Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

NC 60-61

Friday, March 25, 201100:00(View: 12008)
NC 60-61

SO SÁNH KINH TRUNG A-HÀM CHỮ HÁN 
VÀ KINH TRUNG-BỘ CHỮ PÀLI
Hòa thượng Thích Minh Châu (1961) - Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1998)
Nguyên tác: Bhiksu Thich Minh Chau (1961), "A Comparative Study of the Chinese Madhyama Agama and the Pali Majjhima Nikaya", Ph.D. Thesis, Bihar University, India

Phần Ba

15 MẪU NGHIÊN CỨU TỶ GIẢO
GIỮA CÁC KINH P VÀ C TƯƠNG ĐƯƠNG

NC 60

C161: Phạm Ma kinh
P91: Kinh Brahmàyu

A. Toát yếu kinh C

Bà-la-môn Phạm Ma, sau khi nghe danh tiếngtrí tuệ của đức Phật, người có 32 đại nhân tướng, đã gởi một đệ tử của mình là Ưu Đa La đến xem để biết các tin đồn về đức Phật có đúng không. Ưu Đa La đi đến trông thấy 32 tướng trên thân đức Phật, theo dõi Ngài một thời gian để quan sát uy nghi và cách hành xử của đức Phật. Rồi khi trở về, y thuật lại toàn thể vấn đề cho Bà-la-môn Phạm Ma. Ông này đích thân đi đến yết kiến Phật, quan sát 32 đặc tướng của bậc đại nhân, lắng nghe đức Phật thuyết pháptrở thành một đệ tử của Ngài.

P: Gần giống.

B. Nhan đề kinh

C: Phạm Ma kinh, bài kinh về Phạm Ma, nói đến người Bà-la-môn phái một đệ tử đi đến để xác định lời đồn về danh tiếng đức Phật.

P: Kinh Brahmàyu, bài kinh về Brahmàyu, cùng nói đến một người như ở kinh C.

C. Nơi thuyết kinh

C: Tại xứ Vi Đề Ha.

P: Cũng vậy.

D. Nội dung kinh

I. Danh tiếng của đức Phật:

C: Vào lúc bấy giờ ở Mi Sa La (P: Mithilà), có một Bà-la-môn tên Phạm Matài sản lớn, vô số của cải, gia súc và mùa màng, được phong nhiều nhà và vựa lúa, giàu có dồi dào. Xứ Mi Sa La, cùng với nước, cỏ và cây cối được ân tứ bởi vua Vị Sanh Oán (A Xà Thế), con của bà Vi Đề Hi xứ Ma Kiệt Đà (P: Ajàtasattu, Videhiputta, Magadha). Bà-la-môn Phạm Ma có một người thanh niên tên là Ưu Đa La được cha mẹ nuôi lớn, sống một đời trong sạch, thanh tịnh cho đến bảy đời tổ tiên, không làm việc phi công đức. Anh ta học nhiều hiểu rộng, tinh thông bốn tập Vệ đà, có khả năng sâu sắc về khoa học ngữ nguyên, về ngôn ngữ nói chung và về năm câu (năm ngành hiểu biết). Anh ta đã nghe rằng Sa-môn Cồ Đàm, con trai dòng Sakya, đã từ bỏ dòng họ Sakya, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, vì lòng tin, từ bỏ gia đình sống không gia đình để học pháp. Ngài đang du hànhMa Kiệt Đà, cùng với một đại chúng Tỳ-kheo. Tiếng đồn tốt đẹp lan khắp mười phương về đức Cồ Đàm ấy như sau: Sa-môn Cồ Đàmđức Như lai (như trước, cho đến)... hiển thị toàn vẹn đời sống phạm hạnh. Anh cũng nghe rằng Sa-môn Cồ Đàm có 32 đặc tướng của bậc đại nhân. Những người có 32 đặc tướng của bậc đại nhân này có hai con đường chắc chắn mở ra cho họ: nếu ở lại đời sống gia đình, họ sẽ thành vua Chuyển luân, thông minh trí tuệ, có bốn đạo quân để cai trị thế gian. Sau khi đã ổn định thế giới, nhờ tự lực của mình, họ sống phù hợp với pháp, làm đấng pháp vươngbảy báu: xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, đình thần báu; làm cha của một ngàn người con trai đẹp đẽ, dũng cảm, vô úy, hàng phục được các đạo quân khác, thống lĩnh tất cả đất đai cho đến biển cả, không dùng đến gươm giáo, gậy gộc, mà dùng pháp để an dân. Nếu họ cạo bỏ râu tóc đắp áo cà salòng tin từ bỏ gia đình sống không gia đình để học pháp, thì chắc chắn họ sẽ thành Như lai, bậc giác ngộ hoàn toànchân chính, tiếng đồn lan rộng khắp mười phương.

P: Gần giống. C: Phạm Ma = P: Brahmàyu. Bản P thêm rằng Bà-la-môn này già, đã cao tuổi, đã đến 120 tuổi. P hoàn toàn bỏ đoạn nói về tài sản lớn của Bà-la-môn, tài sản do vua ân tứ....... trong sạch cho đến bảy thế hệ. C: học nhiều, hiểu rộng, tinh thông bốn thánh điển = P: tinh thông ba tập Vệ đà. C: am tường sâu sắc khoa học ngữ nguyên và ngôn ngữ nói chung = P: giỏi từ ngữ, văn pháp, trí thế gianđại nhân tướng. C: giỏi về năm câu (năm ngành hiểu biết) = P: giỏi về ngữ vựng, nghi lễ, văn, truyền thống, và ngữ âm. Danh tiếng của Sa-môn Cồ Đàm cũng giống như trong các kinh P trước đây. Ở đây bản P bỏ nói đến 32 tướng đại nhân, nhưng trong đoạn kế tiếp, khi Bà-la-môn giục Uttara đến yến kiến Sa-môn Cồ Đàm, ông cũng đề cập 32 tướng.

Ghi chú: Bản P nói ba tập Vệ đà trong khi bản C nói bốn tập. Như vậy truyền thống bản P xưa hơn.

II. Phạm Ma giục đệ tử mình đi đến yết kiến Sa-môn Cồ Đàm:

C: Phạm Ma lập lại những gì ông ta đã nghe đồn về danh tiếng, đức tính và đặc tướng của Sa-môn Cồ Đàm, cho đệ tử Ưu Đa La nghe, và giục anh ta đi đến xem Sa-môn Cồ Đàm có thật đúng như những gì được đồn đãi về Ngài, và Ngài có 32 tướng đại nhân hay không, vì Ưu Đa La đã đọc trong các kinh điển về người sở hữu 32 tướng đại nhân.

P: Gần giống. Bản P cũng nói 32 tướng và hai con đường duy nhất mở ra cho người này. Về đặc tính của một chuyển luân vương, hai bản gần giống nhau với những dị biệt như sau: Bản P bỏ: thông minh, trí tuệ. C: sau khi làm cho thế giới ổn định nhờ tự lực của mình = P: người đem lại ổn định cho xứ sở. C: có bốn loại quân đội để cai trị thế giới = P: chiến thắng cả bốn phương thế giới. Về bảy báu, chỉ có báu vật cuối cùng là hơi khác:

C: báu vật về chủ, binh lính, đình thần = P: báu vật về cố vấn. C: có danh tiếng lan rộng khắp mười phương = P: đã vén màn cho thế gian. P thêm rằng Bà-la-môn Brahmàyu nói, ông ta là người cho chú thuật và Uttara là người nhận chú thuật. Phần còn lại giống nhau.

III. Ưu Đa La đến gần đức Phật:

C: Khi ấy Ưu Đa La đến gần đức Phật, chào Ngài và ngồi xuống một bên. Anh thấy 30 tướng của bậc đại nhân trên thân đức Phậtnghi ngờ về hai tướng còn lại, là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài. Khi Ưu Đa La đã biết Sa-môn Cồ Đàm có đầy đủ 32 tướng đại nhân, anh theo dõi Sa-môn Cồ Đàm suốt bốn tháng mùa hạ để quan sát cách hành xử của Sa-môn Cồ Đàm, uy nghi của Sa-môn Cồ Đàm và những nơi Ngài thăm viếng (uy nghihành xứ). Sau khi làm việc ấy, anh từ giã Sa-môn Cồ Đàm và ra về.

P: Gần giống. C: tướng mã âm tàng = P: kosohite vatthaguyhe. Về tướng lưỡi dài rộng mà trong bản C nói trùm phủ cả mặt, P nói Phật thè lưỡi ra chạm hai tai, hai mũi và trùm cả mặt cho đến trán. C: anh ta theo Sa-môn Cồ Đàm suốt bốn tháng mùa hè để quan sát uy nghi Sa-môn Cồ Đàm và những nơi Ngài thăm viếng = P: thanh niên Uttara trong bảy tháng đi theo sát Sa-môn Cồ Đàm như cái bóng để quan sát uy nghi của Ngài.

IV. Ưu Đa La thuật lại cho Phạm Ma:

1) 32 đại nhân tướng:

(Xin xem chương 5 về Phật và 32 tướng đại nhân).

2) Uy nghi của đức Phật:

(Xin xem ở trước, trang ...).

3) Ưu Đa La xuất gia:

C: Rồi Ưu Đa La xin phép Bà-la-môn để đi xuất gia với Sa-môn Cồ Đàm, và Phạm Ma bằng lòng. Sau đó Ưu Đa La đi đến đức Phật xin xuất gia và được thọ đại giới. Đức Phật chấp nhận.

P: Không có.

V. Cuộc gặp gỡ giữa đức Phật và Bà-la-môn Phạm Ma:

1) Các gia chủ và Bà-la-môn đến thăm Phật:

C: Sau khi Ưu Đa La được thọ giới, Phật cùng đại chúng Tỳ-kheo rời Videha và tuần tự đi đến Mi Sa La, ở lại trong rừng Makhàdeva. Tiếng đồn về đức Phật đã đến nơi này, các gia chủ và Bà-la-môn ở Mi Sa La cùng quyến thuộc ra khỏi thành đi về hướng bắc đến rừng Makhàdeva để yết kiến đức Phật. Một số đảnh lễ dưới chân đức Phật rồi ngồi qua một phía, một số chào hỏi đức Phật rồi ngồi qua một phía, một số chắp tay hướng về đức Phật rồi ngồi qua một phía, một số từ xa trông thấy đức Phật, giữ im lặng rồi ngồi xuống. Khi ấy đức Phật thuyết pháp cho họ, làm cho họ phấn khởi, khích lệ và làm họ hoan hỷ, dùng vô số cách để thuyết pháp.

 P: Bỏ sự thọ giới của Ưu Đa La, thêm: một số xưng tên họ rồi ngồi xuống. Bỏ Phật thuyết pháp cho chúng.

2) Sự viếng thăm của Phạm Ma và 32 tướng đại nhân:

C:Tiếng đồn về Phật đến tai Phạm Ma và ông ta muốn đến thăm đức Phật. Ông sai chuẩn bị những cỗ xe khả ái, và khởi hành. Nhưng khi đến nơi đức Phật, thấy Ngài được vây quanh bởi vô số người đang nghe pháp, ông đâm ra sợ hãi, đến dưới một gốc cây và gởi một sứ giả đến hỏi thăm sức khỏe của đức Phật và xin phép được yết kiến Ngài. Đức Phật nhận lời, và Phạm Ma đến gặp đức Phật. Các gia chủ và Bà-la-môn, những người đã biết được đức hạnhtri kiến của Phạm Ma, đứng dậy khỏi chỗ ngồi để nhường cho ông, nhưng Phạm Ma từ chối bảo rằng ông muốn yết kiến đức Phật ngay. Rồi ông đến trước Phật, chào Phật và ngồi qua một bên. Ông thấy tất cả tướng của một bậc đại nhân trên thân Phật trừ hai tướng, nghi ngờ về hai tướng này và đọc một bài kệ để xin đức Phật giải trừ những nghi này cho ông. Phật dùng thần thông hiển thị cho Phạm Ma hai tướng ấy. Sau khi trông thấy chúng, ông được xác tín rằng đức Phật đủ 32 tướng của bậc đại nhân.

P: Gần giống, với những dị biệt như đã thấy trong các đoạn trên. Bản P không nói Bà-la-môn Brahmàyu đâm ra sợ hãi khi đến gần đức Phật và phải gởi một sứ giả. Ở đây Bà-la-môn nghĩ rằng, thật mình không nên yết kiến Sa-môn Gotama mà không xin phép trước. Bởi thế ông gởi sứ giả đến. Và cũng ở đây, Bà-la-môn Brahmàyu dùng bài kệ để thưa hỏi đức Phật, và Phật cũng dùng một bài kệ để trả lời ông.

3) Đức Phật thuyết pháp cho Phạm Ma:

C: Đức Phật biết Bà-la-môn Phạm Ma này không phải là một kẻ lừa dối, một kẻ bịp bợm, ông ta đặt câu hỏi chỉ vì muốn hiểu biết chứ không phải muốn gây rối. Ông nghĩ tốt hơn Phật nên giảng cho ông pháp A-tỳ-đàm sâu sắc. Phật dùng kệ cho phép Bà-la-môn đặt câu hỏi vì an lạc trong hiện tại và vì hạnh phúc cho tương lai. Rồi Bà-la-môn Phạm Ma đặt những câu hỏi sau đây, tất cả đều dưới hình thức kệ: "Gì là Bà-la-môn? Ba sự thành đạt có nghĩa gì? Do gì mà người ta nói họ không còn chấp thủ? Gì là sự giác ngộ hoàn toàn và chân chính?" Phật dùng kệ trả lời:

"Phá hủy các ác bất thiện pháp,
Đứng vững và an trú trong đời sống phạm hạnh,
Tu tập trong phạm hạnh,
Đây gọi là Bà-la-môn.
tri kiến sáng suốt về quá khứ,
Thấy rõ các cõi hạnh phúcđau khổ,
Diệt trừ ngu si,
Biết điều này gọi là Mâu ni.
Biết rõ tâm thanh tịnh,
Hoàn toàn diệt trừ tham, sân, si,
Đạt đến ba minh,
Gọi là ba sự chứng đắc.
Viễn ly khỏi ác pháp,
An trú chân chính trong đệ nhất nghĩa,
Là đối tượng chính cho thế gian tôn trọng,
Do đây gọi là không chấp thủ.
Giúp đỡ chư thiênloài người.
Đem lại con mắt và phá hủy tranh chấp,
tri kiến quảng bác và đã tận trừ hữu,
Gọi là giác ngộ chân chínhhoàn toàn."

P: Không giống hẳn. P bỏ: Đức Phật nghĩ rằng Bà-la-môn này không phải là một kẻ lừa dối..... giảng A-tỳ-đàm cho ông. Sự cho phép của Phật đã được đặt trong bài kệ trước. Ở đây bản P thêm một đoạn Brahmàyu quyết định nên hỏi Sa-môn Gotama những câu gì. Cuối cùng ông ta quyết định hỏi về mục đích của đời vị lai. Những câu hỏi không giống nhau trong hai bản, chỉ có một vài câu giống, và cả hai bản đều dùng hình thức kệ.

Ở đây Bà-la-môn hỏi:

"Thế nào gọi là Bà-la-môn? Làm sao để trở thành chủ của tri kiến?
Thế nào là nắm vững ba minh?
Thế nào là một bậc hữu học?
Thế nào là một đức Như lai? Làm sao người ta trở thành toàn giác?
Thế nào là một bậc hiền? Thế nào là một đấng giác ngô?"

Đức Phật cũng trả lời bằng bài kệ như sau:

"Ai biết đời quá khứ,
Thấy được cõi trời và đọa xứ,
Ai đạt đến phá hủy sinh tử,
Người ấy là một bậc hiền, đã hoàn tất thánh trí.
Ai biết tâm thanh tịnh, giải thoát mọi chấp thủ,
Đã tận trừ sinh tử,
Người ấy viên mãn đời phạm hạnh.
Ai biết được tất cả tâm pháp,
Gọi là đấng giác ngộ."

4) Bà-la-môn quy y.

C: Rồi Bà-la-môn Phạm Ma đứng dậy khỏi chỗ ngồi, muốn đảnh lễ dưới chân Phật. Lúc ấy, đại chúng gia chủ và Bà-la-môn la lớn lên rằng, thật kỳ diệu, thật lạ lùng thay về Sa-môn Cồ Đàm, khi Bà-la-môn Phạm Ma của xứ Mi Sa La, người có bảy đời tổ tông đều thanh tịnh, người tối thượng trong các gia chủ và Bà-la-môn của xứ Mi Sa La, người đa văn nhất, giàu có nhất, cao tuổi nhất, đã 126 tuổi, lại hạ mình thờ phụng Sa-môn Cồ đàm. Đức Phật biết được tâm của hội chúng này, liền bảo Bà-la-môn Phạm Ma trở về chỗ ngồi của ông. Rồi Phật thuyết pháp cho ông, làm cho ông hoan hỷ, phấn chấn, khích lệ ông, dùng vô số cách để giảng pháp cho ông... (giống như trước) cho đến câu: "trở nên vô úy đối với pháp của đức Thế Tôn." Bà-la-môn Phạm Ma đứng dậy khỏi chỗ, đến ngồi dưới chân đức Phật, xin quy y Tam bảo, xin đức Phật nhận ông làm một đệ tử tại gia. Rồi ông mời Phật cùng với chúng Tỳ-kheo hôm sau đến nhà ông thọ thực, và Phật nhận lời. Rồi ngày hôm sau đức Phật cùng chúng Tỳ-kheo đến nhà Bà-la-môn và được Bà-la-môn cúng dường thực phẩm. Sau buổi ăn, Bà-la-môn lấy một ghế thấp, và ngồi lắng nghe Phật thuyết tùy hỷ pháp. Đức Thế Tôn dạy:

"Trong các tế đàn, lửa là tối thượng,
Phạm âm là nền tảng của tất cả âm thanh.
Trong loài người, vua là tối thượng
Biển dài hơn các dòng sông.
Mặt trăng sáng hơn các vì sao,
Nhưng không ánh sáng nào quá hơn mặt trời.
Phương trên phương dưới,
Bốn phương chính và bốn phương phụ,
Cùng với tất cả thế gian,
Từ nhân loại cho đến chư thiên,
Chỉ có Phật là tối thượng."

P: Không giống, ở đây Brahmàyu thực sự đảnh lễ Phật, sắp đặt thượng y một bên vai, hôn quanh chân đức Phật, lấy hai tay vuốt khắp chân Ngài và xưng tên ông. Thái độ của ông làm cho toàn thể chúng hội kinh ngạc và úy phục. Rồi đức Phật giảng pháp cho ông như thường lệ cho đến khi Brahmàyu đạt được pháp nhãn. Phần còn lại cũng gần giống như C, nghĩa là sự quy y Tam bảo của ông, việc ông mời đức Phật thọ trai, nhưng ở đây không nói gì đến việc đức Phật thuyết tùy hỷ pháp. Ngài chỉ như thường lệ, làm cho Bà-la-môn hoan hỷ, hài lòng với một pháp thoại. Nó thêm: sau một tuần, đức Phật khởi hành đi đến Videha.

5) Cái chết của Phạm Ma và nơi tái sinh của ông:

C: Sau khi ở lại vài ngày tại Mi Sa La, đức Phật du hành đến Xá Vệ, và đi đến Thắng Lâm, vườn Cấp-cô-độc. Tin tức về cái chết của Phạm Ma đến với Ngài, và các Tỳ-kheo hỏi Phạm Ma tái sinh ở đâu. Phật trả lời rằng ông ta đã đắc quả Bất hoàn, không còn trở lui đời này nữa.

P: Gần giống; nó không nói Phật đến Xá Vệ và ở lại Kỳ thọ Cấp-cô-độc viên.

 Ghi chú: Cô Horner trong bản dịch của mình, đã đọc câu Pàli "Na ca mam vihesesi" thay vì "navamam vihesesi", cách đọc của cô có lẽ đúng, vì trong C có từ ngữ: "Ông ta không quấy rối Như Lai về pháp."

E. Phần kết

Trong khi bản P nói các Tỳ-kheo hoan hỷ lời đức Phật dạy, bản C thêm rằng, Phạm Ma cũng hoan hỷ. Điều này cho thấy một bất ổn lớn, khi ta xét rằng trong đoạn trước Phạm Ma được báo cáo là đã chết.

NC61

C151: Phạm chí A-nhiếp-hòa kinh
P93: Kinh Assalàyana

A. Toát yếu kinh C

Bà-la-môn A-nhiếp-hòa đến tranh luận với đức Phật về thuyết của Ngài rằng cả bốn giai cấp đều thanh tịnh, và đề cao sự ưu thắng của giai cấp Bà-la-môn. Phật dùng nhiều câu hỏi, ví dụ và mẩu chuyện để cho A-nhiếp-hòa thấy rõ sự trống rỗng của lời ông tuyên bố.

P: Gần giống, với một vài dị biệt trong các câu hỏi, ví dụ và mẩu chuyện.

B. Nhan đề kinh

C: Phạm chí A-nhiếp-hòa kinh, kinh nói về Phạm chí A-nhiếp-hòa, tức là người Bà-la-môn đến thách đấu với đức Phật.

P: Assalàyanasuttam, kinh nói về Assalàyana, cũng một người như trên.

C. Nơi thuyết kinh

Cả hai bản cùng để nước Xá Vệ, vườn Kỳ thọ Cấp-cô-độc.

D. Nội dung kinh

I. Hoàn cảnh đưa đến sự thuyết kinh này:

C: Một số lớn Bà-la-môn ở Câu Sa La tụ họp trong một giảng đường đang bàn về lời công bố của Sa-môn Cồ Đàm về sự thanh tịnh của cả bốn giai cấp, trong khi họ tuyên bố rằng giai cấp Bà-la-môn là tối thượng, các giai cấp khác không thể sánh bằng; Bà-la-môn trắng, các giai cấp khác đen; Bà-la-môn thanh tịnh, các giai cấp khác bất tịnh; Bà-la-môn là con của Phạm thiên, sinh từ miệng của ngài. Họ nghĩ đến một người nào có thể đi đến thách đấu với Sa-môn Cồ Đàm, và đã chọn thanh niên A-nhiếp-hòa, người có sanh chủng thanh tịnh cho đến bảy thế hệ tổ tiên, không làm các việc phi công đức. Anh ta đa văn, học rộng, tinh thông bốn thánh điển, rất thiện xảo về luật duyên khởi, về ngữ pháp nói chung, và về năm câu (năm ngành hiểu biết). Tất cả họ đi đến yêu cầu A-nhiếp-hòa đi đến thách đấu với Sa-môn Cồ đàm. A-nhiếp-hòa từ chối, bảo rằng không thể nào tranh luận với Sa-môn Cồ Đàm, vì Ngài thuyết giảng phù hợp với chánh pháp. Các Bà-la-môn khác cứ giục anh đi, đừng có chưa đánh đã nhận thua và cuối cùng A-nhiếp-hòa nhận lời. Rồi anh cùng với các Bà-la-môn người Câu Sa La đi đến Sa-môn Cồ Đàm, chào hỏi Ngài và ngồi xuống một bên, nêu lên lời công bố của mình về sự tối thượng của giai cấp Bà-la-môn và hỏi quan điểm của Sa-môn Cồ Đàm.

P: Gần giống, thêm: khoảng 500 Bà-la-môn từ nhiều vùng khác nhau đi đến Xá Vệ vì một vài công việc. Bỏ: họ tụ họp trong một giảng đường, và chỉ nói đến quan điểm Sa-môn Cồ Đàm về sự thanh tịnh của bốn giai cấp. Những đức tính của Assalàyana cũng giống như những đức tính của Brahmàyu trong kinh Brahmàyu, ngoại trừ chi tiết, Assalàyana còn trẻ, 16 tuổi, đầu cạo trọc. Bản P thêm: các Bà-la-môn khác thúc giục Assalàyana đi tranh luận với Sa-môn Cồ Đàm, bảo rằng Assalàyana là người đã sống đời du sĩ. Trong bản P, những yêu cầu của các Bà-la-môn được lập lại ba lần, và Assalàyana từ chối hai lần. Cuối cùng Assalàyana chấp nhận, bằng cách giữ im lặng trong bản C, nhưng trong bản P anh ta bảo, thật sự Sa-môn Cồ Đàm nói đúng pháp, và thật khó mà cãi với những người nói đúng pháp, anh ta không thể cãi với Sa-môn Cồ Đàm. Tuy nhiên anh cũng sẽ đi như được yêu cầu. Ở đây lời công bố của Bà-la-môn như sau: "Giai cấp Bà-la-môn là tối thượng, các giai cấp khác là hạ liệt; Bà-la-môn trắng, các giai cấp khác đen; Bà-la-môn thanh tịnh, không phải các giai cấp khác, Bà-la-môn là con chính thức của Phạm thiên, sinh từ miệng của Phạm thiên, được sinh ra do Phạm thiên, kẻ thừa tự của Phạm thiên."

II. Sa-môn Cồ Đàm bác bỏ:

Có chín sự bài bác và ví dụ trong cả hai bản, nhưng không giống nhau và cũng không cùng một thứ tự. Những bài bác tương đương như sau: C1 = P2; C2 = P: không có; C3 = P5; C4 = P6; C5 và C6 = P7; C7 và C9 = P8; C8 = P9. P1, P3, P4 không có trong C.

Bài bác thứ nhất: C1 = P2:

C: Đức Thế Tôn hỏi A-nhiếp-hòa có nghe về hai xứ sở là Uất Nê (Yonà) và Chiên Phù (Kamboja), nơi đó chỉ có hai giai cấp chủ và tớ, hết làm chủ sẽ thành tớ, và hết làm tớ sẽ thành chủ. Khi A-nhiếp-hòa trả lời có, đức Phật bảo nếu các Bà-la-môn theo chánh đạo, họ sẽ có được hiểu biết chân chính và sự tự tri phù hợp với pháp. Cũng vậy với các quý tộc, gia chủ và thợ thuyền. Rồi A-nhiếp-hòa ca tụng Sa-môn Cồ Đàm thật kỳ diệu, hy hữu, nói rằng anh ta hiểu ví dụ ấy rất nhanh chóng, nhưng các Bà-la-môn lại nói giai cấp Bà-la-môn là tối thượng.
P: Gần giống. C: Uất Nê, Chiên Phù = P: Yonà, Kamboja. P thêm: và các xứ ở biên giới. Kết luận của Phật ở đây hoàn toàn khác: "Này Assalàyana, nếu thế thì do sức mạnh nào, do thẩm quyền nào mà các Bà-la-môn lại bảo giai cấp Bà-la-môn là tối thượng..."

Sự bài bác thứ hai: C2 = P không có:

C: Đức Thế Tôn hỏi A-nhiếp-hòa, có phải chỉ những người Bà-la-môn mới không bị khoảng không này nắm lấy, không bị trói buộc bởi khoảng không, không bị chạm đến và không bị ngăn ngại bởi khoảng không. A-nhiếp-hòa phải trả lời rằng các giai cấp khác cũng vậy. Rồi đức Thế Tôn nói lên kết luận như trong lời bác thứ nhất.

Sự bài bác thứ ba: C3 = P5:

C: Đức Thế Tôn hỏi A-nhiếp-hòa, có phải chỉ có Bà-la-môn mới có thể tu tập bi mẫn, không hận, không sân, không có ác ý, không tranh chấp, còn những người quý tộc, gia chủ và thợ thuyền, không thể làm như vậy. A-nhiếp-hòa trả lời rằng cả bốn giai cấp đều có thể làm như vậy. (Cũng kết luận như trên).
P: Gần giống. Nó thêm : trong xứ này (asmim padese).

Bài bác thứ tư: C4 = P6:

 C: Đức Phật hỏi A-nhiếp-hòa, nếu người từ một trăm dòng họ khác nhau đi đến, và một người nói lên rằng, chỉ có những người có thọ sanh cao quý và Bà-la-môn mới có thể đem bã đậu (xà phòng) để đến sông tắm, rửa sạch bụi bặm, trở thành sạch sẽ thanh tịnh, nhưng còn gia chủ và các giai cấp thợ thuyền thì sao. A-nhiếp-hòa trả lời rằng, tất cả giai cấp, không trừ một ai, đều có thể đem bã đậu và đi tắm cho sạch bụi bặm. (Phật kết luận như trên).
P: Gần giống. Nó không nói đến 100 dòng họ khác nhau đi đến và một người nói chỉ có quý tộc và Bà-la-môn có thể rửa sạch bụi bặm. Ở đây Phật hỏi Assalàyana, có phải chỉ có Bà-la-môn (không nói đến quý tộc) mới có thể dùng bột tắm và đồ chà lưng đi đến sông để tắm sạch bụi và bùn.

C: bã đậu để tắm rửa = P: đồ chà lưng và bột tắm.

Bài bác thứ năm và sáu: C5 và C6 = P7:

C: Đức Thế Tôn hỏi A-nhiếp-hòa, nếu có người từ 100 dòng họ đi đến và một người nói, hãy đến đây, chỉ người quý tộc và Bà-la-môn mới có thể dùng bột chiên đàn thật khô, dùng nó như đồ lấy lửa, cọ xát nó để phát ra lửa. Nhưng những gia chủ và thợ thuyền, nếu họ lấy phân heo, phân chó khô và gỗ cây y lan hay một thứ gỗ tồi nào khác, dùng nó như dụng cụ phát sinh lửa, để cọ xát, những người này có thể làm sản sinh lửa để dùng được không. A-nhiếp-hòa đáp rằng, tất cả những người này, dùng các loại gỗ khác nhau để làm đồ lấy lửa, đều có thể sản xuất lửa. Và ngọn lửa được phát ra cũng có ngọn, có màu sắc, có hơi nóng, và có thể dùng để nấu, không khác gì lửa do các người quý tộc và Bà-la-môn làm phát sinh, nhờ sử dụng gỗ quý để làm sanh lửa.
P: Gần giống, nhưng nhiều chi tiết hơn. Ở đây nói đến một vị vua Sát đế lợi đã được quán đảnh, triệu tập một trăm người dân đủ mọi dòng họ.

C: những người thuộc dòng quý tộc và Bà-la-môn dùng gỗ chiên đàn rất khô = P: những người thuộc dòng quý tộc, Bà-la-môn, gia đình vương giả, dùng phần trên của một cây sàla hay một cây sakka hay một cây salala hay một cây trầm, hay hoa sen.

C: những người sinh ra từ gia chủ và thợ thuyền, lấy phân heo khô, phân chó hay gỗ y lan hoặc gỗ tồi khác = P: thuộc dòng họ chiên đà la, thợ săn, thợ đan tre, gia đình đánh xe bò, hốt phân... dùng phần trên của phân chó (sàpàna), phân heo (sùkara), phân khô, hay dầu cây đu đủ (elandakattha).

Bài bác thứ bảy và thứ chín: C7 và C9 = P8:

C: Đức Thế Tôn bảo A-nhiếp-hòa rằng mọi người được gọi tên tùy theo gia đình từ đó họ sinh ra. Như từ gia đình Bà-la-môn, họ được gọi là Bà-la-môn, từ gia đình quý tộc họ được gọi là quý tộc. Cũng vậy với gia chủ và thợ thuyền. Như lửa sinh từ củi thì gọi là lửa củi, từ cỏ, phân, gỗ, thì gọi là lửa cỏ, lửa phân, và lửa gỗ. Nhưng một người con từ một người cha quý tộc và một người mẹ Bà-la-môn giống hoặc mẹ hoặc cha hoặc không giống bên nào, không thể được gọi là một Bà-la-môn hay một quý tộc, nhưng cái thân thể được gọi là thuộc về chính nó, vì thân thể được gọi tùy theo nơi nó sinh ra. Nếu một con ngựa cái và một con lừa đực giao hợp và một con la được sinh ra, thì con la không thể được gọi là ngựa, cũng không gọi là lừa mà gọi là la. Ở đây đức Phật lặp lại lời kết luận của Ngài, và A-nhiếp-hòa cũng lặp lại lời ca tụng như đã thấy trong các bài bác trước. Lại nữa đức Thế Tôn hỏi A-nhiếp-hòa, giả sử có một Bà-la-môn tu hạnh tiết dụcbố thí, có bốn con trai, hai người có học còn hai người không học. Người Bà-la-môn sẽ bố thí cho ai trước, với chỗ ngồi tốt nhất, thực phẩm và nước rửa tốt nhất. A-nhiếp-hòa trả lời rằng người ấy sẽ bố thí cho hai người con trai có học. Đức Thế Tôn lại hỏi, giả sử có một Bà-la-môn thực hành tiết dụcbố thí, có bốn con trai, hai người không học nhưng siêng năng và ưa làm việc công đức, còn hai người thì có học nhưng không siêng năng và ưa làm hạnh phi công đức. Người Bà-la-môn sẽ bố thí cho ai trước, với chỗ ngồi, thực phẩm và nước rửa tốt nhất. A-nhiếp-hòa trả lời rằng, ông ta sẽ bố thí cho hai người không học nhưng siêng năng và ưa hành thiện. Rồi đức Thế Tôn bảo A-nhiếp-hòa rằng, A-nhiếp-hòa đầu tiên ca tụng đa văn, rồi ca tụng sự tuân giữ giới luật. Đức Thế Tôn đã nói về sự thanh tịnh của bốn giai cấpcông bố nó, A-nhiếp-hòa cũng đã nói về sự thanh tịnh của bốn giai cấpcông bố nó.

P: Không giống. Bản Pàli đặt hai lời bài bác này chung. Nó bỏ đoạn: "Người ta được gọi tùy theo gia đình từ đấy họ được sinh ra... được gọi là lửa củi." Trong khi bản C nói một người con trai từ cha quý tộc và mẹ Bà-la-môn hay mẹ quý tộc cha Bà-la-môn, dù nó giống cha, giống mẹ hay không giống ai cả, đều không thể gọi là Bà-la-môn hay quý tộc, mà có một giai cấp của riêng nó; bản P lại nói rằng, dù một người con trai được sinh ra từ một con gái quý tộc và thanh niên Bà-la-môn hay một thanh niên quý tộc và con gái Bà-la-môn thì đứa con trai ấy sẽ giống cả mẹ lẫn cha và sẽ được gọi vừa quý tộc vừa Bà-la-môn. Ví dụ về con la cũng giống như ở bản C, nhưng bản P không có cùng một kết luận như ở C. Bản P nói rằng, vì sự thọ sinh lẫn lộn của nó, nó được gọi là một con la và Assalàyana thêm rằng, anh ta nhận xét có sự dị biệt ấy ở đây, nhưng ở nơi khác, anh không thấy dị biệt nào cả. Về lời bài bác kia, bản P không nói rõ rằng, một Bà-la-môn thực hành hạnh tiết dụcbố thí; nó chỉ nói trường hợp hai anh em (không phải bốn) cùng mẹ nhưng không cùng cha (C: không có), một người thông minh, tinh thông (các tập Vệ đà), còn người kia thì không.

C: cho con trai nào, người Bà-la-môn sẽ bố thí trước, với chỗ ngồi, nước rửa và thức ăn tốt nhất = P: người Bà-la-môn sẽ cho ai ăn trước, đồ cúng cho người chết hay cháo, hay nước thánh, hay cơm dành cho khách.

C: hai người có học nhưng không siêng năng và ưa làm hành vi bất thiện = P: một người thông minhthiện xảo (về các kinh Vệ đà), nhưng có ác giớitính tình xấu xa. Người kia thì ngược lại. Phần còn lại cũng giống nhau. Cần ghi chú một dị biệt nữa ở đây. Trong bản C, đức Thế Tôn bảo A-nhiếp-hòa lúc đầu ca tụng đa văn, rồi ca tụng sự trì giới, và cả đức Thế Tôn lẫn A-nhiếp-hòa đã nói về sự thanh tịnh của bốn giai cấpcông bố nó, nhưng trong bản P, đức Phật bảo A-nhiếp-hòa rằng, lúc đầu anh ta đã nói về sanh chủng, rồi bỏ sanh chủng nói đến chú thuật, bỏ chú thuật nói về sự thanh tịnh của bốn giai cấp đúng như đức Phật đã công bố.

Bài bác thứ tám: C8 = P9:

C: Đức Thế Tôn kể lại một câu chuyện cho A-nhiếp-hòa, ngày xưa có nhiều hiền nhân sống chung tại một nơi yên tịnh. Họ khởi lên một tà kiến rằng giai cấp Bà-la-môn là tối thượng.... Khi ấy một bậc hiền tên là Asito Devalo khi biết được tà kiến này đã đắp y, vấn một khăn vàng quanh đầu, cầm một cây gậy và một cái dù, choàng một áo trắng, biến mất từ chỗ của mình và không sử dụng cửa lớn để đi vào, ông ta xuất hiện trong ngôi nhà nhập thất của các hiền nhân, đi lui đi tới, nói rằng: "Bảy Bà-la-môn hiền trí đã đi đâu rồi?" Một người hiền trông thấy điều này, thuật lại vấn đề với các bạn của mình và yêu cầu họ đi đến trù rủa ông ấy. Nhưng khi những người này trù rủa: "Mong ngươi trở thành tro tàn. Mong ngươi trở thành tro tàn!", thì màu da của Asito Devalo lại càng sáng hơn và thân thể ông ta tỏa ra nhiều ánh sáng hơn nữa. Những người này liền hỏi Asito Devalo, ông là ai, và khi người này để lộ tông tích, các bậc hiền xin lỗi. Khi ấy Asito hỏi các bậc hiền có phải họ đã khởi lên một tà kiến rằng giai cấp Bà-la-môn là tối thượng.... và các người hiền công nhận đã có quan điểm như vậy. Khi ấy Asito hỏi họ có biết cha mình, ông nội mình,... cho đến bảy thế hệ, có cưới toàn thiếu nữ Bà-la-môn, không có ai phi Bà-la-môn hay không. Họ có biết mẹ của họ, bà ngoại của họ... trở lui cho đến bảy thế hệ, có phải những người này chỉ kết hôn toàn với người Bà-la-môn, không người đàn ông nào là phi Bà-la-môn. Rồi Asito lại hỏi, họ có biết sự thụ thai xảy ra như thế nào. Và đuợc trả lời rằng, khi ba việc kết hợp thì sẽ có sự thụ thai: sự gặp gỡ giữa cha, mẹ (người mẹ phải ở trong trường hợp có thể thụ thai) và sự đi đến của hương ấm (gandhabba). Asito hỏi họ có biết hương ấm đi thọ sanh ấy là nam tánh hay nữ tánh, từ đâu đến, từ giai cấp quý tộc hay Bà-la-môn hay gia chủ hay thợ thuyền, nó đến từ phương đông, nam, tây, hay bắc. Các bậc hiền ấy trả lời rằng họ không biết. Asito nói nếu họ không biết điều này thì làm sao có thể công bố rằng giai cấp Bà-la-môn là tối thượng. A-nhiếp-hòa khi bị Thế Tôn quở trách, tỏ vẻ hối hận. Đức Phật muốn làm cho ông hoan hỷ, bèn đưa ra sự bài bác thứ chín.
P: Gần giống. Ở đây Asito Devalo được mô tả là có râu tóc chải chuốt, mặc y phục màu tía, mang hài nhiều lớp, cầm một cái gậy bịt vàng xuất hiện trong am thất của bảy hiền nhân Bà-la-môn. Lời nguyền rủa cũng giống như trong C. Ở đây, bảy hiền nhân càng nguyền rủa Asito thì ông này càng đẹp đẽ, khả ái. Bản P thêm rằng, bảy hiền nhân nghĩ rằng trước đây khi họ nguyền rủa người nào, lời nguyền rủa của họ ứng nghiệm tức khắc, thế mà bây giờ lời nguyền rủa của họ không còn hiệu lực, thế thì khổ hạnh của họ đã thành vô dụng, đời sống phạm hạnh của họ không ích gì. Asito Devalo trấn an họ rằng, sự khổ hạnh của họ không vô dụng, đời sống phạm hạnh của họ không phải vô ích. Khi ấy ông để lộ tung tích mình, và bảy hiền nhân đến đảnh lễ Asito. Câu hỏi về cha, ông nội, mẹ, bà nội, sự thụ thai.... đều giống nhau.

C: (tử cung bà mẹ) không đầy, có thể thụ thai = P: màtà ca utunì hoti, ở trong thời kỳ của bà mẹ. Bản P bỏ câu hỏi : "Chúng sinh được sinh ra đến từ hướng nào?" Nó thêm một câu hỏi khác: "Sự tình là vậy thì bảy hiền nhânbiết mình là ai không?" và các hiền nhân trả lời không.

C: Đức Phật bảo A-nhiếp-hòa rằng những hiền nhân sống trong rừng, nơi vắng vẻ, khi được Asito khéo dạy dỗ, khéo giáo giới như vậy, đã không thể chỉ ra sự thanh tịnh của giai cấp Bà-la-môn, thế thì làm sao thầy của ông ta có thể chỉ được, người mặc áo cỏ? = P: Đức Phật bảo Assalàyana rằng, bảy hiền nhân Bà-la-môn khi được đức Phật hỏi và chất vấn về sanh chủng của mình đã không thể trả lời thì làm sao bây giờ anh ta khi được Phật hỏi và chất vấn về sanh chủng lại có thể trả lời được, khi anh ta cùng một thầy với họ, nhưng lại không phải là Punna Dàbbigàha (?). Bản P cũng nói đến thái độ hối hận của Assalàyana, nhưng chỉ ở phần cuối của sự bài bác thứ tám.

Ba bài bác không có trong C: P1, P3, P4:

P1: Đức Phật hỏi Assalàyana rằng, những nữ Bà-la-môn được biết là cũng có kinh nguyệt, có thai, sinh con và cho con bú, và những người Bà-la-môn sinh từ trong bụng của họ, thế thì làm sao có thể tự cho mình là tối thượng.
P3: Đức Phật chứng minh cho Assalàyana thấy là không những chỉ có những giai cấp quý tộc, thương gia, thợ thuyền, mà ngay Bà-la-môn, nếu họ sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, phỉ báng, ác khẩu, nói lời phù phiếm, nếu họ tham lam, ác ý, tà kiến, thì sau khi chết, họ cũng tái sinh vào các đọa xứ, vào địa ngục.

P4: Đức Phật chứng minh cho Assalàyana thấy rằng, không phải chỉ có Bà-la-môn mà cả quý tộc, thương gia, thợ thuyền, nếu họ từ bỏ sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, phỉ báng, ác khẩu, nói lời phù phiếm, nếu họ từ bỏ tham lam, ác ý, tà kiến, thì sau khi chết, tất cả đều sẽ được sinh vào thiện thú, cõi trời.

III. Phản ứng của A-nhiếp-hòa và các Bà-la-môn:

C: Khi ấy A-nhiếp-hòa đứng dậy khỏi chỗ ngồi, muốn đi đến đảnh lễ dưới chân đức Phật, nhưng hội chúng la lớn: Sa-môn Cồ Đàm thật kỳ diệu, thật hy hữu, có đại thần thông, đại oai lực, đại công đức, khi đã giảng sự thanh tịnh của bốn giai cấp và làm cho A-nhiếp-hòa cũng tuyên bố sự thanh tịnh của bốn giai cấp. Đức Thế Tôn biết tâm của đại chúng, bảo A-nhiếp-hòa hãy trở về chỗ ngồi, nói rằng, tâm của A-nhiếp-hòa được hoan hỷ là đủ. Rồi đức Thế Tôn giảng pháp cho anh ta, khích lệ làm cho anh phấn chấn hoan hỷ. A-nhiếp-hòa cúi đầu dưới chân đức Thế Tôn, nhiễu quanh đức Phật ba vòng rồi ra đi. Các Bà-la-môn ở Câu Sa La quở trách A-nhiếp-hòa, bảo rằng anh ta đi đánh bại Sa-môn Cồ Đàm nhưng cuối cùng đã bị Ngài luận bại, cũng như một người đi tìm mắt, đi vào khu rừng nhưng trở về mất cả hai mắt; như kẻ đến hồ để uống nước mà trở về vẫn khát. A-nhiếp-hòa bảo các Bà-la-môn rằng, anh ta đã nói với họ trước kia, rằng Sa-môn Cồ Đàm nói đúng pháp, khó mà tranh luận với một người nói đúng pháp.

P: Không giống. Ở đây chỉ nói rằng Assalàyana thốt lên: "thật là kỳ diệu, hy hữu", rồi xin Phật nhận anh làm đệ tử, từ đây cho đến trọn đời.

Ghi chú: Cô Horner, trong M.L.S., ii., p. 349, ghi chú 3, nhận xét rằng, công thức thường lệ để xin trở thành đệ tử cư sĩ không xuất hiện ở đây một cách đầy đủ, mà bản kinh cũng không đưa ra những dấu hiệu về sự rút ngắn hay bỏ. Nếu chúng ta so sánh với bản C thì C có vẻ hữu lý hơn.

E. Phần kết

Bản P bỏ phần kết, bản C có phần kết như thường lệ.

CHƯƠNG III : VAI TRÒ CÁC NHÂN VẬT TRONG KINH
- NHỮNG CÁCH THUYẾT PHÁP

Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu so sánh 98 kinh, đề cập vai trò của các nhân vật khác nhau trong những kinh này cũng như những cách thuyết pháp. Ở đây chúng ta chỉ giới hạn việc nghiên cứu vào thái độ, oai nghi cử chỉ của những nhân vật trong kinh, còn giáo lý trong đó sẽ được đề cập rộng rãi trong những chương kế tiếp.
Các kinh có thể phân loại thành tám cách thuyết:
1- Phật thuyết pháp khônglý do nào rõ rệt;
2- Phật thuyết pháp để điều chỉnh một tà kiến của đệ tử hay người khác;
3- Phật thuyết pháp vắn tắt rồi một trong những đệ tử của Ngài khai diễn;
4- Phật thuyết pháp để đối đáp với những tông phái phi Phật giáo;
5- Phật thuyết pháp cho những Tỳ-kheo đệ tử;
6- Phật thuyết pháp cho các đệ tử cư sĩ của Ngài hoặc cho những người khác;
7- Những đệ tử của Phật tụ họp để bàn luận Phật pháp;
8- Một trong những đệ tử của Phật giảng toàn thể kinh.

1. Đức Phật thuyết pháp không có lý do rõ rệt:

Đôi khi đức Phật gọi các Tỳ-kheo đến rồi giảng pháp không có lý do rõ rệt cũng không do một cơ hội đặc biệt nào. Ở đây những người nghe phần lớn là Tỳ-kheo, tên của họ không được kể ra. Trong số 98 kinh NC, có 22 kinh được xếp vào loại này: NC 1, 2, 8, 9, 13, 14, 16, 17, 21, 28, 29, 32, 33, 34, 70, 71, 73, 75, 84, 85, 91, 93.

2. Đức Phật thuyết pháp để điều chỉnh một tà kiến nơi những đệ tử hoặc người khác:

Đôi khi một vài đệ tử Phật có tà kiến. Những Tỳ-kheo bạn cố sửa đổi nhưng không thành công, bởi vậy vấn đề được đưa đến trước đức Phật và Ngài triệu tập những người có lỗi để quở trách và nêu lên những lỗi lầm của họ. NC số 19, 27, 35, 47 thuộc về loại này.
Trong NC 27, C201, kinh Trà đế, nói đức Phật hỏi các Tỳ-kheo trước, rồi quở trách Tỳ-kheo Trà Đế (Ch'a-ti), và vị này hối hận. Trong P38, Ái tận đại kinh, Tỳ-kheo Sàti hối hận trước, rồi các Tỳ-kheo khác đáp câu hỏi của Phật. Bản C thêm: "Đức Phật thuyết kinh này xong, ba vạn thế giới chấn động ba lần."

Trong NC 35, một vị Phạm thiên trên cõi trờità kiến rằng cõi Phạm thiêntrường cửu. P49 thêm tên của vị Phạm thiên ấy là Baka. Trong C78, Phạm thiên thỉnh Phật, Phật biến mất khỏi Xá Vệ, Shêng-lin, Kei-ku-tu để đi đến cõi Phạm thiên. Trong P49, đức Thế tôn biến mất từ rừng Subhaga tại Ukkatthïà hiện ra trong cõi Phạm thiên. Bản C nói khi đức Phật nhận ra Ác ma (Màra), thì Ác ma bị thua và biến mất tại chỗ, nhưng bản P ghi rằng Phật nêu lên cho Ác ma thấy rằng có thể Phạm thiên (Brahmà) và quyến thuộc của ông ta ở trong tầm tay của Ác ma, nhưng Phật thì không. Sự đấu phép thần thông của Phật và Ác ma cũng không giống nhau. Trong bản C, Phạm thiên dùng tất cả năng lực thần thông để cố ẩn nấp chỗ này chỗ kia nhưng đức Thế tôn đều thấy được ông ta, bởi thế ông không thể trốn mà phải trở lại trong Phạm thiên giới. Trong bản P, Phạm thiên Baka không thể biến mất trước mặt đức Phật. Trong bản C, Phật phóng hào quang chiếu khắp các Phạm thiên giới, và ẩn trong đó, làm cho Phạm thiênquyến thuộc chỉ có thể nghe Ngài nói mà không thể trông thấy Ngài. Trong bản P, khi đức Phật biến mất, Ngài làm cho Phạm thiên, tùy tùng (Brahmaparisà) và quyến thuộc (Brahmapàrisajja) không trông thấy Ngài mà chỉ nghe Ngài nói bài kệ:

"Bị vướng vào hữu, ta đi tìm phi hữu.
Vì đã thấy nguy hiểm của hữu,
Ta không thích thú đối với hữu,
Và không dục hỷ trong đó."

Phạm thiên, tùy tùngquyến thuộc của Phạm thiên sửng sốt kinh ngạc.

3. Phật thuyết pháp vắn tắt rồi một trong những đệ tử của Ngài khai diễn:

Tôn giả Xá-lợi-tử khai diễn lời Phật trong NC số 3, 95; Tôn giả Ca-chiên-diên (C:Chia-chan-yen; P: Mahàkaccàna) trong NC 15, 87, 92.
a) Tôn giả Xá-lợi-tử khai diễn:

Trong NC 3, C88, Cầu Pháp kinh, nói có nhiều đại đệ tử cư trú gần am tranh của Phật, như Tôn giả Xá-lợi-tử, Mục-kiền-liên, Đại Ca Diếp, Đại Ca-chiên-diên, A-na-luật-đà (A-na-lu-t'o), Lệ Việt (Li-yueh), A Nan, nhưng P3, Thừa tự Pháp, bỏ mục này. Trong bản C, đức Thế tôn bảo Tôn giả Xá-lợi-tử hãy giảng rộng lời Ngài dạy vì đức Phật đau lưng cần nghỉ ngơi chút đỉnh. Đoạn Ngài gấp tư y Uất đa la tăng (C: Yu-to-lo-sêng; P: Uttarà-sanga) mà trải lên giường, cuộn tròn y Tăng già lê (C: Sêng-chia-li; P: Sanghàti) làm thành một cái gối và nằm xuống hông bên phải, hai ống chân xếp chồng lên nhau, thiền định về quang tướng với chánh niệm tỉnh giác và luôn luôn nghỉ đến lúc thức dậy (69) . Nhưng bản P chỉ nói rằng bậc Thiện thệ (Sugata) từ chỗ ngồi đứng dậyđi vào tinh xá. Trong bản C, Thượng tọa Xá-lợi-tử yêu cầu các Tỳ-kheo giải thích lời dạy vắn tắt của Phật, và hai Tỳ-kheo cố trả lời nhưng không thỏa đáng. Trong bản P, không có lời vắn tắt của Phật và sự trả lời của các Tỳ-kheo, mặc dù Tôn giả Xá Lợi Phất cũng đặt câu hỏi ấy. Sau khi Tôn giả Xá-lợi-tử giải thích xong, đức Thế tôn đã bớt đau lưng, cảm thấy dễ chịu, bèn ngồi dậy khoanh chân kiết giàca ngợi Tôn giả Xá-lợi-tử. Những chi tiết này không có trong bản P.

Trong NC số 95, bản C nói Tôn giả Xá-lợi-tử đọc một bài kệ tóm tắt bài giảng của Ngài, còn bản P bỏ bài kệ nhưng lập lại lời công bố của sự chuyển Pháp luân tại Ba La Nại, Chư thiên đọa xứ, vườn Nai, lúc mở đầu kinh.

b) Tôn giả Ca-chiên-diên (Ta-chia-chan-yen) khai diễn:

Trong NC 15, đức Phật gặp một người gậy cầm tay tên Sakya muốn hỏi mục đích của giáo lý Ngài. Sự trả lời của đức Phật không làm ông ta thỏa mãn, ông ta không chấp thuận cũng không bác bỏ, đã cất cao đầu và bỏ đi. Trong bản P, bỏ câu "không chấp thuận không bác bỏ", nhưng thêm rằng "ông ta thụt lưỡi, nhíu mày tạo nên ba đường nhăn và tựa mình trên cây gậy". Trong bản C, chính đức Phật đưa ra ví dụ viên mật trong khi bản C lại nói là Tôn giả A Nan. Bản P bỏ chỗ nói Tôn giả A Nan đứng sau lưng đức Phật tay cầm phất trần. Bản P cũng bỏ lời đức Phật khích lệ các Tỳ-kheo ở cuối kinh.

Trong NC 87, Tôn giả San-mi-t'i (Samiddhi) đi đến suối nóng để tắm, khi tắm xong, ông ta gặp một vị tiên có dung sắc hoan hỷ đến đảnh lễ ngài và hỏi ngài có biết bài kệ Nhất dạ hiền giả (C: Pa-ti-lo-ti; P: Bhadde-karatta). Vị Tỳ-kheo nói không biết, vị tiên bảo rằng đức Thế tôn có biết bài kệ rồi khuyên Tỳ-kheo nên đi đến xin Thế Tôn giải thích. Rồi vị tiên đảnh lễ vị Tỳ-kheo, đi quanh ông ba vòng rồi biến mất. Bản Pali thêm rằng vị tiên chiếu sáng cả Tapodà với hào quang rực rở của mình nhưng bỏ qua chyện hỏi vị tỷ kheo về câu kệ và lời khuyên của vị tiên đi đến Thế Tôn. Bàn Pali chỉ đề cập rằng vị tiên khuyên vị tỷ-kheo nên học, tinh thông và ghi nhớ câu kệ đó ở trong lòng. Rồi vị tiên biến mất mà không có đảnh lễ và đi quanh vị tỷ-kheo ba vòng. Bản C nói tên của vị trời này là Chêng-tien, một vị binh tướng trong cõi trời 33, nhưng bản P bỏ chi tiết ấy.

 4. Đức Phật thuyết pháp để đối phó các tông phái ngoại đạo :

Trong NC 39 và NC 65, đức Phật bác bỏ quan điểm của Ni Kiền Tử (Jainas); trong NC 6 và NC 61, 62, 64, Ngài bác bỏ lý thuyếtthực hành của những người bà la môn; và trong NC 10, 48, 50, 51, 52, Ngài đối phó với những du sĩ (paribbàjakas).
a) Đối phó với Ni Kiền Tử :

Trong NC 39, Ch'ang-k'u-hsing (Dìghatapassi), Ni Kiền Tử bện tóc có một cuộc đàm luận với Phật, trong đó ông ta trình bày lý thuyết của Ni Kiền Tử (Ch'in-tzu) về hình phạt và vai trò chính yếu của thân phạt trong bất cứ hành vi tội lỗi nào. Nhưng đức Phật trình bày lý thuyết của Ngài về nghiệp và vai trò chính yếu của ý nghiệp trong bất cứ tà hạnh nào. Ni Kiền Tử bện tóc thuật lại cuộc đàm thoại ấy cho thầy của mình (Ch'in-tzu) trước mặt Ưu Ba Ly (Yu-p'o-li). Trong khi ở bản P, Ưu Ba Ly (Upàli) lặp lại lời ca tụng của Ni Kiền Tử (Nàtaputta) tán dương Bện tóc (Dìgha-tapassi) và tỏ ý sẵn sàng đến đối chất với đức Phật, bản C thêm rằng Ưu ba ly cùng đi với 500 cư sĩ trong hội chúng. Ông ta chắp tay hướng về Ni Kiền Tử và hỏi Bện tóc có phải ông ta đã thực sự hạ Sa-môn Cồ Đàm (Ch'u-t'an) ba lần trong vấn đề này. Khi Bện tóc trả lời phải, Ưu Ba Ly nói : vậy thì ông ta cũng có thể đánh bại Sa-môn Cồ Đàm trong vấn đề này và kéo ông ta xuống. Khi ấy Ưu Ba Ly đến thách thức đức Phật, trước sự chấp thuận của vị thầy Ni Kiền Tử và trước sự sợ hãi, bất đồng của Bện tóc. Đức Phật với bốn ví dụ đã làm cho Ưu Ba Ly đổi ý và theo quan điểm của Ngài. Trong ví dụ thứ tư, khi đức Phật hỏi ai đã khiến cho những nơi thanh tịnh này trở thành thanh tịnh, theo bản C, Ưu Ba Ly im lặng một lát, và khi đức Phật hỏi lại một lần nữa, ông ta đã trả lời rằng, không phải ông muốn giữ im lặng, mà chính ông đang nghĩ đến một điều. Ông nghĩ rằng Ni Kiền Tử (Ni-chien) thật điên rồ, ngu si và đã lừa bịp ông ta trong một thời gian dài. Trong bản P, Ưu Ba Ly (Upàli) trả lời ngay rằng những khu rừng này Kandaka, Kàlinga, Mejjha Màtanga trở thành rừng là do những ý tưởng sân hận của những vị trông coi những khu rừng đó. Ở cuối bài kinh, bản C thêm rằng Ưu Ba Ly đạt đến Pháp nhãn ly trần vô cấu, còn Ni Kiền Tử hộc máu tươi, phải đi đến Po-ho (Pàvà) và bệnh chết ở đấy. Bản P bỏ chi tiết về cái chết của Ni Kiền Tử và chỉ nói ông ta hộc ra máu tươi.

b) Đối phó với cách tu và quan điểm của các bà la môn :

Trong NC 6, đức Phật bác bỏ tập tục tắm nước thiêng của những người bà la môn, được xem là để rửa sạch tội lỗi. Kinh C93, Thủy tịnh Phạm chí, nhắc đến bà la môn Thủy Tịnh (Shui-ching) ngay ở đầu kinh, trong khi P7, Ví dụ tấm vải, chỉ nói đến sự hiện diện của bà la môn Sundarika-bhàradvàja vào cuối bản kinh. Trong bản C, vị bà la môn ấy xin quy y Tam bảo và xin Phật nhận ông làm đệ tử. Nhưng trong bản P, Sundarika Bhàradvàja xin đức Phật cho ông được xuất gia và thọ đại giới. Khi lời yêu cầu của ông được chấp thuận, ông nỗ lực tinh cần tu tậpcuối cùng đã đắc quả A-la-hán.

Trong NC 61, kinh C151, Phạm chí A nhiếp hòa, nói rằng một số đông bà la môn tại Chu-sa-lo (Kosala) tụ tập trong giảng đường và đang bàn bạc lời công bố của Sa-môn Cồ Đàm (Ch'u-t'an) về sự thanh tịnh của bốn giai cấp, trong khi họ tuyên bố rằng chỉ có giai cấp bà la môn là cao nhất và thanh tịnh nhất. Họ chọn thanh niên bà la môn tên A Nhiếp Hòa (A-shê-ho-lo-yen-to) đến chất vấn đức Phật. Nhưng kinh P93, Assalàyana, nói rằng 500 bà la môn thuộc nhiều vùng khác nhau đến Xá Vệ vì một vài công việc, và họ chỉ nhắc đến lời công bố của Sa-môn Cồ Đàm về sự thanh tịnh của bốn giai cấp. Có thêm rằng thanh niên Assalàyana mới 16 tuổi, đầu tóc cạo. Trong bản C, thanh niên A Nhiếp Hòa nhận lời bằng cách im lặng, trong khi ở bản P, Assalàyana nói rằng quả thật Sa-môn Gotama nói phù hợp với pháp (dhamma), và thật khó mà tranh luận với người nào nói đúng pháp, và anh ta cũng không thể tranh luận với Sa-môn Gotama. Tuy thế anh ta cũng sẽ ra đi như được yêu cầu. Sau khi nghe những luận cứ của đức Phật, theo bản C, thanh niên A Nhiếp Hòa muốn đảnh lễ Phật nhưng hội chúng la lớn tỏ vẻ kinh ngạcthán phục. Đức Phật biết tâm họ nên bảo thanh niên hãy trở về chỗ ngồi, dạy rằng chỉ cần tâm anh ta vui mừng là đủ. Rồi đức Phật giảng pháp làm cho anh ta hoan hỷ, thích thú, phấn chấn. Bản P chỉ nói rằng Assalàyana thốt lên rằng thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, rồi xin đức Phật nhận mình làm đệ tử từ nay cho đến trọn đời.

Trong NC 64, kinh P 99, Subha, có thêm một cuộc gặp gỡ giữa Subha bà la môn Jànussonì, bà la môn hỏi Subha từ đâu đến và hỏi về trí tuệ của Sa-môn Gotama. Sự trả lời và những lời ca tụng của Subha đã khiến bà la môn xuống khỏi chiếc xe bạch mã, trật vai áo, chắp tay hướng về đức Thế tôn và bảo rằng thật là lợi ích lớn, thật là tốt cho vua Ba-tư-nặc (Pasenadi) xứ Kosala vì có Như lai (Tathàgata) sống trong vương quốc của nhà vua. Bản C bỏ cuộc gặp gỡ này.

c) Đối phó với các ngoại đạo khác :

Trong NC 10, theo kinh C 99, Khổ ấm, các Tỳ-kheo sau khi ngọ trai xong đã tụ họp tại giảng đường vì một vài công việc. Tại đây có một số lớn tín đồ ngoại đạo đến chất vấn họ. Trong kinh P13, Đại khổ uẩn, thì các Tỳ-kheo khi vào thành Xá Vệ (Sàvatthi) khất thực, thấy hãy còn sớm nên đến trú xứ của các du sĩ (paribbàjakas), và cuộc đàm luận đã xảy ra.

Trong NC48, Hsu-hsien-t'i (du sĩ Màgandiya) trông thấy đệm cỏ của Phật ngồi trong nhà bà la môn P'o-lo-p'o (Bhàradvàjagotta) thì rất khó chịu và lên án đức Phật là một người phá hoại (Huai-pai-ti: )(70) . Bà la môn Bà La Bà (P'o-lo-p'o) cảnh cáo du sĩ Hsu-hsien-t'o đừng có nói xấu đức Phật, nhưng du sĩ nói rằng ông cũng sẽ nói như vậy ngay trước mặt Sa-môn Cồ Đàm. Trong kinh C 153, Man nhàn đề, đức Phật lúc ấy đang ngồi thiền trong một ngôi rừng xa; với thiên nhĩ, Ngài nghe được lời ấy nên đi đến nhà Bà la môn Bà-la-bà kia trải tọa cụ ngồi kiết già. Khi bà la môn ra chào, đức Phật hỏi có phải thật ông ta có đàm thoại với du sĩ về đệm cỏ của Ngài không. Bà la môn nói ông muốn báo cho Phật biết nhưng Phật đã biết trước rồi. Ngay lúc ấy du sĩ đến, và cuộc đàm luận xảy ra. Bản P bỏ tất cả chi tiết Phật mang theo tọa cụ và trải ngồi, đẹp đẽrực rỡ như trăng sao; nhưng thêm rằng du sĩ Bhàradvàjagotta bị dao động lông tóc dựng ngược khi nghe nói đức Phật đã biết được tư tưởng của mình. Trong bản C, sau khi đức Phật giảng pháp, du sĩ đạt được Pháp nhãn ly trần vô cấu. Rồi ông ta xin Phật cho phép xuất gia học đạothọ giới Tỳ-kheo. Rồi đức Phật truyền giới cho ông ta, nói rằng: "Lành thay, Tỷ kheo, hãy sống đời sống phạm hạnh." Sau khi xuất gia làm tỷ-kheo, Hsu-hsien-t'i đắc quả A-la-hán. Bản P bỏ chi tiết du sĩ Màgandiya được Pháp nhãn; nhưng thêm sự tán thán của Màgandiya như thường lệ và xin quy y Tam bảo của ông ta. Ở đây cũng vậy, Màgandiya xin đức Phật cho ông ta thọ giới Tỳ-kheo. Phật bảo những người thuộc giáo phái khác cần trải qua bốn tháng thử thách, nhưng Phật biết rõ sự khác nhau giữa những con người, và Ngài đã cho phép Màgandiya xuất gia làm Tỳ-kheo. Bản P cũng nói Màgandiya đắc quả A-la-hán nhưng với nhiều chi tiết hơn, và kết luận rằng Trưởng lão Màgandiya trở thành một vị A-la-hán nữa.

Trong NC số 52, Bệ Ma Na Tu (C: Pei-mo-na-hsiu; P: Vekhanassa) nói với đức Phật về dung sắc "vanna" tối thượng. (Danh từ Pàli vanna, dịch là dung sắc, được sử dụng ở đây với hai nghĩa, màu sắc và giai cấp xã hội, nhưng danh từ dung sắc trong Hoa ngữ thì rõ ràng không có hai nghĩa như thế). Nhưng đức Phật nêu lên sự trống rỗng của một quan điểm như vậy. Bản C thêm một đoạn trong đó Bệ Ma Na Tu tỏ thái độ hối hận im lặng hổ thẹn cúi đầu. Khi Bệ Ma Na Tu ca tụng sự giải thích của Phật, Phật ngăn ông lại, bảo rằng vì thuộc vào một quan điểm khác, ông ta không thể hiểu được lời giảng dạy của Ngài, Bệ Ma Na Tu phẫn nộ mạ lỵ đức Phật. Kinh Pali Vekhanassa cũng tương tự nhưng bỏ chi tiết Phật ngăn lại. Rồi Phật dùng ba ví dụ (bản P chỉ có một) làm sáng tỏ giáo lý của Ngài và cuối cùng cảm hóa được Bệ Ma Na Tu. Ở đây bản C nói Bệ Ma Na Tu đắc Pháp nhãn vô cấu và xin Phật xuất gia. Sau khi xuất gia, ông nỗ lực tinh tiếnđắc quả A-la-hán. Trong bản P, Vekhanassa tán thán sự giảng dạy của Phật như thường lệ, xin quy y Tam bảo, xin đức Phật nhận ông làm đệ tử tại gia.

5. Phật thuyết pháp cho đệ tử:

Có 28 NC rơi vào loại này:
- Giảng cho một Tỳ-kheo, NC 5;
- Cho một số Tỳ-kheo, NC 22,74;
- Cho Tôn giả La Vân (C: Lo-yun; P: Ràhula), NC 40;
- Cho Man Đồng Tử (C: Man-tun-tzu; P: Màlunkyaputta), NC 41,42;
- Cho A-na-luật-đà (C: A-na-lu-t'o; P: Anurudha), Nan Đề (C: Nan-t'i; P: Nandiya), Kim Tỳ La (C: Chin-p'i-lo; P: Kimbila), NC 25,45,83;
- Cho Ma-ha-nam (Mahànàma), NC 11;
- Cho Mou-li-p'o-ch'un-na (Moliyaphagguna), NC 18;
- Cho Bạt-đà-hòa-lợi (C: Po-t'o-ho-li; P: Bhaddàli), NC 43;
- Cho Ưu-đà-di (C: Wu-t'o-i; P: Udàyì), NC 44;
- Cho A Nan, NC 53, 55, 67, 72, 76, 78, 98;
- Cho A Nanchú tiểu Chu Na (C: Chouna; P: Cunda), NC 66;
- Cho A Nan và nhiều Tỳ-kheo, NC 77;
- Cho Lại-tra-hòa-la (C: Lai-cha-ho-lo; P: Ratthapàla), NC 54;
- Cho Fou-mi (Bhùmija), NC 81;
- Cho Lu-i-ch'iang-ch'i (Lomasakangiya), NC 88;
- Cho San-mi-t'i (Samiddhi), NC 90;
- Cho Fu-chia-lo-so-li (Pukkusàti), NC 94;
- Cho Đại Chu Na (C: Ta-chou-na; P: Mahàcunda), NC 7;
- Cho chú tiểu A-i-na-ho-t'i (Aciravata), NC 80.

a) Cho một vị Tỳ-kheo:

Trong NC 5, (P6, kinh Ước nguyện = C 105, kinh Nguyện) có một Tỳ-kheo trong lúc ngồi nơi vắng vẻ, đã tư duy về lợi ích lớn của Phật đối với mình, đã rời chỗ ngồi đứng lên đi đến nơi Phật. Đức Thế tôn sau khi trông thấy Tỳ-kheo này, đã nhân vì ông mà thuyết pháp cho các Tỳ-kheo. Bản P bỏ hoàn cảnh đặc biệt này. Phật thuyết pháp không có một dẫn nhập nào cả.

b) Cho một số Tỳ-kheo:

Trong NC 22 (P26, Thánh cầu = C204, La ma) , Phật đang ở Lộc Mẫu giảng đường (Lu-tzu-mu). Vào buổi chiều, Ngài rời khỏi tòa ngồi đứng lên, từ trên lầu đi xuống và bảo Trưởng lão A Nan cùng đi tắm ở sông A-i-lo-p'o-t'i (Aciravati). Rồi Trưởng lão A-nan cầm chìa khóa đi đến các Tỳ-kheo đang ở trong những chòi của họ và bảo họ đi đến nhà bà la môn La Ma (C: Lo-mo; P: Rammaka). Khi ấy đức PhậtTrưởng lão A Nan xuống sông tắm. Sau khi tắm xong, Phật lên khỏi nước, lau khô thân thể và mặc y. Bản P khởi đầu với đức Phật ở tại Xá Vệ, vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Rồi đức Phật đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Nhiều Tỳ-kheo đi đến Tôn giả A Nan, thưa rằng họ muốn được trực tiếp nghe Phật thuyết pháp, vì đã lâu họ không có được cơ hội ấy. Tôn giả A Nan bảo họ đi đến nhà bà la môn Rammaka. Khi Phật khất thực về và dùng bữa xong, Ngài cùng Trưởng lão A Nan đi đến Pubbàràma ở vườn của Lộc Mẫu (Migaàramàtu) để nghỉ ban ngày. Vào buổi chiều Phật ra khỏi độc cư thiền tịnh rồi cùng với Trưởng lão A Nan đi đến Pubbakotthaka để ngâm chân tay. Sau khi tắm rửa, Phật ra khỏi nước, đứng trên bờ với một tấm y (cìvara) độc nhất để phơi tay chân. Rồi theo lời yêu cầu của Tôn giả A Nan, Phật đi đến nhà Lo-mo (Rammaka) để thuyết pháp.

c) Cho Tôn giả La Vân (C: Lo-yun; P: Ràhula) :

Trong NC 40, C14, La vân kinh, khi đêm đã tàn, vào sáng sớm Phật đi vào thành Vương Xá (Wang-shê) khất thực. Sau khi ăn xong, Ngài đi đến rừng Suối nóng, nơi có Tôn giả La Vân. Tôn giả La Vân trông thấy Phật từ xa đến, đi ra đón Ngài, cầm lấy y bát, trải tọa cụ và lấy nước rửa chân. Đức Phật rửa chân xong, ngồi trên chỗ ngồi của La Vân đã soạn sẵn. Trong P61, Ambalatthikàràhulovàda,đức Phật vào buổi chiều ra khỏi độc cư thiền tịnh, đi đến Ambalatthikà, nơi Tôn giả Ràhula ở. Tôn giả Ràhula, khi thấy đức Phật từ xa đến, đã sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân nhưng không đi ra đón Ngài và đỡ lấy y bát. Đức Phật ngồi trên chỗ đã soạn và rửa chân. Để quở trách Tôn giả La Vân, đức Phật đã chỉ một ít nước còn trong chậu, rồi đổ nó đi, lật úp cái chậu và lật ngửa trở lại, và cứ mỗi lần như thế Ngài răn dạy Tôn giả. Bản P thêm một thái độ thứ năm của đức Phật là chỉ ra sự trống rỗng trong cái chậu lật ngửa và tuyên bố rằng cũng trống rỗng như thế là hạnh Sa-môn của người cố ý nói dối mà không biết hổ thẹn.

d) Cho Tôn giả Man Đồng Tử (C: Man-tun-tzu; P: Màlunkyaputta) : NC 41, NC 42:

Trong NC 42 (P64, Mahàmàlunkya, Đại kinh Màlunkya = C205, Ngũ hạ phần kết), đức Phật quở trách Man-đồng-tử về sự hiểu sai của ông đối với năm kiết sử trói buộc con người vào đọa xứ và Man-đồng-tử tỏ thái độ hối hận. Khi ấy Tôn giả A Nan đang đứng sau đức Phật và quạt cho Ngài, đã yêu cầu đức Phật giải thích năm kiết sử, và đức Phật đã chấp thuận lời yêu cầu của Tôn giả A Nan. Trong bản P, đức Phật không công khai quở trách Màlunkyaputta. Cũng không có thái độ hối hận của Màlukyaputta, không có chi tiết về Tôn giả A Nan đứng sau lưng Phật và quạt cho Ngài.

e) Cho Tôn giả A-na-luật-đà (C: A-na-lu-t'o; P: Anuruddha), Nan Đề (C: Nan-t'i; P: Nandiya) và Kim Tỳ La (C:Chin-p'i-lo; P: Kimbila): NC 25, 45, 83:

Không có nhiều khác biệt giữa hai bản trong NC 25 (P31, Tiểu kinh rừng Sừng bò = C 185, Ngưu giác sa la lâm kinh) và NC 45 (P68, Nalakapàna = C77, Sa kê đế tam tộc tánh tử kinh).

Trong NC 83, theo bản C 72,Trường thọ vương bản khởi kinh, muốn giảng hòa các Tỳ-kheo ở Câu Xá Di (C: Chu-shê-mi; P: Kosambì), Phật đã kể câu chuyện dài về sự tha thứ của vua Phạm chí (C:Fan-mo-ta-to; P: Brahmadatta) cho vua Trường thọ (C: Ch'ang-shou; P: Dìghìti), nhưng câu chuyện này không có ảnh hưởng gì các Tỳ-kheo ở Câu Xá Di. Khi ấy đức Thế tôn đọc lên một bài kệ cho thấy rõ sự vô vọng, ngu ngốc của gây gỗxúc phạm nhau. Kinh P128 không giống. Kinh này cũng nói các Tỳ-kheo ở Kosambì (Câu Xá Di) tranh chấp nhau, đã thương nhau với binh khí miệng lưỡi, nhưng thêm rằng một Tỳ-kheo đến tường thuật sự việc với đức Thế tôn và Ngài đã đến khuyên bảo họ đừng gây nhau. Ba lần đức Phật khuyên bảo, và cả ba lần đều có một Tỳ-kheo yên cầu Ngài đừng can thiệp vì họ sẽ chịu trách nhiệm về cuộc gây gổ này. Ở đây bản P bỏ câu chuyện về vua Phạm chí. Theo bản C, đức Thế tôn, sau khi đọc bài kệ đã vận thần thông bay lên không để đi đến làng Bà-la-lâu-la (P'o-lo-lou-lo). Tại đấy có một Tỳ-kheo tên Bà Cửu (C: P'o-chiu; P: Bhagu) đêm ngày chuyên tâm thiền định và Phật đã giảng pháp cho ông. Sau đó Ngài vào rừng Hộ Tự (Hu-szu) ngồi kiết già dưới một gốc cây, tại đó Ngài gặp một con voi chúa cũng đi tìm sự cô tịch để thoát ly những huyên náo của đàn voi. Bản P chỉ nói đức Phật gặp Tỳ-kheo Bhagu, không nói gặp con voi; cũng không có chi tiết đức Phật bay trên không. Phần còn lại hai bản gần giống nhau.

f) Cho Tôn giả Ma-ha-nam (C: Mo-ho-nan; P Mahànàma) :

NC 11: (P14, Tiểu kinh khổ uẩn = C100, Khổ ấm kinh):

Hai bản gần giống nhau.

g) Cho Moliya (C: Mou-li-p'o-ch'un-na; P: Moliyaphagguna):

 NC 18: (P21, Ví dụ cái cưa = C193, Mâu lê phá quần na):

Hai bản gần giống nhau.

h) Cho Tôn giả Bạt-đà-hòa-lợi (C: P'o-t'o-ho-li; P: Bhaddàli) :

 NC 43: (P 65, Bhaddàli = C 194, Bạt-đà-hòa-lợi) :

Hai bản gần giống nhau.

i) Cho Ưu-đà-di (C: Wu-t'o-i; P: Udàyì) :

NC 44: (P 66 Ví dụ con chim cáy = C192, Ca lâu ô đà di):

Không có gì khác nhau lắm giữa hai bản kinh. Trong khi bản C nói về một Tỳ-kheo nào đó đi khất thực về đêm, bản P nói rõ chính là Ưu-đà-di.

j) Cho Tôn giả A Nan:

NC 53, 55, 67, 72, 76, 78, 98:

 Trong NC 53, (P81, Ghatikara = C63,Bệ bà lăng kỳ), NC 67 ( P106, Bất động lợi ích = C75, Tịnh bất động đạo kinh), hai bản gần giống nhau. Trong NC 55, kinh C67,Đại thiên nại lâm, dịch từ Ta-t'ien có nghĩa là "Mahàdeva: Đại-thiên" trong khi P83, kinh Makhàdeva Makhàdeva.

Trong NC 72, (P115, Bahudhàtuka = C181,Đa giới kinh), Tôn giả A Nan trong lúc ngồi thiền đã có được tri kiến rằng tất cả sợ hãi, rối ren, tai nạn, sầu ưu đều do vô minh, không do trí tuệ. Tôn giả trình bày ý tưởng ấy với đức Phật và Ngài đồng ý, đưa ra một định nghĩa về một Tỳ-kheo ngu si và một Tỳ-kheo có trí tuệ. Bản P bỏ chi tiết Tôn giả A Nan ngồi thiền, thuật ý tưởng của mình cho đức Phật và sự chấp thuận của đức Phật. Ở đây đức Phật gọi các Tỳ-kheo và dạy rằng mọi sợ hãi, rắc rối, tai nạn đến với người ngu, không phải với người trí. Rồi Ngài khuyên các Tỳ-kheo hãy tu tập để trở thànhtrí tuệ nhờ trạch pháp. Ở đây bản P thêm Trưởng lão A Nan hỏi đức Phật đến mức nào thì đủ để gọi là một Tỳ-kheo có trí nhờ trạch pháp.

Trong NC 78, (P123, Acchariyabbhutadhamma = C32, Vị tằng hữu pháp), Tôn giả A Nan sau khi ra khỏi thiền định vào buổi chiều đi đến đức Phật, đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên và kể ra những đức tính kỳ diệu của đức Phật. Trong bản P, một số đông Tỳ-kheo sau khi khất thực về ăn xong, tụ họp trong giảng đườngca tụng đức Như lai (Tathàgata) thật kỳ diệu, có thần thông, biết được chư Phật về trước. Tôn giả A Nan xác nhận lời các Tỳ-kheo nói chư Như lai có nhiều đức tính kỳ diệu. Câu chuyện này được Phật cắt ngang lúc Ngài vừa ra khỏi độc cư thiền tịnh. Ngài hỏi các Tỳ-kheo đang đàm luận về điều gì, họ trình lại với Phật, khi ấy Phật bảo Tôn giả A Nan kể lại những đức tính kỳ diệu của đức Thế tôn.

Trong NC 98, ( P148, Chachakka = C86, kinh Thuyết xứ ), Tôn giả A Nan vào buổi chiều ra khỏi thiền định, đưa các Tỳ-kheo trẻ cùng đi đến đảnh lễ Phật và hỏi đức Thế tôn làm thế nào để dạy dỗ, khích lệ các Tỳ-kheo trẻ. Rồi Đức Phật giảng nhiều pháp môn cho những tỷ kheo trẻ. Bản P hoàn toàn không có chi tiết Tôn giả A Nan và các Tỳ-kheo trẻ, chỉ nói đức Phật cho gọi các Tỳ-kheo rồi giảng pháp.

k) Cho Tôn giả A Nanchú tiểu Chu Na (C: Chou-na; P: Cunda) :

NC 66: ( P104, kinh Làng Soma = C196,Châu na kinh).

l) Cho Tôn giả A Nan và nhiều Tỳ-kheo:

 NC 77: (P122, Mahàsunnatà = C191, Đại không kinh):

Cả hai bản dịch gần giống nhau trong NC 66, 77.

m) Cho Lại-tra-hòa-la (C: Lai-cha-ho-lo; P: Ratthapàla) :

NC 54: (P82, Ratthapàla = C132, Lại-tra-hòa-la kinh):

Câu chuyện Lại-tra-hòa-la không giống nhau trong hai bản. Lại-tra-hòa-la nghe đức Phật thuyết pháp, xin xuất gia, đức Phật từ chối vì chưa có phép cha mẹ, cha mẹ không bằng lòng cho xuất gia, Lại-tra-hòa-la tuyệt thực để gây áp lực đối với cha mẹ, cha mẹ nhượng bộ, Lại-tra-hòa-la xuất gia thọ giớiđắc quả A-la-hán, tất cả những chi tiết này đều giống nhau trong hai bản. Khi ấy Tôn giả Lại-tra-hòa-la vào sáng sớm cầm y bát đi vào làng Thâu Lô Tra (Yu-lu-cha) để khất thực, nghĩ đến đức Thế tôn khen ngơi hạnh tuần tự khất thực nên ông đi từng nhà và đến nhà cha, lúc ấy người cha đang tỉa râu tóc, khi trông thấy Tôn giả ông nói: "Bọn Sa-môn trọc đầu này chuyên làm việc hắc ám, không có con, không người kế tự, những kẻ phá hoại gia đình ta. Ta có một đứa con trai yêu quý, nhưng chúng đã đem đi mất và cạo trọc đầu nó, đừng cho Sa-môn này cái gì để ăn cả." Thế là Lại-tra-hòa-la không nhận được một sự bố thí nào từ nhà cha mình, ngoại trừ lời chưởi rủa. Khi ấy một người tớ gái đem ra một rỗ đầy thức ăn thối để đổ vào đống rác. Lại-tra-hòa-la trông thấy cô ta bèn yêu cầu đổ thức ăn ấy vào bát của mình. Khi người tớ gái đem đồ ăn đổ vào bát khất thực, cô nhận ra ngài nhờ giọng nói và chân tay. Cô đi vào báo cho người cha, được tin ông hết sức vui mừng. Tay phải cầm áo, tay trái vuốt râu tóc, ông vội vàng đi đến chỗ Lại-tra-hòa-la đang ngồi tựa vào một bức tường để ăn thức ăn đã thối. Người cha hỏi con trai sao có thể ăn được thức ăn thối ấy khi con ông vốn có thân thể mềm mại và đã quen với mỹ vị cao lương. Ông cũng hỏi con trai sao không đi vào nhà cha mẹ mình. Lại-tra-hòa-la trả lời ông có vào nhà cha mẹ, nhưng không nhận được gì ở đấy, ngoại trừ lời nguyền rủa. Người cha xin lỗi con trai, kính cẩn đưa ông vào nhà, trải chỗ và mời ngồi. Sau đó ông báo tin cho mẹ Lại-tra-hòa-la và bảo bà dọn cơm cho con. Bà vui vẻ đi làm thức ăn. Rồi bà chất một đống lớn những đồng tiền ra giữa sân, lớn đến nỗi một người đứng bên này không trông thấy người đứng bên kia. Rồi bà đi đến Lại-tra-hòa-la mà bảo đống tiền này là của mẹ dành cho ông, còn tiền của cha dành cho ông thì vô số, không thể đếm hàng trăm, hàng ngàn. Tất cả tiền này dành cho ông nếu ông hoàn tục. Lại-tra-hòa-la khuyên mẹ hãy đem tiền ấy đổ xuống sông vì chính do tiền này mà người ta trải qua đau khổ, tuyệt vọng. Khi ấy bà mẹ biết không thể đem tiền mà dụ ông hoàn tục. Rồi bà bảo những người vợ trước kia của ông mặc đồ đẹp và trang sức các chuỗi đeo cổ, đi đến nơi ông, ôm chân ông mà nói: "Hỡi người chồng tệ bạc, có những tiên nữ nào đẹp hơn chúng tôi để cho ông vì họ mà đi tu?" Những bà vợ cũ của Lại-tra-hòa-la theo lời chỉ dẫn của mẹ chồng. Nhưng Lại-tra-hòa-la gọi họ bằng chị và bảo ông xuất gia không phải vì tiên nữ nào hết, chỉ vì để được Phật pháp, và bây giờ mục đích của ông đã thành tựu. Những bà vợ đứng lên khóc lóc bảo rằng họ không phải chị nhưng Lại-tra-hòa-la lại gọi họ bằng chị. Khi ấy Lại-tra-hòa-la yêu cầu cha mẹ dọn đồ ăn ra vì đã đến giờ, chớ có phiền nhiễu ông nữa. Khi ấy cha mẹ ông đứng lên, đưa nước cho ông rửa tay và tự tay mình bồi tiếp những thức ăn mỹ vị. Sau khi ăn xong, Tôn giả Lại-tra-hòa-la giảng pháp cho cha mẹ, làm họ vui mừng hoan hỷ phấn chấn. Rồi ngài đứng lên đọc một bài kệ. Bản P hơi khác. Khi Ratthapàla đi đến Thullakotthita, bản P thêm rằng ông ở lại trong vườn nai của vua Kuru. Trong khi đi khất thực, Ratthapàla đi từng nhà, nhưng bản P bỏ chi tiết ông nghĩ đến đức Phật thường khen ngợi sự tuần tự khất thực. Khi Ratthapàla vào nhà cha mẹ, người cha đang chải tóc ở giữa gian phòng có cửa. Trong bản C, người cha mắng các Tỳ-kheo là bọn chuyên làm việc đen tối, không con cái, không kế tự, phá hoại gia đình mình. Bản P chỉ nói ông ta bảo đứa con trai yêu quý độc nhất đã bỏ nhà đi tu vì những Sa-môn trọc đầu này, và thế là Trưởng lão Ratthapàla tại nhà cha mẹ đã không nhận được của bố thí cũng không nhận được lời từ chối mà nhận được lời nguyền rủa. Ở đây thức ăn người nữ tỳ đem đổ là đồ ăn thừa của ngày hôm trước. Trong khi bản C nói người tớ gái đi vào báo thẳng với người cha, bản P nói nàng báo tin trước cho người mẹ và bà này kể lại với chồng. Bản P thêm rằng bà mẹ của Ratthapàla khi được tin ông trở về đã nói với người tớ gái rằng nếu tin này là đúng thì cô ta sẽ thoát vòng nô lệ. Bản P không nói đến thái độ của người cha vui mừng trước tin tức ấy. Khi người cha của Ratthapàla trông thấy con trai mình tựa lưng vào bức tường để ăn đồ ăn còn thừa ngày trước, ông đã hỏi : "Có thật là con đang ăn đồ thừa đấy không? Con hãy nên đi vào nhà của con." Và Ratthapàla đã trả lời rằng ông không có nhà vì đã xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình. Ông đã đi đến nhà gia chủ nhưng không nhận được bố thí hay sự từ chối mà nhận được sự nguyền rủa. Khi ấy người cha mời ông vào nhà nhưng Ratthapàla từ chối, nói rằng đã ăn xong. Khi ấy người cha mời ông đến để ăn bữa trưa ngày hôm sau, và ông đã im lặng nhận lời. Trong bản C, chính bà mẹ đã chất tiền thành từng đống và bảo các bà vợ cũ của ông trang sức. Trong bản P, người cha làm những việc ấy. Trong bản C, người mẹ đem tiền ra dụ rồi đến các bà vợ; nhưng trong bản P, người cha sử dụng cả hai phương pháp cùng một lúc. Trước hết ông chất một đống lớn tiền vàng và che khuất nó sau một bình phong. Rồi ông bảo các bà vợ trước của Ratthapàla trang sức đẹp đẽ. Khi thức ăn đã sẵn sàng, ông cho mời Tôn giả và khi Ratthapàla ngồi xuống, ông mở cho thấy đống tiền vàng và bảo Ratthapàla rằng một đống của mẹ, một đống của cha, một đống của ông nội. Chàng có thể thừa hưởng của cảithực hành những việc phước. Bởi thế ông yêu cầu con trai hãy từ bỏ đời sống phạm hạnh, trở về đời sống thế tục, hưởng thụ của cảihành thiện. Sự trả lời của Ratthapàla, vai trò các bà vợ cũ cũng gần như trong bản C, ngoại trừ trong bản P, các bà vợ té xỉu xuống đất khi nghe Ratthapàla gọi họ bằng chị. Bản P bỏ chi tiết Ratthapàla giảng pháp cho cha mẹ. Theo bản C, Lại-tra-hòa-la bay về rừng Thâu Lô Tra (Yu-lu-cha) ngang qua hư không, đi vào rừng ngồi trên tọa cụ. Lúc ấy vua Câu Lao Bà (Chu-lao-p'o) ngồi với đình thần trong cung, đang ca tụng Lại-tra-hòa-la và tỏ ý muốn gặp Tôn giả. Rồi vua ra lệnh cho quan săn bắn sửa soạn rừng Thâu Lô Tra để đi săn. Khi viên quan đi vào rừng, trông thấy Tôn giả Lại-tra-hòa-la bèn trở về tâu vua, vua đi gặp Tôn giả. Khi Tôn giả thấy vua đến, ngài mời vua ngồi. Vua trả lời, mặc dù nơi này là sở hữu của vua, vua vẫn muốn được Tôn giả mời ngồi, và Tôn giả Lại-tra-hòa-la mời vua ngồi xuống. Vua hỏi phải chăng Tôn giả đi tu vì thiếu tiền, nếu vậy vua sẵn sàng cung cấp tất cả tiền bạc cần thiết để Lại-tra-hòa-la hoàn tục hưởng dục lạc, bố thí và làm các việc phước. Khi ấy Tôn giả bảo vua đã hiến cho mình những vật bất tịnh, không phải là tịnh pháp. Khi vua hỏi thế nào là hiến tịnh pháp, Tôn giả bảo vua nên nói xứ sở và thần dân của vua được hạnh phúc, không sợ hãi, không xáo trộn, không lo lắng, không bị làm nô lệ. Khi ấy vua nói muốn hiến cho Tôn giả tịnh pháp, không phải vật bất tịnh. Bản P không nói Ratthapàla bay trở về ngang qua hư không. Tôn giả chỉ trở về vườn Nai của vua Kuru, ngồi dưới một cây để nghỉ ban ngày. Bản P không nói vua Chu-lao-p'o ngồi với đình thần trong cung, khen ngợi Tôn giả Ratthapàla ngỏ ý muốn gặp ngài, mà chỉ nói vua sai người săn nai đi sửa soạn khu đất trong vườn Nai để vua đi ngắm cảnh. Người săn nai đến trông thấy Tôn giả đang ngồi dưới cây, về tâu vua, và vua sai thắng xe để đi gặp Tôn giả. Khi vua gặp Tôn giả, vua chào và mời Tôn giả ngồi trên tấm thảm lót lưng voi, nhưng Tôn giả từ chối và mời vua hãy ngồi lên đấy vì ngài đã có tọa cụ riêng. Ở đây bản P bỏ đoạn vua dụ Tôn giả từ bỏ đời sống phạm hạnh, như được tìm thấy trong bản C. Rồi vua hỏi những lý do đã khiến Ratthapàla sống đời phạm hạnh, và Tôn giả giải thích cho vua những lý do đã khiến ngài trở thành tu sĩ.

n) Giảng cho Tôn giả Phù Di (C: Fou-mi; P: Bhumija):

NC81: ( P126, Bhùmija = C173, kinh Phù Di ):

Tôn giả Phù Di ở trong thiền thất vô sự. Một buổi sáng, ông sửa soạn đi vào thành Vương Xá khất thực. Rồi ông hoãn việc khất thực mà đi đến nhà vương tử Kỳ Bà Tiên Na (Ch'i-p'o-hsien-na). Ở đấy, Tôn giả được vương tử chào đón một cách kính cẩn, mời ngồi và xin phép được hỏi Tôn giả. Sau khi được cho phép, vương tử đặt những câu hỏi và Tôn giả trả lời. Rồi vương tử mời Tôn giả ăn trưa, tự tay mang nước đến và phục vụ ngài với những thực phẩm hảo hạng. Sau khi ăn xong, vương tử ngồi xuống trên một chỗ ngồi thấp để lắng nghe thuyết pháp. Tôn giả thuyết pháp làm cho vương tử hoan hỷ, thỏa mãn, phấn chấn tinh thần bằng nhiều cách thuyết pháp. Khi bài pháp đã xong, Tôn giả đi đến chỗ Thế tôn, đảnh lễ Ngài và kể lại cuộc đàm thoại với vương tử. Bản P bỏ chi tiết Tôn giả sửa soạn đi khất thực, hoãn việc khất thực, sự chào đón tôn kính của vương tử và xin phép đặt câu hỏi. Bản P chỉ nói Bhùmija vào buổi sáng đắp y cầm bát đi đến trú xứ vương tử Jayasena và ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn. Rồi vương tử đến chào ngài và hỏi những câu hỏi. Trong khi kinh C nói dông dài về chuyện vương tử mời dùng cơm, phục vụ Tôn giả với những đồ ăn thượng hạng, Tôn giả thuyết pháp cho vương tử; kinh P chỉ nói vương tử cúng dường Tôn giả cơm nấu với sữa. Sau khi kể lại cho đức Phật nghe cuộc đàm thoại này, bản P nói Tôn giả hỏi đức Phật, có phải khi được hỏi và trả lời như thế là ông đã nói đúng những gì Thế tôn đã dạy, không xuyên tạc lời Thế tôn. Và đức Phật hỏi Tôn giả vì sao không nói cho vương tử nghe về bốn ví dụ.

o) Giảng cho Tôn giả Lu-i-ch'iang-ch'i (Lomasakangiya):

NC88: (P134, Lomasakangiiya, Nhất dạ hiền giả = C166, Thích trung thiền thất tôn) :

 Có một việc khác nhau quan trọng cần chú ý giữa hai bản dịch. Bản C nói đức Phật giảng bài kệ về Bạt địa la đế (C: Pa-ti-lo-ti; P: Bhadde-karatta) tại thành Vương Xá, trong rừng Trúc, ở vườn Ca Lan Đà (Chia-lan-to), nhưng bản P nói đức Phật giảng bài kệ này tại cõi trời 33, giữa thiên chúng, ở gốc cây Pàricchattaka, trên Pandukambalasilà.

p) Giảng cho Tôn giả San-mi-t'i (Samiddhi):

NC 90: (P136, Đại nghiệp phân biệt = C171, Phân biệt đại nghiệp kinh):

Trong bản C, chính Tôn giả A Nantà kiến của Samiddhi và bị Phật quở. Nhưng trong bản P Tôn giả Ưu-đà-di (Udàyì) có tà kiến như Samiddhi và bị đức Phật quở trách.

q) Giảng cho Tôn giả Fu-chia-lo-so-li (Pukkusàti):

 NC94: (P140, Giới phân biệt = C162,Phân biệt lục giới kinh):

Theo bản C, sau khi đức Phật giảng xong, Tôn giả Pukkusàti đắc Pháp nhãn. Rồi ông thú nhận lỗi lầm đã gọi Phật bằng bạn và Phật nhận sự sám hối của ông. Ở đây bản P hoàn toàn khác. Tôn giả Pukkusàti cũng sám hối, và sau khi sám hối, còn xin đức Phật xuất gia làm Tỳ-kheo, nhưng đức Phật từ chối vì Tôn giả không có y bát sẵn sàng. Trong lúc đi tìm y bát, Tôn giả bị bò húc chết. Những Tỳ-kheo đưa tin ấy đến Phật và bạch hỏi về cảnh giới tương lai của Pukkusàti. Đức Phật trả lời Pukkusàti đã đoạn trừ năm kiết sử, đã hóa sinh và đạt Niết-bàn (Nibbàna) ngay ở đấy, không còn trở lui đời này. Tất cả những chi tiết này không có trong bản C.

r) Giảng cho Đại Châu Na (C: Ta-chou-na; P: Mahàcunda) :

NC7: (P8, Đoạn giảm = C91, Châu na vấn kiến kinh) :

Hai bản kinh gần giống nhau.

s) Giảng cho sa di A-i-na-ho-t'i (Aciravata):

NC80: (P125, Dantabhùmi = C198,Điều ngự địa):

Hai bản dịch không có gì khác nhau đáng chú ý.

6. Đức Phật thuyết pháp cho tu sĩ và những người khác :

Có 10 NC rơi vào loại này:
- Giảng cho Kiều-đàm-di (Ch'u-t'an-mi) : NC96: (P142, Dakkhinà-vibhanga = C180,Cù đàm di kinh);
\
- Giảng cho bà la môn Sinh Văn (Shêng-wên): NC23: (P27, Ví dụ dấu chân voi = C146, Tượng tích dụ kinh) ;
- Giảng cho Po-li-to (Potaliya) : NC38: (P54, Potaliya = C203, Bổ lợi đa kinh);

- Giảng cho Tiễn Mao (Chien-mao): NC49: (P77, Mahàsakuludàyi = C207, kinh
Tiễn mao);

- Giảng cho vua Ba-tư-nặc (Po-ssu-ni) : NC56: (P87, Piyajàtika = C216,Ái sinh); NC58: (P89, Dhammacetiya = C213, Pháp trang nghiêm); NC59: (P90, Kannakatthala = C 212, Nhất thiết trí kinh);

- Giảng cho bà la môn Phạm Ma (Fan-mo): NC60: (P91, Brahmàyu = C161, kinh Phạm ma)

- Giảng cho bà la môn Toán số Mục-kiền-liên (Suan-shu-mu-chien-lien) : NC68 : (P107,Ganakamoggallàna = C144, Toán số Mục-kiền-liên kinh);

- Giảng cho Anh-vũ-ma-nạp Đô-đề-tử (Ying-wu-mo-na-tu-t'i-tzu): NC89: (P135, Tiểu nghiệp phân biệt = C170, Anh vũ kinh).

a) Giảng cho Kiều-đàm-di (C: Ch'u-t'an-mi; P: Gotamì), NC96: Hai bản gần giống nhau.

b) Giảng cho bà la môn Sinh Văn ((C: Shêng-wên; P: Jànussonì), NC23:

Tỳ Lô (Pei-lu), một tín đồ ngoại đạo sau khi nghe đức Thế Tôn giảng trở về gặp bà la môn Sinh Văn đang đi trong một cỗ xe toàn trắng với 500 đệ tử ra khỏi thành Xá Vệ để đến một nơi vắng vẻ và đọc kinh điển. Bản P bỏ đoạn Tỳ Lô đi đến đức Phật và được Ngài thuyết pháp, đề cập trực tiếp bà la môn Jànussonì sáng sớm ngồi trong xe do ngựa trắng kéo, gặp du sĩ Pilotika từ xa đến và nói chuyện. Phần còn lại hai bản gần giống nhau.

c) Giảng cho Bổ Lợi Đà (C: Pu-li-to; P:Potaliya), NC38:

Theo bản C, gia chủ Bổ Lợi Đà vận y phục trắng sạch, đầu quấn khăn trắng, chống gậy, cầm dù, mang giày thế tục đi ngao du. Khi gặp Phật, đầu tiên ông bỏ cây gậy, tháo giày, rồi mở dãi khăn trắng ra. Trong bản P, Potaliya được mô tảăn mặc bảnh bao, đi giày cầm dù, nhưng không có những chi tiết khác. Ông không bộc lộ những vẻ cung kính bên ngoài như được thấy trong bản C. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, Potaliya được con mắt pháp thanh tịnh, lặp lại ba lần xin quy y Tam bảo và được nhận làm đệ tử tại gia. Bản P không nói Potaliya đắc Pháp nhãn. Ông chỉ bày tỏ sự tán thán như thường lệ và xin quy y Tam bảo, xin được nhận làm đệ tử Phật.

d) Giảng cho Tiễn Mao (C: Chien-mao; P: Sakuludàyì), NC49:

Trong khi bản C nói Phật sau khi ăn xong đi đến vườn chim công, bản P nói Phật vào thành Vương Xá (Ràjagaha) khất thực, nhưng thấy còn quá sớm nên Ngài đi đến vườn chim công. Bản P bỏ chi tiết Sakuludàyi đứng dậy khỏi chỗ ngồi, đắp vai chừa ra một bên, chắp tay hướng về Phật, nhưng thêm rằng Sakuludàyi lấy một ghế thấp ngồi bên cạnh. Sau khi Phật thuyết pháp, Tiễn Mao ca tụng bài pháp của đức Phật vi diệu, hy hữu, làm ông khoan khoái, như mật ngọt, như nước mưa trên trời rơi xuống thấm khắp những vùng đất cao và thấp. Rồi ông xin quy y Tam bảo và xin đức Phật nhận ông làm đệ tử. Đoạn này không có trong bản P.

e) Giảng cho vua Ba-tư-nặc (C: Po-ssu-ni; P: Pasenadi), NC 56, 58, 59:

Cả hai bản gần giống nhau, chỉ có thêm bớt vài chi tiết nhỏ. Trong NC56, theo kinh C216, Ái sinh, vua Ba-tư-nặc sai bà la môn Na Lị Ương Già (C: Na-li-yang-chia; P: Nàlijangha) đi đến đức Phật, trước hết hỏi thăm sức khỏe của Ngài, rồi hỏi quan điểm của Ngài. Trong kinh P90, Piyajàtika, hoàng hậu Mallikà phái bà la môn Nàlijangha đi đến đức Phật, trước hết đảnh lễhỏi thăm sức khỏe, sau xin Ngài giải thích quan điểm của Ngài.

f) Giảng cho Bà la môn Phạm Ma (C: Fan-mo; P: Brahmàyu), NC 60:

Hai kinh gần giống nhau. Những dị biệt sau đây cần chú ý: Về lưỡi dài rộng, theo kinh C161, trùm khắp mặt đức Phật, trong kinh P91, đức Phật đưa lưỡi ra sờ đến hai mang tai, hai lỗ mũi và bao trùm khắp mặt và trán. Trong kinh C, Ưu Đa La (Yu-to-lo) xin phép bà là môn Phạm Ma xuất gia với Sa-môn Cù Đàm (Ch'u-t'an) và bà la môn đồng ý. Và Ưu Đa La thọ đại giới với đức Phật. Những chi tiết này không có trong bản P. Trong bản C, bà la môn Phạm Ma muốn đảnh lễ đức Phật, nhưng chúng đông gia chủbà la môn hô lớn lời hoan nghênhthán phục. Đức Phật biết tâm của hội chúng, bảo Phạm Ma hãy trở về chỗ ngồi. Rồi Ngài thuyết pháp cho ông, làm cho ông hoan hỷ, phấn khởi, hài lòng. Sau khi đức Phật thuyết pháp, Phạm Ma được Pháp nhãn. Rồi ông đứng dậy khỏi chỗ ngồi, cúi đầu dưới chân đức Phật, xin quy y Tam bảo và xin đức Phật nhận ông làm đệ tử. Trong bản P, bà la môn thực sự đảnh lễ Phật, sửa thượng y chừa lại một vai, hôn quanh chân Phật, dùng hai tay vuốt khắp chân Phậtcho biết tên của ông, nhưng không bị chúng hội ngăn chận.

g) Giảng cho Toán số Mục-kiền-liên (C: Suan-shu-mu-chien-lien; P: Ganakamoggallàna), NC 68: Hai bản gần giống nhau.

h) Giảng cho Anh-vũ-ma-nạp Đô-đề-tử (C: Ying-wu-mo-na-tu-t'i-tzu; P: Subha mànava Todeyyaputta), NC 89: Kinh C170 khởi sự với câu chuyện về con chó, đời trước là cha của Đô Đề (Todeyya), trong khi P135 hoàn toàn loại bỏ chi tiết này.

7. Sự thảo luận giữa các Tỳ-kheo

Có 3 NC thuộc về loại này :
NC20 : (P24, Trạm xe = C9,Thất xa), kể cuộc đàm luận giữa Tôn giả Xá-lợi-tử và Mãn-từ-tử (Man-tz'u-tzu).

NC26: (P32, Đại kinh rừng Sừng boø = C185,Ngưu giác lâm kinh), nói đến một cuộc luận bàn giữa các Tôn giả Xá-lợi-tử, Đại Mục-kiền-liên, Đại Ca Diếp, Đại Ca-chiên-diên, A-na-luật-đà (A-na-lu-t'o), Ly-bà-đa (Li-yueh-to) và A Nan.

NC30: (P43, Mahàvedalla = C211, Đại-câu-thi-la kinh), kể cuộc pháp đàm giữa Tôn giả Xá-lợi-tử và Đại-câu-thi-la (Ta-chu-ch'ih-lo).

a) Giữa Xá-lợi-tử và Mạn Từ Tử, NC20:

Hai bản gần giống nhau.

b) Giữa Xá-lợi-tử, Đại Mục-kiền-liên, Đại Ca Diếp, Đại Ca-chiên-diên, A-na-luật-đà, Ly-bà-đa và A Nan, NC26:

Bản C nói đến bảy Tôn giả, nhưng bản P chỉ nói sáu, bỏ Đại Ca-chiên-diên (Mahàkaccàna). Trong bản C, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên nói đến vị Tỳ-kheo nào thiện xảo về đàm luận pháp A tỳ đàm (Abhidharma), vị Tỳ-kheo ấy sẽ chói sáng khu rừng Sừng bò. Nhưng trong bản P, câu trả lời này được đặt vào miệng của Đại Mục-kiền-liên (Mahàmoggallàna). Trong bản C, câu trả lời của Đại Mục-kiền-liên nói đến vị Tỳ-kheo nào giỏi về năng lực thần thông.

c) Pháp đàm giữa Xá-lợi-tử và Đại-câu-thi-la (Ta-chu-ch'ih-lo), NC 30:

Trong bản C, Tôn giả Xá-lợi-tử đặt câu hỏi cho Tôn giả Đại-câu-thi-la và Đại-câu-thi-la trả lời câu hỏi. Trong bản P, Đại-câu-thi-la (Mahàkotthita) hỏi và Xá Lợi Phất trả lời.

8. Những bài pháp do đệ tử Phật nói:

Có 14 NC thuộc về loại này. Tôn giả Xá-lợi-tử thuyết pháp trong NC4, 24, 46, 63, 97. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên thuyết pháp trong NC12, 36. Tôn giả A Nan thuyết bốn bài pháp trong NC37, 57, 69, 86. Tôn giả A-na-luật-đà giảng một bài pháp trong NC82. Tỳ-kheo ni Pháp Lạc nói một bài pháp trong NC31 và Tôn giả Bạc-câu-la (Po-chu-lo) nói một bài pháp trong NC 79.

a) Do Tôn giả Xá-lợi-tử thuyết:

NC4: (P5, Vô uế = C87,Uế phẩm kinh);
NC24: (P25, Dụ dấu chân voi = C178, Tượng tích dụ kinh);

NC46: (P69, Gulissàni = C26, Cù ni sư kinh);

NC63: (P97, Dhànanjàni = C27, Phạm chí Đà nhiên kinh);

NC97: (P143, Anàthapindikovàda = C28, Giáo hóa bệnh kinh);

Không có gì khác nhau nhiều giữa hai bản trong NC4, NC24, NC46. Nhưng có nhiều khác nhau trong NC63, nói đến sự gặp gỡ giữa Tôn giả Xá-lợi-tử và bà la môn Đà Nhiên (T'o-jan). Sáng sớm, Tôn giả Xá-lợi-tử mang y cầm bát vào thành Xá Vệ khất thực. Sau khi khất thực, ngài đến nhà bà la môn Đà Nhiên, lúc ấy Đà Nhiên vừa ra khỏi nhà đi đến bờ sông để hành hạ dân chúng. Khi thấy Tôn giả Xá-lợi-tử từ xa, ông ta đứng dậy khỏi chỗ ngồi (?), mặc y phục để lộ một vai, chắp tay chào đón Tôn giả, đưa Tôn giả vào nhà, sửa soạn chỗ và mời Tôn giả ngồi xuống, rồi cúng dường thực phẩm cho Tôn giả trong đồ đựng bằng vàng. Nhưng Tôn giả từ chối. Ba lần bà la môn năn nỉ, và Tôn giả từ chối cả ba lần. Bản P không hẳn vậy, nói bà la môn Dhànanjàni đang ở ngoài thành vắt sữa bò trong một chuồng bò. Bản này bỏ các chi tiết: bà la môn đứng dậy khỏi chỗ ngồi, mặc y chừa một vai, đưa Tôn giả vào nhà, sai sửa soạn chỗ ngồi, dâng thực phẩm trong bát bằng vàng. Bản P chỉ nói rằng khi trông thấy Tôn giả Xá Lợi Phất từ xa, bà la môn Dhànanjàni đi đến mời Tôn giả uống sữa chờ đến khi có thức ăn, nhưng Tôn giả từ chối bảo rằng ngài đã ăn xong, và mời bà la môn cùng đi đến dưới một gốc cây. Phần còn lại hai bản gần giống nhau. Trong NC97, cả hai bản kinh nói đến Cấp Cô Độc (Kei-ku-tu) bị ốm, yêu cầu Tôn giả Xá-lợi-tử đến giảng pháp cho ông. Tôn giả đến giảng pháp cho Cấp Cô Độc. Nhưng trong bản C, Tôn giả Xá-lợi-tử bảo Cấp Cô Độc đừng sợ hãi vì ông ta có đức tin lớn, có giới, đa văn, bố thí, trí tuệ, chánh kiến, mục tiêu chân chính, và do vậy khổ và ưu sẽ chấm dứt, vô thượng an lạc sẽ khởi lên, do điều này người ta có thể đạt đến cõi Nhất lai hay Bất hoàn; và Cấp Cô Độc đã đắc quả Dự lưu. Trong bản P, Tôn giả Xá Lợi Phất khuyên Cấp Cô Độc (Anàthapindika) đừng bám víu cái gì. Và sau khi Tôn giả Xá Lợi Phất giảng xong, Cấp Cô Độc đã khóc. Sau khi Tôn giả ra đi, Cấp Cô Độc chết và được tái sinh lên cõi trời Đâu Suất. Ở đây hai bản khác nhau khá xa. Rồi theo bản C, Cấp Cô Độc được khỏi bệnh, kể lại cho Tôn giả nghe lần đầu tiên ông gặp đức Phật, lắng nghe Ngài thuyết pháp, thấy đựơc bốn chân lý, mua vườn Kỳ Viên (C: Shêng-lin; P: Jetavana) và dâng cúng cho đức Phật. Nhưng bản P nói rằng sau khi Cấp Cô Độc chết và tái sinh lên cõi trời Đâu suất (Tusita), vị thiên Cấp Cô Độc còn trẻ, chói sáng vườn Kỳ Viên với hào quang của mình, đi đến đức Phật, chào Ngài và đọc một bài kệ tán thán Phật, Pháp và Tôn giả Xá Lợi Phất. Rồi vị trời trẻ Cấp Cô Độc biến mất tại chỗ.

b) Những bài kinh do Đại Mục-kiền-liên thuyết (Ta-mu-chien-lien):

NC12: (P15, Tư lượng = C89,Tỳ-kheo thỉnh);
NC36: (P50, Màratajjaniya = C131, Hàng ma kinh):

Hai bản gần giống nhau.

c) Do A Nan thuyết:

NC 37: (P52, Bát thành = C217, Bát thành kinh);
NC 57: (P88, Bahitika = C214,Bệ ha đề);

NC 69: (P108, Gopakamoggàllana = C145, Cù mặc Mục-kiền-liên kinh);

NC 86: (P132, A nan nhất dạ hiền giả = C167, A nan thuyết):

Không có nhiều dị biệt giữa hai bản trong NC 37, 57, 86. Nhưng trong NC69, bản C nói vào lúc ấy quan đại thần Vũ Thế (C: Yu-chih; P: Vassakàra) xứ Ma-kiệt-đà (C: Mo-chieh-t'o; P: Magadha) đang chỉnh đốn thành Vương Xá để chống lại dân Bạt Kỳ (P'o-ch'i). Nhưng trong bản P, vua A Xà Thế (Ajàtasttu) xứ Ma-kiệt-đà chỉnh đốn thành Vương Xá chống lại vua Pajjota. Phần còn lại gần giống nhau.

d) Do A-na-luật-đà (C: A-na-lu-t'o; P: Anuruddha) giảng:

NC82: (P127, A na luật = C79 ,Hữu thắng thiên):
Hai bản gần giống nhau.

e) Do Tỳ-kheo ni Pháp Lạc (C: Fa-lo; P: Dhammadinnà) giảng :

NC31: (P44, Tiểu kinh Phương quảng= C210, Pháp lạc Tỳ-kheo ni kinh):
Ở đây bản C nói Tỳ Xá Khư (C: P'i-shê-ch'u; P: Visakhà) là nữ đệ tử danh tiếng của thành Xá Vệ đi đến Tỳ-kheo ni Pháp Lạc tham vấn về Pháp. Theo bản P, Visàkha là chồng cũ của Pháp Lạc. Theo bản C, Tỳ-kheo ni Pháp Lạc đến Phật thuật lại sự thuyết pháp của bà, trong khi bản P nói chính cư sĩ Visàkha đến Phật thuật lại cuộc đàm thoại.

f) Do Bạc-câu-la (C: Po-chu-lo; P: Bakkula) thuyết :

NC79: (P124, Bakkula = C34, Bạc-câu-la kinh):
Ở đây bản P thêm tên của người hỏi Tôn giả Bakkula Acela Kassapa nhưng bỏ chi tiết ông ta là một người ngoại đạo. Sau khi Tôn giả Bakkula thuyết pháp, bản P thêm một đoạn dài, trong đó Acela Kassapa xin Tôn giả Bakkula cho ông xuất gia thọ đại giới. Sau khi thọ giới không lâu Acela Kassapa đắc quả A-la-hán, rồi sau một thời gian Tôn giả Bakkula cầm chìa khóa và thông báo cho các Tỳ-kheo khác biết mình sắp nhập Niết-bàn ngày hôm ấy, và Tôn giả Bakkula nhập Niết-bàn trong khi đang ngồi giữa chúng hội. Những chi tiết này không có trong bản C.

 
 

NHẬN XÉT CHUNG

Điểm qua vai trò của các nhân vật trong 98 kinh được so sánh, ta thấy rõ ràng có một nguồn gốc chung cho cả hai bản C và P, từ đó những nhà kết tập chọn những tài liệudữ kiện cho bản kinh của họ, nhưng không thiếu những dị biệt về chi tiết, và điều này hoặc do sự chọn lựa của các nhà kết tập hoặc do đặc điểm của các bộ phái mà họ tiêu biểu.
Như về phương diện nhân vật, trong NC15, kinh C 115, Mật hoàn du,ï nói chính Phật dẫn ví dụ về viên mật; trong kinh P18, nói Tôn giả A Nan dẫn. Trong NC 10, kinh C 99, Khổ ấm, kể một số đông tín đồ ngoại đạo đến gặp các Tỳ-kheo trong giảng đường khi họ đang tụ hội sau bữa ăn trưa. Nhưng trong P13, Đại kinh khổ uẩn, các Tỳ-kheo sau khi vào thành Xá Vệ khất thực, thấy còn sớm nên đi đến trú xứ của các du sĩ và cuộc đàm thoại bắt đầu. Trong NC 26, C184 nói Đại Ca-chiên-diên (Ta-chia-chan-yen) trả lời Tỳ-kheo thiện xảo về luận thuyết (Abhidharma) (sẽ làm sáng chói khu rừng), nhưng theo kinh P32, đó là câu trả lời của Đại Mục-kiền-liên (Mahàmoggallàna) ; trong khi ở kinh C, Đại Mục-kiền-liên trả lời là Tỳ-kheo thiện xảo về thần thông. Như vậy bản C ở đây trung thựcđáng tin cậy hơn, vì Đại Ca-chiên-diên (Mahàkaccàna) nổi tiếng là chuyên môn về luận nghị, Mục-kiền-liên nổi tiếng là chuyên môn về thần thông. Chúng ta trích dẫn ở đây một nhận xét của tiến sĩ Anesaki(71): "Trong kinh P, Gosinga(72), chúng ta thấy nói đến sáu đệ tử của đức Phật; trong bản C tương đương có thêm một người nữa là Ca-chiên-diên (Katyàyana) . Trong cuộc đàm luận giữa những Tỳ-kheo ấy, Mục-kiền-liên ở bản P đóng vai trò một đệ tử tinh thông về các nguyên lý của pháp và phân tích pháp. Trong bản C, vai trò này do Ca-chiên-diên đóng, và Mục-kiền-liên (Maudgalyàyana) là một người nổi tiếng về thần thông. Khi so sánh điều này với những tài năng của các đệ tử như được nói trong kinh Tăng chi bộ (Anguttara) I,14, chúng ta có thể thấy rằng bản C phù hợp với truyền thống chung. Vì như trong kinh Tăng chi I nói, Mục-kiền-liên là người thần thông (iddhimantànam) đệ nhất, Ca-chiên-diên (Kaccàna) là 'người thiện xảo về nói pháp và phân tích ý nghĩa' (sankhittena bhàsitassa vitthàrena attham vibhajantànam). Kinh Tăng-nhất-A-hàm (Ekottara) C cũng nói như vậy. Có thể sự khác nhau này chứng tỏ rằng không phải bản P luôn luôn thuần túy và nguyên chất hơn bản C."

Trong NC31, ta thấy một bất đồng khác nữa. Ở đây bản kinh C 210 nói đến tín nữ Tỳ Xá Khư ở thành Xá Vệ đi đến hỏi pháp Tỳ-kheo ni Pháp Lạc. Nhưng kinh P44 nói Visàkha là một nam cư sĩ, chồng cũ của Dhammadinnà. Trong Từ điển Tên riêng (D.P.P.N)(73) cũng nói Visàkha là chồng của Dhammadinnà. Ông là một thương gia giàu của thành Vương Xá, sau khi chứng quả Bất hoàn (Anàgàmì) , lối hành xử của ông đối với vợ hoàn toàn đổi khác. Khi ông tặng bà tất cả tài sản, trả lại tự do cho bà, bà xin được gia nhập tăng đoàn. Khi bà đắc quả A-la-hán, bà trở về Vương Xá. Visàkha đến thăm bà và hỏi bà nhiều câu hỏi liên hệ đến giáo lý Phật, và bà trả lời tất cả các câu hỏi ấy.(74) Cuộc đàm thoại của họ được ghi lại trong kinh Tiểu phương quảng (Cullavedallasutta). Sau đó Visàkha đến viếng đức Phật, thuật lại cuộc đàm thoại của họ và được nghe đức Phật tán thán Dhammadinnà. Như vậy có thể rằng những nhà kết tập kinh C đã nhầm lẫn tên Visàkha.

Trong NC30, kinh C 211 nói Tôn giả Xá-lợi-tử (Shê-li-tzu) đặt câu hỏi cho Tôn giả Đại-câu-thi-la (Ta-chu-ch'ih-lo) và ông này trả lời; nhưng theo P 43 thì Đại-câu-thi-la (Mahàkotthita) hỏi, Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputta) trả lời. Lại trong NC56, kinh C 16 nói vua Ba-tư-nặc (Po-ssu-ni) phái một người bà la môn đến hỏi Phật về ý nghĩa giáo lý Ngài, trong khi kinh P 87 nói hoàng hậu Mallikà gởi sứ giả đến. Chúng ta cũng chú ý rằng trong NC53, theo kinh C63, Bệ bà lăng kỳ, vua Hiệp Bệ (Chia-pei) sai mang 500 xe bò đầy gạo trắng và đủ thứ thực phẩm của vua dùng để đến cúng dường Nan Đề Bà La (Nan-t'i-po-lo) . Nhưng Nan Đề Bà La từ chối, nói rằng vua có nhiều trách nhiệm lớn đối với quốc gia, và sự tốn kém của vua đã khá nặng nề nên ông không thể nhận. Nhưng bản P 81 nói vua Kikì sai chở 500 xe lúa, gạo vàng và cà ry đến cho người thợ gốm Ghatìkàra; ở đây người thợ gốm nhận quà và nói vua có nhiều phận sự, chừng ấy quà đã đủ cho anh ta. Như vậy những sự tường thuật mâu thẫn này cho chúng ta thấy hoặc do những nhà kết tập không nhớ kỹ, hoặc vì câu chuyện đã quá xa mờ trong dĩ vãng, nên những nhà kết tập chỉ còn nhớ mang máng, mơ hồ.

Về việc cải đạo của những người thuộc giáo phái khác sau khi nghe Phật thuyết pháp, ta thấy các chi tiết giống nhau giữa hai bản kinh trong các NC sau:

NC64: (P99, kinh Subha = C152, Anh vũ kinh);
NC23: (P27,Tiểu kinh dụ dấu chân voi = C146, Tượng tích dụ);
NC60: (P91, Brahmàyu = P161,Phạm ma);
NC68: (P107, Ganakamoggallàna = C144, Toán số Mục-kiền-liên);
NC89: (P135, Tiểu nghiệp phân biệt = C170, Anh vũ kinh).

Nhưng những chi tiết không giống trong các NC :

NC6: (P7,Ví dụ tấm vải = C93, Thủy tịnh Phạm chí);
NC61: (P93, Assalàyana = C151, Phạm chí A nhiếp hòa);
NC62: (P96, Esukari = C150, Uất sậu ca la);
NC48: (P75, Màgandiya = C153,Man nhàn đề);
NC52: (P80, Vekhanassa = C209, Bệ ma na tu);
NC38: (P54, Potaliya = C203, Bổø lợi đà kinh);
NC49: (P77, Mahàsakulùdayi = C207, Tiễn mao kinh);
NC56: (P87, Ái sinh= C216, Ái sinh kinh);
NC63: (P97, Dhananjàni = C27,Phạm chí Đà nhiên).

Trong NC6, bà la môn Thủy Tịnh (Shui-Ching) trong kinh C93 xin quy y Tam bảo và xin đức Phật nhận ông làm đệ tử tại gia. Nhưng kinh P 37 thêm rằng bà la môn Sundarika Bhàradvàja xin đức Phật xuất gia thọ đại giới. Sau khi được phép, ông nỗ lực tinh cần tu tậpcuối cùng đắc quả A-la-hán. Trong NC 48, theo bản C 153, sau khi nghe đức Phật thuyết pháp, Man Nhàn Đề (Hsu-hsien-t'i) đạt đến Pháp nhãn ly trần vô cấu. Ông được đức Phật cho xuất giađắc quả A-la-hán. Nhưng bản kinh P75 không nói Màgandiya đắc pháp nhãn ngay tại chỗ. Kinh này thêm lời tán thán của Màgandiya như thường lệ, xin quy y Tam bảo, xin đức Phật xuất gia. Ở đây Phật nói Màgandiya vì thuộc ngoại đạo đáng lẽ cần qua bốn tháng thử thách, nhưng Phật biết căn tánh khác nhau của các hạng người nên ngài cho phép Màgandiya xuất gia. Ở đây bản P cũng nói Màgandiya đắc quả A-la-hán nhưng với nhiều chi tiết hơn.

Chúng ta nhận thấy rằng bản C thích trình bày những thần thông của Phật, trong khi bản P không nhắc tới, như trong NC 27, sau khi Phật thuyết pháp, kinh C 201, Trà đế, còn thêm, lúc ấy ba vạn thế giới rung động. Trong NC83, kinh C72, Trường thọ vương bản khởi, đức Thế tôn sau khi đọc lên bài kệ, đã vận thần thông bay ngang hư không và đến làng Bà-la-lâu-la (P'o-lo-lou-lo) trong khi kinh P128,Tùy phiền não, không nói. Cũng vậy trong NC54, kinh C132, Lại-tra-hòa-la, nói Tôn giả Lại-tra-hòa-la bay về rừng Thâu Lô Tra (Yu-lu-cha). trong khi kinh P82 quên chi tiết ấy. Bản C cũng ưa nói đến Tôn giả A Nan đứng sau đức Phật quạt cho Ngài hoặc hầu đức Phật tay cầm phất trần, trong khi bản P hoàn toàn không nhắc đến những chi tiết ấy như ở NC15, NC42, NC67, NC96, NC22. Đôi khi một trong hai bản thêm một chi tiết. Như trong NC35, bản P49, Brahmanimantanika, thêm tên bà la môn là Baka. Trong NC44, kinh P66, Latukìkopana, tên của Tỳ-kheo là Udàyì; trong NC39, kinh P56, Upàli, tên người thợ nhuộm là Rattapàni. Những tên này không có trong bản C. Đôi khi bản P thêm một chi tiết. Như trong NC64, P99, kinh Subha, thêm cuộc gặp gỡ giữa Subha bà la môn Jànussonì. Trong NC94, kinh P140, Giới phân biệt, thêm rằng Pukkusàti xin đức Phật xuất gia thọ giới, nhưng đức Phật từ chối vì ông không có y bát. Trong khi đi tìm y bát, ông bị bò húc chết. Đôi khi, ta để ý điều ngược lại là bản C cho nhiều chi tiết hơn. Như trong NC3, C88, Cầu pháp kinh, đức Thế tôn đau lưng muốn nằm nghỉ, gấp tư y Uất đa la tăng (yu-to-lo-sêng) trải lên giường, cuộn tròn y Tăng già lê (sêng-chia-li) làm thành cái gối và nằm xuống bên hông phải hai chân duỗi ra chồng lên nhau. Nhưng bản P chỉ nói rằng đấng Thiện thệ đứng lên khỏi chỗ ngồi và đi vào tinh xá. Trong NC89, kinh C170, Anh vũ kinh, thêm câu chuyện về con chó của Anh-vũ-ma-nạp Đô-đề-tử (Ying-wu-mo-na-tu-t'i-tzu), trong NC83, kinh C72, Trường thọ vương bản khởi kinh, thêm câu chuyện về Phạm-ma-đạt-đa (C: Fan-mo-ta-to; P: brahmadatta), về đức Phật làm bạn với voi.

Như vậy những điểm tương đồng mà ta thấy được ở đây chứng tỏ có một nguồn chung các dữ liệu mà hai bản C và P đều theo, những điểm dị biệt biểu lộ đặc tính của mỗi bộ phái hoặc lỗi lầm của những người kết tập. Chúng cũng chứng tỏ rằng vào thời gian kết tập, nhiều dữ kiện quá mờ nhạt lẫn lộn nên đã đưa đến những tường thuật mâu thuẫn trong hai bản kinh C và P.



(69) Câu này được tìm thấy trong kinh Hữu học P 53, Sekhasutta, do Tôn giả Aønanda giảng.
(70) Lời giải thích này theo các nhà luận giải Pàli. Nhưng nguyên ngữ Pàli Bhunahu tương đương với từ Sanskrit Bhruna-ha, người giết bào thai, dịch sát từ này.
(71) JRAS, 1901, p. 899.
(72) Treckner 212 f.
(73) ii, p. 898.
(74) MA, I, 514 f; Thig A 15, 19.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 36653)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(View: 7230)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(View: 12468)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(View: 31069)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(View: 31093)
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lược ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
(View: 8532)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(View: 13152)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(View: 12807)
Trong các bản Kinh Pháp Cú, phổ biến nhất hiện nay là Kinh Pháp Cú Nam Truyền, tức là Kinh Pháp Cú dịch theo Tạng Pali.
(View: 12237)
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
(View: 14374)
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
(View: 37117)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(View: 10488)
Kinh này khởi đầu bằng lời người Bà La Môn hỏi rằng làm thế nào người ta có thể tự thanh tịnh hóa khi nhìn thấy một vị Thượng nhân đã Thanh tịnh,
(View: 53321)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(View: 11451)
Tôi nghe như vậy: Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành phố Śrāvastī (Xá-vệ), nơi rừng cây Jeta (Kì-đà), vườn của Ông Anāthapiṇḍada (Cấp-cô-độc),
(View: 11085)
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng ...
(View: 11360)
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại sĩ Akṣayamatir[1] từ chỗ ngồ đứng dậy, vắt thượng y[2] qua một bên vai, chắp hai tay[3] hướng về đức Thế Tôn và thưa rằng:
(View: 11178)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(View: 13760)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(View: 17096)
Evaṃ me sutaṃ, “như vầy tôi nghe”, là lời Ngài Ananda bắt đầu mỗi bài kinh mà có lẽ không Phật tử nào là không biết.
(View: 22991)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(View: 10076)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(View: 7618)
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
(View: 10955)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(View: 13922)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(View: 13524)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(View: 16983)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(View: 17266)
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy".
(View: 14469)
Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá.
(View: 17647)
Vào thời Đức Thích-ca-mâu-ni, không có hệ thống chữ viết được phổ biếnẤn Độ. Do đó, những thuyết giảng của Ngài được ghi nhớ và ...
(View: 12921)
"Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài đã từng dạy rằng: từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến...
(View: 14629)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(View: 14922)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(View: 9769)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(View: 12295)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(View: 11990)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(View: 17259)
Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo năm trăm vị. Bấy giờ các thầy Tỳ Kheo...
(View: 14974)
No. 699; Hán dịch: Đời Đại Đường, Trung Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Địa bà ha la, Đường dịch là Nhật Chiếu
(View: 16829)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
(View: 13222)
Kinh Phạm Võng nằm trong Đại Chánh Tạng, tập 24, ký hiệu 1484, gọi đủ là Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập
(View: 12754)
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã...
(View: 12383)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây,,,
(View: 16335)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(View: 12197)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(View: 14676)
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo), và đã tồn tại liên tục, phát triển không ngừng trên ...
(View: 12688)
Trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Dược Sư là một bản kinh thường được trì tụng nhằm mục đích giải trừ tật bệnh, cầu nguyện bình an...
(View: 13470)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(View: 15815)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo.
(View: 12449)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(View: 13839)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(View: 15144)
Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana...
(View: 21825)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bài Kinh được truyền bá khá rộng rải ở các Tồng Lâm Tự Viện của Trung QuốcViệt Nam từ xưa đến nay.
(View: 13854)
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
(View: 11498)
Dịch từ Phạn sang Tạng: Kluḥi dbaṅ-po, Lhaḥi zla-ba; Dịch Tạng sang Việt: Phước Nguyên
(View: 21456)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(View: 15044)
Bấy giờ Hòa Thượng Vakkali nhìn thấy Đức Phật đang đi đến từ xa, và ông đã cố gắng ngồi dậy.
(View: 21532)
Xin dâng hết lên Tam Bảo chứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
(View: 18595)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(View: 14736)
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.
(View: 32520)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(View: 12595)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant