Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thấu lẽ vô thường, bạn sẽ hạnh phúc hơn

21 Tháng Tám 201916:17(Xem: 3792)
Thấu lẽ vô thường, bạn sẽ hạnh phúc hơn

Thấu lẽ vô thường, bạn sẽ hạnh phúc hơn

Nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì? Bạn muốn làm điều gì? Bạn cần phải làm điều gì? Bạn yêu thích điều gì? Bạn không nên làm điều gì? Bạn có biết mình đang muốn gì hay không?...

Tỉnh thức về vô thường, về sự mong manh nội tại của mọi vật, là một giai đoạn cần thiết cho sự phát triển của chúng ta. Nếu người ta lơ là với sự thật này, người ta sẽ chỉ làm chậm sự tiến hóa cá nhân của mình, dù cho người ta có biết tiềm năng của trí tuệ đang mang trong bản thân.

Thế nên trước tiên phải tìm hiểu vô thường này là gì, để học đối mặt với sự tạo hợp không thể tránh được của đời sốngtiếp theo áp dụng một cách có ích sự hiểu biết này vào cuộc sống hàng ngày.

Vô thường là gì?

Vô thường là một hiện tượng phổ quát tác động lên mọi mặt của hiện hữu. Người ta có thể xem xét những hậu quả của nó trong môi trường vật chất của chúng ta. Tất cả những cái là đối tượng của tri giác chúng ta.

Mỗi năm mỗi mùa liên tục nối tiếp nhau, mỗi mùa có những thay đổi đặc trưng: sự chuyển đổi của nhiệt độ, dài ngắn của ngày đêm, phong cảnh thiên nhiên. Những thay đổi ấy không thể tránh, dù có thích mùa hè, cái lạnh mùa đông cũng tới. Không ích gì mơ mộng cái không thể. Tốt hơn là thử nếm hương vị và vẻ kiều diễm của mỗi mùa. Và chu kỳ cứ thế lại bắt đầu. Vô thường hoạt động khắp nơi, vì tất cả thay đổi không ngừng nghỉ một khoảnh khắc. Đối với người biết nhận ra nó, thậm chí có một vẻ đẹp vĩ đại trong sự biến chuyển thường hằng này.

 

Sự chuyển biến cũng cảm thấy trong cuộc đời chúng ta. Giàu hôm nay có thể chuyển sang nghèo ngày mai và ngược lại. Người ta mất việc làm, rồi kiếm lại chỗ khác, chủ rồi thợ, thợ rồi chủ. Không có cái gì là bất động.

Đời sống bên trong và những tình cảm của chúng ta cũng không thoát khỏi những cơ chế của vô thường. Tính khí chúng ta thay đổi không ngừng từ sáng đến tối; có những sự việc người ta thích thú nhiều, những cái khác người ta e ngại, những cái khác người ta thản nhiên.

Nhưng cách gì đi nữa, trạng thái tâm thức chúng ta bập bềnh xao động với điều xảy ra quanh chúng ta. Chẳng hạn chỉ cần gặp một người bạn xa cách nhiều năm, thế là có niềm vui. Rồi phút tiếp theo, thấy một người mình ghét đi đến, điều đó đủ làm chúng ta đảo ngược hẳn lại. Để biết tâm thức chúng ta hiện giờ giống cái gì, chúng ta hãy tưởng tượng một con khỉ bị nhốt trong một căn nhà trống, nó không ngừng nhảy nhót mọi phía và chạy hết cửa sổ này đến cửa sổ nọ để xem cái gì xảy ra ngoài kia. Như con khỉ, những xúc tình của chúng ta không ngừng cử động, không ngừng ném chúng ta từ đỉnh cao xuống vực sâu và ngược lại.

 

Không có gì thường hằng. Người ta sinh ra, lớn lên, đến trường, làm việc, già đi và sớm hay muộn cũng chấm dứt bằng cái chết. Vài ba vòng nhỏ rồi đi mất.

Cuộc đời trốn thoát từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác mà người ta chẳng làm gì được. Và khi cái chết đến: phải từ bỏ tất cả: gia đình, bè bạn, tài sản, những sự vật người ta giữ. Một số người kinh hoàng, hay tuyệt vọng khi chỉ nghĩ đến nó, và thế nền văn hóa phương Tây cố công giãy giụa để thoát hiểm khỏi câu hỏi căn bản này, lấy cớ rằng nói đến nó là một việc bệnh hoạn. Đó hầu như là một điều húy kỵ, đến nỗi cả danh từ cái chết thường được ngụy trang: Người ta thích nói người ấy đã “từ bỏ chúng ta" hơn là nói đã chết.

Những điều suy ngẫm về lẽ vô thường

Không cần sở đắc học thuật cao sâu, người ta vẫn nhận ra được sự vô thường của nhân sinh, vũ trụ, dòng thời gian và các chiều kích không gian…Vạn vật vô thường từ đối tượng vật thể và phi vật thể không phải chỉ có người con nhà Phật mới nhận ra được.

Lịch sử hình thành, va chạm, ổn định tương đối... các hệ hành tinh, quỹ đạo, các vụ nổ và biến mất của hành tinh, lửa mặt trời...tất thảy minh chúng khủng về sự vô thường. Nhà thiên văn học nổi tiếng gốc Việt ở Pháp từ nghiên cứu thiên văn đã ngộ Đạothành Phật tử thuần thành là một ví dụ thú vị.

Các nghiên cứu sinh học cũng nhận ra chuyện tương tự ở tầm vóc nhỏ bé của sinh thể mang tên con người: sự đào thải các tế bào ở mọi bộ phận cơ thể và không chỉ ở con người, vô thường chi phối thế giới sinh học. Ngay dòng mạch tư tưởng con người cũng tiếp diễn trong vô thường không ngừng nghỉ.

Có thể nói nhận thức về vô thường là đóng góp vĩ đại của Phật giáo cho nhận thức của nhân loại từ rất sớm khi các triết thuyết chưa hình thành, đấy ít nhất cũng là khái niệm triết học căn bản ít gây tranh cãi trong một lĩnh vực tranh cãi là ..chuyện bình thường!

 

Khi nhận chân được vô thường, bạn – trong dòng sống bình thường ở cõi phàm đủ hỉ nộ ái ố - sẽ có hạnh phúc tương đối nhiều hơn. Cuộc sống vẫn vậy, sinh hoại dị diệt vẫn vậy, cần lao vẫn vậy, tha nhân và ta vẫn vậy...nhưng thái độ đón nhận của chủ thể “ta” với cuộc đời chủ động hơn, thấy vạn sự có – mất – gặp gỡ - phân ly là bình thường, tất yếu theo lý vô thường.

Có, nâng niu chăm chút, mất, thấy sự tất yếu vậy, không vật vã quá đáng. Một cảm xúc bất tận lãng mạn dệt thành thơ thành nhạc khi hưởng thụ mỹ cảm ánh bình minh trên đồi cao, thưởng lãm hoa lan rừng rạng rỡ hay nghe một nhạc phẩm thánh thót .. Nhưng khi rời xa lan rừng, tiếng nhạc, không quá hẫng hụt, xót thương bi phẫn. Bậc chân tôi đắc đạo nhà Phật, điềm nhiên trước lúc lâm chung, ung dung về cõi niết bàn, và trước đấy ung dung điềm nhiên với mọi biến động xã hội, sinh học với chính mình. Không thể coi đấy là sự vô cảm, bậc chân tu ấy cảm thấu hết thảy như mọi sinh mệnh trần gian cõi tạm, thậm  chí rung cảm nhiều hơn, nhưng vì hiểu thấu vô thường, thấy mọi sự tất yếu, nên phản ứng khác chúng ta.

 

Vậy đó, gần rồi xa, xa rồi gần, có rồi mất, đến rồi đi, không gianthời gian biến dịch không ngừng, không triết học là gì? Khi biết vô thường, bạn thấy hạnh phúc hơn, đúng không?

Phật pháp nhiệm màu…

Nguyễn Thành Công

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7442)
Trời mưa, trời nắng là chuyện bình thường. Thời tiết phải có lúc nắng, lúc mưa, không thể nào bầu trời không mưa hay...
(Xem: 18215)
“Ăn Cơm Hương Tích, uống Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”...
(Xem: 9381)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có...
(Xem: 8003)
Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 9004)
Vị thế tối thượng ở đời được Thế Tôn xác lập dựa vào sự kết tinh của tu tập giới định tuệ và thành tựu giải thoát.
(Xem: 7593)
Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của người Kàlàmà, ở Kesaputta. Rồi các người Kàlàmà đi đến đảnh lễ...
(Xem: 8254)
Cuộc sống ngày nay, khó mà thoát ly hoàn toàn, vì cơ chế và nhịp sống của nhân loại theo đà tiến hóa khoa học và...
(Xem: 9278)
Hãy trân quý những gì đang có, giải thoáthạnh phúc ở trong lòng bàn tay của bạn! Xin hãy mỉm cười...
(Xem: 9364)
Trong Phật giáo các từ ngữ như “chánh ngữ” và “ái ngữ” luôn luôn được đề cập tới để khuyên dạy các Phật tử khi sử dụng tự do ngôn luận.
(Xem: 9036)
Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha
(Xem: 7816)
Trong cái thấy của kinh Pháp Hoa thì tất cả vũ trụ là một. “Tất cả các cõi nước thông làm một cõi nước Phật”
(Xem: 11378)
Trong những bộ Kinh chúng ta học thường thấy hai từ Giác NgộGiải Thoát. Tất cả người tu học đều lấy hai từ đó làm cứu cánh để đi tới.
(Xem: 8867)
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh đại thừa Phật giáo.
(Xem: 8288)
Thập hiệu Như Lai, là những danh hiệu cao quý để tôn xưng những bậc đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(Xem: 8205)
Cầu nguyện là một phương pháp tâm linh giúp cho con người chúng ta có thể tháo gỡ một phần nào những nỗi khổ niềm đau,
(Xem: 8198)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt.
(Xem: 6410)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế...
(Xem: 7795)
Một thời Đức Phật cư trú gần Bārānasī(Ba La Nại), ngài đã nói bài kệ nầy, về Vua Rồng Erakapatta.
(Xem: 7629)
Tất cả các tính đức là kết quả đến từ tinh tấn, nguyên nhân của hai tích tập phúc đứctrí tuệ. Trí địa thứ tư ngọn lửa trí huệ của...
(Xem: 7612)
Ngọn lửa trí tuệ phát ra ánh sáng khi đốt cháy các hiện tướng nhị nguyên đối đãi của các hiện tượng, do thế trí địa thứ ba được gọi là Phát quang địa.
(Xem: 8596)
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp.
(Xem: 8091)
Như Lai thọ lượng là phẩm thứ 16 của kinh Pháp Hoa.
(Xem: 8490)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về chư tăng.
(Xem: 11350)
Đối với nhiều người, Phật Giáo vượt ra ngoài tôn giáo và là một triết lý hay "lối sống" hơn. Đó là một triết lý, vì triết lý “có nghĩa là tình yêu của trí tuệ”
(Xem: 8474)
Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội, thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác, cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.
(Xem: 7608)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Trúc Lâm (Veluvana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về một nữ cư sĩ, tên là Uttarā.
(Xem: 7207)
Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác, Hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác
(Xem: 8471)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.
(Xem: 6346)
Trích dịch Chương Thứ Nhất của Tác Phẩm “Buddhism - One Teacher, Many Traditions [Phật Giáo - Một Vị Thầy, Nhiều Truyền Thống]
(Xem: 8430)
Hồi đầu là quay đầu trở lại hay xoay đầu trở lại. Thị ngạn: chính ngay đó là bờ mé. Đây là một câu người học Phật thường nghe nói.
(Xem: 9470)
Đức Phật dạy giáo lý Nghiệp với mục đích khuyến khích con người thực hành các Nghiệp lành để trang nghiêm cho kiếp sống hiện tại và...
(Xem: 8411)
Bước ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình nhận thức của con người có lẽ là khi chúng ta bắt đầu nhận thức về chính bản thân mình.
(Xem: 9386)
Cái Thấy là một biểu hiện của sức sống bản nhiên, là sinh lực thường hằng vượt lên trên mọi giới hạn về thời gian (lúc thức, lúc ngủ, khi sống và cả khi chết…)
(Xem: 8023)
Giáo pháp của Vimalakirti trình bày các giáo pháp tinh yếu của Phật giáo Đại thừa trong 14 chương tương đối ngắn.
(Xem: 7200)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu
(Xem: 9947)
Nói chung, không dễ gì lưu lại ngọc xá lợi, không dễ gì thành tựu đạo quả qua quá trình tu chứng với những kiếp tái sinh nối tiếp trong thiện đạo.
(Xem: 15071)
Này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới, Thiên giới, Ma giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiênloài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn trí, toàn kiến, đại tự tại.
(Xem: 9460)
Khi thảo-luận về một ngón-tay, thì ngón-tay có phải là sự-thật không? Có phải chỉ có một ngón-tay duy-nhất, là có thể chỉ đúng vị-trí mặt trăng không?
(Xem: 7970)
Kim Cang dạy rất kỹ. Thấy “thường” đã sai mà thấy “đoạn” càng sai. Thấy có đã sai mà thấy không càng sai. Bồ tát thì “bất tận hữu vi bất trụ vô vi”.
(Xem: 7963)
Phu nhân Thắng Man sau khi phát mười hoằng thệ xong, trên hư không hoa trời liền rơi, nhạc trời liền trổi, chúng thấy điềm lành đó cũng đồng phát nguyện:
(Xem: 8019)
Ở trí địa Li cấu, bởi vì các bồ tátgiới hạnh toàn hảo, nên tự nhiên buông bỏ các hành vi sai lạc dù trong chiêm bao.
(Xem: 7967)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (chư Phật); chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử
(Xem: 8030)
Ngoại trừ các bậc tự chủ lẽ sống chết thì hầu hết chúng sanh đều không biết được thời điểm lâm chung của mình, nên khó có thể tự chủ tâm tư khi hấp hối.
(Xem: 7721)
Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 白隠 慧鶴?, January 19, 1686 - January 18, 1768) là một thiền sư Nhật nổi tiếng đã có công gây dựng lại dòng thiền Lâm Tế ở Nhật Bản
(Xem: 8743)
Vua A Xà Thế vốn là vị vua có tài, nhờ Phật chuyển hóanhận ra sai lầm, biết sám hối, ăn năn, làm mới lại chính mình, làm lại cuộc đời.
(Xem: 7959)
Muốn thấy được Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Nghiệp thức không dừng không bao giờ chúng ta thấy được tánh Phật.
(Xem: 8495)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 10474)
Trong nền văn hóa 5000 năm của con người, mỗi con số không đơn thuần chỉ là con số khô khan mà tất cả con số đều có một ý nghĩa đặc biệt của vũ trụ huyền bí.
(Xem: 8023)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
(Xem: 11015)
Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến...
(Xem: 8751)
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”?
(Xem: 7881)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác.
(Xem: 7558)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo...
(Xem: 8465)
Như Lai là một trong mười danh hiệu của Thế Tôn. Vậy thế nào là “Pháp” và tu học như thế nào để “thấy Pháp”.
(Xem: 8017)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạoloại bỏ những giáo điềuthần học.
(Xem: 8547)
Nhập Trung đạoCon đường Bồ tát tích hợp đại bitrí tuệ, khởi hành từ đại bi và tích hợp với tính bất nhị và tâm bồ đề.
(Xem: 7991)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (Chư Phật) Chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (Chư Bồ tát)
(Xem: 7996)
Bộ luận này, giải thích một cách không sai lạc tri kiến của ngài Long Thọ, được tích hợp từ Trung Lu
(Xem: 7174)
Theo kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông, Bồ tát Đản sanh, Bồ tát thành Đạo và Phật nhập Niết-bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch.
(Xem: 8387)
Tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu kế thừa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant