Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giới Không Trộm Cắp - Nhìn Từ Quan Điểm Đạo Đức Phật Giáo

27 Tháng Mười Hai 201514:00(Xem: 8118)
Giới Không Trộm Cắp - Nhìn Từ Quan Điểm Đạo Đức Phật Giáo
Giới Không Trộm Cắp
Nhìn Từ Quan Điểm Đạo Đức Phật Giáo

Thích Phước Đạt

Giới Không Trộm Cắp -  Nhìn Từ Quan Điểm Đạo Đức Phật Giáo


Năm giớimười điều thiện được xem là cơ sở thiết lập đạo đức Phật giáo thì giới thứ hai “Không trộm cắp” là nhằm đảm bảo tính công bình và hướng tâm con người đi đến sự vô tham, vô sân, vô si.

Một cá thể, một gia đình, một xã hội nếu không thực thi, giữ gìn giới này thì đừng có bao giờ đề cập đến việc thiết lập giá trị đạo đức, cao hơn là giá trị hạnh phúc thật sự. Trong một xã hội hiện đại, với một nền kinh tế thị trường, sự duy trìgìn giữ giới này không chỉ là động lực phát huy nhân cách đạo đức, bảo đảm trật tự xã hội, trên hết là kích thích sự sáng tạo vô bờ bến của trí tuệ con người.

Phật nói có ba loại thần thông. Thứ nhất là biến hóa thần thông, tức là thi thố những quyền năng siêu nhiên như bay trên không như chim, lội dưới nước như cá, đi ngang qua vật cản như là đi giữa hư không v.v… Hai là túc mạng thông, tức là biết rõ các kiếp sống trước của mình và của người khác. Và ba là giáo hóa thần thông tức là bố thí pháp, tức là giáo hóa người khác từ ác trở thành thiện, từ mê chuyển sang ngộ v.v…

Giới thứ hai từ Pali là Adinnadana veramani, nghĩa là Phật tử không được lấy của không cho. Ở các nước Phật giáo Nam tông như Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Tích Lan v.v… Tăng sĩ sống bằng khất thực, chỉ nhận những thức ăn và các vật dụng khác được Phật tử tại gia thành tâm cúng dường. Còn Phật tử tại gia thì được khuyến khích nuôi sống mình và gia đình mình bằng nghề nghiệp thiện lành, chính đáng. Chánh mạng là một trong tám mục của Bát Chánh đạo. Chánh mạng là sống bằng nghề nghiệp chính đáng, lương thiện.

Có thể phân biệt hai loại trộm cắp. Một loại là trộm cắp trực tiếp, nghĩa là chiếm đoạt một hay những cái gì thuộc quyền sở hữu của người khác, mà người ấy không bằng lòng. Loại trộm cắp thứ hai là gián tiếp bằng lừa đảo hay gian lận. Nói tóm lại, đạo đức Phật giáo lên án mọi hành vi thủ lợi, không trung thực, không lương thiện. Đối với Phật tử, cái gì đã không cho thì không lấy, đồng thời khuyến cáo mọi người cần thực thi hạnh bố thí nữa. Đó là phương châm bất di dịch, trong mọi giao dịch giữa Phật tử với nhau cũng như giữa Phật tử với người ngoài.

Đối lập với nghiệp trộm cắp, lấy của không cho là hạnh bố thí (Pali: dana). Bố thí đứng đầu trong mười hạnh Ba-la-mật của Phật giáo Nam tông. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề rất quan trọng này ở một đoạn sau. Một hành vi được xem là trộm cắp, là lấy của không cho khi có những điều kiện sau đây: 1. Của cải, đồ đạc, vật dụng của người khác. 2. Người lấy biết rõ, đó là của cải, đồ đạc, vật dụng của người khác. 3. Có ý chiếm đoạt. 4. Dùng thủ đoạn để chiếm đoạt. 5. Hành vi cụ thể chiếm đoạt. Dùng phương tiện hay phương pháp chiếm đoạt là như thế nào, một khi đã có sự chiếm đoạt mà người đương sự, có của bị chiếm đoạt không bằng lòng, thì đó là trộm cắp, là lấy của không cho, và người chiếm đoạt nhất định sẽ chịu quả báo tương ứng.

Người lấy của không cho bị quả báo xấu như thế nào? Kẻ ăn trộm, kẻ lấy của không cho chịu các quả báo như: 1. Sau khi mệnh chung, phải đọa vào các cõi ác, như địa ngục, quỷ đói, súc sanh. 2. Nếu may mắn được làm người, thì chịu cảnh nghèo khổ. 3. Không thể nào tích lũy được tài sản. 4. Nếu mà tích lũy được, thì lại bị vua quan, kẻ cướp, hỏa tai, thủy tai đoạt lại sạch sành sanh. 5. Không có khả năng thọ hưởng năm dục và bị mọi người khinh rẻ.

Bố thí là thế nào và nên bố thí như thế nào? Đạo đức Phật giáo không những răn dạy Phật tử cũng như mọi người không được trộm cắp, không được lấy của không cho mà còn khuyến giáo mọi người luôn luôn nghĩ tới bố thíthực hành bố thí. Phật giáo có một quan niệm hết sức rộng rãi về hạnh bố thí. Có thể nói, người nào, bất cứ lúc nào, trong hoàn cảnh nào cũng có thể thực hành bố thí.

Người có của cho của. Đó là tài thí. Có nhiều cho nhiều, có ít cho ít. Cho nhiều hay ít là không quan trọng, điều quan trọng là ở tấm lòng từ, lòng bi của người cho, thành tâm muốn đem vui và cứu khổ cho người khác. Người không có của, như Tăng Ni xuất gia không có của riêng, thì bố thí pháp, gọi là pháp thí. Nghĩa là chỉ dạy cho người khác đạo lý làm người và đạo lý giải thoát. Phật luôn luôn dạy rằng trong tất cả các loại bố thí thì pháp thí là đệ nhất, là đáng quý hơn cả. Dạy người tìm an lạc trong nếp sống thiện lành, dạy người con đường thoát khỏi luân hồi sanh tử, Đức Phật xem đó như là một loại thần thông, tức là giáo hóa thần thông.

Phật nói có ba loại thần thông. Thứ nhất là biến hóa thần thông, tức là thi thố những quyền năng siêu nhiên như bay trên không như chim, lội dưới nước như cá, đi ngang qua vật cản như là đi giữa hư không v.v… Hai là túc mạng thông, tức là biết rõ các kiếp sống trước của mình và của người khác. Và ba là giáo hóa thần thông tức là bố thí pháp, tức là giáo hóa người khác từ ác trở thành thiện, từ mê chuyển sang ngộ v.v…

Trong ba loại thần thông đó, Phật đánh giá cao nhất, đáng thực hành nhất là giáo hóa thần thông. Mà giáo hóa chính là pháp thí. Muốn pháp thí thì mọi người, xuất gia cũng như tại gia đều phải học tập Phật pháp, thực hành Phật pháp trong cuộc sống hàng ngày của mình, tức là phải sống đạo đức theo năm giới và mười thiện, và với một nhiệt tình cùng hạnh kiên nhẫn rất lớn, thuyết phục mọi người xung quanh mình đều sống theo năm giới, mười thiện. Nếu tất cả chúng ta, ai ai cũng làm như thế, thì xã hội này sẽ hướng thiện, mỗi người đều sống an lạc, cả xã hội này cũng được an lạc, cõi người sẽ biến thành cõi Phật.

Và như trong kinh Phật thường nói, ở những đất nước mà mọi người đều biết sống đạo đức, sống thiện, thì thiên nhiên cũng ưu đãi, mưa gió thuận hòa, thiên tai vắng bóng, mùa màng xanh tốt, thực phẩm dồi dào, nhân dân sống no đủ và an lạc. Hiện nay, khoa học vẫn chưa khám phá ra được mối liên hệ qua lại, biện chứng giữa cuộc sống đạo đức của xã hội với sự vận hành của môi trường thiên nhiên.

Đức Phật với con mắt trí tuệ của ngài, biết rõ, thấy rõ mối quan hệ đó và Ngài khuyên chúng ta sống đạo đức, sống thiện để tận hưởng mọi ưu đãi của thiên nhiên.

Có những người không giàu có, cũng không có pháp để pháp thí nhưng họ có thế lựcsức mạnh, họ có thể thực hành cái mà trong kinh Phật gọi là vô úy thí, nghĩa là bố thí sự không sợ hãi, bảo vệ cho mọi chúng sanh, mọi người khỏi phải sợ hãi, lo âu. Nếu phân tích kỹ, chúng ta sẽ thấy, giữ giới sát cũng là bố thí sự không sợ hãi cho chúng sanh không còn lo gì bị giết hại. Giữ giới không trộm cắp cũng là bố thí cho chúng sanh không còn lo sợ bị mất cắp, bị lừa đảo, bị gian lận v.v…

Giữ giới tà dâm, tức là bố thí cho mọi người khỏi phải sợ hãi cảnh vợ chồng bất hòa, gia đình ly tán. Giữ giới không nói dối tức là bố thí cho mọi người khỏi phải sợ bị dối trá, bị lừa gạt. Bố thí pháp cũng là một hình thức vô úy thí, vì người nghe pháp, sẽ được an tâm không lo sợ phải tái sanh xuống các cõi dữ, cõi ác, ngược lại được hướng dẫn trên con đường đạo, tiến tới giác ngộgiải thoát, tiến tới Niết-bàn là cảnh giới hạnh phúc tối thượng. Chia sẻ niềm vui với mọi người, trong tâm hồn không mảy mayý niệm ghen ghét đố kỵ, đó là tùy hỷ thí. Đem lại niềm vui cho mọi người, đó là lòng từ. Chia sẻ niềm vui với người khác, đó là lòng hỷ, là tùy hỷ.

Như chúng ta biết, và như đã nói ở đoạn trên, hạnh bố thí đứng đầu mười hạnh trong Ba-la-mật của Phật giáo Nam tông, đứng đầu sáu hạnh Ba-la-mật của Phật giáo Bắc tông, cũng đứng đầu bốn nhiếp hạnh, chung cho cả Nam và Bắc tông (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự), cho nên tất cả chúng ta cần hiểu thấu rõ nội dung của bố thí, và những điều kiện để cho mỗi hành vi bố thí của chúng ta đạt được hiệu quả cao nhất, nhiều nhất.

Mọi người đều biết trong kinh Kim Cang, một bộ kinh Đại thừa rất quan trọng, thuộc văn hệ phái Bát-nhã, một bộ kinh rất quen thuộc với giới Phật giáo Việt Nam, xuất gia cũng như tại gia. Phật dạy rằng, bố thí mà không vướng mắc vào tướng, thì bố thí đó đem lại cho người bố thí công đức không lường. Mà tướng ở đây Phật giải thích là sắc, thanh hương vị xúc pháp, tức là sáu trần.

Vì sao như vậy? Vì khi tâm chúng ta vướng mắc vào sáu trần thì lập tức bị sáu trần hạn chế và làm ô nhiễm, công việc bố thí của chúng ta sẽ không còn thanh tịnh nữa, và hiệu quả của nó sẽ bị hạn chế. Bố thí với tâm vô lượng, thì công đức của bố thí đó cũng là vô lượng. Trong nhiều kinh luận, hiệu quả của bố thí cũng được nói đến, cụ thể hơn và dễ hiểu hơn. Qua những kinh luận đó, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa của “bố thí không trú tướng” trong kinh Kim Cang.

Kinh Ưu-bà-tắc-giới, quyển 5, viết: Có ba tình huống khi bố thí không đem lại nhiều công đức: 1. Ban đầu, phát tâm bố thí rất nhiều, sau lại giảm bớt đi. 2. Lựa chọn những cái gì xấu, hư hỏng để bố thí. 3. Bố thí rồi sanh lòng tiếc rẻ, hối hận. Cũng kinh Ưu-bà-tắc-giới, quyển 5, phân biệt có 8 điều kiện hạn chế công đức của bố thí: 1. Sau khi bố thí, phát hiện thấy người được bố thí có vài lỗi và khuyết điểm. 2. Bố thí xong tự ca ngợi công đức bố thí của mình. 3. Lúc đầu nói không có gì mà cho, sau mới bố thí. 4. Bố thí xong, đòi hỏi người được bố thí thỏa mãn một số yêu cầu của mình. 5. Khi bố thí tâm không bình đẳng. 6. Bố thí xong nói lời bất nhã. 7. Bố thí xong, đòi trả ơn. 8. Bố thí xong, tâm sinh nghi ngờ. Rất rõ ràng, bố thí theo kiểu như trên là bố thí với tâm hạn hẹp, tâm ô nhiễm, không phải là bố thí thanh tịnh.

Việc chính trong lễ cầu siêu, cầu an không phải là mời Tăng sĩ đến làm lễ, tụng kinh niệm Phật mà tự bản thân người ốm hay là người sắp qua đời phải tụng kinh niệm Phật, nếu không đủ sức thì người thân phải tự mình tụng kinh niệm Phật, đem của cải bố thí, cúng dường Tam bảo, giúp đỡ cho người nghèo rồi hồi hướng công đức cho người ốm và người sắp quá cố hay là người đã quá cố. Tăng Ni cũng có thể mời, nhưng là để hộ niệm mà thôi. Tuyệt đối không được mời khách ăn uống linh đình, giết hại sinh vật.

Kinh Tăng nhất A-hàm, quyển 37, viết: “Khi bố thí tài vật cần chú ý 8 điều sau đây: 1. Bố thí phải đúng thời cơ. 2. Dùng loại tài vật mới, tinh khiếtbố thí, không bố thí những tài vật dơ bẩn, hư hỏng. 3. Cầm tài vật với hai tay để biếu tặng, không được sai người đem cho. 4. Thường phát nguyện bố thí, không được có tâm ngạo mạn. 5. Bố thí để cứu độ chúng sanh, chứ không đòi được trả ơn. 6. Cầu cảnh giới Niết-bàn vô thượngbố thí, chứ không cầu phước báo loài trời và loài người. 7. Ưu tiên bố thí những bậc thật sự là ruộng phước (như Tam bảo, cha mẹ, sư trưởng, v.v...) sau đó bố thí cho những đối tượng kém cõi hơn. 8. Hồi hướng công đức bố thí cho chúng sanh, không giữ công đức ấy riêng cho mình hưởng thọ”.

Du-già sư địa luận, cuốn 38, viết: “Bồ-tát khi bố thí không tính đến quả báo, không vì lợi dưỡngdanh vọng thế gian, không vì để được trả ơn, không vì để được kính trọngcúng dường, vị ấy không bố thí với tâm hạn hẹp, dù cho tài vật bố thí có ít, tâm của vị ấy vẫn rộng rãi. Huống hồ khi vị ấy có nhiều của cải đem bố thí, sao lại không phát đại tâm ư?”. Cũng Du-già sư địa luận, cuốn 39, viết: “Có năm đặc trưng của hành động bố thí của người thiện: 1. Bố thí với niềm tin thanh tịnh. 2. Bố thí với thái độ cung kính. 3. Bố thí với hai tay, và tự mình biếu. 4. Bố thí đúng thời. 5. Bố thí mà không gây phiền não cho người khác”.

Điều tối kỵ nhất là sát sanh hàng loạt để mời khách và cúng tế. Kinh Tạp A-hàm, quyển 4, chép truyện có một trưởng giả tên là Trưởng Thân chuẩn bị giết hàng trăm con bò, dê, để lập tế đàn lớn cầu phước báo. Phật thấy và dạy rằng: “Sát sanh để bố thí không những không được phước báo mà còn mang tội cả một đời”. Và nói: “Nếu cúng dường ba loại lửa thì được phước báoan lạc. Một là căn bổn hỏa, tức là lửa căn bổn. Cha mẹ sanh ra chúng ta, chính là căn bổn của chúng ta. Hãy phụng dưỡng và cúng dường cha mẹ là lửa căn bổn thì sẽ được phước báo lớn. Hai là cư gia hỏa, tức là bố thí cho vợ, chồng, con cái, thân thuộc. Ba là phước điền hỏa, tức là bố thí cúng dường Tam bảo, cúng dường cho người xuất gia, thầy dạy là những người dạy chúng ta đoạn trừ tham, sân, si”. Trưởng giả không những nghe theo lời Phật dạy, thả hết bò, dê dự định giết thịt mà còn xin làm lễ quy y Tam bảo, mời Phật và Tăng chúng dự trai tăng v.v…

Có thể nói đạo Phật có một quan niệm hết sức rộng rãi về hạnh bố thí, giúp cho bất cứ người nào có lòng từ, lòng bi đều có thể tu hạnh bố thí, và bố thí đúng theo pháp của Phật và Bồ-tát nên được phước đức vô lượng.

Cho nên, việc chính trong lễ cầu siêu, cầu an không phải là mời Tăng sĩ đến làm lễ, tụng kinh niệm Phật mà tự bản thân người ốm hay là người sắp qua đời phải tụng kinh niệm Phật, nếu không đủ sức thì người thân phải tự mình tụng kinh niệm Phật, đem của cải bố thí, cúng dường Tam bảo, giúp đỡ cho người nghèo rồi hồi hướng công đức cho người ốm và người sắp quá cố hay là người đã quá cố. Tăng Ni cũng có thể mời, nhưng là để hộ niệm mà thôi. Tuyệt đối không được mời khách ăn uống linh đình, giết hại sinh vật.

Nói chung lại, cách cầu an và cầu siêu đúng theo Chánh pháp của Phật là bố thí rộng rãi, và hồi hướng công đức cho người ốm và người sắp qua đời hay là vừa qua đời. Mọi lễ lạt chỉ có ý nghĩa hỗ trợ mà thôi.

Kinh Độ vô cực, quyển 3, kể chuyện ngày xưa có ông vua tên là Hòa Hắc, nhân thái hậu bệnh nặng, vua nghe theo ngoại đạo, tổ chức tế đàn lớn, dự định giết một em bé nhi đồng và 100 súc vật để tế thần, cầu cho thái hậu khỏi trọng bệnh. Phật dùng thiên nhãn, thấy sự việc như thế bèn đến ngay tại hiện trường mà bảo rằng: “Muốn có lương thực thì phải siêng năng cày cấy, muốn được giàu có thì phải bố thí rộng rãi, muốn sống thọ lâu thì phải nuôi dưỡng lòng từ bi, muốn có trí tuệ thì phải siêng năng học tập, làm điều thiện mới được quả báo an lạc. Cách nhà ngươi sát sanh để cầu sống thọtrái với luật nhân quả. Sát sanh là làm trái với đức hiếu sanh của trời, không những không tăng thọ mà còn làm giảm bớt thọ mạng. Phật bèn nói kệ:

Nếu một người sống trăm tuổi
Thờ phụng các vị thần trong thiên hạ
Giết voi, ngựa để cúng tế lễ
Không bằng tu hạnh từ bi.

Phật lại phóng hào quang làm cho mọi người có mặt đều sanh lòng hoan hỷ. Nhà vua nghe Phật giảng pháp, chứng được Sơ quả thánh. Thái hậu nghe pháp, tâm thấy vui vẻ, bệnh cũng giảm bớt dần dần. Hơn hai trăm Bà-la-môn ngoại đạo có mặt, là những người khuyên vua lập tế đàn, cũng sinh lòng hổ thẹn, cầu xin Phật thu nạp làm đệ tử. Từ đó về sau, nhà vua thi hành nhân chánh, yêu dân như con, trời thì mưa thuận gió hòa, mùa màng năm nào cũng tươi tốt. Nhân dân từ bỏ điều ác, nhờ đó, thọ mạng trung bình của dân chúng cũng tăng lên…”.

Suy cho cùng, giá trị đạo đức của con người là biết sống thiện, tức là sống đạo đức bằng sự nỗ lực tinh cần làm ra của cải vật chất bằng chính “do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, do thâu hoạch đúng pháp” như Đức Phật từng dạy. Có như vậy, chúng ta mới bảo đảm sự công bằng về sở hữu trí tuệsở hữu vật chất của mỗi cá thể, của một cộng đồng. Có công bằng thì mới bảo đảm sự hạnh phúc cho mọi người.


Thích Phước Đạt (NS Gíác Ngộ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18177)
“Ăn Cơm Hương Tích, uống Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”...
(Xem: 9342)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có...
(Xem: 7976)
Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 8964)
Vị thế tối thượng ở đời được Thế Tôn xác lập dựa vào sự kết tinh của tu tập giới định tuệ và thành tựu giải thoát.
(Xem: 7584)
Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của người Kàlàmà, ở Kesaputta. Rồi các người Kàlàmà đi đến đảnh lễ...
(Xem: 8236)
Cuộc sống ngày nay, khó mà thoát ly hoàn toàn, vì cơ chế và nhịp sống của nhân loại theo đà tiến hóa khoa học và...
(Xem: 9264)
Hãy trân quý những gì đang có, giải thoáthạnh phúc ở trong lòng bàn tay của bạn! Xin hãy mỉm cười...
(Xem: 9352)
Trong Phật giáo các từ ngữ như “chánh ngữ” và “ái ngữ” luôn luôn được đề cập tới để khuyên dạy các Phật tử khi sử dụng tự do ngôn luận.
(Xem: 9018)
Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha
(Xem: 7768)
Trong cái thấy của kinh Pháp Hoa thì tất cả vũ trụ là một. “Tất cả các cõi nước thông làm một cõi nước Phật”
(Xem: 11341)
Trong những bộ Kinh chúng ta học thường thấy hai từ Giác NgộGiải Thoát. Tất cả người tu học đều lấy hai từ đó làm cứu cánh để đi tới.
(Xem: 8827)
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh đại thừa Phật giáo.
(Xem: 8268)
Thập hiệu Như Lai, là những danh hiệu cao quý để tôn xưng những bậc đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(Xem: 8166)
Cầu nguyện là một phương pháp tâm linh giúp cho con người chúng ta có thể tháo gỡ một phần nào những nỗi khổ niềm đau,
(Xem: 8142)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt.
(Xem: 6379)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế...
(Xem: 7762)
Một thời Đức Phật cư trú gần Bārānasī(Ba La Nại), ngài đã nói bài kệ nầy, về Vua Rồng Erakapatta.
(Xem: 7582)
Tất cả các tính đức là kết quả đến từ tinh tấn, nguyên nhân của hai tích tập phúc đứctrí tuệ. Trí địa thứ tư ngọn lửa trí huệ của...
(Xem: 7564)
Ngọn lửa trí tuệ phát ra ánh sáng khi đốt cháy các hiện tướng nhị nguyên đối đãi của các hiện tượng, do thế trí địa thứ ba được gọi là Phát quang địa.
(Xem: 8567)
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp.
(Xem: 8074)
Như Lai thọ lượng là phẩm thứ 16 của kinh Pháp Hoa.
(Xem: 8457)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về chư tăng.
(Xem: 11309)
Đối với nhiều người, Phật Giáo vượt ra ngoài tôn giáo và là một triết lý hay "lối sống" hơn. Đó là một triết lý, vì triết lý “có nghĩa là tình yêu của trí tuệ”
(Xem: 8442)
Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội, thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác, cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.
(Xem: 7579)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Trúc Lâm (Veluvana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về một nữ cư sĩ, tên là Uttarā.
(Xem: 7178)
Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác, Hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác
(Xem: 8456)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.
(Xem: 6325)
Trích dịch Chương Thứ Nhất của Tác Phẩm “Buddhism - One Teacher, Many Traditions [Phật Giáo - Một Vị Thầy, Nhiều Truyền Thống]
(Xem: 8414)
Hồi đầu là quay đầu trở lại hay xoay đầu trở lại. Thị ngạn: chính ngay đó là bờ mé. Đây là một câu người học Phật thường nghe nói.
(Xem: 9450)
Đức Phật dạy giáo lý Nghiệp với mục đích khuyến khích con người thực hành các Nghiệp lành để trang nghiêm cho kiếp sống hiện tại và...
(Xem: 8385)
Bước ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình nhận thức của con người có lẽ là khi chúng ta bắt đầu nhận thức về chính bản thân mình.
(Xem: 9368)
Cái Thấy là một biểu hiện của sức sống bản nhiên, là sinh lực thường hằng vượt lên trên mọi giới hạn về thời gian (lúc thức, lúc ngủ, khi sống và cả khi chết…)
(Xem: 7994)
Giáo pháp của Vimalakirti trình bày các giáo pháp tinh yếu của Phật giáo Đại thừa trong 14 chương tương đối ngắn.
(Xem: 7192)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu
(Xem: 9936)
Nói chung, không dễ gì lưu lại ngọc xá lợi, không dễ gì thành tựu đạo quả qua quá trình tu chứng với những kiếp tái sinh nối tiếp trong thiện đạo.
(Xem: 15053)
Này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới, Thiên giới, Ma giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiênloài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn trí, toàn kiến, đại tự tại.
(Xem: 9435)
Khi thảo-luận về một ngón-tay, thì ngón-tay có phải là sự-thật không? Có phải chỉ có một ngón-tay duy-nhất, là có thể chỉ đúng vị-trí mặt trăng không?
(Xem: 7952)
Kim Cang dạy rất kỹ. Thấy “thường” đã sai mà thấy “đoạn” càng sai. Thấy có đã sai mà thấy không càng sai. Bồ tát thì “bất tận hữu vi bất trụ vô vi”.
(Xem: 7951)
Phu nhân Thắng Man sau khi phát mười hoằng thệ xong, trên hư không hoa trời liền rơi, nhạc trời liền trổi, chúng thấy điềm lành đó cũng đồng phát nguyện:
(Xem: 7999)
Ở trí địa Li cấu, bởi vì các bồ tátgiới hạnh toàn hảo, nên tự nhiên buông bỏ các hành vi sai lạc dù trong chiêm bao.
(Xem: 7949)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (chư Phật); chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử
(Xem: 8001)
Ngoại trừ các bậc tự chủ lẽ sống chết thì hầu hết chúng sanh đều không biết được thời điểm lâm chung của mình, nên khó có thể tự chủ tâm tư khi hấp hối.
(Xem: 7709)
Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 白隠 慧鶴?, January 19, 1686 - January 18, 1768) là một thiền sư Nhật nổi tiếng đã có công gây dựng lại dòng thiền Lâm Tế ở Nhật Bản
(Xem: 8721)
Vua A Xà Thế vốn là vị vua có tài, nhờ Phật chuyển hóanhận ra sai lầm, biết sám hối, ăn năn, làm mới lại chính mình, làm lại cuộc đời.
(Xem: 7950)
Muốn thấy được Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Nghiệp thức không dừng không bao giờ chúng ta thấy được tánh Phật.
(Xem: 8473)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 10465)
Trong nền văn hóa 5000 năm của con người, mỗi con số không đơn thuần chỉ là con số khô khan mà tất cả con số đều có một ý nghĩa đặc biệt của vũ trụ huyền bí.
(Xem: 8013)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
(Xem: 10995)
Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến...
(Xem: 8706)
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”?
(Xem: 7854)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác.
(Xem: 7526)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo...
(Xem: 8446)
Như Lai là một trong mười danh hiệu của Thế Tôn. Vậy thế nào là “Pháp” và tu học như thế nào để “thấy Pháp”.
(Xem: 7999)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạoloại bỏ những giáo điềuthần học.
(Xem: 8513)
Nhập Trung đạoCon đường Bồ tát tích hợp đại bitrí tuệ, khởi hành từ đại bi và tích hợp với tính bất nhị và tâm bồ đề.
(Xem: 7955)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (Chư Phật) Chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (Chư Bồ tát)
(Xem: 7960)
Bộ luận này, giải thích một cách không sai lạc tri kiến của ngài Long Thọ, được tích hợp từ Trung Lu
(Xem: 7140)
Theo kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông, Bồ tát Đản sanh, Bồ tát thành Đạo và Phật nhập Niết-bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch.
(Xem: 8345)
Tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu kế thừa.
(Xem: 8151)
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ Sơ thiền rồi Nhị Thiền, Tam thiền lần lượt thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant