Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sinh Tử Luân Hồi

29 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 8497)
Sinh Tử Luân Hồi


SINH TỬ LUÂN HỒI

Toàn Không

 

 Luân Hồi dịch từ chữ Samera của chữ Phạn. Chữ Hán, Luân là bánh xe, Hồi là xoay lại, trở về, trở lại; Sinh Tử Luân Hồi là sinh ra già bệnh chết rồi lại sinh ra già bệnh chết, tái diễn nhiều lần. Theo Phật giáo, con người sinh ra từ vô thủy (thỉ) đến giờ đã trải qua vô lượng đời, và sẽ còn tiếp nối vô số đời nữa ở tương lai cho đến vô chung. Con người sinh ra chết đi cứ triền miên như thế, nhưng không phải chỉ sinh trong loài người mà tùy nghiệp đã tạo ra trong suốt thời gian sống theo đó mà sinh vào một trong sáu cảnh giới, gọi là sáu cõi.

I). Các quan điểm về sinh tử:

 Có bốn quan điểm:

1). Quan điểm chấp đoạn:

 Người có quan điểm này cho rằng con người sinh ra là ngẫu nhiên, tự nhiên như thế, có hợp có sinh, mọi việc ở đời chỉ là may rủi, gặp may có vui, gặp rủi phải buồn. Khi già bệnh phải chết là lẽ tự nhiên, khi chết là hết chẳng còn gì nữa, sự may rủi cũng theo cái chết mà không còn gì nữa; thân xác thành cát bụi, hư vô, không còn một tí gì cả.

 Theo quan điểm “chấp đoạn”, con người sống chỉ nghĩ đến hưởng thụ cho mau, nên đưa đến tình trạng dành giật, không cần biết tới bình đẳng, đạo đức, tôn ty; đây là quan điểmtính cách buông xuôi, không phải quan điểm của những người trí tuệ, mà giống như cách đối xử hạ đẳng của các loài vật. Bởi vì con người ngoài phần thể xác, còn có phần tinh thần, nên bảo rằng chết là hết thì không đúng, tại sao? Vì phần tinh thần nó vô hình vô tướng, mắt người thường không thể thấy được, nên tưởng rằng không có gì cả, nhưng đối với các bậc Giác ngộ, các vị biết thấy rõ phần tinh thần này.

 

2)- Quan điểm chấp thường:

 Người có quan điểm này cho rằng khi con người chết rồi, phần thể xác tan rã, còn có phần tinh thần bất hoại, tinh thần này là vĩnh cửu trường tồn không bao giờ mất được. Họ quan niệm phần tinh thần này là một “linh hồn” bất diệt trường tồn vĩnh viễn, và có một trong hai nơi họ được đến hay phải đến; đó là lên Thiên đàng hưởng thọ khoái lạc vĩnh viễn, hay xuống Hỏa ngục chịu thiêu đốt đời đời không có ngày ra.

 Theo quan điểm “chấp thường”, có người nói: “Quan điểm này quá thô sơ, qúa đơn giản, không ăn khớp với những gì diễn biến trong vũ trụ; vì hết thảy vũ trụ vạn vật không có cái gì là vĩnh cửu trường tồn được, không có một nơi nào trong vũ trụ không thay đổi, mọi sự đều đổi thay, kể cả cái chúng ta tạm gọi là linh hồn. Hơn nữa, con người chỉ sống một thời gian ngắn ngủi dù là 100 năm, khi chết đi lại được ở trên Thiên đường hưởng lạc thú đời đời, hoặc xuống hỏa ngục chịu cực hình khổ não vĩnh viễn không có ngày ra; thật là bất công phi lý giữa hai sự sống ấy, chỉ bởi một điều nhỏ là tin hay không tin mà như vậy!” Nên họ còn nói: “Đây là sự đặt ra một phần thưởng quá to lớn và một hình phạt khủng khiếp để con người ham khoái hưởng lạc và sợ hãi khổ sở mà phải tin theo vì tưởng rằng có lợi, chứ sự thực không đúng như thế”.

 

3)- Quan điểmtính cách khoa học:

 

a)- Về vật chất: Theo quan điểm này có nhiều sự việc khoa học đã nhìn thấy tính cách luân hồi của nó, sau đây là một vài thí dụ:

1- Nước luân hồi: Nước luân hồi rất dễ nhận ra, đó là nước sông, hồ, biển dưới sức nóng của mặt trời làm nước bốc hơi bay lên thành mây, mây có nhiều hơi nước gặp lạnh tụ lại thành nước, nước nặng rơi xuống thành mưa. Nếu khí hậu lạnh dưới 0 độ bách phân (Centigrade) hay dưới 32 độ Farenheit, nước mưa đông thành cục gọi là mưa nước đá. Ở vùng Bắc cực hoặc Nam cực, mặt trời ít chiếu tới nên nước thường đông thành băng; còn những vùng khác, khi mưa nước từ đồi núi chảy xuống suối, rạch, hồ, sông rồi ra biển, từ các chỗ này nước lại bốc hơi thành mây, mây thành mưa, cứ thế nước luân hồi mãi.

2- Khí hậu luân hồi: Qủa đất mỗi ngày tự quay như con quay một vòng, nên chúng ta có ban ngày khi chúng ta hướng về phiá mặt trời, và có ban đêm khi trái đất quay phiá bên kia của quả đất hướng về phiá mặt trời, như vùng Đông Á châu ban ngày thì vùng châu Mỹ ban đêm và ngược lại vùng châu Mỹ buổi trưa thì vùng Đông Á châu nửa đêm. Qủa đất còn chạy chung quanh mặt trời trong 365 ngày hết một vòng, đó là một năm. Sự quay chạy của trái đất theo qũy đạo của nó, làm thành bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông ở vùng xa Xích đạo, và hai mùa Nắng Mưa ở nơi gần Xích đạo, xoay vần không dứt, luân hồi mỗi năm một lần. Tất cả muôn vật trên qủa đại cầu này đều bị ảnh hưởng bởi khí hậu bốn mùa hay hai mùa thay đổi, đây là luân hồi của khí hậu.

3- Luân hồi của hệ thống tuần hoàn: Trong cơ thể con người, qủa tim ví như đầu tầu xe lửa kéo cả đoàn tầu, trái tim cũng vậy, nếu tim ngừng đập bóp, con người sẽ chết. Qủa tim có bốn ngăn, hai ngăn trên gọi là tâm nhĩ (atrium), hai ngăn dưới gọi là tâm thất (ventricle). Do sức bóp của tim, máu trong tâm thất bên trái (left ventricle) bơm vào động mạch (aorta) dẫn đi khắp toàn thân vào các mạch máu nhỏ đến các bộ phận, cơ quan của thân thể để nuôi các tế bào. Rồi máu từ đó theo hệ thống tĩnh mạch (veins) trở về tim vào tâm nhĩ bên phải (right atrium). Máu từ tâm nhĩ bên phải đi qua một cái van (valve) xuống tâm thất bên phải (right ventricle), rồi ra động mạch phổi (pulmonary artery) vào phổi để lấy dưỡng khí (oxygen). Máu từ phổi trở lại tim bằng tĩnh mạch phổi (pulmonary vein) vào tâm nhĩ bên trái (left atrium), xong máu từ đây qua một cái van xuống tâm thất bên trái (left ventricle), và từ đây, tâm thất bóp để đấy máu đi nuôi cơ thể; máu đi đi, về về liên tục không ngưng nghỉ như thế, đây gọi là luân hồi của máu.

 

b)- Về tinh thần: Như trên, khoa học đã nhìn thấy nhiều sự vật có tính cách luân hồi, chứng minh một cách cụ thể hiển nhiên, nhưng về vấn đề tinh thần , khoa học còn đang trên đường tìm kiếm. Thường mỗi khi có người nhớ được tiền kiếp, các nhà khoa học lại có dịp truy cứu; đây cũng chỉ là những góp nhặt vụn vặt, nên các nhà khoa học chưa dám khẳng định một cách tích cực toàn diện, vì về tâm linh vô hình vô tướng nên không thấy cụ thể bằng con mắt phàm phu được. Tuy nhiên, chúng ta có thể nêu ra một số phát biểu nổi tiếng của một số danh nhân Tây phương về vấn này như sau:

1- Pythagore (hơn 550 năm trước Dương lịch): Nhà toán học kiêm triết học người Hy Lạp (Greece) nói rằng: “Tất cả mọi người đều có linh hồn, quanh quẩn trong thế gian hữu cơ và diễn biến theo định luật trường cửu”.

2- Platon (427 – 347 BC): Nhà triết học Hy Lạp nói: “Linh hồn thọ hơn thể xác, linh hồn liên tục sinh ra rồi tái sinh trở lại thế gian”.

3- Ovid (43 BC – 17 AD): Nhà thơ người tại thành Rome (Ý) nói: “Cái gọi là chết, chỉ gọi là vật chất cũ, còn linh hồn bị đẩy đưa từ nơi này đến nơi khác, linh hồn chỉ là một, chỉ có hình thể mới, như ta thay áo mới. Cũng như loại sáp mềm người ta đổ vào khuôn, mặt sáp sẽ ghi nhận cái khuôn, lúc ấy hình ảnh cũ bị xóa bỏ, chỉ có hình thức bị biến đổi, sáp vẫn là sáp; như vậy, được sinh ra là bắt đầu trở thành một cái gì mới, khác cái trước, và những hình thức mới ấy cũng biến đổi nữa, không có cái gì giữ nguyên vẹn hình thể mà không thay đổi hình dạng”.

4- Wordsworth (William) (1770 – 1850): Nhà thơ người Anh quốc nói: “Cái sinh của chúng ta chỉ là một giấc chiêm bao và một sự lãng quên. Linh hồn, vì tinh tú của đời sống, xuất hiện với ta hôm nay, đã có cơ sở ở một nơi nào và đến từ phương xa: Không phải trọn vẹn trong sự lãng quên, cũng không phải trơ trọi”.

5- Disraeli (Benjamin) (1804 – 1881): Thủ tướng Anh Quốc nổi tiếng một thời nói: “Không có hệ thống nào vừa giản dị, vừa ít va chạm sự hiểu biết của ta bằng thuyết luân hồi. Thuyết ấy xem những đau khổ và khoái lạc trong kiếp sống này như sự thưởng hay phạt các hành động của ta trong một trạng thái khác”.

6- Emerson (Ralph Waldo) (1803 – 1882): Triết gia kiêm nhà thơ người Hoa Kỳ nói: “Cái định mạng mà chúng ta phải lãnh là do chính ta đã chuẩn bị một cách hồn nhiên, vô ý thức, trong rất nhiều kinh nghiệm mà ta không thấy nổi giá trị; có lẽ chúng ta còn tiếp tục nhận lãnh định mạng ấy trong nhiều kiếp nữa, trước khi hoàn tất công việc trả qủa”.

7- Huxley (Thomas Henry) (1825 – 1895): Nhà sinh vật học (Biology) kiêm nhà văn người Anh Quốc nói: “. . . Bên trong đứa trẻ sơ sinh đã có ngủ ngầm đặc điểm truyền thống, và cái “ta” chỉ là một khối năng lực tiềm tàng, thêm vào chút gì khác; những tiềm năng ấy rất sớm nổi lên mặttrở thành sức mạnh thật sự, một thực lực, từ tuổi trẻ trở lên, biểu hiện lúc lu mờ lúc sáng tỏ, lúc yếu lúc mạnh, lúc đúng đắn lúc sai lầm. Và mỗi lần đổi sang từ thể xác này đến một xác thân khác, thì tâm tánh riêng biệt ấy lại bị một tâm tính khác biến đổi.

 Những triết học gia Ấn Độ gọi cái “Tánh” đồng nghĩa với nghiệp (Karma), chính cái nghiệp chuyển từ đời này đến đời khác và nối liền các kiếp sống trong một chuỗi dài những kiếp chuyển sinh; các triết gia ấy chủ trương trong mỗi kiếp sống, cái nghiệp bị biến đổi, không những do truyền thống mà còn do chính hành động của mình”.

4). Quan điểm của Phật giáo:

 Đúng lý ra, sinh tử luân hồi gắn liền với nghiệp báo nhân qủa, vì con người từ khi sinh ra đến lúc chết đều có tạo nghiệp, do đó mỗi người đều mang theo cái nghiệp của mình. Để hiểu rõ vấn đề, chúng ta lần lượt phân tích:

 Con người gồm hai phần thể chấttinh thần, từ khi bắt đầu có sự phối hợp giữa tinh cha trứng mẹ hợp lại về phần vật chất, cộng với phần tinh thần gọi là thần thức hay nghiệp thức. Bào thai phải có đủ phần vật chất (sắc) và tinh thần (thức) mới đủ điều kiện để thành hình và lớn mạnh được. Ở trong bào thai lớn dần phát triển đủ các bộ phận, trong đó có các bộ phận: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, gọi là sáu căn. Khi đủ ngày tháng được “sinh” ra, lớn dần lên, sáu căn tiếp “xúc” sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; khi tiếp xúc với ngoại cảnh nếu yêu thích sinh thọ vui, nếu không thích sinh thọ buồn, hoặc tiếp xúc với cái không yêu không ghét có thọ không vui không buồn. Sự yêu ghét gọi là “ái ố”, vì có ái ố nên cố giữ cái yêu thích, tìm cách để có cái yêu thích, quyết dẹp bỏ tránh né cái không ưa, đó gọi là “thủ, bỏ”. Vì hành động cố giữ và cố dẹp bỏ ấy mà tạo nghiệp, khi chết thần thức phải mang theo để thọ sinh một đời sống khác kế tiếp. Cứ thế sinh ra sống tạo nghiệp già bệnh chết, rồi lại như thế mãi mãi, không có ngày chấm dứt; ngoại trừ người có tu hành đắc đạo mới thoát ra ngoài vòng sinh tử luân hồi, vì nghiệp thức dẫn đi đầu thai, nên tùy nghiệp lành hay nghiệp dữ mà phải vào một trong sáu cõi. Do đó, chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua để biết thêm tạo nghiệp gì sinh vào cõi nào như sau:

1- Sinh cõi Trời: Người nào làm mười điều thiện gồm ba điều về thân: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm; bốn điều về miệng: Không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói đâm thọc, không nói ác; và ba điều về ý: Không tham lam, không sân giận, không si mê tà kiến. Sinh lên ở cõi Trờiđời sống vô cùng sung sướng, không phải làm việc, lại có đời sống rất lâu dài.

2- Sinh lại cõi Người: Người nào làm được năm giới (Ngũ giới) không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không uống rượu. Muốn sinh lại cõi Người, ráng thực hành như thế. Khi tái sinh lại làm người được ở chỗ giàu sang quyền qúy sung sướng, manh khỏe, sống lâu.

3 - Sinh cõi Thần (A Tu La): Người có lòng tốt, có thực thi mười điều thiện, tạo nhiều phúc đức, nhưng tính sân hận giận thù chưa bỏ được, nên khi chết đi vào cõi Thần, có đời sống dài, khá sung sướng, nhưng có sự tranh cãi, gây bất hòa, đấu tranh nên cũng có phiền toái.

4- Sinh cõi Ngạ qủy: Người bỏn sẻn, đố kỵ, ghen tỵ, mưu mô cướp đoạt của người, trộm cắp v.v… Khi chết sinh vào Ngạ qủy, có nhiều loại Ma qủy khác nhau, có loại phụ với các vị Thần để làm việc cho chư Thiên, có loại phải canh cổng thành cõi Trời v.v..., loài Ngạ qủy thường bị đói và sống luẩn quẩn cùng với loài ngườisúc sinh, nhưng vô hình nên ta không thấy.

5- Sinh Súc sanh: Người dâm dục ngang trái, người quỵt nợ, giật hụi, lừa đảo, biển thủ tiền của, người đánh đập hành hạ giết hại súc vật, người sớm tối say sưa rượu hoặc ma túy, người tăng thượng mạn v.v.. Khi chết sinh vào loài Súc sinh bị khổ sở trăm bề mà ai cũng thấy.

6- Sinh Địa ngục: Người giết cha giết mẹ, người làm mười điều ác chắc chắn đọa điạ ngục nhanh như liệng mũi kiếm thẳng xuống nước ngay sau khi chết, ở địa ngục thời gian lâu dài chịu cực hình khốn khổ trăm bề; khi ra khỏi địa ngục, lại phải vào Ngạ qủy hoặc Súc sinh, khi trở lại làm người có đời sống nghèo hèn khổ sở.

 

II). Kết luận về sinh tử luân hồi.

 Trong các Kinh đức Phật nói rất nhiều về các kiếp của Ngài và nhiều người khác, nếu chúng ta đọc Kinh sách của Phật giáo sẽ thấy chuyện tái sinh rất nhiều; Bác Sĩ Edgar Casey tại Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ thứ 20 mà nhiều người đã biết. Ông chuyên bắt mạch định bệnh bằng thiền định và dùng mắt thần để nhìn các kiếp trước của bệnh nhân, mà người ta gọi là dùng “thôi miên” để nhìn xem người bệnh đã trải qua các kiếp trước như thế nào để định bệnh cho bệnh nhân và chữa trị trong mấy chục nghìn trường hợp, mà hiện hồ sơ còn được lưu giữ.

 Theo dõi báo chí thỉnh thoảng chúng ta cũng thấy nêu lên chuyện có người nhớ được tiền kiếp của mình, chuyện các vị Lạt Ma Tây Tạng tái sinh nhớ được đời trước cả đến các vật dụng của mình; thiết tưởng chuyện tái sinh hầu như trên thế giới ngày nay coi như chuyện bình thường, không còn mấy người thắc mắc nữa.

 Schopenhauer (Arthur) (1788–1860): Nhà toán học kiêm triết học người Đức nói về luân hồi như sau: “Ta thấy rằng lý thuyết luân hồi khởi xuất từ thuở sơ khai, trong thời kỳ vàng son của nhân loại, luôn luôn lan rộng trong nhân gian, được coi là tín ngưỡng của phần lớn mà cũng là giáo lý của tất cả tôn giáo; ngoại trừ tín ngưỡng của người Do Thái và hai tôn giáo xuất xứ từ hình thức thật tế nhị của tín ngưỡng ấy ( Hồi giáoCơ Đốc giáo). Các thuyết luân hồi đã biến chuyển đến rất gần chân lýPhật giáo đề cập, như vậy, trong lúc Cơ Đốc giáo tự an ủi với ý tưởng sẽ tự gặp trở lại trong một thế gian khác, trong thế gian ấy sẽ tìm lại trọn vẹn nhân cách của mình, và cũng sẽ tự nhận ra tức khắc, thì theo các tôn giáo khác, sự gặp gỡ trở lại đã diễn tiến nhiều lần, nhưng ta không nhận thức được. Trong những kiếp tái sinh liên tục tái diễn, những người đã có liên quan mật thiết hoặc có tiếp xúc ngay với nhau sẽ gặp lại trong một kiếp sống vị lai, cũng lại có sự liên hệ với nhau hoặc y hệt, hoặc tương tự, và những tình cảm, thiện hay ác, đối với nhau như trong kiếp sống nàỵ ...

Cũng như đã ghi chú trong Kinh Phệ Đà (Ấn Độ giáo) và tất cả các kinh sách khác ở Ấn Độ, thuyết luân hồi được xem là nền tảng Bà La Môn giáoPhật giáo; cho đến nay, phần lớn các dân tộc Á Đông không phải Hồi giáo, hơn phân nửa nhân loại, vẫn tin tưởng chắc chắn thuyết luân hồiđời sống thực tế hàng ngày vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuyết này. Đó cũng là tín ngưỡng của người Ai Cập và từ Ai Cập, Orphée, Pythgore và Platon đã nhiệt liệt nhận lãnh.Theo như trên, sự tin tưởng nơi thuyết luân hồi tự nó là niềm tin qủa quyết tự nhiên của con người mỗi khi nghĩ đến vấn đề này mà không bị ám ảnh trước..." (Trích trong “The World As Will And Idea”).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15023)
Trên đây là bài dịch từ trang 18-20 trong quyển ’Kindness, Clarity,and Insight’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso, với sự đồng ý của Snow Lion Publications
(Xem: 7896)
Những truyền thống khác nhau của Tây Tạng đến từ Đức Phật - Kadam, Sakya, Kagyu, và Nyingma - tất cả theo sự trình bày của những ...
(Xem: 9557)
Chủ đề về tánh không bao hàm tất cả giáo huấn Phật Giáo bởi vì chính Đức Phật hít thở bằng tánh không (hiện hữu, trường tồn và sống trong tánh không)
(Xem: 9585)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh (loài ngườisúc vật). Tình thương rộng lớn này được...
(Xem: 8104)
Pháp thân Phậttánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thânquang minhHóa thân là thân vật chất;
(Xem: 10264)
Thường nghe rằng, cửa ngõ vào Chánh đạo, sự phát tâm quan trọng nhất; việc gấp trên đường tu, không gì hơn lập nguyện.
(Xem: 8673)
Không có hiện tượng nào đang tồn tại mà không phải là kết quả của nhân duyên
(Xem: 9125)
Đức Phật có nói: "Như Lai đã đạt đến sự hiểu biết rõ ràng về điều nầy, nghiệp lực, xuyên qua trí huệ cao cả của chính Như Lai."
(Xem: 8970)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, bài giảng đầu tiên của ngài tập trung vào Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế), đó chính là nền tảng của Đạo Phật.
(Xem: 8133)
Bốn dấu ấn của hiện hữu, Phạn ngữ gọi là caturlaksana, Pà li ngữ là caturlakkhana, hoặc còn gọi là Dharma mudra.
(Xem: 8907)
Chúng ta cần phải quy y Tam bảo để cứu mình ra khỏi đường hiểm khổ đau, đến chỗ an vui giải thoát.
(Xem: 25671)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 8997)
Để phân biệt với người không Phật tử, có sự quy y hay phương hướng an toàn, và để phân biệt với con đường Tiểu thừa, có sự quy y của Đại Thừa.
(Xem: 14345)
"Lý thuyết Nhân tính qua kinh tạng Pàli" là đề tài luận án Tiến sĩ do Thượng tọa Thích Chơn Thiện thực hiện và đệ trình tại Đại học Delhi
(Xem: 8127)
Thưa đại đức! Khi thọ khổ phát sanh, bậc A-la-hán chỉ thọ có một khổ thọ ấy, còn phàm phu thì thọ luôn cả hai thọ khổ, có phải vậy chăng?
(Xem: 8547)
Con số 84.000 trong do ngài An Nan thuật lại trong Trưởng Lão Kệ của Tiểu Bộ chính là 84.000 Pháp tức “dhamma” trong tiếng Pāḷi.
(Xem: 11823)
Đạo Phật không mang đến cho ta tiền tài hay danh vọng mà chỉ cho ta tình yêu thương bất diệthạnh phúc đích thực miên viễn trong dòng khổ đau của nhân sinh
(Xem: 9000)
Theo truyền thống sinh hoạt tu học của chư Tăng Ni từ thời Đức Phật còn tại thế, cứ đến ngày kết thúc một mùa an cư thì Đức Thế Tôn cùng chư Tăng Ni đều...
(Xem: 10317)
Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng hoa và quan trọng nhất trong một đời người.
(Xem: 8315)
Thức( vijnana) là dòng trôi tương tục dao động sáng tạo với những biểu đồ phức tạp được chi phối bởi những hệ quy chiếu mang màu sắc chủ quan
(Xem: 8923)
Không ai có khả năng biết được, sự bắt đầu của thế giới luân hồi (trong các cuộc sống diễn tiến liên tục, ở trong vòng sinh tử).
(Xem: 9929)
Đức Phật Thích Ca đã thường nói về Năm Uẩn, cũng còn được gọi là Năm Tập Hợp, hoặc là Năm Đống Hàng Cao Như Ngọn Núi.
(Xem: 9404)
Dục là nguyên nhân của khổ đau, nguồn gốc của dục có từ vô thỉ, sự trói buộc của nó đối với chúng sanh trong luân hồivô lượng kiếp.
(Xem: 8144)
Từ ngữ Niết Bàn xuất phát từ nguồn có ý nghĩa là "Dập tắt ngọn lửa", để nói đến việc dập tắt đi những ngọn lửa tham lam, sân hận, và si mê (tham sân si).
(Xem: 9437)
Niết bàn được xem là mục đích cứu cánh của đạo Phật, chỉ trạng thái tâm thức đã gột sạch hết mọi vô minh phiền não, sự giải thóat khỏi các kiết sử tùy miên...
(Xem: 8475)
Như tâm, Phật cũng vậy Như Phật, chúng sanh đồng Nên biết Phật cùng tâm Thể tánh đều vô tận
(Xem: 10890)
Hoa Sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiếtthánh thiện, sự duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến Niết Bàn.
(Xem: 9051)
Con người sinh ra trong thế giớidần dần, ngoài những sự vật đã có trong thiên nhiên, sáng chế ra những sự vật để dùng trong cuộc sống.
(Xem: 10474)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo.
(Xem: 8248)
Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại.
(Xem: 10227)
Tất cả các pháp nhân duyên sanh Thể tánh chẳng có cũng chẳng không Ở nơi nhân duyênsanh khởi Trong đó đều trọn không chấp trước
(Xem: 10401)
Nhân sau cùng sinh quả dị thục, Nhân đầu tiên sinh quả tăng thượng, Nhân đồng loại, biến hành sinh quả đẳng lưu, Nhân câu hữu, tương ưng sinh quả sĩ dụng
(Xem: 8949)
Đức Phật thị hiện là một con người như mọi người, điều này khẳng định cho chúng ta biết ngài không phải là thần linh, thị hiện ở núi non kỳ dị.
(Xem: 8200)
Tâm Bồ Đề (skt:Bodhicitta) là tâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật của chư pháp, tâm tin nơi nhân quảPhật Tánh nơi chúng sanh cũng như luôn dụng công tu hành hướng về quả vị Phật.
(Xem: 16579)
Muốn hết Nghiệp thì Tu ! Thì, Trì Chú ! Đó là “Thực Phẩm ngon” của Người Tu Hành xưa cũ.
(Xem: 12248)
Phật Học Vấn Đáp - Duy Thức Học Phần thứ 8; Lý Bỉnh Nam giải đáp, Thích Đức Trí chuyển ngữ
(Xem: 12189)
Hãy nương tựa vào chính mình, tự xem mình là ngọn đuốc soi đường cho mình, là nơi an trú cho mình, mà không cần một nơi an trú nào khác cả...
(Xem: 8734)
Nguyên tác: Background for Understanding Bodhichitta, Tác giả:Alexander Berzin/ Riga, Latvia, July 2004; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 10154)
Giáo thuyết tối thượng tịnh hóa tâm thức, Là việc vắng mặt sự tồn tại cố hữu.
(Xem: 8483)
Điều cương quyết để thọ tám chi của Luật nghi này, là phải có tối thiểu một vị Tỷ-kheo làm giới sư truyền thọ, chứ không thể tự một mình phát nguyện thọ trì được.
(Xem: 9014)
Trong Đạo Phật thuật ngữ tự ngã có hai ý nghĩa phải được phân biệt nhẳm để tránh nhầm lẫn. Một ý nghĩa của tự ngã là ‘cá thể’ hay ‘chúng sinh’.
(Xem: 10302)
Có nguồn gốc từ Ấn-độ, là tín lý căn bản trong Ấn-độ giáo, Phật giáo cũng như Kỳ-na giáo, và cả đến đạo Sikh; được truyền vào Trung hoa rất sớm, dịch là nghiệp,
(Xem: 8682)
Cận trụ nguyên ngữ Sanskrit là là upavāsatha, Hán phiên âm là ô-ba-bà-sa, Ưu-ba-bà-tố-đà, Ưu-bà-sa, U-ba-bà-sa, Ô-bô-sa-tha v.v…
(Xem: 8148)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thểxúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề...
(Xem: 8686)
Nguyên tác: Introduction to Bodhicitta - Tác giả: Alexander Berzin/ Riga, Latvia, June 2003 - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8037)
Đẳng lưu nhân-quả, là một trong những tư lương quan trọng trên con đường trung đạo, trong lộ trình tu tập thông đạt chánh kiến về duyên khởi hay mười hai chi duyên.
(Xem: 7815)
Ly Hệ Quả Sanskrit gọi là Visamyogaphala. Visam là thoát ly, tách rời, đoạn trừ, ly khai. Yoga là tương ưng, liên hệ. Nên Ly hệ, visamyoga: dứt khỏi sự trói buộc.
(Xem: 9525)
Tôi đã tìm thấy chìa khóa của hạnh phúc, và tôi đã bị thuyết phục rằng, tôi đã vượt qua mọi nhà sư khác về sự cao quý. Nhưng mỗi khi tôi rời thiền đường, những cánh cửa lại thì-thầm, 'Tất cả là không.'
(Xem: 8674)
Từ nơi Thánh Trí tối thượng ba-la-mật, đức Thế Tôn tuyên thuyết Kinh Năng Đoạn Kim Cương, nên Kinh này dạy rất nhiều vấn đề cốt lõi của giáo Pháp.
(Xem: 10634)
Như lý tác ý (Yoniso manasikàra) hay còn gọi là như lý khởi tư duy là một thuật ngữ Phật học dùng để nói về cách nhìn sự vật hay hiện tượng một cách đúng đắn theo quan niệm của đạo Phật.
(Xem: 15054)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Śīla: học xứ, học giới,... nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể.
(Xem: 12738)
Nếu chúng ta thật sự quan tâm về tương lai chính chúng tahạnh phúc an lạc của chính đời sống của mình, chúng ta nên phát triển một thái độ tinh thần trong điều mà thực hành từ bi đóng một vai trò trung tâm.
(Xem: 8061)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại...
(Xem: 16634)
Chúng ta cũng có thể sử dụng cách dịch phổ thông hiện này là: Như Thị Ngã Văn 如是我聞: Tôi nghe như vậy, tôi nghe như thế v.v...
(Xem: 6212)
“Phật y trên năm hạng chủng tánhthành lập năm thừa: Chủng tánh Thanh văn thừa; Bích-chi-phật thừa; Như lai thừa; Bất định thừa; và vô tánh thừa.
(Xem: 9501)
46 đại nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà...
(Xem: 6983)
Bốn pháp căn bản thành tựu thần lực, bốn cơ sở để có sức mạnh tinh thần hay sức mạnh tâm linh....
(Xem: 7666)
Quán Thế Âm, ngữ nguyên Sanskrit là Avalokiteśvaras, āvalokiteśvaro, avalokiteshvara là danh từ số ít Phạn ngữ, Hán dịch là Quán Thế Âm hay Quán Tự Tại.
(Xem: 6979)
Thành Duy Thức Luận trình bày hai quả chuyển y là Đại Niết-bàn và Đại Bồ Đề; Do đoạn trừ hết thảy các chướng mà thành tựu hai quả vị thù thắng này.
(Xem: 7657)
Tỳ-bà-thi Phật là danh hiệu phiên âm từ Pāli ngữ Vipassī, Sanskrit: Vipaśyin; có nghĩa là cái nhìn đặc biệt, cái nhìn sâu sắc và thanh tịnh; cách nhìn này xuyên suốt thấu đáo mọi vấn đề.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant