Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tìm về căn nguyên tứ đại

Saturday, April 1, 202311:26(View: 2799)
Tìm về căn nguyên tứ đại

Tìm về căn nguyên tứ đại
Thích Nhuận Châu
239013-699x450-elements-earth-wind-water-fire

Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士), Thiền sư Việt Nam đời Trần (1230-1291) có viết trong bài Phóng cuồng ngâm (放狂吟):

Phóng tứ đại hề mạc bả tróc,
Liễu nhất sanh hề hưu bôn mang

放四大兮莫把捉
了一生兮休奔忙

Tạm dịch: Mặc tứ đại chừ, chẳng nắm bắt;
Tỉnh một đời chừ, thôi bôn ba.

Và trong bài Sinh tử nhàn nhi dĩ (生死 閒而已)

Sanh tự vọng sanh, tử vọng tử,
Tứ đại bổn không tùng hà khởi

生自妄生死妄死
四大本空從何起,

Tạm dịch: Sanh vốn giả sanh, chết chết giả
Bốn đại vốn không, từ đâu khởi?

Đó là thái độ của bậc trí. Phóng xả sự câu thúc của tứ đại để được tự do. Và phải bằng sự thể nghiệm của tận cùng thân xác, chứ không phải bằng tri thức thông thường.

Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra; và rồi truy nguyên đến cội gốc của chính mình. Khát vọng nầy đeo bám thật sâu vào tâm thức con người. Dẫn đến kéo theo các ngành khoa học, triết học, thiên văn học, v.v… vào cuộc tìm kiếm bất tận nầy.

Thời kỳ Phệ-đà, người Ấn Độ cổ đại đã có những chiêm nghiệm sâu xa về nguồn gốc vũ trụ vạn hữu rồi. Sự tìm kiếm nầy đã không ngừng tác động vào đời sống thường nhật của họ. Điều đó có nghĩa là tìm ra một đấng sáng tạo, hay nguyên lý sáng tạo, tìm ra mục tiêuý nghĩa của sự sáng tạo ấy, để tạo ra những định chế xã hội thích hợp; tầng lớp trên thì để cai trị hoặc bóc lột, tàng lớp dưới thì để tìm hướng thích nghi hoặc phá vỡ. Đó hoàn toàn không phải là những ước vọng viễn vông. Tư duy đó quyết định hạnh phúc hay khổ đau của con người trong xã hội.

Vào thời Đức Phật còn tại thế, nhiều lần tỷ-khưu Sunakkhata đã thỉnh cầu Đức Phật giải thích về khởi nguyên thế giới (aggaññaṃ paññapeti), Đức Phật từ chối giải thích, lần khác, Sunakkhata đến yêu cầu Đức Phật với lời thách thức: ‘Thế Tôn, nay con khước từ Thế Tôn,… vì Thế Tôn không thuyết minh về khởi nguyên thế giới.’ Đức Phật dứt khoát từ chối, không đưa ra lời giải đáp.

Nguyên do tại sao Đức Phật không đưa ra lời bình luận nào về vấn đề tưởng như là trọng đại nầy, phải đến trong một dịp khác, khi Man Đồng tử (Māluṅkya) nêu lên vấn đề thế giới nầy có biên giới tận cùng hay không, thế giới nầy là thường hằng hay đoạn diệt…? Đức Phật cũng từ chối đưa ra lời giải đáp rồi nêu ví dụ về người bị trúng tên độc.

Thế nhưng, có lần các tỷ-khưu tụ họp rồi bàn thảo với nhau về nguyên nhân sâu xa nào mà có sự khen ngợi tán thán hay hủy báng đối với Đức Phật. Nghe vậy, Đức Phật lại trình bày rất chi tiết nguồn gốc thế giới, diễn giải khái niệm thế giới thường hằng hay đoạn diệt, thế giới hữu hạn hay vô cùng. Đức Phật đã chỉ rõ căn nguyên và giới hạn của những kiến thức ấy, bắt nguồn từ kinh nghiệm tôn giáo, hay bằng năng lực tư duy phân tích, đồng thời chỉ rõ những tư duykinh nghiệm như vậy sẽ dẫn đến những sai lạc như thế nào.

Đức Phật cho rằng những thắc mắc đó dù có lớn đến mức nào thì nó cũng thuộc dạng siêu hình, không có lợi ích thiết thực gì cho việc tu tập giải thoát. Nhưng cũng có lần khi hai chàng thanh niên dòng dõi Bà-la-môn bị gia đình, dòng tộc nguyền rủa vì đã dám từ bỏ giai cấp sang cả của mình để xuất gia làm đệ tử Cồ-đàm, sống lang thang như hàng xin ăn với bình bát và ba tấm y. Lúc ấy, Đức Phật đã trình bày rất chi tiết về khởi nguyên của thế giới nầy.

Qua hệ thống kinh điển Đại thừa, đặc biệt Kinh Thủ-lăng-nghiêm, Đức Phật giảng giải vừa chi tiết, vừa sâu rộng về sự hình thành vũ trụ thế giới, qua trung gian cấu thành của các đại chủng. Câu chuyện mở đầu qua lời thưa thỉnh của Phú-lâu-na:

‘… Bạch Thế tôn, nếu hết thảy các thứ căn, trần, ấm, xứ, giới v.v… trong thế gian đều là tánh Như Lai tạng, thanh tịnh bổn nhiên, thì làm sao lại bỗng dưng nổi lên các tướng hữu vi, núi sông đất liền, liên tục trước sau, theo nhau dời đổi?’

Lúc nầy, trong pháp hội giảng Kinh Thủ-lăng-nghiêm, Đức Phật đang thuyết mình về tánh Như Lai tạng. Nếu các hiện tượng ấy lưu xuất từ thể tánh thanh tịnh sáng suốt của chân tâm thường trú, và đều vốn là thanh tịnh bản nhiên, thế thì tại sao chúng lại đột nhiên sanh khởi trong tánh thanh tịnh của Như Lai tạng, sao trong đó lại có quá nhiều thứ hốt nhiên sinh khởi như vậy?

Rồi Phú-lâu-na hỏi tiếp:

Lại nữa, Như Lai thường nói bản tính của đất, nước, lửa, gió vốn là viên dung, bao trùm khắp pháp giới, vắng lặng, thường trú. Bạch Thế tôn, nếu tánh của đất đầy khắp, thì làm sao còn chứa được nước? Nếu tánh của nước đầy khắp, thì lửa ắt là không sanh ra được. Lại nữa, Như Lai giải thích làm sao tánh của nước và tánh của lửa đều đầy khắp hư không mà không lấn hại lẫn nhau? Bạch Thế tôn, tánh của đất là cứng, tánh của hư khôngthông suốt; làm sao cả hai tánh nầy đều cùng lúc trùm khắp pháp giới được? Con không biết nghĩa nầy sẽ dẫn đến đâu?

Đức Phật giảng giải hồi lâu, rồi đi vào giải thích căn nguyên hình thành thế giới:

‘…Cái giác thì sáng suốt, hư không thì mê muội, hai cái đối đãi nhau thành có lay động. Nên có phong luân nắm giữ thế giới…

Từ đó Đức Phật nói ra nguyên nhân tạo thành kim luận để bảo trì quốc độ, Rồi do tâm vọng chấp kiên cốthành tướng cứng chắc và ngăn ngại, lại kiên cố vọng chấp không dừng nghỉ, nên tích chứa thành kim luân để bảo trì quốc độ, nên tất cả các quốc độ trong thế gian, đều nương nơi kim cương luân mà được an trụ.

Biết cái cứng thì thành có kim bảo, rõ biết cái lay động thì khiến cho phong đại phát ra. Phong đại và kim bảo cọ xát nhau, nên có ánh sáng của lửa (hoả đại) làm tính biến hoá.

Đức Phật giải thích các đại chủng hình thành như vậy. Rồi nói đến sự hình thành thế giới, rồi nói đến con người do yếu tố nào được sinh ra.

Như vây, Đức Phật tùy lúc, tùy nơi, tùy căn cơ, nghiệp lực chúng sinh mà ngài khai thị từng vấn đề có lợi cho sự giải mê khai ngộ, chứ chẳng phải là ngài không biết, hoặc ngài không đề cập đến. Nay với tinh thần đó, chúng ta  sẽ tìm hiểu sâu về căn nguyên các đại chủng.

TỪ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI QUA PHỆ-ĐÀ

Theo Phạm thư Śatap. Brāhmaṇa, là nguồn thư tịch cổ xưa và có thẩm quyền nhất về triết học cổ đại, cho thấy khởi nguyên vũ trụliên quan đến nước, nhưng lúc nầy chưa hình thành một hệ thống về các đại chủng.

Theo Śatap. Brāhmaṇa VI, 1,1, nói về khởi nguyên vũ trụ như sau: ‘Prajāpati, sau khi đã tạo ra Phệ-đà (Brahman, trung tính), đã tạo nên nước bằng ngôn từ (Vāc), vì ngôn từ (Vāc) chính là ngài. Đó là sự tỏa ra. Rồi ngài thể nhập vào nước với Brahman, có nghĩa là ba bộ phận Phệ-đà, và có sự sinh khởi từ nước một quả trứng khi được chạm vào và ra lệnh sinh sôi nẩy nở. Lúc đó từ trứng, đầu tiên sinh khởi Brahman, trung tính, có nghĩa là ba bộ phận Phệ-đà. (Śatap. Brāhmaṇa VI), 1,1

Còn trong Brih. Ār. Up. I, 5, 3:, thì có đề cập đến bộ ba, gồm ngôn từ, tâm thức, và hơi thở, và có phân tích thêm, tâm thức liên quan đến không khí, hơi thở liên quan đến bầu trời:

Brih. Ār. Up. I, 5, 3: ‘Tự ngã (Ātman) gồm có ngôn từ, tâm thức, và hơi thở. Còn có ba thế giới, ngôn từthế giới nầy, tâm thức là không khí, hơi thở là bầu trời. Tương tự như ba bộ Phệ-đà, ngôn từ là Ṛg-veda, tâm thức là Dạ-nhu Phệ-đà (Yajur-veda), hơi thở là Dạ-ma Phệ-đà (Sāma-veda). Tương tự như Thần, tổ tiên, con người; ngôn từ là Thần, tâm là tổ tiên, hơi thởcon người, v.v… (Brih. Ār. Up. I, 5, 3:)

Và khi giải thích về Ātman, có nghĩa là hơi thở (breath), chúng ta thấy có liên quan đến những yếu tố thuộc các đại chủng:

Sūryam cākṣuḥ gacchatu, vātam ātmā, (Ṛg-veda. X, 16, 3)

Đó là lời đọc trước người chết, ‘Nguyện cho con mắt người đi cùng với mặt trời, hơi thở (ātmā) đi về cùng với gió.’

Cho đến khi nền văn học Áo nghĩa thư (Upaniṣad) phát triển, những gì liên quan đến sự hình thành vũ trụ mới được trình bày có hệ thống:

Sớm nhất là từ Chāndogya Upaniṣad vốn thuộc về Dạ-ma Phệ-đà thường được xem như là một trong những Áo nghĩa thư (Upaniṣad) cổ xưa nhất. Đây là bài học theo truyền thống, người con trong gia đình được giáo dục tư tưởng theo truyền thống.

 Tiết 1: Śvetaketu là con trai của dòng Aruṇi, cháu nội của Aruṇa. Người cha (Uddāllaka, con trai của Aruṇa) dạy rằng: ‘Śvetaketu, hãy đi học. Vì, nầy con thân yêu, chẳng có gì thuộc về giòng tộc chúng ta, nếu người ấy không học hỏi (Phệ-đà), thì người ấy là một Bà-la-môn hữu danh vô thực (Brahma-bandhu). Đó chỉ là người được sinh ra trong dòng dõi Bà-la-môn mà thôi.’

Tiết 2: ‘Con thân yêu, Khởi thủy. chỉ có cái gọi là duy nhất, không có cái thứ hai. Người khác nói, từ khởi thủy chỉ có cái duy nhất đó là cái không (hiện hữu), đó là cái duy nhất, không có cái thứ hai; và từ cái không (hiện hữu) đó, cái có (hiện hữu) được sinh ra.

Tiết 3. ‘Nó suy nghĩ rằng, có thể tôi là nhiều, tôi có thể lớn mạnh. Nó phát ra lửaLửa nghĩ rằng, có thể tôi là nhiều, tôi có thể lớn mạnh. Nó phát ra nước. ’

Và do vậy, bất luận thân thể nào, ở đâu, lúc nào cũng nóng và thấm đẫm mồ hôi, nước phát sinh từ riêng nó và lửa.

 ‘Nước suy nghĩ rằng, có thể tôi là nhiều, tôi có thể lớn mạnh. Nó phát ra thức ăn.’

‘Do vậy, bất kỳ lúc nào nó mưa ở đâu, hầu như lúc đó thực phẩm phát sinh. Chính từ nước, thực phẩm để ăn phát sinh.’

Tiết 7: ‘Con thân yêu, con người (puruṣa) gồm có 16 phần. Nhịn ăn trong 15 ngày, nhưng uống nước chừng nào tùy thích, vì hơi thở đến từ nước, và sẽ không bị cắt đứt nếu con uống nước.’

‘Như ngọn lửa lớn, chỉ một cục than bằng cỡ con com đóm, nếu còn sót lại, lại có thể làm ra ngọn lửa bằng cách nhóm cỏ khô trên đó, và như thế sẽ cháy bùng hơn nữa.

Tiết 8: ‘Thế nên, nầy con thân yêu, chỉ còn lại một phần trong 16 phần thân thể của con, và được thắp sáng bởi thực phẩm, thì nó sẽ cháy bùng lên, và qua đó bây giờ con hãy nhớ đến Phệ-đà.’

Sau đó, Śvetaketu đã hiểu ý cha mình khi ông nói: ‘Nầy con thân yêu, tâm có từ thức ăn (đất), hơi thở có từ nước, lời nói có từ lửa.’ Śvetaketu hiểu được những gì cha mình nói, vâng, anh đã nhận ra điều ấy.

Như vậy, trong thời kỳ Phệ-đà và văn học Áo nghĩa thư (Upaniṣad), các yếu tố liên quan đến khởi nguyên vũ trụ chỉ mới manh từ nguyên lý, gọi là duy nhất, từ cái duy nhất này mà có yếu tố lửa, rồi đến yếu tố nước và sau đó là thực phẩm, chính là yếu tố đất về sau.

Phải đến thời kỳ triết học phái Số luận (Sāṃkhya) mới hình thành nên một hệ thống các đại chủng có tên gọi và ý nghĩa hoàn chỉnh, với danh xưng Đại chủng (Mahābhūta).

PHÁI SỐ LUẬN (SĀṂKHYA) VÀ HỆ THỐNG NGŨ ĐẠI

Phái Số luận (Sāṃkhya) đề xuất vũ trụ được cấu thành từ 2 nguyên lý,  Nguyên lý tinh thần, tức Thần ngã (puruṣa) và Nguyên lý vật chất tức Tự tánh (prakṛti).

Theo Tattva-samāsa là ghi chép cổ nhất mà chúng ta tiếp cận được về triết học phái Số luận, có một vị Bà-la-môn không rõ tên đã vượt thắng được ba loại khổ đau, đến quy y với Đạo sư (Ṛṣi) Kapila (không nhất thiết là tị tổ) của phái Số luận, và tuyên bố rằng gia đình ông, danh tiếng của ông, và thị tộc của ông đều theo nghi thức để trở thành đệ tử của Kapila. Ông nói: ‘Thưa Thầy tôn kính, Cái chí thiện nhất trên mặt đất nầy là gì? Cái gì là chân lý? Điều gì con phải làm để được cứu độ?

Kapila trả lời, ‘Thầy sẽ nói cho con.’ Rồi sau đó trình bày chủ đề hai mươi lăm đế (tattva). Trong đó có Năm đại chủng (Mahābhūta), liên quan đến các yếu tố hình thành vũ trụ.

Năm đại chủng (Mahābhūta) thuộc đế (tattva) thứ II, gồm 16 biến thể. Năm đại chủng được đánh số từ 20-24 trong 16 biến thể đó.

Năm đại chủng (Mahābhūta) gồm những thành tố thô trọng, đó là đất, nước, lửa, gió và khí.

Và Kapila giải thích thêm:

‘… Đất, giúp duy trì bốn thành tố kia bằng sự nâng đỡ của nó. Nước giúp duy trì bốn thành tố kia bằng sự ẩm ướt. Lửa giúp duy trì bốn thành tố kia bằng sự làm cho chín muồiGió giúp duy trì bốn thành tố kia bằng sự làm khô ráo. Khí giúp duy trì bốn thành tố kia bằng sự ban tặng khoảng không.

Đất có 5 phẩm tính: âm thanh, xúc chạm, sắc màu, hương và mùi vịNước có 4 phẩm tính: âm thanh, xúc chạm, sắc màu, và mùi hương. Lửa có 3 phẩm tính: âm thanh, xúc chạm, và sắc màu. Gió có 2 phẩm tính: âm thanh, và xúc chạm. Khí có 1 phẩm tính là âm thanh…’

 
Tiếp theogiải thích chi tiết các đại chủng:

  1. Không khí (ākāśa), (âm thanh; śabda).
  2. Gió (vāyu): âm thanh+xúc chạm
  3. Lửa (tejas): âm thanh+xúc chạm+sắc
  4. Nước (ap): âm thanh+xúc chạm+sắc+hương
  5. Đất (pṛthivi): âm thanh+xúc chạm+sắc+hương+vị.

Có lẽ đây là căn cứ cổ xưa nhất, và đầy đủ nhất đã thuyết minh về những yếu tố cấu thành vũ trụ. Mà sau nầy chúng ta được biết đến với những thuật ngữ như Tứ đại, Lục đại, v.v… Đồng thời Tattva-samāsa cũng đưa ra thêm nhiều danh xưng đồng nghĩa với phạm trù triết học nầy như Bhūta (thực hữu, tồn tại), Bhūta-viśeṣa (những thành tố đặc biệt), Vikāra (sự biến đổi), Ākṛti (giống, loài), Tanu (da/thân thể), Vigraha (hình dáng), Śānta (thích thú), Ghora (sự hãi), Mūḍḥa (đần độn).

TRIẾT HỌC THẮNG LUẬN (VAIŚEṢIKA)

Học thuyết về nguyên tử cực vi (aṇus; atoms) thường được trích dẫn như là đặc điểm riêng của triết học nầy, nhưng rõ ràng là được biết đến từ triết học Chính lý (Nyāya), dù nó được phát triển hoàn chỉnh bởi triết học Thắng luận (Vaiśeṣika). Những phạm trù nầy, bao quát toàn bộ lĩnh vực kiến thức, và đó là:

(1) Thể (Dravya), (2) Đức, Phẩm tính (Guṅa; quality); (3) Nghiệp (Karman); (4) Đồng, cái chung (Sāmānya), là giống loại hay cộng đồng, hay cái đã tạo thành chủng loại. (5) Dị (Viśeṣa), riêng biệt, thứ hạng, cái tạo nên cá tính riêng biệt. (6) Tính cố hữu (Samavāya) không thể tách rời, (7) Tình trạng phi hiện hữu (Abhāva) hay phủ định (negation).

Trong đó, phạm trù Thể (Dravya), có đề cập đến 5 đại chủng:

(1) Đất (Pṛthivi); (2) Nước (Āpaḥ); (3) Lửa (Tejas); (4) Gió (Vāyu; air); (5) Hư không (Akāśa; ether); (6) Thời (Kāla); (7) phương (Diś; space); (8) Tự ngã (Ātman); (9) Ý (Manas; mind).

Chín phạm trù nầy không tồn tại ngoài phẩm đức (qualities), cũng như ít khi phẩm đức tồn tại ngoài Thể. Bốn phạm trù đầu tiên hoặc là thường hằng hoặc không thường hằng, và hiện hữu hoặc là trong dạng cực vi (aṅus) hay dạng thân vật chất.

Những phẩm tính chủ yếu của Thể được đề cập qua Đức (Qualities) là: Sắc (rūpa), trong đất nước và lửa; (2) Vị (rasa), trong đất và nước; (3) Hương (gandha), trong đất; (4) Xúc (sparśa), trong đất nước lửa và gió;

THEO TẠNG NAM TRUYỀN

Trong Trường A-hàm, Khởi thế nhân bản kinh, 11, Kinh nói về nguồn gốc của loài ngườixã hội loài ngườichúng ta vẫn chưa thấy đề cập có hệ thống về Tứ đại chủng. Chỉ thấy nói đến nước, rồi đất, nhưng nội hàm là những yếu tố trong thiên nhiên

‘…Này Vāsettha, lúc bấy giờ, vạn vật trở thành một thế giới toàn nước đen sẫm, một màu đen khiến mắt phải mù. Mặt trăng, mặt trời không hiện ra; sao và chòm sao không hiện ra; không có ngày đêm; không có tháng và nửa tháng; không có năm và thời tiết; không có đàn bà đàn ông. Các loài hữu tình chỉ được xem là loài hữu tình mà thôi. Này Vàsettha, đối với các loài hữu tình ấy, sau một thời gian rất lâu, vị đất tan ra trong nước. Như bọt nổi lên trên mặt cháo sữa nóng đang nguội dần, cũng vậy đất hiện ra. Đất này có màu sắc, có hương và có vị. Màu sắc của đất giống như đề hồ hay thuần túy như tô, vị của đất như mật ong thuần tịnh…’

Cũng trong Trường A-hàm, Kinh Thế ký, 30, Phẩm Tam tai, đề cập đến 3 yếu tố lửa, nước, và gió, nhưng trong nội dung về tai kiếp, ba kiếp tai họa, hay ba chu kỳ dẫn đến hủy diệt thế giới hoàn toàn.

Thứ nhất, tai kiếp lửa.

… Quả đất bị hâm nóng bởi bảy mặt trời lần lượt xuất hiện. Trước hết do một trận đại cuồng phong làm lệch quỹ đạo mặt trời, khiến cho hai mặt trời xuất hiện, rồi ba, cho đến bảy. Sông ngòi khô cạn, rồi nước biển cạn cho đến khô kiệt. Rồi quả đất bốc cháy. Lửa thiêu hủy lên đến cõi Phạm thiên, ngưng lại phía dưới Quang âm thiên….

Đó là chu kỳ hủy diệt thứ nhất, do bởi lửa.

Thứ hai, do bởi nước.

‘… Sau đó một đám mây đen lớn tụ lại, đổ mưa xuống khắp nơi. Nước nóng như đun sôi, làm tiêu chảy hết các thứ đá, sắt thép, cho đến cả kim cang. Tất cả thiên cung cũng tiêu rụi, cho đến khi toàn bộ khí thế gian từ Nhị thiền trở xuống tiêu hủy sạch hết. … Như thế là tròn một chu kỳ hủy diệt thứ hai do bởi nước.’

Thứ ba, do bởi gió….

Cho đến Đại kinh dụ dấu chân voi (Mahāhatthipadopama sutta) 28, trong Trung Bộ Kinh, chúng ta mới thấy Đức Phật đề cập đến Tứ đại một cách có hệ thống.

Theo kinh nầy, Tôn giả Xá-lợi-phất tuyên bố Bốn chân lý là lớn nhất trong tất cả thiện pháp, như dấu chân voi lớn nhất trong các dấu chân. Xá-lợi-phất phân tích chân lý về Khổ với những khía cạnh của nó, đặc biệtnăm uẩn bị chấp thủ. Tiếp đến phân tích sắc uẩn là do bốn đại tạo nên; rồi Xá-lợi-phất lần lượt nói về bốn đại với hai khía cạnh trong và ngoài, nội đại chủng được phân tích chi tiếtngoại đại chủng chỉ được nói sơ qua để so sánh cho đầy đủ. Mỗi đại chủng được hiển thị như là một nền tảng để phát sinh tuệ quán “duyên sinh, vô thường, vô ngã” cùng các đức tính nhẫn, niệm và xả tương ưng với thiện.

‘… Chư Hiền, thế nào là sắc thủ uẩn? Bốn đại và sắc khởi lên từ bốn đại. Chư Hiền, thế nào là bốn đại? Chính là địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới.

Chư Hiền, thế nào là địa giới? Có nội địa giới, có ngoại địa giới. Chư Hiền, thế nào là nội địa giới? Cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thô phù, kiên cứng, bị chấp thủ, như tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thô phù, kiên cứng, bị chấp thủ…

‘… Chư Hiền, thế nào là thủy giới? Có nội thủy giới, có ngoại thủy giới. Chư Hiền thế nào là nội thủy giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ, như mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ.

Chư Hiền, thế nào là hỏa giới? Có nội hỏa giới, có ngoại hỏa giới. Chư Hiền, thế nào là nội hỏa giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc về cá nhân, thuộc lửa, thuộc chất nóng, bị chấp thủ. Như cái gì khiến cho hâm nóng, khiến cho hủy hoại, khiến cho thiêu cháy; cái gì khiến cho những vật được ăn uống, nhai, nếm, có thể khéo tiêu hóa, hay tất cả những vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc lửa, thuộc chất nóng, bị chấp thủ….

Chư Hiền, thế nào là phong giới? Có nội phong giới, có ngoại phong giới. Chư Hiền, thế nào là nội phong giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc động tánh, bị chấp thủ, như gió thổi lên, gió thổi xuống, gió trong ruột, gió trong bụng dưới, gió thổi ngang các chi tiết (tay chân), hơi thở vô, hơi thở ra, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc tánh động, bị chấp thủ. … Sau khi thấy như thật phong giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với phong giới, tâm từ bỏ phong giới…’

Như vậy. mục đích Đức Phật nêu ra tứ đại chủng trong kinh nầy nhằm liện hệ với sắc thủ uẩn, để nhận ra Tứ diệu đế một cách rõ ràng hơn. Đây có thể được xem là căn cứ đầu tiên mà Đức Phật nêu lên Tứ đại trong Kinh tạng Nguyên thuỷ, để sau nầy các Luận sư thuộc các bộ giải thích thành giáo lý riêng bộ phái của mình.

Tiếp theo chúng ta tìm hiểu Nhất thiết hữu bộ trình bày về Tứ đại qua luận giải nổi tiếng của ngài Thế Thân

THEO A-TỲ-ĐẠT-MA CÂU-XÁ LUẬN

Sau thời Đức Phật, càng về sau trình độ nhận thức của người dân Ấn Độ đã dạt đến mức độ phát triển đáng kể về nhiều mặt. Từ sự quán sát các hiện tượng vật lý đến tâm lý, từ các nguyên tắc suy luận đến các phạm trù toán học, các khái niệm về luận lý học .v.v, mà những vấn đề đó đã không được gợi ý trong các kinh luận được gọi là Nguyên thuỷ.

Do sự phát triển xã hội, nhất là trên phương diện tư tưởng học thuật, những ý tưởng chỉ mới manh nha trong thời Đức Phật đã không ngừng hoàn thiện để trở thành một hệ thống tư tưởng nhất quán, để có thể giải thích được mọi hiện tượng, mọi sinh hoạt trong vũ trụđời sống con người. Bằng những thành quả trong cái mới ấy, giáo nghĩa đạo Phật từ Nguyên thuỷ có thể bị lung lay.

Với sự xuất hiện của các triết học như phái Số luận (Sāṃkhya), phái Di-man-sai (Mīmāṃsā), triết học Thắng luận (Vaiśeṣika), triết học Phệ-đàn-đa (Vedānta), v.v… các giáo lý cốt tủy của Nguyên thuỷ không ngừng bị đặt vấn đề. Triết học phái Di-man-sai (Mīmāṃsā) đặt vấn đề về việc tế tự và cầu nguyện. Triết học Phệ-đàn-đa (Vedānta) đặt vấn đề về những nguyên lý siêu hình học. Triết học phái Số luận (Sāṃkhya) đặt vấn đề về những biến thái đa dạng và tinh vi của lĩnh vực tâm lý. Triết học Thắng luận (Vaiśeṣika) đặt vấn đề về những mối quan hệ tồn tại của các thực thể cấu thành hiện tượng tự nhiêncon người.

Trong bối cảnh phát triển tư tưởng triết họctôn giáo đương thời, các Luận sư thuộc các bộ phái Phật giáo đã tích cựcc khải triển những gì Đức Phật đã dạy, cũng từ tuệ giác của Thế Tôn mà các Luận sư đã lập thành những phạm trù triết học tư tưởng để phản biện, bác bỏ những lập luận đối kháng, đồng thời nêu bật tuệ giác giải thoát của đấng Đạo sư.

Thế Thân là một trong những Luận sư kiệt xuất đó, với quan điểm về các đại chủng trong bộ luận căn bản A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận như sau:

Đại chủng là bốn giới:

Đất, nước, lửa, gió.
Chức năng Trì, v.v…
Cứng, dính, ấm, và động.

Luận: Đất, nước, gió, lửa có khả năng gìn giữ các tính chất riêng của mình và các sắc pháp được chúng tạo thành (sở tạo sắc, upādāyarūpa, bhautika) vì thế gọi là giới (dhātu). Bốn giới này được gọi là đại chủng (mahābhūta) vì chúng làm chỗ dựa cho tất cả các loại sắc khác và vì thế tính vốn rộng khắp; hoặc vì đại chủng đất, nước, v.v., tập trung với số lượng lớn trong đất, nước, v.v., hoặc vì khởi đủ các loại tác dụng lớn.

Bốn đại chủng này có khả năng tạo thành các nghiệp nào? – Theo thứ tự trên, chúng có thể trì giữ (dhāraṅa), kết dính (nhiếp, saṃgraha), làm chín (pakti) và làm tăng trưởng (vyūhama). Địa giới có khả năng trì giữ, thủy giới có khả năng kết dính, hỏa giới có khả năng làm chín và phong giới có khả năng làm tăng trưởng. Nói “tăng trưởng” có nghĩa là làm chuyển dịch (prasarpaṇa) và lớn mạnh (vṛddhi).

Bốn đại chủng này có những tính chất nào? Theo thứ tự trên chúng có các tính chất cứng, ướt, nóng, động. Địa giới có tính cứng, thủy giới có tính ướt, hỏa giới có tính nóng, và phong giới có tính động. Nhờ vào tính chất động này mới có thể dẫn dắt đại chủng tạo sắc tương tục sinh khởi đến các chỗ khác; cũng giống như trường hợp của ánh đèn.

THUYẾT NGŨ ĐẠI (pañca mahā-bhūtāni; the five elements)

Theo Kinh Đại Nhật, một bộ kinh căn bản của Mật giáo, đã nêu thêm một yếu tố nữa vào thuyết Tứ đại, đó là Không (ākāṣa). Tính chất của đại chủng này là vô ngạị.

Tác dụnggiữ gìn, thu nhiếp, thành thục, tăng trưởng, không ngăn ngại.

Mật giáo chuyên sử dụng thuyết Ngũ đại, chủ trương tứ đại không lìa tâm đại, cho rằng tâm và sắc tuy khác nhưng thể tính của chúng thì chẳng phải 2; Chủng tự của Ngũ đại theo thứ tự là: 狣(a), 綯(va), 先(ra), 成(ha) và 几 (kha). Nghĩa của các chủng tự này theo thứ tự là: Vốn chẳng sinh 狣(a), lìa ngôn thuyết 綯(va), 先lìa cấu nhiễm (ra), lìa nhân duyên 成(ha), như hư không 几(kha).

 Từ đó, trong nghĩ quỹ Mật giáo, đã phối hợp Ngũ đại với Ngũ phương (vị), Ngũ sắc, Ngũ Trí Như Lai.

THUYẾT LỤC ĐẠI (ṣaḍ dhātavaḥ; the six elements)

Các Luận sư Du-già hành tông (Yogācāra) về sau đã đưa thêm vào một yếu tố nữa là Thức (vijñāna) vào  hệ thống các Đại chủng để thành Lục đại. Quan điểm nầy đã được Mật giáo tán trợ và đề ra thuyết Lục đại Duyên khởi. Quan điểm  này đã căn cứ vào Câu-xá luận, quyển 1, cho rằng đây chính là 6 yếu tố cấu tạo thành thế gian hữu tình vô tình và có mặt ở cùng khắp pháp giới nên gọi là Đại. Giải thích thêm rằng đất, nước, lửa, gió là 4 đại chủng năng tạo, là chỗ nương của tất cả vật chấtKhông đại (không giới) chỉ cho những khe hở trong ngoài, cũng là nhân sinh trưởng muôn vật; Thức đại chỉ cho các thức hữu lậu, là chỗ nương cho sự sống còn của các loài hữu tình. Năm đại trước thuộc về Sắc pháp (vật chất), đại thứ 6 thuộc Tâm pháp (tinh thần).

Mật giáo cho 6 đại này là bản thể của vạn hữu, rồi lập ra các thuyết Lục đại thể đạiLục đại duyên khởi. Tức chủ trương cho rằng 6 đại hiện hữu khắp vũ trụ, trong 1 hạt bụi, 1 mảy lông cũng có đủ 6 đại, hết thảy vạn hữu đều do 6 đại tạo thành. Trên phương diện tính chất, phổ biến cùng khắp nên gọi là Lục đại. Trên phương diện sở y (chỗ nương) của tất cả sự vật nên gọi là Thể đại.

Sáu đại này hiện diện trong nhau, dung hòa khắp trong nhau không ngăn ngại, cho nên còn được gọi là Lục đại vô ngại.

Sáu đại nương theo nhân duyên mà thành pháp giới vạn hữu, đó gọi là Lục đại tùy duyên. Từ đó nhìn về duyên khởi của vạn hữu thì gọi là Lục đại duyên khởi.

THUYẾT THẤT ĐẠI

Trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm, Đức Phật nêu ra hệ thống Thất đại, bao gồm thêm Kiến đại.

A-nan, kiến giác không tự nhận thức được, nhân các thứ sắc khônghiện hữu..,

‘….Nếu như các sự thấy, nghe, hay, biết, bản tính viên mãn cùng khắp, vốn không lay động; thì nên biết kiến đại cùng với hư không vô biên chẳng dao động và bốn thứ vốn lay động là địa, thủy, hỏa, phong, gọi là sáu đại, vốn thật viên dung, đều là tánh Như Lai tạng, vốn không sinh không diệt.’

Đối với những chúng sanh nào còn mê muội nhiều về sắc tướng, chưa rõ biết về các tầng lớp của sắc tướng, thì Đức Phật Phật dạy về Thất đại. Có thể thu gọn tâm thức lại thành 2 đại là kiến đại và thức đại; và trải rộng sắc tướng ra thành 5 đại tức là địa, thủy, hỏa, phong, không.

Kiến đơn giản chỉ là thấy. Kiến đại chính là tánh Như Lai tạngKiến giác (seeing-awarness) liên quan đến tính thấy (seeing-essence) nầy vốn tròn đầy, sáng suốt, không dựa vào đối đãi năng sở, chủ thể, đối tượng; thế nên nó vốn vượt qua mọi năng tri–perception và sở tri– which is perceived.

Khi thức sơ năng biến khởi tâm tự-chiếu soi, thì nó chuyển thành kiến phần và tướng phần. Khi kiến phần đứng lặng, nó thường khinh thanh, sáng láng, vi tế, tức là kiến đại.

Tướng phần thì chuyển hiện tương ưng nhưng ngày càng trọng trược kém khinh thanh sáng láng… và nó tức là Địa-thủy-hỏa-phong-không… tức là trần.

Riêng kiến phần, nếu nó biết chỉ chiếu soi một cách thuần phác vô tâm, thì nó chính là kiến đại.

Nhưng nếu nó quay ra chiếu soi một cách hữu-tâm, muốn nắm bắt phân biệt, rồi khởi tưởng khởi tình, thì một phần của nó trở thành dao động lăng xăng, giao thoa với những quang minh trọng trược hơn của tướng phần, và nó trở thành thức đại

Kiến đại còn vi tế hơn hư không, ở sâu hơn và gần Diệu tâm. Vì nó thuộc về kiến phần của thức sơ năng biến, trong khi hư không cùng bốn đại kia là thuộc về tướng phần…

Nên nếu chúng ta cố ráng giữ cái tâm mình bình thản, như như bất động trước mọi hoàn cảnh đổi thay, không khởi tâm yêu ghét, thì kiến đại lần lần hiện ra, và thức đại lần lần ẩn đi. Còn tâm ta cứ tiếp tục mong cầu yêu ghét, thì thức đại ngày càng chồng chất, và kiến đại ẩn đi. 

TỨ ĐẠI TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY

Trong tư tưởng thời cổ đại, 4 yếu tố đất, nước, gió, lửa, thường được đề cập đến; có khi còn thêm yếu tố thứ 5 gọi là khí/không khí (aether; ether) theo Hi lạp cổ đại, hay theo Ấn Độ là ākāśa (hư không).  Ý niệm về 5 đại chủng hình thành nên một nền tảng phân tích cho cả Ấn Độ giáo lẫn Phật giáo. Đối với nền văn minh cổ xưa Babylon, các yếu tố vũ trụ trong thần thoại học, theo thuyết nguồn gốc vũ trụ được gọi là Enûma Eliš, trong một văn bản vào giữa thế kỷ thứ 18-16 ttl., liên quan đến 4 vị thần mà ta có thể thấy là các yếu tố cấu thành vũ trụ được nhân cách hóa: biển, đất, bầu trời, và gió. Trong một tư liệu khác của người Babylon, những hiện tượng này được cho là độc lập, không liên quan gì đến các thần, dù chúng không được xem như những thành phần tạo nên vũ trụ, như đối với quan niệm của Empedocles sau nầy.

Người Hy lạp cổ đại tin rằng có 5 thành tố cơ bản, đó là đất (γῆ; ge), nước (ὕδωρ; hudor), gió (ἀήρ; aer), lửa (πῦρ pur) và không khí (αἰθήρ; aither), đã có từ thời kỳ triết học tiền-Socrate kéo dài đến suốt thời kỳ Trung cổ và đến thời kỳ Phục sinh, có ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng và nền văn hóa Âu châu.

Empedocles (khoảng năm 450 Ttl), triết gia người Sicili, chứng minh rằng yếu tố gió (air) là một thành phần riêng biệt bằng cách quán sát một pít-tông chúc ngược trong nước thì không bị nước làm đầy, một túi không khí vẫn bị chặn lại bên trong. Trước Empodocles, các triết gia Hi lạp đã tranh luận thực thể nào là thành phần căn bản, từ đó vũ trụ vạn vật được cấu thành. Heraclitus bảo vệ cho quan điểm về lửa. Thalēs (Thales of Miletus; 624 – 546 Ttl) tán thành quan điểm về nước là yếu tố cơ bản. Anaximenes đưa ra quan niệm về Khí (air). Anaximander lập luận rằng thực thể uyên nguyên không phải là bất kỳ thành tố nào đã được biết đến, mà có thể cái đang chuyển hoá trong chúng, và chuyển hoá từ cái nầy sang cái khác. Empedocles (490- 430 Ttl.) là triết gia đầu tiên đưa ra 4 thành tố cơ bản, đất, nước, gió, lửa. Ông gọi 4 thực thể nầy là bốn ‘gốc rễ; rhizōmata; roots’.

Plato có vẻ là người đầu tiên dùng thuật ngữ element (stoicheion) để đề cập đến các thành tố, đất, nước, gió, lửa. Từ stoicheion trong tiếng Hi lạp cổ có nghĩa là ‘sắp thành hàng ngũ; to line up’.

Aristotle trong tác phẩm On Generation and Corruption, ông đã liên hệ mỗi thành tố với hai trong 4 phẩm tính có thể nhận ra:

Lửa chủ yếu là nóng và khô
Gió chủ yếu là nóng và ướt (Air=Vapour; hơi nước)
Nước chủ yếu là lạnh và ướt
Đất chủ yếu là lạnh và khô

Aristotle thêm vào thành tố thứ 5, khí (aether), lập luận rằng ở đâu có đất, nước, gió, lửa là đều thuộc về trần thế và dễ hư hỏng, vì không thấy có sự thay đổi như vậy ở cõi thiên đường. Các vì sao không do các thành tố đó tạo nên, mà được hình thành từ một thực thể khác, bất biến, nên nó thuộc về thiên giới.

Triết gia Proclus thuộc trường phái Tân-Plato bác bỏ luận thuyết của Aristotle liên quan đến các phẩm tính có thể cảm nhận được. Ông lại nêu ra rằng mỗi thành tố có 3 thuộc tính riêng. Lửa là sắc nhọn, vi tế, di động; trong khi dất là đối nghịch, cùn, nặng nề, và bất động; hai thành tố nầy được liên kết bởi 2 thành tố trung gian, gió và nước.

Hệ thống các thành tố được vận dụng trong Thuật giả kim (alchemical) thời Trung cổ chủ yếu được phát triển bởi nhà giả kim thuật người Ba Tư tên là Jābir Ibn Hayyān, phát xuất từ các thành tố thời cổ đại trong truyền thống Hi lạp. Hệ thống của ông gồm 4 thành tố thuộc tác phẩm triết học Aristote, đất, nước, gió, lửa, thêm vào hai yếu tố triết học, nguyên tố kim loại màu vàng (sulphur), tiêu biểu cho nguyên lý dễ tan chảy; và thủy ngân, tiêu biểu cho đặc trưng thuộc về kim loại. Chúng được các nhà giả kim thuạt cổ xưa xem như là những biểu tượng lý tưởng cho những thành phần không thể tối giản của vũ trụ, và là mối quan tâm lớn hơn trong triết lý thuật giả kim.

Đối với nên văn minh cổ xưa Ai cập (Egypt), trong tác phẩm nhan đề Căn nguyên Thế giới (Kore Kosmou), được gán cho Hermes Trismegistus (danh xưng người Hi lạp dành cho vị thần Thoth của Ai cập), định danh 4 thành tố vũ trụ là nước, lửa, gió và đất.

Theo Galen, những thành tố nầy đã được Hippocrates dùng để diễn tả thân thể con người kết hợp với 4 tính khí: hoàng đảm (lửa), hắc đảm (đất), máu (gió), đờm dãi (nước.)

TƯƠNG ĐỒNG GIỮA TRIẾT HỌC THẮNG LUẬN (VAIŚEṢIKA)
TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG

Có thể đối chiếu một số quan điểm của vài tác giả thuộc trường phái triết học Epicure, với triết học phái Thắng luận (Vaiśeṣika).

Chúng ta được biết rằng nước, trong trạng thái nguyên tử, là hợp thể hiện hữu nhất thời trong cảnh giới của Varuna (thủy thần) được cấu thành, vị giácgiác quan thuộc về nước, sông là nước vô cơ (inorganic).

Lửa trong trạng thái nguyên tử, là hợp thể hiện hữu nhất thời. Có những thân thể hữu cơ sáng chói trong mặt trời, những tia sáng hay cảnh tượng hữu hình là ánh sáng hữu cơ. Lửa cháy là vô cơ.

Gió lại là vừa nguyên tử vừa là hợp thể. Sự hiện hữu của gió, tinh thần, v.v… là gió hữu cơ; sự xúc chạm trên da là nhẹ như không khí, gió là không khí vô cơ. Ở đây có vẻ như có điều gì không giống như học thuyết nguyên tử của Empedocles. Nhưng dù chúng ta có thể khám phá ra rằng có cùng tư tưởng trong triết học nguyên tử của Kāṇāḍa và Empedocles, nhưng hình thái diễn ra ở Ấn Độ tính cách đặc trưng vẫn khác với hình thái triết học ở Hi lạp.

Hư không luôn luôn là thường hằngvô cùng tận. Thính giácgiác quan thuộc về thinh không: nói đúng ra, nó tưởng như là một thứ gì đó mà hư không thực sự chứa đựng trong tai. Như đối với nguyên tử, chúng được cho là hình thành trước tiên một hợp thể của hai nguyên tử, rồi một hợp thể của ba cặp nguyên tử, rồi hợp thể của bốn bộ tam nguyên tử, rồi cứ như thế. Trong khi đơn nguyên tử thì không thể phá hủy, những nguyên tử ghép tính chất của nó rất dễ phân hủy, và trong ý nghĩa đó là bị phá hủy. Một nguyên tử, chính nó không thể nhìn thấy, được so sánh bằng một phần sáu của hạt bụi trong tia nắng. 

THUYẾT TỨ ĐẠI TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

Trong đạo Bön hay triết học cổ đại Tây Tạng, 5 thành tố gồm đất, nước, lửa, gió, không (space) là những chất liệu chính của mọi hiện tượng hay hợp thể tồn tại. Tiến trình của các thành tố từ lịch pháp, thiên văn, y học, tâm lý học, là nền tảng của các truyền thống tâm linh thuộc Saman giáo, của Mật tông và hệ truyền thừa Dzogchen.

Tenzin Wangyal Rinpoche xác định rằng những thuộc tính vật lý được gán cho các thành tố nầy; đất là rắn chắc; nước là kết dính; lửa là nóng, gió là chuyển động; hư không (space) là kích thước không gian để thích nghi cho hoạt dụng của bốn thành tố kia.

Tất cả 5 thành tố trong thể tính thuần khiết của nó đều có sẵn trong dòng tâm tức tương tụcliên kết ý niệm với tam thân (trikāya) những khía cạnh của khí tiên thiên. Như Herbert V. Günther xác định: Thế nên, mang trong ý thức tinh thần không ngừng phấn đấu đối kháng lại sự phản bội của ngôn ngữ, và những gì chúng ta quán sát được và mô tả chính là người tự quán sát chính mình, để chúng ta có thể xúc tiến cuộc thăm dò vào dòng tiến trình khi ta trở thành con người. Trong suốt các thời kỳ nầy, kinh nghiệm (das Erlebnis) của chính mình là một động lực dữ dội (hình dungcảm giác như là ‘Thần’) dựng lập trong khoảng không của nó (hình dungcảm giác như là ‘ngôi nhà’), trình hiện trong các cường độ khác nhau của sự chiếu sáng xuất hiện bên trong chính mình như là một ‘ngôi đền.’

‘Thần’ chính là pháp thân (dharmakāya), ‘ngôi đền’ là Thọ dụng thân/Báo thân (saṃbhogakāya), ‘ngôi nhà’ là Ứng hoá thân (nirmāṇakāya).

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 105)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 238)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 278)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 225)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 325)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 417)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 340)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 459)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệ và đức hạnh,
(View: 431)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 697)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 501)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 550)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 493)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 642)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 577)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 935)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 594)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 596)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 675)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 822)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 755)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 635)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 648)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 673)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 775)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 922)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 906)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 661)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 770)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 854)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1017)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 838)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 922)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1113)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 997)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1009)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1134)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1322)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1472)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1460)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1324)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1208)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(View: 1205)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(View: 1187)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(View: 1340)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(View: 1309)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(View: 1520)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(View: 1197)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1103)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(View: 1225)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(View: 1400)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(View: 1225)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(View: 1235)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(View: 1362)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(View: 1352)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(View: 1360)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(View: 1405)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(View: 1441)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1426)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant