Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Pháp Tu Tịnh Độ: Niềm TinThực Hành Trong Lịch Sử Phật Giáo

13 Tháng Mười Một 202316:25(Xem: 467)
Pháp Tu Tịnh Độ: Niềm Tin Và Thực Hành Trong Lịch Sử Phật Giáo
Pháp Tu Tịnh Độ:  
Niềm TinThực Hành Trong Lịch Sử Phật Giáo  


Nguyễn Văn Quý


ngoi thien

Tóm tắt
Pháp tu Tịnh độ là một trong nhiều pháp môn tu tập thuộc Phật giáo Đại thừa. Ở Trung Quốctư tưởng Tịnh độ xuất hiện sớm thông qua việc người dân thờ phụng Phật A Di ĐàTuy nhiên, sau khi các bộ kinh điển Tịnh độ được dịch từ Phạn văn sang Hán văn mới xuất hiện với tư cách là một pháp tu. Dần dần, pháp tu Tịnh độ phát triển thành “tông”, gọi là Tịnh độ tông. Ở Việt Nam, pháp tu Tịnh độ xuất hiện sớm, nhưng chưa thành một tông, song có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tu tập của tín đồ Phật giáo và người dân. Vì thế, pháp tu này đã được nhiều thế hệ học giảnghiên cứu. Trong đó, có nhiều học giả đã và đang trải nghiệm tu tập Tịnh độ. Trên cơ sở tiếp cận Sử học tôn giáo và Tôn giáo học, bài nghiên cứu này sẽ làm rõ niềm tin và thực hành pháp tu Tịnh độ trong lịch sử Phật giáo.

DẪN NHẬP
Tư tưởng nhờ Phật lực (tha lực) để giác ngộgiải thoát có nguồn gốc từ kinh điển Phật giáo Nguyên thủy. Nhiều nhà nghiên cứu Phật học cho rằng, tư tưởng này bắt nguồn từ Kinh Na Tiên Tỳ kheo. Nội dung bộ kinh ghi lại những lời vấn đáp giữa Tỳ kheo Na Tiên (Nāgasena) với vua Di Lan Đà (Milinda) về vấn đề nếu ai đó từng làm việc bất thiện, nhưng khi lâm chung biết tưởng nhớ đến Phật sẽ được Phật lực nâng đỡ mà sinh lên các cõi trời [1]. Junjiro Takakusu khi nghiên cứu bộ kinhnày cho rằng tư tưởng “được cứu độ” là độc đáo trong tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy. Ông nhấn mạnh: “Nếu chúng ta mô tả một vị Phật dựa trên căn bản giác ngộ viên mãnchúng ta sẽ đi đến một lý tưởng về Phật, nghĩa là Đức Phật của ánh sáng vô tận (Vô lượng quang) và của tuổi thọ vô tận (Vô lượng thọ). Khi lý tưởng về Niết bàn, vốn là phi không gian, phi thời gian, bất sinhbất diệtbất động được thể hiện, thì đấy chính là Vô tận hay Vô lượng (A Di Đà, Amita hay Amitabha). Sự mô tả về cõi Cực lạcý nghĩa Vô lượng quang và Vô lượng thọ và nhân cách giác ngộ của trí tuệvà từ bi vô cùng tận, tất cả giản dị là những giải thích về “Vô lượng” [2]. Đây chính là tư tưởng Tịnh độ, bởi Vô lượng quangVô lượng thọ,… là những “Hồng danh” của Đức Phật A Di Đà.
Nói cách khác, “Phật A Di Đà là Giáo chủ thế giới Cực lạc ở phương Tây”, “Ngài là đấng Giáo chủTịnh độ môntiếp dẫn người niệm Phật vãng sinh về Tịnh độ Tây phương, nên còn gọi là Phật Tiếp Dẫn”. Phật A Di Đà (S: Amita) mang nghĩa là Vô lượng ThọVô Lượng Quang [3]. Tuy nhiêntín đồPhật tử muốn được Đức Phật tiếp dẫn về thế giới của Ngài cần phải có niềm tin kiên định để đạt được kết quả như ý. Bởi niềm tin (Tín) là món ăn đầu tiên trong Tam tư lương (Tín – Nguyện – Hạnh).
PHÁP TU TỊNH ĐỘNIỀM TIN TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO
Niềm tin Phật A Di Đà
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết giảng cho môn đồ thời bấy giờ biết về tiền thân Phật A Di Đàtrước khi là vị Giáo chủ Thế giới Tây phương Cực lạc (TGTPCL). Cụ thểKinh Vô Lượng Thọ cho biếtĐức Phật Thích Ca cho Tôn giả A Nan thấy rằng, từ rất lâu, sau khi từ bỏ ngai vàng xuất giaSa môn Pháp Tạng được Thế Tự Tại Vương Như Lai trao pháp tu Tịnh độ (PTTĐ) để cứu độ chúng sinhSa môn Pháp Tạng đã phát 48 đại nguyện cứu độ tất cả chúng sinhĐến nay (thời Phật Thích Ca Mâu Nitrải qua 10 kiếp, Sa môn Pháp Tạng đã là Phật, hiệu A Di Đà, là Giáo chủ TGTPCL. TGTPCL cách muôn ức cõi về phía Tây. Ngoài ra, trong Kinh Nhất Hướng Xuất Sinh Bồ tát và Kinh Bi Hoa cho biết chi tiết hơn về tiền thân Phật A Di Đà khi còn là một vị thái tửtiền thân Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Hiện nay, bộ tượng Tây phương Tam thánh chính là hình tượng hóa Phật A Di ĐàBồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí được tôn trí trong các ngôi chùa.
Trong kinh điển Phật giáo, Phật A Di Đà là hiện thân của tuổi thọ vô tận (Vô lượng thọ), ánh sáng vô tận (Vô lượng quang) và thế giới của Ngài vô cùng tươi đẹp, an lạc (Cực lạc). Do đó, trên bình diện không gian, Phật A Di Đà là biểu trưng cho Vô lượng quang; trên bình diện thời gian, Ngài là hiện thân của Vô lượng thọ, sống trong một thế giới vô cùng trang nghiêm, mỹ lệ bởi được kiến tạo bằng thất bảo (vàng, bạc, lưu lymã não,…) và người dân sống trong thế giới này vô cùng an lạchạnh phúc (Cực lạc),… Nói cách khác, đây là Pháp thân và Báo thân của Đức Phật A Di Đà khi tín đồPhật tử chuyên tu Tịnh độ hình dung Ngài đến thế gian tiếp dẫn họ vãng sinh TGTPCL. Trên một bình diện khác, Phật A Di Đà còn được tín đồ tôn sùng như một vị Bồ tát “cần khổ” để hiện thực các hạnh nguyện của mình trên bước đường tiến đến Phật quả. Do đó, mọi tín đồ Phật tử theo PTTĐ đều quy hướng niềm tin nơi Phật A Di Đà, mong lòng từ bi vô tận của Ngài sẽ cứu độ, hỗ trợ mình trên bước đường tu tập.
Niềm tin 48 hạnh nguyện của Phật A Di Đà
Trong 48 hạnh nguyện của Phật A Di Đà thì nguyện thứ 18: “Giả sử khi Tôi được thành Phậtchúng sinh ở mười phương chí tâm tín muốn sinh về cõi nước Tôi, nhẫn đến mười niệm, nếu chẳng được vãng sinh, Tôi nguyện không chứng lấy quả Chánh giác, chỉ trừ người phạm tội ngũ nghịch và chê bai Chánh pháp” lại được tín đồ sùng kính hơn cả. Bởi nguyện thứ 18 hứa cho những ai có niềm tinsâu sắc nơi Phật A Di Đà và trọn tấm lòng thanh tịnh niệm Phật sẽ được thác sinh Tịnh độLời nguyện thứ 18 cũng khẳng định rằng, những người phạm tội ngũ nghịch, chê bai Chánh pháp sẽ không được vãng sinhNgoài ra, nguyện thứ 19 tiếp dẫn trước giờ lâm chung có nội dung: “Giả sử khi Tôi thành Phậtchúng sinh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sinh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, Tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặthọ. Nếu không như vậy thì Tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác” dành cho những ai có nhiều công đức. Nguyện thứ 20 nói rằng ai chuyên niệm danh hiệu Ngài với ý nguyện thác sinh về TGTPCL của Ngài sẽ được như ý“Giả sử khi Tôi thành Phậtchúng sinh ở mười phương nghe danh hiệu của Tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đứcchí tâm hồi hướng muốn sinh về nước Tôi mà chẳng được toại nguyện thì Tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác”.
Nguyện 18, 19 và 20 đã có nhiều cách giải thích khác nhau. Theo quan điểm của Chân ngôn tông[4] cho rằng, mục đích của các nguyện này theo hướng phù hợp với toàn bộ kinh điển Phật giáochứ không phải chỉ riêng cho tín đồ chuyên tu Tịnh độ. Ba nguyện này có mối tương liên, song nguyện thứ 18 là căn bản, nguyện thứ 19 và 20 là phụ thuộc. Bởi nguyện thứ 18 đòi hỏi tín đồ phải có sự tin tưởng sâu sắc vào Phật A Di Đà, nguyện thứ 19 phụ thuộc người tu hành và nguyện thứ 20 lại là do người liên tục niệm Phật. Cách luận giải này cho thấy mục đích hướng tới đầu tiên của tín đồ Chân ngôn tông không phải là TGTPCL. Vì họ quan niệm, phải sau khi chuyển nghiệp thì mới được Phật A Di Đà tiếp dẫn TGTPCL. Song về cơ bản, tín đồ Phật tử theo PTTĐ quan niệm, ba nguyện này phải được xem là những nguyện độc lập, không có nguyện chính hay nguyện phụ, vì các bộ kinh ít nhiều có sự khác biệt khi đề cập đến tiền thân và hiện thân của Phật A Di Đà nên dẫn đến tình trạng này. Bên cạnh đó, sự khác biệt còn ở niềm tin của người niệm Phật có đủ mãnh liệt hay không. Vì “việc chuyên tâm niệm Phật là điều cần thiết để đào sâu đức tin, vì nếu không có đức tin này thì không bao giờ có sự cứu độ trọn vẹn. Trong lúc theo Chân ngôn tông niệm Phật chỉ là một thái độ tri ân, sau khi một Phật tử được Phật lực gia trì” [5].
Có thể nói, niềm tin Phật A Di Đà với 48 hạnh nguyện của Ngài là không thể bàn luận. Cho nên, cần luận giải rõ các hạnh nguyện của Phật A Di Đà để tín đồ Phật tử có được sự tăng trưởng niềm tinhơn là xu hướng phân biệt cao thấp của các hạnh nguyệnTiêu biểu là thuyết “Tha lực bản nguyện” của Đại sư Đàm Loan (476-?) cho rằng, ở thời mạt pháp khi không có Phật, không được sự hỗ trợ Phật lực thì như người đi bộ trên đường thì rất khó hành đạo (nan hành). Nhưng nương theo nguyện lực của Phật, vãng sinh TGTPCL không chỉ được Phật gia hộ mà còn đạt quả vị Bất thối chuyển [6], giống như đi thuyền trên đường thủy, gọi là đạo dễ hành (dị hành). Ông quả quyết rằng, người chuyên tu Tịnh độ có được hạnh phúcan lạc ngay khi đang sống và được vãng sinh Tịnh độđều nhờ vào sự công hiệu của 48 nguyện của Phật A Di Đà. Ông đã lựa chọn nguyện 11, 18 và 21 này làm trung tâm của thuyết Tha lực bản nguyện, nhằm làm cho tín đồ có niềm tin sâu sắc vào Phật A Di Đà qua sức mạnh của các hạnh nguyện và đây là yếu chỉ tu tập của thuyết Tha lực bản nguyện [7].
Niềm tin Thế giới Tây phương Cực lạc (TGTPCL)
Theo ghi chép cho thấy tín đồ Phật tử theo PTTĐ tin rằng, TGTPCL được mô tả trong Kinh A Di Đàlà thế giới có thật, vô cùng đẹp đẽ với cảnh vật được trang hoàng bằng thất bảoNhân dân trong thế giới này đều có tướng đẹp và được hưởng trọn vẹn niềm vui thanh tịnhăn mặc tùy ý,… Quan trọng hơn, trong thế giới này, tất cả mọi người đã thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Song, Kinh A Di Đà cũng chỉ rõ, tín đồ muốn đến thế giới này cần phải có niềm tin sâu, tin chắc. Có niềm tin như vậy chắc chắn sẽ được Phật A Di Đà tiếp dẫn lúc lâm chung. Theo Đại sư Huệ Viễn, TGTPCL bao gồm3 cõi ứng với các hạng như sau:
1. Sự Tịnh độ: dành cho người khởi tâm tu hành, cầu vãng sinh TGTPCL, song trong tâm vẫn có sự phân biệt, trong tương lai họ sẽ thoát khỏi luân hồi2. Tướng Tịnh độ: là cõi thanh tịnh do tâm hàng Nhị thừa [8] và Bồ tát tu tập nên cảnh giới cũng tùy tâm mà chuyển biến. Cõi này dành cho những hành giả không buông bỏ chúng sinh mà có được; 3. Chân Tịnh độ: là nơi an trú của chư Phật nên gọi là Chân thanh tịnh. Như vậy, Đại sư Huệ Viễn đã căn cứ trên hạnh trí và hạnh bi. Ông cho rằng, bản tính chúng sinh là thiện, nhưng do vọng tưởng mà thành trở ngại và khi trở thành Phật thì pháp tính Tịnh độ tự hiển hiện. Việc phân loại TGTPCL của Đại sư Huệ Viễn không chỉ nhằm mục đíchluận bàn sự sai biệt, cao thấp ở mỗi cõi Tịnh độ mà ông còn chỉ rõ sự tương ứng với công phu tu tập của mỗi tín đồ Phật tử tu Tịnh độ. Qua đó, ông khuyến khích tín đồ khởi niềm tin sâu chắc, nỗ lực tu hành.
Đại sư Trí Khải (538-597) phân chia TGTPCL làm 4 cõi: 1. Phàm thánh đồng cư độ: dành cho hàng phàm phu và Thanh văn [9], Duyên giác [10] và Bồ tát thừa [11]; 2. Phương tiện hữu dư độ: nơi cư trú của hàng Thanh vănDuyên giác và Bồ tát3. Thật báo vô chướng ngại độ: chỉ thế giới Liên hoatạng của Bồ tát Pháp Thân4. Thường tịch quang độ: là cõi của bậc Diệu giác (Phật). Có thể thấy sự phân loại của Đại sư Trí Khải căn cứ vào Kinh Bát Chu Tam Muội. Vì thế, ông thường khuyên tín đồ theo PTTĐ trước hết phải trang nghiêm đạo tràngthân thể sạch sẽ, lấy 90 ngày làm một kỳ chuyên tâm niệm Phật.
Tóm lại, việc phân loại Tịnh độ đã thu hút nhiều đại sư tham gia dựa trên kinh nghiệm tu tập hay căn cứ vào kinh điển. Do đó, kiến giải cõi Tịnh độ ngày càng phong phú, đa dạng [12]. Tuy nhiên, câu hỏi mà tín đồ theo PTTĐ đặc biệt quan tâm là: khi con người lâm chung thì vãng sinh như thế nào? Đây là câu hỏi thường trực của các tín đồ Phật giáo và là chủ đề quan trọng mà các Cao tăngthường xuyên luận bàn không kém việc phân loại Tịnh độ. Câu trả lời nhận được sự đồng thuận theo quan điểm của Đại sư Thế Thân trong Vãng sinh Tịnh độ luận là: Người tu Tịnh độ khi lâm chung thì thân thể gá vào hoa sen trong ao báu (bảo trì) mà đến TGTPCL và thức được Phật và Bồ tát tiếp dẫn về TGTPCL cũng qua hình thức gá vào hoa sen. Nhưng thời gian về TGTPCL có nhanh chậm khác nhau, bởi hoa sen nở nhanh hay chậm phụ thuộc vào công đức và trí huệ của mỗi người. Nói một cách khác, vãng sinh TGTPCL nhanh hay chậm phụ thuộc vào chính bản thân con người khi còn sống, tu hành sớm hay muộn, nông hay sâu, công đức dày hay mỏng,… Cho nên, các đại sư căn cứ theo kinh điển Tịnh độ phân loại TGTPCL thành ba bậc chín phẩm (cửu phẩm liên hoa) nhằm giải thích về khả năng đáp ứng mọi căn cơ của tín đồ Phật giáo theo PTTĐ. Đồng thời nhấn mạnh, khi tín đồ có niềm tin sâu sắc và “những người nguyện về Cực lạc thế giới đều được bất thối chuyển” [13].
Tuy nhiên, có những người không được vãng sinh TGTPCL, đó là những người phạm một trong 5 tội (ngũ nghịch): 1. Giết cha mẹ; 2. Hại Phật; 3. Giết thánh nhân; 4. Phá Tăng và 5. Hủy báng Chánh pháp và đây cũng là quan điểm chung của Phật giáo. Bởi những người nào phạm một trong năm tội này thì không có thành tựu trong quá trình tu tậpTuy nhiên, với PTTĐ, ngoài 5 tội này thì người nào chưa có niềm tin toàn hảo cũng chưa được chào đón về TGTPCL. Do đó, muốn về TGTPCL thì trước tiên phải có niềm tin kiên cố vì không có niềm tin thì không thể vãng sinhSâu xahơn, qua sự luận giải cho thấy, TGTPCL chiều theo mọi căn tính vốn không đồng nhau của con người trong các nền văn hóa, bối cảnh khác nhau. Vì thế, TGTPCL có sức hấp dẫn với tất cả mọi người và dành cho tất cả mọi người, không phân biệt trí thức hay người dân,…
THỰC HÀNH PHÁP TU TỊNH ĐỘ
Thực hành PTTĐ được các tín đồ Phật giáo căn cứ theo kinh điển Tịnh độ, đó là phương phápniệm Phật. Theo Kinh A Di Đà: “Ông Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân, nghe nói Phật A Di Đàchuyên niệm danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, nhất tâm bất loạn; đến khi người ấy mất đi, Phật A Di Đà, cùng các Thánh chúng, hiện đến trước mặt. Khi người ấy mất, tâm không chao đảo, liền được vãng sinh, sang thế giới Cực lạc, Phật A Di Đà” [14]. Như vậy, Kinh A Di Đà đã chỉ ra phương pháp niệm danh hiệu Phật A Di Đà, vì thế, bộ kinh này được tín đồ Phật giáođặc biệt là tín đồ tu Tịnh độ đánh giá“Chỉ ra đường lối thiết yếu tu hành, là then chốt để nhận rõ thực tướng của tâm tính mình. Nó là cương lĩnh của muôn vànđức hạnh tu trì” [15]. Nghĩa là, tín đồ thực hành niệm Phật sẽ đạt đến mức tâm không còn tán loạn“nhất tâm bất loạn” thì có được cuộc sống thanh thảnan lạc và lúc lâm chung chắc chắn được Phật A Di Đà tiếp dẫn vãng sinh TGTPCL. Kinh Quán Vô Lượng Thọ chỉ ra 16 phương pháp thực hành nhằm vãng sinh TGTPCL. Đó là 16 phép quán tưởng do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni “vì tất cả chúng sinh, ở đời vị lai, bị giặc phiền não làm hại, mà nói thiện nghiệp thanh tịnhLành thay! Bà Vi Đề Hi, muốn hỏi việc đó. Này ông A Nan, ông hãy thụ trì, tuyên lời Phật nói, cho nhiều người nghe. Nay Như Lai ta, dạy bà Vi Đề Hi và tất cả chúng sinh ở đời vị laiquán tưởng thế giới Tây phươngCực lạc” [16]. Nhìn chung, 16 phép quán tưởng đòi hỏi tín đồ chuyên tu Tịnh độ theo một lộ trình tu tập từ thấp đến cao. Từ quán tưởng mặt trời (sơ quán) đến quán tưởng nước (quán tưởng thứ hai), tiếp đến quán tưởng đất (quán tưởng thứ ba),… Nếu tín đồ thực hành quán tưởng đúng thì mỗi bước có công dụng khác nhau. Chẳng hạn, phương pháp quán tưởng đất, Kinh Quán Vô Lượng Thọ chép: “Nếu quán về đất, thì diệt trừ được tội khổ trong tám mươi ức kiếp sinh tử, bỏ báo thânnày, đời khác được sinh về Tịnh độ, tâm chẳng hoài nghiquán tưởng như vậy, gọi là chính quán. Nếu quán sai khác, gọi là tà quán” [17],… Với 16 phép quán này, tín đồ Phật tử thực hành theo lộ trình từ thấp đến cao và đến mức thuần thục thì họ cảm ứng thấy Phật A Di Đà và Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí ngay trong đời sống của mình chứ không cần chờ khi lâm chung mới thấy được các ngài. Cho nên: “Kinh này gọi là: Quán Cực Lạc Quốc, Vô Lượng Thọ PhậtQuán Thế Âm Bồ TátĐại Thế Chí Bồ Tát” [18]. Kinh Vô Lượng Thọ tuy không đề ra phương pháp thực hành nào, nhưng lại nhắc đến tầm quan trọng phương pháp niệm Phật, đó là Thập niệm (10 niệm). Thập niệmđã được một số đại sư căn cứ luận giải nhằm khuyến khích tín đồ phát tâm Bồ đề, tu công tích đức,… Trải qua thời gian, nhiều phương pháp thực hành khác tiếp tục được thế hệ các tín đồ Phật giáo khám pháluận giải và truyền lại cho thế hệ sau.
Trong Tịnh Độ Tam KinhKinh A Di Đà được tín đồ Phật giáo đặc biệt sùng kính bởi lời văn ngắn ngọn, súc tích, dễ sử dụng hàng ngày. Tín đồ Phật giáo cho rằng, Kinh A Di Đà còn dung hội cả những pháp tu bí mật trong Kinh Hoa Nghiêm, đó là phương pháp tu thành Phật. Và vì thế, Kinh A Di Đà được tín đồ Phật giáo luận giải nhiều nhất, đặc biệt trên phương diện niềm tin và phương pháp thực hành. Thậm chí, họ còn cho rằng, vãng sinh TGTPCL chưa phải là mục đích cuối cùngtrên bước đường tu tập, hay TGTPCL chỉ được xem là trạm trung chuyển để cho việc tái sinh kế tiếp thành Phật hoặc nhập Niết bàn.
Thực hành PTTĐ so với các pháp tu khác trong Phật giáo Đại thừa được xem như dễ dàng và đơn giản hơn. Tín đồ theo pháp tu này có thể niệm Phật mọi lúc mọi nơi, không kể ngày hay đêm, sáng hay tối, miễn sao trong tâm họ tưởng nhớ đến Phật A Di Đà,… và điều này đem lại cho họ có được đời sống tinh thần thanh thảnan lạc, là điều kiện vãng sinh TGTPCL về sau. Với phương phápthực hành như vậy, tín đồ tu Tịnh độ luôn có cảm giác được khích lệ, muốn thực hành niệm Phậtngay. Tuy nhiênquan niệm chỉ cần niệm Phật là được vãng sinh hay ít nhất có được đời sốngthanh thảnhạnh phúc,… thậm chí tránh được rắc rối trong cuộc sống,… dễ khiến người ta lầm tưởng đây là một pháp tu dễ thành tựu và thực tế đã từng xảy ra tranh luận trong lịch sử Phật giáoThực tế cho thấy, dễ tu dễ chứng không đơn giản chỉ là niệm Phật rồi vãng sinh. Bởi để có được cuộc sống thanh thảnan lạc khi còn sống và khi chết được Phật A Di Đà tiếp dẫn vãng sinhTGTPCL là quá trình tu tập không mệt mỏi, đòi hỏi tín đồ theo PTTĐ phải thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt những nguyên tắc nhất định.
Kinh A Di Đà chỉ ra các nguyên tắc quan trọng nhất để tín đồ thực hành đúng hướng, đó là Tín – Nguyện – Hạnh.
Tín, theo Đại sư Vô Trước (Asanga) viết trong Luận Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh bao gồm: 1. Sự tin tưởng chắc chắn và toàn vẹn; 2. Niềm vui thanh thoát với đức tin; 3. Sự ước vọng hay mong muốn hoàn thành một mục đích theo đuổi. Vì thế, thứ nhất là phải tin ở mình, tin ở cái tâm chânthực trong mình [19]; Thứ hai là tin Phật Thích Ca Mâu Ni vì chúng sinh mà thuyết pháp; tin Phật A Di Đà không lập hạnh nguyện suông và tin như thế “gọi là tin ở Người” [20]; Thứ ba là tin người niệm Phật với tâm không tán loạn thì chắc chắn được vãng sinh. Song nếu tâm người niệm Phậtvẫn còn tán loạn thì ít nhất người đó đã gieo “hạt giống” để thành Phật mai sau; Thứ tư là tin người được vãng sinh là kết quả của việc thực hành niệm Phật; Thứ năm là tin TGTPCL là có thật, thanh tịnhtrang nghiêm chứ không phải là thế giới do Phật Thích Ca Mâu Ni vẽ ra, hay do con ngườitưởng tượng. Thứ sáu là tin ở Lý [21], cõi Tịnh độ là cõi biến hiện ngay trong tâm của người khi niệm Phật (Duy tâm Tịnh độ) vì cõi Tịnh độ là tịnh thân của Phật A Di Đà nhưng cũng là Tịnh độ của mỗi người nếu một lòng niệm Phật.
Nguyện là động cơ thúc đẩy tín đồ một lòng mong cầu vãng sinh TGTPCL mà thực hành niệm PhậtTín đồ theo PTTĐ phát nguyện vãng sinh TGTPCL, một lòng một dạ không thay đổi chí nguyệnvãng sinh của mình, có như vậy mới bền vững. Nói cách khác, sức phát nguyện càng mãnh liệt thì thực hành càng kiên cố và ngược lại, tín đồ không đủ niềm tin và sức phát nguyện thì lúc lâm chungkhó nhờ sức Phật (Phật lựctiếp dẫn vãng sinh.
Hạnh là thực hành niệm Phật đến khi tâm không bị tán loạn (nhất tâm bất loạn) nhằm gieo nhân vãng sinh khi lâm chungThực hành niệm Phật như Tuệ Nhuận viết: “Niệm danh hiệu Phật, là niệm công Đức Phật… công Đức Phật chẳng thể nghĩ, chẳng thể bàn, cho nên danh hiệu Phật cũng chẳng thể nghĩ, chẳng thể bàn” [22].
Tóm lại, Tín – Nguyện – Hạnh là ba nguyên tắc hay ba món ăn của tín đồ theo PTTĐ. Đại sư Vân Thê Châu Hoằng (1535-1615) nhận định, Tín – Nguyện – Hạnh là nguyên tắc cơ bản để đến với TGTPCL. Nếu không có những nguyên tắc này thì không thể bước vào thế giới ấy. Nói cách khác, Tín là niềm tin Phật với chúng sinh là một, chúng sinh niệm Phật thì nhất định được vãng sinh và đây là cái gốc của niềm tin. Nguyện là nương nhờ vào lời dạy của chư Phật mà mong cầu vãng sinh thế giới Cực lạc và Hạnh là thực hành chuyên cần, không gián đoạn. HT. Thích Thiền Tâm đúc kết: “Điểm căn yếu của môn niệm Phật là: Tín, nguyện, hạnh. Ba điều này tương quan với nhau như cái đảnh có ba chân, thiếu một tất phải sụp đổ. Trong đây tín lại là nền tảng, nếu thiếu nhu yếu này, thì không thể khởi sanh nguyện và phát động hạnh tu trì cho thiết thật” [23].
Tóm lạikinh điển Tịnh độ hướng tín đồ đến để thấy chứ không phải là thấy mới đến. Nghĩa là tín đồ cần có sự trải nghiệm mới thấy được sự diệu kỳ của pháp tu. Vì thế, Tín – Nguyện – Hạnh là những nguyên tắc căn bản chỉ dẫn tín đồ theo PTTĐ đến để thấy cảnh an lạchạnh phúc.
Ngoài ra, còn một nguyên tắc quan trọng nữa được đề cập trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ như sau:
“Muốn sinh nước đó thì phải tu hành ba điều phước thiện:
– Một là hiếu dưỡng cha mẹphụng sự Sư trưởngtừ tâm bất sát, tu mười điều thiện;
– Hai là quy y Tam bảogiữ gìn năm giới, không phạm oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi;
– Ba là phát Bồ đề tâm, xác tín nhân quảđọc tụng kinh điển Đại thừa, khuyên người làm theo. Ba việc như thế gọi là Tịnh nghiệp” [24].
Như vậy, ngoài nguyên tắc căn bản là Tam tư lương, tín đồ theo PTTĐ còn phải tuân theo ba nguyên tắc gọi là “ba điều phúc thiện”. Việc khuyến khích tín đồ thực hành “ba điều phúc thiện” và Thập thiện được các đại sư hết mực đề cao. Bởi đây là 10 việc thiện được thực hiện qua thân, khẩu, ý. Về phương diện thân thể bao gồm: không sát sinh, không trộm cắp và không tà dâm. Về lời nóitín đồ không nói dối, không nói lời ác độc, không nói lời phù phiếm, không nói lời hai chiều. Về  ý thì không tham muốn, không giận hờn và không si mê. Một cách khái quát, thực hành Thập thiệnđược xem là phương pháp tu tập cơ bản cho tất cả các pháp tu trong Đạo Phật. Song với PTTĐ, Thập thiện còn là nguyên tắc tu tập thiết thực, là bản đồ chỉ dẫn cho tín đồ “tu phúc”, “trợ hạnh” rất hiệu quảLuận án sẽ đề cập rõ hơn ở thực hành hướng đích xã hội của cộng đồng tín đồ theo PTTĐ trong các đạo tràng ở một số ngôi chùa trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Để đáp ứng nhu cầu tu Tịnh độ, nhiều phương pháp thực hành niệm Phật tiếp tục được các vị cao tăng khám pháluận giải và truyền dạy trong những bối cảnh lịch sử khác nhau. Có thể nói, những đóng góp của họ cho phương pháp thực hành Tịnh độ vô cùng xứng đáng, không chỉ góp phần thúc đẩy PTTĐ phát triển sâu rộng mà còn là cơ sở để các thiền phái và người dân ở nhiều vùng, miền lựa chọn trong tu tập và sinh hoạt hàng ngày.

Theo ghi chép, Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ (845 – 975) thấy tín đồ Thiền tông rơi vào tình trạng coi trọng Thiền hơn Tịnh, ông đã viết bộ Vạn thiện đồng quychủ xướng thuyết “Duy tâm Tịnh độ”, đề cao Xưng danh niệm Phật và Thập niệmĐại sư Vân Thê Châu Hoằng (1535-1615) cho rằng tín đồtheo PTTĐ nhất định phải theo nguyên tắc Tín – Nguyện – Hạnh và  khuyên tín đồ nên Trì danhniệm PhậtĐại sư Ngẫu Ích Trí Húc (1599 – 1656) chủ xướng Thiền, Giáo, Luận xuất phát từ một cội nguồn. Ông cho rằng, Thiền là tâm của Phật, Giáo là lời của Phật và Luật là hành của Phật, chỉ có niệm Phật là nơi qui tụ của tất cả các pháp môn tu hành trong Đạo Phật. Ông chia niệm Phậtthành 3 loại: Niệm tha Phật, Niệm tự Phật và Niệm tự tha Phật. Trong 3 loại này, chỉ có Niệm tha Phật là “chỉ chuyên chú ức niệm quả đức trang nghiêm của Phật A Di Đà, lấy đó làm cảnh sở niệm” [25]. Ngoài ra, ông còn quan niệmKinh A Di Đà nói về hai tông Giáo, Thiền đều dùng phương pháp niệm Phật. Người mà nhất tâm niệm Phật sẽ đề phòng và tránh được những chuyện sai trái, dừng làm việc ác, tinh tấn học Luật. Người tinh tấn học Luật cũng hết lòng mong muốn quyết định vãng sinh. Do đó, nhất tâm niệm Phật là Sự; trì giới là Nhân và Tịnh độ là Quả. Trong đó, Trì giới và niệm Phật vốn chỉ một pháp môn là Tịnh độ. Như vậy, có thể thấy quan niệm của Đại sưNgẫu Ích Trí Húc về phương pháp niệm Phật vô cùng sâu sắc. Nhưng bản thân ông cũng ý thức rõ về sự “sâu sắc” sẽ đem đến những “rắc rối” cho tín đồ theo PTTĐ. Nhất là với tín đồ Phật giáo tại giaCuối cùng, ông lại trở về với những phương pháp thực hành và nguyên tắc thực hành cơ bản của PTTĐ: “Người muốn mau thoát khổ luân hồi chẳng gì bằng Trì danh niệm Phậtcầu sinh về thế giới Cực lạc. Người muốn quyết định sinh về thế giới Cực lạc không gì bằng dùng Tín làm đầu, lấy Nguyện làm cái roi để sách tiến. Nếu có lòng tin kiên cố, nguyện thiết tha, tuy tán tâm niệm Phật, cũng chắc được vãng sinh. Nếu lòng tin không chân thật, nguyện cũng không dũng mãnh thì tuy nhất tâm bất loạn, nhưng vẫn không được vãng sinh” [26]. Vọng Nguyệt Tín Hanh (1869-1948) người Nhật Bản khi nghiên cứu về việc phân loại phương pháp niệm Phật của Đại sư Ngẫu Ích Trí Húc đã nhận xét tinh tế rằng: “Ngài Trí Húc giải thích niệm Phật theo nghĩa rất rộng, đề xướng tất cả Phật pháp đều quy kết về niệm Phật, trong đó, Ngài cho rằng chấp trì danh hiệu trong Kinh A Di Đàlà pháp môn giản dị nhất, đặc biệt nhất. Pháp này phù hợp cả ba căn thượng, trung, hạ, lại bao gồmcả sự, lý, và đó là phương tiện khéo léo không thể nghĩ bàn” [27].

Gần đây, HT. Thích Thiền Tâm (1924-1992) không chỉ đề cao Trì danh niệm Phật mà còn luận giảirất sâu sắc phương pháp này bao gồm “mười phương thức trì danh” như Phản văn trì danh, Sổ châu trì danh, Tùy tức trì danh,… [28]. Nhìn chung, trên phương diện lý thuyết, việc luận giải về phương pháp thực hành niệm Phật của các đại sư đã cho thấy không hề đơn giản ở câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hay “A Di Đà Phật”. Ở phương diện thực tiễn cho thấy, thực hành PTTĐ cũng không phải thực hành một cách tùy tiện được. Bản thân mỗi Phật tử tự cảm nhận sự khó khăn thế nào để tâm không bị tán loạn, hơn nữa, giáo lý PTTĐ tưởng chừng đơn giản so với các tông phái khác, nhưng qua các bộ luận (sớ, sớ sao, sớ sao diễn nghĩa) cho thấy giáo lý Tịnh độ vô cùngsâu sắc, uyên thâmCư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám (1897-1969) khi nghiên cứu về PTTĐ đã nhận xét xác đáng như sau: “Có người một đời mà chưa biết phép niệm Phật, mà chưa hề niệm Phật một lần nào cả. Phép niệm Phật huyền diệu sâu xahiểu rõ không phải dễ, mà tin chắc lại càng khó, trí thức bậc nào cũng vừa, nghiên cứu bao giờ cho tột, thật khó biết hoàn toàn phép niệm Phậtlắm” [29].

Tóm lạiQuán Vô Lượng Thọ kinh sớ sao nêu rõ: Người niệm Phật được ví như hoa sen trắng trăm cánh hiếm có trên đời. Người niệm Phật không chỉ thấy được Phật A Di ĐàBồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí hộ trì mà còn được chư Phật mười phương hộ niệm. Người niệm Phật không bị tai họagiáng xuống, trừ trường hợp thực hành tu tập thiếu chân thật, đó là công đức của người niệm Phật.

KẾT LUẬN
Tư tưởng nhờ Phật lực để “được cứu độ” không chỉ thổi luồng gió mới vào tâm trí tín đồ Phật giáothời bấy giờ, mà còn tạo nền tảng cho sự hình thành phong trào Phật giáo Đại thừaĐại sư Mã Minh từng tham gia kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ 4 (khoảng thế kỷ I TCN) đã ca ngợi tư tưởngnày và chính ông đã phát nguyện vãng sinh TGTPCL. Song, phải đến khi các bản dịch kinh điển Tịnh độ từ Phạn văn sang Hán văn [30] thì pháp tu Tịnh độ (PTTĐ) mới hình thành ở Trung Quốc, rồi truyền đến Việt Nam và có ảnh hưởng sâu đậm đến sinh hoạt tu tập tín đồ Phật giáo và người dân.

Qua nội dung các bộ kinh Tịnh độ cho biết về thân thế, hạnh nguyện và thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà khiến cho tín đồ Phật tử có được sự sáng tỏ và hứng khởi tu tập. Nhưng sâu sa hơn là niềm tin Phật A Di Đà, 48 hạnh nguyện và thế giới do Ngài làm giáo chủ được xác lập ngày càng kiên cốtrong tâm mỗi tín đồ Phật tử trên bước đường tu tập.

Sau xa hơn, qua các luận giải của các đại sư cho thấy, Đức Phật A Di Đà vì lợi ích của tín đồ Phật giáo mà tạo lập TGTPCL; đồng thời cũng vì con người mà Phật A Di Đà thiết lập hạnh nguyện để họ khởi phát niềm tinước nguyện và thực hành niệm Phật, quy hướng TGTPCL. Đây chính là sự tương hỗ của “người trang nghiêm” và “người được trang nghiêm”. Vì thực hiện một thế giới tốt đẹpkhông chỉ một mình Phật hay Bồ tát mà cần phải có sự đồng lòng của người tu tập mới có thể thực hiện được. Do đó, niềm tin Tịnh độ mang ý nghĩa Phật, Bồ tát và chúng sinh tương hỗ, vun bồi.

Tóm lại, đối với tín đồ theo PTTĐ là phải có niềm tin kiên định rằng, kinh do Đức Phật Thích Cathuyết giảng không hề hư dối và không thể luận bàn. Việc luận giải của các Đại sư đã cho thấy pháp tu này không chấp chặt vào văn tự kinh điển nên có xu hướng mở rộng bằng cách phát triển thêm nhiều phương pháp tu tập khác. Các nhà Phật học, các tín đồ Phật giáo và thậm chí không phải là tín đồ có thể nghiên cứu 48 đại nguyện của Phật A Di Đà là những nguyện độc lập hay liên quan tương hỗ, hoặc chỉ hỗ trợ tín đồ tu tập. Thậm chí, họ xem cõi Tịnh độ trong tâm hay ngoài tâm không quan trọng, mà vấn đề then chốt là pháp tu này đáp ứng được nhu cầu của mọi tín đồ về một đời sống hạnh phúcan lạc và khi chết được đến một thế giới tốt lành nếu họ thực hành niệm Phậtrốt ráo.

Chú thích:
* Nguyễn Văn Quý – Phòng Nghiên cứu Phật giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
[1] Cao Hữu Đính soạn (1996), Na Tiên tỳ kheo kinh, Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên Huế ấn hành.
[2] Junjiro Takakusu (1973), Các tông phái của đạo Phật, Tuệ Sỹ dịch, Ban Tu thư viện Đại học Vạn Hạnh, tr.318
[3] Thích Minh Cảnh chủ biên (2005), Từ điển Phật học Huệ Quang, 8 tập, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr.12-13.
[4] Chân Ngôn tông hay Mật tông do Đại sư Thiện Vô Úy và Kim Cang Trí truyền sang Trung Quốc. Đến Đại sư  Bất Không chính thức sáng lập vào thế kỷ 8. Sau đó, vào thế kỷ thứ 9, Đại sư Hoằng Pháp truyền sang Nhật Bản.
[5] Daisetz Teitaro Suzuki (1989), Thiền luận, 3 tập, Trúc Thiên dịch, Phật học viện Quốc tế xuất bản, tr.330.
[6] Quả vị Bất thối chuyển (Sa. Avaivarti), còn gọi là Quả vị A bệ bạt trí,  A tỳ bạt trí,… mang ý nghĩanhà tu hành đạt đến quả vị này sẽ chẳng bao giờ bị lui chuyển hay chán mỏi trên con đường tu tậpđến quả vị Phật. Với PTTĐ, quả vị Bất thối chuyển chỉ những người đã được sinh về TGTPCL.
[7] Xin xem thêm: Lý Hiếu Bổn (2012), Lịch sử Tịnh độ tông Trung Quốc, Quảng Hiếu dịch, bản PDF.
[8] Nhị thừaTiểu thừa và Đại thừa.
[9] Thanh văn: chỉ những đệ tử xuất giamục đích tột cùng là đắc quả A la hán.
[10] Duyên giác: chỉ những người đã giác ngộ thành Phật nhưng không có khả năng giáo hóa.
[11] Bồ tát: chỉ những người có nguyện lực lớn, vừa tự mình giải thoát lại vừa cứu độ chúng sinhkhác (tự giác và tha giác). Có vị Bồ tát phát nguyện thành Phật mới cứu độ chúng sinh như Phật A Di Đà, Phật Dược Sư,… hoặc có vị Bồ tát phát nguyện cứu độ chính sinh mới thành Phật quả như Bồ tát Địa Tạng; song có vị Bồ tát đã thành Phật, song vì thương xót chúng sinh mà hiện thân làm Bồ tát như Bồ tát Quán Thế Âm,…
[12] Vọng Nguyệt Tín Hanh (2014), Lịch sử giáo lý Tịnh độ Trung Quốc, Bản dịch Hoa ngữ: Pháp sưẤn Hải; Bản dịch Việt ngữ: Thích Nữ Giới Niệm; Hiệu đínhĐịnh Huệ, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.190-210
[13] Kinh A Di Đà yếu giải, Tuệ Nhuận dịch (2009), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.42
[14] Tịnh độ tam kinh, Thích Đức Nghiệp dịch (2004), Sđd, tr.20
[15] Kinh A Di Đà yếu giải, Tuệ Nhuận dịch (2009), Sđd, tr.30
[16] Tịnh độ tam kinh, Thích Đức Nghiệp dịch (2004), Sđd, tr.41
[17] Tịnh độ tam kinh, Thích Đức Nghiệp dịch (2004), Sđd,tr.46
[18] Tịnh độ tam kinh, Thích Đức Nghiệp dịch (2004), Sđd, tr.85
[19] Viên Anh (2003), Pháp môn niệm Phật, Nguyên Anh dịch, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
[20] Kinh A Di Đà yếu giải, Tuệ Nhuận dịch (2009), Sđd, tr.33
[21] Sự là tất cả các hiện tượng sinh diệt trong thế gian; Lý là bản thể của hiện tượngKinh thí dụ ví Sự như là sóng biển còn Lý như là cái ướt của nước. Do đó, nhìn theo hình dáng (Tướng) của sóng thì sẽ có nhiều sai biệt, nhưng theo cái ướt của nước thì tất cả sóng đều cùng một Thể. Do đó, theo kinh Hoa Nghiêm thì Lý Sự Viên Thông, nghĩa là Lý không rời Sự, Sự không rời Lý; Lý tức là Sự, Sự tức là Lý.
[22] Kinh A Di Đà yếu giải, Tuệ Nhuận dịch (2009), Sđd, tr.37
[23]  Thích Thiền Tâm (2012), Niệm Phật thập yếu, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.84
[24] Tịnh độ tam kinh, Thích Đức Nghiệp dịch (2004), Sđd, tr.40
[25] Vọng Nguyệt Tín Hanh (2014), Lịch sử giáo lý Tịnh độ Trung Quốc, Sđd, tr.521
[26] Vọng Nguyệt Tín Hanh (2014), Lịch sử giáo lý Tịnh độ Trung Quốc, Sđd, tr.523
[27] Vọng Nguyệt Tín Hanh (2014), Lịch sử giáo lý Tịnh độ Trung Quốc, Sđd,tr.523
[28] Thích Thiền Tâm (2012), niệm Phật thập yếu, Sđd, tr.158-167
[29] Xin xem: Tâm Minh Lê Đình Thám (1934), “Pháp môn Tịnh độ”, Viên Âm, số 6
[30] Từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ VI, kinh điển Tịnh độ được dịch, tiêu biểu là Đại sư Khương Tăng Ngãi dịch Kinh Vô Lượng ThọĐại sư La Thập dịch Kinh A Di ĐàĐại sư Phật Đà Bạt Đà La(Giác Hiền) dịch Kinh Tân Vô Lượng ThọQuán Phật Tam MuộiĐại sư Trí Nghiêm dịch Kinh Tịnh độ tam muội; Đại sư Cương Lương Da Xá dịch Kinh Quán Vô Lượng Thọ,… Đến thế kỷ thứ 6, Đại sư Bồ Đề Lưu Chi dịch Vô Lượng Thọ Kinh luận,…

Tài liệu tham khảo:
1. Viên Anh (2003), Pháp môn niệm Phật, Nguyên Anh dịch, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
2. Lý Hiếu Bổn (2012), Lịch sử Tịnh độ tông Trung Quốc, Quảng Hiếu dịch, bản PDF.
3. Thích Minh Cảnh chủ biên (2005), Từ điển Phật học Huệ Quang, 8 tập, Nxb.  Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
4. Cao Hữu Đính soạn (1996), Na Tiên tỳ kheo kinh, Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên Huế ấn hành.
5. Junjiro Takakusu (1973), Các tông phái của đạo Phật, Tuệ Sỹ dịch, Ban Tu thư viện Đại học Vạn Hạnh,
6. Daisetz Teitaro Suzuki (1989), Thiền luận, 3 tập, Trúc Thiên dịch, Phật học viện Quốc tế xuất bản.
7. Vọng Nguyệt Tín Hanh (2014), Lịch sử giáo lý Tịnh độ Trung Quốc, Bản dịch Hoa ngữ: Pháp sưẤn Hải; Bản dịch Việt ngữ: Thích Nữ Giới Niệm; Hiệu đínhĐịnh Huệ, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
8. Kinh A Di Đà yếu giải, Tuệ Nhuận dịch (2009), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
9. Tịnh độ tam kinh, Thích Đức Nghiệp dịch (2004), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
10. Thích Thiền Tâm (2012), Niệm Phật thập yếu, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
11. Tâm Minh Lê Đình Thám (1934), “Pháp môn Tịnh độ”, Viên Âm, số 6.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7264)
Minh Tâm là một yếu pháp trong hết thảy các pháp và Tịnh Tâm là một yếu hạnh trong hết thảy các hạnh. Nhưng cái yếu pháp Minh Tâm không chi bằng niệm Phật.
(Xem: 6780)
Khi tâm mình nhẹ nhàng, thảnh thơihạnh phúc thì ba nẻo đường đen tốiđịa ngục, ngạ quỷsúc sanh không thể xuất hiện.
(Xem: 6205)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người,
(Xem: 5691)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ.
(Xem: 4955)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới.
(Xem: 5371)
Hành giả tu học pháp môn Tịnh Độ, tất yếu đầy đủ tư lương Tịnh Độ. Những gì gọi là tư lương?
(Xem: 6681)
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên...
(Xem: 5978)
Phật Pháp đến nơi nào thời cũng làm lợi ích cho chúng sanh, làm cho chúng sanh được vui vẻ và được an vui...
(Xem: 12039)
Nguyện con sắp đến lúc lâm chung, Trừ hết tất cả các chướng ngại, Tận mặt thấy Phật A Di Đà, Liền được sanh về cõi Cực lạc.
(Xem: 5760)
Tâm thức chánh niệm hay tán loạn của con người khi lâm chungyếu tố quyết định cho sự vãng sanh Tịnh độ hay đọa lạc về các cảnh giới khổ đau.
(Xem: 7064)
Người Nhật khi nghe đến Shinran Shonin (Thân Loan Thánh Nhân) họ liền hiểu ngay gần như là Giáo Tổ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản,
(Xem: 5515)
Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt.
(Xem: 5908)
Do chúng sinh có nhiều bệnh, nên đức Phật mới lập ra nhiều pháp môn, nhưng tất cả giáo lý đều lấy giác ngộ làm đích đến.
(Xem: 4928)
Tu học pháp môn niệm Phật là có thể mang nghiệp vãng sanh, nhưng chúng ta cũng tận lực, hy vọng có thể mang đi ít một chút.
(Xem: 4472)
Chúng ta học được từ nơi Phật Bồ Tát là ở ngay trong cuộc sống thường ngày, nhất định phải dùng tâm chân thành, chân thì không giả, thành thì không hư vọng...
(Xem: 8256)
Thiền (hay Thiền–na) là âm của tiếng Phạn "Dhyana", là pháp môn "trực chỉ Chơn tâm, kiến tánh thành Phật".
(Xem: 6555)
Một câu A Di Đà Phật làm cho chúng ta tỉnh lại. Sau khi tỉnh rồi mới biết được chính mình vốn dĩ là A Di Đà Phật, chính mình vốn dĩ là Tỳ Lô Giá Na.
(Xem: 7429)
Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà,
(Xem: 5841)
Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là giáo dục. Giáo dục Phật giáo cứu cánh viên mãn, giúp chúng ta phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.
(Xem: 5506)
Ở Trung Hoa, kinh Quán Vô Lượng Thọ đóng một vai trò quan yếu trong giai đoạn đầu tiên của sự truyền bá Tịnh độ tông hơn bất kỳ kinh văn nào khác của tông nầy.
(Xem: 6438)
Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản được Đức Thế Tôn chỉ dạy rất rõ ràng, hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ nhất,
(Xem: 6774)
Tịnh Độphương cách thích hợp nhất để đạt thành tựu trong một kiếp, và là cách tốt nhất để cứu độ chúng sinh.
(Xem: 7578)
Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sanh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sinh tử luân hồi.
(Xem: 4902)
Tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo, ư nhất thiết vạn vật, tuỳ ý tự tại, vi thứ giá loại, tác bất thỉnh chi hửu.
(Xem: 4655)
Học Phật trước tiên phải làm người tốt, xử lý tốt mối quan hệ giữa người với người rồi, tiến thêm một bước, chúng ta phải xử lý tốt mối quan hệ với môi trường tự nhiên.
(Xem: 5282)
Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh.
(Xem: 12688)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9754)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10506)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10372)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9953)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 12047)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10188)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10828)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9951)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8837)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9539)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14583)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8821)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 9141)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 9377)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8838)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10574)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9255)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8406)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 9461)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 9034)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9623)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 9041)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 8409)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8990)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 9030)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8790)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9413)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 9082)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8823)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 4111)
Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật.
(Xem: 9080)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 9931)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
(Xem: 8683)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant