Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Quyển 24 đến 25

17 Tháng Chín 201417:07(Xem: 8061)
Quyển 24 đến 25

 

Đại Tạng No. 1451

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ

- Mùla-Sarvàstivàda -

TỲ-NẠI-DA TẠP SỰ

- Mùla-Sarvàstivàda Vinaya Ksudraka Vastu -

(Cuộc đời đức Phật và các đệ tử)

Hán dịch: Tam Tạng Nghĩa Tịnh, đời Đường, Trung Quốc

Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh, PL 2542 - TL 1998

 Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự

Quyển thứ hai mươi bốn

 

--- ooOoo ---

 

Khi ấy, đang ở trong nhà của dâm nữ tại thành Đắc Xoa Thi La, thấy Tăng Dưỡng đến, vua Mãnh Quang hỏi:

 

- Ngươi đến đây làm gì?

 

Sau khi Tăng Dưỡng trình bày đầy đủ, vua nói:

 

- Để ta hoan lạc, đợi hết bảy ngày sẽ cùng nhau về.

 

Qua bảy ngày, vua đi đến núi Thạch-Chữ, tự cỡi voi đi. Voi liền rống lên to tiếng. Cách đó không xa, có người biết xem tướng nghe tiếng voi rống, nên nói rằng:

 

- Tôi nghe tiếng voi hiểu được ý của nó, ngày đi trăm trạm phải trở lại biển Nam để uống nước cho no.

 

Nghe nói như vậy, Tăng Dưỡng cùng vua cỡi voi lên đường. Đến chỗ nhà làm đồ gốm. Thấy có các đồ gốm bị voi đạp bể, thợ gốm buồn rầu. Tăng Dưỡng nói:

 

- Có những kẻ sống nhờ đất nên như vậy.

 

Nghe nói, vua có ý ngờ vực, im lặng đi với suy nghĩ: "Lời nói này của Tăng Dưỡng rõ là chê ta vì chỉ một mình ta sống nhờ vào đất nước. Lời này còn có nghĩa gì nữa, sau này sẽ nhớ lại".

 

Trên đường đi lại thấy voi đạp bể trứng chim chìa vôi đẻ trên đường, làm chim kêu bi thảm, Tăng Dưỡng nói:

 

- Không nên làm việc đưa đến bi thương.

 

Đi theo đường, vua suy nghĩ: "Lời nói này lại nhắm chê vào ta, đi đến nhà dâm nữ là việc không nên làm, sau đó sẽ nhớ lại".

 

Khi voi đi qua dưới một tàng cây bên lề đường, trên nhánh cây có một con rắn đen đong đưa thân xuống muốn mổ vua. Thấy vậy, Tăng Dưỡng rút đao chặt rắn từng đoạn rơi lăn lộn trên đất. Tăng Dưỡng nói:

 

- Việc không làm được lại cố làm.

 

Vua lại suy nghĩ: "Lời nói này lại chê vào ta. Đã ba lần rồi, sau này sẽ nhớ lại".

 

Một hôm, voi bỗng tốc hành không chịu đi chậm, vừa sắp đến thành. Tăng Dưỡng tâu vua, trước đây có thầy tướng nói rằng voi đi trăm trạm phải đến biển Nam để uống nước cho no. Xem nó đi vội, chắc không chịu ở lại, nên đu nhánh cây để xuống.

 

Vua và Tăng Dưỡng đu nhánh cây leo xuống, vào một vườn kia, để mặc voi đi tùy ý. Vua bảo Tăng Dưỡng:

 

- Ngươi hãy đi báo riêng với An Lạc rằng ta đang ở trong vườn cây thơm.

 

Tăng Dưỡng vội đi báo đầy đủ. Nghe báo, phu nhân vui mừng vô cùng. Nhà vua xấu hổ không đi vào bằng cửa lớn, mà đến cửa nhỏ lấy nước để vào trong cung. Có hai người phụ nữ không biết là vua, nói với nhau:

 

- T a nghe vua đã về đến.

 

Người kia nói:

 

- Theo ý tôi suy đoán hay là vua vào bằng cửa nhỏ này.

 

Nghe hai người kia nói, vua suy nghĩ " Ta sai Tăng Dưỡng báo riêng cho phu nhân, hắn lại tự ý loan báo khắp cả thành".

 

Một hôm, không nhịn được trong lòng, vua bảo Tăng Dưỡng:

 

- Đối với ta, ngươi đã từng nói ra những lời ác để chê bai, gây bất lợi cho ta. Chẳng phải ta là một người xử dụng cả mặt đất hay sao mà ở chỗ ... ngươi lại nói rằng những kẻ thế này xử dụng mặt đất để sinh sống? Chỗ ... ngươi lại nói rằng làm việc không nên làm đến nỗi bị buồn thương, tức là đến nhà dâm nữ, ta không nên đi. Lại ở chỗ ... ngươi nói rằng việc không nên làm lại cố làm, chẳng phải là nói ta đến gặp dâm nữ là việc không nên làm hay sao?

 

Lại nữa, khi ta và ngươi ở trong vườn thơm, sai ngươi đến báo riêng với phu nhân, nói ta đã về đang ở tạm trong vườn. Ngươi tự tiện báo khắp cả thành phố. Chính là gây việc bất lợi cho ta.

 

Tăng Dưỡng kinh hoàng tâu:

 

- Xin thần kỳ làm chứng soi xét lòng tôi là thật không có chê bai vua.Trước đây, tại nhà thợ gốm, thấy voi đạp bể đồ gốm làm họ buồn rầu nên thần nói rằng những người này sống nhờ vào đất nên như vậy.

 

Lần sau, trên đường thấy chim nhỏ đẻ trứng trên lối đi, bị voi đạp nát làm chim mẹ kêu bi thương, nên thần nói rằng: Đây là việc không nên làm vì sinh con trên đường đi.

 

Sau đó, thấy rắn đu trên nhánh cây muốn mổ vua nên bị chặt mấy đoạn rơi trên đất, thần nói rằng đối với chỗ không nên làm lại cố làm. Đối với những việc ấy, thần chỉ nói thẳng vào việc đó, chẳng phải chê bai vua.

 

Lại nữa, việc vua sai vào cung nói riêng với phu nhân mà tự ý đem báo khắp thành cũng không phải như vậy. Thần đi một mình vào báo riêng cho phu nhân, nào dám gây việc bất lợi cho vua.

 

Vua nói:

 

- Tuy rằng ngươi phân giải cho là không có lỗi nhưng khi tại cửa nhỏ, ta muốn đi vào thành, chính mắt thấy hai người nữ nói chuyện với nhau. Một người nói vua về, người kia nói đi bằng ngõ này. Nếu không ai nói, làm sao họ biết?

 

Đáp:

 

- Họ là yêu nữ Phi Hành ẩn thân lén nghe tiếng nói của vua chứ thật không phải thần gây việc bất lợi cho vua.

 

Vua nói:

 

- Ngươi không có lỗi, hãy an tâm không nên sợ hãi.

 

Lại nữa, sau khi ta ra đi, có Bà-la-môn nào nói vua không trở lại nên lập vua khác. Nay đúng lúc giết hết bọn chúng.

 

Đáp:

 

- Tạm thời để Bà-la-môn lại, giết kẻ ác Phi-Hành trước.

 

Vua hỏi:

 

- Làm sao giết họ?

 

Đáp:

 

- Ta lập mưu kế hy vọng giết được.

 

Vua nói:

 

- Trừ kẻ ác là việc tốt.

 

Đến gặp người thông hiểu chú thuật con của đại thần trong thành,Tăng Dưỡng hỏi:

 

- Yêu nữ Phi-hành tàn hại sinh linh, phải lập kế gì để trừ diệt hết.

 

Đáp:

 

- Thưa cha, con có thể bắt được.

 

Anh ta liền chặt lấy tay người chết biến hóa thành hoa sen xanh, giao cho người đi bán, bảo:

 

- Ngươi hãy đem hoa này đến chợ bán, nhưng không được bán cho người đếùn mua bằng tiền, nếu họ mỉm cười thì hỏi tên và ghi nhớ lấy hình dáng.

 

Người ấy làm theo đúng lời dặn, ghi tên được năm trăm người mỉm cười.

 

Nghe như vậy, vua bảo Tăng Dưỡng:

 

- Có nhiều người như vậy làm sao giết hết được?

 

Đáp:

 

- Thần đã biết cách, ngài chẳng cần lo.

 

Ngươi tùy ý làm. Vua nói.

 

Sau khi chọn một chỗ bên thành, dọn dẹp sạch sẽ, Tăng Dưỡng ra lệnh tuyên bố:

 

- Vua muốn tổ chức đại hội Vô Già, cầu nguyện chư thần, các chị em nên tập họp lại.

 

Nghe vua ra lệnh, các cô gái muốn kiếm tài sản nên tụ tập lại. Tuy không tên họ nhưng đều vì tham mà đến, có hơn năm trăm người.

 

Bấy giờ, người con đại thần dùng chú thuật trói họ lại. Tăng Dưỡng sai người cầm đao giết hết.

 

Yêu nữ đã hết nhưng còn các Bà-la-môn.Vua nói xong sai người báo khắp nơi, ta đã gây vô số nghiệp bất thiện là giết năm trăm yêu nữ Phi-hành, để cứu giúp cho ta mong các vị hằng ngày nên đến một nơi để thọ thực.

 

Nghe như vậy, họ rất vui mừng,tập trung lại để thọ nhận. Vua ra lệnh cho môn nhân:

 

- Ngươi nên đếm kỹ những Bà-la-môn thọ thực, đến báo cho ta biết.

 

Môn nhân vâng lệnh. Nhà vua lại ra lệnh:

 

- Những nguời trong thành phố xóm làng nên làm thức ăn ngon cúng dường Bà-la-môn.

 

Vì tham ăn ngon, các Bà-la-môn vâng lời vua thỉnh, đều tập họp đến. Ăn xong, sắp ra về, môn nhân đếm tổng số có tám vạn người, liền tâu lên vua số lượng ấy.

 

Cách nào có thể giết được nhiều người trong một lúc.Nghe tâu, vua suy nghĩ như vậy xong, ra lệnh cứ sau lưng một Bà-la-môn đang ngồi ăn, bố trí một đao phủ, khi nghe vua lên tiếng nói lấy lạc thì nhất thời chặt đầu họ.

 

Sau khi vua ra lệnh, họ làm đúng như vậy, chặt đầu hết số người ấy.

 

Sau khi đã giết chúng Bà-la-môn, ngay đêm ấy nhà vua mộng thấy đất rung chuyển phát ra sáu tiếng, hư không phát ra sáu tiếng, lại có tám điều mộng khác. Đất chấn động phát ra sáu tiếng là: Lục, Vô, Ngã, Bỉ, Tâm, Nhược.

 

Hư không phát ra sáu tiếng là: Chư, Thùy, Bình, Kim, Bỉ, Ngã.

 

Tám mộng là:

 

    Một: Khắp thân thể được thoa bằng bột thơm chiên đàn trắng.

    Hai: Thân thể được rưới bằng nước thơm chiên đàn đỏ.

    Ba: Thấy lửa cháy trên đầu.

    Bốn: Thấy dưới hai nách thò ra rắn độc lớn.

    Năm: Thấy hai cá lý-ngư liếm hai chân mình.

    Sáu: Thấy hai ngỗng trắng từ trên không bay đến.

    Bảy: Thấy núi đen lớn chạy đến trước mặt.

    Tám: Thấy chim bạch-âu phóng uế trên đầu.

 

Thấy các cảnh mộng như vậy, nhà vua rất sợ hãi, toàn thân nổi ốc, suy nghĩ: "Phải chăng việc này liên hệ đến suy sụp vương vị, thân mạng tổn thất?".

 

Các vị Bà-la-môn giải mộng được triệu đến hỏi. Họ suy nghĩ: "Mộng tốt này của vua, ta sẽ nói xấu, nếu nói tốt thì ông ta sẽ thêm cao ngạo, tăng thêm ác kiến, các Bà-la-môn khác lại bị giết chết".

 

Sau khi suy nghĩ, bàn bạc với nhau, họ tâu vua:

 

- Đại vương, đấy không phải là mộng lành.

 

Vua hỏi:

 

- Hãy nói sẽ có quả báo gì?

 

Đáp:

 

- Mộng này biểu hiện vương vị sắp suy sụp, vua sẽ qua đời.

 

Nghe như vậy, vua rất buồn rầu ... lại suy nghĩ:"Có phương pháp nào làm cho thân ta an ổn, vương vị vững bền không? Ta hãy đến gặp Tôn giả Ca Đa Diễn Na thưa hỏi việc lành dữ, lẽ nào điềm xấu lại đến với ta?".

 

Đến nơi, vua lạy sát chân Tôn giả rồi ngồi qua một bên, kể lại đầy đủ giấc mộng. Tôn giả nói:

 

- Đại vương, ngài có hỏi nơi khác về việc này chưa?

 

Đáp:

 

- Thánh Giả! Con đã hỏi nơi khác.

 

- Hỏi với ai? Tôn giả hỏi.

 

Đáp:

 

- Với các vị Bà-la-môn.

 

Hỏi:

 

- Họ nói thế nào?

 

Vua thưa lại đầy đủ lời họ nói.

 

Tôn giả đáp:

 

- Đại vương! Những kẻ ấy thường hưởng thụ dục lạc, chỉ cầu sinh thiên, ngoài ra nào biết gì. Giấc mộng của vua là điềm lành, không nên sợ hãi. Không phải do việc này mà mất ngôi bỏ mạng. Vì sao? - Như vua được nghe đất có sáu tiếng; đó là điềm báo trước chuyện gì?

 

- Nên biết đó là lời cùng nhau khuyên răn nhà vua hãy bỏ ác làm thiện. Ngày xưa, có sáu vị vua dùng phi pháp trị đời, sau khi qua đời bị đọa địa ngục. Đấy là vị vua thứ nhất ở trong địa ngục đang bị cực kỳ đau khổ nên nói kệ với chữ "Lục" đứng đầu:

 

    Lục vạn sáu ngàn năm,

    Thiêu nấu trong địa-ngục,

    Đang chịu rất cực khổ,

    Không biết khi nào hết?

 

Vị vua thứ hai nói kệ tức chữ "Vô" thứ hai:

 

    Vô lượng khổ không bờ,

    Chẳng biết ngày nào hết,

    Chúng ta đều bị đốt,

    Do nghiệp ác đã làm.

 

Vị vua thứ ba nói kệ tức chữ "Ngã" (ta)thứ ba:

 

    Ta được ăn và mặc,

    Hợp lý hoặc phi lý,

    Người khác ăn, hưởng lạc,

    Riêng ta bị khổ đau.

 

Vị vua thứ tư nói kệ tức chữ "Bỉ" thứ tư:

 

    Thô bỉ thay thân ta,

    Có vật không thể bỏ,

    Ăn uống không cho người,

    Khiến thân không lợi ích.

 

Vị vua thứ năm nói kệ tức chữ "Tâm" thứ năm:

 

    Tâm thường dối gạt ta,

    Trấn áp, ngu si kéo,

    Chịu khổ nơi địa ngục

    Không ai thay thế được.

 

Vị vua thứ sáu nói kệ tức chữ "Hoặc" (nếu)thứ sáu:

 

    Nếu ta sinh làm người,

    Thường tu tập việc thiện,

    Do sức phước nghiệp ấy,

    Chắc chắn sinh thiên thượng.

 

Thế nên sáu tiếng ấy nêu rõ nghiệp trước đây của họ.

 

- Lại nữa, này đại vương! Sáu tiếng trong không trung là điềm báo trước điều gì? - Nên biết thế này, trong cung của vua có cây tre lớn. Nhiều trùng nhỏ ở trong đó ăn phần mềm đã hết, lan đến phần cứng. Các trùng không vui, sợ không sống được nên cùng nhau nói kệ để báo chủ nhà, tức là chữ "Chư" (những)đầu tiên.

 

    Ăn hết những phần mềm,

    Chỉ còn phần vỏ cứng,

    Mong vua biết không vui,

    Nên thay cho cây khác.

 

Vua nên bỏ cây tre cũ thay bằng cây mới, làm cho nhiều trùng giữ được mạng sống.

 

- Lại nữa,vua có người giữ ngựa tên là Cận Thân, trước đây mù một mắt. Hằng ngày người ấy đập phá trứng con trong tổ quạ. Quạ thấy con chết nên oán hận cùng nhau kêu la lên kệ này, tức là chữ "Thùy" (ai) thứ hai.

 

    Ai có thể làm giúp,

    Đâm kẻ kia mù mắt,

    Để không giết con ta,

    Để ta không đau buồn.

 

Vua nên ngăn kẻ kia đừng cho làm vậy nữa.

 

- Lại nữa, này đại vương! Trong vườn vua, trước đây có ao du ngoạn, mực nước vừa đầy, nhiều cá rùa tôm ếch sống nơi đó. Có một con cò thường bắt cá ăn làm cho ao khô cạn hết nước. Chim thấy như vậy, than thở nói kệ, tức là chữ "Bình"(bằng) thứ ba.

 

    Nước bằng ngang mặt đất,

    Có nhiều loại cá rùa,

    Bị cò ăn nuôi thân,

    Nên nay nước cạn hết.

 

Vua nên cho nước vào và đuổi cò đi nơi khác.

 

- Lại nữa, này đại vương! Trong nước của vua có một núi lớn tên Khả Úy.Có hai vợ chồng voi đều bị mù, chỉ nhờ voi con thường xuyên nuôi dưỡng. Voi con đi ra ngoài tìm thức ăn cho cha mẹ, gặp phải voi cái đến kèm nhau đi, dần dần dụ dỗ đem về trói trong vườn. Nó nhớ cha mẹ đau khổ vô cùng, không ăn cỏ nước, nói kệ tức là chữ "Kim"(nay) thứ tư.

 

    Nay cha mẹ cô độc,

    Mù, không ai dẫn dắt,

    Sống trong chốn rừng sâu,

    Ai săn sóc cho ăn.

 

Vua nên thả voi ấy ra cho về với cha mẹ để vui mừng.

 

- Lại nữa, trong cung vua có con nai bị nhốt phải xa bầy cũ, lòng nó buồn bã, nói kệ tức chữ "Bỉ" (kia) thứ năm.

 

    Bầy kia đều vui sướng,

    Cỏ, nước, đi tùy ý,

    Riêng ta bị trói nhốt,

    Ngày đêm riêng ưu buồn.

 

Vua nên thả nó trở lại rừng.

 

- Lại nữa, trong cung vua có con thiên nga bị nhốt, nhìn lên bầu trời thấy bầy nga bay qua, trong lòng ưu buồn nên nói kệ là chữ "Ngã" (ta) thứ sáu.

 

    Bạn ta đã bay rồi,

    Ăn uống tùy ý thích,

    Ta có tội nghiệp gì,

    Bị trói không muốn sống.

 

Vua nên phát tâm từ thả cho nó đi.

 

Lại nữa, vua thấy tám cảnh mộng là điềm báo trước việc gì?

 

- Như thấy dầu chiên đàn trắng thoa khắp thân thểđiềm báo trướcquốc vương Thắng Phương đem thảm trắng lớn đến dâng cho đại vương, đang đi nữa đường, bảy ngày nữa sẽ đến đây.

 

- Vua thấy nước chiên đàn đỏ rưới trên người là điềm báo trướcquốc vương Kiền Đà La đem tấm nỉ lông đỏ đến dâng đại vương, đang đi nữa đường, bảy ngày sau cũng sẽ đến đây.

 

- Vua thấy lửa cháy trên đầu là điềm báo trướcquốc vương Bàn-Na đem vòng hoa bằng vàng đến dâng lên đại vương, đang đi trên đường, bảy ngày sau cũng sẽ đến đây.

 

- Vua thấy dưới hai nách thò ra hai rắn độc lớn là điềm báo trướcquốc vương Chi Na đem đến hai bảo kiếm dâng lên đại vương, đang đi trên đường, bảy ngày nữa sẽ đến đây.

 

- Vua thấy hai cá lý-ngư liếm hai gót chân là điềm báo trướcquốc vương đảo Sư-Tử đem đến một đôi gìày quý báu dâng lên đại vương, đang đi trên đường, bảy ngày nữa sẽ đến đây.

 

- Vua thấy hai con Bạch-nga từ không trung bay đến là điềm báo trước có vua nước Thổ-Hỏa-La đem đến cặp tuấn mã dâng lên đại vương, đang đi trên đường, bảy ngày nữa sẽ đến đây.

 

- Vua thấy núi đen lớn tiến đến trước mặtđiềm báo trướcđại vương nước Yết Lăng Già đem voi chúa hai đầu dâng lên đại vương, đang đi trên đường, bảy ngày nữa sẽ đến đây.

 

- Vua thấy chim Bạch Âu phóng uế trên đầu là điềm báo trước về mẹ Ngưu Hộ và phu nhân An Lạc, tự vua sẽ biết, nhưng không nên có ác tâm với Bà-la-môn nữa.

 

Nghe giảng giải như vậy, vua Mãnh Quang vui mừng vô cùng như chết sống lại, càng thêm tín ngưỡng, lạy sát chân Tôn Giả từ giã. Về đến cung, vua thi hành đúng như lời tôn-giả dạy bảo, thay cây tre lớn, ngăn cấm người chăn ngựa, đổ nước vào đầy hồ đang khô, thả voi cùng nai và thiên nga. Sau bảy ngày, đúng như lời dự đoán, tất cả các nước đều đến.

 

Thấy như vậy, đối với tôn-giả, vua càng thêm kính trọng, suy nghĩ: "Những điều may mắn xuất hiện trong cung ta đều nhờ vào phúc lực của Tôn giả vậy ta nên đem tấm thảm lớn cúng dường và sau đó đem vương vị truyền lại tôn gia".

 

Vua bảo sứ giả:

 

- Hãy đem tấm thảm này dâng lên Tôn giả Ca Đa Diễn Na.

 

Sứ giả tuân lệnh đem thảm dâng lên Tôn giả.

 

Sau đó, vua lại bảo phu nhân An Lạc, thứ phi Tinh Quang, thái tử Ngưu Hộ, Tăng Dưỡng và Đại thần:

 

- Các ngươi nên biết, đại vương của các nước đều đem tín vật của nước họ đến hiến cho ta. Các ngươi thích món gì, tùy ý lấy dùng.

 

An-lạc phu nhân lấy vòng hoa bằng vàng. Thứ phi Tinh Quang lấy tấm nỉ báu lông đỏ. Ngưu Hộ lấy hai tuấn mã. Tăng Dưỡng lấy cặp kiếm. Đại thần lấy đôi giày báu. Riêng voi quý, vua lấy dùng.

 

Sau khi vua Mãnh Quang đem phân chia năm vật quý của các nước khác dâng hiến xong, đến gặp Tôn giả, lạy sát dưới chân, ngồi qua một bên, bạch:

 

- Đại đức! Việc làm do từ tâm thật rộng sâu khó nói cho hết, con xin kính cẩn đem vương vị dâng lên Tôn Giả, xin ngài từ bi thương xót nhận cho.

 

Tôn giả nói:

 

- Thế Tôn có dạy, ngăn các Bí-sô không cho nhận vương-vị.

 

Vua thưa:

 

- Như vậy, xin ngài nhận cho nữa nước.

 

Đáp:

 

- Cũng không được.

 

Vua nói:

 

- Nếu làm vua là điều Phật không cho vậy hưởng thụ năm dục thật là hợp lý; con xin dâng hiến.

 

Đáp:

 

- Đại vương! Đức Phật không cho hưởng thụ các dục.

 

Vua nói:

 

- Điều này không được vậy xin ngài nhận những vật thọ dụng và thượng thọ dụng để tùy ý xử dụng cho thân thể.

 

Đáp:

 

- Đại vương chờ tôi thưa với Phật.

 

- Tùy ý ngài thưa với Phật. Vua nói.

 

Bấy giờ đang ở tại rừng Thệ Đa, thành Thất La Phiệt, Đức Phật Đại Sư biết hết tất cả nên suy nghĩ: "Giả sử Ca Đa Diễn Na không cần dùng đến các vật thọ dụng và thượng thọ dụng nhưng vì những Bí-sô trong tương lai nên nhận lấy.

 

Sau khi suy nghĩ như thế, đức Như Lai vận dụng tâm thế tục. Theo thường pháp của chư Phật, khi Ngài vận dụng tâm thế tục thì cho đến côn trùng cũng biết ý của Phật. Khi Ngài dùng tâm xuất thế thì Thanh-văn, Duyên-giác còn không thể biết, nói gì đến súc-sinh.

 

Vì sự việc ấy, biết được ý hướng của Ca-đa-diễn-na nên Thế Tôn vận dụng tâm thế tục khiến cho vị này dùng thiên nhĩ thiên nhãn nghe thấy tất cả.

 

Tôn Giả bạch Phật:

 

- Thế Tôn! Bí-sô được phép nhận lấy vật thọ dụng và thượng thọ dụng không?

 

Phật dạy:

 

- Vì muốn thương tưởng đến các Bí-sô trong đời tương lai và muốn cho phước báo của thí chủ tăng trưởng nên Ta cho phép được nhận lấy vật thọ dụng và thượng thọ dụng cho Tứ Phương Tăng, chứ không cho cá nhân.

 

Trong này, vật thọ dụng là ruộng vườn; thượng thọ dụng là bò dê ...

 

Sau khi thỉnh ý Thế Tôn, Tôn giả thưa với vua Mãnh Quang:

 

- Vì thương tưởng đến các Bí-sô trong đời vị lai và làm cho thí chủ tăng thêm phước báo, Thế Tôn cho phép tứ phương Tăng nhận vật thọ dụng và thượng thọ dụng.

 

Nhà vua liền làm chùa lớn, đầy đủ tứ sự cúng dường dâng lên tôn-giả; cúng dường ruộng vườn bò súc vật cho tứ phương Tăng.

 

Phật bảo các Bí-sô:

 

- Vào lần đầu tiên Ta cho phép vị Ô Ba Sách Ca cúng dường vật thọ dụng cho tứ phương tăng Thanh văn, đứng đầu là vua Mãnh Quang thành Ôn-Thệ-Ny.

 

Vào lần đầu tiên Ta cho phép vị Ô Ba Sách Ca cúng dường bánh cho tứ phương Tăng Thanh-văn, đứng đầu là vua Aûnh Thắng, núi Thứu Phong, chúa Ma-yết-đà.

 

Vào lần đầu tiên Ta cho phép vị Ô Ba Sách Ca cúng dường ngọa cụ cho tứ phương Tăng Thanh văn, đứng đầuCấp Cô Độc, thành Thất La Phạt.

 

Vào lần đầu tiên Ta cho phép vị Ô Ba Sách Ca cúng dường Tỳ Ha La (tinh-xá) cho tứ phương tăng Thanh văn, đứng đầutrưởng giả Thiện Hiền ở Ba Na Ny Tư ...

 

Nội nhiếp tụng ở trước:

 

    Mãnh Quang nhất thiết thí,

    ?nh Thắng thí bỉnh sơ,

    Ngọa cụ vị Cấp-cô,

    Hiền Thiện tạo tăng tự.

 

Một đêm nọ, vua Mãnh Quang cùng phu nhân An Lạc đang ngồi ăn. Tính vua thích bơ, phu nhân đem một chén bơ để trước mặt vua. Khi ấy, Tinh Quang mặc tấm nỉ quý báu đang đi qua trước hiên. Ánh sáng của tấm nỉ chiếu vào trong phòng như điện quang làm cho vua và phu nhân đều sáng rực lên.

 

Thấy ánh sáng, phu nhân rất kinh ngạc, hỏi:

 

- Đại vương! Cái gì chiếu sáng vậy, là điện quang hay là ánh đèn?

 

Đáp:

 

- Không phải điện quang hay ánh đèn, chính là ánh sáng chiếu ra từ tấm nỉ báu mà Tinh Quang đang mặc.

 

Vua nói:

 

- Tấm nỉ báu như vậy mà nàng bỏ ra để lấy vòng hoa vàng, thật không biết xem xét. Chẳng lẽ trong cung ta không có vòng hoa vàng hay sao? Vậy ai nói rằng phụ nữ ngoại quốc biết được vật tốt xấu!

 

Đáp:

 

- Đại vương! Cô ấy làm sao có trí tuệ này, chẳng phải là ngài đã bảo lấy nỉ báu hay sao?

 

Vua nói:

 

- Cô ta tự lấy không phải ta bảo.

 

Vua và phu nhân vì việc ấy khinh thường nhau, nỗi sân lên, phu nhân ném chén bơ vào đầu vua .

 

Lấy tay xoa vầng trán rộng bị thương, vua kêu lên:

 

- Đầu ta bị vỡ, máu não chảy ra, chắc chết ngay hết đường sống rồi nhưng khi chưa chết hãy giết con ấy trước.

 

Vua ra lệnh cho Tăng Dưỡng:

 

- Ngươi hãy giết con An Lạc vô dụng này đi.

 

Nghe phán, Tăng Dưỡng suy nghĩ: "Vua rất yêu mến bà này, do quá tức giận nên nói vội như vậy, không nên vội vã giết ngay, chờ vua hết giận xem ý của ngài, giết cũng không khó; tạm an trí bà ấy vào chỗ khuất không cho vua thấy".

 

- Đúng vậy, thần sẽ giết ngay. Tăng Dưỡng tâu vua rồi đem phu nhân dấu đi.

 

Sau khi hết giận, vua hỏi Tăng Dưỡng:

 

- Phu nhân An Lạc đang ở đâu?

 

Đáp:

 

- Đại vương ra lệnh giết, thần tuân lệnh vua đã giết chết rồi.

 

Vua nói:

 

- Đó là việc lạ, vậy nên giết ta cùng Tinh Quang, Ngưu Hộ, đại thần, ngươi tự quán đảnh làm vua cả nước. Tuy cô ấy có hành động khinh thường ta, hãy răn dạy thì sau đó thay đổi tốt đẹp lại, lẽ nào vì thế mà tử hình ngay!

 

Tăng Dưỡng nói:

 

- Vua hãy nghe ví dụ, những người có trí nhờ vào ví dụ mà hiểu được sự việc.

 

Nội tổng nhiếp tụng:

 

    Văn cưu tử xích thể,

    Tam chủng nạn bất ưng,

    Quán vô yểm bất miên,

    Tổng thu kỳ thất tụng.

 

Nội nhiếp tụng thứ nhất:

 

    Lâm nội văn cưu tử,

    Thọ hạ di hầu vong,

    Thử thế tha thế trung,

    Tứ manh ám ưng thức.

 

Đại vương! Ngày xưa có một danh sơn suối chảy trong mát, cây trái xum xuê. Trên ngọn cây đại thụ có hai chim cưu làm tổ ở đó, hái trái ngon chất đầy tổ mình. Chim trống bảo mái:

 

- Không nên ăn trái cây trữ ở đây, nên tìm vật khác để tạm nuôi thân. Nếu gặp lúc gió mưa, ta không tìm được thức ăn mới dùng đến chúng.

 

Chim mái đáp:

 

- Rất đúng.

 

Gặp những ngày gió nóng thổi làm cho trái cây trong tổ bị khô nên nhỏ lại.Chim trống hỏi:

 

- Ta đã nói với em không nên ăn trái này, chờ khi mưa gió mới đem ra ăn. Vì sao em lại tự ý ăn trái vậy?

 

Đáp:

 

- Em không ăn!

 

- Trước đây, ta chất trái đầy tổ, nay bị khiếm khuyết, không ăn vậy nó đi đâu?

 

Đáp:

 

- Em cũng không biết vì sao bị khuyết giảm.

 

Hai con chim đều nói không ăn, phân vân tranh cãi nhau đến nỗi chim mái bị chim trống mổ trên đầu mà chết.

 

Chim trống ở một bên nhìn đống trái, bỗng gặp trời mưa trái nở lớn đầy tổ. Chim trống suy nghĩ: "Nay tổ đầy kín lại, rõ ràng không phải cô ấy ăn".

 

Nó đến chỗ chim mái, nói lời sám hối:

 

    Cưu đẹp khả ái mau sống lại,

    Em không ăn trái làm khuyết tổ,

    Nay thấy chổ hở, kín trở lại,

    Xin em tha thứ tội cho anh.

 

Trên không, chư thiên thấy như vậy, nói kệ:

 

    Ngươi cùng chim xinh đẹp,

    Vui sống trong núi rừng,

    Vì ngu si vô trí,

    Giết rồi, mãi khổ đau.

 

Khi ấy, Tăng Dưỡng lại nói kệ thứ hai:

 

    Như chim cưu ngu kia,

    Vô cớ giết đồng loại,

    Nào biết bạn chết rồi,

    Phải hối hận, buồn khổ.

    Đại vương cũng như vậy,

    Vô cớ giận người yêu,

    Đã ra lệnh hành hình,

    Rồi tự sinh ưu não.

 

Thần xin nói ví dụ khác, xin vua biết cho. Xưa có trưởng giả vào mùa thu mang đậu nành giống ra ruộng để trồng, để dưới gốc cây, trở lại chỗ cũ để mang ra tiếp. Trên cây, con khỉ leo xuống lấy trộm đậu. Lấy được một nắm, nó lại leo lên đọt cây. Trong khi chuyền đi trên nhánh, làm rơi một hạt, nó liền thả nắm đậu kia ra theo cây leo xuống tìm kiếm một hạt kia. Trưởng giả thấy vậy, dùng cây đánh nó chết.

 

    Thấy vậy, thần cây nói kệ:

    Như con khỉ ngu kia,

    Ném nắm, tìm một hạt,

    Nên bị người đánh chết,

    Đau khổ đến bỏ mạng.

 

Trước đây vua sai thần giết phu nhân, vì chút giận nhỏ mà quên đi lợi lớn.Nay muốn gặp lại, việc này làm sao được?

 

Vua hỏi Tăng Dưỡng:

 

- Vì sao chỉ một lời nói, lại giết phu nhân đi.

 

Đáp:

 

    - Lẽ nào vua không nghe:

    Đại sư không có hai,

    Nói ra chỉ một lời,

    Quyết định không sai chạy,

    Lời của vua cũng vậy.

 

Vua nói:

 

- Lòng ta mê mờ rối loạn nên mới sai giết phu nhân, ngươi lại làm theo, nào đúng đạo lý? Chẳng lẽ vua không nghe trên đời có hai việc tối tăm hay sao.

 

Tăng Dưỡng thưa và nói kệ :

 

    Nay đại vương nên biết,

    Đời có hai việc tối,

    Một là mắt bị mù,

    Hai là không biết pháp.

    Đời này và đời sau,

    Lại có hai loại tối,

    Một là tội ác-kiến,

    Hai là phá tịnh-giới.

 

Nội nhiếp tụng thứ hai:

 

    Xích thể không vô dụng,

    Chùy cữu duy ưng nhất,

    Hoạn hại khởi si tâm,

    Khinh tiện sự tu giảm.

 

Vua nói với Tăng Duỡng:

 

- Ngươi đã giết phu nhân An Lạc, thân ta như trống trơn.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe trên đời có ba trường hợp trống trơn, chẳng phải là tướng trạng tốt; đó là:

 

- Sông không nước: trống trơn. Quốc không chúa cũng vậy. Đàn bà bị chồng chết, không biết hướng về đâu.

 

Vua nói:

 

- Ngươi giết phu nhân làm cho trong cung chỉ thấy hoàn toàn trống rỗng.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe trên đời có ba việc hoàn toàn trống rỗng ; đó là:

 

    Ngựa dỡ đi đường chậm,

    Dọn ăn không gia vị,

    Trong nhà có dâm nữ,

    Là ba việc trống rỗng.

 

Vua nói:

 

- Phu nhân tốt đẹp kia, chưa hưởng thụ hết năm dục, bị ngươi giết rồi.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe trên đời có ba việc không nên dùng; đó là:

 

    Áo đẹp, kẻ bán than,

    Giày dép, người giặt áo,

    Gái ở trong cung vua,

    Không nên dùng, phải biết.

 

Đại vương chẳng phải chỉ có ba, lại có ba loại không nên dùng; đó là:

 

    Hoa nở trong khe tối,

    Thiếu nữ giữ trinh tiết,

    Chồng đi viễn chinh xa,

    Suốt ngày không dùng đến.

 

Vua nói:

 

- Ngươi quá vội vàng, giết mất phu nhân tội đáng bỏ vào cối giã.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có những người khác đáng bỏ vào cối giã.

 

    Thợ mộc không nhắm kỹ,

    Thợ may dùng chỉ cũ,

    Người lái không nhìn xe,

    Cả ba đáng bị giã.

 

Đại vương chẳng phải chỉ ba hạng người này đáng bị giã còn có ba loại khác; đó là:

 

    Sứ giả sai sứ khác,

    Khiến làm lại sai chuyền,

    Gái thích hát vu vơ,

    Cả ba đáng bị giã.

 

Đại vương chẳng phải chỉ ba hạng người này đáng bị giã còn có ba loại khác; đó là:

 

    Thả bò chạy trong ruộng,

    Tà kiến sống rừng sâu,

    Thường trong nhà phụ nữ,

    Cả ba nên bị giã.

 

Vua nói:

 

- Ta chỉ nói một lời, ngươi liền giết phu nhân, thật quá đau khổ.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe trên đời lại có một lời là chắc chắn nhưng có đến ba hạng; ba hạng là:

 

    Vua chỉ nói một lời,

    Gái xuất giá một lần,

    Thánh giả một lần hiện,

    Ba hạng, một lần thôi.

 

Vua nói:

 

- Ngươi tự gây việc tai hại, chỉ nghe một lời của ta đã giết chết phu nhân.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe trên đời có ba kẻ tự gây việc tai hại; đó là:

 

    Kẻ yếu lại mang giáp,

    Không bạn, có nhiều tiền,

    Già yếu lấy thiếu nữ,

    Ba việc này tự hại.

 

Vua nói:

 

- Ta nghi ngờ ngươi có ý đồ, vì sao chỉ một lời nói mà giết phu nhân.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe rằng trên đời có ba hạng người mà khi gặp người ta sinh nghi ngờ; đó là:

 

    Thấy kẻ ít trí tu hạnh cao.

    Thấy kẻ không sẹo xưng dũng mãnh.

    Thấy gái già suy nói còn trinh.

    Ba hạng này khiến người nghi ngờ.

 

Vua nói:

 

- Ngươi rất khinh thường ta, vì sao vội vàng giết chết phu nhân?

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe trên đời có ba việc bị người khác khinh thường; đó là:

 

    Ở không, lại nói nhiều,

    Mặc y phục cũ dơ,

    Người không mời,vẫn đến,

    Ba hạng này bị khinh.

 

Vua nói:

 

- Ngươi muốn từ từ phát triển kẻ oán với ta, giết phu nhân yêu quý rồi, ta còn gì nữa.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe rằng có những việc cần phải từ từ; đó là:

 

    Ăn cá phải từ từ,

    Leo núi cũng như vậy,

    Đại sự không thành ngay,

    Ba việc này tiệm tiến.

 

Nội nhiếp tụng thứ ba.

 

    Tam chủng ngu si nhân,

    Ly gián hữu tam biệt,

    Hạ phẩm ưng xa liệt,

    Gian trá sự ưng tri.

 

Vua nói:

 

- Ngươi là kẻ ngu si, vì sao giết phu nhân yêu dấu của ta?

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe thế gianba tướng ngu si; đó là:

 

    Gửi cho người không biết,

    Phục vụ người nóng tính,

    Vội làm rồi bỏ ngay,

    Là ba tướng ngu si.

 

Vua nói:

 

- Ngươi vì chia ly bạn thân của ta nên giết phu nhân.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có ba loại bị chia ly; đó là:

 

    Bạn nhưng không thân cận,

    Thân mật bạn thái quá,

    Cầu xin không đúng lúc,

    Ba việc sẽ chia ly.

 

Vua nói:

 

- Người là hạng người hạ lưu, giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có ba hạng người hạ lưu; đó là:

 

    Tham muốn vật của người,

    Mến giữ vật của mình,

    Vui khi thấy người khổ,

    Là hạng người hạ lưu.

 

Vua nói:

 

- Ngươi đáng bị xe cán nát vì giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có ba hạng đáng bị xe cán chết; đó là:

 

    Vụng dại mà làm máy,

    Vẽ không biết màu sắc,

    Trẻ khỏe không nghề nghiệp,

    Ba hạng này đáng chết.

 

Vua nói:

 

- Ngươi rất gian trá, giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có ba vật gian trá; đó là:

 

    Gái lấy chồng ba lần,

    Xuất gia sống thế tục,

    Chim bị bẫy thoát lồng,

    Ba hạng biết gian trá.

 

Nội nhiếp tụng thứ tư.

 

    Nan đắc vi tha sự,

    Cô độc sự đa hư,

    Tương vi hợp trọng đả,

    Thất khứ hành vô ích.

 

Vua nói:

 

- Phu nhân khó có, đã bị ngươi giết rồi.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe, thế gian có bốn việc khó có; đó là:

 

    Đầu thỏ khó có sừng,

    Lưng rùa khó có lông,

    Dâm nữ khó một chồng,

    Trẻ xảo khó nói thật.

 

Vua nói:

 

- Ngươi vì người khác, giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn hạng người vì người khác; đó là:

 

    Nhận vật gửi của người,

    Bảo hộ, làm chứng người,

    Đi đường không lương thực,

    Kẻ ngu làm việc này.

 

Vua nói:

 

- Ngươi giết phu nhân làm ta sống một mình.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc một mình; đó là:

 

    Khi sinh, một mình đến,

    Khi chết, một mình đi,

    Gặp khổ, một mình chịu,

    Luân-hồi, đi một mình.

 

Vua nói:

 

- Ngươi làm việc hư nhiều thật ít, giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc hư nhiều thật ít; đó là:

 

    Nghèo khổ xin với người,

    Trứng cá và hoa táo,

    Mùa Thu nổi nhiều mây,

    Hư nhiều mà thật ít.

 

Vua nói:

 

- Hành động của ngươi thật là trái nghịch nhau, giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc trái nghịch nhau; đó là:

 

    Hình, bóng và sáng, tối.

    Ngày, đêm cùng thiện, ác.

    Trên đời bốn việc này,

    Chúng thường trái nghịch nhau.

 

Vua nói:

 

- Ngươi đáng bị đánh thêm, giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc đáng đánh đập; đó là:

 

    Vải đánh đập thêm láng,

    Lừa có đánh mới đi,

    Vợ bị đánh nghe chồng,

    Trống phải đánh mới kêu.

 

Vua nói:

 

- Giết phu nhân ta, ngươi hãy đi mất đi.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc đi mất; đó là:

 

    Gió thổi bụi bay mất,

    Tiếng ồn mất giọng ca,

    Phục vụ người vô dụng,

    Nghịch lại bậc có đức.

 

Vua nói:

 

- Ngươi làm việc không thích hợp, giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc không thích hợp; đó là:

 

    Làm vua mà nói dối,

    Y sĩ bệnh dịch tả,

    Sa-môn nỗi phẫn nộ,

    Bậc trí làm việc ngu.

 

Vua nói:

 

- Ngươi làm việc vô ích, giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc vô ích; đó là:

 

    Thắp đèn dưới mặt trời,

    Mưa rơi xuống biển lớn,

    Ăn no lại ăn thêm,

    Phục vụ người ở không.

 

Nội nhiếp tụng thứ năm.

 

    Bất ưng sự bất quán,

    Bất thiện hợp khu khước,

    Kinh bố bất hân xả,

    Khát ức nan tư ưu.

 

Vua nói:

 

- Ngươi làm việc không nên, giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc không nên làm; đó là:

 

    Người không thưa, cố dạy,

    Thuyết pháp cho kẻ ngủ,

    Xin không được, cố xin,

    Đấu sức với trẻ mạnh.

 

Vua nói:

 

- Ngươi không chịu xem kỹ, giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Tuy thần không xem kỹ nhưng có bốn việc nên xem kỹ; đó là:

 

    Dũng sĩ đánh nên xem,

    Chú trừ độc nên xem,

    Thân tộc họp nhau ăn,

    Giảng nghĩa hay, nên xem.

 

Vua nói:

 

- Ngươi giết phu nhânviệc bất thiện.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc bất thiện; đó là:

 

    Tại gia không siêng làm,

    Xuất giatham dục,

    Vua không biết mưu tính,

    Đại đức bị nổi sân.

 

Vua nói:

 

- Ngươi giết phu nhân ta, thật đáng đuổi đi.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc đáng đuổi đi; đó là:

 

    Lái xe làm xe đổ,

    Không lường được sức bò,

    Bò cái nhiều sữa cặn,

    Phụ nữ sống nhà cha.

 

Vua nói:

 

- Giết phu nhân ta, thấy ngươi thật đáng sợ.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc không nên sợ mà sợ; đó là:

 

    Chim ri và chìa vôi,

    Cò trắng và nhạn xanh,

    Cả bốn loại chim này,

    Thường có tâm sợ hãi.

 

Vua nói:

 

- Ta không có phu nhân, lòng không vui thích nữa; vì sao ngươi giết đi.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc không vui thích; đó là:

 

    Vượn không thích xóm làng,

    Cá rùa trên núi đá,

    Trộm chẳng thích thiền thất,

    Cuồng phu chán vợ mình.

 

Vua nói:

 

- Giết phu nhân của ta, ngươi đáng vứt bỏ đi.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc đáng bỏ; đó là:

 

    Vì nhà, bỏ một người.

    Vì làng, bỏ một nhà.

    Vì nước, bỏ một làng.

    Vì thân, bỏ cả nước.

 

Vua nói:

 

- Ngươi giết phu nhân, ta khao khát nhớ, biết bao giờ thỏa mãn.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc không sao thỏa mãn; đó la ø:

 

    Cỏ không thỏa mãn lửa.

    Dâm vợ người không thỏa.

    Khát uống một bụm nước.

    Uống rượu người khó thỏa.

 

Vua nói:

 

- Ngươi giết phu nhân của ta là việc khó suy lường.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc khó lường; đó là:

 

    Vua chúa giận khó lường.

    Giữa đường bỗng gặp giặc.

    Phụ nữ đánh trong nhà.

    Suy nghĩ đến vật cho.

 

Vua nói:

 

- Ngươi giết phu nhân thật đáng thương xót.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bốn việc đáng thương xót; đó là:

 

    Già cả lòng dâm dục.

    Ác phụ bị chồng đuổi.

    Dâm nữ tuổi già suy.

    Xuất giasân hận.

    Như vậy bốn việc này,

    Đều thật đáng buồn thương.

    Nội nhiếp tụng thứ sáu:

    Vô yếm khả ái sự,

    Bất cộng tiếu đoạt tài,

    Bất cộng tranh ác tâm,

    Vô y bạn bất tín.

 

Vua nói:

 

- Ta nhìn phu nhân An Lạc không chán, ngươi lại giết đi.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có năm việc không chán; đó là:

 

    Vua chúa và voi chúa.

    Danh-sơn và biển lớn.

    Tướng hảo của Thế Tôn.

    Nhìn mãi không biết chán.

 

Vua nói:

 

- Phu nhân đáng yêu, ngươi lại giết đi.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có năm việc đáng yêu; đó là:

 

    Tướng đẹp, nhà danh giá,

    Nhu hòa, không làm ác,

    Đủ đức hạnh phụ nữ,

    Người ấy thật đáng yêu.

 

Vua nói:

 

- Ta không cùng ngươi vui chơi vì giết phu nhân.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có năm việc không nên cùng nhau vui chơi; đó là:

 

    Trẻ con và rắn độc,

    Trẻ hoạn, người bất thường,

    Kẻ tùy tiện vô trí,

    Không nên chơi cùng họ.

 

Vua nói:

 

- Ngươi giết phu nhân là đoạt tài vật của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có năm việc đoạt tài vật của người; đó là:

 

    Ca múa và uống rượu,

    Kẻ trộm và cai ngục,

    Vương gia thường qua lại.

    Năm loại cướp của người.

 

Vua nói:

 

- Ngươi giết phu nhân của ta, nay không thể tranh cạnh với ai được.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có sáu việc không nên tranh cạnh; đó là:

 

    Đại phú và quá nghèo,

    Hạ tiện, cực cao quý,

    Quá xa và quá gần,

    Sáu việc không nên tranh.

 

Vua nói:

 

- Ngươi có ác tâm giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có sáu hạng người ác tâm; đó là:

 

    Tuy gặp không nhìn nhau,

    Chống trái không thân cận,

    Ua nói lỗi của người,

    Cho chỉ mong báo đáp,

    Bố thí tính chuyện đòi,

    Là tướng trạng tâm ác.

 

Vua nói:

 

- Ngươi giết phu nhân, ta không có nơi nhờ cậy.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bảy việc không nên nhờ cậy; đó là:

 

    Lão tăng bệnh,vua ác,

    Gia trưởng già, ác khẩu,

    Không hiểu rõ pháp luật,

    Bệnh nặng không thầy thuốc,

    Không nghe tôn trưởng dạy,

    Bảy việc không nương tựa.

 

Vua nói:

 

- Ngươi giết phu nhân, không xứng là bạn.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bảy hạng không xứng là bạn; đó là:

 

    Người chơi đùa, trẻ cười,

    Kẻ cờ bạc, dâm nữ,

    Mê rượu, giặc, hoàng-môn,

    Bảy hạng không là bạn.

 

Vua nói:

 

- Ngươi giết phu nhân, không nên tin tưởng.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có bảy hạng khó tin ; đó là:

 

    Nước sâu bằng cổ họng,

    Khỉ vượn và voi, ngựa,

    Rắn đen, trẻ để chỏm,

    Mặt gầy ít râu tóc,

    Bên bảy hạng thế này,

    Không nên tin tưởng lắm.

    Nội nhiếp tụng bảy:

    Bất thùy cập bất dục,

    Cửu nãobi tâm,

    Thập ác bất tương vi,

    Thập lực phu nhân hiện.

 

Vua nói:

 

- Ngươi giết phu nhân, ta không ngủ được.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe trên đời có tám việc làm người ta không ngủ được ; đó là:

 

    Bệnh sốt, bệnh gầy và ho hen.

    Bệnh nghèo, suy nghĩ và quá giận,

    Tâm đang kinh sợ, bị giặc bắt.

    Gặp tám việc này không ngủ được.

 

Vua nói:

 

- Ngươi giết phu nhân, ta không ưa ngươi nữa.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe trên đời có tám việc không nên ưa muốn; đó là:

 

    Bệnh, già, chết, đói, nghèo,

    Ái biệt ly, oán hội,

    Mưa đá phá cả nước,

    Tám việc người không muốn.

 

Vua nói:

 

- Ngươi gây ưu buồn cho ta vì giết phu nhân.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe trên đời có chín việc ưu buồn ngay trong hiện tại phải chấp nhận; đó là:

 

    Ai yêu kẻ thù ta,

    Ghét bạn tốt của ta,

    Và ghét bản thân ta,

    Đã làm, đang, sẽ làm.

    Nếu có chín việc ấy,

    Cần phải giải tỏa ngay,

    Không được sinh thù hận,

    Tự khổ, gây khổ người.

 

Vua nói:

 

- Ngươi không có tâm bi, giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe trên đời có mười hạng người không có tâm bi ; đó là:

 

    Đồ tể giết heo, bò, dê, gà,

    Bắt chim, bắt cá, săn cầm thú,

    Bẫy thỏ, ăn cướp, làm hàng thịt.

    Mười việc ác này không tâm bi.

 

Vua nói:

 

- Ngươi là kẻ hung ác, giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe con ngườimười điều ác; đó là:

 

    Tiếng ác, miệng ác, không xấu hổ,

    Bội thân, vong ân, không từ bi,

    Giặc cướp, trộm cắp, ăn một mình,

    Nói lời tà kiến, là mười việc.

 

Vua nói:

 

- Ngươi làm việc mâu thuẫn, thật không đáng tin vì giết phu nhân của ta.

 

Đáp:

 

- Há vua không nghe có mười việc mâu thuẫn; đó là:

 

    Mặt trời, trăng, lửa, nước,

    Đồng nữphụ nữ,

    Bí-sô, Bà-la-môn,

    Kẻ lõa hình, phân người.

 

Mặt trời mâu thuẫn: Là mùa Đông mặt trời gần nhưng không nóng lắm, mùa xuân ở rất xa nhưng rất nóng độc.

 

Mặt trăng mâu thuẫn: Những ngày đầu còn nhỏ mọi người đều lễ bái, đến khi tròn lớn, chẳng ai lễ nữa.

 

Tướng lửa mâu thuẫn: Khi bệnh nhiệt lại cần hơ nóng, bị mụt nóng phải hơ lửa mới bớt.

 

Tướng nước mâu thuẫn: Vào tháng mùa Đông, nước ao hồ lạnh ngắt, không ai múc uống cả, nước giếng ấm nhưng ai cũng uống. Tháng mùa Xuân nóng, nước ao ấm nóng, mọi người đều uống, nước giếng mát lạnh, người không thích uống.

 

(Đây là căn cứ theo sự việc của các nước phương Tây mà luận về mâu thuẫn).

 

Đồng nữ mâu thuẫn là khi chồng chưa cưới thường nhớ đến nhà chồng, ngay khi đám cưới, thường khóc lóc và nhớ nhà mình.

 

Phụ nữ mâu thuẫn là khi còn trẻ tuổi ai cũng ưa nhìn, khi đi lại mặc quần áo che dù kín thân thể, khi già cả không ai muốn nhìn nữa lại bày đầu mặt ra đi trên đường.

 

Bí-sô mâu thuẫn là khi còn trẻ tuổi ăn uống biết ngon, ăn xong tiêu hóa ngay nhưng khó có thức ăn. Khi già cả ăn uống không biết ngon, ăn khó tiêu hóa nhưng được cúng dường phong phú.

 

Bà-la-môn mâu thuẫn là nếu trẻ con lên bảy tuổi chưa phát dục lại bắt chúng thọ giới trong năm năm chuyên cần tu tập phạm hạnh. Đến tuổi thanh niên, dục tình mạnh mẽ lại không ngăn cấm nên buông lung làm sai quấy.

 

Lõa hình mâu thuẫn là như ngoại đạo lõa hình mặc y phục khi trong phòng, khi ra ngoài trái lại không mặc mà lõa hình.

 

Phân người mâu thuẫn là khi còn ướt nổi trên mặt nước, khi khô cứng lại chìm dưới nước.

 

Đây là mười việc mâu thuẫn nhau.

 

Vua nói:

 

- Này Tăng Dưỡng! Hãy bỏ qua việc này không cần nói nữa, ta hỏi lại phải nói thật, dựa vào thế lực nào giết phu nhân của ta?

 

Đáp:

 

- Đại vương! Tôi dựa vào đâu để có thế lực để dám hại phu nhân. Đại vương nên biết, Thầy của Tôn giả Ca-Đa Diễn Nađức Phật, Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôntrí lực tự tại, là vua chánh pháp, thành tựu mười lực thù thắng, trí tuệ viên mãn chuyển bánh xe đại phạm, rống lên tiếng rống của sư tử, ấy mới gọi là có đại thế lực. Mười lực là:

 

    Một: Trí lực biết rõ xứ và phi xứ. Vì có thể thành tựu được trí lực thù thắng về xứ như vậy, nên đầy đủ trí tuệ chuyển đại Phạm Luân, rống tiếng sư tử giữa bốn chúng.

 

    Hai: Như thật tri nghiệp báo ba đ?i các chúng sinh, nhân duyên dị thục của xứ hay sự.

 

    Ba: Biết như thật về thanh tịnhphiền não của các tịnh-lự, giải thoát, tam-ma-địa, tam-ma-bát-đề.

 

    Bốn: Như thật tri về căn tính sai khác của chúng sinh.

 

    Năm: Như thật tri về sự thắng giải khác nhau của chúng sinh.

 

    Sáu: Như thật tri về các loại thế giới.

 

    Bảy: Như thật tri về các hành nghiệp đưa đến tất cả cảnh giới.

 

    Tám : Nhớ rõ các chỗ đã sinh từ một đời hai đời cho đến 10 đời, 20, 30, cho đến trăm ngàn đời, vô lượng đời; thành kiếp hoại kiếp cho đến vô lượng kiếp thành hoại, đều nhớ rõ hết chủng loại như vậy, chúng sinh như vậy ... ta ở nơi ... tên ... giòng họ ... ăn uống ... như vậy, khổ vui ... như vậy, thọ sinh như vậy, tuổi thọ dài ngắn, chết đây sinh kia, những đất nước nơi chốn đã từng sinh đến, đều nhớ hết cả ...

 

    Chín: Lại được thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân thấy rõ sự sinh tử, hình thể với màu sắc xấu đẹp, giòng họ sang hèn, sinh đến các nẻo thiện ác đều tùy theo nghiệp của chúng sinh.

 

    Lại như thật tri những chúng sinh nào có hành động ác về thân, ngữ, ý, phỉ báng hiền thánh, tâm sinh tà kiến, do nghiệp ác này làm nhân duyên, sau khi qua đời sinh vào địa-ngục. Nếu có chúng sinh có hành động thiện về thân ngữ ý, không phỉ báng hiền thánhchánh kiến, do thiện nghiệp này làm nhân duyên sau khi qua đời sinh vào thiên giới.

 

    Mười: Như thật tri về được các lậu đã hết, tâm giải thoát khỏi các lậu, tự mình giác ngộ chứng pháp viên mãn: "Ta sinh đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn thọ thân sau".

 

Thành tựu mười lực này là bậc thù thắng, đầy đủ đại trí tuệ chuyển đại phạm luân, rống lên tiếng sư tử giữa bốn chúng.

 

- Này đại vương! Đây là đức Như Laiđại thế lực không ai hơn được nên gọi là có thế lực.

 

Nghe Tăng Dưỡng thuyết giảng các yếu nghĩa xong, vua Mãnh Quang im lặng không đáp được.

 

Vua đã im lặng không đáp được lời nào, cần gì đùa gạt với nhau thêm nữa, ta nên đưa phu nhân ra.

 

Tăng Dưỡng suy nghĩ như vậy rồi đưa phu nhân xuất hiện nước mắt tràn mi, cung kính lạy sát hai chân vua, nói kệ trần tình tạ lỗi:

 

    Xin vua nhờ đây, rõ vô thường,

    Lần lượt truyền nhau theo gia-pháp.

    Vương pháp thấy ác, không thi hành,

    Phu nhân An Lạc mong được tha.

    Lời hay trên đời, vua đã nghe.

    Thần nhờ hỏi đáp để trần thuyết,

    Sức vua điều được voi dữ lớn,

    Huống chi vợ yêu làm việc trái,

    Biết tôn trọng chồng, vợ đủ đức,

    Thủy chung đoàn tụ, chỉ lần này.

    Thần thấy đại vương còn trầm ngâm.

    Hiện nay, phu nhân mong dung thứ.

    Trông thấy phu nhân, vua rất vui mừng, nói kệ hay đáp lời Tăng dưỡng:

    Khanh nói lời hay đẹp như vậy,

    Đều vì lòng thương đối với ta,

    Nay ban cho khanh thành Khúc Nữ,

    Ta tha thứ tội cho phu nhân.

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ

 

TỲ-NẠI-DA-TẠP-SỰ

 

Quyển hai mươi bốn hết

 

--- o0o ---

Quyển thứ hai mươi lăm

 

--- ooOoo ---

 

Nhiếp tụng ba trong biệt môn sáu:

 

    Dũng kiện dữ bảo khí,

    Diệu Quang lan nhã trung,

    Nhân năng hoạt khai tửu,

    Bất độ tổn chúng thủ.

 

* Một thời, Phật ở trong giảng đường Lầu Cao, bên bờ hồ Di Hầu, thành Quảng Nghiêm. Có nhiều Bà-la-môn, trưởng giả tụ họp lại một nơi cùng nhau nghị luận: "Sa-môn Kiều Đáp Ma đam mê các dục và chúng Thanh-văn cũng rất tham lam".

 

Khi lời này được nói lên, đang ngồi giữa mọi người, nghe những lời đối đáp của mọi người xong, trưởng giả Dũng Kiện lên tiếng:

 

- Việc này chưa biết hư thật, tôi đề nghị quý vị nên chính mắt chứng nghiệm về đức Đại sư Thế Tôn thiểu dục hay đa dục, về chúng Thanh văn cũng như vậy.

 

Về đến nhà, sau khi kiểm soát lại hết vật dụng bằng vàng bạc, trưởng giả đến gặp Thế Tôn, lạy sát hai chân thăm hỏi sức khỏe rồi ngồi qua một bên.

 

Sau khi giảng dạy diệu pháp làm cho trưởng giả lợi ích hoan hỷ, Thế Tôn im lặng.

 

Bước ra khỏi chỗ ngồi, bày vai bên phải, chắp tay hướng về Phật, trưởng giả bạch:

 

- Xin Thế Tôn từ bi cùng chúng Bí-sô đến nhà con nhận bữa cúng dường nhỏ mọn vào sáng ngày mai.

 

Đức Phật im lặng nhận lời. Biết Phật đã nhận lời, trưởng giả từ tạ ra về.

 

Trưởng giả cũng đến thỉnh các ngoại đạo:

 

- Sáng mai, con thỉnh Phậtchúng Tăng về nhà thọ thực, các Ngài nên đến đấy cùng dùng bữa.

 

Trưởng giả lại đến các Bà-la-môn cư sĩ trong thành, báo với họ:

 

- Tôi đã thỉnh Phật, Tăng và các ngoại đạo dùng bữa tại nhà vào sáng mai. Các vị có thể đến cùng nhau tùy hỷ cúng dường Phật và Tăng.

 

Ngay đêm ấy, trưởng giả chuẩn bị các món ăn uống thơm ngon thượng hạng cả loại cắn và nhai. Vào sáng sớm, bố trí chỗ ngồi, xếp đặt bồn nước, cây chà răng, bột rửa, những vật cần dùng xong, trưởng giả sai sứ đến bạch Phật:

 

- Thức ăn đã sẳn sàng, thưa Ngài đến giờ.

 

Vào sáng sớm, Phật cùng Thánh chúng mặc y bưng bát đến nhà trưởng giả, cùng ngồi vào tòa đã dọn sẳn.

 

Trưởng giả cùng các Bà-la-môn cư sĩ đem những mâm đựng chén bát xinh đẹp ... bằng vàng, bạc, lưu-ly, pha-lê đặc biệt, muốn dọn lên cho Phật cùng Tăng.

 

Phật bảo A Nan Đà:

 

- Ông hãy đến bảo các Bí-sô rằng đây là ý trưởng giả muốn thử nghiệm nên dọn bốn loại mâm đựng vật quý; các ông không nên thọ.

 

Tôn giả Khánh Hỷ làm theo lời Phật. Nghe dạy, không một vị Bí-sô nào thọ vật ấy cả.

 

Thấy vậy, trưởng giả dùng đồ vật bằng đỏ trắng đựng thức ăn thơm ngon thượng hạng, tự tay cúng dường làm cho mọi người no đủ.

 

Sau khi thọ thực, xỉa răng, súc miệng, thu dọn bát xong, trưởng giả trải một chiếu thấp, ngồi trước Thế Tôn.

 

Phật thuyết pháp làm cho ông ta được lợi ích hoan hỷ và đọc kệ hồi hướng bố thí rồi từ giã ra về.

 

Bấy giờ các ngoại đạo cùng làm việc phi pháp, không giữ uy nghi, ngồi lộn xộn không theo thứ tự. Trưởng giả bảo người giữ cửa:

 

- Thấy các ngoại đạo mang các v?t dụng quý như vàng, bạc, lưu ly, pha lê ra cửa, nên lấy lại. Nếu họ nói rằng trưởng giả cho ta, thì bảo họ rằng đưa cho ông trong lúc ăn chứ không cho luôn. Nếu họ không trả thì giữ lại đánh và giật vật ấy lại.

 

Trưởng giả đem bốn mâm đựng vật quý đưa cho ngoại đạo. Họ liền lớn tiếng đòi hỏi như đưa ta mâm vàng ... hay bảo đưa ta vật bằng bạc ... cùng nhau gây loạn, cạnh tranh giận dữ nỗi lên, đánh nhau bằng gậy, bằng tay, đấm đá nhau, nhục mạ lẫn nhau, thật là khó coi. Thấy vậy, trưởng giả biểu hiện sự tức giận, khiến cho họ yên tịnh và dọn thức ăn. Sau khi ăn, họ mang các vật ấy ra cửa.

 

Bị giữ cửa ngăn lại, họ bảo:

 

- Trưởng giả cho ta, vì sao ngươi giữ lại?

 

Đáp:

 

- Chỉ đưa cho trong khi ăn chứ không cho luôn, hãy để lại mới được đi.

 

Họ không để lại, người giữ cửa liền đánh, cùng nhau cãi lẫy, tiếng ồn ào vang tận ra ngoài. Nghe tiếng vang dậy, tất cả dân cư nam nữ lớn nhỏ trong thành đều vân tập đến.

 

Trưởng giả bảo mọi người:

 

- Các vị có thấy sự khác nhau giữa Phật và Tăng với chúng ngoại đạo không?

 

Đáp:

 

- Chúng tôi thấy.

 

Trưởng giả nói:

 

- Phật và Thánh chúng thiểu dục tri túc, ngược lại ngoại đạo dùng pháp luật xấu ác dụ dỗ nhau.

 

Thấy vậy, đối với đức PhậtTăng chúng mọi người càng kính trọng và tăng lòng tin thêm lên. Trong nhóm nếu có người không tin hay nữa tin nữa ngờ, nay cũng phát sinh tín tâm với Phật và Tăng.

 

Về đến trú xứ, rửa chân xong, sau khi an tọa giữa đại chúng như thường lệ, đức Phật bảo các Bí-sô:

 

- Hạnh thiểu dụcích lợi lớn như vậy, thế nên Bí-sô không nên ăn uống trong vật đựng quý báu bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê. Ai ăn như vậy bị tội vượt pháp. Nếu là bậc ly dục thì tùy theo ý của thí chủ.

 

Khi đến Thiên thượng hay Long cung, do sức phước nghiệp của chúng nên vật đựng thức ăn toàn bằng vàng quý báu không có các vật thường khác, các Bí-sô phàm phu sợ phạm giới nên không dám ăn, đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:

 

- Nếu nơi ấy không tìm được vật dụng khác, họ dọn vật dụng bằng vàng quý báu thì được phép dùng không nên nghi sợ.

 

* Phật tại thành Thất La Phiệt. Trong thành có một trưởng giả giàu có nhiều của cải đời sống sung túc như vua Tỳ Sa Môn, lấy vợ chưa bao lâu đã có thai. Từ hôm ấy, thân hình người vợ sáng đẹp, khác với lúc trước. Đầy đủ tháng, bà ấy sinh một bé gái thân hình xinh đẹp, ai cũng thích nhìn, tướng mạo hoàn mỹ xinh đẹp. Vào ngày sinh, trong phòng rực sáng như ánh mặt trời, tiếng đồn về điềm tốt này truyền khắp cả thành phố xóm làng. Mọi người bàn nhau:

 

- Có trưởng giả ... sinh một con gái dung nhan đặc biệt, nhìn thấy đều ưa, thân hình đầy đặn. Vào ngày sinh, trong phòng rực sáng như ánh mặt trời. Hằng ngày, có ngàn vạn người với ý tò mò đến nhà trưởng giả để xem việc lạ này.

 

Bấy giờ ở phương khác có một tướng sư tiên đoán giỏi, nghe việc lạ này nên đến xem. Xem xong, nhìn khắp bốn phía, ông ta bảo mọi người:

 

- Quý vị biết không, bé gái này đầy đủ tướng mạo trên đời không có, chuẩn theo sách tướng thì nó sẽ ân ái với năm trăm đàn ông.

 

Mọi người nói:

 

- Xem tướng mạo đặc biệt này, với năm trăm người chưa đủ là kỳ lạ.

 

Khắp nơi xa gần đều nghe lời tiên đóan của tướng sư, mọi người tranh nhau đến xem đông như nêm, huyên náo cả đường phố.

 

Đủ 21 ngày, trưởng giả tổ chức đại hội vui mừng, mời hết thân tộc đến đặt tên cho con gái. Mọi người hỏi nên đặt tên gì cho cô bé này. Họ đều nói ngày sinh cháu bé trong phòng chiếu sáng như ánh mặt trời, nên đặt tên là Diệu Quang.

 

Trưởng giả sai tám bà nhũ mẫu cùng nhau nuôi dưỡng cô bé ... nói rõ như những nơi khác. Đến khi khôn lớn, nhan sắc cô ta rất xinh đẹp diễm lệ tuyệt thế, học tập đủ các loại kỹ nhạc sáo đàn, hình dáng rực rỡ uy nghiêm, lụa là thơm ngát, ở riêng trong phòng tươi sáng tỏa khắp như là thiên nữ trong vườn Diệu Hoa, ngắm hình dung đặc biệt này thật là đáng yêu, rực rỡ hiếm có trên đời. Giả sử tiên nhân ẩn cư, những người ly dục mà trông thấy cô ta, vẫn phát sinh tâm ái dục. Huống chi những đàn ông niên thiếu tích chứa phiền não từ vô thủy, dâm dục mạnh mẽ sao không mê hoặc được. Người cha cùng với gia nhân ngày đêm phòng thủ nghiêm nhặt không rời khỏi mắt.

 

Bấy giờ, thái tử, đại thần của vua Thắng Quang nước Kiều Tát La và vương tử của các nước khác đều đến cầu hôn nhưng đều rút lui xấu hổ không vừa lòng khi biết lời tiên đoán của tướng sư, Diệu Quang sẽ hành dục với năm trăm người. Nhưng trong ngoài khắp nơi có rất nhiều người lén nhìn vào nhà qua cửa, cửa sổ. Tuy có phòng thủ nhưng khó cấm chế họ. Thấy vậy, Trưởng giả sợ gây họa trong nhà nên trong tâm không yên, suy nghĩ: "Con gái ta đã lớn, dù gặp người không tương xứng đến hỏi cũng gã cho rồi". Mọi người sợ mang tiếng nên chẳng ai cưới cả. Thấy không ai hỏi đến, trưởng giả buồn bã khổ não sinh bệnh, thân hình gầy ốm.

 

Trong thành có một trưởng giả giàu có nhiều tài sản, kết hôn chưa bao lâu thì vợ chết, lại tìm vợ khác lần thứ hai cho đến lần thứ bảy cũng đều chết hết. Do đời trước ông ta làm vợ chết sớm nay bị ảnh hưởng nghiệp ác ấy lưu lại. Người đương thời gọi tên ông là Giết-vợ. Trưởng giả Giết-vợ không thể sống cô độc muốn tìm vợ khác nên đến những nhà có con gái để cầu hôn.

 

Cha mẹ các cô ấy bảo:

 

- Chẳng lẽ tôi lại muốn giết con gái mình hay sao?

 

Ông ta lại toan tính, cầu hôn các quả phụ. Họ đều đáp:

 

- Chẳng lẽ chúng tôi muốn tự sát hay sao?

 

Trưởng giả tìm phụ nữ khắp nơi nhưng không được nên không còn tâm mong cầu cưới vợ nữa mà đến sống chung với các vị Sa-môn ngoại đạo và đủ các hạng người phạm hạnh nhưng lại suy nghĩ: "Cha ta trước đây là Ô Ba Sách Ca của đức Phật, nay phiền gì lại theo ngoại đạo. Ta nên đến cộng trú với đệ tử Phật, bước đầu thân cận cúng dường, cuối cùng sẽ xuất gia.

 

Thấy ông ta thường đến rừng Thệ Đa, người bạn cũ hỏi:

 

- Bạn thường vào chùa, cầu xuất gia phải không?

 

Đáp:

 

- Hiện nay tôi ở một mình coi như đã xuất gia, phiền gì phải cầu nữa!

 

Được hỏi vì sao, ông ta đáp:

 

- Sau khi vợ chết, tôi lại cưới vợ hai, ba cho đến vợ thứ bảy cũng chết. Người đời đặt tên tôi là Giết-vợ, đều do nghiệp ác đời trước đã gây. Tôi nghĩ rằng cha tôi trước đây quy y Phật, nay còn đi đâu nữa nên phát tâm đến với chúng Bí-sô.

 

Người bạn nói:

 

- Tuy biết như vậy nhưng đối với việc vợ conđạo lý cần phải vẹn toàn, nếu không con cái dòng dõi sẽ bị đoạn tuyệt vậy nên phải tìm kiếm những kẻ tầm thường khác.

 

Đáp:

 

- Tôi phải làm gì đây, vì những nhà được cầu hôn đều nói rằng chẳng lẽ họ muốn giết con gái hay sao?

 

- Nếu như vậy sao không hỏi các quả phụ?

 

Đáp:

 

- Khi được cầu hôn, họ nói rằng chẳng lẽ tôi tự sát hay sao!

 

- Như vậy sao đến cầu hôn với cô gái đẹp Diệu-Quang?

 

Đáp:

 

- Tướng sư tiên đoán cô ta sẽ quan hệ với năm trăm người, chẳng lẽ làm cho nhà tôi trở thành nhà dâm nữ mà tất cả đàn ông đều từ bỏ hay sao?

 

- Bạn có tín tâm, ai lại tự tiện vào nhà trừ khi Bí-sô đến thăm viếng. Bạn nên dạm hỏi.

 

Đáp:

 

- Chắc là họ không chịu gả cho tôi.

 

- Họ cũng đang lo rầu hoặc sẽ gả cho.

 

Trưởng giả liền đi đến nhà kia. Trông thấy, người cha cô gái reo lên:

 

- Xin chào, ông muốn tìm gì?

 

Đáp:

 

- Ước nguyện trong lòng, chưa dám nói ra.

 

Người cha:

 

- Nói đi có hại gì?

 

Đáp:

 

- Muốn xin cưới Diệu Quang làm vợ.

 

Cha nói:

 

- Đồng ý.

 

Trưởng giả tổ chức lễ cưới lớn, xe ngựa rước dâu đưa cô gái về nhà rồi giao hết chìa khóa trong nhà cho vợ mới, bảo rằng:

 

- Hiền thủ! Trước đây gia đình anh quy y Tam Bảo, lấy đó làm phước điền không tín ngưỡng nơi khác. Em hãy tùy lúc đích thân cúng dường.

 

Đáp:

 

- Lành thay! Em sẽ làm theo.

 

Khi ấy, hằng ngày trưởng giả thỉnh các Bí-sô đến nhà thọ thực. Đích thân Diệu Quang cúng dường nên khi thấy Bí-sô nào hình dung tuấn tú tướng mạo siêu phàm thì ghi nhớ trong lòng.

 

Bấy giờ, trưởng giả có việc cần đi ra ngoài, bảo vợ:

 

- Hiền thủ! Tta có việc cần, phải đến chỗ ... em phải thường xuyên cúng dường phước điền không được gián đoạn.

 

Đáp:

 

- Xin vâng.

 

Đến gặp các Bí-sô, trưởng giả thưa:

 

- Con có việc cần đi đến nơi khác, cầu xin các Thánh giả hằng ngày đến nhà con thọ thực.

 

Đáp:

 

- Chúc ông bình an, chúng tôi sẽ đến.

 

Sau khi trưởng giả ra đi, Bí-sô đến nhà. Thấy chồng không có nhà, Diệu Quang biểu hiện thái độ lẳng lơ trước các Bí-sô.

 

Thấy như vậy, sau khi thọ thực, trở về chùa, các Bí-sô bàn nhau:

 

- Các vị biết không, tướng tội lỗi đã hiện ra, giờ phải làm sao?

 

Một người nói:

 

- Sáng mai ta không đến, họ làm gì được!

 

Người khác nói:

 

- Ta là người khất thực hãy đi khất thực.

 

Mọi người đáp:

 

- Lành thay!

 

Sáng mai, không một Bí-sô nào đến nhà. Sau khi xong việc, trưởng giả trở về nhà, hỏi Diệu-Quang:

 

- Thánh giả phước điền thường đến đây thọ thực không?

 

Đáp:

 

- Chỉ đến một ngày, sau đó không đến nữa.

 

Trưởng giả suy nghĩ:

 

- Hay là cô này biểu hiện tướng trạng khiêu dâm trước các vị thánh giả làm cho họ sợ tội lỗi nên không đến.

 

Ông ta đến chùa, ân cần thỉnh lại. Họ đáp:

 

- Chúng tôi là người khất thực nên giữ pháp bình thường.

 

Bạch:

 

- Thánh giả! Con đã tự hiểu, không còn sợ sinh ra lỗi lầm như trước.

 

Được Bí-sô nhận lời, trưởng giả làm lễ ra về.

 

Hôm khác, Bí-sô đến nhà thọ thực. Sau khi đưa Diệu Quang trong phòng rồi đóng cửa lại, chính tay trưởng giả dâng thức ăn.

 

Khi Bí-sô đang thọ thực, trong phòng Diệu Quang sinh những vọng tưởng phân biệt ... thánh giả ... chân thon như vậy, thánh giả ... eo lưng, ngực, cổ, mặt, mắt, cho đến đỉnh đầu như vậy. Do chú ý với vọng tưởng như vậy nên sinh tâm rất luyến ái làm cho lửa dục bốc ra thiêu đốt trong ngoài, toàn thân xuất mồ hôi, sinh khí thoát hết nên qua đời.

 

Sau khi thọ thực, súc miệng rửa tay xong, các Bí-sô tụng kệ chú nguyện rồi ra về.

 

- Nàng hãy ra ngoài cùng dùng cơm với ta. Trưởng giả mở cửa phòng gọi Diệu Quang nhưng cô ta vẫn im lìm không lên tiếng vì đã qua đời.

 

Vào phòng, thấy cô ta nằm lăn dưới đất, cho là đang ngủ muốn gọi dậy nên lấy tay lay động, trưởng giả mới hay đã chết. Ông ta khóc lóc sầu thảm bảo người nhà:

 

- Ta là hạng người bạc phước nhất, ngọc nữ như vậy bỗng nhiên bỏ đi. Hãy báo bên ngoại thân là con gái họ đã mất.

 

Đến nơi, thân thuộc đều khóc lóc, đấm ngực áo não, tự đập xuống đất, mắng chưởi trưởng giả, kéo dài như vậy cho đến chiều tối. Họ dùng vải ngũ sắc liệm thây chết đặt lên xe tang đưa vào rừng.

 

Bấy giờ, cách rừng không xa có năm trăm tên giặc, trộm cướp nơi khác đến trú tại đây. Trên đường, có một người thấy trại bọn cướp nên suy nghĩ: "Mỹ nữ Diệu Quang đã chết, thân tộc gần xa cùng đưa vào rừng, đừng để bọn giặc nhân đó làm bậy. Ta mau đến báo cho họ biết".

 

Đến rừng, ông ta báo:

 

- Cách đây không xa, có năm trăm tên cướp sắp đến nơi này. Quý vị mau tránh đi chớ để chúng gây hại.

 

Nghe báo như vậy, xếp đặt đầy đủ tang nghi, sai người hộ vệ,thân tộc buồn bã gạt lệ cùng kéo nhau vào thành.

 

Khi bọn giặc đến bìa rừng, người phòng thủ bỏ trốn mất. Bọn giặc trông thấy vật tang lễ trang trí rực rỡ, cùng nhau đến xem đều kinh ngạc, giở y phục ra xem thấy dung nhan cô ta tuy chết nhưng vẫn đoan trang như còn sống. Thấy dung nhan cô ta không khác còn sống nên bọn cướp bàn nhau: "Cô gái này xinh đẹp xưa nay chưa từng thấy, tìm kiếm thật xa cũng khó gặp được".

 

Sinh tâm nhiễm ô, họ cùng nhau làm việc phi pháp với thây chết, góp năm trăm tiền vàng đặt bên cạnh rồi đi.

 

Đến sáng hôm sau, khắp nơi đều nghe Diệu Quang tuy chết, thi hài vẫn tư thông với năm trăm người lấy được năm trăm tiền vàng.

 

Nghe như vậy, các Bí-sô đều nghi ngờ, thưa hỏi Đ?c Phật:

 

- Tiền thân Diệu Quang từng làm nghiệp gì mà thân thể xinh đẹp rực rỡ, vào ngày sinh trong phòng chiếu sáng. Tuy chết, tử thi còn tư thông với năm trăm người được năm trăm tiền vàng.

 

Thế Tôn dạy:

 

- Này các Bí-sô! Tiền thân Diệu Quang gây nghiệp cuối cùng phải chịu, khi quả báo chín không ai thay thế ... cho đến đọc bài kệ như trước.

 

Các ông nên biết, trong Hiền Kiếp này, khi loài người sống hai vạn tuổi, có Đức Phật Ca Diếp Ba ra đời, đầy đủ mười hiệu, trú trong rừng Thi Lộc thuộc Bà La Ny Tư. Trong thành này, có vua hiệu Ngật Lật Chỉ là đại pháp vương, an ổn giàu vui không có giặc trộm ... nói rộng như các nơi khác. Khi duyên hóa độ đã mãn như củi hêùt lửa tắt, Thế Tôn vào Vô dư y cảnh giới Niết-bàn vi diệu. Bấy giờ vua và mọi người cúng dường trọng thể di thân của Phật. Sau khi hỏa thiêu, họ thu lấy xá lị, xây tháp ngang dọc một Du-thiện-na, cao nữa Du-thiện-na.

 

cư sĩ nữ thấy tháp uy nghi nên sinh tín ngưỡng lấy gương sáng treo vào bánh xe trên tháp, phát nguyện:

 

- Nguyện con đời sau sinh đến nơi đâu, từ thân cũng phát ra ánh sáng rực rỡ như ánh mặt trời.

 

Này các Bí-sô:

 

- Cư sĩ nữ ngày xưa, nay là Diệu Quang. Do năng lực ngày xưa treo gương phát nguyện nên nay được quả báo thân như nhật quang, khi sinh ánh sáng chiếu khắp cả phòng. Lại nữa nên biết, tuy cô ấy chết rồi mà thân còn giao hội với năm trăm người được năm trăm tiền vàng. Các ông nên nghe về nhân duyên này.

 

- Ngày xưa, ở Ba La Nại Tư có vua tên Phạm Thọ là đại pháp vương ... như trước. Trong thành có một dâm nữ tên là Hiền Thiện dung nhan xinh đẹp ai cũng thích nhìn. Trước đây, em vợ vua có tư thông với cô ta.

 

Có năm trăm mục đồng vào trong vườn cây chơi đùa, bảo với nhau:

 

- Trong vườn này, chúng ta đã chơi đủ các cách rồi chỉ chưa cùng giao hội với thiếu nữ, nên kiếm về đây.

 

Mọi người khen phải. Muốn tìm ai đây, họ đều đồng ý Hiền Thiện nên đến bảo cô ta:

 

- Thiếu nữ, hãy đến vườn cây cùng nhau hoan lạc.

 

Đáp:

 

- Có ngàn đồng tiền vàng, tôi sẽ cùng đi, bằng không thì thôi.

 

- Hãy lấy năm trăm, sau khi hoan lạc sẽ giao đủ năm trăm nữa. Mục đồng nói.

 

Đáp:

 

- Tùy ý.

 

Sau khi nhận năm trăm tiền vàng, cô gái bảo bọn kia đi trước, trang điểm hương hoa y phục xong sẽ đi sau.

 

Họ đi rồi, cô gái suy nghĩ: "Nếu ta quan hệ với năm trăm người kia, làm sao sống nổi, đã đưa năm trăm tiền việc này phải tính sao đây?"

 

Cô ta mưu tính:

 

- Em vợ vua từng có giao tình với ta, nếu nhờ cậy chắc được cứu giúp.

 

Sau khi tính vậy, cô ta sai tỳ nữ đến gặp vị kia nói:

 

- Em vô ý nhận năm trăm tiền vàng để hoan lạc với năm trăm người. Nếu tư thông với năm trăm người chắc em khó sống nổi. Nếu không đi, em sẽ bị phạt tiền vàng gấp bội. Trước đây, em rất vừa ý ngài, có cách gì để cứu cho thóat khỏi.

 

Sau khi được nô tỳ cho biết, dựa thế lực của vua, em vợ vua làm cho cô ta không phải đi cũng không hoàn lại tiền.

 

Bấy giờ, trên đời không có Phật, chỉ có bậc Độc-giác xuất thế thương kẻ nghèo nàn, sống dưới gốc cây, được gì ăn nấy, trên thế gian chỉ có ruộng phúc này.Vị Độc-giác này du hóa nhân gian đến Balanytư tìm nơi tịch tịnh để an trú, thấy năm trăm người tụ tập một chỗ. Họ thấy Tôn giả thân tâm an tịnh khác hẳn người thường, cho rằng đây là chân phúc điền thật khó được gặp, nên phải cúng dường để trồng nhân trong tương lai, cùng nhau tính toán, dọn món ăn uống thơm ngon đặt đầy bát, chí thành dâng lên Thánh nhân.

 

Thông thường vị Độc-giác không thuyết pháp chỉ hiện thân tướng làm cho mọi người phát thiện tâm, liền bay lên hư không hiện các thần biến, từ thân trên dưới lửa nước phun ra sáng rực. Thấy thần thông, phàm phu liền sinh kính tín, toàn thân nằm dài xuống đất như đại thọ ngã, làm lễ thượng nhân kia, phát nguyện rộng lớn:

 

- Chúng con đích thân cúng dường phước điền chân thật này, đem thiện căn này làm cho được cùng giao hội với dâm nữ Thiện Hiền dù là tử thi cũng trả năm trăm tiền.

 

Bí-sô nên biết, Thiện Hiền ngày xưa nay là Diệu-Quang. năm trăm người ngày xưa, nay là năm trăm tên cướp. Do cúng dường bậc Thánh giả, lại do sức phát nguyện nên lưu chuyển sinh tử trong năm trăm đời thường đưa năm trăm tiền cùng làm việc phi pháp. Cho đến ngày nay, dâm nữ Diệu Quang tuy đã chết, họ vẫn đưa năm trăm tiền cho thây chết để cùng làm việc xấu.

 

Thế nên các ông phải biết, gây nghiệp ác không ai chịu thay thế ... cho đến nói kệ như trước. Các ông nên bỏ nghiệp đen và tạp, nên tu tập nghiệp thuần trắng, nên học như vậy.

 

Các Bí-sô nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

 

Bấy giờ, Thế Tôn suy nghĩ rằng đến gia đình như vậy, khi thọ thực có những tai hại cho các Bí-sô như thế, nên bảo họ:

 

- Diệu Quang có những vọng tưởng với các Bí-sô đến nỗi bỏ mạng. Thế nên các ông không nên đi đến những nhà như vậy mà nhận cúng dường của họ để sinh ra lỗi lầm. Bí-sô nào đến gia đình như vậy để sinh lỗi lầm, bị tội vượt pháp.

 

Đức Phật tại Vương-xá, một Bí-sô kia tu tập thiền định nên thường đến A Lan Nhã để thực hành. Có ma nữ sinh tâm phi pháp thỉnh Bí-sô hưởng thụ. Bí-sô không nhận lời.

 

Ma nữ nói:

 

- Thánh giả, nếu không được thụ hưởng, tôi sẽ gây bất lợi cho ngài.

 

Đáp:

 

- Đại tỷ, tôi là người trì giới, làm sao chị gây việc bất lợi được.

 

Ngay trước Bí-sô, ma nữ nói ra những lời khó chịu. Từ đó về sau thường theo rình khuyết điểm của Bí-sô.

 

Một hôm, Bí-sô ngồi chỗ vắng dùng y trùm thân, bỗng nhiên ngủ quên. Thấy vậy, ma nữ nghĩ rằng đây chính là lúc ta báo oán, nên vác Bí-sô lên lầu, chỗ vua Thắng Quang ở. Trong lúc vua đang ngủ, ma nữ liền ném Bí-sô trên người vua. Bị đánh thức, vua hỏi:

 

- Ai đó?

 

Đáp:

 

- Tôi là sa môn.

 

Hỏi:

 

- Sa môn nào?

 

Đáp:

 

- Thích-ca tử.

 

Vua hỏi:

 

- Vì sao thánh giả đến đây?

 

Bí-sô đem sự việc nói với vua.

 

Vua hỏi:

 

- Sao lại cư trú ở nơi nguy hiểm như vậy, nếu con chưa phải là Phật tử thì ngài đã không còn tính mệnh rồi và làm cho thánh giáo bị phá hoại.

 

Nghe như vậy, vị này đành im lặng trở về nói với các Bí-sô. Các Bí-sô đem sự việc bạch Phật.

 

Đây là do các Bí-sô cư trú nơi nạn xứ đáng sợ nên có lỗi như vậy. Sau khi suy nghĩ, Phật bảo các Bí-sô:

 

- Đại vương Anh Thắng chê bai rất đúng. Thế nên các Bí-sô không được cư trú chổ nạn xứ như thế. Ai cư trú như vậy, bị tội vượt pháp.

 

* Duyên xứ như trước. Có Bí-sô bị mụt nhọt. Thầy thuốc đến thấy như vậy nên phá ra nhưng có việc đi gấp nên không bó thuốc kịp làm cho Bí-sô bị đau đớn. Thấy vị này đau đớn, các Bí-sô bảo nhau:

 

- Các cụ thọ, ai biết điều trị nên làm cho vị ấy hết khổ.

 

Có Bí-sô trẻ tuổi điều trị cho vị kia.

 

Bấy giờ y vương suy nghĩ: "Vừa rồi ta phá mụt nhưng không bó thuốc vậy nên đến làm".

 

Ông ta đến nói: "Tôi đã phá mụt nhưng chưa đặt thuốc".

 

Đáp:

 

- Đã làm.

 

Hỏi:

 

- Ai làm?

 

Đáp:

 

- Bí-sô trẻ tuổi.

 

Sau khi xem xét, biết là thuốc tốt nên y vương bảo:

 

- Vào ngày khác nếu không có tôi thì nên làm như vậy.

 

Đáp:

 

- Vừa rồi tôi tùy nghi tạm làm theo cách này nhưng đức Thế Tôn chưa cho phép.

 

- Thế Tôn đại bi tất cho phép làm.Y vương nói.

 

Bí-sô bạch Phật, Phật dạy:

 

- Này các Bí-sô, nếu có người giỏi về thuốc nên để họ điều trị, nhưng ở chỗ khuất chớ cho người tục thấy. Nếu nơi trống trải, bị tội vượt pháp.

 

* Duyên khởi tại thành Thất La Phiệt. Có các tịnh tín Bà-la-môn cư sĩ đến chùa hỏi Bí-sô:

 

- Con có bệnh như vậy nên uống thuốc gì và ăn gì?

 

Các Bí-sô, người không biết y học thì không đáp được, người giỏi y học cũng sợ phạm tội nên không trình bày ra, làm cho những người thế tục kia buồn bã trở về. Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:

 

- Nếu Bí-sô nào giỏi về y học nên chỉ bày cho họ, không phạm.

 

* Duyên xứ như trước. Sau khi Thế Tôn hiện thần biến chiến thắng ngoại đạo làm trời người vui mừng, những phi nhân ở bên ngoài tùy theo chỗ ở của mình như thành phố xóm làng hay tại trung gian của thế giới đều đến thành Thất La Phiệt. Đại sư Thế Tônđại chúngnơi khác đến thường được Thiên long, Dược-xoa, vua Thắng-Quang chúa nước Kiều Tát La, phu nhân Thắng Man, phu nhân Hành Vũ, cư sĩ Tiên Thọ, cư sĩ Cố Cựu, Tỳ Xá Khư mẹ Lộc Tử cùng nhau cúng dường thức ăny phục, làm cho những người ở nơi khác đến cũng được đầy đủ.

 

Bấy giờ các phi nhân đều sinh tham đắm nên ở lại nơi này không về chỗ cũ. Phi nhân nào có dục tâm thì biến hóa giống hình dáng của chồng để hành dục với vợ họ, sinh ra trai gái tay chân đầu mặt giống hình phi nhân, khác với người thường. Có đứa mắt đỏ đen hoặc đầu to thân hình ngắn hoặc tóc xanh lè hoặc xen tạp màu vàng. Thấy vậy, người mẹ rất kinh hoàng đem đứa bé bỏ ở chỗ hiểm vắng. Trông thấy con mình, phi nhân cha truyền sức sống vào. Có đứa khi mới sinh giống với hình người nhưng khi lớn lên hiện ra tướng phi nhân nên cũng bị mẹ chúng vứt bỏ như trước. Khi quỷ cha gặp chúng liền nuôi dưỡng cho thành người.

 

Thấy như vậy, Lục chúng bảo nhau:

 

- Này Nan Đà, Ô-Ba Nan Đà, những tên Bát Đen trộm môn đồ của ta. Nuôi dưỡng nên người, chúng liền đưa đi. Chúng ta thu góp môn đồ như vậy như vậy làm cho bọn Bát Đen không thể dụ dỗ được.

 

Vào sáng sớm, Ô-Ba Nan Đà mặc y mang bát vào thành khất thực, trên đường gặp người tóc vàng nên suy nghĩ: "Hình dáng như vậy không phải là hạng bọn Bát-Đen nhận nuôi dưỡng, nếu họ xuất gia ta sẽ độ cho".

 

Đến gặp người kia, Ô-Ba Nan Đà hỏi:

 

- Hiền thủ, người là con nhà ai?

 

Đáp:

 

- Tôi không nhà cửa chỉ có một mình.

 

Hỏi:

 

- Nếu như vậy, sao không xuất gia?

 

Đáp:

 

- Tôi là người tóc vàng, ai lại cho tôi xuất gia để làm thầy vua.

 

- Hiền thủ, giáo pháp của Đức Đại sư lấy từ bi trên hết. Nếu đồøng ý, ta sẽ làm thầy cho người xuất gia.

 

Rất vui mừng, người ấy theo vào chùa được xuất gia và thọ cận viên.

 

Sau vài ngày dạy bảo phép tắc cho họ, Ô-Ba Nan Đà bảo:

 

- Hiền thủ! Há không nghe rằng nai không nuôi nai, đất đai thành Thất La Phạt rộng lớn là nơi hoạt động của cha, nên khất thực nuôi thân để sinh sống.

 

Hôm sau, vị tân Bí-sô mặc y bưng bát vào thành khất thực. Khi mang thức ăn ra cúng dường thấy Bí-sô ấy, người phụ nữ đấm ngực la lên:

 

- Ông là loại người tóc vàng mà ai lại cho xuất gia vậy!

 

Đáp:

 

- Ô Ba Nan Đàthân giáo sư của tôi.

 

Họ nói:

 

- Trừ hành động ác của vị ấy ra, ai lại gây ra việc tai hại trong giáo pháp của Thế Tôn!

 

Những kẻ bất tín ở đường phố thôn phường cùng nhau chê bai:

 

- Sa môn Thích tử làm việc phi pháp độ cả loại tóc vàng xuất gia.

 

Bí-sô bạch Phật. Do các Bí-sô độ người như vậy xuất gia nên gây ra lỗi lầm, thế nên Bí-sô không nên độ tóc vàng xuất gia. Phật nghĩ vậy và bảo các Bí-sô:

 

- Người thế tục chê bai rất đúng. Thế nên Bí-sô không nên phá hủy phép tắc của mọi người mà cho họ xuất gia. Ai làm như vậy bị tội vượt pháp.

 

Như lời Phật dạy không cho xuất gia những loại như vậy. Bí-sô không biết thế nào là phá hủy phép tắc của mọi người. Phật dạy có hai trường hợp xấu ác phá hủy phép tắc của mọi người. Một là chủng tộc, hai là hình tướng. Chủng tộc là thuộc gia đình giòng họ hạ tiện bần hàn tầm thường, làm thuê mướn, ăn uống không đủ, hoặc Chiên-đà-la, Bốc-yết-sa làm cây, làm tre, giặc y phục, nấu rượu, thợ săn ... gọi là chủng tộc xấu ác. Hình tướng là tóc vàng xanh đỏ trắng hoặc tóc như lông voi, hoặc không tóc, hoặc đầu thô to dài, đầu lừa, đầu heo, đầu chó, tai như bàng sinh, không tai, mắt có các bệnh như vàng đỏ quá lớn hay quá nhỏ ..., mắt mù tai điếc, răng bị bệnh hay không răng, bị hoạn, hai căn, hạ bộ bị phong, không căn, thân thể quá thô kệch hay quá nhỏ, gầy ốm, màu da đáng sợ, tay chân không đủ, các bệnh ghẻ lở, những trường hợp như vậy bị Đại tiên ngăn không cho độ cận viên.

 

Như có kệ tụng:

 

    Ngươi trong pháp Tối thắng,

    Thọ thi-la đầy đủ,

    Thường chí tâm phụng trì,

    Khó được thân đầy đủ,

    Đoan chính để xuất gia,

    Bậc thanh tịnh viên cụ.

    Lời chân thật nói ra,

    Tri kiến Đấng Chánh-giác .

 

Khi ấy Ô-Ba Nan Đà đem số tóc vàng kia bán cho trẻ làm đồ chơi. Phật dạy:

 

- Ai bán tóc bị tội Tốt-Thổ-La-Để-Dã.

 

 

 

Tụng thứ tư trong biệt môn sáu:

 

    Đà sách đẳng tam đồng,

    Vong do tự tinh vấn,

    Đại thần thông đại dược,

    Đao tử hạ thiên cung.

 

* Duyên khởi tại thành Thất La Phiệt. Cụ thọ Ô-Ba Ly có hai cầu-tịch. Một người tên Đà Sách Ca, người kia tên Ba-Lạc Ca. Hai người này rất thân thiết hòa thuận với nhau.

 

Người này bảo người kia:

 

- Bạn nên thọ Cận viên đi, tôi sẽ phục vụ cho thân giáo sư và bạn không để thiếu thốn.

 

Nghe như vậy, người kia cũng nói như thế. Hai người đều giúp đỡ trông nom hỗ trợ nhau nên không ai chịu thọ cận viên trước cả.

 

Cụ thọ Ô-Ba Ly thưa Thế Tôn:

 

- Đại đức! Một Thân-giáo-sư, một Bình-giáo-sư, một Yết-ma-sư được phép cho hai đệ tử cùng thọ cận viên một lần không?

 

Phật dạy:

 

- Được.

 

Hỏi:

 

- Hai người này, ai lớn hơn?

 

Đáp:

 

- Bằng nhau.

 

Hỏi:

 

- Được phép ba người cùng thọ một lần không?

 

Đáp:

 

- Được.

 

Hỏi:

 

- Ba người này ai lớn hơn?

 

Đáp:

 

- Bằng nhau.

 

Hỏi:

 

- Được phép cho bốn người cùng thọ một lần không?

 

Phật dạy:

 

- Không được.

 

Hỏi:

 

- Vì sao?

 

Đáp:

 

- Không được chúng làm yết-ma cho chúng, không hợp lý. Nếu ai cố làm như vậy bị tội vượt pháp.

 

Hỏi:

 

- Thế Tôn! Nếu những người ấy thọ giới một lần thì không có ai lớn nhỏ. Làm sao lễ kính và làm tri sự, nhận vật lợi dưỡng?

 

Phật bảo Ô Ba Ly:

 

- Những người này không nên lạy nhau; nếu làm tri sự hoặc nhận vật lợi dưỡng, tùy theo người khác sai và lĩnh thọ vật họ trao.

 

* Duyên xứ như trước. Ô-Ba Ly thưa hỏi Thế Tôn:

 

- Đại đức! Trong đời tương lai, con người dễ quên, niệm lực suy kém không biết Thế Tôn thuyết kinh điển nào, chế học-xứ nào, ở địa phương thành phố xóm làng nào; trường hợp này phải làm sao?

 

Phật dạy:

 

- Tại Đại Chế Để ở sáu thành lớn là nơi Như Lai trú lâu nhất, nói những nơi ấy không phạm.

 

Hỏi:

 

- Nếu quên các hiệu vua thì phải nói thế nào?

 

Phật dạy:

 

- Vua thì nói Thắng Quang, trưởng giả thì Cấp Cô Độc, Ô-Ba Tư Ca thì Tỳ Xá Khư ... nên biết như vậy.Đối với nơi khác thì tùy theo vua hay trưởng giả ở đó mà nói.

 

Hỏi:

 

- Nếu nói về nhân duyên sự việc về trước, nên nói nơi nào?

 

Đáp:

 

- Tùy lúc mà nói Bà-La Ny Tư, vua hiệu Phạm Thọ, trưởng giả tên Tương Tục, Ô-Ba Tư Ca tên Trưởng Tịnh.

 

Hỏi:

 

- Đối với kinh điển không thể ghi nhớ, làm sao thọ trì?

 

Phật dạy:

 

- Nên ghi trên lá giấy để đọc tụng thọ trì.

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ

 

TỲ-NẠI-DA TẠP-SỰ

 

Quyển thứ hai mươi lăm hết.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11540)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 11865)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11036)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11251)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 11979)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12460)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10671)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 17865)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11625)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 9853)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 10107)
Bồ Tát Thiện Giới, hiểu theo nghĩa Việt là những giới tốt lành, hay kheo, chơn chánh của Bồ tát.
(Xem: 12272)
Kinh Kim Cang thuộc hệ Bát Nhã, một trong ngũ thời giáođức Phật đã thuyết, và là quyển thứ 577 trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.
(Xem: 15252)
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
(Xem: 11135)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 14216)
Đức Phật A Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
(Xem: 12004)
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
(Xem: 15192)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 11887)
Đề cương kinh Pháp Hoa là học phần cương yếu, Thượng nhân Minh Chánh nêu lên cốt lõi của kinh qua cái nhìn của thiền sư Việt Nam...
(Xem: 12334)
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Đàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh
(Xem: 11099)
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt.
(Xem: 12004)
Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.
(Xem: 10513)
Thế Tôn đã để lại cho chúng ta một phương pháp để thẩm định đâu là giáo lý Phật Giáo, đâu không phải là những lời dạy của đức Phật.
(Xem: 12469)
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta.
(Xem: 13047)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 14694)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 12563)
Kinh Đại Bát Niết Bànbài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
(Xem: 16423)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 19481)
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
(Xem: 13027)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12572)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12176)
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau.
(Xem: 11730)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10809)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 13412)
Thích Đức Nhuận, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000
(Xem: 11878)
Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch. Sa môn Hám Sơn Thích Đức ThanhTào Khê, đời Minh soạn - Việt Dịch: Hạnh Huệ
(Xem: 11749)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 11527)
Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng.
(Xem: 12667)
Kinh Căn Bản Pháp Môn nêu lên hai cách tu tập: Chỉ (samātha) và Quán (vipassana). Đây là hai cách tu tập cần yếu trong hành trình dẫn đến giác ngộ.
(Xem: 14396)
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó.
(Xem: 12522)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, bắt đầu từ ngày 28/5/1998, tổng cộng gồm năm mươi mốt tập (buổi giảng).
(Xem: 15549)
Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật ĐếDi Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
(Xem: 13502)
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
(Xem: 12786)
Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 9767)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
(Xem: 17888)
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
(Xem: 11057)
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sư Thanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
(Xem: 8996)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 12095)
Chúng ta biết rằng, lý do tồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiện sinh hoạt tâm linh của con người.
(Xem: 12948)
Bài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka).
(Xem: 10219)
Này người Bả-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên ba thanh kiếm bất hạnh...
(Xem: 12093)
Mettâ-sutta là một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi"
(Xem: 15191)
Câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không chỉ là yếu chỉ tu hành của những người tu Phật mà còn có công năng chuyển hóa những tâm hồn bi quan, khổ đau trong cuộc đời, giúp họ sống tỉnh giác và xả ly, tự tin, làm chủ bản thân trước mọi hoàn cảnh sống.
(Xem: 16515)
BÁT NHÃ TÂM KINH (Prajnaparamitahridaya Sùtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát nhã ba la mật (Prajnaparamità).
(Xem: 12124)
Bát-nhã là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung-hoa có nghĩa là trí-huệ, tiếng Việt-nam mình cũng giữ chữ đó là trí-huệ.
(Xem: 11381)
Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lựcniềm tin của nhân loại.
(Xem: 14153)
Đại Thừa Khởi Tín Luận - Con đường đưa đến giác ngộ, Tác Giả: Mã Minh - Dịch & Giải: Chân Hiền Tâm.
(Xem: 19536)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 14064)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(Xem: 24420)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
(Xem: 10595)
Kinh 42 Bài là dịch từ chữ Hán Tứ Thập Nhị Chương. Kinh nầy có nhiều bản chữ Hán. Bản lưu hành cho đến gần đây, theo sự ước đoán của Hòa Thượng Trí Quang
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant