Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Bài Kinh "thanh Tịnh" Trích Trong Kinh Tăng Chi Bộ

09 Tháng Mười 201903:24(Xem: 6446)
Tìm Hiểu Ý Nghĩa Bài Kinh "thanh Tịnh" Trích Trong Kinh Tăng Chi Bộ

Tìm hiểu ý nghĩa bài kinh "THANH TỊNH"
trích trong Kinh Tăng Chi Bộ

Thích Nữ Hằng Như

Tìm hiểu ý nghĩa bài kinh

          Bài kinh "Thanh Tịnh"bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế. Bài kinh được ghi lại trong Kinh Tăng Chi Bộ, Chương 3, phẩm Đọa Xứ.Trước khi vào đề mục chính, chúng tôi giới thiệu khái quát về "Kinh Tăng Chi Bộ" này.

          Kinh Tăng Chi Bộ, tiếng Phạn là Anguttara Nikàya là bộ thứ Tư trong 5 bộ kinh tạng Pali:

          1) Kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya): 3 tập gồm 34 bài kinh

          2) Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya): 3 tập gồm 152 bài kinh.

          3) Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya): 5 tập gồm 2,958 bài kinh.

          4) Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya): 3 tập gồm 9,557 bài kinh

          5) Kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikàya): 15 tập.

          Tổng cộng 12,601 bài pháp thoại, chưa tính Kinh Tiểu Bộ gồm 15 tập. Kinh Tiểu Bộ không đếm được con số chính xác, vì Bộ Kinh này tập hợp nhiều thể loại với nhiều nội dung khác nhau.

          Thí dụ như "Kinh Pháp Cú" (Dhammapada) được ghi lại trong tập số Hai, gồm 423 bài kệ,  là tập kinh rất phổ biếntính cách cô đọng của giáo lý Phật Đà qua những bài kệ ngắn gọn làm nền tảng cho nếp sống đạo.

          Ngoài ra, những tập khác kể chuyện tiền thân của Đức Phật, chuyện về 24 vị cổ Phật, từ Phật Dipankara (Nhiên Đăng) đến Phật Kassapa (Ca-Diếp). Tập số 6 mô tả cảnh huy hoàng rực rỡThiên cung. Tập số 7 mô tả cảnh giới khổ đau của chúng Ngạ quỷ. Tập số 8 và số 9 đăng lại các bài thi kệ do chư vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-Ni cảm tác qua đời sống tu tập của các Ngài trong thời Phật còn tại thế v.v...

         

          Bên cạnh tạng kinh Nikàya, gốc từ tiếng Pali. Còn có tạng kinh Àgamma (A-hàm), gốc từ tiếng Sanskrit.

          Kinh A-hàm gồm 4 bộ được chư Hoà thượng Thích Thanh Từ, Thích Tuệ Sỹ, Thích Đức Thắng... dịch sang Việt ngữ như:

          1) Kinh Trường A-hàm: HT. Thích Tuệ Sỹ dịch; 30 bài kinh.

          2) Kinh Trung A-hàm: HT. Thích Tuệ Sỹ dịch; 222 bài kinh.

          3) Kinh: Tạp A-hàm: HT. Thích Đức Thắng dịch, 1,362 tiểu kinh.

          4) Kinh Tăng Nhất A-hàm: HT. Thích Thanh Từ dịch, 472 bài kinh.

                    Tổng cộng bộ A-hàm có 2,086 bài kinh.

          Trở lại Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ kinh cung cấp những bài giảng ngắn gọn của Đức Phật, bao gồm những điểm quan trọng về đạo đứcTâm lý học Phật giáo liên quan tới pháp học và pháp hành.

          Bộ kinh này được cố đại lão Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang Việt ngữ. Bộ kinh chứa 9,557 bài kinh ngắn được chia thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương gồm nhiều phẩm (vaggas). Trong mỗi phẩm lại có nhiều bài kinh ngắn, được xếp theo pháp số thứ tự từ nhỏ (1 pháp số) đến lớn dần (11 pháp số). Thí dụ như chương Một, thì những bài kinh diễn đạt về một pháp (Eka Nipàta). Chương Hai, bao gồm những phẩm thuộc các bài kinh diễn đạt về hai pháp (Duka Nipàta)... và tuần tự như thế đến pháp Mười Một (Ekàdasaka Nipàta) thì có tới mười một pháp là chương cuối cùng.

          Do từ pháp số 1 tăng dần lên đến pháp số 11, nên Bộ kinh có tên là "Tăng Chi" nghĩa là "tăng lên từng pháp số".

          Hôm nay chúng tôi chọn bài kinh ngắn nói về "Thanh Tịnh" bài kinh tuy ngắn nhưng rất quan trọng trên con đường tu tập của chúng ta. Bài kinh này là bài số 118. Trong kinh ghi là: Thanh Tịnh (1). Tiếp theo là bài số 119 trong kinh ghi là Thanh Tịnh (2). Cả hai bài kinh này thuộc "Phẩm Đọa Xứ" nằm trong Chương Ba, tức chương đặc biệt nói về ba pháp tu tập được chọn đăng trong Tăng Chi Bộ Kinh.

         

          I. NGUYÊN VĂN KINH:

          118-Thanh Tịnh (1)

          - Này các Tỷ-kheo, có ba thanh tịnh này. Thế nào là ba? Thân thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý thanh tịnh.

          Thế nào là thân thanh tịnh?

          Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, này các Tỷ-kheo, đây gọi là thân thanh tịnh.

          Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lời nói thanh tịnh?

          Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lời nói thanh tịnh.

          Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ý thanh tịnh?

          Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không có tham lam, với tâm không sân hận, có chánh tri kiến. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ý thanh tịnh.

          Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba thanh tịnh.

         

          II. TÌM HIỂU:

          - Tỷ-kheo: Tỷ-kheo là chữ dịch theo âm của tiếng Phạn là Bhikhu chỉ nam tu sĩ Phật giáo. Tỷ-kheo-ni dịch theo âm Bhikhuni chỉ nữ tu Phật giáo. Ngày nay các vị mới xuất gia thọ 10 giới gọi là Sa-di hay Sa-di-ni. Sau một thời gian tu tập, thọ Cụ Túc Giới, tăng 250 giới, ni 348 giới mới gọi là Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni.

          - Thanh tịnh: Nghĩa là trong sạch, không ô uế, dơ bẩn.

          - Ba thanh tịnh: Gồm thân thanh tịnh, lời nói thanh tịnhý thanh tịnh.     

          - Thân thanh tịnh: Người nào sống ở đời không sát sanh giết người, giết vật, không trộm cắp lấy của không cho, không tà dâm xâm phạm tiết hạnh người khác...  Đức Phật nói rằng người đó giữ được "thân thanh tịnh".

          - Lời nói thanh tịnh: Người nào từ bỏ nói láo, tức khi nói thì nói đúng sự thật không thêm không bớt. Không nói hai lưỡi, tức không nói hai chiều gây chia rẽ thù oán giữa người này với người kia. Không nói những lời hung dữ, ác độc làm đau lòng người khác. Ngoài ra cũng không nói những chuyện phù phiếm cợt nhã trên trời dưới đất vô ích.

          Những lời nói láo, nói hai lưỡi, nói hung dữ hay nói phù phiếm bây giờ người ta gọi chung là Vọng ngữ. Xa lìa Vọng ngữ nói lời chân thật, dịu dàng, từ ái có lợi cho mình cho người, thì người đó giữ được "lời nói thanh tịnh".

          - Ý thanh tịnh: Người có tâm không tham lam, không sân hận và có Chánh tri kiến. Người có Chánh tri kiến là người nhìn thấy sự kiện một cách đúng đắn, biết rõ chánh, tà, hiểu rõ lời Phật dạy, giữ tâm ý trong sạch là người giữ được "Ý thanh tịnh". Ngược lại là "tri kiến điên đảo", huân tập tư tưởng tham, sân, si, mạn, nghi tà kiến... tạo nghiệp.

 

          III. KHAI TRIỂN ĐỜI SỐNG THANH TỊNH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

          Là người Phật tử khi quy y Tam Bảo sẽ được trao truyền năm giới: không sát sanh, không trộm cướp, không vọng ngữ, không tà dâm, không dùng chất say, nghiện. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm là các giới thuộc về thân. Không vọng ngữ là giới thuộc về lời. Không uống rượu, hay xử dụng các chất ghiền nghiện (xì-ke, ma tuý) là giới thuộc về ý. Nếu người Phật tử giữ được các giới này thì được xem như thân, khẩu, ý được thanh tịnh. Trong nhà Phật thường nhắc tới từ "ba nghiệp thanh tịnh". Nghĩa là không tạo nghiệp xấu ác qua hành động, lời nói và trong ý nghĩ.

          Là người cư sĩ sống ngoài đời, có gia đình, cha mẹ, vợ, chồng, con cái nên còn nhiều trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội, nên khó tránh những xung đột, va chạm với người xung quanh khiến cho bản thân mình phải chịu ít nhiều những bức xúc, phiền não, khổ đau...

          Đức Phật dạy người Phật tử nên giữ gìn 5 giới. Giữ tròn 5 giới này thì mình không gây tổn thương đến người khác. Nhờ thế mà cuộc sống của mình cũng được an vui hạnh phúc. Trước hết nói về 3 giới thuộc về hành động của Thân.

          - Giới về thân là giới về hành động, cử chỉ, là cái tướng bề ngoài của con người. Nói đến "thanh tịnh" là nói đến sự thanh tao, thanh bạch, trong sạch, là sự yên lặng, định tĩnh... Muốn "thân thanh tịnh", Đức Phật dạy không được tà dâm nghĩa là không được liên hệ tình cảm, tình dục với người không phải là vợ hay chồng chính thức của mình. Không được trộm cắp nghĩa là không lấy của không cho. Không phải chỉ trộm cắp tiền bạc, vòng vàng vật chất của người khác mới phạm lỗi trộm cắp. Lười biếng trong giờ làm việc, hoặc lấy giờ công làm việc riêng hay khai gian giờ làm việc, làm ít giờ khai nhiều giờ cũng là hành động ăn cắp.  

          Nói về "thân thanh tịnh" cũng cần phải bàn đến việc chăm sóc giữ gìn thân thể sạch sẽ. Cái dáng vẻ bề ngoài của thân cũng cần phải được chú ý như cách ăn mặc gọn gàng đẹp đẽ, nhưng giản dị không loè loẹt, không hở hang, không tẩm ướp dầu thơm nồng nực khiến những người xung quanh phải hắc xì, xổ mũi... Vì như thế cũng bị xem là thân thể bất tịnh theo nghĩa đen.

          Ngoài ra, sống ở đời người Phật tử cần lập "đức thanh tịnh" bằng cách không ỷ vào thế lực, tài năng mà uy hiếp những người thấp cổ bé họng hơn mình, ngược lại nên ân cần giúp đỡ người kém may mắn hơn mình. Ngay cả con mắt nhìn hay hành động (cử chỉ) cũng cần độ lượng chứ không nên ngạo nghễ khinh người.

          Trong kinh Phật dạy việc ác dù nhỏ cũng không làm, lỡ làm thì phải sám hối, ngừng ngay không tái phạm. Bởi vì những hành động xấu tuy nhỏ nhưng huân tập lâu ngày cũng làm hoen ố sự trong sạch của mình và tạo nghiệp bất thiện.

          - Giới thứ hai cần phải gìn giữ cho thanh tịnhlời nói. Lời nói rất cần thiết cho cuộc sống của con người, nhờ có lời nóicon người ta hiểu nhau, giải quyết được những rắc rối trong công ăn việc làm. Lời nói giúp cho người ta đến gần nhau, thông cảm nhau, thương yêu nhau hơn. Nhưng lời nói cũng là một vũ khí sắc bén hại người, hại mình không cần gươm đao. Chỉ cần lời nói ác độc vu oan vá hoạ, khiến cho nạn nhân phải chịu nhiều oan ức khổ đau, hay lời nói tuy ngọt ngào thân ái nhằm xúi giục người khác làm chuyện xằng bậy phạm pháp, hoặc lời nói đẩy đưa ngọt mật, nhằm lừa bịp cướp tình, cướp tiền, phá hoại gia cang người khác, khiến người ta đau khổ quẩn trí đi tìm cái chết thì tội ác của mình làm sao kể xiết?... Những lời nói gây phiền lụy khổ đau cho mọi ngườilời nói xấu xa, trong nhà Phật xem đó là những lời nói bất tịnh.

          Ngược lại, khi cần chúng ta xử dụng lời nói chân thật, hiền hoà từ ái... khuyên lơn người gặp cảnh trái lòng đau khổ, tạo niềm tin và sức sống cho họ. Lời nói gây tình đoàn kết trong gia đình, hay trong đạo tràng nơi mình đến tu tập, thì đó là "lời nói được xem là thanh tịnh."

          - Giới thứ ba là giữ tâm ý trong sạch. Chúng ta biết rằng động cơ chính khiến đời sống con người trôi lăn trong biển khổ từ đời này sang đời khác... là do ý tưởng. Nhưng cũng chính ý tưởng tạo vô lượng phước lành hỗ trợ việc tu tập hành trì... đưa con người tới thoát khổ, giác ngộ, giải thoát.

          Ý tưởng nắm vai trò chủ động của một đời người. Khi trong tâm có tư tưởng xấu xa ích kỷ thì nó khiến con ngườilời nói hành động xấu xa, ích kỷ. Vì thế muốn giữ thân nghiệp, khẩu nghiệp được thanh tịnh, chúng ta cần phải gạn lọc đào thải những tư tưởng hắc ám trong đầu, thay vào đó huân tập những ý nghĩ thiện lành.

          Muốn ngăn chận những niệm xấu khởi lên trong đầu, chúng ta cần phải tinh tấn tu tập để đoạn diệt các loại tâm sở như: tham lam, sân hận, tự ái, ngã mạn, nghi ngờ, tà kiến... trong kinh gọi cái mớ ô nhiễm này là lậu hoặc, là kiết sử, là tuỳ miên. Do đó, các loại tâm sở vừa kể là tâm bất tịnh, nó chi phối hành động và lời nói của chúng ta khiến cho cả ba nghiệp của chúng ta không được trong sạch.

          Tóm lại trong ba nghiệp cần thanh tịnh, thì ý tưởng là quan trọng hàng đầu, cho nên tu đức thanh tịnh, chúng ta cần phải gạn lọc cái tâm trước. Khi tâm yên lặng trong sạch thì ngôn ngữ và hành động cũng nương theo đó mà yên lặng, trong sạch theo.

 

PHÁP THỰC HÀNH GIỮ "BA NGHIỆP THANH TỊNH"

          1. Giữ Giới:

          Muốn thanh tịnh hoá ba nghiệp thân, khẩu, ý. Trước tiên phải có Chánh tri kiến, tức phải có cái nhìn đúng đắn về cuộc đời. Phải biết tư duy thế nào là sống theo lẽ phải, sống có đạo đức. Năm giới không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu cũng như không xử dụng những chất ghiền nghiện làm lu mờ lý trí con người, do Đức Phật đưa ra... là hàng rào bảo vệ cho người Phật tử sống một đời sống trong sạch không bị sa đoạ vào bùn nhơ tội ác. Như vậy việc đầu tiên là chúng ta phải tuân giữ năm giới.

          2. Thiền Định:

          Từ tâm phàm phu lăng xăng dao động tham sân si, là nơi phát xuất những niệm "biết có lời" không ngưng nghỉ. Chúng ta có thể thực tập pháp "thu thúc lục căn", nghĩa là khi nội xứ: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý... tiếp xúc với ngoại xứ: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp... ta giữ tâm yên lặng, không phản ứng trong đầu, nghĩa là ngay lúc đó chúng ta thấy, nghe, hoặc xúc chạm, chúng ta nhận biết rõ ràng đối tượng nhưng không khen chê, thương ghét. Trong nhà thiền gọi trạng thái tâm này là "biết không lời". Như vậy tâm chúng ta hoàn toàn yên lặng không dính mắc với đối tượng. Đây là cách huấn luyện tế bào não từ quán tính dao động trở thành quán tính yên lặng. Yên lặng là đặc tính của Tánh Giác, trong kinh tạm gọi đó là Tâm bậc thánh.

          Những chiêu thức khác như thư giãn lưỡi, nghe tiếng chuông, nhìn xa, nhìn gần, nhìn lướt, nhìn lưng chừng, nhìn ánh sáng nắng, nhìn bóng đen, thiền hành v.v... thuộc thiền Chỉ/Samatha, cũng giúp tâm dừng suy nghĩ, dừng lao xao.

          Khi trạng thái "biết không lời" vững chắc thì gọi là Định/Samãdhi. Đến lúc này thì ý tưởng hoàn toàn yên lặng. Chúng ta kinh nghiệm "ý thanh tịnh" vững chắc. Từ đó "thân và lời cũng thanh tịnh".

          Ba nghiệp thanh tịnh là nền tảng quan trọng cho mọi người. Nó giúp cho đời sống hiện tại của chúng ta được an vui hạnh phúc, và là cái Nhân tốt cho những đời sau. Nó còn là nền tảng cho con đường tu tập thiền Định, phát huy trí huệ tâm linh cho những ai ôm ấp lý tưởng tu hành "thoát khổ, giác ngộ, giải thoát."

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mậu Ni Phật

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

September 23-2019

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18203)
“Ăn Cơm Hương Tích, uống Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”...
(Xem: 9373)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có...
(Xem: 8000)
Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 8996)
Vị thế tối thượng ở đời được Thế Tôn xác lập dựa vào sự kết tinh của tu tập giới định tuệ và thành tựu giải thoát.
(Xem: 7588)
Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của người Kàlàmà, ở Kesaputta. Rồi các người Kàlàmà đi đến đảnh lễ...
(Xem: 8244)
Cuộc sống ngày nay, khó mà thoát ly hoàn toàn, vì cơ chế và nhịp sống của nhân loại theo đà tiến hóa khoa học và...
(Xem: 9271)
Hãy trân quý những gì đang có, giải thoáthạnh phúc ở trong lòng bàn tay của bạn! Xin hãy mỉm cười...
(Xem: 9357)
Trong Phật giáo các từ ngữ như “chánh ngữ” và “ái ngữ” luôn luôn được đề cập tới để khuyên dạy các Phật tử khi sử dụng tự do ngôn luận.
(Xem: 9030)
Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha
(Xem: 7787)
Trong cái thấy của kinh Pháp Hoa thì tất cả vũ trụ là một. “Tất cả các cõi nước thông làm một cõi nước Phật”
(Xem: 11356)
Trong những bộ Kinh chúng ta học thường thấy hai từ Giác NgộGiải Thoát. Tất cả người tu học đều lấy hai từ đó làm cứu cánh để đi tới.
(Xem: 8840)
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh đại thừa Phật giáo.
(Xem: 8273)
Thập hiệu Như Lai, là những danh hiệu cao quý để tôn xưng những bậc đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(Xem: 8180)
Cầu nguyện là một phương pháp tâm linh giúp cho con người chúng ta có thể tháo gỡ một phần nào những nỗi khổ niềm đau,
(Xem: 8170)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt.
(Xem: 6388)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế...
(Xem: 7773)
Một thời Đức Phật cư trú gần Bārānasī(Ba La Nại), ngài đã nói bài kệ nầy, về Vua Rồng Erakapatta.
(Xem: 7609)
Tất cả các tính đức là kết quả đến từ tinh tấn, nguyên nhân của hai tích tập phúc đứctrí tuệ. Trí địa thứ tư ngọn lửa trí huệ của...
(Xem: 7588)
Ngọn lửa trí tuệ phát ra ánh sáng khi đốt cháy các hiện tướng nhị nguyên đối đãi của các hiện tượng, do thế trí địa thứ ba được gọi là Phát quang địa.
(Xem: 8577)
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp.
(Xem: 8083)
Như Lai thọ lượng là phẩm thứ 16 của kinh Pháp Hoa.
(Xem: 8467)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về chư tăng.
(Xem: 11324)
Đối với nhiều người, Phật Giáo vượt ra ngoài tôn giáo và là một triết lý hay "lối sống" hơn. Đó là một triết lý, vì triết lý “có nghĩa là tình yêu của trí tuệ”
(Xem: 8452)
Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội, thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác, cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.
(Xem: 7587)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Trúc Lâm (Veluvana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về một nữ cư sĩ, tên là Uttarā.
(Xem: 7183)
Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác, Hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác
(Xem: 8468)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.
(Xem: 6341)
Trích dịch Chương Thứ Nhất của Tác Phẩm “Buddhism - One Teacher, Many Traditions [Phật Giáo - Một Vị Thầy, Nhiều Truyền Thống]
(Xem: 8426)
Hồi đầu là quay đầu trở lại hay xoay đầu trở lại. Thị ngạn: chính ngay đó là bờ mé. Đây là một câu người học Phật thường nghe nói.
(Xem: 9460)
Đức Phật dạy giáo lý Nghiệp với mục đích khuyến khích con người thực hành các Nghiệp lành để trang nghiêm cho kiếp sống hiện tại và...
(Xem: 8402)
Bước ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình nhận thức của con người có lẽ là khi chúng ta bắt đầu nhận thức về chính bản thân mình.
(Xem: 9376)
Cái Thấy là một biểu hiện của sức sống bản nhiên, là sinh lực thường hằng vượt lên trên mọi giới hạn về thời gian (lúc thức, lúc ngủ, khi sống và cả khi chết…)
(Xem: 8013)
Giáo pháp của Vimalakirti trình bày các giáo pháp tinh yếu của Phật giáo Đại thừa trong 14 chương tương đối ngắn.
(Xem: 7196)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu
(Xem: 9944)
Nói chung, không dễ gì lưu lại ngọc xá lợi, không dễ gì thành tựu đạo quả qua quá trình tu chứng với những kiếp tái sinh nối tiếp trong thiện đạo.
(Xem: 15062)
Này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới, Thiên giới, Ma giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiênloài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn trí, toàn kiến, đại tự tại.
(Xem: 9452)
Khi thảo-luận về một ngón-tay, thì ngón-tay có phải là sự-thật không? Có phải chỉ có một ngón-tay duy-nhất, là có thể chỉ đúng vị-trí mặt trăng không?
(Xem: 7957)
Kim Cang dạy rất kỹ. Thấy “thường” đã sai mà thấy “đoạn” càng sai. Thấy có đã sai mà thấy không càng sai. Bồ tát thì “bất tận hữu vi bất trụ vô vi”.
(Xem: 7956)
Phu nhân Thắng Man sau khi phát mười hoằng thệ xong, trên hư không hoa trời liền rơi, nhạc trời liền trổi, chúng thấy điềm lành đó cũng đồng phát nguyện:
(Xem: 8010)
Ở trí địa Li cấu, bởi vì các bồ tátgiới hạnh toàn hảo, nên tự nhiên buông bỏ các hành vi sai lạc dù trong chiêm bao.
(Xem: 7962)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (chư Phật); chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử
(Xem: 8019)
Ngoại trừ các bậc tự chủ lẽ sống chết thì hầu hết chúng sanh đều không biết được thời điểm lâm chung của mình, nên khó có thể tự chủ tâm tư khi hấp hối.
(Xem: 7717)
Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 白隠 慧鶴?, January 19, 1686 - January 18, 1768) là một thiền sư Nhật nổi tiếng đã có công gây dựng lại dòng thiền Lâm Tế ở Nhật Bản
(Xem: 8729)
Vua A Xà Thế vốn là vị vua có tài, nhờ Phật chuyển hóanhận ra sai lầm, biết sám hối, ăn năn, làm mới lại chính mình, làm lại cuộc đời.
(Xem: 7955)
Muốn thấy được Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Nghiệp thức không dừng không bao giờ chúng ta thấy được tánh Phật.
(Xem: 8487)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 10471)
Trong nền văn hóa 5000 năm của con người, mỗi con số không đơn thuần chỉ là con số khô khan mà tất cả con số đều có một ý nghĩa đặc biệt của vũ trụ huyền bí.
(Xem: 8022)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
(Xem: 11007)
Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến...
(Xem: 8736)
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”?
(Xem: 7870)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác.
(Xem: 7542)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo...
(Xem: 8457)
Như Lai là một trong mười danh hiệu của Thế Tôn. Vậy thế nào là “Pháp” và tu học như thế nào để “thấy Pháp”.
(Xem: 8011)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạoloại bỏ những giáo điềuthần học.
(Xem: 8536)
Nhập Trung đạoCon đường Bồ tát tích hợp đại bitrí tuệ, khởi hành từ đại bi và tích hợp với tính bất nhị và tâm bồ đề.
(Xem: 7985)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (Chư Phật) Chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (Chư Bồ tát)
(Xem: 7987)
Bộ luận này, giải thích một cách không sai lạc tri kiến của ngài Long Thọ, được tích hợp từ Trung Lu
(Xem: 7173)
Theo kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông, Bồ tát Đản sanh, Bồ tát thành Đạo và Phật nhập Niết-bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch.
(Xem: 8374)
Tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu kế thừa.
(Xem: 8197)
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ Sơ thiền rồi Nhị Thiền, Tam thiền lần lượt thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant