Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Pháp Học Và Pháp Hành Theo Kinh Tạng Nam Và Bắc Truyền

21 Tháng Mười Hai 201620:46(Xem: 7057)
Pháp Học Và Pháp Hành Theo Kinh Tạng Nam Và Bắc Truyền
Pháp Học Và Pháp Hành
Theo Kinh Tạng Nam Và Bắc Truyền

Thích Như Điển

 

Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.

 

Đọc các Tạng Nikaya như: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ KinhTiểu Bộ Kinh trong gần 10.000 trang sách và gồm 13 tập, mỗi tập dày trên dưới 1.000 trang như thế, chỉ có những vị chứng Thánh quả mới có thể nhớ nằm lòng hết, còn những học giả chỉ nghiên cứu một phần nào đó trong Nikaya, thì cũng chỉ biết rõ về phần của mình mà thôi, còn những phần chưa nghiên cứu thì chưa nắm bắt hết được.

 

Từ Kinh Tạng Pali ấy được dịch sang các ngôn ngữ địa phương như: Tiếng Tích Lan, tiếng Thái, tiếng Miến Điện v.v…cũng như cả chữ Hán, chữ Đại Hàn, chữ Nhật. Bên phần Hán văn thì trở thành bộ A Hàm gồm 9 quyển, trong đó có: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A HàmTăng Nhất A Hàm. Riêng Bộ Bản Duyên phần lớn tương ưng với Tiểu Bộ Kinh bên Nam truyền. Như vậy về phần nầy chúng ta có thể nghiên cứuđối chiếu với nhau để biết rõ là bên nào có, bên nào không có trong văn bản tiếng Pali hoặc ngược lại. Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán thì rất đa dạng, đã trải qua các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh và mỗi thời như thế đều có cho thêm vào những bộ sớ giải về Kinh cũng như Luận Tạng. Do vậy mà Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshuu Daizokyo) đã được biên thành ở đầu thế kỷ thứ 20 tại Nhật Bản, gần 100 quyển kể cả những niên đại và họa đồ truyền thừa. Mỗi quyển cũng trên dưới 1.000 trang chia làm 3 cột trên, giữa và dưới. Chữ nhỏ li ti. Cho nên khi Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh chủ trương cho dịch bộ nầy thành Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh bằng Việt ngữ  thì đã lên đến 203 quyển và mỗi quyển cũng trên dưới 1.000 trang. Như vậy tổng cộng Đại Tạng Kinh Bắc truyền bằng tiếng Việt có thể lên đến 250.000 trang. Bây giờ chúng ta có thể đặt câu hỏi là: Ai có thể thuộc làu hoặc hiểu hết lời Phật dạy và những lời chú giải của các Vị Tổ Sư trong chừng ấy trang Kinh, Luật và Luận? Chắc hẳn không phải là chúng ta rồi. Vậy chúng ta nên hạ mình xuống và khiêm nhường để tìm tòi lời Phật dạy qua những bộ Đại Tạng Kinh nầy. Đó là chưa nói đến Tạng của Đại Hàn khác với Trung Hoa và Nhật Bản nữa.

 

Riêng Kim Cang Thừa thì được truyền vào Tây Tạng, Bhutan, Mông Cổ, Sikkim v.v…từ thế kỷ thứ 7, cho đến nay cũng đã trên 1.300 năm lịch sử rồi và đặc biệt truyền thống nầy hành trì sâu về Bát Nhã, Trung Quán cũng như Duy Thức…cho nên cái nhìn của Phật Giáo Njima (Cổ Mật) Gelupa (phái giữ giới) Kayu và Sakya cũng không hẳn là đã giống với Phật Giáo Nguyên Thủy. Tuy rằng, dẫu cho có theo truyền thống Phật Giáo nào đi chăng nữa thì 37 phẩm trợ đạo vẫn là phần giáo lý căn bản của Tông Phái mình đang theo.

 
Phat thuyet phap

Đức Phật khi còn tại thế, Ngài hay lấy những ví dụ để chứng minh cho người nghe dễ hiểulãnh hội một cách dễ dàng. Do vậy mà chúng ta có thể thấy nhan nhãn đâu đây trong các kinh sách còn lưu truyền lại cho đến ngày nay đều thể hiện việc nầy qua các nhân vật như chư Phật ở các cõi khác, chư Thiên, con Người, A Tu La, Quỷ Thầnđặc biệt là phần súc sanh như những con chó, mèo, heo, gà, rắn, cọp, sói, sư tử, ba ba, khỉ, vượn, chim trĩ, chim công, chim se sẻ, chim bồ câu v.v…đều xuất hiện rải rác đó đây khắp các Tạng Kinh, Luật cũng như Luận. Có lần Đức Phật đã dạy rằng: “Giáo lý của ta được phân định như sau: Có người nghe xong rồi hiểu, hiểu xong lại thực hành, thực hành xong thì chứng đạo quả. Cũng có người nghe xong rồi hiểu, hiểu xong không thực hànhdĩ nhiên là không thể chứng được Đạo. Hạng người thứ ba là nghe xong rồi chẳng hiểu, lại chẳng thực hành, nên chẳng chứng quả vị nào cả”. Vậy ở thời kỳ Pháp đang đi xuống nầy, chúng ta đang thuộc vào giai tầng nào thì tự chúng ta phải hiểu lấy vậy.

 

Trong thời gian gần đây, sau những thời giảng pháp, tôi thường cho các Phật Tử đặt câu hỏi về nhiều đề tài khác nhau, viết lên trên giấy và không cần ghi tên họ cũng như Pháp Danh để được tự nhiên hơn và cũng không cần trực tiếp dong tay lên hỏi, vì có những câu hỏi rất là tế nhị. Ví dụ như những câu hỏi sau: “Bạch Thầy, có một vị Pháp Sư nọ bằng cấp cao, có học vị Tiến Sĩ, nhưng khi giảng pháp lại quyết đoán rằng: Phật không nói về địa ngục cũng như khôngBát Kỉnh Pháp cho chư Ni. Vậy đâu là câu trả lời đúng nhất?” Hoặc  “Có vị Pháp Sư bảo rằng: không có Đức Phật A Di Đà, không có cảnh giới Tây Phương Cực Lạc cũng như không có việc giải thoát về cảnh giới ấy. Vậy đâu là sự thật, khiến cho chúng con tu theo pháp môn Tịnh Độ cũng rất hoang mang. Xin Thầy giải đáp dùm cho”.

 

Dĩ nhiên là còn rất nhiều câu hỏi rất hay nữa, nhưng hôm nay tôi chỉ lạm bàn về những câu hỏi bên trên mà thôi. Đầu tiên xin trả lời chung chung là: Tịnh Độ có rất nhiều cõi, nhưng Cực Lạc chỉ có một mà thôi. Ví dụ như Đông Phương Tịnh Độ của Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Tịnh Độ ở cõi Nội Cung Đẩu Suất của Đức Phật Di Lặc và của những vị Nhứt Sanh Bổ Xứ. Riêng Ngài Thánh Nghiêm, người Trung Hoa, tốt nghiệp Tiến Sĩ Đại Học Risso tại Nhật Bản, sáng lập tông phái Pháp Cổ Sơn tại Đài Loan thì Ngài trả lời rằng: Có 4 cảnh giới Tịnh Độ. Đó là Nhơn Gian Tịnh Độ, Thiên Quốc Tịnh Độ, Phật Quốc Tịnh ĐộTự Tánh Di Đà Tịnh Độ. Nhưng ở đây chúng ta cũng có thể đặt ngược câu hỏi lại rằng: Những cõi Thường Tịch Quang Tịnh Độ, Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ để đón tiếp ai, nếu không phải là những vị Thiền Sư tu chứng sẽ về đây? Nếu những vị ấy không muốn vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà thì điều nầy không có gì để thắc mắc cả.

 

Ở đây xin mách cho những vị học giả hay những vị Tăng Sĩ có học vị cao mà chưa có thì giờ để đọc hết những bộ A Hàm thì xin vào Bộ A Hàm I, phần IV thuộc Kinh Trường A Hàm, kinh thứ 30 là Kinh Thế Ký, phần thứ 4 có nói về Địa ngục, ở trang số 587 trong 1.010 trang của quyển I nầy. Ngoài ra Đức Phật còn nói về các cõi khác như Tứ Thiên Vương, Đao Lợi Thiên v.v… Khi đọc xong đoạn kinh văn nầy thì chắc rằng vị Giảng sư ấy sẽ không thể nói rằng: Phật không nói về các cảnh giới địa ngục. Thi thoảng đâu đó chúng ta vẫn thấy Đức Phật dạy rằng: “Người bị đọa vào địa ngục dầu bao nhiêu kiếp cũng có ngày ra khỏi và những kẻ bị ái dục sai khiến, khi đã dính mắc vào đó rồi thì trăm ngàn muôn kiếp vẫn khó được thoát ly”.
 

Đến Trung A Hàm quyển thứ V- quyển hạ- phần biệt dịch số 60 Phật nói Kinh Cù Đàm Di Ký Quả, trang 203 đến 210. Trong nầy Phật dạy rất rõ về Bát Kỉnh Pháp cho Bà Kiều Đàm Di khi đến xin Phật xuất gia cùng với 500 người nữ khác, cũng như những lời thưa thỉnh của Ngài A Nan biện bạch làm thế nào để cho người nữ được xuất giathọ giới, có nói rất rõ trong Kinh nầy. Quyển nầy  dày 1.080 trang. Những vị Sư Cô nào không tin rằng Phật đã nói Bát Kỉnh Pháp, hay những vị Pháp Sư nào nói rằng Phật không chế 8 pháp nầy cho người nữ xuất gia thì hãy vào Quyển Trung A Hàm thứ V nầy để xem và nghiền ngẫm cho thật kỹ trước khi thăng tòa thuyết pháp cũng như giảng giáo lý cho Đại Chúng.

 

Bộ Bản Duyên thứ I, tập thứ 10 trong 203 tập có ghi lại rất rõ ràng về những mẫu chuyện tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong nhiều tiền kiếp trước cũng như việc thọ ký về sau cho các vị A La Hán, các vị Bồ Tát hay những Vị Phật có ghi lại rõ trong Phật Nói Kinh Sinh, quyển thứ V, phần Kinh văn thứ 48, Đức Phật nói về Kinh Mật Cụ (dụng cụ đựng mật) có nói về các đạo hào quang khi Phật thọ ký cho những chúng sanh như sau:

-        Nếu thọ ký cho Bồ Tát thì hào quang theo đảnh đầu vào.

-        Nếu thọ ký cho Duyên Giác thì hào quang theo miệng vào.

-        Nếu thọ ký cho Thanh văn thì hào quang theo khuỷu tay vào.

-        Nếu thọ ký cho những người có phước đức trên cõi trời thì hào quang theo xương sống vào.

-        Nếu thọ ký cho thân người thì hào quang sẽ theo đầu gối vào.

-        Nếu nói về địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì hào quang sẽ theo chân để vào (trang 453 trong 970 trang của quyển nầy).

Điều nầy không khác mấy với tinh thần “Trung Ấm Thân” và “Chuyển Di Tâm Thức” của Đại Thừa cũng như của Phật Giáo Tây Tạng là:

Đảnh Thánh, nhãn sanh Thiên

Nhơn trung, ác quỷ Phúc

Bàng Sanh tất cái ly

Địa ngục cước tâm xuất.

Nghĩa:

Nếu hơi nóng sau cùng nằm ở đỉnh đầu thì sẽ trở thành bậc Thánh; hơi nóng ở hai mắt sẽ sanh về cõi chư Thiên; hơi nóng nằm ở ngang ngực sẽ sanh lại làm người; hơi ấm nằm ở bụng sẽ sanh về thế giới ngạ quỷ; hơi nóng nằm ở đầu gối chắc chắc người ấy sẽ sanh vào loài súc sanh; và cuối cùng, nếu hơi nóng nằm ở dưới lòng bàn chân thì chúng sanh ấy sẽ đầu thai vào cảnh giới địa ngục.

So sánh hai tư tưởng của Bộ Bản Duyên phần Thọ Ký nói trong Kinh Mật Cụ và tư tưởng vãng sanh của Đại Thừa không sai khác là bao nhiêu.

 

Cũng trong Bộ Bản Duyên thứ I trang 474, Kinh văn thứ 55, Đức Phật đã giảng về Kinh Thí Dụ. Trong nầy Ngài có kể câu chuyện trong một kiếp quá khứ của Ngài Thủ Đạt và Ngài Duy Tiên. Ở phần kết luận Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo rằng: “Ngài Thủ Đạt chính là bản thân của ta và Ngài Duy Tiên hiện nay là Đức Phật A Di Đà”.

 

Như vậy khi nói về tiền thân Đức Phật A Di Đà sẽ có 48 lời nguyện của Ngài khi còn là một vị Bồ Tát, Ngài phát ra 48 lời nguyện, như trong Kinh Vô Lượng Thọ có trình bày. Như vậy làm sao không có Đức Phật A Di Đà và không có cảnh giới Tây Phương Cực Lạc? Riêng tôi nghĩ, nếu quý vị Pháp Sư giảng pháp về Tịnh Độ hay Cực Lạc, có thể nói rằng: “Theo quan điểm của tôi thì…có một thế giới như thế…hay không có một thế giới như thế”… chứ đừng nói rằng: Đức Phật không nói như thế nầy hay không nói như thế kia. Cái lỗi to lớn nhất của các học giả và các vị Pháp Sư khi nghiên cứugiảng pháp về giáo lý của Đạo Phật là đọc chưa hết Đại Tạng Kinh Nam Truyền lẫn Bắc truyền mà kết luận như vậy thì thật là nông cạn. Hãy thận trọng khi giảng pháp, dầu cho mình ở vị trí nào đi chăng nữa. Tôi không phản đối về sự học tập có bằng cấp, vì cái bằng nó vô tội vạ. Do đó tôi vẫn thường khuyên các Thầy, Cô đệ tử của mình rằng: “Sự học nó không làm cho mình giải thoát sanh tử được, nhưng nếu muốn mở cánh cửa sanh tử kia, không thể thiếu sự tu và sự học được”

 

Tôi viết bài nầy không phải để khoa trương, mà để thẩm định lại một vài điều cần phải nên thẩm định, để biết đâu quý Thầy, quý Phật Tử và những học giả nghiên cứu về Phật Học có cơ hội suy nghiệm lại những đề tài thuyết giảng cũng như những bài viết của mình.

Viết xong vào lúc 10 giờ sáng ngày 22 tháng 12 năm 2016 tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7450)
Trời mưa, trời nắng là chuyện bình thường. Thời tiết phải có lúc nắng, lúc mưa, không thể nào bầu trời không mưa hay...
(Xem: 18236)
“Ăn Cơm Hương Tích, uống Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”...
(Xem: 9394)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có...
(Xem: 8018)
Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 9026)
Vị thế tối thượng ở đời được Thế Tôn xác lập dựa vào sự kết tinh của tu tập giới định tuệ và thành tựu giải thoát.
(Xem: 7595)
Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của người Kàlàmà, ở Kesaputta. Rồi các người Kàlàmà đi đến đảnh lễ...
(Xem: 8257)
Cuộc sống ngày nay, khó mà thoát ly hoàn toàn, vì cơ chế và nhịp sống của nhân loại theo đà tiến hóa khoa học và...
(Xem: 9288)
Hãy trân quý những gì đang có, giải thoáthạnh phúc ở trong lòng bàn tay của bạn! Xin hãy mỉm cười...
(Xem: 9385)
Trong Phật giáo các từ ngữ như “chánh ngữ” và “ái ngữ” luôn luôn được đề cập tới để khuyên dạy các Phật tử khi sử dụng tự do ngôn luận.
(Xem: 9051)
Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha
(Xem: 7829)
Trong cái thấy của kinh Pháp Hoa thì tất cả vũ trụ là một. “Tất cả các cõi nước thông làm một cõi nước Phật”
(Xem: 11387)
Trong những bộ Kinh chúng ta học thường thấy hai từ Giác NgộGiải Thoát. Tất cả người tu học đều lấy hai từ đó làm cứu cánh để đi tới.
(Xem: 8875)
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh đại thừa Phật giáo.
(Xem: 8296)
Thập hiệu Như Lai, là những danh hiệu cao quý để tôn xưng những bậc đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(Xem: 8211)
Cầu nguyện là một phương pháp tâm linh giúp cho con người chúng ta có thể tháo gỡ một phần nào những nỗi khổ niềm đau,
(Xem: 8206)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt.
(Xem: 6418)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế...
(Xem: 7807)
Một thời Đức Phật cư trú gần Bārānasī(Ba La Nại), ngài đã nói bài kệ nầy, về Vua Rồng Erakapatta.
(Xem: 7639)
Tất cả các tính đức là kết quả đến từ tinh tấn, nguyên nhân của hai tích tập phúc đứctrí tuệ. Trí địa thứ tư ngọn lửa trí huệ của...
(Xem: 7627)
Ngọn lửa trí tuệ phát ra ánh sáng khi đốt cháy các hiện tướng nhị nguyên đối đãi của các hiện tượng, do thế trí địa thứ ba được gọi là Phát quang địa.
(Xem: 8605)
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp.
(Xem: 8099)
Như Lai thọ lượng là phẩm thứ 16 của kinh Pháp Hoa.
(Xem: 8496)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về chư tăng.
(Xem: 11365)
Đối với nhiều người, Phật Giáo vượt ra ngoài tôn giáo và là một triết lý hay "lối sống" hơn. Đó là một triết lý, vì triết lý “có nghĩa là tình yêu của trí tuệ”
(Xem: 8495)
Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội, thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác, cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.
(Xem: 7621)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Trúc Lâm (Veluvana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về một nữ cư sĩ, tên là Uttarā.
(Xem: 7215)
Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác, Hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác
(Xem: 8479)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.
(Xem: 6362)
Trích dịch Chương Thứ Nhất của Tác Phẩm “Buddhism - One Teacher, Many Traditions [Phật Giáo - Một Vị Thầy, Nhiều Truyền Thống]
(Xem: 8435)
Hồi đầu là quay đầu trở lại hay xoay đầu trở lại. Thị ngạn: chính ngay đó là bờ mé. Đây là một câu người học Phật thường nghe nói.
(Xem: 9477)
Đức Phật dạy giáo lý Nghiệp với mục đích khuyến khích con người thực hành các Nghiệp lành để trang nghiêm cho kiếp sống hiện tại và...
(Xem: 8425)
Bước ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình nhận thức của con người có lẽ là khi chúng ta bắt đầu nhận thức về chính bản thân mình.
(Xem: 9396)
Cái Thấy là một biểu hiện của sức sống bản nhiên, là sinh lực thường hằng vượt lên trên mọi giới hạn về thời gian (lúc thức, lúc ngủ, khi sống và cả khi chết…)
(Xem: 8035)
Giáo pháp của Vimalakirti trình bày các giáo pháp tinh yếu của Phật giáo Đại thừa trong 14 chương tương đối ngắn.
(Xem: 7206)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu
(Xem: 9961)
Nói chung, không dễ gì lưu lại ngọc xá lợi, không dễ gì thành tựu đạo quả qua quá trình tu chứng với những kiếp tái sinh nối tiếp trong thiện đạo.
(Xem: 15085)
Này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới, Thiên giới, Ma giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiênloài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn trí, toàn kiến, đại tự tại.
(Xem: 9464)
Khi thảo-luận về một ngón-tay, thì ngón-tay có phải là sự-thật không? Có phải chỉ có một ngón-tay duy-nhất, là có thể chỉ đúng vị-trí mặt trăng không?
(Xem: 7976)
Kim Cang dạy rất kỹ. Thấy “thường” đã sai mà thấy “đoạn” càng sai. Thấy có đã sai mà thấy không càng sai. Bồ tát thì “bất tận hữu vi bất trụ vô vi”.
(Xem: 7977)
Phu nhân Thắng Man sau khi phát mười hoằng thệ xong, trên hư không hoa trời liền rơi, nhạc trời liền trổi, chúng thấy điềm lành đó cũng đồng phát nguyện:
(Xem: 8031)
Ở trí địa Li cấu, bởi vì các bồ tátgiới hạnh toàn hảo, nên tự nhiên buông bỏ các hành vi sai lạc dù trong chiêm bao.
(Xem: 7972)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (chư Phật); chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử
(Xem: 8037)
Ngoại trừ các bậc tự chủ lẽ sống chết thì hầu hết chúng sanh đều không biết được thời điểm lâm chung của mình, nên khó có thể tự chủ tâm tư khi hấp hối.
(Xem: 7727)
Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 白隠 慧鶴?, January 19, 1686 - January 18, 1768) là một thiền sư Nhật nổi tiếng đã có công gây dựng lại dòng thiền Lâm Tế ở Nhật Bản
(Xem: 8749)
Vua A Xà Thế vốn là vị vua có tài, nhờ Phật chuyển hóanhận ra sai lầm, biết sám hối, ăn năn, làm mới lại chính mình, làm lại cuộc đời.
(Xem: 7964)
Muốn thấy được Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Nghiệp thức không dừng không bao giờ chúng ta thấy được tánh Phật.
(Xem: 8513)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 10481)
Trong nền văn hóa 5000 năm của con người, mỗi con số không đơn thuần chỉ là con số khô khan mà tất cả con số đều có một ý nghĩa đặc biệt của vũ trụ huyền bí.
(Xem: 8033)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
(Xem: 11020)
Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến...
(Xem: 8755)
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”?
(Xem: 7899)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác.
(Xem: 7579)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo...
(Xem: 8467)
Như Lai là một trong mười danh hiệu của Thế Tôn. Vậy thế nào là “Pháp” và tu học như thế nào để “thấy Pháp”.
(Xem: 8023)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạoloại bỏ những giáo điềuthần học.
(Xem: 8556)
Nhập Trung đạoCon đường Bồ tát tích hợp đại bitrí tuệ, khởi hành từ đại bi và tích hợp với tính bất nhị và tâm bồ đề.
(Xem: 8001)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (Chư Phật) Chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (Chư Bồ tát)
(Xem: 8009)
Bộ luận này, giải thích một cách không sai lạc tri kiến của ngài Long Thọ, được tích hợp từ Trung Lu
(Xem: 7181)
Theo kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông, Bồ tát Đản sanh, Bồ tát thành Đạo và Phật nhập Niết-bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch.
(Xem: 8394)
Tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu kế thừa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant