Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 8: Phật Đạo

Saturday, October 9, 201000:00(View: 10200)
Chương 8: Phật Đạo

Chương 8
PHẬT ĐẠO
[1]

Văn-thù hỏi Duy-ma-cật: 

«Bồ tát làm sao để thông đạt Phật đạo?»[2]

Duy-ma-cật nói: 

«Bồ tát đi trên phi đạo[3] là thông đạt Phật đạo

Văn-thù-sư-lợi hỏi: 

«Bồ tát đi trên phi đạo là thế nào?»

Duy-ma-cật đáp: 

«Bồ tát hành năm vô gián[4] mà không thù không hại.[5] Đi đến địa ngục mà không có cáu bẩn nào của tội lỗi.[6] Đi đến súc sinh mà không có các lỗi lầm của vô minh, kiêu, mạn.[7] Đi đến ngạ quỷ[8] mà vẫn đầy đủ công đức. đi lên các cõi Sắc và vô Sắc giới[9] mà không cho là hơn hết.[10] Thị hiện hành tham dục mà không nhiễm trước. Thị hiện hành sân hận thù nghịch mà không có thù hận ác ý đối với các chúng sinh. Thị hiện hành ngu si mà dùng trí tuệ để chế ngự tâm mình. Thị hiện hành xan tham bủn xỉn mà không tiếc cái gì sở hữu trong ngoài, thân mạng. Thị hiện hành phá giới mà an trụ trong tịnh giới, cho đến dù đối với tội nhỏ vẫn ôm lòng kinh sợ. Thị hiện hành sân nhuếthường hành từ, nhẫn nhịn. Thị hiện hành biếng nhác mà lại siêng năng tu tập công đức. Thị hiện hành loạn ý mà thường chánh niệm, tâm định. Thị hiện hành ngu si[11] mà thấu triệt tuệ thế gianxuất thế gian. Thị hiện hành siểm ngụy mà khéo phương tiện tùy theo nghĩa kinh.[12] Thị hiện hành kiêu mạn[13] mà đối với chúng sinh thì như một chiếc cầu.[14] Thị hiện hành các phiền não mà tâm thường thanh tịnh. Thị hiện nhập bọn với Ma nhưng thuận với trí tuệ của Phật chứ không theo giáo thuyết khác.[15] Thị hiện nhập vào hàng Thanh văn, nhưng thường nói pháp chưa từng nghe cho chúng sinh. Thị hiện trong hàng Bích-chi-phật mà thành tựu đại bi giáo hoá chúng sinh. Thị hiện hoà nhập trong giới cùng khổ nhưng có bàn tay châu báu với công đức vô tận.[16] Thị hiện làm người khuyết tật mà thân tự trang nghiêm các tướng tốt đẹp đẽ. Thị hiện ở giữa giai cấp hạ tiện mà sinh vào chủng tính Phật, đủ các công đức. Thị hiện ở giữa người gầy xấu ốm yếu mà được thân Na-la-diên,[17] hết thảy chúng sinh đều ưa nhìn ngắm. Thị hiện người già yếu mà không ốm đau, vượt qua nỗi sợ hãi sự chết. Thị hiện có mọi tiện nghi của cuộc sống[18] vẫn luôn thấy rõ tính vô thường, không tham cầu gì. Thị hiện có thê thiếp và nàng hầu mà vẫn thường xa rời bùn sình ngũ dục. Thị hiện người đần độn, nói lắp, nhưng lại thành tựu biện tài bằng lực tổng trì không hề quên lãng.[19] Thị hiện đi vào bến tà[20] nhưng vẫn đưa chúng sinh đi qua bằng bến chánh. Hiện vào khắp các đạo mà đoạn trừ nhân duyên của chúng. Hiện ở niết bàn vẫn không dứt lìa sinh tử.[21] 

«Văn-thù-sư-lợi, Bồ tát đi trên phi đạo như vậy là Bồ tát thông đạt Phật đạo

Đoạn Duy-ma-cật lại hỏi Văn-thù-sư-lợi: 

«Thế nào là chủng tánh của Như Lai?»[22]

Văn-thù-sư-lợi đáp: 
«Hữu thân[23] là chủng tánh; vô minhhữu áichủng tánh; tham, sân, si là chủng tánh; bốn điên đảochủng tánh; năm chướng cái[24] là chủng tánh; sáu nhập[25] là chủng tánh; bảy thức xứ[26] là chủng tánh; tám tà pháp[27] là chủng tánh; chín não xứ[28] là chủng tánh; mười bất thiện nghiệp đạochủng tánh. Nói tóm, sáu mươi hai kiến và hết thảy phiền não đều là chủng tánh Phật.»

Duy-ma-cật hỏi Văn-thù-sư-lợi: 

«Sao lại như vậy?»

Văn-thù-sư-lợi đáp: 

«Vì người thấy pháp vô vi[29] rồi vào chánh vị[30] thì không còn phát tâm cầu vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cũng như trên gò đất cao thì làm sao nảy nở hoa sen; chỉ mọc nơi chỗ đầm lầy mới mọc hoa này. Cũng vậy, người thấy pháp vô vi rồi vào chánh vị thì cuối cùng không còn sinh nơi Phật Pháp.[31] Chỉ có chúng sinh ở chốn bùn lầy phiền não mới có thể phát khởi Phật pháp. Cũng như hạt giống đem bỏ giữa hư không không bao giờ có thể nảy mầm; đem vùi trong đất phân mới có thể tươi tốt. Do đó, người vào Chánh vị vô vi không phát sinh Pháp Phật; trong khi người khởi lên ngã kiến[32] lớn như núi Tu-di còn có thể phát tâm cầu giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác mà phát huy Pháp Phật.

«Cho nên, nên biết hết thảy phiền não đều là chủng tánh của Như Lai. Cũng như người không lặn xuống biển sâu thì không tìm được ngọc trai vô giá; cũng vậy người không lặn xuống biển phiền não sẽ không tìm được ngọc Nhất thiết trí.» 

Lúc ấy Ma-ha Ca-diếp tán thán

«Lành thay, Văn-thù-sư-lợi, lành thay, lời ông nói thật tuyệt. Đúng như những điều được nói, những đám trần lao đều là chủng tánh Như Lai. Chúng tôi nay thật chẳng thể phát tâm cầu vô thượng chánh đẳng chánh giác.[33] Cho đến người phạm năm tội vô gián cũng còn có thể phát ý sanh nơi Phật pháp nhưng chúng tôi thì vĩnh viễn không thể phát. Cũng như người mà căn đã hư hoại thì chẳng còn hưởng lợi được gì nơi ngũ dục. Cũng vậy, hàng Thanh-văn đã đoạn các kết sử chẳng còn thu hoạch gì thêm nơi Phật pháp, vĩnh viễn không có chí nguyện. Cho nên, Văn-thù-sư-lợi, phàm phu còn quay trở lại với Phật pháp chứ Thanh-văn thì không. Vì sao? Vì phàm phu khi nghe Pháp thì có thể phát khởi đạo tâm[34] vô thượng, để cho Tam bảo không gián đoạn. Giả sử Thanh-văn trọn đời nghe Pháp và thấy lực, vô úy của Phật, v.v… nhưng vĩnh viễn không thể phát đạo tâm vô thượng

Lúc ấy,trong hội chúngBồ tát tên Phổ-hiện Sắc-thân hỏi Duy-ma-cật: 

«Cư sĩ, ai là cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc của ngài? Gia nhân tôi tớ của ngài, voi ngựa xe cộ của ngài ở đâu?»

Bấy giờ Duy-ma-cật trả lời bằng bài kệ:

Trí độ,[35] mẹ Bồ tát;
Phương tiện,[36] cha Bồ tát.
Hết thảy bậc Đạo sư 
Đều từ đấy mà sinh.
Lấy Pháp hỷ làm vợ;
Tâm từ bi, con gái; 
Tâm thành thật,[37] là trai.
Nhà, rốt ráo không-tịch;
Đệ tửtrần lao,[38]
Tùy nghichuyển hoá.
Đạo phẩm,[39] là bạn hữu
Nhờ đây thành chánh giác.
Các độ, bạn đồng hành;
Bốn nhiếp là kỹ nữ;
Ca vịnh, tụng pháp ngôn,
Lấy đó làm âm nhạc.
Tổng trì là vườn hoa,
Vô lậu là rừng cây.
Giác ý,[40] hoa tươi đẹp
Quả, trí tuệ, giải thoát.
Tám giải[41] là hồ tắm;
Nước định lắng trong, đầy.
Rải bằng bảy hoa tịnh,[42]
Tắm gội người vô nhiễm.
Voi, ngựa: năm thần thông,
Kéo cổ xe Đại thừa;
Lấy nhất tâm[43] chế ngự
Dong ruổi tám chánh đạo.
Tướng tốt để nghiêm thân
Vẻ đẹp chuốt tư thái.
Tàm quý là trang phục
Thâm tâm[44] là tràng hoa.
Giàu có bảy tài bảo[45]
Dạy dỗ cho thêm ích.
Theo giáo thuyết tu hành
Hồi hướng làm đại lợi.[46]
Bốn thiền là giường chõng
Phát sinh từ tịnh mạng.[47]
Học nhiều, tăng trí tuệ,
Làm âm thanh thức tỉnh.[48]
Cam lộthức ăn;[49]
Vị giải thoát là tương;[50]
Tịnh tâm là tắm gội;
Giới phẩm là hương thoa.
Diệt trừ giặc phiền não,
Dũng mãnh không ai hơn.
Hàng phục bốn thứ ma
Cờ thắng dựng Đạo tràng.[51]
Dù biết không khởi, diệt
Vẫn thị hiện tái sanh
Trên khắp các quốc độ
Như mặt trời rọi khắp.
Cúng dường vô lượng Phật
Khắp mười phương thế giới
Mà không hề phân biệt
Có Phật và có ta.
Dù biết các cõi Phật
Cùng chúng sinh là không
Vẫn thường tu tịnh độ,
Để giáo hóa chúng sinh.
Chúng sinh vô số loại,
Sắc, thanh, và oai nghi;
Bồ tát lực, vô uý,[52]
Khoảnh khắc thảy hiển hiện.
Biết rõ việc chúng ma
Vẫn thị hiện hành theo,
Rồi bằng phương tiện trí,
Tuỳ ýthể hiện.[53]
Hoặc hiện già, bịnh, chết,
Để thành tựu chúng sinh;
Biểt rõ là huyễn hoá,
Thông suốt không chướng ngại.
Hoặc hiện lửa tận thế
Đốt cháy rực cõi đất;
Khiến người tưởng thường hằng
Hiểu rõ pháp vô thường.
Vô số ức chúng sinh 
Cùng đến thỉnh Bồ tát
Một lúc chúng đến nhà,
Chỉ cho hướng Phật đạo.
Kinh sách và chú thuật,
Kỹ, mỹ nghệ đều tinh;
Lấy đó mà thị hiện,
Làm lợi ích quần sinh.
Xuất gia khắp các đạo,
Đạo pháp của thế gian;
Nhân đó trừ mê hoặc,
Chứ không đọa tà kiến.
Làm Vua mặt Trời, Trăng,
Phạm thiên, Thế giới chủ,
Có khi là đất, nước,[54]
Hoặc gió, hoặc là lửa.
Hoặc tai kiếp[55] tật dịch,
Thị hiện cây cỏ thuốc;
Để cho người được uống,
Trị dứt các dịch bịnh.
Hoặc tai kiếp đói kém;
Hiện thân làm thức ăn;
Trước cứu người đói khát
Sau dạy Pháp giải thoát.
Hoặc tai kiếp đao binh;
Khơi dậy tâm từ bi
Gíáo hoá chúng sinh kia
Để sống không tranh chấp.
Hoăc khi gặp đại chiến,
Khiến hai bên cùng mạnh
Rồi dùng lực oai nghiêm
Làm họ giảng hòa nhau.
Trong khắp mọi quốc độ,
Chỗ nào còn địa ngục,
Liền thị hiện chỗ ấy
Giúp người giảm bớt khổ.
Trong khắp mọi quốc độ,
Súc sinh ăn thịt nhau;
Người thị hiện chỗ đó
Làm lợi ích cho chúng.[56]
Thị hiện thọ ngũ dục
Mà vẫn hiện hành thiền,
Làm rối loạn các ma
Không cho chúng tự tiện.
Hy hữu như trong lửa
Nở một đóa sen hồng;
Hành thiền trong ngũ dục
Cũng hy hữu như vậy.
Hoặc hiện làm dâm nữ
Dẫn dụ người háo sắc;
Trước lấy dục câu móc,
Sau hướng về Phật trí.
Hoặc là chủ thành ấp;
Hoặc làm chủ thương buôn;
Làm quốc sư, đại thần;
Cũng vì lợi chúng sinh.
Có người nghèo, đói rách,
Hiện làm kho vô tận;
Rồi nhân đó khuyên dẫn,
Khiến phát Bồ-đề tâm.
Với kẻ tâm kiêu mạn;
Hiện làm đại lực sỹ
Khuất phục các kiêu mạn,
Đưa về vô thượng đạo.[57]
Hoặc đám người kinh sợ,
Liền đến mà an ủi.
Trước làm cho hết sợ;
Sau khiến phát đạo tâm.
Hoặc hiện lìa dâm dục,[58]
Làm tiên nhân năm thông[59]
Để dắt dẫn quần sanh,
Trụ ở giới, nhẫn, từ.
Với người cần phục dịch,
Hiện thân làm tôi tớ
Khiến cho chủ hài lòng
phát khởi Đạo tâm.
Tuỳ theo người nhu cầu,
Mà đưa vào Phật đạo;
Liền dụng lực phương tiện
Cấp cho đủ thứ cần.
Như thế, đạo vô lượng,
Và sở hành không bờ;
Trí tuệ không biên tế,
Người độ vô số chúng.
Dù hết thảy chư Phật
Trải qua vô lượng kiếp
Tán thán công đức này
Cũng không thể nói hết.
Pháp như vậy, ai nghe
Mà không phát bồ-đề?
Chỉ trừ kẻ vô dụng,
Hoặc si ám, vô tri

 

[1] DMC: Phật đạo phẩm 佛道品 . VCX: Bồ đề phần phẩm 菩提分品. Skt. Bodhi-pakṣa-varga. Chi Khiêm: Phẩm Như lai chủng tánh 如來種品第八. 

[2] Thông đạt Phật đạo. VCX, chư Phật pháp đáo cứu cánh thú; «Làm thế nào để đạt đến chỗ quy hướng cứu cánh trong Phật pháp.» Skt. buddha-dharmeṣu niṣṭhita-gatiḥ.

[3] Phi đạo 非道; La-thập nói (Đại 38, tr.390b27): «Có ba thứ phi đạo. 1. Quả báo dẫn đến cõi xấu ác. 2. Hành nghiệp dẫn đến cõi xấu ác. 3. Nghiệp thiện thế tục, và quả báo của nghiệp thiện. VCX: phi thú 非趣; Khuy Cơ (T38n1782_p1086c10): «Chỗ mà phàm hướng đến để quay về gọi là thú 趣. Chỗ quay về của Thánh nhân không phải là chỗ quay về của phàm phu. Đi trên lối đi không thích hợp ấy gọi là hành phi thú 行非趣.»

[4] VCX: ngũ vô gián thú 五無間趣 (Skt. pañca ānantaryārgatayaḥ= pañca ānantaryāṇi karmāni), chỉ năm nghiệp vô gián: giết cha (pitṛ-ghātaḥ), giết mẹ (mātṛ-ghātaḥ), hại A-la-hán (arhad-vadaḥ), phá hoà hiệp tăng (saṃgha-bhedaḥ), gây thương tích nơi Phật (tathāgatasyāntike duṣṭa-citta-rudhirotpādanaṃ).

[5] Não nhuế 惱恚; VCX: nhuế não phẫn hại độc tâm 恚惱忿害毒心, tâm ác độc, thù hận, quấy nhiễu, phẫn nộ, ác hại.

[6] Tội cấu 罪垢. VCX: phiền não trần cấu 煩惱塵垢. Skt. kleśa-mala.

[7] Có thể DMC nhảy sót; VCX: «đi trên lối A-tố-lạc (Skt. āsura) mà không còn ngạo mạn, kiêu dật.»

[8] VCX: «Đi trên lối của Diệm-ma vương (Skt. Yama-rāja) mà chứa nhóm rộng rãi vô lượng tư lương của phước và huệ.»

[9] Hành sắc vô sắc giới đạo 行色無色界道 . VCX: hành ư vô sắc định thú 無色定趣.(ārūpya-samāpatti-gati). 

[10] VCX: «… mà không xu hướng cảm thọ lạc đối với định ấy.»

[11] VCX: ác tuệ hành thú 惡慧行趣. Skt. pāpa-mati-gati ; Cf. Câu-xá 10 (Đại 29, tr. 51c21): tuệ nhiễm ô được gọi là ác tuệ (Skt. kuprajñā/ kutsitā prajñā).

[12] Kinh nghĩa 經義; La-thập dùng từ Hán thư, chỉ đạo lý ghi trong kinh điển. VCX: thể hiện thành công phương tiện thiện xảo.

[13] VCX: mật ngữ phương tiện kiêu mạn 密語方便憍慢: kiêu mạn như là phương tiện của mật ngữ (Skt. sandhyopāyamāna?). VCS (T38n1782_p1087b11) giải thích: «Người đời chúc nhau ‘Không bệnh, sống lâu’; Bồ tát cũng nói theo… như là phương tiện độ người.»

[14] La-thập (Đại 38, tr.0391a12): «Ý nói khiêm tốn như làm đồ vật cho người ta dẫm đạp lên mà vẫn nhẫn nhịn, không kiêu mạn

[15] VCX: bất tuỳ tha duyên 不隨他緣, không lệ thuộc điều kiện của người.

[16] La-thập (Đại 38, tr.0391a25) nói: «bảo vật từ bàn tay tuôn ra bất tận.»

[17] Na-la-diên thân 那羅延身; La-thập (ibid.) nói: «Thân thể đẹp đẽ, rắn chắc như lực sỹ nhà trời.» Skt. nārāyaṇa-bala (kāya).

[18] VCX: cầu tài vị 求財位. Skt. bhogānārabhya-paryeṣṭi.

[19] Tổng trì vô thất 總持無失. VCX: đà-la-ni niệm tuệ vô thất 陀羅尼念慧無失. 

[20] Tà tế 邪濟. VCX: tà đạo 邪 道.

[21] DMC nhảy một đoạn; VCX: «Tuy thị hiện chứng đắc diệu Bồ đề, chuyển đại pháp luân, nhập Niết-bàn nhưng vẫn tinh cần tu tập Bồ tát hành, tiếp nối không dứt.»

[22] Như lai chủng 如來種. La- thập (Đại 38, tr.0391b27) nói, «Chủng, và căn bản nhân duyên, cùng một nghĩa.» Đạo Sinh (ibid.) nói, «Mượn hạt giống lúa mà nói Như lai chủng.» Chủng ở đay đựơc hiểu là bīja. VCX: Như lai chủng tánh 如來種性; VCS (T38n1782, tr.p1087c22): «Chủng là nhân; tánh là loại.Thể loại của nhân của Phật gọi là Phật chủng tánh.» Skt. tathāgata-gotra: gia tộc hay dòng dõi. Cf. Du già sư địa 35 (T30n1579, tr.478c12): «Có hai loại chủng tánh: 1. Bản tánh trụ (Skt. prakṛti-stha-gotra), chủng tánh tự nhiên có sẵn từ vô thủy của Bồ tát. 2. Tập sở thành (samudānīta-gotra), do tu tập các thiện căn mà thành… Chủng tánh này cũng có nghĩa là chủng tử (gotra = bīja).»

[23] Hữu thân 有身. La-thập, «Hữu thân, chỉ năm thọ ấm (=thủ uẩn, Skt. upādāna-skandha) thuộc hữu lậu.» VCX: ngụy thân chủng tánh 偽身種性. Khuy Cơ (T38n1782, tr.1088a19):«Tức thân năm uẩn làm đối tượng cho tát-ca-da kiến (Skt. satkāya-dṛṣṭi).»

[24] Ngũ cái 五蓋. Skt. pañca nīvaraṇāni, ngăn che và chướng ngại.

[25] VCX: lục xứ chủng tánh 六處種性. Skt. ṣaḍ āyatanāni, sáu nội xứ hay sáu căn.

[26] Thất thức trụ 七識住. Skt. vijñāna-sthiti, bảy chỗ an trụ của thức. Cf. Câu-xá 8 (Đại 29, 42c) 

[27] Tám tà pháp 八邪法; các bản không giải. Thường chí phần đối lập với tám chánh đạo.

[28] Chín não xứ; chín trường hợp thù oán: 1. Oan gia của người mà ta thương; 2. Thân hữu của người mà ta ghét; 3. Gây phiền cho bản thân ta. Nhân với ba thời thành chín. Skt. āghāta-sthāna. Cf. Pali, Saṅgīti, D.iii.262, nava āghāta-paṭivinayā.

[29] Kiến vô vi 見無為 .La-thập nói (Đại 38, tr.0392b01): «Vô vi, tức tận đế (= diệt đế; Skt. nirodha-satya).

[30] Chánh vị 正位 . La-thập (ibid.) nói: «Từ khổ pháp nhẫn cho đến vô sinh A-la-hán, cho đến Phật vị, đều gọi là chánh vị.» VCX: chánh tánh ly sanh vị 正性離生位. Khuy Cơ (T38n1782 tr.1088b26): «Chánh tánh chỉ chân lý Thánh đế. Sanh, chỉ dị sanh (Skt. pṛthagjana: phàm phu). Ly sanh, tức vượt ngoài địa vị phàm phu… Đây chỉ địa vị Dự lưu trở lên.»

[31] VCX: «Không thể phát khởi tâm Nhất thiết trí 一切智心 (Skt. sarvajñatā-citta).»

[32] VCX: khởi thân kiến 身見. (Skt. satkāya-dṛṣṭi: hữu thân kiến).

[33] VCX: «Chúng tôi, trong dòng tương tục của tâm, hạt giống sanh tử đã mục nát, không còn cơ hội để phát tâm…»

[34] Đạo ý 道意 : Bồ đề tâm.

[35] Giải thích của Khuy Cơ (T38n1782_p1089b25): trong bản Huyền Trang, chỉ ba-la-mật thứ sáu tức Bát-nhã ba-la-mật (Skt. prajñāpāramitā) vốn là trí vô phân biệt (Skt. nirvikalpa-jñāna); trong bản La-thạp, trí độ chỉ ba-la-mật thứ mười (jñāna-pāramitā).

[36] Khuy Cơ, đây chỉ ba-la-mật thứ 7, mà tự thể là hậu đắc trí (pṛṣṭhalabdha-jñāna).

[37] Thiện tâm thành thật 善心誠實. Chân thật đế pháp 真實諦法 (Skt. satya-dharma).

[38] VCX: «Lấy phiền não nô lệ hèn mọn và kẻ giúp việc, tuỳ ýsử dụng

[39] Đạo phẩm, La-thập nói: 37 phẩm chung cho cả ba thừa. Đạo phẩm của Bồ tát kiêm cả sáu ba-la-mật. VCX: Giác phần 覺分 (Skt. bodhi-pakṣa). Khuy Cơ: Nhân tố của Bồ đề nên gọi là giác phần, chứ không phải là 37 phần Bồ đề.

[40] Giác ý 覺意, Đạo Sinh: chỉ 7 giác ý; Skt. bodhyaṅga. VCX: giác phẩm 覺品; Khuy Cơ: chỉ 37 giác phẩm hay trợ đạo; Skt. bodhi-pakṣa.

[41] Tám giải thoát 八解脫 (Skt. aṣṭau vimokṣāḥ).

[42] Bảy thanh tịnh 七清淨: 1. giới tịnh; 2. tâm tịnh; 3. kiến tịnh; 4. độ nghi tịnh; 5. phân biệt đoạ tịnh; 6. hành trí kiến tịnh; 7. hành đoạn trí kiến tịnh.

[43] La-thập: «Nhất tâm, trong bản phạm là hoà hiệp 和合 (Skt. samagrī?) . Trong đạo phẩmba tướng: phát động, nhiếp tâm và xả. Phát động quá thì tâm tán; do đó cần thâu nhiếp lại. Nhiếp quá thì chìm nên cần tinh tấn… Đông tĩnh thích hợp, khoan thai xử trung; đó là xả. Xả là đã được chế ngự. Được chế ngự, là hoà hiệp.» VCX: bồ-đề tâm (Stk. bodhicitta).

[44] VCX: thắng ý lạc 勝意樂 (Skt. adhyāśaya).

[45] Chỉ 7 Thánh tài 七聖財 (Skt. sapta dhanāni): tín, giới, tàm, quý, đa văn, xả, tuệ.

[46] VCX: hồi hướng đại Bồ đề.

[47] Tùng ư tịnh mạng sanh 從於淨命生 ; Khuy Cơ cho là văn dịch này hơi tối nghĩa. VCX: lấy tịnh mạng (Skt. śuddhājīva) là chăn đệm.

[48] La-thập: «người sang quý ngoại quốc, khi mặt trời mọc, sai người tấu nhạc để đánh thức.» VCX: «Niệm, trí thường giác ngộ; tâm luôn luôn tại định.»

[49] VCX: «Thức ăn là pháp bất tử (Skt. amṛta-dharma)

[50] Tương 漿 , đây chỉ thức uống.

[51] VCX: «dựng cờ diệu Bồ đề

[52] Chỉ 10 lực và 4 vô uý của Bồ tát.

[53] Khuy Cơ diễn ý: «Tuy biết rõ các nghiệp của Ma, nhưng thị hiện như là hành động theo chúng. Cho đến giai đoạn cứu cánh, bằng vào tuệ phương tiện mà dứt sạch tất cả.»

[54] La-thập (Đại 38, tr.0395c14): «Hoặc khi thấy có người ra biển mà thuyền sắp bị chìm, Bồ tát biến mình thành đất liền để làm chỗ trú ẩn…»

[55] Trung kiếp 劫中 (Skt. antarkalpa), chỉ thời tận thế. Trong thời này, loài người chịu ba tai họa nhỏ, gọi là tiểu tam tai: dịch bịnh, đói kém, chiến tranh. Cf. Câu-xá 12 (Đại 29, tr. 65c25).

[56] VCX: «Làm lợi lạc, đó gọi là bản sanh.» Khuy Cơ (T38n1782, tr.1090c14): «Những việc làm lợi lạc như vậy, khi đã thành Phật được gọi là bản sanh. Đó chính là Bản sanh sự của Bồ tát

[57] VCX: khiến phát Bồ đề nguyện.

[58] VCX: thanh tịnh tu phạm hạnh.

[59] Ngũ thông tiên nhân 五通仙人 (Skt. pañcābhijña ṛṣi).

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 36459)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(View: 7205)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(View: 12426)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(View: 31047)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(View: 31072)
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lược ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
(View: 8521)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(View: 13110)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(View: 12800)
Trong các bản Kinh Pháp Cú, phổ biến nhất hiện nay là Kinh Pháp Cú Nam Truyền, tức là Kinh Pháp Cú dịch theo Tạng Pali.
(View: 12216)
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
(View: 14311)
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
(View: 37047)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(View: 10465)
Kinh này khởi đầu bằng lời người Bà La Môn hỏi rằng làm thế nào người ta có thể tự thanh tịnh hóa khi nhìn thấy một vị Thượng nhân đã Thanh tịnh,
(View: 53280)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(View: 11434)
Tôi nghe như vậy: Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành phố Śrāvastī (Xá-vệ), nơi rừng cây Jeta (Kì-đà), vườn của Ông Anāthapiṇḍada (Cấp-cô-độc),
(View: 11068)
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng ...
(View: 11340)
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại sĩ Akṣayamatir[1] từ chỗ ngồ đứng dậy, vắt thượng y[2] qua một bên vai, chắp hai tay[3] hướng về đức Thế Tôn và thưa rằng:
(View: 11153)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(View: 13731)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(View: 17073)
Evaṃ me sutaṃ, “như vầy tôi nghe”, là lời Ngài Ananda bắt đầu mỗi bài kinh mà có lẽ không Phật tử nào là không biết.
(View: 22965)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(View: 10064)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(View: 7607)
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
(View: 10940)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(View: 13888)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(View: 13502)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(View: 16969)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(View: 17232)
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy".
(View: 14455)
Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá.
(View: 17595)
Vào thời Đức Thích-ca-mâu-ni, không có hệ thống chữ viết được phổ biếnẤn Độ. Do đó, những thuyết giảng của Ngài được ghi nhớ và ...
(View: 12892)
"Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài đã từng dạy rằng: từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến...
(View: 14602)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(View: 14904)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(View: 9755)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(View: 12277)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(View: 11964)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(View: 17230)
Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo năm trăm vị. Bấy giờ các thầy Tỳ Kheo...
(View: 14958)
No. 699; Hán dịch: Đời Đại Đường, Trung Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Địa bà ha la, Đường dịch là Nhật Chiếu
(View: 16812)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
(View: 13206)
Kinh Phạm Võng nằm trong Đại Chánh Tạng, tập 24, ký hiệu 1484, gọi đủ là Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập
(View: 12729)
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã...
(View: 12366)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây,,,
(View: 16314)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(View: 12176)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(View: 14662)
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo), và đã tồn tại liên tục, phát triển không ngừng trên ...
(View: 12670)
Trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Dược Sư là một bản kinh thường được trì tụng nhằm mục đích giải trừ tật bệnh, cầu nguyện bình an...
(View: 13443)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(View: 15784)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo.
(View: 12428)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(View: 13815)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(View: 15119)
Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana...
(View: 21793)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bài Kinh được truyền bá khá rộng rải ở các Tồng Lâm Tự Viện của Trung QuốcViệt Nam từ xưa đến nay.
(View: 13833)
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
(View: 11480)
Dịch từ Phạn sang Tạng: Kluḥi dbaṅ-po, Lhaḥi zla-ba; Dịch Tạng sang Việt: Phước Nguyên
(View: 21426)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(View: 15011)
Bấy giờ Hòa Thượng Vakkali nhìn thấy Đức Phật đang đi đến từ xa, và ông đã cố gắng ngồi dậy.
(View: 21509)
Xin dâng hết lên Tam Bảo chứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
(View: 18573)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(View: 14710)
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.
(View: 32503)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(View: 12578)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant