Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

26. Duy trì pháp học Phật giáo

01 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 6683)
26. Duy trì pháp học Phật giáo

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển I:
Tam Bảo

CHƯƠNG I: BA NGÔI CAO CẢ (TIYAGGA)


DUY TRÌ PHÁP HỌC PHẬT GIÁO

Pháp học Phật giáo là nguồn cội, là căn bản của Phật giáo. Khi pháp học còn tồn tại, thì pháp hành mới mong phát triển. Khi pháp hành phát triển tốt, thì pháp thành mới có thể phát sinh. Nếu pháp học bị tiêu hoại, thì pháp hànhpháp thành chắc chắn sẽ không còn nữa. Như vậy, các hàng Phật tử tại gia và bậc xuất gia cần phải có bổn phận theo học pháp học Phật giáo bằng tiếng Pāḷi, lời giáo huấn chính thức của Đức Phật tùy theo khả năng của mình, để giữ gìn duy trì Phật giáo được trường tồn trên thế gian tròn đủ 5.000 năm. Để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho tất cả chúng sinh nhất là chư thiênnhân loại.

KẾT TẬP TAM TẠNG PĀḶI

Để giữ gìn duy trì pháp học Phật giáo cho được đầy đủ, không để rời rạc, không cho thất lạc; cho nên, chư Đại Trưởng Lão kết tập Tam TạngChú giải bằng tiếng Pāḷi.

KẾT TẬP TAM TẠNG PĀḶI LẦN THỨ NHẤT

Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa tổ chức kỳ kết tập Tam TạngChú giải Pāḷi lần thứ nhất, sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn được 3 tháng 4 ngày (nhằm vào ngày mùng 4 tháng 7 âm lịch, trong mùa an cư nhập hạ) tại động Sattapaṇṇi gần thành Rājagaha xứ Māgaddha.

Kỳ kết tập Tam TạngChú giải này gồm có 500 vị Thánh Arahán có đầy đủ trí tuệ phân tích, lục thông... đặc biệt thông thuộc Tam TạngChú giải Pāḷi, Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa chủ trì Đại hội, chất vấn Ngài Đại đức Upāli về Tạng Luật và chất vấn Ngài Đại đức Ānanda về Tạng Kinh và Tạng Vi Diệu Pháp. Kỳ kết tập Tam TạngChú giải được thực hiện suốt 7 tháng mới hoàn thành xong trọn bộ Tam TạngChú giải.

Kỳ kết tập Tam TạngChú giải Pāḷi lần này bằng cách truyền khẩu (mukhapāṭha) chưa ghi chép bằng chữ viết.

Đức vua Ajātasattu xứ Māgaddha là người hộ độ chư Thánh Arahán trong kỳ kết tập Tam TạngChú giải Pāḷi này.

Phân chia phận sự duy trì Tam Tạng, Ngũ Bộ

Sau khi kết tập Tam TạngChú giải xong, chư Thánh Arahán phân công mỗi vị có bổn phận giữ gìn duy trì Tam TạngChú giải như sau:

Về Tạng Luật (Vinayapiṭakapāḷi) thuộc về phận sự của Ngài Đại đức Upāli. Ngài có trách nhiệm dạy Tạng Luật và Chú giải đến nhóm đệ tử, giữ gìn duy trì Tạng Luật này.

Khi Đức Phật còn tại thế, Đức Phật đã từng tuyên dương Ngài Đại đức Upāli là bậc Thánh Thanh Văn xuất sắc nhất về trì luật trong các hàng Thanh Văn đệ tử.

Về Trường Bộ Kinh (Dīghanikāyapāḷi) thuộc về phận sự của Ngài Đại đức Ānanda. Ngài có trách nhiệm dạy Trường Bộ Kinh đến nhóm đệ tử, giữ gìn duy trì Trường Bộ Kinh này.

Về Trung Bộ Kinh (Majjhimanikāyapāḷi) thuộc về phận sự của nhóm đệ tử của Ngài Đại đức Sāriputta, các vị này có trách nhiệm dạy Trung Bộ Kinh đến nhóm đệ tử, giữ gìn duy trì Trung Bộ Kinh này.

Về Đồng Loại Bộ Kinh (Samyuttanikāyapāḷi) thuộc về phận sự của Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa. Ngài có trách nhiệm dạy Đồng Loại Bộ Kinh đến nhóm đệ tử, giữ gìn duy trì Đồng Loại Bộ Kinh này.

Về Tiểu Bộ Kinh (Khuddakanikāyapāḷi), thuộc về phận sự chung của 500 chư Thánh Arahán. Quý Ngài có trách nhiệm dạy Tiểu Bộ Kinh đến các nhóm đệ tử, giữ gìn duy trì Tiểu Bộ Kinh này.

Về Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhammapiṭakapāḷi), gồm có 7 bộ lớn thuộc phận sự chung của 500 chư Thánh Arahán. Quý Ngài có trách nhiệm dạy Tạng Vi Diệu Pháp đến các nhóm đệ tử, giữ gìn duy trì Tạng Vi Diệu Pháp này.

KẾT TẬP TAM TẠNG PĀḶI LẦN THỨ NHÌ

Giáo pháp của Đức Phật được giữ gìn duy trì đúng theo Chánh Pháp trải qua được 100 năm, thì có nhóm Tỳ-khưu Vajjīputta xứ Vesāli đặt ra 10 điều không hợp với pháp luật của Đức Phật là:

1- Kappati siṅgiloṇakappo: Tỳ-khưu cất giữ muối trong ống bằng sừng với tác ý rằng: để làm đồ gia vị thức ăn ngày hôm sau, cũng được.

2- Kappati dvaṅgulakappo: Tỳ-khưu thọ thực quá ngọ, mặt trời ngả qua hai lóng tay, cũng được.

3- Kappati gāmantarakappo: Tỳ-khưu đã ngăn cản vật thực rồi tự nghĩ rằng: bây giờ ta đi vào xóm để dùng vật thực nữa, mà không cần làm đúng theo Luật, cũng được.

4- Kappati āvasakappa: Trong cùng Mahāsīmā, có nhiều nhóm riêng rẽ hành uposathakamma, cũng được.

5- Kappati anumatikappa: Chư Tăng trong nhóm hành tăng sự nghĩ rằng: Sẽ cho phép Tỳ-khưu đến sau, cũng được.

6- Kappati ācinnakappa: Tỳ-khưu hành theo pháp mà Thầy Tổ của mình thường thực hành, cũng được.

7- Kappati amathitakappa: Tỳ-khưu đã ngăn cản vật thực rồi, dùng sữa tươi đã biến chất, chưa biến thành sữa chua, cũng được.

8- Kappati jaḷogiṃ pātuṃ: Tỳ-khưu uống rượu nhẹ chưa thành chất say, cũng được.

9- Kappati adasakaṃ nisīdanaṃ: Tỳ-khưu dùng tọa cụ không có đường lai, cũng được.

10- Kappati jātarūparajataṃ: Tỳ-khưu thọ nhận vàng bạc, cũng được.

Đó là 10 điều do nhóm Tỳ-khưu Vajjīputta đề xướng không đúng theo Chánh Pháp của Đức Phật.

Đại Trưởng Lão Yassa Kākaṇḍakaputta (Mahā yassa), nghe tin nhóm Tỳ-khưu Vajji xứ Vesāli đặt ra 10 điều như vậy, Ngài liền đến tận nơi hội họp chư Tỳ-khưu Tăng giải thích để cho họ hiểu rõ, đó là 10 điều sai trái, không hợp với luật pháp của Đức Phật.

Đây cũng là nguyên nhân khiến Đại Trưởng Lão Yassa Kākaṇḍakaputta triệu tập kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ nhì tại ngôi chùa Vālikārama, gần thành Vesāli khoảng 100 năm sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn.

Kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ nhì này gồm có 700 bậc Thánh Arahán có đầy đủ Tứ Tuệ Phân Tích, Lục thông, thông thuộc Tam Tạng, Chú giải... do Ngài Đại Trưởng Lão Yassa Kākaṇḍakaputta làm chủ trì, Ngài Đại Trưởng Lão Revata vấn, Ngài Đại Trưởng Lão Sabbakāmi giải đáp... Công cuộc kết tập được thực hiện trong suốt thời gian 8 tháng mới hoàn thành xong trọn bô Tam TạngChú giải, hoàn toàn y theo bổn chánh của kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ nhất.

Kỳ kết tập Tam Tạng lần này cũng bằng khẩu truyền (mukhapātha, chưa ghi chép bằng chữ viết).

Đức vua Kālāsoka xứ Vesāli hộ độ kỳ kết tập Tam TạngChú giải lần này.

Giáo pháp của Đức Phật một lần nữa được giữ gìn duy trì đúng theo chánh pháp. Tất cả chư Tỳ-khưu thực hành nghiêm chỉnh giới luật, làm cho những người chưa có đức tin nơi Tam Bảo, lại phát sinh đức tin, những người nào đã có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo rồi, đức tin càng tăng trưởng.

KẾT TẬP TAM TẠNG PĀḶI LẦN THỨ BA

Sau kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ nhì, Phật giáo càng ngày càng phát triển, chư Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni càng đông, cận sự nam, cận sự nữđức tin trong sạch nơi Tam Bảo càng nhiều, họ làm phước hộ độ cúng dường 4 thứ vật dụng đến chư Tỳ-khưu rất đầy đủ, nhất là vào thời kỳ Đức vua Dhammāsoka (Asoka). Đức vua là Bậc Minh Quân, trị vì toàn cõi Nam Thiện Bộ Châu, có đức tin trong sạch trong Phật giáo, hộ độ cúng dường 4 thứ vật dụng đến chư Tỳ-khưu rất đầy đủ, sung túc. Ngược lại, các nhóm tu sĩ ngoại đạo thì đời sống thiếu thốn khổ cực. Do đó, một số tu sĩ ngoại đạo xâm nhập vào sống chung với chư Tỳ-khưu, về mặt hình thức thì giống Tỳ-khưu, nhưng về mặt nội tâm vẫn giữ nguyên tà kiến cố hữu của mình không hề thay đổi.

Vì vậy, Tỳ-khưu thật chánh kiến và Tỳ-khưu giả tà kiến sống chung không thể hành tăng sự được, tình trạng này kéo dài suốt 7 năm. Chư Tỳ-khưu trình sự việc này lên Đức vua Dhammāsoka (Asoka) và nhờ uy quyền của Đức vua để thanh lọc Tỳ-khưu giả ngoại đạo tà kiến.

Đức vua Asoka là Đấng Minh Quân và cũng là một cận sự namđức tin trong sạch hộ trì Tam Bảo, Đức vua học giáo pháp của Đức Phật với Ngài Đại Trưởng Lão Moggaliputtatissa, nên hiểu rõ chánh kiến trong Phật giáo và các tà kiến của ngoại đạo. Đức vua thỉnh chư Tỳ-khưu xét hỏi từng vị một, qua cuộc xét hỏi này đã loại bỏ ra được 60.000 Tỳ-khưu giả có tà kiến ngoại đạo, Đức vua ban cho mỗi người một bộ đồ trắng, bắt buộc hoàn tục, trở thành người cư sĩ; còn lại tất cả Tỳ-khưu thật có chánh kiến trong Phật giáo đoàn kết cùng nhau hành tăng sự trở lại.

Nhân dịp này, Ngài Đại Trưởng Lão Moggaliputtatissa đã đứng ra triệu tập kỳ kết tập Tam Tạng Pāḷi lần thứ ba.

Kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ ba này được tổ chức tại chùa Asokārāma xứ Pāṭaliputta, khoảng thời gian 235 năm, sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn.

Kỳ tập Tam Tạng lần thứ ba này, gồm có 1.000 bậc Thánh Arahán đắc Tứ Tuệ Phân Tích, Lục thông, thông thuộc Tam Tạng, Chú giải... do Ngài Đại Trưởng Lão Moggali-puttatissa làm chủ trì, công cuộc kết tập được thực hiện trong suốt thời gian 9 tháng mới hoàn thành trọn bộ Tam TạngChú giải hoàn toàn giống như bổn chánh của hai kỳ kết tập trước.

Kỳ kết tập Tam Tạng lần này cũng bằng khẩu truyền (Mukhapātha, chưa ghi chép bằng chữ viết).

Đức vua Asoka xứ Pāṭaliputta hộ độ kỳ kết tập Tam TạngChú giải lần này.

KẾT TẬP TAM TẠNG PĀḶI LẦN THỨ TƯ

Đức vua Asoka không những hộ trì Phật giáo được phát triển trong nước, mà còn gửi các phái đoàn chư Tăng sang các nước láng giềng khác, để truyền bá Phật giáo, như phái đoàn chư Tăng do Đại đức Mahinda dẫn đầu sang truyền bá Phật giáo ở đảo quốc Srilankā.

Trên đất nước Srilankā Phật giáo được thịnh hành và phát triển tốt, từ Đức vua cho đến quan quân và dân chúng đều có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, đã xuất gia trở thành Tỳ-khưu và Tỳ-khưu ni rất đông.

Một thời đất nước Srilankā gặp phải cuộc phiến loạn, dân chúng gặp cảnh thiếu thốn, nên đời sống của chư Tỳ-khưu cũng chịu ảnh hưởng. Có số Tỳ-khưu sức khỏe yếu kém, nên phận sự ôn lại Tam TạngChú giải thuộc lòng rất vất vả. Khi cuộc phiến loạn đã dẹp xong, chư Đại đức suy xét về sau này, trí nhớtrí tuệ con người càng ngày càng kém dần. Cho nên, chư Tỳ-khưu học thuộc lòng Tam TạngChú giải, để giữ gìn duy trì cho được đầy đủ không phải là việc dễ dàng.

Một hôm, Đức vua Vaṭṭagāmanī ngự đến chùa Mahāvihāra; nhân dịp ấy, chư Đại Trưởng Lão thưa với Đức vua rằng:

- Thưa Đại vương, từ xưa đến nay, chư Đại đức Tăng có phận sự học thuộc lòng Tam TạngChú giải, để giữ gìn duy trì giáo pháp của Đức Phật. Trong tương lai, đàn hậu sinh là những Đại đức khó mà học thuộc lòng Tam TạngChú giải một cách đầy đủ được. Như vậy, giáo pháp của Đức Thế Tôn sẽ bị mai một mau chóng theo thời gian.

Thưa Đại vương, muốn giữ gìn duy trì Tam Tạng, Chú giải được đầy đủ, vậy nên tổ chức kỳ kết tập Tam Tạng, Chú giải ghi chép bằng chữ viết trên lá buông, để lưu lại cho đời sau.

Đức vua Vaṭṭagāmanī hoan hỷ với lời của chư Đại Trưởng Lão.

Kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ tư này được tổ chức tại động Ālokalena vùng Matula-janapada xứ Srilankā, khoảng thời gian 450 năm sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn.

Kỳ kết tâp Tam Tạng lần này gồm 1.000 bậc Thánh Arahán đắc Tứ Tuệ Phân Tích, do Ngài Đại Trưởng Lão Mahādhammarakkhita làm chủ trì, công cuộc kết tập được thực hiện suốt một năm mới hoàn tất việc ghi chép trọn bộ Tam Tạng, Chú giải bằng chữ viết trên lá buông. Sau đó, chư bậc Thánh Arahán kết tập Tam Tạng bằng cách khẩu truyền một lần nữa, hoàn toàn y theo bản chánh của ba kỳ kết tập Tam Tạng lần trước.

Kỳ kết tập Tam Tạng lần này là lần đầu tiên ghi chép bằng chữ viết trên lá buông đầy đủ bộ Tam TạngChú giải, gọi là: “Potthakaropanasaṅgiti”.

Đức vua Vaṭṭagāmanī Abhaya xứ Srilankā hộ độ kỳ kết tập Tam TạngChú giải lần này.

KẾT TẬP TAM TẠNG PĀḶI LẦN THỨ NĂM

Dưới thời vua Asoka có gửi phái đoàn chư Tăng do Ngài Đại Trưởng Lão Soṇa và Ngài Đại Trưởng Uttara sang vùng Suvaṇṇa bhūmi gồm các nước: Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào... để truyền bá Phật giáo. Phật giáo ở các nước trong vùng này trải qua bao cuộc thăng trầm, tùy theo vận mệnh của mỗi nước.

Đất nước Myanmar vào thời đại Vua Mindon đóng đô tại kinh thành Mandalay, Đức vua là người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nhiệt tâm hộ trì Tam Bảo, nghĩ rằng: “Phât giáo thường liên quan đến sự tồn vong của quốc gia, mỗi khi đất nước bị xâm lăng, kẻ thù thường đốt kinh sách Phật giáo”.

Đức vua muốn bảo tồn giáo pháp của Đức Phật, nên Người thỉnh chư Đại Trưởng Lão tổ chức cuộc kết tập Tam Tạng, khắc chữ trên những tấm bia đá, để giữ gìn duy trì Tam Tạng Pháp Bảo được lâu dài.

Chư Đại Trưởng Lão vô cùng hoan hỷ chấp thuận theo lời thỉnh cầu của Đức vua, tổ chức kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ năm tại kinh thành Mandalay xứ Myanmar Phật lịch 2.404.

Kỳ kết tập Tam Tạng lần này gồm 2.400 vị Đại đức là những bậc uyên bác Tam TạngChú giải, do Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Jāgara làm chủ trì; ngoài ra còn có những vị Đại đức rất xuất sắc như Ngài Bhaddanta Narindabhidhaja,... bắt đầu khởi công khắc Tam Tạng trên bia đá vào Phật lịch năm 2.404 cho đến Phật lịch 2.415, trải qua suốt 11 năm ròng rã, mới hoàn thành xong bộ Tam Tạng trên 729 tấm bia đá:

Tạng Luật gồm có 111 tấm.
Tạng
Kinh gồm có 410 tấm.
Tạng
Vi Diệu Pháp gồm có 208 tấm.

Sau khi khắc bộ Tam Tạng bằng chữ trên những tấm bia đá xong, chư Đại Trưởng Lão tổ chức cuộc kết tập Tam Tạng bằng khẩu truyền suốt 6 tháng mới hoàn thành xong bộ Tam Tạng y theo bổn chánh của bốn kỳ kết tập Tam Tạng trước. Gọi là: “Selakkharāropanasaṅgīti”.

Kỳ kết tập Tam Tạng này do Đức vua Mindon xứ Myanmar hộ độ.

Lần đầu tiên toàn bộ Tam Tạng được ghi khắc trên bia đá, những tấm bia đá này hiên nay vẫn còn nguyên vẹn ở kinh thành cổ Mandalay xứ Myanmar. Các nhà in kinh sách Phật giáo đều y cứ vào những tấm bia đá này làm nền tảng căn bản.

Về sau có Đạo sĩ Khanti đứng ra tổ chức khắc toàn bộ Chú giải trên những tấm bia đá, hiện nay vẫn còn nguyên vẹn tại Mandalay.

KẾT TẬP TAM TẠNG PĀḶI LẦN THỨ SÁU

Phật giáo đã trải qua thời gian khá lâu, Tam Tạng, Chú giải, Ṭīkā... đã in ra thành sách, việc sao đi chép lại, in đi in lại nhiều lần, khó mà tránh khỏi sự sai sót. Do đó, các bộ Tam Tạng, Chú giải... của mỗi nước có chỗ sai chữ dẫn đến sai nghĩa, làm cho pháp học Phật giáo không hoàn toàn giống y nguyên bổn chánh.

Chính phủ Myanmar thành lập hội Phật giáo có tên “Buddhasāsanasamiti” vào năm Phật lịch 2.497 để lo tổ chức kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ sáu, tại động nhân tạo Lokasāma (Kaba Aye) thủ đô Yangon, Myanmar. Chính phủ thỉnh tất cả mọi bộ Tam Tạng, Chú giải hiện có trên các nước Phật giáo, để làm tài liệu đối chiếu từng chữ, từng câu của mỗi bổn.

Kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ sáu này gồm 2.500 vị Đại đức thông hiểu Tam Tạng, Chú giải... rành rẽ về ngữ pháp Pāḷi, chia thành nhiều ban đối chiếu sửa chữa lại cho đúng. Công việc được thực hiện bắt đầu từ ngày rằm tháng tư Phật lịch năm 2.498 cho đến ngày rằm tháng tư Phật lịch năm 2.500, ròng rã suốt 2 năm mới hoàn thành xong bộ Tam Tạng, Chú giải, Ṭīkā....

Sau đó, chính phủ Myanmar thỉnh chư Đại đức kết tập Tam Tạng bằng khẩu, do Đại Trưởng Lão Revata chủ trì, Đại Trưởng Lão Sobhana vấn, Đại Trưởng Lão Vicittasā-rābhivaṃsa thông thuộc Tam Tạng trả lời theo Tam Tạng, Chú giải.

Trong buổi lễ này Chính phủ Myanmar, đứng đầuThủ tướng U Nu, tổ chức khánh thành kết tập Tam Tạng rất long trọng, có mời nguyên thủ Quốc gia của các nước Phật giáo cùng phái đoàn chư Tăng, cân sự nam, cận sự nữ gồm có 25 nước trên thế giới đến tham dự, để đánh dấu lịch sử Phật giáo đã trải qua một nửa tuổi thọ 2.500 năm, dưới sự bảo trợ hộ độ của Chính phủ Myanmar cùng Phật tử trong nước và các nước khác trên thế giới.

Bộ Tam Tạng, Chú giải được kết tập lần thứ sáu này được xem là mẫu mực cho các nước Phật giáo hệ phái Theravāda.

Để Phật giáo được trường tồn lâu dài trên thế gian này chừng nào, thì chúng sinh được hưởng sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc chừng ấy. Cho nên, chư Đại Trưởng Lão tiền bối đã dày công gìn giữduy trì pháp học Phật giáo từ thời kỳ Đức Phật còn tại thế, và sau khi Đức Phật đã tịch diệt Niết Bàn. Tất cả quý Ngài có phận sự bảo tồn trọn vẹn pháp học Phật giáo, nên đã tổ chức qua 6 kỳ kết tập Tam TạngChú giải Pāḷi, không để cho rời rạc, thất lạc. Chư Đại Trưởng Lão đã cố gắng giữ gìn duy trì từ trước cho đến nay.

Công việc học Tam TạngChú giải Pāḷi để bảo tồn trọn vẹn pháp học Phật giáo là bổn phận của mọi người Phật tử, là bậc xuất gia cũng như các hàng tại gia cư sĩ. Chữ Pāḷingôn ngữ của Chư Phật, đối với chúng ta học Tam TạngChú giải Pāḷi cần phải hiểu rõ ý nghĩa trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngôn ngữ riêng của mình.

Tại nước Myanmar, công việc học Tam TạngChú giải Pāḷi được phổ cập đến chư Sadi, chư Tỳ-khưu. Hằng năm, bộ Tôn giáo Myanmar có tổ chức kỳ thi đọc thuộc lòng Tam Tạng bằng tiếng Pāḷi, và thi viết trả lời những câu hỏi về Tam TạngChú giải Pāḷi.

Thi thuộc lòng Tam Tạng

Phật lịch năm 2.492 (Dương lịch năm 1948), bộ Tôn giáo Myanmar bắt đầu tổ chức kỳ thi đọc thuộc lòng Tam Tạng Pāḷi lần thứ nhất. Từ đó về sau, hằng năm, có tổ chức kỳ thi đọc thuộc lòng Tam Tạng Pāḷi. Khi Đại đức thí sinh thi đậu phần học thuộc lòng xong, tiếp tục thi phần viết trả lời những câu hỏi về Tam TạngChú giải Pāḷi. Đến nay, Phật lịch năm 2.547 (Dương lịch năm 2003) đã trải qua 55 kỳ thi.

Căn cứ theo số liệu tổng kết chư Đại đức thí sinh đã thi đậu qua 55 kỳ thi như sau:

a. Những vị Đại đức đậu đọc thuộc lòng và thi viết

Tam Tạng trọn bộ: 9 vị
Nhị Tạng rưỡi: 4 vị
Nhị Tạng: 5 vị
Nhất Tạng: 101 vị
Nhất Tạng và một phần Tạng Kinh: 1 vị
Nhất Tạng, Đồng LoạiTrung Bộ Kinh: 1 vị
Nhất TạngTrung Bộ Kinh: 2 vị
Đồng Loại Bộ Kinh và Chi Bộ Kinh: 1 vị
Chi Bộ Kinh: 3 vị
Đồng Loại Bộ Kinh: 2 vị
Trung Bộ Kinh: 3 vị
Tạng Luật phần đầu: 234 vị

b. Những vị Đại đức đậu đọc thuộc lòng

Tam Tạng trọn bộ: 3 vị
Nhị Tạng rưỡi: 8 vị
Nhị Tạng: 38 vị
Nhất Tạng: 301 vị
Nhất TạngTrung Bộ Kinh: 1 vị
Trung Bộ Kinh: 1 vị
Đồng Loại Bộ Kinh: 1 vị
Chi Bộ Kinh: 1 vị
Tạng Luật phần đầu: 298 vị

Chư Đại Trưởng Lão thông thuộc Tam Tạng

- Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa Visiṭṭhapiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 6, Phật lịch 2.497 (DL.1953) lúc Ngài 42 tuổi.

- Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Neminda Visiṭṭhapiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 12, Phật lịch 2.503 (DL.1959) lúc Ngài 32 tuổi.

- Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Kosalla Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 16, Phật lịch 2.507 (DL.1963) lúc Ngài 36 tuổi.

- Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sumaṅgālaṅkāra Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 26, Phật lịch 2.517 (DL.1973) lúc Ngài 27 tuổi.

- Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sirindābhivaṃsa Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 37, Phật lịch 2.528 (DL.1984) lúc Ngài 37 tuổi.

- Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Vāyāmindābhivaṃsa Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 48, Phật lịch 2.539 (DL.1995) lúc Ngài 39 tuổi.

- Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Koṇḍañña Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 50 Phật lịch 2.541 (DL.1997) lúc Ngài 55 tuổi.

- Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sīlakkhandhābhivaṃsa Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 52, Phật lịch 2.543 (DL.1999) lúc Ngài 34 tuổi.

- Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Vaṃsapālālaṅkāra Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 52, Phật lịch 2.543 (DL.1999) lúc Ngài 34 tuổi.

- Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 53 Phật lịch 2.544 (DL.2000) lúc Ngài 33 tuổi.

- Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sundara Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 53 Phật lịch 2.544 (DL.2000) lúc Ngài 45 tuổi.

- Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Indapāla Tipiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 53, Phật lịch 2.544 (DL. 2000) lúc Ngài 40 tuổi.

Trên đây là danh sách những vị Đại Trưởng Lão thi đậu Tipiṭakadhara: thông thuộc đầy đủ bộ Tam Tạng: “Tạng Luật, Tạng Kinh, Tạng Vi Diệu Pháp” gồm có 84.000 pháp mônĐức Phật đã thuyết giảng, chế định suốt 45 năm ròng rã, kể từ khi thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác cho đến phút cuối cùng tịch diệt Niết Bàn. Những vị Đại Trưởng Lão này không chỉ thông thuộc Tam Tạng (Tipiṭakadhara) gồm có 40 quyển, mà còn thông suốt đầy đủ các bộ Aṭṭhakathā (Chú giải) gồm có 52 quyển, các bộ Ṭīkapāḷi, các bộ Anuṭīkāpāḷi gồm có 26 quyển.

Ngoài 12 vị Đại Trưởng Lão Tipiṭakadhara thông thuộc đầy đủ bộ Tam Tạng ra, còn có mấy chục vị Đại đức thi đậu Nhị Tạng, hơn mấy trăm vị Đại đức thi đậu Nhất Tạng, và còn rất nhiều vị Đại đức thi đậu Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, v.v...

Như vậy, gọi là phận sự học pháp học Chánh Pháp để giữ gìn duy trì giáo pháp của Đức Phật được lưu truyền lâu dài trên thế gian này, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho chúng sinh, nhất là nhân loại, chư thiên, phạm thiên...

Qua các thời kỳ học thuộc lòng Tam Tạng

* Thời kỳ đầu: Kể từ khi Đức Phật còn tại thế cho đến trước Phật lịch năm 450, trong khoảng thời gian này, trọn bộ Tam Tạng và các bộ Chú giải chưa ghi thành chữ viết; cho nên, việc học Tam Tạng bằng cách khẩu truyền tâm thọ: vị Thầy đọc, các học trò lặp theo ghi nhớ nằm lòng. Như vậy, vị Thầy thông thuộc chừng nào, các học trò cũng thông thuộc chừng ấy; nếu vị thầy không thuộc bộ nào, thì vị Thầy gửi các học trò của mình đến vị Đại Trưởng Lão khác xin học bộ ấy. Cho nên, việc học trọn bộ Tam Tạng và các bộ Chú giải trong thời kỳ này rất vất vả khó khăn.

* Thời kỳ sau: Kể từ sau thời kỳ kết tập Tam Tạng và các bộ Chú giải lần thứ tư, khoảng thời gian 450 năm, sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, kỳ kết tập Tam Tạng và các bộ Chú giải này được ghi bằng chữ viết trên lá buông. Cho nên, việc học Tam Tạng trọn bộ và các bộ Chú giải tương đối ít vất vả khó khăn hơn thời kỳ trước, song có phần hạn chế, vì số bổn Tam TạngPāḷi được ghi trên lá buông không nhiều.

* Thời hiện tại này, hầu hết các nước Phật giáo lớn như: nước Myanmar, nước Thái Lan, nước Srilankā, nước Lào, nước Campuchia, v.v... đều có trọn bộ Tam Tạng và các bộ Chú giải được in ra thành sách bằng mẫu tự của xứ mình. Cho nên, việc học trọn bộ Tam Tạng và các bộ Chú giải có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Nhưng việc dạy Tam Tạng và việc học Tam Tạng trong mỗi số nước phổ biến chưa được rộng đến toàn thể Phật tử. Hiện nay, phần đông được biết đến xứ Myanmar có chư Đại Trưởng Lão dạy Tam TạngChú giải, và có chư Tỳ-khưu theo học Tam TạngChú giải. Hằng năm, Chính phủ Myanmar, bộ Tôn giáo tổ chức kỳ thi Tam Tạng, kết quả đã có 12 vị Đại Trưởng Lão thi đậu trọn bộ Tam Tạngthông suốt Chú giải; ngoài ra, còn có những vị Đại đức khác thi đậu Nhị Tạng, Nhất Tạng, một Nikāya, hai Nikāya, v.v... giúp giữ gìn duy trì pháp học Phật giáo được trường tồn. Đó là điều đáng cho tất cả mọi người Phật tử vô cùng hoan hỷ.

Thời kỳ Đức Phật còn tại thế, việc thông thuộc Tam Tạng không những chỉ có chư vị Đại Trưởng Lão, Đại đức, mà còn có nhiều vị cận sự nam, cận sự nữ nữa. Bởi vì, việc bảo tồn Phật giáo là phận sự chung của các hàng Phật tử, gồm cả bậc xuất gia lẫn các hàng tại gia cư sĩ.

Để bảo tồn Phật giáo, chỉ có một phương pháp duy nhất là mỗi người Phật tử: Bậc xuất gia Tỳ-khưu, Sadi, cận sự nam, cận sự nữ cần phải học thuộc lòng Tam Tạng Pāḷi, Chú giải Pāḷi, Ṭīkāanuṭīkāpāḷi, theo khả năng của mình, nên hiểu rõ ý nghĩa đúng theo lời giáo huấn của Đức Phật. Khi đã thông thuộc pháp học Phật giáo, thì hành giả mới có thể thực hành đúng theo Chánh pháp được. Hoặc khi giảng dạy đến người khác đúng theo Chánh pháp. Cho nên, học pháp học Phật giáo sẽ đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho mình và cho người khác. Đặc biệt còn giữ gìnduy trì pháp học Phật giáo được trường tồn trên thế gian, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho tất cả chúng sinh.

TIPIṬAKA - AṬṬHAKATHĀ - ṬĪKĀ - ANUṬĪKĀ

Pháp học Phật giáo gồm có Tipiṭaka (Tam Tạng), Aṭṭhakathā (Chú giải), Ṭīkā (Phụ Chú giải), Anuṭīkā (Phụ theo Chú giải).

Căn cứ theo kỳ kết tập Tam tạng lần thứ sáu Phật lịch 2.500 năm tại động Kaba Aye, thủ đô Yangon, nước Myanmar như sau:

- Tipiṭakapāḷi gồm có 40 quyển.
- Aṭṭhakathāpāḷi
gồm có 51 quyển.
- Ṭīkā-Anuṭīkāpāḷi
gồm có 26 quyển.

TIPIṬAKAPĀḶI (TAM TẠNG)

Tipiṭakapāḷi (Tam Tạng) gồm có 40 quyển được phân quyển theo mỗi Tạng như sau:

1. Vinayapiṭakapāḷi (Tạng Luật) gồm có 5 quyển:

- Pārājikapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Pācittiyapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Mahāvaggapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Cūḷavaggapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Parivārapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.

2. Suttantapiṭakapāḷi (Tạng Kinh) gồm có 23 quyển phân chia theo 5 Nikāya (Bộ) như sau:

* Dīghanikāya (Trường Bộ Kinh) có 3 quyển:

- Sīlakkhandhavaggapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Mahāvaggapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Pāthikavaggapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.

* Majjhimanikāya (Trung Bộ Kinh) có 3 quyển:

- Mūlapaṇṇāsapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Majjhimapaṇṇāsapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Uparipaṇṇāsapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.

* Saṃyuttanikāya (Đồng Loại Bộ Kinh) có 5 phần gom vào 3 quyển:

- SagāthāvaggaNidānavaggasaṃyuttapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- KhandhavaggaSaḷāyatanavaggasaṃyuttapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Mahāvaggasaṃyuttapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.

* Aṅguttaranikāya (Chi Bộ Kinh) có 11 chi gom vào 3 quyển:

- Ekaka-duka-tika-catukkanipātapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Pañcaka-chakka-sattakanipāta
do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Aṭṭhaka-navaka-dasaka-ekādasakanipāta
do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.

* Khuddakanikāya (Tiểu Bộ Kinh) gồm có 19 bộ gom vào 11 quyển:

- Khuddkapāṭha-dhammapada-udāna-itivuttka-suttanipātatapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Vimānavatthu-petavatthu-theragāthā-therīgāthāpāḷi do Đức Phật và chư Thánh Arahán, trong thời kỳ Đức Phật.
- Apadānapāḷi (paṭhama).
- Apadānapāḷi (dutiya) và Buddhavaṃsa, Cariyāpiṭakapāḷi do Đức Phật và chư Thánh Arahán, trong thời kỳ Đức Phật.
- Jātakapāḷi (paṭhama) do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Jātakapāḷi (dutiya) do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Mahāniddesapāḷi do Ngài Đại đức Sāriputta, trong thời kỳ Đức Phật.
- Cūḷiniddespāḷi do Ngài Đại đức Sāriputta, trong thời kỳ Đức Phật.
- Paṭisambhidāmaggapāḷi do Ngài Đại đức Sāriputta, trong thời kỳ Đức Phật.
- Netti-peṭakopadesapāḷi do Ngài Đại đức Mahākaccayana, trong thời kỳ Đức Phật.
- Milindapañhāpāḷi do Ngài Đại đức Nāgasena, Phật lịch 500.

3. Abhidhammapiṭaka (Tạng Vi Diệu Pháp) có 7 bộ lớn phân chia thành 12 quyển:

- Dhammasaṅganipāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Vibhaṅgapāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- DhātukathàPuggalapaññattipāḷi do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Kathāvatthupāḷi do Đức Phật (sau có Ngài Đại đức Moggaputtatissa, Phật lịch 235).
- Yamakapāḷi (pathama) do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Yamakapāḷi (dutiya) do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Yamakapāḷi (tatiya) do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Paṭṭhānapāḷi (paṭhama) do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Paṭṭhānapāḷi (dutiya) do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Paṭṭhānapāḷi (tatiya) do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Paṭṭhānapāḷi (catuttha) do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.
- Paṭṭhānapāḷi (pañcama) do Đức Phật, trong thời kỳ Đức Phật.

Tam Tạng gồm có 40 quyển được phân chia theo mỗi tạng như sau:

- Tạng Luật (Vinayapiṭakapāḷi) có 5 quyển.
- Tạng Kinh (Suttantapiṭakapāḷi) có 23 quyển.
- Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhammapiṭaka) có 12 quyển.

AṬṬHAKATHĀPĀḶI (CHÚ GIẢI)

Chú giải (Aṭṭhakathāpāḷi) gồm có 51 quyển, Chú giải này được phân chia thành mỗi Tạng như sau:

1- Chú giải Tạng Luật: Gồm có 6 quyển

- Pārājikakaṇḍa aṭṭhakathāpāḷi (pathama-dutiya 2 quyển) gọi Samantapāsādika aṭṭhakathà, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 976.

- Pācityādi aṭṭhakathāpāḷi gọi Samantapāsādika aṭṭhakathà, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 976.

- Cūḷavaggādi aṭṭhakathāpāḷi gọi Samantapāsādika aṭṭhakathà, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 976.

- Vinayasaṅgaha aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Sāriputta, Phật lịch 976.

- Kaṅkhāvitaraṇī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 976 - 1.000.

2- Chú giải Tạng Kinh: Gồm có 42 quyển được phân chia theo mỗi bộ (nikāya) như sau:

* Chú giải Trường Bộ Kinh: Gồm có 3 quyển

- Sīlakkhandhavagga aṭṭhakathāpāḷi, gọi Sumaṅgalavilāsinī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

- Mahāvagga aṭṭhakathāpāḷi, gọi Sumaṅgalavilāsinī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

- Pāthikavagga aṭṭhakathāpāḷi, gọi Sumaṅgalavilāsinī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

* Chú giải Trung Bộ Kinh: Gồm có 4 quyển:

- Mūlapaṇṇāsa aṭṭhakathāpāḷi (pathamadutiya 2 quyển), gọi Papañcasūdanī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

- Majjhimapaṇṇāsa aṭṭhakathāpāḷi gọi Papañcasūdanī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

- Uparipaṇṇāsa aṭṭhakathāpāḷi gọi Papañcasūdanī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

* Chú giải Đồng Loại Bộ Kinh: Gồm có 3 quyển

- Sagāthavaggasamyutta aṭṭhakathāpāḷi gọi Sāratthapakāsanī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 976.

- NidānavaggaKhandhavaggasamyutta aṭṭhakathāpāḷi gọi Sāratthapakāsanī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

- Sāḷāyatanavagga-Mahāvaggasamyutta aṭṭhakathāpāḷi gọi Sāratthapakāsanī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

* Chú giải Chi Bộ Kinh: Gồm có 3 quyển:

- Aṅguttara aṭṭhakathāpāḷi (pathama-dutiya-tatiya 3 quyển) gọi Manorathapūraṇī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

* Chú giải Tiểu Bộ Kinh: Gồm có 29 quyển

- Visuddhimagga aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya 2 quyển), do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 972.

- Khuddakapāṭha aṭṭhakathāpāḷi gọi Paramatthajotikā aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

- Dhammapada aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya 2 quyển), do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

- Suttanīpāta aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya 2 quyển) gọi Paramatthajotikā aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

- Jātaka aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya-tatiya-catuttha-pañcama-chaṭṭha-sattama 7 quyển), do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

- Udāna aṭṭhakathāpāḷi gọi Paramatthadīpanī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Dhammapāla, Phật lịch 1.100 - 1.200.

- Itivuttaka aṭṭhakathāpāḷi gọi Paramatthadīpanī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Dhammapāla.

- Vimānavatthu aṭṭhakathāpāḷi gọi Paramatthadīpanī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Dhammapāla, Phật lịch 1.100 - 1.200.

- Petavatthu aṭṭhakathāpāḷi gọi Paramatthadīpanī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Dhammapāla, Phật lịch 1.100 - 1.200.

- Theregāthā aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya 2 quyển) gọi Paramatthadīpanī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Dhammapāla, Phật lịch 1.100 - 1.200.

- Therīgathā aṭṭhakathāpāḷi gọi Paramatthadīpanī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Dhammapāla, Phật lịch 1.100 - 1.200.

- Cariyāpiṭaka aṭṭhakathāpāḷi gọi Paratthadīpanī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Dhammapāla, Phật lịch 1.100 - 1.200.

- Cūḷaniddesa-netti aṭṭhakathāpāḷi gọi Saddhammajotikà aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Upasena.

- Mahàniddesa-netti aṭṭhakathāpāḷi gọi Sad-dhammajotikā aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Upasena.

- Buddhavaṃsa aṭṭhakathāpāḷi gọi Madhurattha-vilāsinī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Buddhadatta, Phật lịch hơn 900.

- Paṭisambhidāmagga aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya 2 quyển) gọi Saddham-mapakāsanī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahānāma, Phật lịch 1.061.

- Apadāna aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya 2 quyển) gọi Visuddhajanavilāsinī, do Ngài Đại đức Poraṇācariya.

3. Chú giải Tạng Vi Diệu Pháp: Gồm có 3 quyển

- Dhammasaṅganī aṭṭhakathāpāḷi gọi Aṭṭhasālinī aṭṭhakathāpāḷi, do Ngài Đại đức Mahābuddha-ghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

- Vibhaṅga aṭṭhakathāpāḷi gọi Sammohavinodanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

- Pañcapakaraṇa aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa, Phật lịch 977 - 1.000.

Chú giải gồm có 51 quyển được phân chia thành Chú giải mỗi Tạng:

- Chú giải Tạng Luật có 6 quyển.
- Chú giải Tạng Kinh có 42 quyển.
- Chú giải Tạng Vi Diệu Pháp có 3 quyển. 

ṬĪKĀPĀḶI - ANUṬĪKĀPĀḶI

(PHỤ CHÚ GIẢI - PHỤ THEO CHÚ GIẢI)

Phụ chú giải (Ṭīkapāḷi) và Phụ theo Chú giải (Anuṭīkāpāḷi) gồm có 26 quyển được phân chia Phụ chú giải theo mỗi Tạng như sau:

1- Phụ chú giải Tạng Luật: Gồm có 7 quyển

- Sāratthadīpanīṭīkā (paṭhama-dutiya-tatiya 3 quyển), do Ngài Đại đức Sāriputta, Phật lịch 1.707 - 1.725.

- Vimativinodanīṭīkā (paṭhama-dutiya 2 quyển), do Ngài Đại đức Coḷiyakassapa.

- Vājirabuddhiṭīkā, do Ngài Đại đức Vajirabuddhi.

- Kaṅkhāvitaraṇīpuraṇābhinavaṭīkā gọi Vinayatthamañjūsāṭīkā, do Ngài Đại đức Buddhanāga.

Ngoài ra, còn các Phụ chú giải về Tạng Luật như:

- Vinayālaṅkāraṭīkā (paṭhama-dutiya 2 quyển).

- Vinayavinicchayaṭīkā (paṭhama-dutiya 2 quyển) gọi Vinayatthasārasandīpanī.

- Khuddasikkhā, Mūlasikkhāṭīkā v.v...

2- Phụ chú giải Tạng Kinh: Gồm có 16 quyển phân chia theo mỗi bộ (nikāya) như sau

* Phụ chú giải Trường Bộ Kinh: Gồm có 5 quyển

- Sīlakkhandhavaggaṭīkā gọi Līnatthapakāsanāṭīkā, do Ngài Đại đức Dhammapāla, Phật lịch 1.100 - 1.200.

- Sīlakkhandhavaggābhinavaṭīkā (paṭhama-dutiya 2 quyển) gọi Sādhujana-vilāsinīṭīkā, do Ngài Đại đức Ñāṇābhivaṃsadhammasenāpati.

- Mahāvaggaṭīkā gọi Līnatthapakāsanāṭīkā, do Ngài Đại đức Dhammapāla, Phật lịch 1.100 - 1.200.

- Pāthikavaggaṭīkā gọi Līnatthapakāsanāṭīkā, do Ngài Đại đức Dhammapāla, Phật lịch 1.100 - 1.200.

* Phụ chú giải Trung Bộ Kinh: Gồm có 3 quyển

- Mūlapaṇṇāsaṭīkā gọi (paṭhama-dutiya 2 quyển) Līnatthapakāsanāṭīkā, do Ngài Đại đức Dhammapāla, Phật lịch 1.100 - 1.200.

- Majjhima-Uparipaṇṇāsaṭīkā gọi Līnatthapakāsanāṭīkā, do Ngài Đại đức Dhammapāla, Phật lịch 1.100 - 1.200.

* Phụ chú giải Đồng Loại Bộ Kinh: Gồm có 2 quyển

- Saṃyuttaṭīkā gọi (paṭhama-dutiya 2 quyển) Līnatthapakāsanāṭīkā, do Ngài Đại đức Dhammapāla, Phật lịch 1.100 - 1.200.

* Phụ chú giải Chi Bộ Kinh: Gồm có 3 quyển

2.11- Anguttaraṭīkā (paṭhama-dutiya-tatiya 3 quyển) gọi Sāratthamañjūsāṭīkā do Ngài Đại đức Sāriputta, Phật lịch 1.707 - 1.725.

* Phụ chú giải Tiểu Bộ Kinh: Gồm có 3 quyển

- Visuddhimaggamahāṭīkā (pathama-dutiya 2 quyển) gọi Paramattha-mañjūsāṭīkā, do Ngài Đại đức Dhammapāla, Phật lịch 1.100 - 1.200.

- NettiṭīkāNettivibhāvinīṭīkā, do Ngài Đại đức Saddhammapāla, Phật lịch 1986.

3- Phụ chú giải - Phụ theo chú giải về Tạng Vi Diệu Pháp: Gồm có 3 quyển

- Dhammasaṅgaṇīmūlaṭīkā do Ngài Đại đức Ānanda và phần Anuṭīkapāḷi do Ngài Đại đức Dhammapāla.

- Vibhaṅgamūlaṭīkā do Ngài Đại đức Ānanda và phần Anuṭīkā do Ngài Đại đức Dhammapāla.

- Pañcapakaraṇamūlaṭīkā do Ngài Đại đức Ānanda và phần Anuṭīkāpāḷi do Ngài Đại đức Dhammapāla.

Ngoài ra, còn các Phụ chú giải về Tạng Vi Diệu Pháp như:

- Abhidhammavatāraṭīkā (2 quyển).

- Maṇisārāmañjūsāṭīkā (2 quyển).

- Abhidhammavibhāvanīṭīkā.

- Abhidhammatthasaṅgaha v.v...

Ví dụ như quyển Abhidhammattha Saṅgaha tuy là một quyển sách nhỏ, song nó có một tầm quan trọng rất lớn, đối với các hàng Phật tử, quyển sách này được xem như một “chiếc chìa khóa vạn năng” để khám phá kho tàng Tam Tạng Pháp Bảo v.v...

Phụ chú giải (Ṭikapāḷi) và Phụ theo chú giải (Anuṭīkāpāḷi) trực tiếp riêng theo mỗi Tạng gồm có 26 quyển được phân chia như sau:

- Tạng Luật có 7 quyển.
- Tạng Kinh có 16 quyển.
- Tạng Vi Diệu Pháp có 3 quyển.

Pháp học Phật giáo (Pariyattisāsana)

Pháp học Phật giáo đó là Tam TạngChú giải, đã có từ thời kỳ Đức Phật. Sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, trải qua thời gian lâu, các hàng hậu sinh theo học Tam Tạng và các Chú giải, không phải vị nào cũng có khả năng hiểu rõ đúng đắn theo chánh pháp. Do đó, quý Ngài Đại Trưởng Lão thông thuộc Tam Tạng, thông hiểu các Chú giải, biên soạn những bộ Phụ chú giải (Ṭīkāpāḷi) và bộ Phụ theo chú giải (Anuṭīkāpāḷi) để giải thích những điều khó hiểu trong Tam TạngChú giải.

Tam Tạng (Tipiṭaka) là gì?

Tam Tạng đó là Tạng Luật, Tạng Kinh, Tạng Vi Diệu PhápĐức Phật đã chế định, đã thuyết giảng kể từ khi chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, cho đến trước khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn.

Trong Tam Tạng này, tuy có những lời dạy của chư Thánh Arahán, chư thiên, phạm thiên, cận sự nam, cận sự nữ v.v... Nhưng những lời này được Đức Phật nhắc lại, hoặc xác nhận, nên cũng được xem như lời dạy của Đức Phật.

Chú giải (Aṭṭhakathā) là gì?

Chú giải đó là những lời giải thích, giảng giải những điều nào khó hiểu từ trong Tam Tạng, để giúp hiểu rõ đúng đắn theo chánh pháp. Có khi chính Đức Phật giải thích, giảng giải những điều ấy gọi là Pakiṇṇakadesanà (thuyết giảng rải rác); có khi chư Thánh Arahán giải thích, giảng giải.

Qua các thời kỳ kết tập Tam Tạng đều có các Chú giải, các Chú giải này được gom lại thành các bộ Đại Chú giải.

Vào thời kỳ Phật lịch khoảng 972 năm (sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn), Ngài Đại đức Mahābuddhaghosa là Bậc có trí tuệ sáng suốt, thông thuộc Tam Tạngthông suốt các Chú giải, Ngài từ xứ Ấn Độ đi sang đảo quốc Srilankà.

Lần đầu tiên Ngài biên soạn bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), Phật lịch 972.

Sau đó, Ngài xin chư Đại Trưởng Lão cho phép Ngài dịch toàn bộ Aṭṭhakathāpāḷi (Chú giải) bằng tiếng Sihali (tiếng Srilankà) ra tiếng Pāḷi. Ngài có trí tuệ sáng suốt, có khả năng đặc biệt phân loại các Chú giải thành từng mỗi Tạng riêng biệt. Trong Chú giải của mỗi Tạng, Ngài phân chia ra thành mỗi phần, mỗi đoạn, mỗi điều giới, mỗi bài kinh, bài kệ, đặc biệt mỗi chữ khó hiểu trong mỗi đoạn, mỗi câu v.v...

Tất cả là một công trình vĩ đại, để lại cho các đàn hậu sinh được dễ dàng thuận lợi để theo học pháp học Phật giáohành pháp hành Phật giáo.

Phụ chú giải (Ṭīkāpāḷi) và Phụ theo chú giải (Anuṭīkāpāḷi) là gì?

Những bộ Phụ chú giải (Ṭīkapāḷi) và Phụ theo chú giải (Anuṭīkāpāḷi) là những lời giải thích, giảng giải những điều khó hiểu từ trong Chú giải. Những bộ sách này được biên soạn sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn trải qua nhiều năm sau.

Trí tuệ của các thế hệ hậu sinh mỗi ngày một kém dần; cho nên, việc theo học Tam TạngChú giải để hiểu biết đúng đắn theo chánh pháp không phải là việc dễ dàng. Do đó, quý Ngài Đại Trưởng Lão dày công biên soạn những bộ Phụ chú giải (Ṭīkapāḷi), bộ Phụ theo chú giải (Anuṭīkāpāḷi) thêm để giúp cho thế hệ hậu sinh theo học pháp học Phật giáo được thuận lợi, giúp cho hiểu rõ đúng đắn chánh pháp.

Pháp học Phật giáo là nền tảng căn bản của pháp hành Phật giáo. Cho nên, hành giả cần phải học và hiểu rõ đúng đắn theo pháp học, đó là điều tối ư quan trọng; bởi vì, khi hiểu đúng pháp học Phật giáo, rồi mới có thể hành đúng theo pháp hành Phật giáo. Khi hành đúng theo pháp hành Phật giáo, thì mới dẫn đến kết quả chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn, đó là pháp thành Phật giáo, pháp giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nếu hành giả học hiểu sai về pháp học Phật giáo, thì chắc chắn hành sai pháp hành Phật giáo. Nếu hành sai pháp hành Phật giáo, thì chắc chắn không thể dẫn đến chứng đắc Thánh Đạo - Thánh QuảNiết Bàn, vẫn tiếp tục khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Vì vậy, người nào muốn hiểu biết đúng đắn theo Tam Tạng (Tipiṭakapāḷi) lời giáo huấn của Đức Phật, thì người ấy cần phải học hỏi, tra cứu thêm Chú giải (Aṭṭhakathā-pāḷi) để giúp cho hiểu rõ đúng đắn. Nếu chưa hiểu rõ về pháp ấy, thì người ấy cần phải học hỏi, tra cứu thêm Phụ chú giải (Ṭīkāpāḷi), Phụ theo chú giải (Anuṭīkāpāḷi) để giúp cho hiểu rõ đúng đắn về pháp ấy.

Đối với các hàng Phật tử là Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ theo học pháp học Phật giáo là một phận sự quan trọng, giữ gìnduy trì chánh pháp, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho chính mình và truyền dạy đến những người khác, để cùng nhau bảo tồn Phật giáo được trường tồn trên thế gian đúng 5.000 năm, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho tất cả chúng sinh, nhất là chư thiênnhân loại.

Học thuộc lòng Tam tạng, Chú giải theo khả năng trí nhớ, trí tuệ của mình, đó là cách ưu việt nhất, để bảo tồn pháp học Phật giáo được nguyên vẹn.

Pháp hành Phật giáo (Paṭipattīsāsana)

Pháp hành Phật giáo là pháp tiếp theo sau pháp học Phật giáo. Giai đoạn đầu, hành giả cần phải học pháp học Phật giáo cho hiểu rõ kỹ càng lời giáo huấn của Đức Phật, rồi bước sang giai đoạn giữa hành pháp hành Phật giáo.

Pháp hành Phật giáo là gì?

Pháp hành Phật giáo có nhiều pháp, song có 3 pháp chính là:

- Pháp hành giới.
- Pháp hành định.
- Pháp hành tuệ.

* Pháp hành giới là gì?

Pháp hành giới đó là tác ý thiện tâm, giữ gìn thân và khẩu tránh xa mọi ác nghiệp tội lỗi. Giữ gìn giới của mình được trong sạch thanh tịnh, để làm nền tảng cho pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ.

Mỗi hạng người có giới khác nhau:

- Đối với hạng tại gia cư sĩcận sự nam, cận sự nữngũ giới là thường giới, còn có bát giới, cửu giới, thập giới... tùy theo khả năng.

- Đối với bậc xuất gia là Sadi, Tỳ-khưu:

* Sadi có 10 Sadi giới, 10 giới hoại phẩm hạnh Sadi, 10 giới hành phạt, 75 điều giới hành...

* Vị Tỳ-khưu có tứ thanh tịnh giới. Trong bhikkhupātimokkasīla227 điều giới, nếu tính đầy đủ trong Tạng Luật, thì có 91.805.036.000 điều giới.

Muốn giữ gìn giới được trong sạch, thanh tịnh điều trước tiên cần phải học, hiểu rõ kỹ càng tất cả mọi điều giới của mình, rồi mới có thể hành giới được đầy đủ trọn vẹntrong sạch thanh tịnh. Giới có thể diệt được phiền não loại thô ở thân và khẩu (vitikkamakilesa), để làm nền tảng cho pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ được phát triển.

* Pháp hành định là gì?

Pháp hành định đó là pháp hành thiền định. Hành giả muốn tiến hành thiền định, điều trước tiên, cần phải học cho hiểu rõ kỹ càng 40 đề mục thiền định; rồi chọn một đề mục thiền hữu sắc nào thích hợp với bản tánh riêng của mình. Hành giả học hỏi kỹ càng phương pháp tiến hành của đề mục thiền định ấy. Khi hành giả tiến hành thiền định, sử dụng đề mục thiền định ấy làm đối tượng tiến hành thiền định. Hành giả chỉ có định tâm an trú duy nhất trong đề mục thiền định ấy mà thôi; cho đến khi chứng đắc 5 hoặc 4 bậc thiền hữu sắc. Sau khi đã chứng đắc các bậc thiền hữu sắc xong, nếu hành giả tiếp tục tiến hành thiền định để chứng đắc các bậc thiền vô sắc, thì hành giả cần phải thay đổi đối tượng thiền vô sắc. Đối tượng thiền vô sắc có 4 đối tượng theo tuần tự từ bậc thiền thấp đến bậc thiền cao. Mỗi đối tượng thiền vô sắc có khả năng dẫn dắt chứng đắc một bậc thiền vô sắc, có 4 bậc thiền vô sắc. Các bậc thiền có thể đè nén chế ngự được phiền não loại trung (pariyuṭṭhānakilasa) không phát sinh ở trong tâm. Hành giả có thể an hưởng sự an lạc của các bậc thiền, và có thể luyện pháp thần thông.

Các bậc thiền hữu sắc cho quả tái sinh cõi trời sắc giới phạm thiên. Các bậc thiền vô sắc cho quả tái sinh cõi trời vô sắc giới. Các bậc thiền còn có thể làm nền tảng, làm đối tượng cho pháp hành thiền tuệ.

* Pháp hành tuệ là gì?

Pháp hành tuệ đó là pháp hành thiền tuệ. Hành giả muốn tiến hành thiền tuệ, điều đầu tiên, cần phải học hiểu rõ kỹ càng tất cả các đối tượng thiền tuệthân, thọ, tâm, pháp hay danh pháp, sắc pháp. Khi hành giả tiến hành thiền tuệ có đối tượng thiền tuệ, để phát sinh trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não loại vi tế (anusayakilesa), mọi tham ái, trở thành bậc Thánh Arahán, sẽ tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Pháp thành Phật giáo (Paṭivedhasāsana)

Pháp thành Phật giáo là gì?

Pháp thành Phật giáo là kết quả của pháp hành Phật giáo trực tiếp là pháp hành thiền tuệ. Pháp thành Phật giáo đó là 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn là 9 pháp Siêu tam giới.

4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả liên quan nhân quả tương xứng với nhau, Thánh Đạo nào sinh liền cho quả Thánh Quả ấy từng đôi, từng cặp như sau:

4 Thánh Đạo

4 Thánh Quả

- Nhập Lưu Thánh Đạo

Nhập Lưu Thánh Quả

- Nhất Lai Thánh Đạo

Nhất Lai Thánh Quả

- Bất Lai Thánh Đạo

Bất Lai Thánh Quả

- Arahán Thánh Đạo

Arahán Thánh Quả

Niết Bàn chỉ là đối tượng của 4 Thánh Đạo Tâm và 4 Thánh Quả Tâm mà thôi.

4 Thánh Đạo Tâm - 4 Thánh Quả Tâm và Niết Bàn là 9 pháp Siêu tam giới.

Sự liên quan giữa pháp học, pháp hành, pháp thành

Pháp học là nhân - Pháp hành là quả.

Pháp hành là nhân - Pháp thành là quả.

Sự liên quan giữa pháp học Phật giáo, pháp hành Phật giáo, pháp thành Phật giáo là sự liên quan theo định luật nhân - quả. Cho nên, khi pháp này tăng trưởng, thì pháp kia cũng tăng trưởng, hoặc do pháp kia tăng trưởng, nên pháp này cũng tăng trưởng. Ngược lại, khi pháp này suy đồi, khiến pháp kia cũng suy đồi, hoặc do pháp kia suy đồi, nên pháp này cũng suy đồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1538)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
(Xem: 1670)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(Xem: 1642)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(Xem: 1042)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(Xem: 1524)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(Xem: 1505)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(Xem: 1682)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 1949)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(Xem: 1540)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1366)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(Xem: 1375)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(Xem: 1566)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(Xem: 1156)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(Xem: 1275)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(Xem: 1291)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(Xem: 1703)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(Xem: 1652)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(Xem: 3016)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1829)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 1369)
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôi thảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
(Xem: 1223)
Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ: kṣama, kṣamayati.
(Xem: 1283)
Trong dòng chảy tâm thức của nhân loại từ xa xưa và cho đến nay luôn chia thành hai hướng, một hướng chảy theo dòng chảy Luân hồi (Saṃsāra), là số chúng sinh tâm tư cấu bẩn phiền não, ngụp lặn trong bùn lầy ố trược.
(Xem: 1417)
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành phápchánh pháp trở thành đời sống của chính họ. Họ được nuôi dưỡng ở trong chánh pháp và họ vui sống trong chánh pháp mỗi ngày.
(Xem: 1328)
Sự ra đời của Đức Phật nghiễm nhiên đã trở thành sự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởng Đông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượng đặc sắc đáng để mọi người nghiên cứu Phật học quan tâm.
(Xem: 1927)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý.
(Xem: 1697)
Như huyễn là một tính cách, một phương diện của tánh Không. Tánh Khôngvô tự tánh của mọi cái hiện hữu, và vì vô tự tánh nên như huyễn.
(Xem: 1899)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra.
(Xem: 1829)
Trên lộ trình hướng về Phật đạo, tôi có duyên được “làm người đưa đò” tại ...
(Xem: 2399)
Bình đẳng tánh trí là gì? Là tánh bình đẳng của đại viên cảnh trí, nghĩa là tánh bình đẳng của tất cả mặt gương và của tất cả bóng hình in vào đó.
(Xem: 1788)
Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 2137)
Vào thời Đức Phật, xã hội Ấn Độ rất nhiều học thuyết ra đời, mỗi học thuyết là một quan điểm chủ trương.
(Xem: 2243)
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra tiếng Hán.
(Xem: 2307)
am Vô Lậu Học là môn học thù thắng gồm: Giới, Định và Tuệ trong đạo Phật.
(Xem: 1861)
Khi đạo Phật nói về tánh chất của khổ, có nhiều mức độ khổ khác nhau.
(Xem: 1984)
Dân gian thường nói, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Rất khó giải thích về“ba họ” và “ba đời”.
(Xem: 2038)
Chúng ta đã thấy nguồn gốc của kinh tạng Phật giáo phát khởi từ ba kỳ kết tập kinh điển (saṅgīti).[1]
(Xem: 1962)
“Tất cả là vô thường” là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô thường, vô ngã và niết-bàn tịch tịnh)
(Xem: 2600)
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cầu nguyện, hay nương tựa vào một ai đó, ngay cả việc nương nhờ vào chính Ngài.
(Xem: 1954)
Bản tâm, tự tâm, bản tánh, tự tánh là những danh từ được Lục Tổ Huệ Năng sử dụng trong những lời thuyết pháp của ngài để...
(Xem: 1897)
Muốn thực hiện một đời sống đạo đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân cũng như tha nhân thì trước hết con người ấy phải được giáo dục.
(Xem: 1959)
Như chúng ta đã biết, từ xưa lắm các triết gia và sử gia phương Tây từng đưa ra những định nghĩa về con người,
(Xem: 1903)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là...
(Xem: 2174)
Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng.
(Xem: 2322)
“Bà lão nghèo ngộ pháp Duyên khởi” là bản kinh chúng tôi giới thiệu kỳ này. Nguyên tác “Phật thuyết lão nữ nhơn kinh 佛說老女人經
(Xem: 1993)
“Kinh Căn Tu Tập / Indriya bhàvanà sutta” là bài kinh cuối cùng trong số 152 bài kinh đăng trong Trung Bộ Kinh do...
(Xem: 2106)
Theo Phật giáo, pháp có nghĩa là giáo pháp của Phật. Những lời dạy của Đức Phật chuyên chở chân lý.
(Xem: 1890)
Như Đức Phật đã dạy, một đặc điểm của Giáo Pháp thuần túy là những hiệu ứng phải được thể nghiệm tức khắc lúc này và nơi này, ngay trong cuộc đời này
(Xem: 1918)
Căn cứ thông tin từ tác phẩm Ni trưởng Huỳnh Liên - cuộc đờiđạo nghiệp do Ni giới hệ phái Phật giáo Khất sĩ ấn hành vào năm 2016 thì...
(Xem: 2429)
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy rõ là bất cứ khi nào truyền thống dân tộc nép mình để đi trong dòng sinh mệnh của đạo Phật thì...
(Xem: 2332)
Dựa vào lịch sử Đức Phật, chúng ta được biết, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) khi chào đời, bước đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân
(Xem: 4014)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2502)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 3208)
Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi.
(Xem: 2488)
Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không.
(Xem: 2055)
Bằng sự tu tập lâu dài, vượt qua vách sắt thành đồng của địa ngục Thiết Vi hay sự co duỗi của bàn tay trước mắt mà ta vươn tới sự giải thoát thời đoạn, cuối cùngsự giải thoát hoàn toàn.
(Xem: 1805)
Đức Di Lặc tiếp tục giảng cho đồng tử Thiện Tài về Bồ đề tâm: “Tại sao vậy? Vì nhân nơi Bồ đề tâm mà xuất sanh tất cả Bồ tát hạnh.
(Xem: 3318)
Cộng đồng Tăng Già gồm tứ chúng Tăng NiPhật tử tại gia Nam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa.
(Xem: 2352)
Đến nay, vấn đề xác định kinh điển Phật thuyết hay phi Phật thuyết vẫn là nội dung được các học giả quan tâm nghiên cứu
(Xem: 3038)
Nhiều học giả phương Tây nhận định rằng khái niệm Niết bàn, tức nirvāṇa trong Sanskrit hay nibbāna trong Pali, có thể xem là ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant