Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Tuổi đạo
1
Niệm Phật trong mùa hạ
2
Quy tắc ở giảng đường
3
Qui tắc phụ tọa chủ; gồm 9 điều
4
Trích yếu quy tắc lễ Vu Lan
5
Hiến cúng Vu Lan
6
Chư Tăng thọ thực (lễ Vu Lan)
7
Qui tắc lễ hội Vu Lan gồm có 18 điều:
8
Giải hạ
9
Tọa thiền, chia thành 5 khóa:
10
Qui tắc Thiền đường gồm 32 điều
11
Thông báo mạnh đông
12
Kiết đông
13
Khởi thiền thất: bắt đầu tu thiền thất.
14
Xả thiền thất
15
Giải đông
16
Tháng giêng: công việc mỗi tháng cần nên biết
Chương tám: Tuổi đạo
Lời thuật ghi rằng, vị tăng không tính theo tuổi mà tính hạ lạp để phân biệt với thế tục. Ở Ấn Độ năm có ba mùa, lấy một mùa làm an cư từ 15 tháng 5 đến 15 tháng 9 là khoảng thời gian cấm túc, đình chỉ mọi việc ra vào. Những việc tọa thiền, tụng kinh, thiền hành đều y cứ năm thọ giới trước sau thứ tự mà chế lấy 9 tuần (3 tháng) để tấn tu đạo nghiệp; dùng 3 tuần để bồi dưỡng thân thể (cộng chung lại là 4 tháng), làm cho trưởng dưỡng thân tâm trong an định để thúc liễm chuyên tu không luống phí thời gian, tiếc giữ sinh mạng, tịnh tu nhẫn cần, tuân lời Thánh huấn. Đời đời tôn trọng Qui chế nên mỗi năm nơi Trúc Lâm rộng lớn nóng lạnh, gió mưa… thời tiết không đều vẫn có mùa an cư. Cho nên an cư lấy ba thời điểm: tháng tư, tháng năm, tháng 12, song đều bắt đầu chọn ngày 14, 15 hoặc 16 nhân duyên tùy lúc; chỉ cần thích hợp hòa hài để sắp xếp công việc. An cư cũng gọi là nhập hạ, tọa hạ có nghĩa là giới lạp hay tăng lạp khởi đầu từ đây. Ngày nay Tòng Lâm kiết hạ chọn rằm tháng 4, kiết giới và giải hạ nhằm rằm tháng bảy, đây là ba tháng an cư. Lại kiết đông lấy ngày 15 tháng 10 và giải đông vào ngày 15 tháng 1, dùng ba tháng này chuyên tu thiền định đã trở thành qui củ lâu đời. Việc giáo hóa phải tùy nghi từ hơn 1200 năm nay qui củ được duy trì, xem quí ngôi của bậc long tượng, chủ khách xướng họa mà lần lượt được nghe tiếng gầm của sư tử; tốt đẹp vậy thay, hưng thạnh thay!
An cư cũng gọi là kiết hạ hay còn gọi là kết chế. Trước hết dự bị, kế là tác pháp an cư.
Y luật chế an cư là việc hiển nhiên của tăng. Ngày nay tạm quyền thay đổi lấy 16 tháng 4 âm lịch kiết hạ; phải niêm yết ngày an cư kiết hạ tại nhà khách. Thông tư ghi rõ an cư, ngày 15 các ban Tri khách, Tri sự, Duy Na và ban Hành Đường, ẩm thực, ghi rõ giới lạp… đầy đủ để tiện làm bản phương danh. Lại phái ban Duyệt chúng lập thẻ, phát thẻ, người nghinh tiếp, sắp đặt những người có trách nhiệm để đến lúc hành lễ không bị lộn xộn. Phải cho người chuẩn bị các thứ bàn, tọa cụ, hoa quả, hương đèn… đầy đủ trước.
Sáng ngày 16, sau khi điểm tâm xong, Tri Khách thỉnh 3 hồi đại hồng chung, đại chúng đắp y chỉnh tề vào chánh điện. Duy Na, Duyệt chúng thỉnh Hòa Thượng Phương Trượng đến trước niêm hương bạch Phật, thị giả cắm hương lên lư, đảnh lễ 3 lạy. Duy Na xướng lễ, đại chúng lạy Phật 3 lạy, đứng thành 2 hàng đối diện nhau xá một xá rồi ngồi xuống tọa cụ. Thỉnh Phương Trượng khai thị, Hòa Thượng nói: thưa đại chúng, theo luật chế, hôm nay là ngày tác pháp kiết giới an cư, đại chúng phải nhiếp niệm lắng lòng cho thân tâm thanh tịnh để giới châu tròn sáng và thân thể tráng kiện trong mùa kiết giới này. Đại chúng đồng đáp: chúng con xin vâng.
Duy Na đứng lên lạy 3 lạy, quì gối chấp tay lấy một thẻ lớn 2 tay nâng 2 đầu và đọc lớn như:
Úc châu quốc, ngày… tháng… năm…
Ba tháng hạ an cư tập chúng. Nam mô Trung thiên Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật chứng minh, thẻ thứ nhất đọc xong để trên mâm đứng xá một xá. Người thâu thẻ lấy mâm không để thẻ ấy lên mâm lạy Phật 3 lạy, tiến lên và quỳ gối 2 tay nhận thẻ đặt vào mâm trống. Sau đó bưng mâm đi tới từng người phân thẻ tả hữu hai bên, từ Hòa Thượng Phương Trượng xuống đi theo thứ tự. Người nhận thẻ phải cúi mình nhận thẻ rồi để vào mâm trống. Theo thứ tự đi giáp lượt như thế xong. Duy Na để thẻ trên mâm bước tới 3 bước, 2 tay bưng một thẻ lớn đọc lớn tiếng rằng:
Úc châu quốc, ngày… tháng… năm…
Hôm nay tập hợp chúng trong 3 tháng hạ an cư, ngưỡng mong Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên từ bi gia hộ. Lấy thẻ sau cùng lên đọc xong rồi để trên bàn. Lại tiến tới, người thu thẻ lấy mâm để thẻ trên mâm. Người thâu thẻ đều tới trước tượng Vi Đà, bất kể số người là bao nhiêu. Nói về gởi dục, cho biết có bao nhiêu người cũng phải báo cáo rõ ràng. Duy Na đọc lớn rằng, ngày… tháng… năm, hôm nay chư Tăng tập trung về đạo tràng… tại thành phố… an cư kiết hạ 3 tháng, con Tỳ kheo… kiểm trong đây có… vị tỳ kheo, Sa di… người. Kiểm chúng xong, Duy Na lại nói: Con vì chúng mà bạch như thế, xin đại tăng chứng minh. Hòa Thượng đáp: được tốt lắm.
Duy Na: dạ vâng.
Hòa Thượng nói: đại chúng cùng ở chung đã biết nơi đây mùa hạ này có… người như thế an cư. Về sau trong kỳ tụng giới không cần đi thẻ nữa, mỗi người tự nhiếp thân tâm trong 9 tuần (mỗi tuần 10 ngày), nỗ lực làm đạo. Nhận thẻ (bản tên) xong, tụng hồi hướng, ba tự quy y xong. Tất cả đồng đứng lên lạy 3 lạy rồi lui về chỗ.
Chúng tụng giới, tùy theo tháng có trăng hay không trăng theo nghi thông thường. Duy Na bắt tán lư hương xong, quỳ đọc rằng: Thích Ca Như Lai (3 lần) kiết hạ an cư (đại chúng hòa theo). Duy Na chấp tay tác bạch: cấm túc an cư là qui tắc của đức Như Lai để thức tâm đạt bổn, là hạnh môn của con giòng họ Thích. Đạo do người hành, công phu do mỗi ngày mà tiến, nay là ngày 16 tháng tư lễ kiết hạ an cư, chúng tăng vân tập tề chỉnh tại chánh điện, trì tụng kinh chú, khởi sự kỳ kiết giới. Từ đây trở đi phát 10 nguyện khởi 3 tâm, trí tánh sáng tỏ, báo đáp bốn ân, nhổ sạch 6 đường, tiêu trừ các chướng. Thường niệm hiệu Phật, nghĩ tưởng các bậc Thánh, không được đi vào nơi mạo hiểm giết hại sanh mạng. Thọ 7 tụ giới, sạch như sương tuyết, giữ gìn ba luật nghi sáng không tì vết. Nước định lắng trong, trăng tuệ soi chiếu, trong hợp nguồn chân, ngoài tròn phạm hạnh. Nuôi lớn mầm linh Bát Nhã thành diệu quả Bồ Đề; do pháp môn đây hưng thịnh thời hải chúng an hòa. Trời rồng ủng hộ, vua quan tôn trọng, Phật pháp rộng truyền.
- Đại đức một lòng thương xót con Tỳ kheo… nay nương… Tự viện Tăng già lam nội giới kiết giới an cư ba tháng. Mỗi người tự bạch lời kiết giới như thế xong. Tất cả đồng tụng bài:
Chúng sanh không số lượng,
Thệ nguyện đều độ khắp
Phiền não không cùng tận,
Thệ nguyện đều dứt sạch
Pháp môn không kể xiết,
Thệ nguyện đều tu học
Phật đạo không gì hơn,
Thệ nguyện được viên thành.
Tiếp tán bài:
An cư kiết giới
Đạo thể thành hình
Phát nguyện chân thành
Cần tu giới hạnh
Đáng làm mô phạm
Giới luật nghiêm minh
Mau chứng pháp thân
Như Lai pháp vương.
Hoan hỷ địa Bồ Tát Ma ha tát (3 lần).
Tụng hồi hướng, phục nguyện, ba tự quy y…
- Chứng nghĩa ghi rằng, kiết hạ an cư từ khi Phật chế về sau, không luận tông phái chưa hề có việc không tuân hành. Gần đây tông môn đặt định đi ra ngoài cũng đáng buồn thay. Như sách Liệt Tổ đề cương đăng tải pháp ngữ của mùa kiết hạ thiền tông 90 điều (tắc) sáng sủa đáng xem. Nay chỉ nêu lên một số điều để thấy rõ đại ý. Ngài Bạch Vân Đoan nói rằng, khởi đầu của an cư gọi là cấm túc. Nghĩa cấm túc chỉ lấy ý ở chỗ tu tiến đạo mà hộ trì sanh mạng. Ngài Chân Tịnh Văn nói rằng, chư tăng mười phương qui tụ lại 3 tháng kết giới dứt tâm cuồng vọng, trừ khổ não bức bách, đạt được thanh lương, chứng Niết Bàn an lạc, đến bờ đại giải thoát, ra khỏi vòng sanh tử. Vì đây là Thánh chế nên không hư dối. Ngài lại nói: nay là ngày đầu hạ, thời giờ chúng tăng kiết giới, Tỳ kheo khắc chế cùng đại chúng thanh tịnh. Xưa Bồ Tát thừa tu hạnh vắng lặng lấy đại viên giác làm già lam, thân tâm an ổn bình đẳng giao tiếp là tự tánh Niết Bàn không bị ràng buộc. Nay Ta cung thỉnh không theo Thanh Văn, nên cùng 10 phương Như Lai và các vị Đại Bồ Tát. Ba tháng an cư là đại nhân duyên tu Bồ tát vô thượng diệu giác. Lìa sạch cấu nhiễm, giới hạnh thanh tịnh, nếu được như vậy tựa như hoa sen không dính nước, tâm thanh tịnh thắng hơn kia vậy.
Ngũ Tổ Diễn nói rằng:
Hạ này ở Bạch Vân,
Ngẫu nhiên gặp Thiền tăng,
Ba tháng 9 tuần chẳn,
Tôn ti tự định phân,
Cháo cơm, trà dùng chung,
Ngon dỡ vẫn âm thầm,
Thành ý học kinh thư,
Tự tại quán thiền cơ.
Đây kia trẻ xuất gia,
Phóng giáo bụng dày da,
Nhà đá ngọc quí đa.
Hôm nay rằm tháng tư,
Chư tăng đi khất thực
Nghĩ trên đầu không tóc,
Chân mang giày cỏ sướt,
Quần áo lộng gió thu phong,
Gậy chống ngao du đây đó,
Cò trắng mến tiếc ao không,
Phượng hoàng đâu ngại gai gốc.
Bình sanh can đảm hơn người,
Biết nhau cũng như không biết thôi!.
Ôi!
Thuyết pháp như thế, há không phải làm qui phạm thiền tông
hay sao, ngày nay không được như vậy.
1.1
Niệm Phật trong mùa hạ
An
Cư Kiết Hạ là muốn trau dồi thiền định, nhưng theo thông
thường nên tọa thiền, nếu không ngồi được, cũng phải
lấy niệm Phật làm công khóa. Trong thời gian đó mỗi ngày
khóa công phu sáng như thường lệ, đại chúng vào chánh điện
tụng Kinh Lăng Nghiêm, chương Thế Chí Viên Thông, chú Đại
Bi và mười bài chú ngắn, tâm kinh Bát Nhã, niệm Phật, sám
10 nguyện Phổ Hiền: một là kính lễ chư Phật cho đến mười
đều nguyện hồi hướng, phục nguyện, ba tự quy. Sau khi điểm
tâm xong đọc kinh 16 phép quán chương quán tạp tưởng, chú
vãng sanh 3 lần, niệm Phật (càng nhiều càng tốt), lạy 12
nguyện Phật A Di Đà, lạy Bồ Tát Quán Thế Aâm, Đại Thế
Chí, Địa Tạng Vương mỗi vị một lạy, hồi hướng ba tự
quy y.
Cúng ngọ; giờ ngọ trai, cúng quá đường xong, đi kinh hành niệm Phật, đọc sám nguyện, niệm Phật, ba tự quy y, đại chúng về liêu. Buổi chiều, tụng kinh Di Đà, mông sơn thí thực và Hồng Danh (nếu có thì giờ). Buổi tối đọc kinh 16 phép quán, chương thượng phẩm thượng sanh, chú vãng sanh ba biến, niệm Phật, lạy Phật A Di Đà, các vị Bồ Tát mỗi vị 3 lạy, hồi hướng, ba tự quy y. Trước giờ chỉ tịnh có thời tọa thiền, hoặc niệm Phật 30 phút.10.30 giờ tối kiểng chỉ tịnh, đại chúng lên giường ngủ, nhất là mùa an cư, nghiêm ngặt cấm bàn tạp, cũng như không được vô ra sái phép. Người nào trái phạm cấm không được ở chung; người phạm trọng giới y luật trị.
Phàm tại thiền đường và chánh điện chư Tăng vui vẻ học tập nhất là Kinh luật, lắng nghe hiệu lệnh chung bảng (kiền chùy).
Hễ hiệu lệnh cùng luân phiên nhau phụ trách
Phải cùng giúp nhau học tập Kinh,
Luật, Luận cho tinh thông
Ai không theo chúng chiếu Nội Qui phạt.
Chúng muốn nghe giảng kinh gì, Duy Na bạch Trụ Trì biết để mời Thầy giảng kinh Lăng Nghiêm hay kinh khác cũng được.
Chứng nghĩa ghi rằng: việc kiết hạ an cư có nguồn gốc từ lúc Phật còn tại thế. Kinh Phạm Võng ghi rằng, mùa đông, mùa hạ tọa thiền nên mới thiết lập Thanh Quy. Lấy An Cư, mãn hạ, kết đông, giải đông làm bốn mùa vậy. Gần đây Thiền Tông chỉ kết đông mà không kết hạ, đã sai lời Phật dạy rồi. Luận việc quan trọng của tu hành là không sai lầm hai pháp Thiền Tịnh. Ngày nay đã chọn kết đông cho việc tọa thiền, tức là có thể lấy kiết hạ giảng kinh, học luật đều là việc tu tập, nhưng lấy niệm Phật làm chính.
Giảng Kinh mùa hạ, hay Luật, Luận đều thích hợp trong thời gian này.
Sắp giảng kinh nào nên cho đại chúng biết. Trước hết để đầy đủ lễ nghi, phải thưa thỉnh Thầy Phương Trượng, Thầy có thể cử người khác giảng thay thế, tức là đổi thỉnh vị khác theo cách thỉnh sư. Người thỉnh sư phải đắp y, cầm tọa cụ tới trước mời Thầy ấy khai giảng kinh (phần này có Nội qui giảng đường xem ở sau). Ngày đầu khai giảng, buổi sáng sau khi đại chúng dùng điểm tâm xong, trên chánh điện nên chuẩn bị hương đèn, thiết trí pháp tòa giảng kinh. Trước bục kinh để một tượng Phật và hai bên đặt ghế thính giả nghe kinh. Nếu không có chánh điện, có thể tại trai đường, sau giờ điểm tâm xong mới thiết trí. Sau điểm tâm, nghe hiệu lệnh chuông đại chúng đắp y, cầm tọa cụ vào chánh điện đứng hai bên. Thầy Trụ Trì sai thị giả 3 người: một lo về giờ giấc, một lo kinh và một lo nhang đèn chánh điện hay trai đường.
Ba hồi chuông trống Bát Nhã thỉnh sư, thị giả tới thỉnh Phương Trượng pháp sư đăng tòa, khánh dẫn đầu, chúng theo sau. Giám Viện cầm hương đứng sau. Hòa Thượng Phương Trượng tới, đại chúng đứng hai bên đối diện, thị giả và Duy Na mời pháp sư đăng tòa. Giám viện tiến ra dâng hương, trải tọa cụ ngay ngắn xong, lễ ba lạy nhưng theo nhịp khánh trước. Giám Viện cầm hương đứng sau đại chúng, pháp sư cũng đứng sau, thị giả theo hầu tại chánh điện. Duy Na hầu pháp sư tới ngay chính giữa dừng lại nhịp một hồi khánh. Chuông trống trổi lên nhịp điệu theo bài kệ như sau:
Hàng phục oán thế lực ma
Trừ dứt sạch không còn thừa
Nghe âm thanh vi diệu xa
Hết thảy nên vân tập (nhóm lại) cả.
Nam mô Vân lai tập Bồ Tát Ma ha tát (3 lần).
Thỉnh pháp sư niêm hương, đảnh lễ Tam bảo xong, mời đăng pháp tòa xong rồi, Duy Na xướng, chúng đảnh lễ ba lạy, mỗi người về chỗ ngồi, tọa thiền một vài phút xong, Duy Na nhịp 3 hồi khánh lại 3 tiếng. Nhập khánh xướng rằng:
Tiếng chuông vang thấu cõi ba ngàn
Phật pháp hoằng dương vạn ức phương
Công lao ân đức bậc quân vương
Lợi ích vô cùng thật khó lường…
Tiếp theo đọc: “kệ khai kinh:…” Nam mô Thập phương thường trú Tam Bảo (3 lần). Sau đó buổi giảng bắt đầu. Pháp sư tùy nghi giảng hợp căn cơ, trình độ của đại chúng, cho tới trước khi bài giảng chấm dứt, dành 5, 10 phút cho chúng nêu câu hỏi: đáp xong. Cuối cùng, pháp sư niệm hồi hướng như:
Công đức giảng kinh
Hữu tình, vô tình
Lợi lạc khó lường
Đồng thành chủng trí.
Tụng xong, thỉnh ba hồi chuông trống Bát Nhã, pháp sư xuống tòa, tới lễ Phật và lui ra. Đại chúng đứng ngay ngắn hai bên thỉnh pháp sư hồi phương trượng xong, xoay vô lạy Phật ba lạy rồi lui về liêu phòng. Nếu pháp sư bảo khỏi tiễn đưa, liền ngưng, không cần phải theo thường lệ. Từ đây về sau các lễ nghi có phần hơi khác là không thỉnh chuông trống, cũng chẳng có Giám Viện rước thỉnh. Người dự nghe cũng không lên phòng Phương Trượng mời mà chỉ đứng tại chánh điện hầu đợi. Tới giờ, thỉnh đại hồng chung ba hồi ba tiếng nhóm chúng. Duy Na, Duyệt Chúng phải là hai người trực, một người lo pháp tòa, một người bưng khay lễ tới phòng Phương Trượng để thỉnh pháp sư. Nếu lãnh chúng giảng thay, tức thì mời ngay tại phòng. Sau khi pháp sư đăng tòa xong, nên có một người trực niêm hương thỉnh, đại chúng đều chấp tay đứng. Ngoài ra, mùa hạ trời oi bức khỏi đắp y, đại chúng lễ pháp sư một lễ rồi cùng ngồi xuống nghe giảng.
Ngày đầu giảng và ngày viên mãn nên làm lễ cúng ngọ như nghi thường lệ. Chỉ có tờ sớ hơi khác, lời phải thích hợp ý nghĩa giảnh kinh, nên ở đây không nêu đủ.
- Chứng nghĩa ghi rằng, trong Luật nói năm hạ về trước chuyên học giới Luật, năm hạ về sau mới học giáo pháp, tham thiền. Cho nên Đức Thế Tôn giảng rộng nhiều kinh luật cũng qui về niêm hoa. Đến khi giáo pháp truyền sang Đông độ trước tiên cũng là Kinh Luật rồi kế tiếp đến Thiền Tông, cho nên Kinh Luật và Thiền Tông đều quan trọng, làm mẫu mực ở đời vậy. Sỡ dĩ mùa đông tham thiền, mùa hạ học tập nên bổ túc cho nhau mà không trái nhau. Thiền tông ngày nay đối với Kinh Luật là hai, như chẳng lưu ý hẳn lầm. Do vậy, người học Kinh luật phải biết rõ 5 điều quan trọng này:
1. Tin có cảnh giới chư Phật: mỗi người đều có niềm tin vốn không sai biệt, chẳng sanh tâm khiếp sợ.
2. Điều quan trọng thứ hai là quy tụ về mình (tự lo tu tập), chẳng bàn ăn uống, của báu.
3. Tâm trống rỗng ưa thiện, kém biện tài lại muốn làm thầy người. Nên phải chọn người lành mà theo, không nên kết bạn mình chẳng biết.
4. Thương xót hết tất cả, hễ kham được ý này mới khuyên nhắc nhau mà chẳng tiếc lời thống thiết.
5. Tha thứ người tự trách mình, người không như pháp; phát tâm lân mẫn, chớ thấy lỗi người.
Nếu ta phóng túng ôm lòng kiêu mạn thời không thành thật. Mỗi khi thấy người đời muốn học kinh luật, nhập bọn theo kẻ phóng túng nên gây ra bao nhiêu chướng nạn. Quí vị gặp được duyên lành, trái lại tríu mến phù hư chẳng tiếc thay! Ngoài ra phàm người giảng kinh phải hiểu ý Phật Tổ, đừng chỉ y theo văn mà giải nghĩa làm chướng ngại kiến thức người có học. Nên biết thay Phật tuyên dương pháp làm tai mắt cho trời người không thể sơ sót được. Căn cứ kinh Chánh Pháp Niệm Xứ ghi rằng: phàm người đời giảng kinh, thọ giới, tu tập, chứng quả… kể cả ra làm việc Phật là đền đáp địa thần đến không thần. Như vậy lần lượt trên đền đáp ba cõi, nhẫn đến chư Phật.
Sách Thiền Tông Mật Yếu ghi rằng, pháp sư Tùy Du giảng Kinh Duy Ma Cật, có dẫn Lý lục sự sau khi chết thành quỉ dựa vào người cùng nói tiếng người. Sư hỏi:
Nay giảng Kinh này người nào nghe được?
- Từ đầu người trở lên là quỉ thần, các cõi trên và chư thiên kính trọng rất mực. Song chư thiên thấy nghe pháp sư xông mùi rượu đều quay mặt bỏ đi không nghe.
Pháp sư Dư liền sám hối lỗi lầm không uống rượu nữa.