Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chướng Duyên Của Thân Nữ

29 Tháng Tám 201408:48(Xem: 9378)
Chướng Duyên Của Thân Nữ


CHƯỚNG DUYÊN CỦA THÂN NỮ

Rite M. Gross – Thiện Ý chuyển ngữ

Những chướng duyên có thể giúp hành giả trên đường giải thoát. Ý niệm này, thường tìm thấy trong kinh Phật, dạy cách đánh giá cao những chướng duyên mà chúng ta gặp phải, vì nhờ chúng nên trí tuệtừ bi mới được nảy sinh. Nếu thấy như vậy, chướng duyên chínhđiều kiện có thể khiến sự giác ngộ xảy ra. Thế nhưng, xuyên suốt lịch sử của đạo Phật, sinh ra làm thân người nữ bị xem là bất hạnh, một chướng duyên, nhưng không phải là một chướng duyên tốt giúp cho sự giác ngộ; mà ngược lại, khiến cho sự giác ngộ cực kỳ khó khăn, nếu không nói là không thể nào! Nhưng nếu chướng duyên là điều lợi ích trên con đường tu, tại sao chướng duyên sinh ra làm thân nữ lại bị xem là khác biệt? Không phải thân phụ nữ cũng có nhiều điểm tốt để trở thành vị thầy dạy đạo đáng kính đó sao? Điều này chưa bao giờquy luật trong suốt lịch sử Phật giáo, dù đã từng có một vài biệt lệ quan trọng. Ngược lại, chúng tôi, những người phụ nữ, thường được bảo rằng: Không nên quan tâm đến sự giác ngộ mà nên cố gắng tích lũy đủ công đức để được sinh làm thân nam trong kiếp sau. Có 2 điều trái ngược cho rằng: Chướng duyên giúp sức trên đường tu, nhưng sinh ra là thân nữ thì không. Như vậy, có vẻ không ổn vì chúng gây ra một mâu thuẩn lớn ngay trong trọng tâm của Phật giáo.

Nhiều người Tây phương theo đạo Phật không biết được mâu thuẩn này, hoặc cảm thấy khó xử với khái niệm trên. Họ có lẽ sẽ chối bỏ nó. Họ có thể chế giễu hay bực tức đối với những ai nói lên điều này. Nhiều người sẽ chối phăng truyền thống trọng nam, khinh nữ và địa vị ưu thế của người nam trong đạo Phật là điều không phù hợp đối với Phật tử phương Tây, vì chúng ta đang sống trong một xã hội tương đối bình đẳng. ‘Cuộc chiến phụ nữ bình quyền’ hiện đang ở đỉnh cao trên xứ Mỹ hẳn sẽ làm thức tỉnh những ai còn có quan niệm rằng địa vị ưu thế của người nam là chuyện của quá khứ!

Ưu tưtư tưởng của các Phật tử đòi bình quyền cho phụ nữ đã giải tỏa các cấu trúc cho rằng sinh làm người nữ là một chướng duyên không thể thay đổi được, đã khám phá rằng học thuyết kỳ lạ này đang lâm nguy, và đã giải thích rõ một vài nguồn gốc lịch sử của chủ thuyết này. Các vị Phật tử này đã bác bỏ lời tuyên bố cho rằng sinh ra làm người nữ là tiêu cực, là bất toàn, và cho thấy rằng lời dạy này đi ngược lại với những giáo lý căn bản của đạo Phật. Thế nhưng, sự kiện này vẫn tiếp tục ngoan cố cho rằng Phật tử nữ đối diện với chướng duyên mà Phật tử nam không hề có. Phật tử nam chưa bao giờ được bảo rằng họ có một khả năng tâm linh hạn chế vì họ là người nam. Nhưng Phật tử nữ được thường xuyên cho biết là họ không có đủ những khả năng này với lý do duy nhất là bởi vì họ là người nữ.

Những hành giả thực tập Phật pháp trong vài thập niên có thể sẽ đánh giá cao những gì họ học được từ những chướng duyên mà họ phải đối diện. Họ chắc cũng đã từng gặp một ai đó chỉ bảo cho họ rằng trong lúc gặp những khó khăn họ nên học hiểu giá trị của nó vì về lâu dài những khó khăn này rất là bổ ích. Tôi thường được nghe những lời khuyên như vậy; nhưng luôn luôn có vẻ bề ngoài và đôi lúc hàm ý mỉa mai. Tuy nhiên, giờ đây tôi trân quý những điều tôi học được từ những chướng duyên mà tôi đã vượt qua, và tôi tự hỏi làm sao giúp các học trò của tôi đánh giá cao những kinh nghiệm như vậy mà không mang vẻ hợm hĩnh, thiếu trung thực.

Bất kể và như thế nào sự đánh giá cao đó liên cang đến chuyện chướng duyên mà tôi kinh qua chỉ vì là phụ nữ, là một câu hỏi Phật pháp quan trọng, và câu trả lời của tôi vẫn còn rất mơ hồ. Tôi sinh năm 1943, và là một phụ nữ thuộc thế hệ trước, sinh làm thân đàn bà vào thời ấy chắc chắn đã là một chướng duyên. Một chướng duyên mà tôi có nên biết ơn chăng? Nhờ làm thân đàn bà mà tôi thành đạt nhiều hơn hay tôi đã có thể thành đạt bằng một cách khác?

Cách đây vài năm, một nhóm bạn đồng nghiệp trong những buổi hội thảo của tổ chức chuyên nghành đã có một buổi thuyết trình vinh danh sự nghiệp đời tôi, một học giả thuộc tôn giáo học. Vào buổi sáng cuối cùng của buổi hội thảo, tôi ăn điểm tâm với một bạn đồng nghiệp nam mà tôi đã từng làm chủ bút chung cho một tạp chí nghiên cứu về đạo Phật và đạo Cơ-đốc. Trong lúc chúng tôi đang ôn lại những kỷ niêm quá khứ, anh ta nói: “Rita, bạn biết không, nếu bạn là đàn ông thì bạn đã ngồi trên đỉnh vinh quang rồi đó!” Ý của chữ ‘ngồi trên đỉnh’ có nghĩa là có một vị trí tốt ở một trường đại học danh tiếng, một điều mà mặc dù đã có rất nhiều thành tích về mặt học thuật, tôi chưa bao giờ được công nhận. Tôi đáp: “Nhưng làm sao biết được tôi đã có thể tìm được một việc làm như vậy nếu tôi là đàn ông?” Tôi không nghĩ rằng tôi theo đuổi công việc đang làm về giới tính nếu tôi là đàn ông, và tôi cũng chắc rằng không có đề tài nào nổi cợm hơn trong đạo Phật, hay lãnh vực học thuật trong 40 năm qua bằng môn học về giới tính. Đó là một nan đề. Là một phụ nữ liên cang đến những chướng duyên nghịch lýđộc đoán, nhưng ai có thể giải tỏa việc này ngoại trừ người thực sự trải nghiệm chúng?

Câu chuyện về ‘chướng duyên’ sinh làm thân nữ đã từng ám ảnhhạn chế tôi trong suốt cuộc đờisự nghiệp không cần phải lặp lại. Điều cần nói là những cống hiến của tôi, như là một nhà nghiên cứu, phê bìnhxây dựng, liên quan đến giới tính và tư tưởng phụ nữ bình quyềnxuyên qua những tác phẩm đó tôi đã đóng góp cho nền kiến thức của nhân loại. Nếu một người đàn ông khám phá những điểm nổi bậtthú vị về đàn ông, chắc hẳn ông ta đã đi ‘đến đỉnh vinh quang.’ Ngược lại, riêng tôi thì vẫn còn làm việc ở một trường đại học địa phương. Ngay như sau khi tôi đã xuất bản 3 quyển sách, hoàn cảnh của tôi cũng không khá gì hơn, ngoại trừ rằng, tôi được mời thỉnh giảng ở các trường đại học danh tiếng, nơi mà họ dùng các sách của tôi để giảng dạy.

Câu chuyện như vậy có liên quan gì đến việc điều tra xem những chướng duyên có bổ ích gì cho hành giả, hoặc sinh ra làm thân nữ? Trước hết, chúng ta phải đặt câu hỏi là: như vậy, thực sự chướng duyên là gì? Nó không làm người phụ nữ giảm đi khả năng hoặc thành đạt ít hơn; không có một sự bất toàn nào liên quan đến thân và tâm thứcnữ nhân. Chướng duyên rõ ràng nằm ngay bên trong chính hệ thống, một hệ thống thiên vị theo quan điểm của nam giới mà không dựa theo lý lẽ hợp theo Phật pháp, và cũng chẳng thèm giải thích những thành kiến kỳ thị như vậy. Đối với các vị cố vấnđồng nghiệp của tôi trong lãnh vực học vấn, dường như họ đều cho rằng quan điểm của người nam là quan điểm duy nhất đáng quan tâmhệ trọng. Dưới nhãn quan của những người có ý niệm như vậy nên điều này được xem là ‘bình thường’, do vậy mà tuyệt nhiên không cần phải cải chính gì cả. Trong đạo Phật cũng vậy! Kinh Phật truyền thống thực sự công nhận, dù không công khai, rằng chướng duyên về việc làm thân người nữ là do vị trí độc tôn của nam giới, không phải do có cái gì sai trái trong thân người nữ. Theo bảng liệt kê truyền thống về việc sai trái của thân nữ nhân bao gồm 3 điều phụ thuộc và 5 tai họa, mà đều liên hệ đến địa vị độc tôn của người nam trong xã hội, hay là sự đánh giá của người nam về sinh lý của phụ nữ, mà không có ý kiến của người nữ. Nói chung, những ý nghĩ thuộc về văn hóa độc quyền, nói theo kiểu nam giới khiến sinh ra những tư tưởng nhầm lẫn như là một điều tự nhiên cần thiếtphổ cập.

Về việc nhầm lẫn này, các Phật tử, với tạng pháp bảo giồi dào, lẽ ra đã dễ dàng nhận dạng sự sai phạm này: Xem sự tương đối giống như là tuyệt đối. Cứ cho là vậy đi, sự sai lầm này mang đến sự giải thích sai lạc về luân hồi. Dù rõ ràng nhận biết vô số những sai lầm phạm phải, nhưng theo phân tích của đạo Phật truyền thống đã không thừa nhận cái giả định nói rằng việc khiến cho địa vị độc quyền của người nam trong xã hôi có vẻ tự nhiên là chỉ có về mặt hình thức chứ không phải là thực sự tồn tại sẵn có.

Những chướng duyên to lớn nhất của chúng ta thực ra có thể là người bạn đồng hành tốt nhất trên con đường tu tập, nhưng có một tiền đề cần nêu ra: Ý niệm trên chỉ được thực dụng nếu chướng duyên không tiêu diệt chúng ta trước. Chướng duyên có thể làm hại người nhiều hơn là điều bổ ích, và có vẻ thường thường chúng là như vậy. Chúng ta không nên tìm lý do để bào chữa mà bỏ qua những chướng duyên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tu tập như bần cùng, kỳ thị chủng tộc hay giới tính, đồng tính luyến ái, hay đại loại như vậy, bằng cách ngây thơ cho rằng chướng duyên là bạn lành trên đường tu. Nếu trình bày không khéo léo, những lời bình luận trên chỉ có tính cách bề mặt và có hàm ý mỉa mai. Một trong những khuyết điểm lớn nhất của tư tưởng đạo Phật truyền thống đó là việc không sốt sắng lên án những vụ bạo động có tổ chức, và thường quy những việc này cho nghiệp và khuyên mọi người phải chấp nhận những bất công như là một hành động xứng hợp với luật nghiệp quả. Trong trường hợp của tôi, chỉ vì tôi mang thân người nữ nên khiến cho tôi có lý do muốn khám phá hết những vấn đề liên quan giữa Phật pháp và giới tính từ thấp tới cao. Chướng duyên có công dụng như là một vết thương cắt thẳng vào trái tim, một trở ngại làm yếu đi mục đích của Đại thừa là tận dụng thân người quý giá của tôi để phụng sự cho chúng sinh. Thế nhưng, nhờ nhìn thẳng vào mặt chướng duyên, một cách kiên định và suốt cuộc đời tôi, nên tôi đã chuyển hóa chướng duyên của mình thành một nguồn ơn phước cho chính mình và qua đó tôi đã có thể giúp đỡ những người khác. Nhưng, những việc làm trên sẽ không thể nào thành tựu nếu tôi nghe theo những lời khuyên cho rằng tôi đã hành động quá đáng, rằng không có chuyện gì đâu mà phải ầm ĩ, rằng những điều tôi thấy và nghe đều không hợp tình, hợp lý. Tôi đã may mắn không nghe theo những lời khuyên trên. Tôi biết rằng cố bỏ qua hay đè nén một cái gì đó rành rành sẽ chỉ làm vấn đề thêm sai lạc, như nó thường xảy ra cho những người phụ nữ thiếu lòng tự trọng, tâm trí thiển cận, trầm cảm, và thiếu những thành tựu đáng kể.

Trong giáo pháp Đại Ấn (Mahamudra) thuộc Phật giáo Mật tông, hành giả được hướng dẫn tiếp xúc trực tiếp, sâu thẳm, và trần trụi với những cảm thọ khó chịu, như là chấp thủ, mà không thừa nhận hay chối bỏ nó, do vậy, mà giải thoát được sự trong sángnăng lượng giác ngộ của nó. Từ ‘tiếp xúc trực tiếp và trần trụi’ có tính quyết định trong những lời dạy này. Lời chỉ dạy không nói gì về việc phản ứng hay hành động đối với cảm xúc đó, và cũng không nói gì về việc làmtoàn bộ câu chuyện. Không may, do sợ hành động quá đángxúc động mạnh thường dẫn người ta đến chỗ khuyên nên bỏ qua. Điều này có vẻ an toàn hơn, nhưng chỉ trong giai đoạn ngắn mà thôi!

Sau vài năm đương đầu với những chướng duyên ứng dụng thiền Minh Sát Đại Thủ Ấn (Mahamudra-based vipashyana), tôi đã gặt hái được kết quả không ngờ đó là thuần hóa được cơn thịnh nộsáng tỏ được nhiều điều về địa vị độc tôn của nam giới, trong đạo Phật nói riêng và những lĩnh vực khác nói chung. Khi tôi bắt đầu viết về đề tài này trong đầu thập niên 1980, tôi liền nghe rằng có những hành giả nữ rất giận tôi. Tôi nghĩ có thể là vì họ tìm thấy một trong những bài báo tôi viết khi đó về ‘làm sáng tỏ cơn bực giận,’ như là một sự đe dọa đến cơn hờn mát của họ. Cơn giận có thể biến thành hờn mát vì nó cung cấp cái cảm giác hợp tình, hợp lý là: ‘Tôi là người bực mình về sự bất công này!’

Không lâu sau khi tôi xuất bản quyển sách tựa đề Đạo Phật sau Chế Độ Phụ Hệ (Buddhism after Patriarchy) năm 1992, một bạn đồng nghiệp báo cho tôi rằng một người quen biết đã gọi ông ta và nói rằng tôi đã xử dụng nhiều nguồn kinh tạng quen thuộc nhưng với một cái nhìn mới mẻ không ngờ. Ông ta bảo rằng; ‘sự giải thích của bà ta rõ ràng rất chính xác! Tại sao chả có ai trong chúng ta trước đây giải thích như vậy?’ Tôi nghĩ lý do rất đơn giãn: Điều này chưa bao giờ nằm trong sự hiếu kỳ của ông ta vì là một người nam làm sao có thể để tâm đến việc diễn dịch quy ước các kinh tạng theo kiểu nam giới độc quyền! Sự thật rất đau lòng là người duy nhất có thể bẻ khóa giải thoát tiềm năng của một chướng duyên, chính là người đang đối diện chướng duyên đó. Nhưng một chướng duyên, theo định nghĩa, là làm suy yếu và thêm cực kỳ khó khăn cho mọi sự chuyển hóa, thay đổi. Ai cũng biết rằng, vì tự vệ, nên người nào không có quyền lựcđặc ân thường thấy rõ 2 mặt của sự việc. Chúng tôi có thể nhìn thấy từ quan điểm của người không được ưu thế, cũng như những điều mà người nào được đặc quyền, có ưu thế, không thể thấy. Điều này dạy cho chúng ta rằng, trong tất cả mọi lĩnh vực mà chúng ta có được đặc quyền, mình phải biết khiêm cung. Đó là lý do tại sao người da trắng thường không nhìn thấy sự kỳ thị chủng tôc, hay người bình thường không hiểu người đồng tính luyến ái. Và cũng chính lý do đó, các Phật tử phải càng thêm thận trọng về việc loại bỏ vấn đề công bằng xã hôi vì bất hợp lý đối với Phật pháp. Nhưng kiến thức, mà chúng tôi sở hữu được từ cách biết nhìn 2 mặt trái và phải, thật là đau thương và cực kỳ khó chịu, và thấu hiểu được tuệ giác này thật khó khăn và thường bị thất bại do những nổ lực tự hại mình.

Điều này có nghĩa là gì cho những người gặp phải chướng duyên làm thân nữ trong một hệ thống Phật pháp do người nam độc tôn? Trước tiên, thật là hệ trọng khi chúng ta thừa nhận chướng duyên về mặt xã hội, không phải siêu hình. Căn cứ vào lịch sử Phật giáođiều kiện hiện tại của Phật giáo trên thế giới, cái gì (có tính cách xì-căn-đan) sẽ tạo nên một sự chối bỏ thẳng thừng. Sự thống trị của người nam trong đạo Phật chính thực làm tổn thương các nữ Phật tử, và trong một chừng mực nào đó, làm tổn thương luôn cả các nam Phật tử. Nó cũng là một việc hết sức hổ thẹn cho các Phật tử khi tuyên bố đạo mình là một đạo hợp tình lý, nhân bản, và trên hết, từ bi.

Đây là thời điểm mà phụ nữ chúng tôi cần có sự tôn trọng và hỗ trợ từ phía các pháp huynh nam và họ nên trao cho chúng tôi cả hai thứ trên. Khi mà tuệ giác chúng tôi đau đớn dành được từ cách biết nhìn 2 mặt phải và trái, bị nhóm độc quyền chối bỏ hay không được đếm xỉa đến, thì sự đau khổ của những chướng duyên về sự kỳ thị giới tính càng tăng cao thêm cường độ. Chúng tôi mong chờ các vị giáo thọ và các pháp huynh nam nhận rõ những bằng chứng với tâm trong sángthành thật. Chúng tôi cũng mong mỏi và xin các giáo thọPhật tử nam đừng nói rằng vì sự giác ngộ vượt quá giới hạn giới tính, nên vị trí độc tôn của người nam trong các lãnh vực Phật học không còn là một vấn đề nghiêm trọng. Những tuyên bố như vậy thường gây ra hiểu lầm đáng tiếc. Hơn nữa, chúng tôi cũng từ chối không làm theo điều mà một số Phật tử bảo chúng tôi rằng sự đối kháng của chúng tôi về địa vị độc tôn và phẩm hạnh cho nữ quyền là dựa trên bản ngã của chúng tôi và rằng, nếu chúng tôi sáng suốt hơn thì nên chấp nhận những điều kiện đã được định đặt trong xã hội. Chưa bao giờ có một nhóm Phật tửđịa vị ưu thế về mặt xã hội lên tiếng về sự bất công trên. Chỉ có những nhóm bị áp bức. Thay vì phải làm theo cái cách lý giải ngược ngạo như vậy, chúng ta có thể quay lại yêu cầu các Phật tử nam ứng dụng lời khuyên của họ cho chính mình, để chứng minh sự giác ngộ về vô ngã của họ bằng cách không lạm dụng đặc quyền của mình.

Ví dụ, một hôm nọ tôi đi Bhutan với thầy tôi, Khandro Rinpoche, và những học trò khác. Chúng tôi đến một chổ linh thiêng do một người bảo vệ nam canh chừng, dù chúng tôi chả quan tâm gì đến chuyện này cả! Nhưng hóa ra tác dụng của người bảo vệ nam là không cho người phụ nữ đi vào chổ tôn nghiêm. Thầy tôi, em gái của bà, và các nữ tu cứ tự nhiên đi đại vào. Bởi vì họ là bậc thầy có uy tín, không ai dám ngăn họ lại. Khi chúng tôi, những học trò, chuẩn bị đi vào bên trong thì bị ngăn lại tức thì và bảo rằng: ‘Không cho phép phụ nữ vào.’ Một vài bạn nam người Tây phương vừa bước vào, vừa vẩy tay chào chúng tôi. Còn chúng tôi, những người nữ, nổi xung thiên. Người nam không chỉ lợi dụng ưu thế của mình mà còn hoàn toàn không hiểu tại sao phụ nữ chúng tôi nổi giận đối với họ cũng như gã bảo vệ cửa. Thầy chúng tôi bèn dẫn chúng tôi đến một nơi biệt lập để nói về biến cố trên. Một người phụ nữ bèn hỏi, ‘Khi chúng con viếng thăm nữ tu viện, có một cái phòng không cho người nam vào phải không?’ Một người đàn ông bạo gan trả lời, ‘phải đó, phòng của đàn bà!’ Một người nam khác hỏi tôi rằng họ nên làm gì trong tình cảnh đó. Anh ta chẳng hiểu nổi khi tôi đáp rằng, ‘Anh lẽ ra không nên vào trong mà nên ở bên ngoài với chúng tôi.’

Bất kể các pháp huynh của chúng tôi sẽ bình tâm chấp nhận những sự thật rõ ràng đã phơi bày hay không, điều hệ trọngchúng tôi hành xử với tuệ giác về sự thật đó. Chúng ta không nên rơi vào sự cám dổ của ba độc, mà độc hại nhất là vô minh. Chúng tôi chịu nhiều áp lực từ các nam Phật tử và các vị lãnh đạo Phật giáo bởi vì họ đơn giản không ngó ngàng gì đến những tài liệu lịch sử của đạo Phật nói về những thành kiến đối với phụ nữđịa vị ưu thế của nam giới hiện nay. Phụ nữ được dưỡng nuôi trong nền văn hóa phụ hệ, bất kỳ là phụ nữ Á châu hay Tây phương, đều dạy học cách làm hài lòng và chiều theo các ông. Rốt cuộc, tránh đối đầu với đàn ông còn quan trọng hơn cà việc nhận biếtbảo vệ quyền lợi của chính mình, nhu cầu của mình, và hợp tác với những phụ nữ khác. Đó là lý do tại sao phụ nữ thường dạm nhờ nam giới đề nghị những luật nghi dành cho nữ giới theo dòng truyền thừa của họ, thay vì nhận biết rằng người nữ cũng có khả năng tương tự.

Vô minh thường biến dạng thành sự chối bỏ hay không nhận biết rằng giới tính luôn là đề tài tranh luận trong Phật giáo, rằng sự thực trong kinh Phật nhan nhản những mẩu chuyện và phê bình, hạ thấp hay nhạo báng nữ giới và đề cao địa vị ưu thế của nam giới. Từ lúc Bà di mẫu của Phật, Ma Ha Ba-Xà Ba-Đề (Mahaprajapati), không chấp nhận lời từ nan để thành lập Giáo đoàn Ni, Các vị ni và một vài vị tăng đã từng tích cực ủng hộ những lý tưởng về sự dung hòa giới tính và tính bao dung, không kỳ thị giới tính hay thân nữ nhân. Thật là một điều đáng buồn đến độ không hiểu nổi, khi có người Phật tử chối bỏ truyền thống tuyệt vời đó, và xưa cũ từ thời đức Phật, mà tuyên bố rằng những phong trào đương thời ủng hộ quyền lợi và nhu cầu của nữ Phật tử là ‘ngoại lai’, bắt nguồn từ phong trào bình quyền của phương Tây. Người phụ nữ đã bước một bước dài học cách hòa nhập và chiều theo nam giới; dù phải bỏ qua những di sảnlợi ích, nhu cầu cho bản thân. Đã đến lúc chúng ta không thể làm ngơ đối với cái phần di sản Phật giáo sai lầm và nguy hại này, xem thân nữ là chướng duyên. Nếu ai đó có thể phá vỡ cái khuynh hướng vô minh đối với giáo thuyết về thân nữ, thì họ là đầu tàu phải chịu nhiều đòn sân hận dữ dội. Đạo Phật coi sân hận như là một sự hủy hoại đối với phần tâm linh và nên cần tránh né. Sự chẩn đoán đó rất chính xác. Một trong những điều khó khăn nhất khi đối đầu với chướng duyên này là ý nghĩ sai lầm cho rằng không có gì thay thế cho cơn sân hận đối với sự bất công; rằng nếu mình không nổi giận, thì mình là kẻ không tình cảm. Nếu ai có thực hành thiền tập, sẽ thấy rằng cơn giận thường không tồn tại lâu, và có thể thay thế bằng sự thấu hiểu sáng suốt về nguyên nhân của nó. Nhưng sau khi đã thuần hóa cơn giận, chúng ta không nên quay lại làm ngơ với nguyên nhân gây cơn giận phát sinh, mà nên giải thích rõ ràngchính xác sự sai lầm của việc nam giới chiếm địa vị độc tôn trong Phật giáo.

Sự liên hệ giữa sân hậntỉnh giác là một trong những giáo lý bổ ích trong đạo Phật để học cách đương đầu với những chướng duyên này. Một phụ nữ có lần hỏi sư phụ tôi làm sao giải quyết cơn sân hận. Thầy tôi trả lời, ‘sân hận luôn luôn là hành động phí thời gian’. Người hỏi sửng sốt, lầm bầm nói, ‘Nhưng còn cái chuyện mà mình nên tức giận thì sao, như là bị đánh đập chẳng hạn?’ Ngay lập tức thầy tôi đáp, ‘Tôi bảo cho cô biết sân hận là phí thời gian. Tôi đâu có nói là cô phải từ bỏ cái tuệ giác của cô!’ Duy trì tuệ giáccăn bản. Nếu ai đó không thích nghe về kết cục tốt đẹp của tuệ giáctiếp tục giận mình, đó là vấn đề của họ. Chúng ta không nên đè nén tuệ giác của mình, nhưng nên giải thích hợp lý, không ác ý vì có người không muốn nghe những điều khó chịu. Chúng tôi không muốn giới tính hóa Phật pháp khi nêu lên vấn nạn kỳ thị giới tính và vị trí độc tôn của nam giới, và chứng minh chúng có hại như thế nào. Câu trả lời duy nhất cho sự kết án này là Phật pháp đã bị giới tính hóa từ lâu do những người đầu tiên dựng lên chủ thuyết đạo Phật độc quyền cho người nam. Họ tuyên bố rằng sinh làm thân nữ là bất hạnh và đề nghị giải pháp tốt nhất là nên tái sinh làm thân nam hơn là muốn tạo ra sự bình đẳng trong Phật pháp lúc này.

Có một chiều hướng rất khác để đối đầu với mọi chướng duyên, nhưng đặc biệt là cho chướng duyên có dính líu đến sự bất công. Những người Phật tử sinh ra làm thân nữ thường bị chối bỏ tiềm năng toàn diện của kiếp người quý giá. Điều này không may lẫn không công bằng, nhưng trong kiếp người ai cũng đều dính líu đến một cái gì đó trắc trở, hoặc bị từ chối một việc gì đó quan trọng dù không có lý do rõ rệt. Ai biết cách sống với sự từ nan đó sẽ được xem là người thành công về mặt hành trì. Sau khi, người này đã làm mọi thứ mình có thể để vượt qua chướng duyên đó, dù là không được hoàn toàn mãn nguyện, liệu người này có thể duy trì sự buông xả, tri túc, và hoan hỉ, tránh được sự than thở và tự thương hại mình hay không? Làm được như vậy không phải dễ, nhưng đây chính là lợi ích lớn lao nhất nhờ biết hành trì. Nếu có người biết sống mãn nguyện trước những chướng duyên thử thách, người này hiểu rằng sự an lạc của mình không phải do điều kiện, cũng như không phải chỉ do những hoàn cảnh may mắn mà thôi. Sự thành tựu này mang đến niềm hạnh phúcbình an rộng lớn. Chắc chắn đây chính là lời dạy của các vị đạo sư khi họ nói rằng chướng duyên chính là ơn phước về lâu, về dài.

Một điểm cuối cùng xin được nhấn mạnh. Vài chướng duyên, như kỳ thị giới tính và chủng tộc, nghèo khổ, đồng tính luyến ái, không hòa đồng tôn giáo, hủy diệt sinh môi, và chủ nghĩa dân tộc không thể nào tránh được trong kiếp làm người, nhưng nguyên nhân gây ra là do ba độc tham, sân, si của con người. Vì vậy, chúng ta có thể vượt qua được. Để thích ứng với chướng duyên sinh ra làm thân người là đã đủ khó khăn rồi. Vì có một số người thích ứng được với những chướng duyên do xã hội gây ra; không có nghĩa là cách biện hộ cho một ai đó đề cao và trục lợi từ những chướng duyên này. Các vị Phật tử, đặc biệt là các thầy giáo thọ, không nên bao giờ cho rằng vì có một vài người biết cách sống với những chướng duyên do xã hội gây ra, nên những việc làm như vậy được cho phép để các lãnh đạo Phật giáo, hay các tổ chức Phật giáo tiếp tục làm. Đó là sự xuyên tạcbóp méo lời dạy hữu ích và khích lệ của Phật vì cho rằng chúng ta cảm kích những chướng duyên như vậy, như là một ân phước lành trên đường tu.

*Vài dòng về tác giả:

Bà Rita M. Gross là tác giả nhiều sách về Phật học, thầy giáo thọ, và giáo sư danh dự nghành tôn giáo tỷ giảo. Những tác phẩm nổi danh của bà là Đạo Phật Sau Thời Kỳ Phụ Hệ: Lịch sử Về Quyền Giới Tính, Phân Tích, và Tái Cấu Trúc Đạo Phật , và Vòng Hoa Chiến Thắng Cho Tư Tưởng Bình Quyền: 40 năm Khám Phá Tôn Giáo.

Nguồn Anh ngữ:

The Man-Made Obstacle – Distinguishing between problems of human birth and problem of human making, by Rita M. Gross, published by Tricycle Magazine Online, June 8, 2014.

Tháng 7, 2014

Thiện Ý chuyển ngữ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 163)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 215)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 409)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 310)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 338)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 386)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 622)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 679)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 639)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 685)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 600)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 541)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 594)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 686)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 702)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 800)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 598)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 492)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 574)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 670)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 588)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 591)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 695)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 711)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 703)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 769)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 794)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 770)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 962)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 829)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1388)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 913)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1079)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 832)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1062)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 993)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 981)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1122)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1400)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1749)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 971)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1160)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 971)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 826)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 950)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 973)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1395)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1145)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1175)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 924)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1069)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1518)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1398)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1391)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 981)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1375)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1289)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1213)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant