- 1. Lời Giới Thiệu
- 2. Phật Giáo Chính Tín Là Gì
- 3. Đức Phật Có Phải Là Chúa Sáng Thế Không
- 4. Đức Phật Là Gì
- 5. Vũ Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến
- 6. Bồ Tát Là Gì
- 7. Vì Sao Gọi Là Đại Thừa Và Tiểu Thừa
- 8. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Có Tính Thế Giới
- 9. Giáo Lý Căn Bản Của Đạo Phật Là Gì
- 10. Giáo Điều Căn Bản Của Đạo Phật Là Gì
- 11. Tin Đạo Phật Có Phải Ăn Chay Không
- 12. Thái Độ Của Đạo Phật Đối Với Uống Rượu, Hút Thuốc Và Cờ Bạc Như Thế Nào
- 13. Tin Phật Giáo Có Phải Xuất Gia Hay Không
- 14. Tín Đồ Đạo Phật Có Mấy Đẳng Cấp
- 15. Trở Thành Một Tín Đồ Phật Giáo Như Thế Nào
- 16. Phật Tử Vì Sao Lại Phải Tín Ngưỡng Tam Bảo
- 17. Những Người Làm Các Nghề Ca Hát, Đồ Tể, Săn Bắn, Bắt Cá, Bán Rượu Có Thể Tin Phật Được Không
- 18. Phật Giáo Có Tin Ở Sám Hối Hay Không
- 19. Phật Giáo Có Tin Thiên Đường Và Địa Ngục Hay Không
- 20. Phật Giáo Tin Có Diêm Vương Không
- 21. Phật Giáo Có Tin Công Dụng Của Lễ Cầu Siêu Cho Vong Linh Hay Không
- 22. Phật Giáo Có Tin Là Công Đức Có Thể Hồi Hướng Cho Người Khác Hay Không
- 23. Phật Giáo Có Tin Luân Hồi Là Chuyện Chính Xác Có Thực Hay Không
- 24. Phật Giáo Có Tin Rằng Linh Hồn Tồn Tại Hay Không
- 25. Phật Giáo Có Sùng Bái Quỷ Thần Không
- 26. Phật Tử Có Tin Công Năng Của Sự Cầu Đảo Hay Không
- 27. Phật Giáo Có Chủ Trương Đốt Vàng Mã Hay Không
- 28. Phật Giáo Có Tin Định Luật Nhân Quả Là Chính Xác
- 29. Tất Cả Phật Tử Đều Nguyện Vãng Sinh Về Thế Giới Cực Lạc Hay Không
- 30. Phật Giáo Có Coi Trọng Thần Tích Hay Không
- 31. Phật Giáo Có Sùng Bái Tranh Tượng Không
- 32. Phật Tử Có Phản Đối Tự Sát Không
- 33. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Chán Đời Và Xuất Thế Không
- 34. Từ Tin Phật Đến Thành Phật Phải Mất Bao Lâu
- 35. Ngay Bấy Giờ Là Thành Phật Liền Là Điều Có Thực Hay Không
- 36. Phật Giáo Có Bi Quan Trước Tiền Đồ Của Nhân Loại?
- 37. Kiếp Là Gì
- 38. Nói Về Đại Thiên Thế Giới Như Thế Nào
- 39. Phương Pháp Tu Trì Của Phật Giáo Như Thế Nào
- 40. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Chủ Trương Khổ Hạnh
- 41. Bàn Về "Sáu Căn Thanh Tịnh"
- 42. Bốn Đại Đều Không Là Thế Nào
- 43. Phật Tử Có Hiếu Thuận Với Cha Mẹ Không
- 44. Phật Giáo Có Trọng Nam Khinh Nữ Không
- 45. Phật Giáo Có Phản Đối Chế Độ Gia Đình Không
- 46. Phật Tử Có Thể Kết Hôn Với Người Đạo Khác?
- 47. Phật Tử Có Phải Tiến Hành Hôn Lễ Đạo Phật Không
- 48. Phật Tử Có Thể Ly Hôn Chăng
- 49. Phật Giáo Có Cho Rằng Trẻ Con Có Thể Tin Phật
- 50. Phật Tử Có Quan Niệm Về Quốc Gia Hay Không
- 51. Phật Giáo Đồ Có Thể Tham Gia Quân Sự Chính Trị?
- 52. Phật Giáo Có Phải Là Một Tôn Giáo Hòa Bình Chủ Nghĩa
- 53. Phật Giáo Có Chủ Trương Thuyết Tính Người Vốn Thiện
- 54. Phật Giáo Có Bao Nhiêu Tôn Phái
- 55. Duy Thức Có Phải Là Duy Tâm Không
- 56. Thiền Tông Có Phải Là Thiền Định Không
- 57. Đốn Và Tiệm Là Thế Nào
- 58. Tốt Nhất Nên Tu Học Theo Tông Phái Nào
- 59. Thái Độ Của Phật Tử Đối Với Kinh Phật Như Thế Nào
- 60. Kinh Sách Phật Giáo Có Phải Là Khó Hiểu Khó Đọc
- 61. Phật Tử Không Được Đọc Sách Các Tôn Giáo Khác?
- 62. Phật Giáo Có Cho Rằng Người Theo Tôn Giáo Khác Là Có Tội Không
- 63. Quan Niệm Khổ Của Đạo Phật Có Tương Đương Với Quan Niệm Tội Của Đạo Cơ Đốc Hay Không
- 64. Phật Giáo Có Tin Là Thượng Đế Tồn Tại Hay Không
- 65. Phật Giáo Cống Hiến Gì Cho Nước Trung Quốc
- 66. Chân Lý Phật Giáo Là Gì
- 67. Hòa Thượng, Ni Cô, Cư Sĩ Là Gì
- 68. Thiền Sư, Luật Sư, Pháp Sư Là Gì
- 69. La Hán, Bồ Tát, Phật Là Gì
- 70. Phật Giáo Có Một Tổ Chức Hành Chính Thống Nhất?
- Phụ Chú Cuốn "Phật Giáo Chính Tín"
56. THIỀN TÔNG CÓ PHẢI LÀ THIỀN ĐỊNH KHÔNG
Không phải. Thiền tông khác với thiền định. Bởi vì Thiền tông tuy chủ trương tham thiền nhập định, nhưng thiền định không phải là thiền tông.
Từ "Thiền tông" là do Trung Quốc đặt ra. Khi Phật còn tại thế, không có danh từ Thiền tông, mà chỉ có công phu thiền và nội dung thiền. Phương pháp tu trì giải thoát của đạo Phật lấy giữ giới làm cơ sở, lấy thiền định làm trọng tâm, lấy trí tuệ làm mục đích. Giới Định Tuệ là ba môn vô lậu học, thiếu một môn là không được. Ba môn học này liên quan với nhau, hỗ trợ nhau; do giới mà sinh định, do định mà phát tuệ. Nhờ tu tuệ mà chứng đạo giải thoát. Định tức là Thiền định.
Thực ra, thiền tông Trung Quốc chú trọng giác ngộ chứ không chú trọng thiền định.
Đồng thời, thiền định cũng có rất nhiều loại. Có phép thiền định xuất thế của đạo Phật, gọi là diệt tận định [diệt tận hết phiền não], lại có phép thiền định thế gian của Ngoại đạo, phàm phu và cả của giới súc sinh nữa; đó là cái mà tính thường gọi là bốn thiền tám định. Bốn thiền tám định cũng là quá trình tu tập định xuất thế của đạo Phật. Chỉ có khác là ngoại đạo tu tập thế gian định để cầu sinh lên cõi Trời, còn Phật giáo tu tập thế gian định là để tiến lên định xuất thế gian. Vì vậy mà Thiền ngoại đạo gọi là thế gian thiền; thiền Phật giáo gọi là căn bản tịnh thiền.
Thiền định Phật giáo cũng chia làm Tiểu thừa thiền và Đại thừa thiền. Tiểu thừa thiền nhằm mục đích giải thoát khỏi sinh tử. Đại thừa thiền nhằm mục đích nghệ thuật hóa cuộc sống, ví dụ như Thiền tông Trung Quốc, cho rằng chẻ củi, gánh nước cũng đều là Thiền; ăn cơm, ngủ nghỉ cũng là định tâm; chú trọng giữ gìn được tinh thần an định, không giao động, chứ không yêu cầu hình thức ngồi thiền định bất động.
Hơn nữa, thiền và định kết hợp dịch âm và nghĩa từ chữ Phạn Dhyana, có ý nghĩa tĩnh lự [yên lặng mà suy nghĩ] cho nên cũng có thể dịch là định. Tuy nhiên, hai chữ thiền định cũng nên phân biệt. Thiền là tâm cảnh của cõi trời sắc giới, vì vậy mà sắc giới còn có tên gọi là Tứ thiền thiên (các cõi trời bốn thiền). Còn định là tâm chuyên nhất. Tâm chuyên nhất là tâm trạng có thể có ở Dục giới, và cũng có thể là ở cả cõi Trời vô sắc. Thậm chí, cả xuất thế định siêu việt 3 giới, cũng vẫn có các tâm chuyên nhất đó. Vì vậy, phạm vi của thiền là hẹp. Phạm vi của định là rộng. Thiền cũng là một loại định. Nhưng cũng có người gọi xuất thế định là xuất thế gian thượng thượng thiền.
Và gọi định của ngoại đạo trình độ thấp là Giã hồ thiền, tức là thiền của cáo hoang.
Từ định trong tiếng Phạn ngoài chữ tam muội ra, còn có những tên gọi khác nữa là : Tam ma địa Tam ma bát để; Tam ma tất đa Đà na diễn na Xa ma tha Hiện pháp an lạc. Chất đa y ca A yết la đa v.v…
Vì rằng, phàm đã là Thánh thì đều có định tâm, thậm chí có người Ấn Độ gọi nam nữ giao hợp là Tam ma bạt để, là thư hùng đẳng chí. Bởi vì lúc giao hợp cũng có tâm ý tập trung, niềm vui dâm dục tràn khắp thân người, giống như hiện tượng định tâm vậy. Đến nỗi, có người đề xướng các thuyết như tính mạng cùng tu, thân tâm cùng tu, cho rằng có thể tu định trong niềm vui dâm dục của nam nữ [xem cuốn Đạo thành Phật của Pháp sư Ấn Thuận; tr. 144]. Ý nghĩa tu định bị hạ thấp tới mức nhơ bẩn đến thế, thực là đáng thương hại vậy ! Thế nhưng, điều này cũng cho ta thấy, Ấn Độ có một quan niệm rất rộng rãi về định tâm, có thể nói là khác với tôn chỉ của Thiền tông Trung Quốc như một trời một vực vậy.
Chính vì thiền định không phải là thiền tông, cho nên trong các tôn giáo trên thế giới, hễ có đôi chút hiệu nghiệm thần bí đều là do công phu thiền định mà ra, dù rằng đó là do trì chú, lễ bái, tụng niệm hay là cầu đạo mà được.
Vì vậy cho nên, phàm phu và cả đến loại súc sinh nữa như cáo chồn, chỉ cần tâm chuyên nhất vào một cảnh là có ngay ít nhiều hiệu nghiệm thần bí, gọi là thần thông. Nhưng, đó hoàn toàn không phải là thiền tông Phật giáo. Vì Thiền tông Phật giáo tuyệt đối không có chủ trương tự cho có phép thần thông.