Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giáo Lý Năm Uẩn

18 Tháng Chín 201905:39(Xem: 6333)
Giáo Lý Năm Uẩn

GIÁO LÝ NĂM UẨN

Thích Trung Định


Làm Thế Nào

Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn. Trước thời Phật, thuật ngữ khandha có ý nghĩa hết sức bình thường, đó là một đống, một bó, một cụm, một khối, một đống thô trọng (ghana)[1] có vẻ rắn chắc bên ngoài, được phân thành năm ‘nhóm’ (rāśi, tụ, đống, hay bó, một thứ kết tụ các mảnh vụn cộng thêm danh hiệu, một khối được hình thành từ năm phần tử khác biệt nhau).  Nó cũng được dịch là Ấm với ý nghĩa che đậy, uẩn với nghĩa nghĩa tập hợp, và cũng dịch là trọng đởm với ý nghĩa gắnh nặng. Năm uẩn được gọi như vậy vì chúng là sự cấu thành của năm thành phần tạo nên một tập hợp được gọi là con người đầy đủ hai thành phần danh và sắc (nama-rupa). Trong Kinh Tương Ưng Bộ (Saṃyutta nikāya) năm uẩn định nghĩa như sau: ‘Bất cứ loại hình thức đó là, cho dù trong quá khứ, tương lai, hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, hạ liệt hay cao thượng, xa hay gần: điều này được gọi là sắc uẩn; bất cứ điều gì có cảm giác là, ‘quá khứ, tương lai, hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, hạ liệt hay cao thượng, xa hay gần, được gọi là thọ uẩn; và tiếp tục định nghĩa như vậy cho những uẩn kế tiếp.’[2]

Theo Tỳ kheo Bodhi, việc quán sát về năm uẩnchủ đề chính trong thiên Tương ưng về uẩn (Khandhasamyutta), nó hàm chứa một nội dung vô cùng quan trọng trong lời dạy của Đức Phật đối với ít nhất bốn lý do. Thứ nhất, ngũ uẩn là sự tham khảo cuối cùng của Chân lý cao nhất đầu tiên, Khổ thánh đế, và vì cả Bốn chân lý đều xoay quanh đau khổ, nên sự hiểu biết về năm uẩn là điều cần thiết để hiểu một cách trọn vẹn về Tứ Diệu ĐếThứ hai, năm uẩn là đối tượng để chấp thủ gọi là ngũ thủ uẩn, như vậy nó liên quan trực tiếp đến nguyên nhân gây đau khổ trong tương lai, đó là tham áichấp thủ. Thứ ba, chấp thủ vào ngũ uẩn cần phải được loại bỏ để đạt được giải thoát. Và thứ tư, các loại trí tuệ cần thiết để loại bỏ chấp thủ về ngũ uẩn đó là minh sát tuệ, thấy biết chính xác rõ ràng về bản chất thực sự của các uẩn.[3] Do vậy, liễu tri về năm uẩn là một nội dung vô cùng quan trọng trong tiến trình tu tập, thành tựu tuệ giác.

1. Nội dung năm uẩn: Năm uẩn bao gồm: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Sắc là sắc chất, bao gồm Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo thành; hay nói cách khác Sắc uẩn bao gồm sắc năng tạo (đại chủng ‘bhùta’) và sắc sở tạo (upàdàya).Thọ, là cảm thọ. Cảm thọ khổ, cảm thọ vui và cảm thọ không khổ không vui. Tưởng là sự nhận thức hay sự cảm nhận. Cảm nhận màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Hành là sự tạo tác, sự tích tụ. “Này các tỷ kheo, vì chúng tạo tác ra các pháp hữu vi, nên chúng được gọi là các hành.”[4]  Thức là sự nhận biết. Nó nhận biết chua, nó nhận biết đắng, nó nhận biết hăng, nhận biết nó ngọt, nó nhận biết sắc, nó nhận biết nhẹ, nó nhận biết mặn, nó nhận biết nhạt nhẽo. ‘Vì nó nhận biết, này các Tỷ kheo, do đó nó được gọi là ý thức.”[5]

2.Thứ tự và mối liên hệ giửa các uẩn: Về trình tự của các uẩn: Câu hỏi được đặt ra là tại sao thứ tự đặc biệt này của các uẩn đã được áp dụng: Tại sao sắc uẩn được đặt đầu tiên; thọ thứ hai, tưởng thứ ba, hành thứ tư, và thứ năm là thức?

Trong việc giải thích thứ tự đặc biệt này, ngài Phật Âm (Buddhaghosa) cho rằng, rất có lý để sắp xếp như vậy. Đó là tùy theo mức độ nhận diện dễ hay khó để sắp xếp. Vì sắc dễ nhận diện nhất nên sắp xếp uẩn này lên đầu và thức là đối tượng khó nhận diện nên sắp xếp cuối. Ngài cho rằng, con người tin rằng có một linh hồn thường tại trong năm uẩn ấy, do đó họ thất bại trong việc nhận diện như thật về chúng. Đức Phật dạy việc sắp xếp sắc uẩn đầu tiên là vì sắc cơ sở của căn và trần. Sau đó Ngài dạy về Thọ uẩn (vedanā) để cảm thọ sự mong muốn và không mong muốn; niềm vui hay nỗi buồn. Sau đó, ngài đã dạy về Tưởng uẩn (Sanna) để hiểu được các khía cạnh trong lĩnh vực cảm giác vì ‘ta cảm nhận những gì người ta cảm thấy’ (M. III, 293) và sau đó là Hành uẩn (saṅkhāras) được liệt kê đó là những tâm hành được kết hợp từ Tưởng. Và cuối cùng đức Phật dạy thức uẩn bởi vì nó cung cấp sự hỗ trợ và chi phối cảm thọ, tưởng và hành uẩn.

Học giả Yasomitra chấp nhận lời giải thích của ngài Phật Âm đó là dựa trên sự hiển nhiênvi tế của các uẩn khác nhau, và ông tiếp tục đưa ra ba lý do khác nữa để lý giải về thứ tự của các uẩn. Thứ nhất, theo ông, thứ tự đặc biệt này nhằm giải thích một quá trình trong đó nói lên tâm trí của con người là ô uế. Nam giới và phụ nữ bị thu hút nhau bởi vì hình thể vật chất của họ được cấu tạo bằng sắc chất (rūpa). Rồi họ trở nên háo hức tìm được khoái lạc, đó là cảm giác (vedanā), từ nhau. Sự háo hức này là do sự kỳ diệu của tưởng (sañjñā) và sự kỳ quái này là do dục vọng (klesa) là hiệp lực (saṅkhāras) mà theo đó tâm (vijñāna) bị ô uế. Ngài minh hoạ thứ tự này bằng cách so sánh vấn đề với một con tàu (bhājana), cảm giácthức ăn (bhojana), nhận thức là gia vị (vyañjana), hành uẩn như một người nấu ăn (paktṛ) và tâm trí (thức) là người ăn thịt.[6]

Tóm lại, chúng ta đã thảo luận về năm uẩn (khandhas), riêng biệt, sự phân tích về năm uẩn riêng biệt như vậy để thấy rõ về tính cách đặc thù của mỗi uẩn. Năm uẩn, thực tế không hoạt động độc lập, theo cách chúng ta mô tả chúng. Mà chúng hoạt động cùng nhau, phụ thuộc lẫn nhau và không thể nào tách rời chúng ra được.  Năm uẩn là một chỉnh thể thống nhất, bất khả phân ly như được mô tả một cách hợp lý trong kinh Na Tiên Tỷ kheo (Milindapañha)[7], nơi mà ngài Na tiên (Nāga Sena) trả lời câu hỏi của vua Milinda và sử dụng hình ảnh của một tô súp. Năm uẩn được ví như một tô súp, chúng ta thể tách các thành phần của súp, tương tự như vậy, ngũ uẩn tạo thành một con người hoàn hảo, chúng cấu thành nhân cách của con người, không thể tách rời nhau.[8]

Theo giải thích của Tương Ưng Bộ Kinh (Saṃyutta nikāya) bốn uẩn đầu, đó là sắc, thọ, tưởng, hành là nhà của Thức trú ngụ. Thức bị lòng tham đối với sắc, thọ, tưởng, hành trói buộc. (S. III. 9). Và thức uẩn có thể chỉ tồn tại trong mối quan hệ với bốn uẩn khác, nó không thể tồn tại độc lập với chúng.

Các trạng thái thể chất và tinh thần-tâm linh được xem như là một sự tương tác liên tục; Chúng không phải là hai phạm trù hoàn toàn riêng biệt. Như Winston King nói: ‘Trong bất kỳ thời điểm nào của kinh nghiệm, thân-tâm thể hiện sự hiệp nhất hữu cơ thân mật. Mặc dù Phật giáo nhận ra một sự phân cực giữa các thành phần tinh thầnthể chất của chúng sinh, nhưng nó không bao giờ phân chia mà ngược lại nhấn mạnh đến mối quan hệ gần gũi của tất cả các trạng thái tinh thần và thể xác.” Nói cách khác, sắc và tâm không phải một nhưng cũng không phải khác. Bát nhã tâm kinh nói, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng điều như vậy. Đó là giáo lý tương tức tương nhập của Phật giáo.

3. Những vấn đáp về năm uẩn

Có những vấn đáp về năm uẩn chẳng hạn như nguồn góc của sự chấp thủ năm uẩn, nguyên nhânđiều kiện của năm uẩn, về thân kiến, vị ngọt, sự nguy hiển và xuất ly đối với năm uẩn.

Đối với nguồn góc của sự chấp thủ năm uẩn, đức Phật giải thích do bắt nguồn từ tham dục nên dẫn đến sự chấp thủ về năm uẩn. “Có năm thủ uẩn này: tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này Tỷ-kheo, năm thủ uẩn này lấy dục làm căn bản.”

Về sự khác biệt giữa uẩn và thủ uẩn được phân định như sau. Trước hết, uẩn được nói lên không phân biệt. Thủ uẩn là nói để phân biệt ra những uẩn bị chấp thủ và còn lậu hoặc. Đức Phật dạy: “Này các tỷ kheo, ta sẽ dạy các ông năm uẩn và năm thủ uẩn. Hãy nghe kỹ... Này các tỷ kheo, gì là năm uẩn? Phàm có sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại... xa gần, đó là sắc uẩn. Phàm có thọ gì... phàm có tưởng gì... thức gì... xa hay gần, đó là thức uẩn. Gì là năm thủ uẩn? Phàm sắc nào, ... xa hay gần, mà có lậu hoặc, bị chấp thủ, đây là sắc thủ uẩn. Phàm thọ nào, tưởng nào, hành thức nào... xa hay gần, mà còn lậu hoặc, bị chấp thủ, đấy gọi là thức thủ uẩn. Đây, này các tỷ kheo, gọi là năm uẩn bị chấp thủ, hay năm thủ uẩn.”

Về nguyên nhânđiều kiện của năm uẩn, đức Phật giải thích: “Do nhân bốn đại, này Tỷ-kheo, do duyên bốn đại, được gọi là sắc uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là thọ uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là tưởng uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, được gọi là hành uẩn. Do nhân danh sắc, do duyên danh sắc, được gọi là thức uẩn.

Đối với sự chấp thủ về thân kiến, đức Phật giải thích: “Ở đây, này Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay quán tự ngã như là có sắc, hay quán sắc ở trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong sắc... thọ... tưởng.. hành... quán thức như là tự ngã, hay quán tự ngã như là có thức, hay quán thức ở trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong thức. Như vậy, này Tỷ-kheo, là có thân kiến. Và khi vị ấy không quán sắc như là tự ngã, hay không quán tự ngã như là có sắc, thọ, tưởng, hành thức đều như vậy tức vị ấy không chấp thủ về thân kiến.

Cái gì là vị ngọt, sự nguy hiển và xuất ly đối với năm uẩn? Đức Phật giải thích, “Này Tỷ-kheo, do duyên sắc, khởi lên lạc hỷ gì, đó là vị ngọt của sắc. Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của sắc, đó là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục và tham, sự đoạn tận dục và tham đối với sắc, đó là sự xuất ly của sắc. Do duyên thọ... Do duyên tưởng... Do duyên các hành... Do duyên thức khởi lên lạc hỷ gì, đó là vị ngọt của thức. Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của thức, đó là sự nguy hiểm của thức. Sự nhiếp phục dục và tham, sự đoạn tận dục và tham đối với thức, đó là sự xuất ly của thức.

4. Năm vị (vô ngã tưởng)

Đức Phật dạy, Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: “Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!” Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: “Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này! Tương tự như vậy với thọ, tưởng, hành và thức.”

Do vậy đối với Tất cả sắc, thọ, tưởng, hành và thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.”

Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Đa văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm y đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.”

5. Vô thường, khổ, vô ngã

Đức Phật dạy, “Năm uẩn là vô thường. Những gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Do đó cần liễu tri rằng: cái này không phải là tôi, không phải của tôi và không phải tự ngã của tôi” [18]

6. Bọt nước

Tương ưng bộ kinh Tập III - Thiên Uẩn, phẩm Hoa đức Phật dạy rằng, “Sắc ví với đống bọt, Thọ ví bong bóng nước, Tưởng ví ráng mặt trời, Hành ví với cây chuối, Thức ví với ảo thuật.” (Quán sắc như tụ mạc, thọ như thủy thượng bào, tưởng như dương thời diệm, chư hành như ba tiêu, quán thức vô ngã.)

Sao gọi là sắc ví với đống bọt? Như một cục bọt không có lõi cố định (sara), vì vậy hình tướng của cục bọt tơi xốp, trống rổng và chúng không tồn tại lâu dài. Cục bọt là sự kết hợp từ nhiều bọt nước, do đó chúng có nhiều khe hở và nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật, chúng rất dễ tan vở, và hoại diệt một cách nhanh chống.

Đức Phật giải thích: “Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng này chảy mang theo đống bọt nước lớn. Có người có mắt nhìn đống bọt nước ấy, chuyên chú, như lý quán sát. Do nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, đống bọt nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong đống bọt nước được? Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; vị Tỷ-kheo thấy sắc, chuyên chú, như lý quán sát sắc. Do vị Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát sắc, sắc ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong sắc được?”

Thế nào gọi là cảm thọbong bóng nước? Một bong bóng nước (bubbula) là vô cùng yếu ớt và không thể nắm bắt được, nó sẽ dễ vỡ ra ngay sau khi mới thành hình. Do đó, cảm thọ thoáng hiện lên khi tiếp xúc với đối tượng, chúng không tồn tại cố định, lâu dài. Cũng như một bong bong nước phát sinh và chấm dứt trong một giọt nước là rất nhanh. Một cảm giác khởi lên bằng 100.000 kotis, Tức cảm xúc phát sinh và chấm dứt trong thời gian của một gảy móng tay (một koti = 10 triệu). Như một bong bóng phát sinh trong sự phụ thuộc vào các điều kiện, đó là sự phụ thuộc vào căn, trần và xúc, khi xúc chạm một đối tượng cảm giác sinh khởi.

Sao gọi Tưởng ví ráng mặt trời? Tưởng uẩn là giống như ráng nắng trên mặt đường (maricika). Ráng nắng hiện lên khi ánh nắng tiếp xúc với mặt đường, làm lóe con mắt khi nhìn thấy chúng. Ráng nắng là không thật, như ảo ảnh, do đó ta không thể nằm bắt chúng được. Vì vậy không có gì phải tham đắm vào tưởng đẹp, xấu, vui vẽ và trường tồn.

Vì sao ví chư Hành tợ như cây chuối? Như một thân cây chuối (kadalikkhandha) là một tập hợp của nhiều lớp vỏ, mỗi lớp cấu thành mỗi đặc trưng riêng của mình, do đó tổng hợp của các tâm hành là một tập hợp của nhiều hiện tượng, đều có đặc điểm riêng của nó.

Và thế nào là quán thức như ảo tưởng? Ý thức giống như một ảo ảnh huyền diệu, theo nghĩa nó là không sáng suốt và không thể nắm bắt. Ý thức thậm chí còn ngắn ngủi và tạm thời hơn một ảo ảnh huyền diệu. Vì nó cho ấn tượng rằng một người đi, đứng, nằm và ngồi, với cùng một tâm trí, nhưng tâm trí thì khác nhau trong mỗi hoạt động này. Ý thức lừa dối mọi người giống như một ảo ảnh huyền diệu.

Thanh Tịnh Đạo giải thích chi tiết hơn: ‘Còn về pháp giới, thì thọ uẩn nên xem như mủi tên, như cọc nhọn, tưởng và hành uẩn như bệnh, vì liên hệ với mủi tên thọ uẩn. Hoặc, tưởng của phàm phu như nắm tay trống rỗng, vì nó phát sinh đau khổ do thất vọng (ước muốn bị trái ngang), hay như con nai rừng đối với người bù nhìn, bởi nó thấy tướng một cách sai lạc. Và hành uẩn như kẻ ném người ta vào hố than hừng, vì chúng ném người vào kiết sanh, hay như tên cướp bị quân lính theo đuổi, vì chúng bị các khổ sanh tử theo đuổi, hay như hột cây độc, vì nó làm nhân cho sự tiếp nối các uẩn, đem lại đủ thứ tai họa. Và sắc nên xem như bánh xe đao vì nó là dấu hiệu của các hiểm nguy.’

Như vậy chính trong mỗi uẩn cũng không có tự ngã, thì năm uẩn cấu thành một con người với đầy đủ danh và sắc là vô ngã, vô thường và khổ. Một người do tà kiến cố chấp, tâm còn mang nặng ngã tính do vô minhtham ái chi phối, chấp thân này là ta, là của ta như vậy người đó mang lấy gánh nặng năm uẩn này lên, chính là khổ ở đời. Nhưng khi người ấy liễu tri, thắng tri được năm uẩnvô ngã, người ấy không còn vị vô minhtham ái chi phối ‘tức đã đặt gánh nặng năm uẩn xuống rồi không mang thêm gánh nặng nào nữa, vị ấy được giải thoát tịnh lạc. Do vậy cần liễu tri, thắng tri vị ngọt và sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm uẩn là vậy.

Tóm lại, năm uẩn là mảnh đất tốt cho tuệ tăng trưởng, hay nói cách khác chỉ có trí tuệ mới thấy rõ bản chất như thật về năm uẩn. Nhờ có tuệ mới thắng tri, liễu tri được năm uẩn và năm thủ uẩn. Nhờ có tuệ mới cắt đứt được vô minhtham ái khởi lên chấp thủ uẩn. Nhờ có tuệ mới thấy năm uẩnvô thường, khổ, vô ngã. Và với trí tuệ, hành giải thực tập quán chiếu về năm uẩn như vậy tâm sẽ khởi lên nhàm chán, ly tham, đoạn tận kiết sử, lậu hoặcđạt được giải thoát, giải thoát tri kiến. Điều này được khẳng định rõ ở Bát nhã tâm kinh“Khi Bồ tát Quán Tự Tại thực hành thâm sâu Bát nhã ba la mật đa, thấy được năm uẩn đều không, liền thoát khỏi hết thảy khổ ách.”

Ghi chú:

[1] Bhikkhu Bodhi, In the Buddha’ WordAn Anthology of Discourses from the Pāli Canon, Wisdom publications, Boston, 2005, p. 308.

[2] Bhikhu Bodhi, (trans.), Saṃyutta nikāya, Vol. 3, Wisdom publications, Boston, 2000, p. 886.

[3] Bhikkhu Bodhi, In the Buddha’ WordAn Anthology of Discourses from the Pāli Canon, Wisdom publications, Boston, 2005, p. 305-06.

[4] Buddhaghosa & Ñāṇamoli, Visuddhi- Magga, The Path of Purification, Buddhist Publication Society, Columbo, 2010, p. 468.

[5] Bhikhu Bodhi, (trans.), Samyuttara nikāya, The Connected Discourses of the Buddha, Wisdom publications, Boston, 2000, p. 915.

[6] G. P. Malalasekera, M. A. Ph. D.  Founder Editor-in Chief, Encyclopaedia Of Buddhism, Published by the Department of Buddhist Affairs, Ministry of Buddhasasana, Sri Lanka, 1962, p. 198.

[7] Rhys Davids, T.W (trs) Question of King Milinda, Part I, S.B.E, 1975, p. 97.

[8] Harcharan Singh Sobti, Nibbāna in Early Buddhism, EBL, Delhi, 2011, p. 110.

 Thích Trung Định

Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 328
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7911)
Những truyền thống khác nhau của Tây Tạng đến từ Đức Phật - Kadam, Sakya, Kagyu, và Nyingma - tất cả theo sự trình bày của những ...
(Xem: 9560)
Chủ đề về tánh không bao hàm tất cả giáo huấn Phật Giáo bởi vì chính Đức Phật hít thở bằng tánh không (hiện hữu, trường tồn và sống trong tánh không)
(Xem: 9595)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh (loài ngườisúc vật). Tình thương rộng lớn này được...
(Xem: 8110)
Pháp thân Phậttánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thânquang minhHóa thân là thân vật chất;
(Xem: 10273)
Thường nghe rằng, cửa ngõ vào Chánh đạo, sự phát tâm quan trọng nhất; việc gấp trên đường tu, không gì hơn lập nguyện.
(Xem: 8683)
Không có hiện tượng nào đang tồn tại mà không phải là kết quả của nhân duyên
(Xem: 9133)
Đức Phật có nói: "Như Lai đã đạt đến sự hiểu biết rõ ràng về điều nầy, nghiệp lực, xuyên qua trí huệ cao cả của chính Như Lai."
(Xem: 8983)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, bài giảng đầu tiên của ngài tập trung vào Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế), đó chính là nền tảng của Đạo Phật.
(Xem: 8146)
Bốn dấu ấn của hiện hữu, Phạn ngữ gọi là caturlaksana, Pà li ngữ là caturlakkhana, hoặc còn gọi là Dharma mudra.
(Xem: 8917)
Chúng ta cần phải quy y Tam bảo để cứu mình ra khỏi đường hiểm khổ đau, đến chỗ an vui giải thoát.
(Xem: 25688)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 9019)
Để phân biệt với người không Phật tử, có sự quy y hay phương hướng an toàn, và để phân biệt với con đường Tiểu thừa, có sự quy y của Đại Thừa.
(Xem: 14369)
"Lý thuyết Nhân tính qua kinh tạng Pàli" là đề tài luận án Tiến sĩ do Thượng tọa Thích Chơn Thiện thực hiện và đệ trình tại Đại học Delhi
(Xem: 8162)
Thưa đại đức! Khi thọ khổ phát sanh, bậc A-la-hán chỉ thọ có một khổ thọ ấy, còn phàm phu thì thọ luôn cả hai thọ khổ, có phải vậy chăng?
(Xem: 8557)
Con số 84.000 trong do ngài An Nan thuật lại trong Trưởng Lão Kệ của Tiểu Bộ chính là 84.000 Pháp tức “dhamma” trong tiếng Pāḷi.
(Xem: 11850)
Đạo Phật không mang đến cho ta tiền tài hay danh vọng mà chỉ cho ta tình yêu thương bất diệthạnh phúc đích thực miên viễn trong dòng khổ đau của nhân sinh
(Xem: 9025)
Theo truyền thống sinh hoạt tu học của chư Tăng Ni từ thời Đức Phật còn tại thế, cứ đến ngày kết thúc một mùa an cư thì Đức Thế Tôn cùng chư Tăng Ni đều...
(Xem: 10323)
Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng hoa và quan trọng nhất trong một đời người.
(Xem: 8325)
Thức( vijnana) là dòng trôi tương tục dao động sáng tạo với những biểu đồ phức tạp được chi phối bởi những hệ quy chiếu mang màu sắc chủ quan
(Xem: 8936)
Không ai có khả năng biết được, sự bắt đầu của thế giới luân hồi (trong các cuộc sống diễn tiến liên tục, ở trong vòng sinh tử).
(Xem: 9936)
Đức Phật Thích Ca đã thường nói về Năm Uẩn, cũng còn được gọi là Năm Tập Hợp, hoặc là Năm Đống Hàng Cao Như Ngọn Núi.
(Xem: 9422)
Dục là nguyên nhân của khổ đau, nguồn gốc của dục có từ vô thỉ, sự trói buộc của nó đối với chúng sanh trong luân hồivô lượng kiếp.
(Xem: 8155)
Từ ngữ Niết Bàn xuất phát từ nguồn có ý nghĩa là "Dập tắt ngọn lửa", để nói đến việc dập tắt đi những ngọn lửa tham lam, sân hận, và si mê (tham sân si).
(Xem: 9451)
Niết bàn được xem là mục đích cứu cánh của đạo Phật, chỉ trạng thái tâm thức đã gột sạch hết mọi vô minh phiền não, sự giải thóat khỏi các kiết sử tùy miên...
(Xem: 8487)
Như tâm, Phật cũng vậy Như Phật, chúng sanh đồng Nên biết Phật cùng tâm Thể tánh đều vô tận
(Xem: 10907)
Hoa Sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiếtthánh thiện, sự duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến Niết Bàn.
(Xem: 9061)
Con người sinh ra trong thế giớidần dần, ngoài những sự vật đã có trong thiên nhiên, sáng chế ra những sự vật để dùng trong cuộc sống.
(Xem: 10486)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo.
(Xem: 8258)
Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại.
(Xem: 10239)
Tất cả các pháp nhân duyên sanh Thể tánh chẳng có cũng chẳng không Ở nơi nhân duyênsanh khởi Trong đó đều trọn không chấp trước
(Xem: 10405)
Nhân sau cùng sinh quả dị thục, Nhân đầu tiên sinh quả tăng thượng, Nhân đồng loại, biến hành sinh quả đẳng lưu, Nhân câu hữu, tương ưng sinh quả sĩ dụng
(Xem: 8969)
Đức Phật thị hiện là một con người như mọi người, điều này khẳng định cho chúng ta biết ngài không phải là thần linh, thị hiện ở núi non kỳ dị.
(Xem: 8210)
Tâm Bồ Đề (skt:Bodhicitta) là tâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật của chư pháp, tâm tin nơi nhân quảPhật Tánh nơi chúng sanh cũng như luôn dụng công tu hành hướng về quả vị Phật.
(Xem: 16584)
Muốn hết Nghiệp thì Tu ! Thì, Trì Chú ! Đó là “Thực Phẩm ngon” của Người Tu Hành xưa cũ.
(Xem: 12256)
Phật Học Vấn Đáp - Duy Thức Học Phần thứ 8; Lý Bỉnh Nam giải đáp, Thích Đức Trí chuyển ngữ
(Xem: 12208)
Hãy nương tựa vào chính mình, tự xem mình là ngọn đuốc soi đường cho mình, là nơi an trú cho mình, mà không cần một nơi an trú nào khác cả...
(Xem: 8755)
Nguyên tác: Background for Understanding Bodhichitta, Tác giả:Alexander Berzin/ Riga, Latvia, July 2004; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 10169)
Giáo thuyết tối thượng tịnh hóa tâm thức, Là việc vắng mặt sự tồn tại cố hữu.
(Xem: 8492)
Điều cương quyết để thọ tám chi của Luật nghi này, là phải có tối thiểu một vị Tỷ-kheo làm giới sư truyền thọ, chứ không thể tự một mình phát nguyện thọ trì được.
(Xem: 9033)
Trong Đạo Phật thuật ngữ tự ngã có hai ý nghĩa phải được phân biệt nhẳm để tránh nhầm lẫn. Một ý nghĩa của tự ngã là ‘cá thể’ hay ‘chúng sinh’.
(Xem: 10310)
Có nguồn gốc từ Ấn-độ, là tín lý căn bản trong Ấn-độ giáo, Phật giáo cũng như Kỳ-na giáo, và cả đến đạo Sikh; được truyền vào Trung hoa rất sớm, dịch là nghiệp,
(Xem: 8702)
Cận trụ nguyên ngữ Sanskrit là là upavāsatha, Hán phiên âm là ô-ba-bà-sa, Ưu-ba-bà-tố-đà, Ưu-bà-sa, U-ba-bà-sa, Ô-bô-sa-tha v.v…
(Xem: 8165)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thểxúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề...
(Xem: 8706)
Nguyên tác: Introduction to Bodhicitta - Tác giả: Alexander Berzin/ Riga, Latvia, June 2003 - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8052)
Đẳng lưu nhân-quả, là một trong những tư lương quan trọng trên con đường trung đạo, trong lộ trình tu tập thông đạt chánh kiến về duyên khởi hay mười hai chi duyên.
(Xem: 7831)
Ly Hệ Quả Sanskrit gọi là Visamyogaphala. Visam là thoát ly, tách rời, đoạn trừ, ly khai. Yoga là tương ưng, liên hệ. Nên Ly hệ, visamyoga: dứt khỏi sự trói buộc.
(Xem: 9533)
Tôi đã tìm thấy chìa khóa của hạnh phúc, và tôi đã bị thuyết phục rằng, tôi đã vượt qua mọi nhà sư khác về sự cao quý. Nhưng mỗi khi tôi rời thiền đường, những cánh cửa lại thì-thầm, 'Tất cả là không.'
(Xem: 8688)
Từ nơi Thánh Trí tối thượng ba-la-mật, đức Thế Tôn tuyên thuyết Kinh Năng Đoạn Kim Cương, nên Kinh này dạy rất nhiều vấn đề cốt lõi của giáo Pháp.
(Xem: 10639)
Như lý tác ý (Yoniso manasikàra) hay còn gọi là như lý khởi tư duy là một thuật ngữ Phật học dùng để nói về cách nhìn sự vật hay hiện tượng một cách đúng đắn theo quan niệm của đạo Phật.
(Xem: 15057)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Śīla: học xứ, học giới,... nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể.
(Xem: 12748)
Nếu chúng ta thật sự quan tâm về tương lai chính chúng tahạnh phúc an lạc của chính đời sống của mình, chúng ta nên phát triển một thái độ tinh thần trong điều mà thực hành từ bi đóng một vai trò trung tâm.
(Xem: 8074)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại...
(Xem: 16639)
Chúng ta cũng có thể sử dụng cách dịch phổ thông hiện này là: Như Thị Ngã Văn 如是我聞: Tôi nghe như vậy, tôi nghe như thế v.v...
(Xem: 6213)
“Phật y trên năm hạng chủng tánhthành lập năm thừa: Chủng tánh Thanh văn thừa; Bích-chi-phật thừa; Như lai thừa; Bất định thừa; và vô tánh thừa.
(Xem: 9510)
46 đại nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà...
(Xem: 6992)
Bốn pháp căn bản thành tựu thần lực, bốn cơ sở để có sức mạnh tinh thần hay sức mạnh tâm linh....
(Xem: 7676)
Quán Thế Âm, ngữ nguyên Sanskrit là Avalokiteśvaras, āvalokiteśvaro, avalokiteshvara là danh từ số ít Phạn ngữ, Hán dịch là Quán Thế Âm hay Quán Tự Tại.
(Xem: 6990)
Thành Duy Thức Luận trình bày hai quả chuyển y là Đại Niết-bàn và Đại Bồ Đề; Do đoạn trừ hết thảy các chướng mà thành tựu hai quả vị thù thắng này.
(Xem: 7661)
Tỳ-bà-thi Phật là danh hiệu phiên âm từ Pāli ngữ Vipassī, Sanskrit: Vipaśyin; có nghĩa là cái nhìn đặc biệt, cái nhìn sâu sắc và thanh tịnh; cách nhìn này xuyên suốt thấu đáo mọi vấn đề.
(Xem: 22400)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant