm vào đối tượng thiền quán) để diệt trừ lười biếng,ngủ gục;lấy Tứ(dán tâm trên đối tượng)nên diệt được sự nghi ngờ,phân vân;lấy Hỷ,lòng thanh thản,thoải mái thay cho sân;lấy Lạc,trạng thái khinh an thay cho dao động;lấy Nhất Tâm,không bị hỷ,lạc chi phối,thay cho tham dục.
- Thiền đem lại an lạc,danh từ Phật Học gọi là Hiện Tại Lạc Trú(Ditthadhamma-sukhavihàri),một sự an lạc,thoải mái,an tịnh không sợ hãi ngay bây giờ.Thiền vì vậy không khắc khổ,dị thường,không bí mật,trốn đời.
341. Ngoài phương thức ngồi thiền kiểu One Stop Sale ở Convention Center, cho em biết phương thức thực hành thiền cho người sơ cơ.
- Phương thức thiền cho người sơ cơ đó là pháp môn Anapànasati,Tàu dịch là Nhập Tức Xuất Tức Niệm,Việt dịch là Niệm Hơi Thở vào và Hơi Thở Ra,tức là Quán Sổ Tức hay Quán Hơi Thở Ra Vào,quan sát,thẩm tra,xem xét tâm qua từng hơi thở vào và từng hơi thở ra.
- Khi dùng tâm theo dõi hơi thở,dán chặt tâm trên hơi thở vào,hơi thở ra,không cho tâm rời khỏi hơi thở.Ðây là phương pháp tu Chỉ Hay Ðịnh(Concentration).Mặt khác dùng trí tuệ quan sát 4 đối tượng(Tứ Niệm Xứ),đó là Thân(Kàya),Cảm Thọ(Vedana),Tâm(Citta),Pháp(Dhamma).
- Bốn đối tượng là nơi an trú của tâm.Mỗi đối tượng cung cấp cho hành giả 4 đề tài quan sát.Như vậy hành giả có cả thảy 16 đề tài quan sát,vừa suy tư quán tưởng,vừa theo dõi từng hơi thở ra vào.Ðây là phương pháp tu Quán(Meditation).
- Sổ Tức Quán giúp cho hành giả phương pháp tu Ðịnh(Samatha) và tu Quán(Vipassana).Cả Chỉ và Quán,cả Ðịnh và Tuệ đều được hành trì trong pháp môn Anapànasati(Sổ Tức Quán)này.
- Từ cách đếm hơi thở vào ra trông có vẻ giản dị,nhưng trong thời gian ngồi thiền nửa giờ đếm không lầm lẫn,từ 1 đến 10,rồi trở lại 1 đến 10,tâm theo dõi hơi thở,dán chặt tâm vào hơi thở,thật không giản dị tí nào.
- Ðếm hơi thở xong đi vào giai đoạn cao hơn là quán chiếu 16 đề tài của 4 đối tượng.
342. Mười sáu đề tài quán chiếu của bốn đối tượng Thân, Thọ, Tâm Pháp là gì?
- Ðó là 4 đề tài về Thân,4 đề tài về Thọ,4 đề tài về tâm và 4 đề tài về pháp.
- Bốn đề tài về thân(Kàya)là: 1/Khi thở vào dài ta biết ta thở vào dài;khi thở ra dài ta biết ta thở ra dài. 2/Khi thở vào ngắn ta biết ta thở vào ngắn;khi thở ra ngắn ta biết ta thở ra ngắn. 3/Hơi thở vào chạy khắp thân thể,ta biết hơi thở vào chạy khắp thân thể;hơi thở ra khỏi toàn thân,ta biết hơi thở ra khỏi toàn thân. 4/Thân an tịnh khi thở vào,ta biết thân an tịnh khi thở vào;thân an tịnh khi thở ra,ta biết thân an tịnh khi thở ra.
- Bốn đề tài về Thọ(Vedanà) gồm 1/Cảm giác hỷ thọ khi thở vào;cảm giác hỷ thọ khi thở ra. 2/Cảm giác lạc thọ khi thở vào;cảm giác lạc thọ khi thở ra. 3/Cảm giác tâm hành(buồn,vui,không buồn,không vui)khi thở vào;cảm giác tâm hành khi thở ra. 4/An tịnh tâm hành khi thở vào;an tịnh tâm hành khi thở ra.
- Bốn đề tài về tâm(Citta): 1/Cảm giác về tâm ta thở vào;cảm giác về tâm ta thở ra. 2/Với tâm hân hoan ta thở vào;với tâm hân hoan ta thở ra. 3/Với tâm định tĩnh ta thở vào;với tâm định tĩnh ta thở ra. 4/Với tâm giải thoát ta thở vào;với tâm giải thoát ta thở ra.
- Bốn đề tài về pháp(Dhamma):
1.Quán vô thường ta thở vào,quán vô thường ta thở ra.
2.Quán ly tham ta thở vào;quán ly tham ta thở ra.
3.Quán đoạn diệt ta thở vào,quán đoạn diệt ta thở ra.
4.Quán từ bỏ ta thở vào;quán từ bỏ ta thở ra.
343. Tại sao phải đếm hơi thở từ 1 đến 10? Tại sao phải có 16 đối tượng làm cho khó tập trung tư tưởng, khó tập trung quán chiếu?
- Trong lúc sơ cơ nếu không dùng phương thức này hành giả dễ bị rơi vào trạng thái hôn trầm,thiếu tỉnh thức.Hành giả sẽ trở thành cái máy mà tưởng là tập trung,quan sát.Phương thức đếm hơi thở từ 1 đến 10 giúp ta tập trung tâm thức.Càng phức tạp mới càng chú tâm,mới càng tỉnh thức.
344. Muốn ngồi thiền phải biết điều hòa thân. Điều hòa thân bằng cách nào?
- Ðiều hòa thân rất quan trọng khi ngồi thiền.Làm thế nào để có thể ngồi lâu,lưng vẫn thẳng mà thân thể không bị tê đau,mỏi mệt,dao động.Phương cách ngồi gồm những động tác sau: 1/Ngồi kiết già,đầu chân trái đặt lên vế chân phải,rồi lấy đầu chân phải để trên vế chân trái,hoặc ngược lại,sau đó kéo hai bàn chân sát vào bụng.Cách ngồi kiết già này mới đầu không quen đau,tê chân,nhưng sau một hai lần,rất thuận lợi cho việc ngồi thiền.Nếu chưa ngồi kiết già được,thì ngồi bán già bằng cách bỏ một chân lên bắp vế chân kia. 2/Lưng thẳng,đừng để lưng sụn xuống hay cong. 3/Giữ đầu sống mũi,cổ và lỗ rún thẳng một đường. 4/Ðể bàn tay mặt lên bàn tay trái trên hai bắp vế,hai đầu ngón tay cái sát nhau,ép hai khuỷu tay vào bên hông,ép hơi mạnh để giữ lưng cho thẳng. 5/Ðầu hơi cúi xuống,không quá cao mà cũng không quá thấp,mắt có thể thấy sống mũi. 6/Nhắm mắt vừa phải.
- Mới hành thiền nên ngồi từ 15 đến 30 phút, đừng quá một giờ.Ngồi trên nệm nhỏ.Ngồi một nửa phần nệm để hai đầu gối sát với sàn nhà.Chỗ ngồi thoáng mát.Ít ruồi,muỗi,kiến.Có thể ngồi trong mùng.Thời điểm ngồi thiền tốt nhất là buổi sáng vừa thức dậy hay buổi tối trước khi đi ngủ.Khi ngồi giữ thân tâm thanh tịnh,không ăn no,không uống rượu.
345. Làm thế nào để điều hòa hơi thở?
- Ðiều hoà thân xong tiếp theo là điều hoà hơi thở.Hơi thở thong thả,không gấp,không thở khò khè.Thở đều đều,nhẹ nhàng, đừng để niệm rời khỏi hơi thở.Chú ý dùng niệm theo dõi hơi thở,từ 1 đến 10,rồi trở lại 1 đến 10,liên tục không gián đoạn hay sai thứ tự.Nếu gián đoạn hay sai thứ tự thì bắt đầu đếm từ 1 đến 10…
346. Làm thế nào để điều hòa tâm?
- Khi điều hoà hơi thở thì đối tượng của hơi thở là thở vào,thở ra.Khi điều hòa tâm thì đối tượng là 16 đề tài về Thân,Thọ,Tâm,Pháp như đã nói ở trên.Niệm đề tài đầu cho đến đề tài thứ 16,tiếp tục không gián đoạn,không sai lệch.Nếu sai lệch hay gián đoạn lại bắt đầu từ đề tài 1 đến đề tài 16.
- Muốn cho dễ niệm,nên từng 4 đề tài làm chuẩn,sau qua 4 đề tài khác.
- Trong thời gian hành thiền khó nhất là cột niệm vào hơi thở và 16 đề tài.Nhiều khi tâm dao động,niệm chạy loạn,làm ta nghĩ đến chuyện đâu đâu.Phải chận đứng ngay và bắt đầu đếm,bắt đầu quán niệm.
347. Giới luật là một phần quan trọng trong Tam Học. Giới luật của Tăng Ni do Phật chế ra cùng một lúc hay thêm bớt tùy thời?
- Giới luật của Tăng Ni không phải do Phật đưa ra cùng một lúc mà tùy hoàn cảnh,tùy sự việc được dần dần thêm vào.
- Giới luật,nguyên ủy đặt ra giới luật,môi trường,hoàn cảnh chế ra giới luật được nói rõ trong luật Tạng,một trong Tam Tạng Kinh Ðiển,cho ta thấy rõ giá trị thực tiễn của Phật Giáo.
348. Em thấy Tăng Ni Bắc Tông trong mùa An Cư Kiết Ha., chư Tăng Nam Tông giữ giới không ăn quá giờ ngọ. Tại sao chỉ ăn một bữa? Tại sao chư Tăng Ni Bắc Tông chỉ giữ giới này vào mùa An Cư Kiết Hạ?
- Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn.
- Ngay khi thọ trai,chư Tăng Ni cũng hồi hướng công đức cho đàn na thí chủ đã cung cấp bữa ăn,nhớ ơn kẻ cày sâu cuốc bẫm làm ruộng,cấy gặt lúa…
- Ăn nhiều khó thiền định.
- Không phải chỉ vào mùa An Cư Kiết Hạ chư Tăng Ni mới không thọ trai quá giờ Ngọ,một số không dùng cơm sau giờ Ngọ.
- Các nước Phật Giáo Bắc Tông ở xứ lạnh,cần dùng cơm sau giờ Ngọ để bảo vệ sức khỏe.Một số chư Tăng phải làm lụng tay chân cần ăn uống sau giờ ngọ để đủ sức lao động,dần dần thành tập quán,dầu vậy họ cố gắng hành trì điều luật này ít nhất trong 3 tháng An Cư.
349. Em thấy giới luật phân chi Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, phân chia Tăng Già với Cư Sĩ có vẻ phiền toái và hơi bất công?
- Như trên đã nói sở dĩ Tỳ Kheo Ni có nhiều giới hơn Tỳ Kheo vì nhu cầu,nếp sống,sinh hoạt khác nhau,tuy nhiên những giới căn bản đều giống nhau giữa Sa Di,Sa Di Ni,Tỳ Kheo,Tỳ Kheo Ni ngay cả Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di.
350. Cách phân chia cấp bậc trong Tăng Ni như Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng phải chăng tạo thành ranh giới làm cản trở tinh thần tập thể của Tăng Già?
- Ðể điều hành một tổ chức lớn,thứ tự cấp bậc rất cần,tuy nhiên không nên trọng hình thức mà quên nội dung.
- Trong Kinh Anguttara Nikaya,Phật dạy:“Này các Tỳ Kheo,dầu một vị sư 80 tuổi,90 tuổi hay 100 tuổi nếu nói không đúng thời,nói không chân thật,không phù hợp với Dhamma hay trái với giới luật;nếu vị sư ấy nói những lời mà người ta không để vào lòng quý trọng,những lời không đem lại lợi lạc cho kẻ khác thì vị đó chẳng qua là ông già ngu xuẩn.
- “Này các Tỳ Kheo,dù vị sư đó là người trẻ tuổi,tóc đang còn xanh,trong tuổi tráng niên mà nói lời hợp thời,nói lời chân thật,phù hợp với Dhamma,hợp với giới luật;nếu vị sư trẻ tuổi ấy nói những lời mà người ta để vào lòng kính trọng,nói những lời hợp thời,hợp lý,cẩn trọng, đem lại lợi lạc cho kẻ khác,vị đó được xem như là lão tăng thông thái, đạo hạnh.”
351. Phân chi Tăng Già, Cư Sĩ tạo thành hàng rào ngăn cách, vừa không thể hiện tinh thần bình đẳng, vừa làm cản trở cho việc cảm thông và hoằng truyền chánh pháp?
- Tăng Già và cư Sĩ có hai nếp sống khác biệt,hai vai trò khác nhau.Tăng Già là những người từ bỏ đời sống thế tục,dùng trọn đời mình vào việc tu chứng và hoằng truyền,có thì giờ để chuyên tâm tu học,hướng dẫn hàng Phật Tử qua sự tu chứng học hỏi của họ.Hàng cư sĩ bận việc gia đình,trần thế,không có đủ thì giờ nghiên tầm,hành trì.Họ cần được Tăng Già hướng dẫn và họ có bổn phận cung cấp những nhu cầu vật chất cần thiết để hàng xuất gia có thể chu toàn nhiệm vụ hoằng pháp độ sinh.
- Phân chia Tăng Già,cư Sĩ không có nghĩa cao thấp,trên dưới.Kinh Angutara Nikaya,quyển 3 có đề cập đến vị sư xin lỗi người cư sĩ nếu xúc phạm đến danh dự của người cư sĩ.
- Ðại sư Henpitagedera Gnanasiha trong bài thuyết pháp phát thanh nói:“Thọ Ðại Giới có ý nghĩa gì nếu ta không giữ gìn được Ngũ Giới…Nên nhớ chúng ta lặn hụp trong biển sinh tử luân hồi,có những người cư sĩ trước đây trong tiền kiếp là những vị sư và chúng ta hiện nay là những vị sư nhưng trước kia không có thiện duyên xuất gia…”
352. Em muốn biết về ý nghĩa và phương thức hành trì Bồ Tát Đạo.
- Thực hành Bồ Tát hạnh không phải dễ dàng. Ðôi khi vì thói quen ta tụng bài Tứ Hoằng Thệ Nguyện,hạnh Bồ Tát mà ta không để ý đến ý nghĩa của nó. Ðây là lời thệ nguyện đem tấm thân từ kiếp này đến kiếp khác để phục vụ chúng sinh:
Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Thật là vĩ đại.Con đường Bồ Tát(Bồ Tát Ðạo)thật là khó khăn.Tư lương dùng để đi cho con đường ấy là Lục Ðộ hay Lục Ba La Mật(Paramitas),giúp hành giả đi đến bên kia bờ giác, đó là: 1/Bố thí trừ tham lam,keo lận. 2/Trì giới,trừ tà ác. 3/Nhẫn nhục trừ sân nhuế. 4/Tinh tấn trừ giải đải. 5/Thiền định trừ tán loạn. 6/Trí tuệ trừ ngu si.
- Muốn hành trì Bồ Tát Hạnh,phải tuân thủ Bồ Tát Giới,trong đó có 6 trọng giới và 28 khinh giới,làm tăng trưởng thêm Ngũ Giới của hàng tại gia.
- Trong 6 trọng giới,giới thứ 5 là không được nói xấu hàng Tứ Chúng,không khen mình,chê người.Giới thứ 6 là không bán rượu.Không những không uống rượu như ở Ngũ Giới mà không làm nghề bán rượu.
- Trong 28 khinh giới, ở giới thứ 8 Phật Tử phải thường nghe thuyết pháp,giới thứ 21 không trốn xâu lậu thuế,giới 22 không vi phạm luật lệ quốc gia,giới 16 cúng dường Tăng Ni không phân biệt vị thứ,giới 28 khi gặp người hoạn nạn nên săn sóc,giúp đỡ.
- Hạnh nguyện Bồ Tát phải được thực hành theo thứ bậc:Thập Tín,Thập Trụ,Thập Hạnh,Thập Hồi Hướng,Thập Ðịa.
-Thập Tín(mười đức hành trì mà tin tâm là quan trọng):tín tâm,niệm tâm.tinh tấn tâm,tuệ tâm, định tâm,bất thối tâm,hộ pháp tâm,hồi hướng tâm,giới tâm,nguyện tâm.
- Thập trụ(mười vị thế an trụ của Bồ Tát Hạnh):phát tâm trụ,trì điạ trụ,tu hành trụ,sanh quý trụ,phương tiện cụ túc trụ,chánh tâm trụ,bất thối trụ, đồng chân trụ,pháp vương tử trụ,quán đỉnh trụ.
- Thập Hạnh:hoan hỷ hạnh,nhiêu ích hạnh,vô hận hạnh,vô tận hạnh,ly si loạn hạnh,thiện hiện hạnh,vô trước hạnh,tôn trọng hạnh,thiện pháp hạnh,chân thật hạnh.
- Thập Hồi Hướng:cứu hộ hồi hướng,bất hoại hồi hướng,hồi hướng đến hết thảy chư Phật,hồi hướng đến mọi nơi,hồi hướng kho công đức vô tận,hồi hướng thiện căn bình đẳng,hồi hướng tất cả chúng sinh bình đẳng,chân như tướng hồi hướng,hồi hướng giải thoát không trói buộc,hồi hướng nhập vào cõi vô lượng pháp.
- Thập Ðịa:Hoan hỷ địa,ly cấu địa,phát quang địa,diễm huệ địa,cực nạn thắng địa,hiện tiền địa,viễn hành địa,bất động địa,tiện huệ địa,pháp vân địa.
353. Muốn xuất gia phải hội đủ điều kiện gì?
- Phải được sự ưng thuận của cha mẹ nếu là vị thành niên dưới 18 tuổi.
- Ðược sự ưng thuận của người phồi ngẫu nếu là bán thế xuất gia(xuất gia sau khi đã lập gia đình).
- Không phải là những người phạm pháp,trốn nghĩa vụ quân sự,trốn thuế,nếu là kẻ thành niên.
- Pháp tâm vào chùa học đạo,tu đạo.
- Ðược sự nhiếp độ của bổn sư.
354. Người xuất gia có phải là thành viên chính thức của Tăng Già? Muốn làm thành viên chính thức của Tăng Già phải hội đủ điều kiện gì?
- Chưa phải.Chỉ khi nào thọ Tỳ Kheo Giới xong mới là thành viên chính thức của Tăng Già.
- Muốn thọ giới Tỳ Kheo,thành viên chính thức của Tăng Già,phải ít nhất 20 tuổi,không có án lệ,không phải người hoạn(thiến),không bị bệnh truyền nhiễm,đã thọ Sa Di Giới, đã học Kinh,Luật,dự lễ thọ Tỳ Kheo.
- Nguyện dâng hiến cuộc đời của mình cho đạo,cho đời,danh từ thường dùng là“Thượng cầu Phật Ðạo,hạ hoá chúng sinh”.
- Phật dạy người từ giã cha mẹ,anh em,bà con,thân thuộc,xuất gia làm Sa Môn,giữ 250 giới,sống đời tịnh hạnh,tu đạo giải thoát,phải quán đạt được cõi nguồn của tâm thức,hiểu ngộ pháp vô thượng,trong không có sở đắc,ngoài không có sở cầu,tâm không cố chấp,không cấu tạo thêm nghiệp.
- Phật dạy:Dù ở xa ta hàng nghìn dặm,nhưng thường nghĩ đến giới luật của ta,hành trì theo giới luật của ta,nhất định sẽ thấy đạo quả,chứ ở gần ta,thường ngày gặp ta mà không tuân hành giới luật thì vẫn không sao chứng được đạo mầu.
- Phật dạy:Bậc Sa Môn hành đạo đừng như con trâu kéo cày,thân tuy mệt nhọc mà tâm không chuyên nhất thì thật sự không phải hành đạo.
355. Nghi lễ Nam Tông và Nghi Lễ Bắc Tông khác nhau ở điểm nào?
- Thật ra không có hàng ranh giới rõ rệt vì qua sự chung đụng giữa Nam Tông và Bắc Tông,vì ảnh hưởng của tín ngưỡng nhân gian.
- Tuy nhiên ta có thể nói một cách tổng quát nghi lễ Nam Tông chú trọng đến việc tích lũy phước đức hơn là cầu Phật,Bồ Tát gia hộ như nghi lễ của Bắc Tông.Thí dụ Phật Tử Thái Lan hành trì nghi lễ là để tăng phước huệ trên đường đi đến giải thoát,giác ngộ.Ngoài thọ trì Tam Quy,Ngũ Giới,Phật Tử Thái Lan thọ Bát Quan Trai mỗi tháng 4 lần,cúng dường trai soạn cho chư tăng,đem phẩm vật đến chùa cúng phật,xuất gia một thời gian ngắn,cho con trai xuất gia,giúp tịnh tài bảo trì hay kiến thiết chùa,tháp.Tất cả đều hướng đến việc tích lũy phước đức cho kiếp sống hiện tại và tương lai.
- Những nghi lễ tại chùa phần nhiều được thực hiện có tính cách cá nhân hơn là tập thể gồm lễ dâng hoa,phẩm vật.Phật tử cầm hoa hay đèn đến trước tượng Phật lễ bái,tụng niệm, đôi khi họ đi quanh chùa,quanh tháp.Tại tư gia họ cũng làm lễ tương tự hai thời sáng chiều trong mỗi ngày.
- Ðối với hàng Phật Tử Nam Tông hình ảnh Phật rất quan trọng,nhưng là hình ảnh của đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni.Phật Tử đảnh lễ Phật tỏ lòng kính trọng,chứ không phải đảnh lễ Phật để cầu xin cứu rỗi.Tuy nhiên vì ảnh hưởng của Phật Giáo Bắc Tông và tin ngưỡng nhân gian nên họ lễ Phật không phải chỉ tỏ lòng tôn kính không mà thôi,và trong những lễ công cộng,họ cũng tụng kinh tập thể.
- Phật tử ở các nước Phật Giáo Bắc Tông hành trì nghi lễ không khác Phật Tử Nam Tông vừa để tỏ lòng tôn kính,vừa cầu xin Phật hướng dẫn họ đi đúng đường.Khác Phật tử Nam Tông,họ cầu Phật gia hộ,họ không những thờ Ðức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni mà còn thờ Tam Thế Phật,thờ Phật Di Ðà,Phật Di Lặc và Bồ Tát,A La Hán.Nghi lễ Phật Giáo Bắc Tông có tính cách tập thể,Phật Tử cùng nhau hành lễ, đọc kinh,niệm Phật.
- Nghi lễ Bắc Tông thường kèm theo tiếng chuông,tiếng mõ,tiếng tang,tiếng kẻng,đôi khi âm nhạc nữa.
356. Nếu có thể xử dụng âm nhạc truyền thống vào nghi lễ Phật Giáo tại sao không dùng dụng cụ âm nhạc và âm nhạc hiện đại vào nghi lễ Phật Giáo?
- Chư Tăng Tây Tạng,Nhật Bản giáo phái Tịnh Ðộ không những sử dụng âm nhạc mà còn ca vũ để quảng bá Phật Pháp.
- Hiện nay trong những buổi lễ của Gia Ðình Phật Tử và tại một số chùa có sử dụng âm nhạc hiện đại trong nghi lễ.
- Cần có những nhạc sĩ tài ba dùng khả năng của mình để chuyên chở đặc tính lời kinh,lời kệ Phật Giáo.
- Cần có những ban âm nhạc Phật Giáo được huấn luyện rành nghề mới làm cho nghi lễ trang nghiêm.
- Cần có sự sắp xếp trong chánh điện để âm nhạc có thể đóng vai trò trong nghi lễ Phật Giáo.
- Cần tuyển trạch một số nhạc khí,nhạc cụ thích hợp cho nghi lễ Phật Giáo.
357. Những lễ chính của Phật Giáo là lễ gì?
- Tùy theo từng khu vực.tuy nhiên nói một cách tổng quát tại các nước Nam Tông,dân chúng làm lễ Nguyên Ðán.Tại Thái Lan,Lễ Nguyên Ðán có ý nghĩa là tẩy tịnh,dứt bỏ mọi bất tịnh năm trước,bắt đầu năm mới thanh tịnh;Lễ Phật Ðản,Lễ Phật Thành Ðạo,Lễ Phật Nhập Niết Bàn,Lễ An Cư Kiết Hạ,Lễ Vu Lan,Lễ Dâng Y,Lễ Thọ Bát Quan Trai,Lễ Trai Tăng,Lễ Cầu Siêu,Lễ Cầu An,Lễ Ðại Giới Ðàn.
- Tại các nước Bắc Tông ngoài những lễ trên-trừ lễ dâng y-còn các lễ vía Bồ Tát,Lễ chư Tổ,Lễ Chẩn Tế…
- Chúng ta sẽ trở lại lãnh vực này ở phần VIII,nói về nghi lễ,hội hè, đình đám.
358. Chiêm bái có phải là một phương thức hành trì quan trọng trong Phật Giáo?
- Chiêm bái Thánh Tích là phần ngoài của thiền quán,là hình thức có tính cách tượng trưng trên đường tìm giải thoát.Xá Lợi Phật,những dụng cụ Phật thường dùng lúc tại thế như bình bát,tích trượng hay dấu chân của ngài được hàng đệ tử tôn kính phụng thờ ngay sau khi Phật nhập niết bàn.
- Chư Tăng Ni Phật Tử chiêm bái bốn thánh tích tại Ấn Ðộ,nơi Phật giáng sinh,thành đạo,thuyết pháp,nhập niết bàn.Có người còn thăm khổ hạnh lâm nơi Phật tu khổ hạnh sáu năm,thăm con sông Ni Liên Thuyền,nơi Phật tắm sau khi thọ dụng sữa đề hồ và trước khi ngồi dưới gốc cây bồ đề nhập thiền quán.
- Tại Trung Quốc,Tây Tạng chư tăng Ni Phật Tử chiêm bái các hòn núi thiêng.Tại Nhật Bản núi Hiei và Koya được xem là thiêng liêng nhất,nơi chư Tăng Ni Phật Tử đến chiêm bái, đảnh lễ,cúng dường.
- Theo truyền thống,Tăng Ni Phật Tử đến từng nơi chiêm bái hay đi kinh hành.Tại Nhật Bản khách hành hương đến đảo Shikoku,với đường kinh hành trên 1,000km,trên đường kinh hành có 88 ngôi chùa.Khách hành hương đi chung quanh hòn đảo,theo dấu chân của đại sư Kukai,tổ sáng lập Chân Ngôn Tông Nhật Bản.Tín đồ Thiên Thai Tông đi chiêm bái các ngôi đại tự Thiên Thai Tông trên núi Hiei.Những ngọn núi này đối với chư Tăng Ni tu Mật Tông là những Mandala sống động.Họ vừa chiêm bái vừa lạy.Hành trình chiêm bái đôi khi kéo dài 7 năm.
359. Tại sao các chùa Việt Nam không thờ tượng tổ Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi những vị có công lớn cho Phật Giáo Việt Nam, lại thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma?
- Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của Phật Giáo Trung Hoa.
-Tuy tổ Khương Tăng Hội có công đóng góp lớn vào gia tài Phật Giáo Việt Nam,vào lịch sử dân tộc Việt qua thuyết Trăm Con Trong Bọc Trứng,nhưng trên phương diện tu chứng,khó có thể so sánh với tổ Bồ Ðề Ðạt Ma.
- Tổ Tỳ Ni Ða Lưu Chi,một vị tổ xây dựng dòng thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi,không khác tổ Trúc Lâm xây dựng dòng thiền Trúc Lâm,nhưng vẫn không thể so sánh với tổ Bồ Ðề Ðạt Ma.
- Thưòng thường chùa chỉ thờ vị sơ tổ,còn những vị tổ khác không thờ,nghĩa là không có hình tượng trên Bàn Thờ Tổ,mặc dầu vào thời công phu sáng chư tăng ni đều đảnh lễ chư tổ.
360. Cho em biết về Lá Cờ Phật Giáo?
- Treo cờ,kết hoa là bày tỏ lòng thành kính.Thời Phật còn tại thế,dân chúng nghênh đón Phật,theo kinh sách,cũng treo cờ,kết hoa,nhưng chúng ta không biết lá cờ ấy hình dáng và màu sắc như thế nào.
- Vào thời vua A Dục việc treo cờ tại các bảo tháp,nơi thánh địa khá phổ cập.
- Tại Trung Quốc mỗi lần rước kiệu Phật,người rước kiệu cầm cây phướn đi đầu theo sau là năm cây cờ có năm màu sắc khác nhau,tượng trưng cho năm hướng Ðông Tây Nam Bắc Trung.
- Cuối thế kỷ thứ 19, để phục hồi truyền thống lễ Phật Ðản,Ðại tá Olcott và đại sư Tích Lan có sáng kiến lập một lá cờ hình chữ nhật có năm màu sắc khác nhau tượng trưng cho ánh hào quang của Phật,và năm màu sắc này kết hợp lại ở đoạn cuối.Năm màu sắc ấy là màu xanh nhạt,màu vàng kim,màu đỏ thắm,màu trắng,màu đỏ tươi.Lá cờ này được bay phất phới trên nước Tích Lan nhân ngày Phật Ðản 17 tháng 4,1885.
- Ðại Hội Phật Giáo Thế Giới được tổ chức năm 1950 tại Colombo,thủ đô Tích Lan có sự tham dự của phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng Tọa Tố Liên hướng dẫn,quyết định thành lập hội Phật Giáo Thân Hữu Thế Giới(World Fellowship of Buddhist).Một trong những Quyết nghị của Ðại Hội là chấp nhận lá cờ do Olcott và các đại sư Tích Lan sáng tạo,thành lá cờ Phật Giáo Thế Giới.
361. Trong chùa thờ nhiều tượng Phật, Bồ Tát, A La Hán, v.v… Trước hết cho em biết có bao nhiêu loại hình tượng?
- Tại Tây Tạng có 7 loại hình tượng: 1/Phật,gồm pháp thân, ứng thân,hóa thân,quá khứ hiện tại và vị lai. 2/Bồ Tát và Bồ Tát hóa hiện gồm thánh tăng Ấn Ðộ,thánh tăng Lạt Ma Tây Tạng. 3/Thần giám hộ quốc gia và cá nhân. 4/Hộ pháp và quỷ thần. 5/Thánh thần Bà La Môn:tiểu thần,thiện thần,ác thần. 6/Quốc thần,thổ thần, địa thần. 7/Thần cá nhân.
- Tại Trung Quốc và Việt Nam gồm có 6 loại hình tượng: 1/Phật,gồm quá khứ hiện tại,vi lai. 2/Bồ Tát. 3/La Hán. 4/Hộ Pháp gồm Quan Công,Thánh Mẫu. 5/Chư Tổ, đặc biệt là Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma. 6/Thổ thần, địa thần.
- Tại các nước theo Phật Giáo Nguyên Thỉ có 3 loại hình tượng: 1/Phật Thích Ca Mâu Ni. 2/Hàng Thánh Tăng, đệ tử của Phật. 3/Thổ thần, địa thần.
362. Xin cho biết về Tam Thế Phật.
- Tại Tam Tạng,Tam Thế Phật gồm Phật Nhiên Ðăng(Dipankara) quá khứ với thế bắt ấn bảo hộ,Phật Thích Ca hiện tại,trong thế bắt ấn tay chỉ xuống đất, ý nói hàng phục chúng ma và Phật Di Lặc,Phật Vị Lai,với thế bắt ấn hoằng pháp.Tất cả ba vị Phật đều ngự trên tòa sen.
- Tại Trung Quốc và Việt Nam,Tam Thế Phật gồm Phật A Di Ðà,quá khứ,Phật Thích Ca,hiện tại và Phật Di Lặc,vị lai.
363. Chùa Tây Tạng còn thờ 5 vị Phật nữa. Xin cho biết về 5 vị Phật này.
- Ðúng vậy,tại Tây Tạng có thờ năm vị Phật,đó là Phật Tỳ Lô Giá Na(Vairocana),Phật A Súc(Akshobhya),Phật Bảo Sanh(Ratnasambhava),Phật A Di Ðà(Amitabha) và Phật Bất Không Thành Tựu(Amoghasiddhi).
364. Xin cho biết về các vị Bồ Tát
- Ba vị đại Bồ Tát Ấn Ðộ đều được dân Tây Tạng tôn thờ đó là Bồ Tát Quán Thế Âm(Avalokiteshvara),Bồ Tát Văn Thù(Manjushri)và Bồ Tát Kim Cang Mật Tích(Vajrapani).
- Tại Trung Quốc và Việt Nam chư vị Bồ Tát được thờ trong chùa là Bồ Tát Quán Thế Âm,Bồ Tát Ðại Thế Chí,thường thường đứng hai bên Phật A Di Ðà;Bồ Tát Văn Thù,Bồ Tát Phổ Hiền thường thường đứng hai bên Phật Thích Ca;Bồ Tát Ðịa Tạng, đầu đội mũ tỳ lư,tay cầm tích trượng,hóa độ chúng sanh ra khỏi địa ngục.
365. Xin cho biết về các tôn tượng A La Hán.
- Những vị A La Hán là những vị đại đệ tử của Phật đã chứng quả vị A La Hán.
- Quả vị A La Hán là quả vị cuối cùng của Tứ Quả hay Tứ Ðạo Quả: 1/Tu Ðà Hoàn(Sotapatti),Tàu dịch là Nhập Lưu,vào dòng Thánh. 2/Tư Ðà Hàm(Sadakagami)Tàu dịch là Nhất Lai,chỉ còn một kiếp nữa là chứng ngộ. 3/A Na Hàm(Anagami),tàu dịch là Bất Lai,không còn tái sinh làm người. 4/A La Hán(Arhat),Tàu dịch là Bất Sinh,giải thoát,không còn sinh tử luân hồi.
366. Có rất nhiều đệ tử Phật chứng quả A La Hán, tại sao trong chùa Trung Hoa và Việt Nam chỉ thờ 18 vị với những hình tướng có vẻ kỳ dị?
- Thập Bát La Hán gồm tượng 16 vị đệ tử của Phật được gửi đi các nơi hoằng đạo,cộng thêm hai vị đại sư Dharmatala và một vị hoà thượng Trung Hoa hoằng đạo tại Tây Tạng.
- Tín ngưỡng Thập Lục hay Thập Bát La Hán xuất phát từ Trung Quốc,truyền đến Việt Nam,Ðại Hàn,Nhật Bản và Tây Tạng.
- 16 vị La Hán: 1.Pindolabhadradvaja(Tần Ðộ La Bạt Ra Ðọa Xà). 2.Kanakavatsa(Ca Nặc Ca Phạt Sa). 3.Kanakabharadvajà(Ca Nặc Ca Bạt Lỵ Ðọa Xà). 4.Suvinda(Tô Tần Ðà). 5.Nakula(Nặc Cự La). 6.Bhadra(Bạt Ðà La). 7.Karika(Ca Ri Ca). 8.Vajraputra(Phạt Xà La Phất Ða La). 9.Svaka(Thú Bát Ca). 10.Panthaka(Bán Thác Ca). 11.Ràhula(La Hầu La). 12.Nagasena(Na Ca Tê Na). 13.Ingata(Nhơn Yết Ðà). 14.Vànavàsin(Phạt Na Bà Tư). 15.Ajita(A Thị Ða). 16.Cudapanthaka(Chú Ðồn Bán Thác Ca).
- Những vị này hoằng hóa tại các nước khác nhau, được thể hiện trong những hình dáng đặc biệt theo cách nhìn độc đáo của các nhà điêu khắc hay họa sĩ Phật Giáo.
- Những vị A La Hán Ấn Ðộ khi đến Trung Quốc đã được mang hình hài của các vị lão ông Trung Hoa,ăn mặc kiểu Trung Hoa,hình tướng kiểu Trung Hoa.
367. Em thấy hình tượng của các vị Hộ Pháp, có vị trông dữ tợn, có vị trông hiền hòa, là ý nghĩa gì?
- Hộ pháp có nghĩa là hộ trì chánh pháp.Thường thường hình tượng của những vị hộ pháp được đặt trước cổng chùa,có ý là để bảo vệ Phật,Pháp,Tăng,bảo vệ chùa,tháp.
- Người có người lành,người dữ nên hộ pháp có người dữ người lành.Người dữ với hình tướng dữ,người lành với hình tướng lành, để đối phó với hai hạng người ấy,thật sự là để đối phó,dung hoà hai năng lực thiện ác của con người,quay về Phật,đều trở thành những vị hộ pháp,hộ đạo.Hình tướng dữ,lành chỉ là biểu hiện của hai đức tính,nhưng khi về với Phật thì đều là những vị Hộ Pháp,đều là những người tốt, đều đem lòng,đem sức hộ trì chánh pháp.
368. Tuồng như Tây Tạng còn có thờ Tứ Thiên Vương Thần?
- Ðúng vậy.Tứ Thiên Vương gác cửa Mandala,gác bốn phương hướng của chùa.Bốn vị này nguồn gốc Mông Cổ như cách phục sức và vũ khí cầm tay cho thấy.Họ xuất hiện làm thần hộ pháp sau khi quân Thành Cát Tư Hãn tiến chiếm Tây Tạng,được vẽ hay nắn theo kiểu Trung Hoa,tay cầm kiếm,cầm cờ chiến thắng,cầm đàn,cầm tháp,thường thường được treo trên đỉnh hay đứng trước tiền đình chùa.
369. Phật Tử các nước, nhất là Phật Tử Tây Tạng, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan khi đến chùa thường đến bảo tháp lễ bái, trong khi Việt Nam không có tập quán ấy, lý do tại sao?
- Bảo Tháp nguyên thỉ được xây dựng để thờ xá lợi của Phật hay thờ những vật dụng của Ngài khi còn tại thế như bình bát,tích trượng…
- Bảo Tháp được xây làm đài kỷ niệm đánh dấu những biến cố lớn trong cuộc đời đức Phật:nơi Phật giáng sinh,nơi Phật thành đạo,nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên,nơi Phật nhập Niết Bàn.
- Bảo tháp sau này được xây dựng để thờ Phật,chứa đựng bảo tháp,kinh điển và thờ các bậc khai sơn chùa.
- Phần nhiều bảo tháp Tây Tạng và các nước theo Phật Giáo nguyên thỉ thờ Xá Lợi của Phật,chứa đựng bảo tháp nên Phật Tử khi đến chùa đều đến đảnh lễ bảo tháp,trong khi tại Việt Nam phần nhiều bảo tháp được xây dựng để thờ chư tổ khai sơn chùa và chư tổ cũng được thờ trong chùa nên họ vào chùa lễ Phật,lễ Tổ là đủ rồi.
- Bảo tháp qua quan niệm sùng bái của từng dân tộc đã có những hình thái và danh xưng khác nhau:tại Tích Lan tên là Dagoba,tại Thái Lan,Chedi,tại Tây Tạng,Chorten.
370. Có bao nhiêu loại Bảo Tháp?
- Bảo tháp có hai loại gọi là Cetiya và Stupa.
- Cetiya được xây cao từ 3m,4m đến trên 100m như ta thấy ngôi Cetiya tại Nakon Pathom,Thái Lan.
- Cetiya là ngôi Bảo tháp để chư Tăng và dân chúng đến lễ bái,không khác gì tượng Phật hay Cây Bồ Ðề.
- Cetiya cũng được chia thành ba loại: 1/ Buddha Cetiya(Tháp Phật) hay Dhatu Cetiya(Tháp Xá Lợi),Bảo Tháp thờ xá Lợi của Phật. 2/ Paribhoga Cetiya,Bảo Tháp thờ y bát hay tám vật dụng Phật sử dụng khi Ngài còn tại thế. 3/ Dharma Cetiya là Bảo Tháp thờ một phần Tam Tạng Kinh Ðiển.
- Stupa thường là Bảo Tháp thờ xá lợi của những bậc cao tăng hay tro cốt của các hàng Phật Tử.
371. Cách kiến trúc Bảo Tháp như thế nào?
- Cetiya thường được xây hình tròn,như hình dáng bảo tháp Ấn Ðộ,Tích Lan,Miến Ðiện v.v…Ðôi khi Cetiya cũng xây trên nền vuông.Cetiya hình tròn hay hình vuông có nhiều từng,mỗi từng thờ một hay nhiều tượng Phật.
372. Phật Tử các nước thường thường đến các thánh tích hành hương chiêm bái, Phật Tử Việt Nam ít đi hành hương chiêm bái thánh tích, tại sao có hiện tượng này?
- Hành hương chiêm bái thánh tích không những để tỏ lòng tri ân các bậc tiền bối có công xây dựng đạo pháp mà cũng là hình thức tăng trưởng tín âm,uống nước nhớ nguồn.
- Phật tử Trung Hoa Tây Tạng,Miến Ðiện,Tích Lan tổ chức hành hương hằng năm.Tại Việt Nam vì chiến tranh liên miên nên không thực hiện được,đó là điều đáng tiếc,mặc dù gần đây số người đi chiêm bái Chùa Hương,Núi Sam ngày càng đông,số Phật tử đi chiêm bái Ấn Ðộ ngày càng nhiều.
373. Xin cho biết về ý nghĩa thánh địa đối vối người Tây Tạng.
- Ðối với người Tây Tạng,thánh địa-tiếng Tây Tạng gọi là Nechen-có thể là dãy núi, đỉnh núi cao,hồ,sông,suối,tháp,tu viện,Phật điện,hang động,thảo am.
- Với dân Tây Tạng,Thánh địa là đối tượng thiền quán giữa tâm và cảnh.Ngọn núi cao nơi gặp gỡ giữa thiên giới và nhân giới,là Thánh Ðịa:núi Kailash,Labchi,Tsari,Nyangchen Thanglha,Bonri,Khawa Karpo,Amnye Machen.Nước, đất,trời gặp gỡ nhau tại hồ,vì vậy hồ là thánh địa:hồ Tso Mapham,Yamdrock Tso,Lamo Latso,Namtso,Tso Ngon.Nơi hai dòng sông gặp gỡ nhau là Thánh Ðịa:sông Yarlung Tsangpo và sông Kyichu.Nơi nước và lửa gặp nhau là Thánh Ðịa:suối nước nóng Terdrom,Tretapuri,Chumi Gyatsa.
- Nơi Phật thành đạo,Bồ Ðề Ðạo Tràng(Bodhgaya) là thánh địa.Chỗ đức Phật ngồi tham thiền dưới gốc cây bồ đề là bảo Tọa Bất Hoại.Nơi Phật giáng sinh,Phật thuyết pháp lần đầu tiên,Phật nhập diệt là thánh địa.
- Nơi Guru Rimpoche đắc đạo tại Yanglesho trong thung lũng Kathmandu,Népal là thánh địa.Nơi Guru Rimpoche cất dấu bảo kinh là thánh địa.
- Hang Kỳ Xà Quật,Rừng Khổ Hạnh,hang động của Milarepa là thánh địa.
374. Xin cho biết về ý nghĩa thánh địa đối với người Trung Hoa.
- Người Trung Hoa dùng danh từ Phong Thủy:gió không thể hiểu,nước không thể bắt, để nói lên tính chất thiêng liêng liên hệ đến vận mệnh con người.Những nơi Phong Thủy thiêng liêng như Ngũ Ðài Sơn,Nga Mi Sơn v.v…là thánh địa.
375. Xin cho biết sự sai biệt giữa tu viện, tự viện, chùa, thảo am và cốc.
- Tiếng Tây Tạng gọi tu viện là Gompa,nơi vắng vẻ,cách xa làng mạc,thị thành,nơi chư Tăng cư trú,chuyên tu thiền quán.Một số tu viện cách hẳn thế giới bên ngoài,rất khó đến, như tu viện Kyelang nằm trên ngọn núi cao 12,000 feet,tu viện Shergol ở Ladakh nằm trên mỏm đá.
- Tiếng Sanscrit gọi tu viện là Aràma hay Sangharama,nơi cư trú của Tăng Già.
- Tự viện là nơi cư trú của Tăng Già mà cũng là nơi Tăng Già được huấn luyện,học tập giáo lý và thiền quán.
- Chùa là nơi chư Tăng cư trú,nơi Phật tử đến tụng kinh niệm Phật, đến làm lễ cho Cửu Huyền Thất Tổ,bây giờ cũng là nơi tổ chức lễ cưới hỏi cho Phật tử,tổ chức các khóa tu học cho Phật tử,tổ chức lễ tưởng niệm,tổ chức hội thảo.
- Thảo am là nơi vị tăng cư trú chuyên tu thiền quán,thường thường làm bên cạnh đồi núi,nơi hoang vắng, ít người qua lại.
- Cốc là một hình thức khác của thảo am,thường làm trong khuôn viên chùa hay trong một thửa đất,dành cho Tăng,Ni chuyên tâm thiền quán hay tụng niệm,không tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
376. Xin cho biết những biểu tượng Phật Giáo quan trọng như Tòa Sen, Tòa Sư Tử.
- Biểu tượng Phật Giáo quan trọng là Tòa Sen,Tòa Sư Tử.Hoa sen thơm ngát,xinh đẹp,tươi mát, ở bùn mà không hôi tanh mùi bùn.Tòa sen là chỗ Phật ngồi,ngồi giữa nhân thế mà không bị thế nhân chi phối.Hoa sen nở trong cảnh giới Tịnh Ðộ,đón tiếp hàng tín tâm niệm danh hiệu Phật, được sinh vào Chín Phẩm Hoa Sen.
- Tòa Sư Tử cũng là nơi Phật ngồi.Sư Tử là vua của loài thú.Tiếng hống của sư tử vang cùng rừng núi.Ðức Phật là thiên nhân chi đạo sư,ngồi trên tòa Sư Tử,vua của loài thú,lời dạy của Phật chuyển hoá vô minh,hùng vĩ như tiếng hống của sư tử.
377. Xin cho biết ý nghĩa của Bánh Xe Pháp.
- Bánh Xe Chuyển Pháp Luân, được thể hiện bằng chiếc bánh xe có 8 cọng,hai bên có hai con nai quỳ hầu,tượng trưng cho giáo lý Phật truyền dạy lúc ngài còn tại thế và hai con nai hiền lành tượng trưng cho hai đệ tử cư sĩ đầu tiên,Tapussa và Balluka,người Afghanistan,nghe Phật thuyết Pháp.
- Bánh xe(Cakra) là vòng tròn sinh tử triền miên.Giáo pháp Phật nói lên thực tướng của vạn pháp,diễn đạt con đường đạo đức cho nhân loại noi theo.
- Tám cái gọng hay cái tăm của Bánh Xe Chuyển Pháp Luân,tượng trưng cho Bát Chánh Ðạo,tám Con Ðường dẫn đến giải thoát giác ngộ.
- Bốn trục bánh xe tượng trưng cho bốn biến cố quan trọng trong đời đức Phật:giáng sinh,thành đạo,thuyết pháp,nhập niết bàn,và bốn chân lý(Tứ Diệu Ðế).
- Sự hiện hữu liên hệ chặt chẽ với nghiệp báo(Karma),với luật nhân quả,với đạo lý Thập Nhị Nhân Duyên,không phải là thuyết tiền định mà luôn luôn chuyển biến như bánh xe lăn.
- Bánh Xe Pháp giữa bốn trục giả có một trục chính,tượng trưng cho đạo lý Trung Ðạo,dẹp bỏ cực đoan thực thể và hiện tượng.Bánh xe ngừng di chuyển khi dòng sinh tử đã hết,khi con người không còn bị trói buộc bởi vô minh,sân hận, ái nhiễm.
- Theo truyền thống Tây Tạng,bánh Xe Pháp được chuyển động(Chuyển Pháp Luân) ba lần:lần thứ nhất tại vườn Lộc Uyển,sau khi Phật thành đạo,giảng pháp cho 5 ông Kiều Trần Như,lần thứ hai trên núi Linh Thứu giảng các kinh tuệ giác,lần thứ ba giảng kinh điển Mật Thừa.
378. Người Tây Tạng còn có biểu tượng Bánh Xe Thời Gian?
- Người Tây Tạng còn có Bánh Xe Thời Gian,không những là bộ phận máy móc điều hành năm tháng theo vòng quay của mặt trăng mà còn nói lên vòng thời gian trôi chảy mãi không dừng nghỉ.Vật thể,tâm linh, đại thể hòa đồng trong lễ Kalacakra,một nghi lễ tối mật trong Kim Cang Thừa,con đường dung hợp giữa tâm và thế giới bên ngoài.
379. Ý nghĩa Bánh Xe Sinh Tử của người Tây Tạng như thế nào?
- Bánh Xe Sinh Tử cũng là một biểu tượng Phật Giáo của người Tây Tạng.Bánh Xe Sinh Tử diễn tả bằng hình ảnh,ba cõi sáu đường(Tam giới,lục đạo),nhắc nhở chúng sinh biết cuộc đời vô thường biến đổi,cố gắng thoát cảnh sinh tử luân hồi.
- Theo cách vẽ truyền thống,tử thần Yama,tượng trưng cho số phận con người,đôi tay vạm vỡ nắm chặt đĩa tròn sinh tử.Vòng chính giữa là tam độc Tham,Sân,Si.Vòng tròn thứ hai nửa trắng,nủa đen tượng trưng cho hai hạng người thiện, ác.Vòng tròn ngoài cùng diễn tả 12 Nhân Duyên.Giữa vòng ngoài cùng và vòng đen trắng là vòng Lục Ðạo.
380. Người Tây Tạng dùng Bánh Xe Cầu Nguyện như thế nào?
- Người Tây Tạng luôn luôn mang theo mình bánh xe cầu nguyện,trong sinh hoạt hằng ngày,trên đường hành hương.
- Bánh xe Cầu Nguyện thường thường được làm bằng kim loại,hình trụ,chung quanh chạm trổ thần chú,dưới có cán nếu là Bánh Xe Cầu Nguyện cầm tay,còn nếu để nguyên tại chỗ,bánh Xe Cầu Nguyện được đặt trên cái giá cao,ngang tầm tay,để trước chùa.
- Trong lòng bánh xe cầu nguyện là những bài thần chú viết trên giấy hay trên lá bối diệp.Bánh xe di chuyển theo hướng kim đồng hồ,hướng mặt trời mọc.Mỗi lần quay là mỗi lần cầu nguyện.
- Trứơc khi bước vào cổng chùa,khách hành hương thấy bánh xe cầu nguyện để trong một tòa nhà,chung quanh có đường kinh hành, để khách hành hương đi kinh hành đến lượt mình quay bánh xe cầu nguyện.
381. Người Tây Tạng còn có Cờ Cầu Nguyện?
- Ðúng vậy.Người Tây Tạng cắm cờ cầu nguyện trên nóc nhà,trên nóc trại,bên cạnh cầu bắt ngang suối,tại các ngọn đèo hiểm trở,cắm gần chùa,gần thánh tích,tượng trưng cho chiến thắng tam độc Tham,Sân,Si,chiến thắng thần kì quỷ quái.
- Cờ cầu nguyện làm bằng vải 5 màu-vàng,trắng, đỏ,xanh lá cây,xanh nước biển,tượng trưng cho ngũ đại,ngũ căn,ngũ trần,ngũ thức.
- Chính giữa cờ cầu nguyện có vẽ hình con ngựa Langa,tượng trưng cho hạnh nguyện viên mãn, đôi khi được viết tên người cầu nguyện.Bốn góc vẽ hình con hổ,sư tử,rồng và con chim thần thoại Garuda.
382. Tràng hạt có phải là một biểu tượng?
- Ðối với người Tây Tạng thì tràng hạt cũng là một biểu tượng,vì tràng hạt của họ gồm 108 hạt,chia làm 3 phần,mỗi phần 36 hạt,tượng trưng cho ngôi Tam Bảo.
- Với đại đa số chư tăng Ni,Phật Tử,tràng hạt là một dụng cụ cho hành giả niệm Phật,trì chú,giúp thanh tịnh hoá thân tâm,rất cần thiết trước khi nhập thiền,cho khách hành hương đeo và sử dụng hằng ngày.
- Tràng hạt gồm 108 hạt,54 hạt hay 18 hạt.Hành giả lần tràng hạt niệm Phật,Bồ Tát,niệm chú tùy theo giáo phái,tùy theo sở nguyện.
- Người Tây Tạng tin nếu lần tràng hạt,niệm chú,niệm danh hiệu Phật,Bồ Tát một triệu lần thì được hưởng vô lượng công đức.
- Khi tụng chú,niệm danh hiệu Phật,hành giả dùng tay phải lần từng hạt.Khi không sử dụng quấn quanh cườm tay hay đeo trên cổ.
- Tràng hạt thường thường làm bằng gỗ,nhưng cũng có thể làm bằng đá,ngọc hay một kim loại nào khác.Màu sắc của hạt theo người Tây Tạng tùy theo màu sắc của vị Phật,Bồ Tát,thánh thần liên hệ.
383. Nguồn gốc của xâu chuỗi hay tràng hạt phát xuất từ đâu?
- Trong Kinh Mộc Hoạn Tử,Phật bảo vua Ba Lưu Li:“Nếu nhà vua muốn diệt phiền não,phải xâu 108 hột Mộc Hoạn Tử,thường mang theo mình,hoặc đi, đứng,nằm,ngồi,luôn luôn dùng bàn chuỗi,hết lòng xưng niệm danh hiệu Phật Ðà(Phật), Ðạt Ma(Pháp) và Tăng Già(Tăng),không để cho tâm phân tán.”
- Tại Trung Quốc,khoảng 800 năm sau khi Phật nhập diệt,nhiều kinh sách đề cập đến việc sử dụng tràng hạt.Trong Tục Cao Tăng Truyện có đề cập đến việc nhiều người lần chuỗi,miệng niệm danh hiệu Phật.
- Khi ngài Huệ Viễn(334-416) sơ tổ Tịnh Ðộ Tông,đề xướng pháp môn niệm Phật,tràng hạt trở thành vật bất ly thân của hành giả Tịnh Ðộ.
384. Tăng Ni Phật Tử Tây Tạng xử dụng Giải Khăn Khata. Giải Khăn Thiêng này tượng trưng cho gì?
- Giải Khăn Thiêng Khata của người Tây Tạng là biểu tượng của lòng tôn kính,tri ân,là biểu tượng của thần lực gia trì.
- Khăn Khata làm bằng lụa,bằng vải,thường thường là màu trắng, đôi khi màu cam,màu vàng.Tại Mông Cổ,màu xanh da trời.Khăn dài gần 4m,rộng gần 1m,dùng để dâng cúng các bậc cao Tăng,nhân viên cao cấp. Ðôi khi vị cao tăng nhận khăn,rồi dùng khăn tặng lại cho đệ tử,xem như Khăn Thiêng có công năng bảo trì đệ tử.
385. Chư Tăng Tây Tạng khi làm lễ xử dụng Quyền Chùy và Chuông Tay. Xin cho biết ý nghĩa của Quyền Chùy.
- Quyền Chùy danh từ tiếng Phạn là Vajra,có nghĩa là(sấm)sét,năng lực của thần Indra Ấn Ðộ Giáo.Phật Giáo khi truyền vào Tây Tạng sử dụng biểu tượng này mà người Tây Tạng gọi là Dorje,làm bằng kim loại hay bằng đá,với 1 đến 9 cái chỉa nhọn.
- Thường thường Dorje có 3 chỉa nhọn,tượng trưng cho Tam Bảo.Nếu chỉ có 1 chỉa nhọn do hai đầu gập lại tượng trưng cho sự dung hợp giữa thế giới vật thể và thế giới tâm linh,hai khái niệm nhị nguyện nhập nhất thể.Nếu có 2 mũi nhọn(rất ít)tượng trưng cho khái niệm nhị nguyên.Nếu có 4 mũi nhọn,tượng trưng cho 4 biến cố lớn trong cuộc đời của Ðức Phật Thích Ca.Nếu có 5 mũi nhọn cụp lại thành vương miện,hay 4 muĩ cụp lại thành cái cán,tượng trưng cho Ngũ Ðại,Ngũ Tuệ Giác,Ngũ Phật.Quyền Chùy với 9 mũi nhọn rất hiếm.
- Trong mọi hình dáng,Quyền Chùy là biểu tượng của thể tánh Như Như có thể chứng đắc qua thiền định.
386. Xin cho biết ý nghĩa của Chuông Tay.
- Chuông Tay danh từ Tây Tạng là Ghanta hay Drilbu, đối nghịch với Quyền Chùy, đồng thời bổ túc cho Quyền Chùy,bổ túc cho trí tuệ viên mãn.
- Ðầu tay chuông đôi khi là hình bảo tháp, đôi khi hình Dorje,biểu dương không những tiếng mà còn tánh không và vô thường,vì tiếng chuông rung rồi chấm dứt,cho ta cảm giác hư ảo,biến thiên của sự vật,là biểu tượng của trực giác,thâm nhập không tánh.
387. Hai pháp khí Quyền Chùy và Chuông Tay sử dụng riêng hay sử dụng chung?
- Chuông tay và quyền chùy,tượng trưng cho quyền năng thế tình và màu nhiệm,là những pháp khí thường dùng trong nghi lễ lớn cũng như nghi quỹ thiền quán cá nhân trong Kim Cang Thừa.Thiếu hai pháp khí này thì nghi lễ Mật Giáo không còn ý nghĩa nữa.
- Quyền chùy và chuông tay luôn luôn liên hệ với nhau,không thể phân ly,không thể phá hoại,nói lên ý nghĩa kim cương bất hoại.
- Hành giả tay phải cầm Quyền Chùy,biểu tượng của tâm thường trú bất động,tay trái cầm Chuông Tay tượng trưng cho vô thường biến đổi.
- Hai pháp khí bất khả phân này trong tay hành giả Du Già tượng trưng cho sự dung hợp của nam lực,nữ lực,của chân đế,tục đế.
- Trong thế giới đối nghịch,có ngày có đêm,có thượng,có hạ,có mặt trời mọc,mặt trời lặn, đôi Chuông Tay và Quyền Chùy phản ảnh hình ảnh đối nghịch,tương duyên,hòa đồng bất khả phân,là bản lai diện mục của con đường Kim Cang,là hạt nhân,là chủng tử của năng lực dung hợp, đối nghịch,là bảo tháp của Thai Tạng Giới,của Vajradhàna,của thế giới thực tánh và thế giới hư ảo.
388. Em thấy đôi khi chư Tăng làm lễ bắt ấn. Cho em biết sơ qua về Thủ Ấn?
- Thủ Ấn,tiếng Phạn là Mudras,là những biểu hiện năng lực không thể diễn đạt bằng lời.
- Mudra có nghĩa là Ấn,là Dấu Hiệu,dùng để“dịch” ý nghĩa bằng phương tiện khác hơn lời nói,chữ viết,phát xuất từ Ấn Ðộ Giáo,nhưng cách diễn đạt thay đổi theo môi trường văn hóa. Ðối với Phật Giáo Ðại Thừa,cách bắt ấn không mấy xa lạ.
- Ấn sử dụng bàn tay,ngón tay.Bàn tay phải biểu hiện cho cõi Phật,bàn tay trái cõi người,ngón tay cái biểu hiện vũ trụ càn khôn,ngón tay chỏ là Phong,ngón giữa Hỏa,ngón áp út Thủy,ngón út Thổ.
389. Có bao nhiêu loại ấn?
- Nói một cách tổng quát có 5 loại Ấn biểu tượng của 5 đức Phật:Trí Quyền Ấn của Phật Ðại Nhật,Xúc Ðịa Ấn của Phật A Súc,Thí Nguyện Ấn của Phật Bảo Sanh,Tam Ma Ðịa Ấn của Phật A Di Ðà và Kiết Ma Ấn của Phật Bất Không Thành Tựu.
390. Ngoài ra còn có thủ ấn khác và cách bắt ấn như thế nào?
- Còn có 6 loại thủ ấn:
- 1/ Thiền Ấn(Dhyana Mudra) là cách bắt ấn hai tay để ngửa lên nhau,hai ngón tay cái chạm vào nhau,đặt trên đùi thế kiết già hay bán già. Ðây là cách bắt ấn khi ngồi thiền,nên gọi là Thiền Ấn.Khi ngồi Kiết Già tay đỡ bình bát là thế ngồi của Ðức Phật Dược Sư theo biểu tượng Tây Tạng.
- 2/ Ðịa Ấn(Bhumisparsha Mudra)là thế ấn của Phật Thích Ca lúc thành đạo:tay phải úp xuống đất,tượng trưng sự minh chứng của địa giới trước sự Tỉnh Giác của Ngài,nói lên sự vững chắc không thể hủy hoại, được nhân cách hóa qua hình tượng của Phật A Súc Bệ,Bất Ðộng Phật(Akshobhya)và Phật Thích Ca Mâu Ni.
- 3/ Pháp Luân Ấn(Dharmacakra Mudra):hai tay để trước ngực,hai ngón tay cái chạm nhau,bàn tay phải ngửa lên trên,bàn tay trái dựng thẳng hay hướng vào ngực,diễn đạt thế đẩy bánh xe Pháp của Phật Thích Ca và Phật Di Lặc.
- 4/ Truyền Ấn(Vitarka Mudra):ngửa lòng bàn tay phải,hướng ra ngoài,lòng bàn tay trái úp xuống,cũng hướng ra ngoài,hai ngón tay cái chạm vào nhau,nói lên sự viên mãn của chánh pháp. Ở Tây Tạng người ta bắt Truyền Ấn ngược lại như ta thấy trong hình tượng Tara và chư Bồ Tát.
- 5/ Vô Úy Ấn(Abhaya Mudra), ấn pháp đầu tiên sau khi Phật thành đạo:ngửa bàn tay phải chỉa ra ngoài,cao ngang vai,tay trái dọc theo thân hình,biểu tượng đức vô úy,bảo hộ nhân thê trong hình dáng đứng hay đi,rất phổ cập ở Ðông Nam Á.Phật Bất Không Thành Tựu,một trong năm vị Phật,thường bắt Ấn Vô Úy.
- 6/ Hoan Hỷ Ấn(Varada Mudra)tượng trưng cho sự vui mừng,đón tiếp:Bàn tay phải dang ra, úp mặt xuống đất,nói lên lòng từ mẫn cứu độ chúng sinh,thường liên hệ với Vô Uý Ấn.
391. Chư Tăng Ni, Phật Tử khi gặp nhau chào hỏi, hai tay chấp lại để ngang ngực, đó có phải là một loại Thủ Ấn?
- Có một loại thủ ấn rất thông dụng khi ta sử sụng mà không để ý đó là cách chấp hai tay trong hình hoa sen búp, để ngang ngực, để lễ Phật,chào hỏi,chúc tụng như ta thấy tại Ấn Ðộ,Tây Tạng,Thái Lan,Việt Nam v.v…
- Hình tượng học Phật Giáo có rất nhiều thủ ấn.Mỗi thủ ấn tượng trưng cho một đức tính,liên quan đến thần chú trì tụng.Trong nghi lễ, đặc biệt lễ Cúng Cô Hồn ở Trung Quốc và Việt Nam,thủ ấn được sử dụng để kiện toàn tâm pháp,hàng phục yêu ma,cần phải làm đúng theo quy tắc để tránh tai họa có thể xảy ra lúc đụng độ với quỷ thần.
392. Phật Giáo Thiền Tông diễn tả hành trình tu chứng qua bản Thập Ngưu Đồ. Có thể cho em biết một cách tổng quát về Thập Ngưu Đồ?
- Ngưu Ðầu Thiền là phương thức thiền tập của ngài Pháp Dong, đồng môn của ngài Hoằng Nhẫn,tổ thứ 5 của phái Thiền Tông Trung Hoa.Ngưu Ðầu Thiền được biểu hiện trong Thập Ngưu Ðồ.
- Thập Ngưu Ðồ là 10 hình vẽ về con bò và người chăn bò,biểu hiện mười đoạn đường tu chứng của người hành thiền,từ cảnh Vô Minh đến Kiến Tánh Thành Phật.
- Con bò có hai màu,màu đen và màu trắng.Màu đen tượng trưng cho bản tính bị vô minh che lấp,màu trắng tượng trưng cho bản tính thanh tịnh.Bò đen,bò trắng đều là một,chỉ khác nhau ở sắc lông.
393. Xin cho biết nội dung của Thập Ngưu Đồ.
- Thập Ngưu Ðồ có thể chia làm ba phần,tượng trưng cho ba giai đoạn chính: 1/ Giai đoạn xung đột nội tâm,gồm 4 hình đồ. 2/ Sau khi nội tâm không còn xung đột,gồm 3 hình đồ. 3/ Kết quả của việc điều hòa nội tâm gồm ba hình đồ.
394. Cho em biết ý nghĩa của hình đồ 1.
- Trong gian đoạn một gồm 4 hình đồ.Hình đồ thứ nhất gọi là Vị Mục,chưa thu phục được con bò,chưa thu phục được nội tâm.Trong đồ hình,con bò màu đen,tượng trưng cho chân tính bị vô minh che lấp.Người chăn bò lấy cỏ dụ nó,giống như Kinh Ðiển Phật Giáo đưa ánh sáng chỉ đạo.Cảnh vật u tối,mây đen u ám,như kiếp sống luân tử,sinh hồi,trôi nổi trên biển đời đầy sóng gió.
395. Xin cắt nghĩa hình đồ 2.
- Hình đồ thứ 2 gọi là Sơ Ðiều,nội tâm bắt đầu được điều phục:Bò được Ðiều Phục bước đầu:người chăn bò đã thắt dây vào mũi bò,giơ roi dọa nó phải tuân theo.Mây đen đã biến mất nhưng mặt trời vẫn chưa mọc.Mõm con bò đã biến thành trắng:khẩu nghiệp đã được điều ngự.
396. Cho biết ý nghĩa hình đồ 3.
- Hình đồ thứ 3 gọi là Thụ Chế có nghĩa là bò đã chịu phục tùng,nội tâm được điều phục,nhưng vẫn còn cự nự,còn vương vấn.Người chăn bò không giơ roi dọa dẫm,nhưng vẫn cầm hờ trong tay.Mặt trời mọc lên nhưng trời vẫn còn mây.Trọn cái đầu con bò đã thành trắng: ý muốn nói trí tuệ đã minh mẫn,nhưng tình cảm và sinh dục vẫn còn,thân giữa và thân sau của bò vẫn còn đen.Tâm và trí chưa hòa nhau.
397. Cho biết ý nghĩa hình đồ 4.
- Hình đồ thứ 4 gọi là Hồi Thủ:Bò ngoảnh mặt nhìn người chăn,cảm thấy gần gũi, để cho người chăn buộc vào thân cây, ý muốn nói Hồi Ðầu Thị Ngạn,quay đầu về bên kia bờ giác,Tâm và Trí bắt đầu hòa hợp,đầu,thân trước và hai chân trước trở thành màu trắng.Phần sinh dục đương còn đen.Cảnh trời trong vắt.Mặt trời đã lên cao.
398. Xin cho biết giai đoạn hai trên đường tu chúng sau khi đã điều phục được nội tâm. Cho biết ý nghĩa của hình đồ 5.
- Hình đồ 5 gọi là Thuần Phục:người chăn không cột bò vào cây mà bò vẫn đi theo người chăn một cách ngoan ngoãn.Tuy nhiên người chăn vẫn chưa hoàn toàn tin cậy,vẫn giữ roi và sợi dây.Tâm đã thuần phục,nhưng có thể vọng động.Phần trên và phần giữa thân bò đã trở thành trắng.Nước trên nguồn chảy xuống mát mẻ.Mặt trời lên cao tuy trời vẫn còn mây.
399. Xin cho biết ý nghĩa của hình đồ 6.
- Hình đồ 6 có tên là Vô Ngại:bò đã thuần phục,yên lặng nằm nghỉ.Phía sau đuôi còn một vết đen,tượng trưng cho tình dục vẫn chưa hoàn toàn chinh phục.Người chăn không còn lo ngại,thung dung tự tại ngồi thổi sáo,bò nằm yên lắng nghe tiếng sáo.Nền trời quang đãng,hoa trổ hương thơm ngào ngạt.Người và vật ung dung tự tại,tâm và cảnh tự tại ung dung.
400. Xin cho biết ý nghĩa của hình đồ 7.
- Hình đồ 7 có danh xưng là Nhậm Vận:bò được thả lỏng nhưng vẫn không rời người chăn.Người chăn không cần coi chừng bò,cũng không cần thổi sáo thoa dịu.Toàn thân bò trở thành trắng,sự xung đột nội tâm không còn nữa.Mặt trời lên đến đỉnh.Hoa lá mọc đầu,bò tha hồ ăn.Tâm và cảnh không còn phân ly.
401. Trong giai đoạn 3, hành trình tu chứng được diễn đạt như thế nào? Cho biết ý nghĩa của hình đồ 8.
- Hình đồ 8 tên là Tương Vong:Bò và người chăn không còn lưu luyến nữa,không coi chừng nhau nữa,thong dong tự tại.Mặt trời xế chiều,sao Bắc Ðẩu xuất hiện.Mặt đất biến dạng.Tối và sáng xen nhau.Ngày và đêm lẫn lộn một màu.Thiện ác không phân.Tất cả hoà đồng.
402. Cho biết ý nghĩa của hình đồ 9.
- Hình đồ 9 gọi là Ðộc Chiếu,không còn hình bò nữa.Người và bò trở thành một.Tâm và cảnh không hai.Sao Bắc Ðẩu rọi sáng. Ánh sáng trí tuệ rọi chiếu.
403. Xin cho biết ý nghĩa của hình đồ 10, hình đồ cuối cùng của diễn trình tu chứng.
- Hình đồ 10 có tên là Song Dẫn:hoàn toàn trở về Chân Không Tịch Tịnh,một vòng tròn,một trạng thái viên mãn,không người,không vật,không hai,không một.
404. Em tham dự nhiều buổi lễ Phật Giáo, nhưng không biết ý nghĩa. Trước hết nghi lễ có phải do Phật chế ra?
- Trong khi Phật còn tại thế,nghi lễ chiếm một vị thế rất khiêm nhường.Ngay cả Lễ Truyền Giới cũng rất giản dị.Nhưng sau khi Phật nhập Niết Bàn,hàng đệ tử muốn tỏ lòng tôn kính đã thiết lập nhiều đại lễ,nghi lễ.
405. Phật Giáo có bao nhiêu Đại Lễ?
- Phật Giáo Nam Tông cũng như Bắc Tông đều cử hành 4 đại lễ: Ðại Lễ kỷ niệm Phật Giáng Sinh,Phật Thành Ðạo,Phật Thuyết Pháp lần đầu tiên và Phật nhập Niết Bàn.
- Các nước Phật Giáo theo Bắc Tông còn làm lễ Vía Phật Di Lặc,Vía Quan Thế Âm,Vía Ðức Ðịa Tạng,Lễ Vu Lan.
- Tại Tây Tạng,Chư Tăng và Phật Tử còn tổ chức Ðại Lễ kỉ niệm ngày Hoàng Hậu Ma Gia thọ thai vào ngày rằm tháng giêng Âm Lịch.
406. Phật Giáo có bao nhiêu nghi lễ, hội hè đình đám?
- Tùy quốc gia,tùy địa phương,tùy thời điểm.
407. Có bao nhiêu nghi lễ hội hè đình đám trong Phật Giáo Nam Tông? Lấy Thái Lan làm tiêu biểu?
- Nghi lễ,hội hè, đình đám Phật Giáo Thái Lan hòa với phong tục tập quán Thái, được chia làm ba loại:nghi lễ tại gia,nghi lễ tại chùa và nghi lễ quốc gia.
- Về nghi lễ tại gia. Ðức Phật không thiết kế nghi quỹ sinh nhật,cưới hỏi,ma chay v.v…cho hàng cư sĩ mà để cho họ hành trì theo phong tục tập quán địa phương.Nghi lễ tại gia có chư tăng tham dự.
- Tại Thái lan trong những nghi lễ cung đình,vì ảnh hường của Bà La Môn,nên có sự hiện diện của các đạo sĩ Bà La Môn.Tại lễ sinh nhật của vua và hoàng gia có sự hiện diện của nhà chiêm tinh(Horacàrya).Từ ngày vua Mongkut lên ngôi,vua ra lệnh dùng kinh Phật thay thế kinh Bà La Môn trong những lễ sinh nhật của vua và hoàng gia.
- Quần chúng mời chư Tăng đến nhà cầu siêu,cầu an,làm lễ xông nhà mới nếu không mời được đạo sĩ Bà La Môn.
- Nghi lễ tại tư gia phần nhiều rất đơn giản,không được ghi trong luật Phật,thường không liên hệ với đời sống của chư Tăng.
408. Cho em biết nghi lễ Phật Giáo liên quan đến đám cưới tại Thái Lan.
- Chư Tăng xuất gia sống độc thân,xem luyến ái là cội nguồn sinh tử nên không dự phần vào lễ hôn nhân,tuy vậy Phật tử vẫn mời chư Tăng đến nhà cầu nguyện,ban phước cho gia thất,cho ngôi nhà mới của cặp uyên ương.
- Chư Tăng đến nhà tụng kinh cầu nguyện trước khi lễ thành hôn được cử hành.Ðôi khi chư Tăng ở lại trong thời gian cử hành hôn lễ,nhưng lại đứng ngoài hành lang hay trong rạp làm trước sân nhà.
- Chư Tăng tụng những bài kinh cầu nguyện sau:Namo,Saranagamana,Namakàrasiddhi Gàthà,Namokàratthaka Sutta,Ratana Sutta(phần tựa)và Parittas.
409. Cho em biết nghi lễ Phật Giáo liên quan đến sinh nhật tại Thái Lan.
- Nhân Lễ Sinh Nhật,gia chủ mời chư Tăng đến nhà tụng kinh cầu nguyện,thiết lễ trai tăng cầu phước.
- Lễ Lục Tuần đối với người Thái là lễ sinh nhật quan trọng nhất trong đời người,mừng đương sự sống lâu, đã hoàn tất 5 chu kỳ của đời người,mỗi chu kỳ 12 con giáp,đặc biệt đã trải qua chu kỳ thứ 5,chu kỳ của trí tuệ và kinh nghiệm. Ở đây ta thấy ảnh hưởng của truyền thống Trung Hoa.
- Trong Nghi Lễ Sinh Nhật,có nghi lễ giải trừ oan nghiệt.Chư Tăng tụng những bài kinh sau:Namo,Mahàkàruniko Nàtho,Ratana Paritta,Khandha Parita,Atànàtiya Paritta,Dhammacakkappavattana,Bojjhanga Paritta.
410. Cho em biết nghi lễ cầu an tại Thái Lan.
- Nghi lễ cầu an hay Lễ Tiếp Tục Mạng Sống,người Thái gọi là lễ Bidhì Sub Àyu,lúc đầu được hành trì tại miền Bắc Thái Lan trong trường hợp thân nhân lâm bệnh,hiện nay phổ cập toàn nước Thái.
- Thiết kế nghi lễ cầu an gồm những vật dụng sau:cây,cầu,cá,chim, ý muốn nói bệnh nhân nếu được lành bệnh,sống lâu là nhờ có lòng từ bi đối với chúng sinh,hữu tình cũng như vô tình.
- Trong buổi lễ chư Tăng tụng những Paritta và Kinh Unashivavijaya, được ghi trong kinh lá bối của Lào.
411. Nghi lễ tân gia của người Thái như thế nào?
- Phật tử Thái sau khi hoàn thành việc xây cất nhà mới,thường mời chư Tăng đến nhà làm lễ cầu nguyện gọi là Lễ Tân Gia.Nhân dịp này họ mời bà con,bằng hữu đến tham dự.
- Nghi lễ Tân Gia giống như nghi lễ tụng trước khi hôn lễ được cử hành.Sau thời kinh kết thúc,một vị sư hay cư sĩ đi từng phòng,dùng nhánh cây rải nước Cam Lồ. Ðôi khi dùng dây thiêng buộc chung quanh hàng rào để ngăn ngừa tà ma, ác quỷ gây tai hại cho gia đình.
412. Lễ Táng, Đám Ma, Hỏa Táng của người Thái như thế nào?
- Ðối với người Thái Lan,Lễ Táng rất quan trọng,nói lên sự thật của cuộc đời:sanh,lão,bệnh,tử.
- Theo truyền thống Thái,khi thân nhân sắp sửa qua đời,bà con,thân thuộc khuyên thân nhân niệm Phra Arahant(Phật),họ ghé sát tai người sắp quá vãng niệm danh hiệu Phật cho đến khi tắt thở.
- Những gia đình giàu có thường mang quan tài để giữa ngôi nhà đặc biệt trong khuôn viên chùa.Chư Tăng trì tụng trước linh cửu người quá cố,thường sử dụng dây thiêng Bhùsà Yong cột thân xác nằm trong quan tài kéo đến tay những vị sư hộ niệm,nhờ vậy người chết có thể tiếp xúc với kinh chú.
- Lễ Hỏa Táng của nhà vua hay hoàng gia được cử hành trong cái lều đặc biệt gọi là Phra Meru,làm bằng gỗ,lợp vải.Meru(Núi Tu Di) là hòn núi thần thoại,trung tâm của vũ trụ.Cái lều đặc biệt này được dựng trên bệ cao,có hình dáng của một hòn núi và cung điện.
- Sau lễ Hỏa Táng thân nhân thu thập tro bỏ vào hũ đem về nhà,chùa,tháp để thờ.Trong ngày hỏa táng,những gia đình giàu có thường ấn tống kinh sách,hồi hướng công đức cho người quá vãng.
- Trong Lễ Tang,Hỏa Táng chư Tăng thường tụng Abhidhamma,đặc biệt là Bộ Thắng Luận(Abhidhamma Sangala),vì đó là yếu nghĩa của Phật, đức Phật đã giảng yếu nghĩa này cho thân mẫu ở cung trời Ðâu Suất.
413. Lễ Hỏa tang của chư Tăng gọi là gì? Tại sao chư Tăng khi viên tịch có vị hỏa tang, có vị nhập tháp?
- Lễ Hỏa Táng chư vị Hòa Thượng,Trưởng Lão,Cao Tăng gọi là Lễ Trà Tì.Nghi lễ rất chi tiết,kéo dài thời gian để đệ tử của các ngài,tại gia cũng như xuất gia rất đông, ở rải rác khắp nơi có đủ thì giờ về tham dự lễ.
- Tại các quốc gia theo Phật Giáo Nam Tông,sau lễ Trà Tì,tro cốt được nhập tháp thờ trong các ngôi tháp quanh chùa.Tại các quốc gia theo Phật Giáo Bắc Tông,tập quán trà tì không mấy phổ cập nên chư Tăng Ni khi viên tịch có vị hỏa tang,có vị nhập tháp.
414. Xin cho biết nghi lễ làm tại chùa gồm những nghi lễ gì?
- Tại Thái Lan nghi lễ làm tại chùa gồm:Lễ Tết Nguyên Ðán,Lễ Cầu Mưa,Lễ Thắp Nến Chiến Thắng(Vô Minh),Lễ Bồ Tát,Lễ Nhập Hạ,Lễ Mãn Hạ,Lễ Dâng Y,Lễ Cúng Dường Vải,Lễ Phóng Ðăng,Lễ Hội Công Ðức,Lễ Khánh Thành chùa,Lễ An Vị Phật,Lễ Ðiểm Nhãn.
415. Cho biết nghi lễ quốc gia tại Thái.
- Nghi lễ quốc gia là lễ nghi do vua hay chính phủ tổ chức.Vì giáo hội Phật Giáo Thái Lan liên hệ với chính quyền,nên nghi lễ quốc gia gồm nghi lễ tôn giáo do chư Tăng chủ trì.
- Nghi lễ quốc gia gồm có:Lễ tết Nguyên Ðán,lễ Cầu Mưa Thuận Gió Hòa,Lễ kỉ niệm ngày thành lập triều đại Chakri năm 1782,Lễ Gieo Mạ,Lễ Cày Ruộng,Lễ Ðăng Quang vua Rama I(1782-1803),Lễ kỉ niệm vua Chulalongkorn(1868-1910),Lễ sinh nhật vua Thái hiện nay,lễ ban hành hiến pháp 1932.
- Trường tổ chức ngày lễ nhớ ơn thầy.
- Những sinh viên trước khi nhập Ðại học hay xuất ngoại du học,trường tổ chức lễ Củng cố Ðức Tin.
416. Xin cho biết nghi lễ Phật Giáo tại các nước theo Mật Giáo, điển hình là Tây Tạng.
- Nghi lễ mật Giáo được diễn tiến theo bảy giai đoạn,dựa vào mô hình 16 giai đoạn của Ấn Ðộ Giáo.Bảy giai đoạn đó là: 1/ Thỉnh mời(triệu thỉnh) 2/ Thỉnh mời thần linh an tọa. 3/ Dâng cúng hương,đèn,hoa,quả,nước,vật thực,đôi khi vòng Mandala. 4/ Tụng kinh tán dương công đức. 5/ Gia trì thần chú. 6/ Cầu nguyện phước đức hiện tại và tương lai. 7/ Hồi hướng.
- Chư Tăng và Phật tử Tây Tạng cử hành lễ Cầu An,Cầu Siêu,lễ Táng,Hỏa Tế,Lễ Trà Tỳ,Lễ Ðặt Ðá,Lễ Bồ Tát,Lễ Cầu Mưa,Lễ Cầu Nguyện Ðầu Năm vào dịp tết Nguyên Ðán,Lễ Kỉ Niệm ngày hoàng hậu Ma da thọ thai,Lễ Ðâu Suất Giáng Trần,Lễ Phật Ðản Sinh,Lễ Phật Nhập Niết Bàn,Thủy Lễ,Hội Hoa Ðăng,Lễ Ðản Sinh của Thánh Tăng Padmasambhava,Lễ Cầu Cơ,lễ Ðiểm Ðạo,lễ Múa Quỷ Ðội Mũ Ðen trong lễ Tẩy Trần Cuối Năm.
417. Xin cho biết về Lễ Đản Sinh của thánh tăng Padmasambhava.
- Thánh Tăng padmasambhava (Lien Hoa Sinh) là vị đầu tiên đến Tây Tạng truyền thừa Mật Giáo,nên Phật Giáo Tây Tạng cử hành lễ Ðản Sinh của ngài rất trọng thể.
- Lễ được tổ chức vào ngày 10 tháng 7 theo truyền thống Sikkim,nhưng tại nhiều nơi ở Trung và Ðông Tây Tạng,lễ này được tổ chức vào ngày 10 tháng 5.
418. Xin cho biết lễ Cầu Cơ ở Tây Tạng.
- Tại tây tạng có ít nhất 4 loại Cầu Cơ,tùy theo mức độ quan trọng khác nhau:Cơ Cachun,Cơ Karmasar,Cơ Lhaka và Cơ Nagpa.
419. Xin nói sơ qua về Thần Cơ Cachum.
- Cơ Cachun có tầm vóc quốc gia,phát xuất từ thần thoại sau:Thần Cơ nguyên là vị thần của các bộ lạc Turki,có công chinh phục và thống nhất các bộ lạc Turki, được dân chúng tôn sùng, được thánh tăng Padmasambhava nhiếp phục thành thần Hộ pháp.Thần được thờ trong ngôi chùa Tây Tạng đầu tiên,chùa Samye và cũng được thờ tại tu viện Drepung.
- Ngài hóa sinh thành cơ Choje,lập gia đình,có khả năng tiên đoán vận mệnh quốc gia,số mạng quân vương,ngài chính là Thần Pehar(Pekar).Vào những thế kỷ sau,Thần Pehar đến cư trú tại tu viện Ganden,rồi trở thành Thần Cơ quốc gia vào thế kỷ thứ 17.Thần Cơ bây giờ là vị tu hành,thông thái,sống độc thân. Ðịa vị của ngài do truyền thừa chứ không phải thừa kế.Danh hiệu ngài là Kung(Vương)do vua Trung Hoa ban thưởng.Ngôi chùa ngài cư trú có vườn hoa,có sở thú.Ngài ăn mặc theo kiểu nhà sư phái Gelug, áo màu đỏ xẫm,đầu đội mũ vàng như mũ Tỳ Lư.
- Hàng năm ngài đến thủ đô Lhasa một lần vào ngày mồng hai tháng giêng,có Giám Tự chùa Derpung tháp tùng, được đón rước long trọng.Ngài được mời cư trú tại ngôi chùa đặc biệt ,phía đông Ðại Tự Jokhang.Tại đây ngài đầu cơ,tiên đoán vận mệnh quốc gia và số mạng của triều thần trong năm.Ngài cũng giúp dân tiên đoán số mệnh của họ.Lời Cơ ngài giáng xuống trong hình thức các bài thơ, ý nghĩa bóng bẩy,dễ bị diễn dịch theo nhiều nghĩa.
420. Xin cho biết về Thần Cơ Karmasar.
- Thần Cơ Karmasar cũng do thần Pehar hoá sinh, địa vị thấp hơn thần cơ Nachun,không thông thái bằng thần cơ Nachun,có gia đình, đông đệ tử.
- Hàng năm vào tháng bảy,Thần Cơ Karmasar và tùy tùng long trọng đến chùa Sera tiên đoán vận mệnh quốc gia,Giáo Hội trong năm.Những Lời Cơ tiên đoán vận mệnh được dán lên cửa phía nam nơi ngài cư trú và cũng dán lên những cánh cửa chùa Sera.
421. Xin cho biết về Thần Cơ Lhaka.
- Thần Cơ Lhaka cũng có danh hiệu là Thần Cơ Kutemba,thường cư trú ở miền Tây Tây Tạng, đôi khi trong hình hài phụ nữ.
- Thần Cơ Lhaka giúp dân tiên đoán những gì có thể xảy ra cho họ,cho gia đình họ, đồng thời chỉ bày phương thức khử trừ tai họa hay lẫn tránh tai họa.
422. Xin cho biết về Thần Cơ Nagpa.
- Thần cơ Nagpa rất phổ cập,rất đông,xuất hiện trong hình hài nhảy múa(lên đồng).Những vị này thường thường học rất kém,có vợ con,khi làm lễ hay nhảy múa, đầu đội mũ cao,vành rộng làm bằng lông yak(một loài bò lông xù),hai bên có hình con rắn quấn,trên chóp có hình sọ người,có lông công,chung quanh có những chòm dây năm sắc bằng lụa, đôi khi tay cầm dao găm hay kim cang chùy, để trừ ma quái.
- Thần Cơ Nagpa giúp dân diệt trừ tà ma,bằng cách làm lễ,phát bùa-Bùa Ðịa Thần,Bùa Thiên Thần-cho dân chúng treo giữa cửa ra vào nhà.
423. Xin cho biết nghi lễ Phật Giáo Trung Hoa và Việt Nam.
- Ngoài những Ðại lễ Phật Ðản,Lễ Vía Phật Thành Ðạo,Vía Phật Nhập Niết Bàn,Lễ Vu Lan,Nghi lễ cầu siêu cầu an, đám tang, đám giỗ,lễ Trà Tì,Lễ Thất Thất Trai Tuần,Lễ Khánh Thành chùa,Lễ An Vị Phật,Lễ An Cư Kiết Hạ,Lễ Qua Ðường,Lễ Bồ Tát,Lễ Ðại Giới Ðàn,Lễ Thọ Bát Quan Trai,phật tử Trung Hoa và Việt Nam còn làm lễ Cúng Cô Hồn Chẩn Tế,Lễ Sám Hối,Phật Tử Trung Hoa làm lễ Thủy Lục Pháp Hội.
424. Xin cho biết sơ qua về Lễ Thất Thất Trai Tuần.
- Trước khi Phật Giáo du nhập vào Trung Quốc,dân Trung Hoa có khái niệm rất mập mờ về kiếp sau.
- Giống như dân Aryans tiên khởi,họ tin chết là hết,là vĩnh viễn từ giã cõi đời này,cát bụi trở về cát bụi.Kim,mộc,thủy,hỏa,thổ(Ngụ hành)trở lại nguyên chất thổ,hỏa,thủy,mộc,kim.
425. Phương thức gì làm cho vong hồn được siêu thoát?
- Có ba phương thức làm cho vong hồn được siêu thoát: 1/ Lễ Siêu Ðộ do chư Tăng chủ trì,làm tiêu trừ nghiệp chướng của người quá vãng. 2/ Bằng lời Kinh.Tăng Ni hướng dẫn,khai triển trí tuệ,soi đường cho người quá vãng. 3/ Tặng thức ăn,nước uống cho loài quỷ đói, đem lòng từ bi giúp kẻ khốn cùng.
426. Làm sao biết được vong hồn người chết được siêu thoát hay chưa được siêu thoát.
- Vị trí hơi nóng cuối cùng ở thể xác sau khi tắt thở lìa đời.
- Theo Tử Thư Tây Tạng trong vòng 49 ngày vong hồn đầu thai chuyển kiếp.
427. Tại sao phải cầu siêu mỗi năm khi đến ngày giỗ dầu người thân đã qua đời hàng chục năm?
- Lễ Kỵ,Giỗ có hai tác dụng:tôn giáo và tâm lý xã hội.Về mặt tôn giáo cầu nguyện cho người quá vãng siêu sinh lạc quốc.Về mặt tâm lý xã hội là để tưởng niệm người quá vãng,là cơ hội để bà con thân quyến gặp gỡ nhau,thắt chặt tình gia đình,tương thân,tương trợ.
428. Nếu người thân đã quá vãng và đã đi đầu thai trong vòng 49 ngày, vậy tụng kinh cầu nguyện cho người ấy thì người ấy có lợi ích gì không?
- cầu nguyện không những cho người thân mà cho toàn thể chúng sinh,mọi cô hồn phiêu bạt.
429. Xin cho biết sơ qua về Lễ Cúng Cô Hồn Chẩn Tế.
- Ðây là truyền thống Mật Tông.Nghi lễ kéo dài 5 giờ đồng hồ ,thường được tổ chức vào buổi tối,lúc ngạ quỷ đi kiếm ăn.
- Lễ Chẩn Tế theo truyền thống Mật Tông do 3 vị chủ lễ,từ 6 đến 18 kinh sư hành lễ.Ba vị chủ lễ đắp y màu đỏ, đội mũ hiệp chưởng,những vị khác đắp y hậu thường,tay cầm linh.Trên bàn trước mặt để pháp khí như chuông,mõ,gương,hương trượng,muỗng v.v…
- Nghi lễ gồm có ba phần:Phần thứ nhất cầu Tam Bảo gia bị.Phần thứ hai chủ lễ và Kinh Sư dùng tích trượng mở cửa địa ngục,rồi dùng pháp khí, ấn,chú mở họng ngạ quỷ rưới nước Cam Lồ(nước đã được trì chú,bắt ấn làm phép),giải trừ nghiệp chướng,truyền thọ Tam Quy,hướng dẫn phát Bồ Ðề tâm.Phần thứ ba,giảng pháp cho loài ngạ quỷ.Nhờ thần lực,chúng có thể thoát khỏi cảnh trầm luân.
430. Lễ Cúng Cô Hồn Chẩn Tế được tổ chức vào dịp nào?
- Lễ được tổ chức sau đám tang,nhân ngày húy nhật,sau lúc thiên tai,nhân họa như động đất,lụt lội,chiến tranh hay nhân dịp lễ Vu Lan,ngày Báo Hiếu,ngày Xả Tội Vong Nhân,ngày Rằm Tháng Bảy Âm Lịch.
431. Thường thường vào dịp Lễ Vu Lan, Phật Tử đến chùa dâng lễ, cầu nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ. Vậy Cửu Huyền Thất Tổ là chỉ cho những bậc tổ tiên nào?
- Nguồn gốc 4 chữ này không phát xuất từ Trung Quốc vì tất cả từ điển Trung Hoa như Từ Hải,Từ Nguyên,Khang Hy, Ðại Từ Ðiển…không có cụm từ này,mà phát xuất từ Phật Giáo Việt Nam,như được ghi trong lời khấn nguyện: “Nguyện khắp mười phương,ba ngôi Tam Bảo, đức Thích Ca Mâu Ni Phật, đức Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Phật,cùng chư vị Bồ Tát,tịnh đức chúng Tăng,từ bi gia hộ cho Cửu Huyền Thất Tổ,cha mẹ nhiều đời của đệ tử chúng con cùng tất cả chúng sinh sớm rõ đường lành…”
- Cửu Huyền không ám chỉ số thứ tự huyết thống.Chữ Cửu theo Từ Hải,có nghĩa là nhiều như Cửu Ðại,Cửu Thế,Cửu Thiên,không có nghĩa là 9 đời,9 thế hệ,9 từng trời mà nhiều đời,nhiều thế hệ,nhiều từng trời.Chữ Huyền có nhiều nghĩa,trong đó theo Từ Hải có nghĩa là xa lâu,như Huyền Viễn.Như vậy Cửu Huyền là chỉ cho các bậc tổ tiên xa thật xa không thể tính nổi.
- Thất Tổ(bảy đời cha mẹ)trong tự điển Hán Việt Hoa không thấy đề cập.Trong Ngọc Âm Chỉ Nam cũng không thấy nói đến Thất Tổ mà chỉ nói đến Thất Tôn(bảy đời cháu).Thất Tôn là: 1/ Ðích tôn(cháu nộ). 2/ Tằng tôn(cháu cố). 3/ Huyền tôn(chắt). 4/ Lai tôn(chít). 5/ Côn tôn(cháu đời thứ năm). 6/ Nhưng tôn(cháu đời thứ sáu). 7/ Vân tôn(cháu đời thứ bảy).Dựa vào Thất Tôn ta có thể kiến trúc thất tổ, đó là: 1/ Ông:Tổ phụ(ông ngoại, ông nội). 2/ Ông cố:Tằng tổ(Cao tổ). 3/ Ông sơ:Huyền tổ. 4/ Ông sờ:Lai tổ. 5/ Ông sẩm:Côn tổ. 6/ Ông cẩm:Nưng tổ. 7/ Ông Kỷ:Vân tổ.
- Trong kinh điển Phật Giáo cũng như cổ thư Ấn Ðộ,bảy là một thành số,chỉ cho số nhiều.Vì vậy khi nói đến bảy đời cha mẹ(Thất Tổ)nghĩa là cha mẹ trong nhiều đời,nhiều kiếp,từ quá khứ đến hiện tại,chứ không phải nhất thiết bảy thế hệ mà thôi.
432. Xin cho biết ý nghĩa Lễ Sám Hối.
- Lễ Cúng Cô Hồn Chẩn Tế là một trong nhiều phương thức giải trừ tai kiếp.Một phương thức khác tuy không linh đình,nhưng không kém phần linh ứng, đó là phương thức sám hối, ăn năn lỗi lầm gây ra từ bao nhiêu kiếp,nguyện chừa bỏ,dùng nước Cam Lồ tẩy trừ tội căn,gọi là Thủy Sám hay Từ Bi Thủy Sám.
- Ðạo tràng Thủy Sám phát xuất từ câu chuyện của ngài Ngộ Ðạt, được vua Ðường Ý Tông phong làm quốc sư,tặng ngài pháp tọa làm bằng gỗ trầm hương,ngài dấy lòng cao ngạo và thụ hưởng nên bị bệnh nhọt ở đầu gối chữa mấy không lành,sau nhờ nước suối Từ Bi Tam Muội rửa sạch oan nghiệt.Từ đó ngài từ giã thủ đô hoa lệ, đến bên bờ suối dựng thảo am,chuyên trì Phật đạo,soạn tập sám văn đặt tên là Thủy Sám.
- Ðể tưởng niệm công hạnh của Ngộ Ðạt quốc sư, để ghi nhớ sự vi diệu của nước Từ Bi Tam Muội,một vị cao tăng đời Tống,pháp hiệu là Tín Cô viết bài ký cho tập sám văn này.
- Sám văn Thủy sám trở thành bộ Kinh, được Phật tử Trung Hoa cũng như Việt Nam chuyên tâm hành trì để sám hối lỗi lầm quá khứ của mình, để đem công đức sám hối hồi hướng cho người thân đã quá vãng.
433. Sám Hối có hết tội lỗi không? Sám Hối khác với Rửa Tội của Cơ Đốc Giáo như thế nào?
- Sám hối,chữ Sanscrit là Ksamayati,gồm có hai ý nghĩa: 1/ Tỏ bày những lỗi lầm đã phạm 2/ Ăn năn nguyện không tái phạm.Theo Pháp Bảo Ðàn Kinh,có hai loại Sám Hối gọi là Sự Sám Hối và Lý Sám Hối.Sự sám hối là theo nghi quỹ trước mặt chư Tăng,hay trước mặt bổn sư,hoặc trước mặt Phật làm lễ tỏ bày lỗi lầm,nguyện không tái phạm,hoặc tham dự lễ Hồng Danh Sám vào tối 14,tối 30 Âm Lịch.Lý Sám Hối biết mình có lỗi,bèn ra sức gội tâm thanh tịnh,tránh các tội lỗi,phiền não.
- Phật không rửa rạch tội cho mình,chư Tăng không rửa sạch tội cho mình,chính mình tự rửa sạch tội cho mình,chính mình quyết tâm ăn năn,nguyện chừa bỏ tội lỗi,nguyện không tái phạm.Phật,chúng Tăng,kinh chú chỉ chứng minh cho lòng hối cải,giúp người phạm tội làm tăng thêm,làm mạnh thêm ý chí dứt bỏ sai lầm.
434. Xin cho biết Lễ Thủy Lục Pháp Hội.
- Lễ Thủy Lục Pháp Hội thường được tổ chức liên quan đến Lễ Táng,rất thịnh hành tại miền Trung Trung Hoa,nhưng không mấy phổ cập tại Việt Nam.
- Nghi lễ này rất rườm rà,rất dài và rất tốn kém,kéo dài suốt 7 ngày đêm tại 7 bàn thờ, đôi lúc cùng làm một lượt.
- Mỗi lễ có một số chư Tăng hành lễ theo nghi thức định sẵn trong khi toàn thể chư Tăng trong chùa đều tham gia kinh hành niệm Phật.
- Lễ Thủy Lục Pháp Hội là để cầu nguyện cho tất cả chúng sinh,trên bộ cũng như dưới nước,hồi hướng công đức cho người quá vãng,cho thân nhân hiện tiền.
435. Nghi lễ xuất gia, thọ giới giữa Nam Tông và Bắc Tông có khác nhau không?
- Nói một cách tổng quát,nghi lễ xuất gia của các nước theo Phật Giáo Nam Tông tương đối giản dị hơn.
- Tuy nhiên tại Thái Lan,Lào,Cao Mên lễ tiễn chân giới tử vào chùa xuất gia được tổ chức như ngày hội:bà con,anh em,họ hàng vui mừng khiêng kiệu đưa giới tử đi vòng quanh chùa 3 lần,rất là nhộn nhịp,nhưng nghi lễ thọ giới thì rất giản dị.
- Theo Phật Giáo Nam Tông,muốn xuất gia hành đạo trước hết phải thọ Sa Di Giới.Với Phật Giáo Trung Hoa và Việt Nam,người muốn xuất gia phải được sư phụ Thế Phát,Thọ Ký, được sư phụ hướng dẫn cạo tóc,còn việc thọ Sa Di Giới thuộc về sau,khi trải qua thời gian hành đạo cần thiết,học xong kinh luật,nhất là thuộc kinh tụng buổi sáng,buổi chiều, thuộc Luật Sa Di.
- Lễ Thế Phát rất đơn giản.Vị bổn sư mời tất cả huynh đệ, đệ tử của Ngài;mời thân bằng quyến thuộc,bạn bè của người thế phát xuất gia đến chùa vừa để chú nguyện vừa làm nhân chứng cho người muốn phát tâm xuất gia quy Phật.Bổn sư ngồi trên bảo toạ,người thụ lễ quỳ trước bổn sư.Bổn sư giảng pháp nói về công hạnh xuất gia của Ðức Thế Tôn khi ngài từ bỏ hoàng cung,xuất gia tầm đạo.Tiếp theo sư phụ giảng về bổn phận của người xuất gia,xong hỏi đệ tử có quyết tâm xuất gia hay không.Sư phụ hỏi 3 lần, đệ tử trả lời khẳng định 3 lần.Theo lời hướng dẫn của sư phụ, đệ tử hướng về phương Bắc, đảnh lễ quân vương(nhà cầm quyền)lần cuối,hướng về phương Nam đảnh lễ các bậc sinh thành dưỡng dục lần cuối,tiếp theo đến Chánh Ðiện lạy 9 lạy,ba lạy hướng đến Phật,ba lạy hướng đến Pháp,ba lạy hướng đến Tăng.
- Khi trở về điện Di Lặc,sư phụ thế phát cho đệ tử. Ðệ tử từ đây sống trong chùa,làm công quả,học kinh luật chờ ngày thọ giới Sa Di do sư phụ truyền hay qua Ðại Giới Ðàn.
- Sau Lễ Thế Phát,bổn sư ban cho đệ tử Pháp Danh,dựa vào dòng kệ của Tông Môn.Thí dụ Tông Môn có câu kệ:Tánh Hải Thanh Trừng,Tâm Nguyên Quảng Nhuận…Pháp Danh của bổn sư là Tánh,như vậy pháp danh của đệ tử là Hải… .
436. Xin cho biết về Đại Giới Đàn của Phật Giáo Trung Hoa.
- Ðại Giới Ðàn được tổ chức để truyền 5 giới cho hàng cư sĩ,truyền 10 giới cho Sa Di,Sa Di Ni,truyền 250 giới cho Tỳ Kheo,truyền 348 giới cho Tỳ Kheo Ni,truyền 58 giới cho Bồ Tát tại gia cũng như xuất gia.Như vậy Ðại Giới Ðàn gồm 3 đàn tràng: 1/ Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di,Sa Di,Sa Di Ni Giới Ðàn 2/ Tỳ Kheo,Tỳ Kheo Ni Giới Ðàn 3/ Bồ Tát Giới Ðàn.
- Tại Trung Quốc trước năm 1949,thời gian tổ chức Ðại Giới Ðàn là 53 ngày,sau còn 37 ngày từ mồng một tháng ba đến mồng tám tháng tư Âm Lịch.
437. Xin cho biết cách tổ chức Đại Giới Đàn, cách huấn luyện giới tử truớc khi thọ giới tại Trung Quốc.
- Tôi xin lấy Ðại Giới Ðàn Bửu Hoa Sơn(giữa Nam Kinh và Trấn Giang) được tổ chức năm 1930 làm thí dụ điển hình.
- Theo truyền thống Trung Hoa,thủ tục truyền giới tại các Ðại Giới Ðàn chia làm hai thời kỳ:Thời kỳ thứ nhất là Ký Ðường,thời kỳ giới tử ghi danh với đầy đủ chi tiết như tên họ,ngày sinh tháng đẻ,tên cha mẹ,tên bổn sư,sinh quán,trú quán,năm thế phát,nơi thế phát…thường kéo dài 10 ngày.Giới tử ghi danh xong cư trú trong Khách Tăng Ðường,không phải phục dịch nhưng phải tham dự hai thời công phu sáng chiều.Thời kỳ thứ hai gọi là Phân Ðường,phân chia ra từng toán từ 60 đến 70 giới tử, để huấn luyện thực tập về oai nghi tế hạnh,cách đi đứng nằm ngồi,cách phục sức,phục dịch,tiếp khách v.v…Vào thời kỳ này không chấp nhận thêm giới tử.danh sách giới tử đã hoàn tất.
- Những vị được chỉ định hướng dẫn thực tập,gọi là Dẫn Lễ Sư, ít nhất phải có 10 năm kinh nghiệm.
- Trong hàng giới tử hai người được chọn làm đại diện gọi là Sa Di Ðầu và Sa Di Vĩ(Trưởng Chúng,Phó Trưởng Chúng),dựa vào tiêu chuẩn học vấn, đạo hạnh,tuổi tác,tướng mạo.
- Trong thời gian thực tập,giới tử phải học thuộc lòng 53 bài kệ hay chú cho mỗi động tác trong ngày.Thời gian thực tập kéo dài độ hai tuần.
438. Ai là người đứng đầu Đại Giới Đàn.
- Ðại Giới Ðàn được điều khiển bởi Tam Sư và Thất Chứng.Tam Sư là: 1/ Truyền giới Hoà Thượng(Upadhyaya,Việt Nam gọi là Ðường Ðầu Hoà Thượng), đại diện cho Phật để truyền giới,ngồi chính giữa. 2/ Yết Ma Hoà Thượng(Karmadana), đại diện cho đức Văn Thù,ngồi bên trái Truyền Giới Hoà Thượng,dùng lưỡi kiếm trí tuệ cắt sạch mọi tội chướng. 3/ Giáo Thọ Hoà Thượng(Acarya),ngồi bên phải truyền giới Hoà Thượng,tuyên đọc giới luật cho hàng giới tử biết để thọ nhận,hành trì.Thất Chứng là 7 vị giám sát xem nghi thức truyền giới có đúng theo quy cũ định sẵn hay không,là chứng nhân của buổi lễ,chứng nhân cho Ðại Giới Ðàn.
439. Giới Đàn Sa Di, Sa Di Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di diễn tiến như thế nào?
- Ðêm trước lễ Truyền Giới đầu tiên,giới tử làm lễ sám hối.Sáng hôm sau,trước khi khai đàn,truyền 5 giới cho Ưu Bà Tắc,Ưu Bà Di,truyền 10 giới cho Sa Di,Sa Di Ni, đại diện giới tử với sự hướng dẫn của Dẫn Lễ Sư đến đảnh lễ Tam Sư,Thất Chứng,thỉnh cầu truyền giới.
- Sau khi Tam Sư Thất Chứng đã an tọa trên lễ đài trước chánh điện,hàng giới tử quỳ trước sân.Nghi lễ truyền Sa Di,Sa Di giới bắt đầu.Tiếp theo là lễ truyền Ngũ Giới cho hàng Cư Sĩ.Phần truyền giới thứ nhất chấm dứt.Giới tử xuất gia được phát y,bát, được ban Pháp Tự(tên riêng)và nếu cần pháp danh.Hàng cư sĩ chỉ có pháp danh mà thôi.
440. Giới Đàn Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni được chuẩn bị và diễn tiến như thế nào?
- Sau Giới Ðàn Thứ Nhất,việc huấn luyện cho giới tử thọ Tỳ Kheo,Tỳ Kheo Ni giới bắt đầu.Giới tử học quy tắc nghi lễ,học 250 giới cho hàng Tỳ Kheo,học 348 giới cho hàng Tỳ Kheo Ni.
- Sau 2 tuần lễ học tập,giới tử đến chánh điện làm lễ sám hối và thanh tịnh hóa thân tâm.
- Trong buổi lễ truyền giới Sa Di,Sa Di Ni và Ngũ Giới,mọi người đều có thể tham dự,nhưng trong lễ truyền giới Tỳ Kheo,Tỳ Kheo Ni chỉ những giới tử liên hệ mới có quyền tham dự.
- Sau khi thọ đại giới,giới tử được đắp y thất điều(tại Việt Nam chỉ được đắp y ngũ điều(5 đường sọc)).Bây giờ họ là thành viên chính thức của Tăng Già.
441. Giới Đàn Bồ Tát được tổ chức như thế nào?
- Ðây là lễ truyền giới lần thứ ba,lễ truyền giới Bồ Tát.
- Thành phần giới tử gồm Tỳ Kheo,Tỳ Kheo Ni,Cư sĩ nam,Cư sĩ nữ,nguyện giữ 58 lời nguyện(Bồ Tát 58 giới,gồm 10 Trọng Giới và 48 Khinh Giới,khác với Bồ Tát giới chỉ dành riêng cho hàng cư sĩ gồm có 6 Trọng Giới và 28 Khinh Giới) được ghi trong kinh Phạm Võng,nói lên hạnh nguyện độ sinh,quyết tâm lăn mình vào nơi cùng khổ,cứu giúp chúng sinh,nguyện không thành Phật trước khi toàn thể chúng sinh thành Phật,nguyện không về cõi Cực Lạc trước khi toàn thể chúng sinh thoát cảnh luân hồi sinh tử.
- Toàn thể giới tử quỳ trước Tam Sư,Thất Chứng.Hàng Cư Sĩ được truyền giới trước,tiếp theo là Ni,sau cùng là Tăng.
- Giới Ðàn Thứ Ba kết thúc sau khi Hoà Thượng Truyền Giới ban đạo từ,khuyên giới tử cẩn tâm hành trì.
442. Lễ Đốt Hương trên đầu cúng dường ngôi Tam Bảo được tổ chức vào lúc nào?
- Lễ Ðốt Hương được tổ chức sau lễ Giới Ðàn Tỳ Kheo,Tỳ Kheo Ni,trước lễ Giới Ðàn Bồ Tát.
- Tăng Ni Trung Hoa cũng như Tăng Ni Việt Nam khi thọ giới Sa Di,Sa Di Ni ,Tỳ Kheo,Tỳ Kheo Ni,tỏ lòng biết ơn Tam Bảo.
- Sa Di,Sa Di Ni Trung Hoa đốt 3 nhúm hương trên đầu(Sa Di,Sa Di Ni Việt Nam đốt một nhúm hương trên đầu).Tỳ Kheo,Tỳ Kheo Ni Trung Hoa đốt 9 nhúm hương trên đầu(Tỳ Kheo,Tỳ Kheo Ni Việt Nam 3 nhúm hương).
443. Ở những nơi nào không có Tam Sư, Thất Chứng, vô lẽ người muốn xuất gia cũng không được.
- Nếu có 5 vị sư cũng có thể tổ chức Ðại Giới Ðàn trong trường hợp không có Tam Sư Thất Chứng.
- Trong lịch sử Tích Lan,Miến Ðiện,khi không đầy đủ 5 vị sư họ phải đến các nước láng giềng thỉnh sư trao giới.
- Tại Cao Mên sau thời Pol Pot,không có sư để truyền giới,chư Tăng người Việt gốc Mên phải lên Nam Vang làm lễ truyền giới.
444. Sau giới đàn rồi còn phân biệt Tỳ Kheo Thủ, Tỳ Kheo Vĩ, Sa Di Thủ, Sa Di Vĩ có quá hình tướng, giai cấp qua không?
- Tỳ Kheo Thủ,Vĩ;Sa Di Thủ,Vĩ là chánh đại diện,phó đại diện của hàng giới tử thọ Tỳ Kheo,Sa Di làm lễ tác bạch dưới sự hướng dẫn của Dẫn Lễ Sư.Chức vụ này có tính cách tạm thời,xong buổi lễ không còn nữa.
- Ðịa vị,thứ bậc tự viện là để điều hành tự viện,thiền viện một cách nghiêm chỉnh chứ không phải hàng rào ngăn cách Tăng Ni.
445. Vai trò của âm nhạc trong nghi lễ Phật Giáo, trong nếp sống tôn giáo.
- Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong bình diện hành trì Phật đạo từ trước đến nay với cách đọc kinh, âm điệu tụng kinh ở các nước theo Phật Giáo Nam Tông.
- Tại các nước theo Phật Giáo Nam Tông âm nhạc được sử dụng trong nghi lễ Phật Giáo,nhưng những người chơi âm nhạc đều là hàng cư sĩ.
- Qua thời gian,chư Tăng Ni,Phật tử theo Phật Giáo Bắc Tông đã sử dụng ấn,tụng,chuông mõ,tang,khánh trong nghi lễ Phật Giáo.Gia đình Phật tử sử dụng âm nhạc,ca hát trong chương trình lễ Phật.
- Tại Nhật Bản,những vị Tăng hoằng truyền Tịnh Ðộ, đã sử dụng âm nhạc xem như là một phương thức hoằng hoá.Cây sáo Shakuhachi Nhật Bản thổi lên tiếng nhạc liên hệ đến thiền,có ảnh hưởng rất lớn với hành giả thiền tập.
- Phật Giáo khi truyền đến Trung Quốc đã sử dụng âm nhạc truyền thống để hoằng truyền.
- Phật Giáo Tây Tạng dùng kèn,trống,tù và,xập xõa trong nghi lễ.
- Nói tóm lại âm nhạc rất quan trọng trong việc quản bá giáo pháp Phật,cần được khai triển,phát huy.
446. Vai trò thi ca trong văn học Phật Giáo.
- Cũng như âm nhạc,thi ca đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ hoằng truyền.Hàng thi sĩ tài danh Ấn Ðộ dùng tiếng Phạn sáng tác những bài thơ bất hũ để diễn đạt giáo lý Phật một cách ngắn gọn,thâm thúy và súc tích.Cao Tăng Trung Hoa,Việt Nam,Nhật Bản cũng dùng thi phú diễn đạt công năng tu chứng và cảm xúc của mình.Tập thơ bằng tiếng Anh The Light of Asia,gây xúc động lớn cho độc giả Mỹ.
- Thi phú Phật Giáo là một phương tiện thâm thúy,tế nhị cần được nâng đỡ và phát triển.
447. Vai trò hội họa, điêu khắc, kiến trúc trong mỹ nghệ Phật Giáo
- Những bức bích họa nổi danh tại Ajanta, Ấn Ðộ,tại động Ðôn Hoàng, động Vân Cương, động Long Môn,Trung Quốc;những pho tượng Phật tại A Phú Hãn,ngôi tượng Phật Thích Ca tại chùa Từ Ðàm,tại Vũng Tàu,tại Phật Học Viện Nha Trang;những ngôi bảo tháp tại Sanchi, Ấn Ðộ,tại Trung Quốc,Tây Tạng,Nhật Bản;những tu viện lớn như Nalanda, Ấn Ðộ,Drepung,Sera,Ganden,Tây Tạng,những ngôi chùa như Thiếu Lâm Tự,Ngũ Ðài Sơn,Phổ Ðà Tự Trung Quốc là những chứng tích huy hoàng của ngành mỹ nghệ Phật Giáo.
- Mỹ nghệ Phật Giáo là sản phẩm của cảm xúc thành tín, được thể hiện trong hội họa, điêu khắc,kiến trúc ở những nước theo Phật Giáo.
- Tại Ðại Hàn trên 70%gia tài mỹ nghệ quốc gia là gia tài mỹ nghệ Phật Giáo.
448. Vai tró kịch nghệ, trình diễn, phim ảnh trong văn học Phật Giáo.
- Hình thức bắt ấn với ý nghĩa thâm thúy,trên hình thức cũng là một loại kịch nghệ,dùng để diễn đạt mật nghĩa mà lời nói không thể diễn tả được.
- Tại các nước theo Mật Giáo,nhảy múa biểu hiện sự hòa đồng giữa tâm và cảnh. Ðiệu múa vòng tròn của Tây Tạng trong đó những người tham dự,gồm chư Tăng nhảy lên cao,vặn mình giữa khoảng không,thể hiện sự linh động của thần linh,hòa đồng thần linh với mức độ chứng đắc của người nhảy múa.
- Tại Nhật Bản điệu nhảy Gigaku mang mặt nạ phát xuất từ Trung Quốc đã truyền đến Nhật Bản, được quốc vương Nhật bảo trợ,làm phương tiện hoằng