Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

45. Tiểu kinh Pháp hành (Cùladhammasamàdàna sutta)

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 16847)
45. Tiểu kinh Pháp hành (Cùladhammasamàdàna sutta)

Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ

Majjhima Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

45. Tiểu kinh Pháp hành
(Cùladhammasamàdàna sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: 

-- Này các Tỷ-kheo !

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Những vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại pháp hành này. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ. Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc. Này các Tỷ-kheo, có loại pháp hành hiện tại lạc, và tương lai quả báo cũng lạc. 

Này các Tỷ-kheo, thế nào là loại pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ? Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn thuyết như sau, có sở kiến như sau: "Không có lỗi trong các dục". Những vị này đắm mình trong các dục, hoan lạc với các cô gái lang thang có tóc quấn trên đầu. Họ nói như sau: "Làm sao các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn kia thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Khoái lạc thay, sự xúc chạm với bàn tay có lông mịn của các cô gái lang thang trẻ trung này!" Sau khi đắm mình trong các dục, khi thân hoại mạng chung, các vị ấy phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ở đây, họ cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt. Họ nói như sau: "Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Nhưng chúng ta, do các dục này làm nhân, do các dục này làm duyên, phải cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt". 

Này các Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng mùa nóng, một bẹ hột giống cây leo nứt ra và này các Tỷ-kheo, một hột giống cây leo rơi dưới gốc một cây sala. Này các Tỷ-kheo, các vị thần ở trên cây sala ấy lo sợ, run sợ, và hoảng sợ. Bạn bè thân hữu, bà con huyết thống các vị thần trên cây sala ấy, thần vườn, thần rừng, thần cây, thần các dược thảo, cỏ, rừng hội họp lại, an ủi như sau: "Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Vì hạt giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giốngthể không nẩy mầm". Nhưng này các Tỷ-kheo, hạt giống ấy, con khổng tước không nuốt, con nai không ăn, lửa rừng không đốt, người làm rừng không nhặt đi, các loài mối không ăn, và hạt giống có thể nẩy mầm. Ðược mưa lớn nhờ các làn mây đúng mùa, hạt giống ấy được lớn lên, và một dây leo trẻ, mềm mại, có lông, chậm chậm mọc lên và bám dính cây sala ấy. Này các Tỷ-kheo, các vị thần trên cây sala ấy suy nghĩ như sau: "Không hiểu vì sao các Tôn giả bạn bè thân hữu, bà con huyết thống ấy, các thần vườn, thần rừng, thần cây, các vị thần trên các dược thảo, cỏ, rừng, thấy sự sợ hãi tương lai trong hột giống, hội họp lại, an ủi như sau: "Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Này Tôn giả chớ có sợ hãi! Vì hột giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, những người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giốngthể không nẩy mầm". Khoái lạc thay sự xúc chạm của cây leo trẻ trung mềm mại, có lông đang bám vào!" Cây leo ấy có thể bao trùm cây sala ấy, sau khi bao trùm, liền làm thành một tàn che trên cây ấy, và ở dưới khởi lên cả một lùm cây rậm rạp. Khi ở dưới khởi lên cả một lùm cây rậm rạp, các cành lớn của cây sala ấy có thể bị bóp nghẹt. Rồi này các Tỷ-kheo, các thần trú trên cây sa la ấy suy như sau: "Chính vì thấy sự sợ hãi tương lai này, trong hột giống cây leo ấy mà những Tôn giả, bạn bè thân hữu, bà con huyết thống ấy, các thần vườn, thần rừng, thần cây, các vị thần ở trên các dược thảo, cỏ, rừng, đã hội họp lại và an ủi như sau: "Này Tôn giả chớ có sợ hãi! Này Tôn giả, chớ sợ hãi! Vì hạt giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, những người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giốngthể không nẩy mầm". Và nay ta, vì nguyên nhân hạt giống cây leo, cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt". 

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, có sở kiến như sau: "Không có lỗi trong các dục". Những vị này đắm mình trong các dục, họ hoan lạc với các cô gái lang thang có tóc quấn trên đầu. Họ nói như sau: "Làm sao các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Khoái lạc thay, sự xúc chạm với bàn tay có lông mịn của cô gái lang thang trẻ trung này!" Sau khi đắm mình trong các dục, khi thân hoại mạng chung, họ phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ở đây, họ cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt. Họ nói như sau: "Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Nhưng chúng ta, vì nhân các dục này, vì duyên các dục này, phải cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt". Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sống lõa thể, sống phóng túng, không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, đi khất thực không chịu đứng lại, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo, không nhận đồ ăn đặt tại ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men, cháo cám. Vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại bảy nhà, vị ấy chỉ nhận ăn bảy miếng. Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát, nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Vị ấy chỉ ăn cỏ lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải nivara, ăn da vụn, ăn cám, uống nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Vị ấy mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm quăng đi, mặc vải phấn tảo y, mặc vỏ cây tikitaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người tập tục sống nhổ râu tóc, là người theo hạnh thường đứng không dùng chỗ ngồi, là người ngồi chò hỏ, sống theo hạnh ngồi chò hỏ một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống dùng ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần, thường nằm ngủ một bên hông, sống để bụi và nhớp che dấu thân mình, sống và ngủ ngoài trời, theo hạnh bạ đâu nằm đấy, sống ăn các uế vật, theo hạnh ăn các uế vật, sống không uống nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi). Như vậy, vị ấy sống theo hạnh hành hạ xác thân dưới nhiều hình thức như vậy. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại khổ và tương lai quả báo cũng khổ. 

Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự tánh sanh ra quá nặng về tham ái, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do tham ái sanh; có người tự tánh sanh ra quá nặng về sân hận, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do sân hận sanh; có người tự tánh sanh ra quá nặng về si mê, luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do si mê sanh. Với khổ và với ưu, với mặt đầy nước mắt và khóc than, vị ấy sống theo phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc. 

Này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự tánh sanh ra không quá nặng về tham ái, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do tham ái sanh; có người tự tánh sanh ra không quá nặng về sân hận, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do sân hận sanh; có người tự tánh sanh ra không quá nặng về si mê, không luôn luôn cảm thọ những cảm giác khổ ưu do si mê sanh. Vị ấy ly dục, ly các pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ; diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm; ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba; xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy này các Tỷ-kheo, được gọi là pháp hành hiện tại lạc và tương lai quả báo cũng lạc. Này các Tỷ-kheo, như vậy là bốn loại pháp hành

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. 

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Majjhima Nikaya 45

Cula-Dhammasamadana Sutta
The Shorter Discourse on Taking on Practices

Translation by Bhikkhu Thanissaro

For free distribution only, as a gift of Dhamma


I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Savatthi in Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. There he addressed the monks: "Monks!" 

"Yes, lord," the monks replied. 

"Monks, there are these four ways of taking on practices. Which four? There is the taking on of a practice that is pleasant in the present but yields pain in the future. There is the taking on of a practice that is painful in the present and yields pain in the future. There is the taking on of a practice that is painful in the present but yields pleasure in the future. There is the taking on of a practice that is pleasant in the present and yields pleasure in the future. 

"Now, what is the taking on of a practice that is pleasant in the present but yields pain in the future? There are some priests and contemplatives who hold to a doctrine, a view like this: 'There is no harm in sensual pleasures.' Thus they meet with their downfall through sensual pleasures. They consort with women wanderers who wear their hair coiled in a topknot. 

"The thought occurs to them: 'Now what future danger concerning sensual pleasures do those [other] priests and contemplatives foresee that they have spoken of the relinquishment of sensual pleasures and describe the full comprehension of sensual pleasures? It's pleasant, the touch of this woman wanderer's soft, tender, downy arm.' 

"Thus they meet with their downfall through sensual pleasures. Then, having met with their downfall through sensual pleasures, with the break-up of the body, after death, they go to a bad bourn, destitution, the realm of the hungry shades, hell. There they experience sharp, burning pains. They say: 'This was the future danger concerning sensual pleasures those priests and contemplatives foresaw that they spoke of the relinquishment of sensual pleasures and described the full comprehension of sensual pleasures. It's because of sensual pleasures, as a result of sensual pleasures, that we're now experiencing these sharp, burning pains.' 

"Just as if a maluva creeper pod were to burst open in the last month of the hot season, and a maluva creeper seed were to fall at the foot of a sala tree. The deity living in the tree would become frightened, apprehensive, and anxious. Her friends and companions, relatives and kin -- garden deities, forest deities, tree deities, deities living in herbs, grass, and forest monarchs -- would gather together to console her: 'Have no fear, have no fear. In all likelihood a peacock is sure to swallow this maluva creeper seed, or a deer will eat it, or a brush fire will burn it up, or woodsmen will pick it up, or termites will carry it off, and anyway it probably isn't really a seed.' 

"And then no peacock swallowed it, no deer ate it, no brush fire burned it up, no woodsmen picked it up, no termites carried it off, and it really was a seed. Watered by a rain-laden cloud, it sprouted in due course and curled its soft, tender, downy tendril around the sala tree. 

"The thought occurred to the deity living in the sala tree: 'Now what future danger did my friends and companions, relatives and kin -- garden deities, forest deities, tree deities, deities living in herbs, grass, and forest monarchs -- foresee in that maluva creeper seed that they gathered together to console me: "Have no fear, have no fear. In all likelihood a peacock is sure to swallow this maluva creeper seed, or a deer will eat it, or a brush fire will burn it up, or woodsmen will pick it up, or termites will carry it off, and anyway it probably isn't really a seed." It's pleasant, the touch of this maluva creeper's soft, tender, downy tendril.' 

"Then the creeper, having enwrapped the sala tree, having made a canopy over it, and cascading down around it, caused the massive limbs of the sala tree to come crashing down. The thought occurred to the deity living in the tree: 'This was the future danger my friends...foresaw in that maluva creeper seed, that they gathered together to console me....It's because of that maluva creeper seed that I'm now experiencing sharp, burning pains.' 

"In the same way, monks, there are some priests and contemplatives who hold to a doctrine, a view like this: 'There is no harm in sensual pleasures.' Thus they meet with their downfall through sensual pleasures. They consort with women wanderers who wear their hair coiled in a topknot. 

"The thought occurs to them: 'Now what future danger do those [other] priests and contemplatives foresee that they teach the relinquishment and analysis of sensual pleasures? It's pleasant, the touch of this woman wanderer's soft, tender, downy arm.' 

Thus they meet with their downfall through sensual pleasures. Then, having met with their downfall through sensual pleasures, with the break-up of the body, after death, they go to a bad bourn, destitution, the realm of the hungry shades, hell. There they experience sharp, burning pains. They say: 'This was the future danger concerning sensual pleasures those priests and contemplatives foresaw that they spoke of the relinquishment of sensual pleasures and described the full comprehension of sensual pleasures. It's because of sensual pleasures, as a result of sensual pleasures, that we're now experiencing these sharp, burning pains.' 

"This is called the taking on of a practice that is pleasant in the present but yields pain in the future. 

"And what is the taking on of a practice that is painful in the present and yields pain in the future? 

"There is the case where someone is a cloth-less[1] ascetic, rejecting conventions, licking his hands, not coming when asked, not staying when asked. He doesn't consent to food brought to him or food dedicated to him or to an invitation to a meal. He accepts nothing from the mouth of a pot or from the mouth of a bowl. He accepts nothing from across a stick, across a pestle, from two eating together, from a pregnant woman, from a nursing woman, from a woman lying with a man, from a food collection, from where a dog is waiting or flies are buzzing. He takes no fish or meat. He drinks no liquor, wine, or fermented drink. He limits himself to one house and one morsel a day, or two houses and two morsels ... seven houses and seven morsels. He lives on one saucerful a day, two ... seven saucerfuls a day. He takes food once a day, once every two days ... once every seven days, and so one up to a fortnight, devoted to regulating his intake of food. He is an eater of greens, millet, wild rice, hide-parings, moss, rice bran, rice-scum, sesame flour, grass, or cow dung. He lives on forest roots and berries. He feeds on fallen fruits. He wears hemp, canvas, shrouds, refuse rags, tree bark, antelope hide, strips of antelope hide, kusa-grass garments, bark garments, wood-shaving garments, head-hair garments, animal wool, owl's wings. He is a hair-and-beard puller, one devoted to the practice of pulling out his hair and beard. He is a stander, one who rejects seats. He is a hands-around-the-knees sitter, one devoted to the exertion of sitting with his hands around his knees. He is a spike-mattresser, one who makes his bed on a bed of spikes. He is a third-time-in-the-evening bather, one who stays devoted to the practice of bathing in water. Thus in a variety of ways he stays devoted to the practice of tormenting and afflicting the body. With the break-up of the body, after death, he goes to a bad bourn, destitution, the realm of the hungry shades, hell. 

"This is called the taking on of a practice that is painful in the present and yields pain in the future. 

"And what is the taking on of a practice that is painful in the present but yields pleasure in the future? There is the case of a person who is normally strongly passionate by nature and frequently experiences pain and grief born of passion; a person who is normally strongly aversive by nature and frequently experiences pain and grief born of aversion; a person who is normally strongly deluded by nature and frequently experiences pain and grief born of delusion. Even though touched with pain and grief, crying with a tearful face, he lives the holy life that is utterly perfect, surpassingly pure. With the break-up of the body, after death, he reappears in the good bourn, the heavenly world. This is called the taking on of a practice that is painful in the present but yields pleasure in the future. 

"And what is the taking on of a practice that is pleasant in the present and yields pleasure in the future? There is the case of a person who is not normally strongly passionate by nature and doesn't frequently experience pain and grief born of passion; who is not normally strongly aversive by nature and doesn't frequently experience pain and grief born of aversion; who is not normally strongly deluded by nature and doesn't frequently experience pain and grief born of delusion. Quite withdrawn from sensual pleasures, withdrawn from unskillful (mental) qualities, he enters and remains in the first jhana: rapture and pleasure born from withdrawal, accompanied by directed thought and evaluation. With the stilling of directed thought and evaluation, he enters and remains in the second jhana: rapture and pleasure born of concentration, unification of awareness free from directed thought and evaluation -- internal assurance. With the fading of rapture, he remains in equanimity, mindful and fully aware, and physically sensitive of pleasure. He enters and remains in the third jhana, of which the Noble Ones declare, 'Equanimous and mindful, he has a pleasurable abiding.' With the abandoning of pleasure and pain -- as with the earlier disappearance of elation and distress -- he enters and remains in the fourth jhana: purity of equanimity and mindfulness, neither pleasure nor pain. With the break-up of the body, after death, he reappears in the good bourn, the heavenly world. This is called the taking on of a practice that is pleasant in the present and yields pleasure in the future. 

"And these are the four ways of taking on practices." 

That is what the Blessed One said. Gratified, the monks delighted in the Blessed One's words. 


Notes

1.Acelaka. Often translated as "naked," but as the description shows, such a person might wear garments, although the garment would not be made of cloth.

Revised: Wed 22 September 1999 , http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn45.html


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11727)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 12044)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11199)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11434)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 12141)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12652)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10862)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 18101)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11819)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 10042)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 10245)
Bồ Tát Thiện Giới, hiểu theo nghĩa Việt là những giới tốt lành, hay kheo, chơn chánh của Bồ tát.
(Xem: 12454)
Kinh Kim Cang thuộc hệ Bát Nhã, một trong ngũ thời giáođức Phật đã thuyết, và là quyển thứ 577 trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.
(Xem: 15453)
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
(Xem: 11315)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 14422)
Đức Phật A Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
(Xem: 12214)
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
(Xem: 15503)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 12095)
Đề cương kinh Pháp Hoa là học phần cương yếu, Thượng nhân Minh Chánh nêu lên cốt lõi của kinh qua cái nhìn của thiền sư Việt Nam...
(Xem: 12495)
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Đàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh
(Xem: 11289)
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt.
(Xem: 12170)
Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.
(Xem: 10702)
Thế Tôn đã để lại cho chúng ta một phương pháp để thẩm định đâu là giáo lý Phật Giáo, đâu không phải là những lời dạy của đức Phật.
(Xem: 12627)
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta.
(Xem: 13271)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 14977)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 12792)
Kinh Đại Bát Niết Bànbài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
(Xem: 16677)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 19777)
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
(Xem: 13213)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12769)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12370)
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau.
(Xem: 11966)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 11012)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 13634)
Thích Đức Nhuận, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000
(Xem: 12046)
Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch. Sa môn Hám Sơn Thích Đức ThanhTào Khê, đời Minh soạn - Việt Dịch: Hạnh Huệ
(Xem: 11938)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 11732)
Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng.
(Xem: 12857)
Kinh Căn Bản Pháp Môn nêu lên hai cách tu tập: Chỉ (samātha) và Quán (vipassana). Đây là hai cách tu tập cần yếu trong hành trình dẫn đến giác ngộ.
(Xem: 14633)
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó.
(Xem: 12711)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, bắt đầu từ ngày 28/5/1998, tổng cộng gồm năm mươi mốt tập (buổi giảng).
(Xem: 15772)
Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật ĐếDi Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
(Xem: 13726)
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
(Xem: 13009)
Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 9959)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
(Xem: 18124)
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
(Xem: 11265)
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sư Thanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
(Xem: 9155)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 12283)
Chúng ta biết rằng, lý do tồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiện sinh hoạt tâm linh của con người.
(Xem: 13148)
Bài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka).
(Xem: 10387)
Này người Bả-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên ba thanh kiếm bất hạnh...
(Xem: 12276)
Mettâ-sutta là một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi"
(Xem: 15470)
Câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không chỉ là yếu chỉ tu hành của những người tu Phật mà còn có công năng chuyển hóa những tâm hồn bi quan, khổ đau trong cuộc đời, giúp họ sống tỉnh giác và xả ly, tự tin, làm chủ bản thân trước mọi hoàn cảnh sống.
(Xem: 16704)
BÁT NHÃ TÂM KINH (Prajnaparamitahridaya Sùtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát nhã ba la mật (Prajnaparamità).
(Xem: 12326)
Bát-nhã là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung-hoa có nghĩa là trí-huệ, tiếng Việt-nam mình cũng giữ chữ đó là trí-huệ.
(Xem: 11596)
Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lựcniềm tin của nhân loại.
(Xem: 14385)
Đại Thừa Khởi Tín Luận - Con đường đưa đến giác ngộ, Tác Giả: Mã Minh - Dịch & Giải: Chân Hiền Tâm.
(Xem: 19856)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 14244)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(Xem: 24740)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
(Xem: 10777)
Kinh 42 Bài là dịch từ chữ Hán Tứ Thập Nhị Chương. Kinh nầy có nhiều bản chữ Hán. Bản lưu hành cho đến gần đây, theo sự ước đoán của Hòa Thượng Trí Quang
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant