Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mục 3: Chỉ Dạy Tên Kinh

22 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 10855)
Mục 3: Chỉ Dạy Tên Kinh

Tây Tạng Tự - Bình Dương

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG
Người dịch: Thubten Osall Lama - Nhẫn Tế Thiền Sư


PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÁNH TÔNG

CHƯƠNG IV: KHAI THỊ CÁC ĐỊA VỊ TU CHỨNG

Mục 3: Chỉ Dạy Tên Kinh

Kinh: Bấy giờ Ngài Pháp Vương Tử Văn Thù Sư Lợi ở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phậtbạch Phật rằng: “Phải gọi tên kinh này là gì? Tôi cùng chúng sanh phụng trì như thế nào?”

Phật bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi: “Kinh này tên là Đại Phật Đảnh Tất Đát Đa Bát Đát Ra, Vô Thượng Bảo Ấn, Thập Phương Như Lai Thanh Tịnh Hải Nhãn”.

Thông rằng: Từ chỗ ban đầu phân biệt chọn lựa hẳn Chân, Vọng, tuyên bày Tánh Chân Thắng Nghĩa trong Thắng Nghĩa, là Kiến Đạo Phần. Từ chỗ muốn do cửa mà vào nhà rực rỡ của Thiên Vương, lựa chọn hai mươi lăm Viên Thông, cho đến phụng trì thần chú Phật ĐảnhTu Đạo Phần. Lại từ chỗ phàm phu rốt đến Đại Niết Bàn, chỉ rõ con đường chân chánh tu hành vô thượngChứng Quả Phần. Ý chỉ lớn lao của bộ kinh đủ rồi vậy. Nên Ngài Văn Thù nhân đấy mà thưa hỏi.

Đã hỏi tên kinh tức là phải phụng trì mà thành phần Lưu Thông, cớ sao có những điều chưa phát huy ra hết mà lại hỏi tên kinh? Bởi vì, năm mươi lăm vị của con đường Bồ Đề Chân Chánh đó thật là nhân chánh, quả chánh. Chỉ là chẳng rõ Chân Tâm, tu tập lầm loạn nên mới có luân chuyển các nẻo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Tu La, người, Trời vậy. Hai mươi lăm Viên Thông đều trong Tam Ma Địa, vốn không có chuyện Ma. Chỉ bởi chẳng biết Chân Tâm, tu tập lầm loạn nên mới có năm mươi thứ Ấm Ma, đều là chỗ nói “Nếu quán khác đi, gọi là Tà Quán”. Đoạn sau sẽ kê rõ số mục.

Kinh này, tuy nhân Ngài Anan thưa hỏi, mà lấy Thần Chú Phật Đảnh nêu bày Pháp Môn Vô Thượng. Bởi thế, Đại Bạch Tán Cái [Cây Dù Trắng Trùm Khắp] này, thể nó bao trùm hết thảy, siêu tình, lìa kiến, tức là Như Lai Tạng Tâm Ấn vậy. Soi chiếu cùng tột biển vô biên cõi Phật, sạch trong tuyệt không mảy bụi, tức là con mắt pháp Kim Cương vậy. Ấn nói là Vô Thượng, vì chẳng phải là Tối Thượng Thừa thì không thể Ấn được. Nhãn nói là thanh tịnh vì nếu còn một mảy bụi thì chẳng soi trùm được. Ấn, gọi là Bảo vì vốn thường trụ chẳng hoại. Nhãn, gọi là Biển, ắt bao trùm vô tận. Thần Chú bất khả tư nghì này tức là cái Tánh bất khả tư nghì vậy. Tánh cùng Chú bình đẳng, bất khả tư nghì, há có hai được ư!

Tổ Phong Huyệt ở Trình Châu Nha thượng đường, nói: “Tâm Ấn Tổ Sư giống như then chốt của con trâu sắt. Đi thì ấn đứng, đứng thì ấn phá. Chỉ như chẳng đi, chẳng đứng thì ấn là phải hay không ấn là phải?”

Khi ấy có Trưởng Lão Lư Ba bước ra, nói: “Tôi có then chốt của con trâu sắt, xin thầy đừng ráp thêm ấn vào!”

Tổ Huyệt nói:

“Quen câu kình nghê đầm lặng rộng

“Lại than ếch nhái bì bõm bãi cát bùn”.

Ông Lư Ba đang lưỡng lự suy nghĩ thì Tổ Huyệt quát: “Trưởng Lão, sao chẳng nói đi?”

Lư Ba định nói, Tổ Huyệt đánh một cây phất tử: “Lại nhớ được thoại đầu ư, thử nói xem!”

Lư Ba định mở miệng, Tổ Huyệt lại đánh một phất tử.

Ông Mục Chủ nói: “Phật Pháp cùng Vương Pháp là một thứ”.

Tổ Huyệt nói: “Thấy cái gì nào?”

Ông Mục Chủ nói: “Cần đoạn chẳng đoạn, lại chiêu thêm loạn!”

Tổ Huyệt bèn xuống tòa.

Ngài Thiên Đồng tụng rằng:

“Then chốt trâu sắt, ấn trụ ấn phá

Suốt khỏi đỉnh Tỳ Lô mà đi

Lại đến ngồi đầu lưỡi hóa Phật

Phong Huyệt thử xem, Lư Ba rớt té

Đầu gậy hét rồi: Điện quang, lửa đá

Rờ rỡ rõ ràng, ngọc trên mâm

Nháy mắt, nhăn mày: lại than lỗi”.

Lại Ngài Mân Súy sai sứ giả đưa Ông Châu Ký đến Tổ Bửu Phước.

Tổ Phước thượng đường, nói: “Đi thì ấn trụ, trụ thì ấn phá”.

Nhà sư nói: “Chẳng đi chẳng trụ, dùng ấn làm gì?”

Tổ Phước bèn đánh.

Nhà sư nói: “Như thế thì ở trong hang quỉ núi đều nhân vì ngày hôm nay vậy”.

Tổ im lặng.

Hợp hai tắc trên mà xem thì Vô Thượng Bảo Ấn, Lửa đá, Điện quang tức là lầm lỗi vậy. Há có thể suy nghĩ tính toán ư? Cho nên chẳng phải là Hải Nhãn Thanh Tịnh thì không đủ để thấy!

Kinh: “Cũng gọi tên là Cứu Hộ Thân Nhân, độ thoát Anan cùng Tánh Tỳ Kheo Ni trong hội này, đắc Bồ Đề Tâm, nhập Biến Tri Hải”.

Thông rằng: Phật Đảnh Thần Chú thật không thể nghĩ bàn, khiến cho Tánh Tỳ Kheo Ni lòng dâm liền khô cạn, cứu hộ Ngài Anan khỏi bị phá giới, cũng đã là lạ lùng. Như Tánh Tỳ Kheo Ni mới đầu đắc quả A Na Hàm, rồi chứng đạo A La Hán, bèn ngộ tánh dâm vốn không, đã được ra khỏi ràng buộc, thể nhập Chánh Biến Tri. Bồ Đề Tâm thuộc về Chánh Tri, vì rõ chuyện bổn phận vậy. Ở trong ấy chọn rõ chân vọng, gạn lọc để tu sửa điều trị, thì hết thảy nhân quả chẳng còn nghi hoặc, là thuộc về Biến Tri [Biết Khắp]. Ông Anan đã được Pháp Thân, đắc Bồ Đề Tâm, nay trong tất cả điên đảo, lầm loạn tu tập, đều không gì chẳng thông suốt; đó là thể nhập Biển Khắp Biết vậy. Thế đó, rõ được Một thì vạn sự xong. Chỉ ở nơi Chân Tâm không hoa mắt thì biến thái của thế gian, chỗ nào mà chẳng suốt thông, vì tất cả do Tâm tạo vậy.

Thiền sư Nham Đầu Khoát trải qua mùa Hạ ở nhà Ông Cam Chí.

Một hôm, đang cầm cây kim thì Ông Chí ở ruộng về cầm cái mai đứng sát trước Ngài. Tổ Khoát cầm kim làm thế đâm móc.

Ông Chí vội vàng vào nhà, mặc áo muốn ra lạy tạ ơn.

Bà vợ hỏi: “Có chuyện gì thế?”

Ông Chí nói: “Chẳng được nói!”

Bà vợ nói: “Cần biết chỗ biết của ông”.

Ông Chí kể lại chuyện lúc nãy.

Bà la lên: “Chuyện ách yếu này ba mươi năm sau, phải biết một phen uống nước là một phen mắc nghẹn!”

Cô con gái nghe cha nói ra, bèn nói: “Mới biết tánh mạng người ta khắp đại địa đều bị một đầu mũi kim của Thượng Tọa xuyên suốt!”

Lạ thay, lạ thay! Nào ngờ trên mũi kim may của Tổ Nham Đầu có đủ Đại Phật Đảnh Tát Đát Đa Bát Đát Ra Thần Chú, khiến cho cả nhà Ông Cam Chí trong khoảng sát na nhất thời đắc Bồ Đề Tâm, vào Biến Tri Hải vậy.

Kinh: “Cũng tên là Như Lai Mật Nhân, Tu Chứng Liễu Nghĩa.

Thông rằng: Chú ngữ không thể giải thích, đó là mật ngữ của Như Lai. Một đường hướng thượng, ngàn Thánh chẳng truyền, cũng là bí mật của Như Lai vậy. Đã bảo là bí mật há có chỗ để Tu, có chỗ để Chứng ư? Phàm có Tu, có Chứng đều thuộc về Bất Liễu [Chẳng rõ ràng, chẳng rốt ráo]. Độc chỉ không Tu, không Chứng mới là Tu Chứng Liễu Nghĩa vậy. Đã không thể lấy Tu Chứng mà được, ắt phải là mật ngộ, một niệm huân tu thiện nghiệp vô lậu, chẳng lấy cái Trí mà biết, chẳng lấy cái Thức mà hay. Phàm có tri thức tức là hữu lậu, chẳng được là mật. Lấy cái mật này làm nhân, như trì chú... ấy gọi là Bất Tư Nghì Huân Tu vậy. Cái Bất Tư Nghì này làm Nhân, ắt chứng Quả Bất Tư Nghì. Như Lai, đó là chẳng thể nghĩ bàn. Đã chứng Như Lai, thì chỗ nào chẳng tỏ suốt ư?

Tổ Triệu Châu, nhân có vị ni hỏi: “Như sao là mật mật ý?”

Tổ Châu lấy tay phất.

Vị ni nói : “Hòa Thượng còn có Cái Ấy, nhé!”

Tổ Châu nói : “Ấy, chính ngươi lại có Cái Ấy, đó!”

Ngài Từ Thọ Thâm tụng rằng:

“Mật mật, thâm thâm, ý tột cùng

Bao người lầm lạc giữa hư không

Sư cô nếu hiểu lay tay đó

Chắc nát tâm can cũng đoạn trường!”.

Hòa Thượng Đức Sơn Viên Minh dạy chúng rằng: “Cho đến hết rồi, dầu có được miệng của ba đời Chư Phật treo trên vách thì vẫn còn có một người ha hả cười lớn. Nếu rõ người này, việc tham học xong ngay!”

Ngài Thiên Đồng tụng rằng:

“Ôm nắm chỗ quan yếu

Gió mài, mây quét, nước lặng, trời thu

Chớ cho vảy gấm không mùi vị

Liềm trăng câu hết cả sông Thương”.

Ngài Đầu Tử nêu ra rằng: “Tuy là như vậy, nhưng Đức Sơn quả giống như “Cất hết trăng trời Sở. Vẫn còn sao đất Hán””.

Tụng rằng:

“Đôi mày vào tối nẻo gập gềnh

Trời lặn nương lều tạm sống yên

Cũng tợ nửa đêm người gỗ ngủ

Khỏi học Thuấn nhường chịu ở rừng

Phải hay hoa rụng can gì mộc (cây)

Không cẳng vừa đi sớm gặp đường

Sáng qua gió nổi Trường An đạo

Nguyên đó Côn Lôn tiến quốc đồ”.

Các công án như thế cũng không thể đo lường được. Nếu rõ mật ngữ này thì việc tham học bèn xong!

Kinh: “Cũng gọi là “Đại Phương Quảng Diệu Liên Hoa Vương, Thập Phương Phật Mẫu Đà La Ni Chú”.

Thông rằng: Về Viên Giáo thì không gì bằng kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Về Đốn Giáo thì không gì bằng kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Về Phật Mẫu Thần Chú, không gì bằng Chú Đại Chuẩn Đề. Nay kinh Lăng Nghiêm gồm có cả, có thể gọi là pháp môn Cực Viên, Cực Đốn, Cực Bất Khả Tư Nghì vậy. Đại là thường khắp, chỉ Pháp Thân. Phương là nắm trọn, chỉ Bát Nhã. Quảng là rộng trùm, chỉ Giải Thoát. Ba đức Lý, Trí và Dụng đầy đủ, thế chẳng gọi là Viên sao? Hoa sen mọc lên từ bùn dơ mà chẳng nhiễm. Diệu Liên Hoa Vương tức là hoa Ưu Đàm Bát, khác với loại thế gian trồng vậy.

Trong khoảnh khắc gảy móng tay nhập Tri Kiến Phật, đó là hy hữu, chẳng phải là Đốn thì không thể đảm đương. Viên ấy, Đốn ấy chỉ việc gì thế ? Việc ấy không thể nghĩ bàn, tức gọi là Thần Chú của Tâm vậy. Mười phương Như Lai nhờ Chú Tâm này đắc thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác, cho đến sau khi diệt độ cùng nhờ Chú Tâm này mà phú chúc việc Phật Pháp v.v... Thì há chẳng phải là chỗ từ đó mà ra của mười phương Chư Phật ư? Nên có thể gọi đó là Phật Mẫu Thần Chú đắc Đại Tổng Trì vậy. Hợp cả ba cái thì Giáo Pháp của cả Đại Tạng Kinh đều gồm đủ.

Tổ Thanh Nguyên Hành Tư một hôm hỏi Ngài Thạch Đầu rằng: “Có người nói “Lãnh Nam có tin tức””.

Ngài Đầu nói: “Có người chẳng nói “Lãnh Nam có tin tức””.

Tổ Nguyên nói: “Nếu thế thì Đại Tạng, Tiểu Tạng từ đâu mà đến?”

Ngài Đầu nói : “Đều từ trong ấy hết!”

Tổ bằng lòng.

Tổ Vân Môn mở lời rằng: “Nháy mắt ngang cả mười phương, trên lông mày suốt đến càn khôn, dưới suốt đến suối vàng. Núi Tu Di lấp nghẹt cuống họng của ông. Có ai hiểu không? Ai mà hiểu được thì đem dẫn xứ Chiêm Thành đánh nhau với xứ Tân La!”

Ngài Diệu Hỉ nói: “Là Đại Thần Chú, là Đại Minh Chú, là Vô Thượng Chú, là Vô Đẳng Đẳng Chú hay trừ tất cả khổ, chân thật không hư. Các ông có rõ Vân Môn không? Há chẳng nghe nói “Tam đài (tam quán) cần phải chính ông thúc giục”.

Tổ Vân Môn, Diệu Hỉ quả là người trong hội, tuyên nói lại Chú Tâm, chỉ ra cảnh giới không thể nghĩ bàn. Ai mà diệu khế ý chỉ này, tự cai quản giữ lấy mà thành Phật không sai!

 

Kinh: “Cũng tên là “Quán Đảnh Chương Cú, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh, Thủ Lăng Nghiêm”. Ông hãy phụng trì”.

Thông rằng: Muôn Hạnh của Chư Bồ Tát đều đầy đủ, cho đến tất cả Sự rốt ráo kiên cố thì gọi là Quán Đảnh Bồ Tát. Vị Bồ Tát này sắp thành Diệu Giác thì ở trên cõi trời Sắc Cứu Cánh hiện ra tòa Đại Bửu Liên Hoa Vương rộng lớn trăm vạn a tăng kỳ Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Bồ Tát muốn lên tòa này trước hết ở trong thân phóng hiện mười đạo quang trăm báu, chiếu soi loài hữu tình, sau cùng từ cửa đỉnh đầu phóng ánh sáng nhập vào chân Chư Phật. Khi ấy, Chư Phật từ nơi mặt phóng ra quang minh trăm báu chảy tuôn rót vào đảnh đầu của vị Bồ Tát ấy, thẳng đến nguồn tâm. Ở đây, chỉ lấy ánh sáng tuôn chảy tương giao hòa nhập mà gọi là Quán Đảnh, thọ lãnh chức vụ Phật.

Ở trước, có nói “Ranh giới của Giác thể nhập vào nhau” tức là cảnh tượng này. Nếu từ địa vị Diệu Giác thì chẳng còn lời nói, duy từ Quán Đảnh trở xuống thì cùng chương cú. Như ánh sáng giao nhập nhau, chương cú cũng không có. Ở trong chỗ không có chương cú mà có chương cú, nên mới gọi là chỗ này là “Diệu Trạm Tổng Trì, Thủ Lăng Nghiêm Vương, đầy đủ muôn hạnh, một đường Diệu Trang Nghiêm siêu xuất của mười phương Như Lai” vậy.

Cho nên, nói “Muôn hạnh đầy đủ” mà sau là “Rốt ráo kiên cố”, đó là Tiệm chứ không phải Đốn. Nói rằng “Tự Tánh kiên cố mà không nhờ muôn hạnh”, đó là Đốn chứ không phải Tiệm. Chẳng hay biết rằng con đường Diệu Trang Nghiêm này vốn tự đầy đủ muôn hạnh trang nghiêm, chẳng mượn đến sự trau làm, tất cả vốn kiên cố. Không phải chỉ có thân tâm trong ngoài đắc Đại Định Lực, mà trong Bản Tánh trùm khắp pháp giới, núi sông, đất đai, sáng tối, sắc không, tất cả mọi sự, tất cả mọi Pháp, hiện đây là tịch diệt, vốn trong Đại Định. Chính đây là Chân Tâm thường trụ, chính đây là Diệu Trạm Tổng Trì, vốn là Viên Đốn, sẵn sàng đầy đủ. Nên gọi đó là Thủ Lăng Nghiêm kinh.

Chưa đến địa vị Quán Đảnh Pháp Vương Tử thì sao mà biết được chỗ nhiệm mầu, bởi thế nói rằng “Ông hãy phụng trì”.

Hòa Thượng Phật Giám khai thị cho đại chúng.

Ngài kể chuyện: “Nhà sư hỏi Tổ Triệu Châu: “Thế nào là nghĩa chẳng biến đổi?”

“Tổ Châu dùng hai tay làm cách thế nước chảy.

“Nhà sư có chỗ tỉnh ngộ”.

Ngài lại kể chuyện: “Nhà sư hỏi Tổ Pháp Nhãn: “Chẳng giữ lấy tướng, như như chẳng động. Thế nào là chẳng giữ lấy tướng mà thấy chỗ chẳng động đó?”

“Tổ Pháp Nhãn nói: “Mặt trời mọc phương Đông, lặn phương Tây!”

“Nhà sư cũng có chỗ tỉnh ngộ”.

Ngài nói tiếp: “Ngay nơi đó mà thấy được, mới biết rằng “Khí núi trùm non, bổn lai thường lặng. Sông nước cuộn chảy, nguyên tự chẳng trôi”. Chưa được như vậy thì không khỏi lại phải nhiều lời. Thiên xoay trái, Địa chuyển phải, xưa qua nay lại trải bao lần biến đổi. Mặt trời bay qua, mặt trăng chạy mất vừa mới ló trên biển lại chìm sau núi xanh. Sóng sông nước mịt mù, Hoài, Tế [Tên hai con sông] gợn xa xăm, thẳng vào biển cả ngày đêm trôi chảy”.

Rồi lớn tiếng rằng: “Này Chư Thiền Đức, có thấy như như bất động chăng?”

Hòa Thượng Vân Cái Trí khai thị cho đại chúng rằng: “Độc chỉ là cái Thân liền kín kiên cố kia trong tất cả trần bày hiện. Nay đây Vân Cái này nói: Ngàn núi sum xuê, cầm thú hót kêu, trăm hoa đua nở, muôn cây nảy cành, hết thảy đó là Chư Phật, mỗi mỗi Chân Như. Các ông dạo chơi non nuớc phải kịp để con ngươi ngay đó, chớ để bị nó lừa!”

Hai vị tôn túc ấy, ngay trong tất cả trần cảnh mà nắm ra cái như như chẳng động, cái Thân chân thật liền kín kiên cố. Ấy là chẳng lìa muôn Hạnh mà đắc rốt ráo kiên cố, quả là thâm nhập ý chỉ Lăng Nghiêm vậy. Ở chỗ này mà cắn nát được mới được gọi là phụng trì. Còn bám suông chương cú, chưa biết lối vào thì dù có trang nghiêm muôn Hạnh, rốt cuộc cũng là chuyện sanh diệt. Trong Tự tánh kiên cố, Diệu Trạm Tổng Trì sao những cách xa như trời đất vậy ư?


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15881)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 11166)
Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp)...
(Xem: 53830)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 13068)
Bồ-tát Mã Minh tạo luận, Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Hán. HT Thích Trí Quang dịch giải Việt
(Xem: 16698)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15559)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 19292)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 20050)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 15646)
Được HT Thích Tuệ Sỹ dịch theo bản Sanskrit, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm Quý Mùi.
(Xem: 15484)
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ô thế giantừ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
(Xem: 15270)
“Sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng, kính quý Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) như tối tăm gặp ánh sáng, như nghèo khó được của báu."
(Xem: 20497)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 24187)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 15657)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 13135)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọ quả báo hiện tại.
(Xem: 20388)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 13389)
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
(Xem: 29123)
Chân Như Quan Của Phật Giáo (Ðặc biệt lấy Bát-Nhã làm trung tâm) Nguyên tác: Kimura Taiken; Việt Dịch: HT. Thích Quảng Độ
(Xem: 11820)
Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giới tại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thành bản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoát tự tại của chánh pháp Như Lai.
(Xem: 18417)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 16773)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(Xem: 13342)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(Xem: 12894)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 13348)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 13103)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12985)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 13120)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 13656)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(Xem: 11821)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(Xem: 14359)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(Xem: 17841)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22726)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 13537)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 14446)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105962)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14692)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19909)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38567)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 15673)
阿 毘 達 磨 俱 舍 論 A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I... dịch theo bản Sanskrit... Tuệ Sỹ
(Xem: 34831)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 16182)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(Xem: 11460)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 15805)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(Xem: 14180)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12944)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13830)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12633)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19517)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 27129)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13237)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(Xem: 13599)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21747)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 18074)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 22042)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(Xem: 14326)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16201)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 16350)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 19288)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 24988)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant