Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

02. Một quyền năng vô hạn

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 6631)
02. Một quyền năng vô hạn

SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009

2

Một quyền năng vô hạn

Đầu năm 1911 The International Order of the Star in the East Tổ chức quốc tế của Vì Sao phương Đông được thành lập, với Krishna là Head người Đứng đầu và Mrs Besant và Leadbeater là người bảo hộ của nó. Mục đích của Order là kéo lại gần nhau những người tin tưởng Thầy Thế giới Sắp đến và giúp đỡ chuẩn bị quan điểm quần chúng để chấp nhận Ngài. George Arundale là thư ký cho Head. Một tờ báo theo quý, Herald of the Star Người đưa tin của Vì Sao, được thành lập và được in tại Adyar.

 Tháng hai năm đó Mrs Besant đưa các cậu viếng Miến điện. Krishna, từ khi thấy ở đó quá nhiều tượng Phật, hình thành một tôn kính về Đức Phật mà cậu không bao giờ mất đi. Khi quay lại Adyar, Leadbeater báo cho Mrs Besant biết ý muốn của Bậc Thầy là các cậu nên đi đến nước Anh. Vì vậy, Mrs Besant khởi hành cùng các cậu đi Bombay vào ngày 22 tháng ba. Ở Benares, trên đường đi, quần áo kiểu Châu âu được mua cho các cậu và những lỗ lớn trong tai, mà đã được xuyên thủng khi các cậu còn nhỏ, được khâu lại thật đau bởi một bác sĩ. (Krishna không bao giờ mất những vết sẹo mờ trong hai tai của cậu.) Họ được tháp tùng bởi Arundale, người đã xin phép nghỉ vài tháng tại Hindu College.

 Ngày 22 tháng tư họ đi tàu từ Bombay. Mrs Besant báo lại Leadbeater, trong lá thư đầu tiên của những lá thư hàng tuần gửi cho ông, rằng các cậu xoay sở trong bộ âu phục rất khéo, mặc dù các cậu nhận thấy đôi giày quá ‘tù hãm’, và Krishna vui vẻ vì Thuyền trưởng đã cho phép cậu xem vài công việc của con tàu, đặc biệt the ‘Marconi apparatus’ bộ máy Marconi.

 Có sự hứng khởi lạ thường giữa những người huyền bí học Anh đến Charing Cross Station vào ngày 5 tháng năm để nghênh đón Mrs Besant và những người được bảo hộ của bà. Số phận vinh quang đang chờ đợi Krishna đã không giữ được bí mật. Trong đám đông là Lady Emily Lutyens mà cuộc đời của bà trong hai mươi năm kế tiếp sẽ quay quanh Krishna. Mrs Besant, cùng các cậu bé, đi tới sống với một người bạn thân nhất ở Anh, Miss Esther Bright, và người mẹ góa chồng của cô tại số 82 Drayton Gardens. Ngày 8 tháng năm một cuộc họp mặt được tổ chức tại Bộ Chỉ huy Huyền bí học ở Bond Street nơi Mrs Besant tuyên bố sự thành lập Tổ chức Vì Sao phương Đông và nói rằng tất cả người nào muốn trở thành hội viên phải đưa danh tính của họ cho George Arundale. Lady Emily là một trong những người đầu tiên làm như thế, và ngay sau đó Mrs Besant yêu cầu Lady trở thành người đại diện quốc gia của Order cho nước Anh. Hai người khác đăng ký, mà đã được cải đạo sang Theosophy bởi Lady Emily, là Miss Mary Dodge và Muriel, Nữ Bá tước De La Warr, người bạn đã sống với Miss trong một ngôi nhà to lớn ở St James’s, Warwick House. Miss Dodge là một người Mỹ đã sống ở Anh được hai mươi năm và hiện nay bị tê liệt bởi bệnh viêm khớp nặng đến độ cô phải dùng một xe lăn. Cô đã thừa hưởng từ người ông của cô, William Earle Dodge, một gia tài có từ mỏ đồng, bất động sản và công ty đường xe lửa. Cô dành riêng một chiếc xe hơi cho Mrs Besant tùy ý sử dụng khi ở Anh.

 Các cậu trai được đưa đi xem tất cả những cảnh đẹp của London, nhưng điều gì các cậu ưa thích nhất là những nhà hát. Các cậu ghét đi bộ vì đôi giày Châu âu của các cậu gây đau đớn lắm. Mrs Besant dắt các cậu đến những nơi khác nhau ở Anh và Scotland nơi bà tổ chức những cuộc họp mặt của Hội Huyền bí học. Lady Emily tháp tùng họ đến Oxford và nhớ lại khi họ dự một bữa tiệc ngoài vườn ở đó vào một ngày tháng năm lạnh buốt – hai cậu trai Ấn độ nhỏ bé run lập cập trông cô độc và lạnh lẽo đến độ bà muốn ôm ấp và chăm sóc các cậu. Lady đưa các cậu cùng hai người con út trong năm người con của bà xem lễ diễn hành đăng quang ngôi Vua của George Đệ ngũ vào ngày 22 tháng sáu.

 Sau đó Mrs Besant tổ chức ba buổi giảng thuyết tại Queen’s Hall ở London về chủ đề ‘Thầy Thế giới Sắp đến’. Sự quan tâm lớn lao đến độ Hall đông nghẹt người và hàng trăm người khác đã phải quay về. Mrs Besant là một diễn giả tuyệt vời, nếu không muốn nói là văn hoa. Tác giả, Enid Bagnold, đã nghe bà diễn thuyết về cùng chủ đề tại The Queen’s Hall năm 1912, kể lại trong tự truyện của cô: ‘Khi bà tiến lên bục giảng bà đang rực sáng. Uy quyền của bà lan tỏa khắp mọi nơi.’

 Vào tháng tám Mrs Besant cùng các cậu trai ở với gia đình Bright tại Esher, Surrey nơi họ có một ngôi nhà nhỏ. Lady Emily viếng thăm họ ở đó nhiều lần và nhớ lại bệnh khó tiêu khủng khiếp mà Krishna đã chịu đựng vì sự ăn uống kiêng khem bị quy định cho cậu bởi Leadbeater, cho rằng do lệnh của Bậc Thầy Kuthumi: ‘Vô số ly sữa phải uống trong một ngày, và cháo lẫn trứng cho bữa sáng. Tôi có thể thấy Krishna lúc này, sau một đêm không ngủ vì đau đớn, đấu tranh để ăn bữa sáng bị quy định dưới đôi mắt nghiêm khắc của Mrs Besant. Tôi đã muốn giựt lấy cái đĩa đựng thức ăn đó khỏi cậu và đưa cậu vào trong nghỉ ngơi. Sự rối loạn tiêu hóa, cùng cơn đau buốt, tiếp tục dai dẳng mãi đến khoảng năm 1916.’11 Nitya, khó bảo hơn Krishna, phàn nàn với Miss Bright rằng không có những món cay trong thức ăn.

 Theo Leadbeater, Bậc Thầy muốn các cậu được giáo dục ở Anh và theo học tại Oxford; vì vậy, vào tháng tám, các cậu được ghi danh ở New College, nơi Krishna được chờ đợi để xét quyền cư trú vào tháng mười 1914. Trở lại Ấn độ và được ráp nối bởi Leadbeater, điều gì được nói là sự hiện thân lần đầu tiên của Chúa Maitreya trong Krishnamurti xảy ra tại Hội nghị Huyền bí học tại Benares vào ngày 28 tháng mười hai. Leadbeater miêu tả dịp này trong một lá thư gửi cho Ruspoli tại Adyar. Krishna đang đứng, đang trao giấy chứng nhận cho những hội viên mới của Tổ chức Vì Sao phương Đông khi ngay lập tức Leadbeater cảm thấy ‘một năng lượng lạ thường tràn qua cậu’ (Krishna) và những hội viên kế cận, khi họ đi thành hàng qua, phủ phục nơi chân của cậu, một số người nước mắt chảy xuống hai má. Ngày hôm sau, tại một họp mặt của Esoteric Section, lần đầu tiên Mrs Besant tuyên bố công khai rằng ‘sau điều gì họ đã thấy và cảm giác, không còn có thể giả vờ để che giấu sự thật rằng thân thể của Krishna đã được chọn bởi Bồ tát (Chúa Maitreya) và lúc này đang được làm hòa hợp vào cho cậu.’

 Tháng giêng năm 1912 Mrs Besant nhận được một lá thư từ Narianiah đe dọa thưa ra tòa để đòi lại quyền bảo hộ các cậu. Ông cho phép bà đưa các cậu sang nước Anh để được giáo dục chỉ vì bà hứa cắt đứt hoàn toàn các cậu khỏi Leadbeater, người mà ông ghét. Theo Narianiah, bà đưa ra cho ông sự hứa hẹn này. Tuy nhiên, bây giờ Leadbeater quả quyết phải tìm một nơi yên tĩnh để ông có thể chuẩn bị Krishna cho sự khai tâm lần thứ hai. Bị Narianiah cấm đoán không được đưa cậu bé đến Nilgiri Hills như ông đã dự tính, Leadbeater bí mật rời Ấn độ để tìm một bố trí phù hợp ở Châu âu, trong khi Mrs Besant, công bố rằng bà cùng các cậu đang đi tàu từ Bombay vào ngày 10 tháng hai, thật ra lên tàu ngày 3. Bà viết cho Narianiah ra lệnh ông phải rời Adyar ngay lập tức.

 Thời gian này Dick Clarke tháp tùng họ và còn cả C. Jinarajadasa (Raja), một người lãnh đạo nổi bật của Theosophical Society mà đã đi ra nước ngoài giảng thuyết vào thời gian khi Krishna được ‘phát hiện’. Ngày 25 tháng ba, chỉ được tháp tùng bởi Clarke và Raja, các cậu đi đến Taormina, Sicily nơi Leadbeater đã bố trí và nơi Arundale nhập thêm vào. Họ ở đó gần bốn tháng, chiếm nguyên một tầng của Hotel Naumachia, Mrs Besant ở cùng họ từ tháng năm đến tháng bảy. Trong suốt chuyến ở lại của họ, Leadbeater nói rằng Krishna và Raja đã nhận sự khai tâm lần thứ hai và Nitya và Arundale lần thứ nhất.

 Tháng bảy Arundale trở lại Ấn độ trong khi Mrs Besant, Raja và các cậu trai quay lại nước Anh, và Leadbeater, người không bao giờ ghé lại nước Anh, đi đến Genoa trong một thời gian ngắn. Mrs Besant viết thư kể cho ông rằng bà đã nhận được một lá thư từ Narianiah yêu cầu bà trao trả hai người con trai trước cuối tháng tám. Lá thư được xuất bản trong một tờ báo ở Madras, Hindu, mà bắt đầu một cuộc công kích hiểm độc vào Mrs Besant, Leadbeater và Theosophical Society. Người biên tập là một kẻ thù cá nhân của Mrs Besant và cả bà lẫn Leadbeater đều tin rằng chính ông ấy đã nắm chóp được Narianiah và đang tài trợ vụ kiện này mà chẳng mấy chốc ông ấy chắc chắn sẽ phát đơn kiện bà. Lúc này bà lại sợ rằng người biên tập này có lẽ cố gắng bắt cóc hai cậu, vì vậy, trước khi quay lại Ấn độ, để các cậu lại nước Anh, bà bảo đảm rằng hai cậu được giấu kín ở quốc gia. Lady De La Warr cho họ mượn ngôi nhà của bà, Old Lodge ở Ashdown Forest, và các cậu ở đó được sáu tháng, với Raja và Dick Clarke như người dạy kèm của họ và hai học trò cũ của Leadbeater như những người bảo vệ. Bà và Miss Bright chịu trách nhiệm công việc nhà. Lady Emily tới thăm họ nhiều lần. Sự quyến luyến lẫn nhau giữa Lady và Krishna đang sâu đậm thêm.

 Luận điểm của Narianiah trong vụ kiện mà ông phát đơn chống lại Mrs Besant tại High Court of Madras là, một cách vắn tắt, bà không có quyền ủy thác sự bảo hộ các cậu cho một người mà ông có ác cảm nhiều. Ông cũng viện dẫn rằng đã có một ‘giao thiệp không tự nhiên’ giữa Leadbeater và cậu con lớn. Mrs Besant, tiến hành sự biện hộ riêng của bà, thua vụ kiện, mặc dù lời buộc tội gây nguy hại nhất, sự giao thiệp không tự nhiên của Leadbeater với Krishna, không được xét đến. Bà được lệnh phải giao lại các cậu cho người cha. Ngay lập tức bà kháng án nhưng cũng thua vụ kháng án. Sau đó bà làm đơn tại The Privy Council ở Anh; quyết định của tòa án ủng hộ bà và bà được miễn án phí. Vụ kháng án được chấp thuận chính yếu trên nền tảng rằng những mong muốn của các cậu đã không được tham khảo và các cậu không được đại diện trong phiên tòa. Các cậu không muốn trở lại Ấn độ và lệnh của tòa án Madras không thể được thực hiện nếu không có sự đồng ý của các cậu. Nhưng đã có quá nhiều sự trì hoãn đến độ quyết định này không được thi hành mãi đến ngày 25 tháng năm 1914, trước thời gian Krishna 18 tuổi, tuổi mà các cậu có được sự trưởng thành theo luật của Ấn độ.12

 Krishna viết cho Mrs Besant ở Ấn độ khi cậu nghe sự phán quyết, cám ơn bà về mọi chăm sóc tử tế của bà từ khi lần đầu tiên bà gặp cậu trên bục giảng tại Madras: ‘Con biết rằng điều duy nhất mà mẹ muốn là con phải giúp đỡ những người khác như mẹ đã giúp đỡ con, và con sẽ mãi mãi nhớ điều này bởi vì con đã đến tuổi trưởng thành và được tự do để theo đuổi ước vọng của con mà không cần sự giám hộ của mẹ.’ Krishna không bao giờ quên gửi cho Mrs Besant những lá thư ngắn đằm thắm kể chút ít về trạng thái thực sự của cái trí cậu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14707)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
(Xem: 46221)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 21068)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 23430)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 18924)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 15418)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 46689)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 15312)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linhpháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
(Xem: 42625)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 13112)
“Nam Mô A Di Đà Phật” bài pháp tối thắng nhất, mà tôi đã mang đi trong suốt một dặm đời, thân thương như ruột thịt, ân cần như mẹ cha.
(Xem: 33244)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 51262)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 6615)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹpháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người.
(Xem: 13123)
Cõi Tịnh Độ cũng được gọi là cõi Cực Lạc. Tôi là người hạnh phúc nhất và giàu nhất trên thế giới. Mỗi ngày nơi làm việc, tôi nghe tụng niệmtâm trí tôi đầy bao Cực Lạc khi đang làm việc.
(Xem: 29360)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 34402)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 23613)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 30398)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 30048)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 32690)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 10573)
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt.
(Xem: 58650)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 14203)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
(Xem: 11380)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 31005)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25303)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 22783)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 33165)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 17682)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 42162)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 45714)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32096)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 11312)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
(Xem: 27363)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17769)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 12269)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chấttinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
(Xem: 29158)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 28270)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 22759)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 17333)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đứcthiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
(Xem: 11895)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
(Xem: 34716)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 26328)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 29097)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 13200)
Qua sự trì niệm Danh hiệu Phật cá nhân, riêng tư hay cộng đồng, tâm thức có thể trở nên tập trung trên tính bản nhiên của thực tại đã ôm ấp đời sống của chúng ta.
(Xem: 28941)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 18768)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 46395)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 13828)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 29995)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 22824)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 12535)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 37277)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 36950)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant