Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Bàn Về Niệm Phật Của Thiền Sư Trần Thái Tông Văn Bản Dung Hòa Tư Tưởng Thiền Tịnh

Sunday, December 17, 202317:18(View: 905)
Bàn Về Niệm Phật Của Thiền Sư Trần Thái Tông Văn Bản Dung Hòa Tư Tưởng Thiền Tịnh

Bàn Về Niệm Phật Của Thiền Sư Trần Thái Tông
Văn Bản Dung Hòa Tư Tưởng Thiền Tịnh

Như Hùng

sen5

 

Sự phát hiện của những pho tượng và văn bia còn lưu lại cho thấy Tịnh Độ xuất hiện ở nước ta vào đời nhà Lý, nhưng đến đời nhà Trần thì mới thật sự phát triển mạnh. Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) một vị thiền sư kỳ vĩ lỗi lạctrí tuệ và lòng từ bi thẩm sâu cao rộng, công hạnhhóa độ thắp sáng non sông, mở đường chỉ lối nhân sinh hằng bao thế kỷ. Ngài có viết bài Bàn Về Niệm Phật, đây được kể như bài văn ít nhiều đề cập đến giáo lý Tịnh Độ ở Việt Nam. Không những như thế, Ngài còn là người có công đầu trong việc kết hợp Thiền Tịnh song tu vô cùng ý nghĩavà giá trị, bởi đó còn là pháp hành đặc thù của Đạo Phật Việt.

 

Thiền Sư chủ trương niệm Phật cũng giống như ngồi Thiền đều là phương pháp an tâm thiền định, dẫn đến cảnh giới Niết Bàn tịnh lạc. Để khơi dậy chánh niệm tỉnh giác, dứt trừ ba nghiệp của thân miệng ý, hành giả phải chuyên tâm một lòng niệm Phật. “Nay kẻ tu hành muốn khơi dậy ý nghĩ chân chính để dập tắt ba nghiệp, cũng là nhờ công niệm Phật vậy”. Tùy vào căn trí mỗi người mà việc niệm Phật mang lại kết quả khác nhau, dù là bậc hạ trí nhưng nhờ vào sự quyết tâm tinh cần không hề biết mỏi mệt, thường xuyên niệm Phật không xao lãng tâm tánh thuần thục, như vậy “đến khi mệnh hết qua đời sẽ theo ý nghĩ thiện mà được sinh ở nước Phật”Niệm Phật cho đến khi nào ba nghiệp thân khẩu ý tịnh hóa, tâm không còn loạn tưởng ý thức trọn vẹn nhất như, lòng không tạp niệm thì mọi ý nghĩ đều tan biến, không còn não phiền loạn động quấy nhiễu. “Dùng ý nghĩ mà ý thức về ý nghĩ thì mọi ý nghĩ đều bị diệt hết”. Lấy chánh niệm giữ gìn chánh niệm lập tức loạn tưởngđảo điên tạp niệm biến mất về với chánh đạo, đêm ngày tích lũy thiện nghiệp thì ác nghiệp không còn, phiền não đã không thì cảnh giới thường tịnh lạc hiện tiền ngay trong đời sống này chứ không đâu xa.


Sách Thiền Uyển Tập Anh (Anh Tú Vườn Thiền) một tác phẩm thiền sử lâu đời và giá trị, ghi lại cuộc đời và hành trạng của chư vị Thiền Sư ở nước ta, từ đời Đường, Tống cho đến các đời Đinh, Lê, Lý, Trần. Sự giá trị đó còn ở những lĩnh vực như: văn học, sử học, văn hóa, truyện ký nhân gian...không những chỉ dành riêng cho Đạo Phật Việt mà cho cả nền văn học nước nhà. Trong sách có ghi lại cuộc đời và công hạnh của Thiền sư Tịnh Lực (1112-1175) đời thứ 10 thiền phái Vô Ngôn Thông, là vị “chứng được phép niệm Phật tam muội” tức nhờ niệm Phật mà vào được định. Chữ “tam muội” còn gọi là định. Sách ghi “Sư bèn đến núi Tỉnh Cương chụm lều tranh mà trụ, sáng sớm đến đêm khuya lễ Phật sám hối, chứng được phép niệm Phật tam muội, tiếng sư tụng kinh niệm Phật sang sảng như âm thanh ở chốn Phạm thiên”.


Theo những nhà nghiên cứuTịnh Độ giáo phát triển vào đời nhà Lý với sự xuất hiện của ba pho tượng Phật A Di Đà tạc bằng đá còn lưu lại đến ngày nay. Một là tượng ở chùa Phật TíchTiên DuBắc Ninh, hai là tượng chùa Một Mái, Quốc Oai Hà Nội, và ba tượng chùa Ngô Xá, ở Chương Sơn Nam Định. Trong ba pho tượng thì tượng ở chùa Phật Tích là đẹp nhất, nhưng có nhiều người cho rằng đây không phải pho tượng Phật A Di Đà.


Pho tượng ở chùa Một Mái tương đối rõ ràng hơn nhờ vào dòng ghi chú khắc trên bệ tượng như sau: “Luật sư ở núi Thạch Thất, pháp hiệu là Trì Bát, nhân tưởng niệm Phật Adiđà ở thế giới Tây phương Cực lạc nên đã phổ khuyến đạo tục dựng một đạo tràng lớn, muốn tạo tượng mà chưa thể được mãi đến năm Hội Phong thứ 8 (1099), ông mới làm được tượng Adiđà ở đây”. Vị Thiền Sưđược khắc tên trên bệ tượng đó là Thiền sư Trì Bát (1049-1117) thuộc thế hệ thứ 12 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Ngài là học trò của Thiền sư Sùng Phạm ở chùa Pháp Vân còn có tên Chùa Dâu, ở Thuận Thành Bắc Ninh. Như vậy, Tịnh Độ đã có mặt trong cả hai thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông.

Pho tượng Phật A Di Đà ở chùa Ngô Xá có chất liệu đá khối màu xám xanh (đá cát), tượng được tạc vào đời nhà Lý trong tư thế ngồi thiền rất tinh xảo hiện vẫn còn gần như nguyên vẹn. Về kích thước, “tượng có tổng thể bệ và tượng cao 2 m. Trong đó, phần tượng cao 0,92 m, hai đầu gối khuỳnh rộng 0,72 m, phần bệ cao 1,08 m, bệ sen có đường kính 0,76 m”. Không những vậy, trên bia tháp Sùng Thiện Diên Linh ở chùa Đọi Sơn, Duy Tiên Hà Nam, có nhắc đến tượng Phật A Di Đàđặt trong hội đèn Quảng Chiếu trước cửa Đoan Môn. Trong văn bia có đoạn cầu chúc cho Hoàng hậu Linh Nhâm “siêu linh Tịnh Độ”. Văn bia ở chùa Viên Quang xây dựng vào năm 1122, do Thiền sư Giác Hải trụ trì có chép, đặt Di Đà Giáo Chủ (Phật A Di Đà) một bên là hình Trụ Thế Thượng Nhân (Bồ đề Đạt Ma).


Trong sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận 1 của Nguyễn Lang, trang 184 có ghi “Trong câu chuyệnvề Không Lộ, ta nghe nói đến việc thiền sư tạo nên tượng Phật A Di Đà của chùa Quỳnh Lâm. Không Lộ mất vào năm 1141 nhưng trước đó 100 năm, vào năm 1057, một tượng Phật A Di Đàbằng đá cao hai thước rưỡi tây đã được lang tướng của vua Lý Thánh Tông thực hiện tại núi Lạng Kha, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tượng Di Đà này vẫn còn ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh. Bia đá chùa Phật tích có nói về chuyện này. Vậy thì sự có mặt của giáo lý Tịnh Độ ở Việt Nam được đánh dấu chậm lắm vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười một”. Từ những dữ kiện trên chúng ta thấy Tịnh Độcó mặt ở Việt Nam trễ nhất là vào đời nhà Lý, tính đến nay hơn một ngàn năm. Dù trong giai đoạn đầu chỉ có sự áp dụng riêng rẽ của những cá nhân chứ chưa trở thành tông pháiThiền tông vẫn là chủ lực chính. Không những như thế, trước đó vào thế kỷ thứ ba sơ tổ Thiền tông Việt NamKhương Tăng Hội trong Lục Độ Tập Kinh truyện thứ 60 ta thấy Tổ đề cập đến câu: “Cứ một lòng niệm Phật, nguyện cho chúng sinh được an lành”.


Bài Bàn Về Niệm Phật nằm trong sách Khóa Hư Lục một tác phẩm rất nổi tiếng của Thiền sư Trần Thái Tông. Ngài viết bài này với tất cả tấm lòng cao cả thương yêu đàn hậu học, Ngài chỉ dạy cặn kẽ sợ chúng ta đi không đến nơi đến chốn, tâm từ nhân hậu dễ thương của Ngài đọng lại trên từng con chữ. Lời văn chân chất súc tích trong sáng, còn là lời tâm tình đầy đạo vị khiến cho chúng ta dễ dàng tiếp cận và phát khởi tâm lành. Đọc xong chúng ta lập tức muốn áp dụng pháp niệm Phật vào đời sống tu tập hằng ngày của mình. Bởi niệm Phật và ngồi thiền đến chỗ lòng không tâm lặng, định tuệ phát khởi thì chúng ta mới thật sự an trú trong trạng thái giác ngộ niết bàn tịnh lạc ở ngay đời sống này và tại đây. Pháp niệm Phật đòi hỏi chúng ta vận dụng cả ba thân, miệng, ý trong việc hành trì tu niệm, cho đến khi nhiếp tâm không còn loạn động phiền não quấy nhiễu thì cảnh giới cực lạc xuất hiệnNiệm Phật thường xuyên chăm chỉ, còn giúp chúng ta phát triển hạnh lành cao quý, thanh tịnh ba nghiệp một cách tươm tất vẹn toàn. Do bởi chúng ta đêm ngày luôn nghĩ nhớ đến Phật, trong ta lúc nào cũng có tâm Phật tánh Phật hạnh Phật thường xuyên trú ngụ. Như thế điều ác bất thiện ô nhiễm tăm tối không có cơ hội tồn tại, không có dịp trỗi dậy tác yêu tác quái, chúng ta thường sống trong tâm an tịnh phủ vây lắng đọng trùm khắp.

 

Trong bài Bàn Về Niệm Phật của Thiền sư Trần Thái Tông có sự dung hợp thiền tịnh, hàm dưỡng định tuệ và phước huệ cộng tu, vận dụng từ bi trí tuệ khai mở, định tuệ tỏa chiếu phước huệ trang nghiêm. Từ sơ trí lên bậc thượng trí, từ phàm chuyển thành thánhtục đế đến chân đế bước nhảy tâm linh cao tột, tích lũy công đức thiện pháp, tịnh hóa ba nghiệp thân, khẩu, ý.


                                      Bàn Về Niệm Phật

Niệm Phật là điều khởi dậy do tâm. Tâm khởi dậy điều thiện tức là ý nghĩ thiện. Ý nghĩ thiện khởi dậy thì thiện nghiệp báo lại. Tâm khởi dậy điều ác tức là ý nghĩ ác. Ý nghĩ ác nảy sinh thì ác nghiệpứng theo. Như gương hiện ảnh, như bóng theo hình. Cho nên thiền sư Vĩnh Gia nói rằng: "Ai chẳng có điều nghĩ, ai chẳng có điều nảy sinh" là nói về việc đó.

Nay kẻ tu hành muốn khơi dậy ý nghĩ chân chính để dập tắt ba nghiệp, cũng là nhờ công niệm Phậtvậy. Niệm Phật dập tắt được ba nghiệp là cớ sao?

Vì rằng trong lúc niệm Phật thân thẳng ngồi ngay, không làm việc tà, như vậy là tắt được nghiệp thân. Miệng tụng lời chân chính, không nói điều xằng bậy, thế là tắt được nghiệp miệng. Ý chăm chú ở sự tinh tiến, không nảy sinh ý nghĩ tà, thế là tắt được nghiệp ý. Nhưng kẻ trí có ba hạng. Bậc thượng trí thì tâm tức Phật, không phải nhờ thêm sự tu hànhÝ nghĩ là bụi trần không vướng một mảy. Ý nghĩ bụi trần vốn tịnh, cho nên nói " Như như không động tức là thân Phật". Thân Phật tức là thân ta, không có hai tướng. Tướng và tướng không phải là hai, lặng lẽ tồn tại hằng thườngTồn tạimà không biết đó là Phật sống.

Bậc trung trí ắt nhờ vào niệm Phật. Chú ý tinh cần, luôn luôn niệm mà không quên thì tâm mình ắt tự thuần thiện. Ý nghĩ thiện đã hiện ra thì ý nghĩ ác sẽ bị tiêu taný nghĩ ác đã bị tiêu tan thì chỉ còn ý nghĩ thiện. Dùng ý nghĩ mà ý thức về ý nghĩ thì mọi ý nghĩ đều bị diệt hết. Khi ý nghĩ đã bị tiêu diệtắt trở về chính đạo; lúc mệnh hết qua đời sẽ được niềm vui cõi Niết Bàn “thường lạc ngã tịnh” là đạo của Phật.

Kẻ hạ trí miệng chuyên cần niệm lời Phật, lòng mong thấy hình tướng Phật, thân nguyền sinh ở nước Phật, ngày đêm tu hành chăm chỉ, không thoái chí thay đổi, như vậy đến khi mệnh hết qua đời sẽ theo ý nghĩ thiện mà được sinh ở nước Phật; sau đó lĩnh hội được chính pháp mà chư Phật nêu ra và chứng được bồ đề cũng được Phật quả.

Ba hạng trí ấy giác ngộ nông sâu khác nhau nhưng cái nhận được là một. Nhưng bậc thượng trí nói thì dễ, làm thì khó. Đời nay kẻ muốn theo mà học, vì không có thang bậc nâng đỡ nên hầu hết chỉ nhìn bờ rồi thoái lui; không đặt chân tới được. Bậc trung trí nếu có thể chăm chỉ tu hành như đã nói ở trên thì lập tức thành Phật. Nhược bằng chưa giác ngộ hoàn toàn đã chết thì tùy theo nhân quảmà sinh trở lại trên đời để nhận nghiệp thiện báo ứng. Khi thiện báo đã hết, nếu không có người cảnh tỉnh , lại sẽ rơi vào xu hướng ác. Những người như thế thì cũng khó đắc đạo vậy. Kẻ hạ trí lấy ý nghĩ làm bậc, lấy sự tinh tiến làm thang, chú ý đến thiện duyênnguyện sinh vào nước Phật. Nếu chuyên cần không mỏi, tâm tính thuần thục thì sau khi chết đi sẽ tùy theo điều ước mà được sinh vào nước Phật. Đã sinh ở nước Phật thì thân mình có mất đi đâu.

Nay kẻ tu hành đã nhận lấy thân, ắt ba nghiệp đều có. Thế mà không niệm Phật để cầu sinh vào nước Phật chẳng cũng khó sao! Như muốn niệm Phật, hãy lấy cách của kẻ hạ trí làm đầu. Sao vậy? Bởi vì có sự chú ý mà thôi. Ví như làm một tòa lâu đài ba tầng mà không làm tầng dưới trước, đó là điều chưa từng có vậy”.

Đỗ Văn Hỷ dịch, Thơ Văn Lý Trần tập 2 quyển thượng, trang 84-85.


Từ ngàn năm trước cho đến mãi tận về sau, pháp niệm Phật vẫn đêm ngày vang vọng trên mọi nẻo đi về của Đạo Phật Việt, vựt dậy biết bao tâm mê đang còn chìm đắm trong não phiền khổ đau, dẫn đưa biết bao con người tìm về ánh sáng vô lượng thọ quang của Phật, đêm ngày tu niệm tích chứa công đức về với chân thường tịnh lạc. Chuyển hóa bao nhọc nhằn truân chuyên trở nên an tịnhtrùng khắp, từ khổ đau phiền não sang hoan hỷ lạc an, tâm mê mờ trở nên tỉnh giáctâm cấu uế bất tịnh trở nên thanh tịnhNiệm Phật còn là pháp nhiếp tâm thù thắng, từng lời từng chữ từng câu niệm Phật cứ thế thâm nhập sâu lắng vào tận cùng tâm thức tìm về tỉnh giác lạc an trú ngụ từng phút giây hiện tại và bây giờ. Niệm Phật là pháp tu đưa chúng ta đến trạng thái niết bàn tịnh lạc ở ngay trong đời sống hiện tại và mai sau “lòng mong thấy hình tướng Phậtthân nguyền sinh ở nước Phật”, những lời nguyện cầu nhắc nhở làm sống dậy hình ảnh Phật tâm Phật, bản thể chân nhưtánh giác thường xuyên có mặt trong mỗi chúng taNiệm Phật còn là nếp sống tâm linh cao đẹp của những người con Phật, hoàn thiện từ thân cho đến lời nói ý nghĩ tư tưởng. Mỗi khi gặp nhauchào nhau hoặc mở đầu một việc gì, chúng ta cũng đều niệm danh hiệu Phật, cùng nhắc nhở với nhau rằng Phật luôn có mặt ở cùng chúng ta. Trong mỗi chúng ta đều có chủng tử Phật, khả năng thành Phật những vị Phật tương lai, suối nguồn vi diệu đó vốn đã thâm nhập vào trong tiềm thứccủa chúng ta từ thuở nào.


Niệm là tưởng, nhớ, nghĩ, còn là sự nhận thứcý thức, cảm nhận, không chỉ miệng niệm Phật mà còn phải dụng tâm để niệm Phật. Khi tâm khởi niệm Phật là tâm luôn nhớ nghĩ đến Phật, nghĩ tưởng đến chư Phật, nhớ nghĩ đến bản thể giác ngộchân tánh Phật tánh tánh giác luôn hiện hữutrong mỗi chúng ta. Niệm danh hiệu Phật, niệm hồng danh Phật, quán tưởng niệm Phậtý thứcthường xuyên đến hình bóng nhân cách trí tuệ cao siêu của Đức Phậtnhận thức một cách liên tụccông hạnh hóa độ sâu dày của chư Phật. Chúng ta luôn nhớ nghĩ đến giáo pháp vi diệu của Phật, một lòng hướng nguyện đến con đường giải thoát cao cả. Nhớ nghĩ tưởng đến nguyện lực cứu độvô biên của chư Phật, bằng tất cả tấm lòng thành kính tha thiết nguyện mong dâng lên mười phương chư Phật.


Chúng ta dùng cái tâm kiên cố vững chãi để niệm Phật, “Niệm Phật là điều khởi dậy nơi tâm” quyết lòng khơi dậy sự ước muốn tu tập lập nguyện dấn thân để được sinh về cảnh giới Phật. Niệm Phậtphải được phát khởi từ tâm do tâm, dùng tâm để niệm nhớ nghĩ tưởng đến Phật, hướng tâm đến chỗ chánh niệm tỉnh giáctrong sáng thanh tịnh lắng đọng. “Tâm khởi dậy điều thiện tức là ý nghĩthiện. Ý nghĩ thiện khởi dậy thì thiện nghiệp báo lại”. Tâm khởi là phần hoạt dụng của tâm nhưng khởi dậy như thế nào, thiện hay ác tốt hay xấu lại là vấn đề do chính ta quyết định. Tâm khởi thiện thì ý nghĩ cũng theo đó mà thiện, là khi chúng ta thường xuyên đưa tâm của mình đến nơi thiện lành cao cả, là khi chúng ta luôn nuôi dưỡng tâm thiện ý lành, ý nghĩ một khi đã tốt đẹp thiện lành thì điều ác việc ác ý nghĩ ác sẽ không có cơ hội xuất hiệnDo bởi tâm chúng ta có nhiều giai tầng phương diện, có những biểu hiện và sự huân tập tích chứa khác nhau, từ thiện ác tốt xấu cho đếnmọi thứ mọi điều mọi việc đều do tâm dẫn đầu và chủ động. Khi tâm nghĩ đến điều ác thì ý nghĩcũng duyên theo đó mà xấu ác, cái ác có mặt cho đến khi chúng ta dùng tâm thiện ý nghĩ thiện để chế ngự hóa giải.“Tâm khởi dậy điều ác tức là ý nghĩ ác. Ý nghĩ ác nảy sinh thì ác nghiệp ứng theo”.Rõ ràng là vậy khi chúng ta luôn luôn giữ tâm chánh niệm tỉnh thứcthường xuyên nhớ nghĩ đến điều thiện việc thiện thì việc ác điều ác khó có dịp trỗi dậy tiếp cận.

Tâm khởi thiện thì nghiệp báo thiện nhận được quả lành, tâm nghĩ ác thì nghiệp quả ác kết quả xấu bất thiện, đây là định luật công bình và sòng phẳng nhất. Chúng ta không thể tạo việc ác gây nên tội lỗi mà đòi hỏi kết quả tốt đẹp được, những gì gửi đi sẽ không thu hồi lại được, những gì chúng tagây nên tác tạo đều phải nhận lại hậu quả, tất cả đều tùy vào quyết định hành xử suy nghĩ của chúng ta. Muốn kết quả ra sao như thế nào thì chỉ có chính ta làm chủ quyết định, là thiện hay bất thiện xấu tốt tích cực hay tiêu cực đều hoàn toàn do chính ta tự mình định đoạt.


Tâm niệm Phật tâm thường xuyên nhớ nghĩ đến Phật thì lúc nào Phật cũng ở trong tâm ta. Tâm không là gì cả nhưng lại là tất cả, tâm sanh vạn pháp, tâm dẫn đầu tâm làm chủ tâm tác tạo mọi sự, tâm là chủ nhân ông của niết bàn sanh tửhạnh phúc khổ đau, mê mờ giải thoát, tất cả đều có sự can dự và quyết định của tâm. Tâm khởi thiện ác tốt xấu, nghiệp quả cũng theo đó bám theo vận hành, từ suy nghĩ hành động nói năng tác tạo của ba nghiệp thân, khẩu, ý như thế nào, thì nhân ấy quả ấy cũng sẽ mãi miết bám cứng dính chặt theo ta không lúc nào rời. Tâm si mê tăm tối dẫn chúng ta lạc bước trôi lăn trong luân hồi sinh tử, tâm sân hận đốt cháy công đức lành mà ta gây tạo, tâm tham lam vọng động nhiễm ô làm cho chúng ta phiền não khổ đau. Những cảm giác cảm thọ, những tiếp cận tương tác của căn, trần, thức, đừng để ngăn ngại che mờ phủ vây, rời xa những dính mắc lầm chấp lôi kéo, từ bỏ sự ràng buộc vướng bận vọng khởi đảo điênchấm dứt phiền nãokhổ đau lo sợ.

Giữ tâm sáng suốt thanh thản an yên, thường sống trong chánh niệm tỉnh giácnhận diện phát hiện điểm danh những đi lại biến động nổi trôi của tâm thức mà chẳng cần phải bận tâm lo nghĩ ràng buộc, buông thõng xả bỏ tất cả mọi điều mọi thứ. Bởi chúng tự đến thì tự đi, đến được thì đi được, quán như thế thì sự có mặt của chúng sẽ không gây tác động ảnh hưởng và chẳng thể làm hề hấn gì được chúng ta. Thế nên khi chúng ta tu, là tu cái tâm này chuyển hóa tâm này, chuyển tâm này từ mê sang ngộ từ vọng tâm sang chân tâm, từ đảo điên mộng tưởng trở nên lắng đọng giác ngộan lành, bởi cái tâm của riêng ta thuộc về ta thì chỉ có chính ta mới đủ thẩm quyền định đoạt. Chỉ khi tâm bình thì thế giới mới bình, một khi tâm thanh tịnh thông suốtphiền não trần lao không còn quấy nhiễulập tức định tuệ trỗi dậy lạc an tỉnh giác trú ngụ.


Thiền sư Trần Thái Tông cảnh tỉnh nhắc nhở chúng ta, nhờ công đức niệm Phật mới dập tắt được ba nghiệp, bởi niệm Phật muốn có được kết quả viên mãn là phải vận dụng toàn triệt thân, miệng, ý. “Nay kẻ tu hành muốn khơi dậy ý nghĩ chân chính để dập tắt ba nghiệp, cũng là nhờ công niệm Phật vậy”. Ý nghĩ chân chính là chánh niệmhành giả tu tập nếu muốn dứt ba nghiệp thì phải giữ gìn chánh niệmnhất tâm niệm Phật, không để tạp niệm xen vào gây lũng đoạn trở ngại, không để cho thất niệm. Một lòng nghĩ nhớ đến Phật, nhờ niệm Phật mới có chánh niệm, có được chánh niệm thì niệm Phật mới đến chỗ tròn đầy nội tỉnh nhất tâm, như thế dứt bỏ ác nghiệp, tạo duyên lành để cho thiện nghiệp phát sinh từ bi trí tuệ trăng tưởng.

Khi chúng ta thường sống với tâm Phật hành hạnh Phật, hết lòng niệm Phật luôn nhớ nghĩ tưởngđến Phật, là chúng ta vận dụng đủ đầy ba nghiệp thân khẩu ý cùng hướng đến sự an lạc giải thoátThường xuyên tích lũy công đức thiện lành nâng cao quảng đại, cũng đồng nghĩa cái xấu ác bất thiện sẽ tự tiêu tanba nghiệp được an ổn tốt đẹp lợi mình lợi người. Niệm Phật đến chỗ nhất tâmchánh niệm sẽ dứt trừ ba nghiệp bất thiện của thân, miệng, ý vậy. Do bởi thân của chúng ta còn là một nơi tích tụ của tội lỗi, miệng của chúng ta gây nên biết bao thị phi não phiền, ý của chúng tathường xuyên lăng xăng vọng động. Những gì chúng ta tác tạo gây nên đều phải chịu phần trách nhiệm, không hề có sự ngoại lệ hay biệt lệ cho bất cứ một ai cả. Những gì thuộc về ác cứ thế dẫn ta đi theo đường ác, cũng vậy những gì thiện thì sẽ đưa ta đến nơi tốt đẹp cao cả, niệm tịnh dẫn đưa ta đến với lạc an. Rõ ràng là vậy những gì cất giữ tích chứa trong tâm thức chúng ta, cũng đều nhận lại mà không bỏ sót thứ gì. Nhiều thì chúng ta nhận nhiều ít thì nhận ít, nhân đó quả đó tốt xấu như thế nào ra làm sao, đều do chúng ta chọn lựa hạt giống gieo trồng từ trước. Là thiện, thiện sẽ đi theo kết quả thiện thiện, là ác, ác mãi bám theo dính chặt không rời kết cuộc nhận quả ác.


Trong mười thiện nghiệp và mười ác nghiệp của thân, khẩu, ý, thì Thân ác nghiệp có ba: sát sanhtrộm cắp và tà dâm, nhưng do vì niệm Phật “Vì khi niệm Phật thân ngồi ngay thẳng, không làm hạnh tà là dứt thân nghiệpMột khi thân không làm ác hạnh tà thì sẽ không có ác nghiệp nào bám theo được, thân đã không làm những việc xấu ác mà còn phải hoàn toàn từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanhdiệt trừ tận gốc tâm niệm giết hại, tăng trưởng lòng từ bi. Từ bỏ tránh xa lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác khi không có sự cho phép đều không được đụng đến, chúng ta còn phải thường ưa bố thíTừ bỏ tà hạnh các dục không liện hệ tình dục bất chính, chấm dứttâm niệm tà dâmtăng trưởng hạnh lành thanh tịnh.

 

Miệng có bốn ác nghiệpnói dối, nói lời chia rẽ, nói nặng lời, nói lời vô nghĩa, nhưng nếu chúng taMiệng tụng chân ngôn, chẳng nói lời tà là dứt khẩu nghiệp”. Miệng đã không nói lời tà chỉ chuyên niệm Phật thì chắc chắn sẽ không có ác khẩu nghiệp nào quấy rầy được. Để tăng trưởng bốn thiện nghiệp của miệng chúng ta cần phải từ bỏ nói dối tránh xa vọng ngữdiệt trừ tận gốc rễ sự nói dối. Chỉ nói sự thật, có được niềm vui trong sự nói lên sự thậtan trú nơi sự thật không thay đổi. Từ bỏnói lời chia rẽ tránh xa nói hai lưỡi, từ bỏ lời nói độc áctăng trưởng sự hòa hợp, chỉ nói những lời đưa đến sự hòa hợp, sống an vui trong sự hòa kính. Từ bỏ tránh xa lời nói phù phiếm vô nghĩa, chỉ nên nói những lời chân thật ái ngữ lợi mình lợi người, những lời có ý nghĩa những lời phù hợp thích nghi với chánh pháp, những lời mang lại sự bình an tốt đẹp.

 

Ý có ba: tham lamsân hậnsi mê, “Ý gắng tinh tấn, chẳng khởi niệm tà là dứt ý nghiệp”. Ý không khởi tâm tà thì sẽ không có si mê tăm tối lũng đoạn, giữ tâm ý luôn thanh thản cũng là cách để chúng ta giảm thiểu bất an khổ đau phiền muộnChúng ta quyết không tham lam ích kỷ tham áitừ bỏ lòng ham muốn, phát huy hạnh lành cao đẹp. Từ bỏ nóng nảy sân hậntăng trưởng niềm an vui hỷ lạc. Rời xa si mê tăm tối, từ bỏ mộng tưởng đảo điên, một lòng tăng trưởng trí tuệthường xuyên giữ tâm sáng suốtchánh kiến. Được như thế cũng có nghĩa chúng ta thật sự an trú trong an lạc giải thoát ngay trong đời sống thường nhật rồi vậy.


Pháp niệm Phật còn đòi hỏi chúng ta tri hành hợp nhất, vận dụng toàn triệt thân, khẩu, ý trong việc hành trì tu niệm thì mới phát huy trọn vẹn viên mãn. Khi chúng ta niệm Phật thân ngồi đoan trangngay thẳng, tinh tiến không biếng lười. Miệng niệm Phật, tai nghe tiếng niệm Phật, tiếng niệm Phậtcứ mãi vang dội tích tụ trong tâm thức của mình. Như thế, chúng ta vận dụng ba nghiệp đủ đầy, nhuần nhuyễn hòa nhập làm một mà không cần đi qua trình tự. Nhưng không phải lúc nào tâm thứccủa chúng ta thâu nhiếp được tiếng niệm Phật, càng không phải lúc nào chúng ta cũng kiểm soátđược sự đi lại của tâm ý, có khi thất niệm không giữ gìn được chánh niệm tỉnh giác. Miệng thì niệm Phật nhưng tâm ý lại thả rông lang thang ở tận phương nào, thân ngồi đây nhưng hồn phách đi hoang lạc lối, tâm rong ruổi dính mắc nơi này chốn nọ, người một nơi nhưng tâm một nẻo. Thế nên tinh cần chú tâm dõi theo từng tiếng niệm Phật, một lòng chánh niệm tỉnh thức.

Thiền sư Trần Thái Tông đề cập đến ba bậc trí, công phu thứ bậc của năng lực trí tuệ và giác ngộtrong sự tu tậpgồm có thượng trí, trung trí và hạ trí. Có sự tương thích với ba phẩm, thượng phẩmtrung phẩm và hạ phẩm, trong chín phẩm liên hoa của tư tưởng Tịnh Độ. Bậc thượng trí căntánh sâu dày cao rộng, trí tuệ và sự hiểu biết thâm sâu diệu vợi, nhiều đời nhiều kiếp tu tập, thường an trú trong tuệ giác vô biên. “Tâm tức Phật, nên không phải nhờ thêm sự tu hành”. Tức tâm tức Phật, đến được chỗ rốt ráo, không còn nhân ngã bỉ thử, đồng đẳng nhất như, từ trong bản thểthanh tịnh trong suốt lưu xuất. Tâm không còn vướng bận phiền não trần lao, tâm lặng ý trong không còn cấu uế loạn động nhiễm ôTâm Phật hạnh Phật lặng lẽ thường hằng tỏa chiếu, chân như Phật tánh tròn đầy viên mãn.


Thiền sư Trần Thái Tông chủ trương “Tâm tức Phật” cái tâm sáng tỏ thấu đạt, cái tâm tinh tườngthông suốttâm chân thật thanh tịnhtâm giác ngộ hiển lộ tròn đầy. Nhưng chúng ta sống với cái tâm nào mới là quan trọng, chúng ta để cho tâm nào chủ động lôi kéo mới là vấn đềTâm Phật hay tâm chúng sinhchân tâm hay vọng tâmtâm giác ngộ hay tâm điên đảo mộng tưởng, tâm mê mờ đau khổ hay tâm tỉnh thức an lạc? Thay vì nâng cao trí tuệ phát huy rộng mở tâm giác ngộ thanh tịnh, thường sống trong chánh niệm tỉnh giác, thì chúng ta lại sống với cái vọng tâm mê mờ tăm tối nên tánh giác không có dịp xuất hiệnphiền não đau khổ đêm ngày dâng cao quấy nhiễu. Nếu chúng ta biết quay về nương tựa Chân nhưPhật tánhbản thể giác ngộ sẵn có trong mỗi chúng ta, thì mới chấm dứt được lầm mê đau khổ. Chỉ khi định tuệ bừng dậy sáng soi tỏ rõphước huệ sâu rộng cao dày, thì lúc nào ở đâu chúng ta cũng đều an trú trong tâm Phật cảnh giới Phật, thường sống trong sự an lạc giải thoát đích thật.


Tu theo Đạo Phật còn gọi là tu tâm dưỡng tánh, tu sửa tâm tánh của mình trở nên hoàn hảo, từ cấu uế ô nhiễm để được thanh tịnh, từ vọng tâm trở thành chân tâmthường xuyên nuôi dưỡng tánh giác tròn đầy hỷ lạcChuyển hóa tâm bất tịnh trở nên thanh tịnh, tâm mê mờ trở nên sáng suốt, tâm phiền não khổ đau trở nên từ bi hoan hỷ. Cũng cái tâm này làm cho chúng ta trở thành chúng sinh, thì chính tâm này sẽ khiến cho chúng ta thành Phật giác ngộ, tâm dẫn chúng ta từ khổ đau đến an lạc, từ địa ngục đi đến niết bàn, bởi tất cả đều do chính tâm của ta làm chủ và định đoạt. Khổ đau hay an lạc mê mờ hay giác ngộ do chính chúng ta tự quyết định, từ trước đến nay tâm chúng taluôn bị che mờ bao phủ ngăn ngại bởi vô minh tăm tối, sáu căn ba nghiệp lầm lạc sai đường. Nên mãi lưu lạc trầm luân trong ba cõi sáu đường, hết xuống lại lên nổi chìm lận đận, lặn hụp nơi sông mê bể ái, là do chúng ta để cho vọng tâm mê mờ dẫn đưa tác tạo, chạy nhảy lăn xăn lung lạc bày trò. Bởi tâm dẫn đầu các pháp tâm làm chủ định đoạt, nhưng khi chúng ta bỏ vọng theo chân, tìm về nguồn cội uyên nguyên bản giácchuyển hóa tâm trở nên thanh tịnh thì uế trược não phiền đau khổ tự tiêu diệt vậy.

Hơn nữa chính Ngài đã từng có được sự trải nghiệm cao độ và đạt được tâm Phật nhờ vào câu nói của Trúc Lâm Thiền sư “Phật ở trong tâm”. Gây tác động mãnh liệt vào nội tâm của Ngài lúc bấy giờ, để rồi cả cuộc đời còn lại Ngài sống trọn vẹn với cái tâm giác ngộ thênh thang rộng mở, chân tâm hiển lộ tròn đầy. Câu kinh vô trụ “Đừng trụ tâm vào bất cứ nơi đâu” (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm) trong tinh thần Kinh Kim Cang mà Ngài thường hành trì thể nghiệm cứ thế liên tục tác động, tạo nên một Trần Thái Tông với tuệ giác vô biên soi sáng trời Nam dẫn đường bao thế kỷ. “Niệm tức là bụi đời, không vướng mắc một điểm nào” chúng ta bụi trần bám dính, vọng niệm nhiễm ôđêm ngày tích chứa, điên đảo mộng tưởng não phiền trỗi dậy, khiến cho chúng ta mãi miết trôi lăn trong tử sinh huyễn mộng không biết lúc nào mới dừng, khổ đau si mê tăm tối lầm lạc níu chặt không buông.

Nhưng với bậc thượng trí tâm thênh thang rộng mở, không còn vướng mắc biên kiến nhị nguyên, thường chánh niệm tỉnh giác, không để bụi trần nhiễm ô khuấy động, không để cho sáu căn, trần, thức quấy nhiễu lũng đoạn. Một khi đến được cảnh giới của vô niệm bặt niệm, chấm dứt mọi niệm khởi dậy, “trần và niệm vốn tịnh” thì lập tức có được bản tâm thanh tịnh sáng suốttuệ đăng thường soi tỏ, pháp lạc vô tận không cùng. Bởi cho cùng các pháp vốn thường thanh tịnhthật tánh chân như không hề hư ngụy biến đổi.


Thân Phật, báo thân ứng thân hóa thân, “như như bất động” thân kim cang bất hoạivô thượng pháp thân, phủ trùm xuyên suốt, không biên độ ngần mé khởi đầu chung cuộc, rộng mở thênh thang không cùng vô tậnThường trụ pháp thânchân như pháp giới đồng nhất, thể tánh giác ngộvốn bình đẳngthường hằng sáng tỏ. Trong ý nghĩa vi diệu nhất như “Thân Phật tức là thân ta vậy, không có hai tướng”, tướng là các hiện tượng, biểu hiện của bản thể vũ trụ, đâu là hiện tướng thật tướngngã tướng nhân tướngchúng sanh tướng thọ giả tướng?

 

Thân Phật pháp thân, không hư hao biến đổi không bị chi phối tác động bởi bất cứ cái gì điều gì. Thân ta một khi không còn nắm giữ ôm ấp bảo bọc bản ngã cái tôi, của tôi, những gì thuộc về tôi, mới tự tại thong dong vượt thoát về với chân thường tự tánh.“Tướng và tưởng không phải là hai, lặng lẽ thường hằngtồn tại mà không biết, đó là Phật sống”. Tận cùng và rốt ráo của mọi hiện tượng lại là chân như Phật tánh, không trụ bám vào bất cứ một pháp nào, chân không tuyệt khônggiai khôngBản thể giác ngộ, khả năng giác ngộchân như tánh giác trong ta và chư Phật không hề sai khác. Đức Phật đã từng minh định “ta là Phật đã thành các ngươi là Phật sẽ thành” trong tất cả chúng ta và chúng sinh đều sẵn có chủng tử Phật, khả năng giác ngộ thành Phật, đều có tánh Phật là những vị Phật tương lai.

Để có được trí tuệ bậc trung ắt hẳn nhờ pháp niệm Phậtniệm Phật không quên thì tâm chúng tatrở nên thuần thục thiện lành. “Chú ý tinh cần, luôn luôn niệm mà không quên thì tâm mình ắt tự thuần thiện”, ngày đêm gắng sức ra công tu tập thường xuyên niệm Phật không hề ngơi nghỉ, giữ gìn chánh niệm tỉnh thứctăng trưởng phước huệChúng ta niệm Phật liên tục nhất như không ngăn trở gián đoạn, không để những não phiền lo sợ khuấy động. Một dạ chí thành niệm Phậtquyết không xao lãng, gạt bỏ tất cả niệm uế trược thế gian phiền não vướng bận, chỉ một lòng hướng tâm đến cảnh giới thường lạc tịnh là chúng ta thực sự an trú trong tịnh độ hiện tiền rồi vậy. Thiện hiện thì ác diệt, ác diệt thì chỉ còn toàn thiện,“Ý nghĩ thiện đã hiện ra thì ý nghĩ ác sẽ bị tiêu taný nghĩ ác đã bị tiêu tan thì chỉ còn ý nghĩ thiện”, rõ ràng là vậy, ý nghĩ thiện điều tốt lành một khi đã xuất hiện thì điều ác sẽ bị tiêu diệt, khi điều ác thật sự biến mất diệt vong thì chỉ còn lại điều thiện.


Thật vậy, khi trong tâm chúng ta tích chứa đủ đầy tuệ căn tánh giác rộng mở, thì lập tức chúng ta có được lạc an ở ngay trong hiện tại mà không cần chờ đợi đến khi quá vãng mới được siêu sanh cõi tịnh độ. Nhân hiện tại chúng ta gieo trồng tích chứa công đức niệm Phật tinh chuyên, khi chết đi quả ấy là về cõi lành cảnh giới Phật. Một khi chúng ta tu tập kết nối thiện duyên đủ đầy hẳn chắc bây giờ và mai sau, đến đâu chúng ta cũng đều được thiện lành tốt đẹpChúng ta nỗ lực tu tập phước huệ đồng hànhtích lũy thiện pháp càng sâu càng dày, dù ở đâu lúc nào hiện tại tương lai chuỗi kết nối nhân quả thời không, chúng ta cũng đều có được thiện quả hạnh phúc an lạc thường xuyên phủ vây đêm ngày.


Niệm Phật đến chỗ tâm không tạp niệm xen vào quấy nhiễu, không móng tâm động ý, không còn một niệm vi trần khởi dậy, bặt hết mọi nghĩ suy, vắng lặng nhất như thường hằng sáng tỏ. “Dùng ý nghĩ mà ý thức về ý nghĩ thì mọi ý nghĩ đều bị diệt hết”. (Dĩ niệm ý niệmniệm niệm diệt chi) Lấy niệm chế niệm đến chỗ vô niệmnhiếp tâm chánh niệm tỉnh giác thì mọi ngăn ngại đảo điên đều được tiêu trừ, niệm nhưng là giác niệm tịnh niệm thì loạn niệm tạp niệm tự biến mất diệt vongDo bởi còn khởi niệm thì còn có sanh, còn có năng sở chủ thể khách thể đối tượng tức là còn có sanh. Chỉ khi dứt niệm bặt hết niệm không còn niệm thì mới thoát ly ra ngoài sinh diệt đến chỗ vô sinh bất diệtCảnh giới nhất như vô niệm vô sanhchánh niệm tự niệm thường niệm, về với chính đạo, đạo giải thoát chân thật lạc an nơi cõi Niết Bàn, đó cũng chính là con đường giải thoát cao cả của Phật. “Khi ý nghĩ đã bị tiêu diệt ắt trở về chính đạo; lúc mệnh hết qua đời sẽ được niềm vui cõi Niết Bàn“thường lạc ngã tịnh” là đạo của Phật”.


Bậc hạ trí, là chúng ta nếu muốn có được kết quả như ý nguyện thì phải vận dụng trọn vẹn cả ba nghiệp thân, khẩu, ý ngày đêm chăm chỉ miệt mài niệm Phật “Kẻ hạ trí miệng chuyên cần niệm lời Phật, lòng mong thấy hình tướng Phật, thân nguyền sinh ở nước Phật”.Chúng ta trí thì lu mờ tuệ thì thấp kémtu tập giỏi lắm hành trì miên mật dữ lắm may ra mới mong có được chút ít trí tuệ. Đó là tu giỏi tu hay, chứ nếu tu tà tà tu lai rai tu theo kiểu tùy hứng, đang ở vào giai đoạn giằng co giữa thiện và ác, đang còn phân vân cái nào là tốt cái nào là xấu, đang còn chọn lựa thiện thì làm ác thì bỏ.

 

Chúng ta mãi đang tranh đấu liên tục với điều thiện việc ác, là đã ngất ngư đuối sức hụt hơi rồi nhưng vẫn chưa xong chưa đâu là đâu, vẫn đang nổi chìm lặn hụp đâu đó, vẫn còn đang tách bạch giữa thiện và ác, liệu biết đến khi nào chúng ta mới tiến lên cao được? Bởi việc làm thiện bỏ ác mới chỉ là bước đi ban đầu trên lộ trình giác ngộ giải thoátchúng ta cần phải tu tập cả phước lẫn huệ song song với nhau nữa. Nếu chúng ta cứ mãi chần chờ đắn đothối chí biếng lười hụt trước thiếu sau, đến khi bệnh tật tới thăm vô thường truy bức réo gọi, đêm khổ ngày lo tối tăm mặt mũi, thì biết đến khi nào chúng ta mới thật sự có được niềm an vui hỷ lạc thiện lành đúng nghĩa?


Chúng ta dù căn trí thấp kém, nhưng nếu cần mẫn một lòng niệm Phật không ngơi nghỉ không thoái chí thì sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. Trong sự tu tập không thể một bước tức khắc chúng ta giác ngộthành Phật thành Tổ ngay, mà phải dụng công lau chùi mài dũa, dưỡng tánh tu tâm, nhiều đời nhiều kiếp tích lũy công đức, từng bước vững chãi từ thấp đến cao. Chúng ta tinh tấn chăm chỉ niệm Phậtgiữ gìn chánh niệm tỉnh giác, làm thiện tích phước tạo mọi công đức lành, thì sẽ có báo ứngtốt đẹp đến khi quá vãng được sanh về cõi Phật dù đó hạ phẩm hạ sanh.

Trong bài Bàn Về Niệm Phật, dù rằng Thiền sư Trần Thái Tông không đề cập đến việc niệm danh hiệu vị Phật nào, nhưng xuyên qua đoạn văn: như vậy “đến khi mệnh hết qua đời sẽ theo ý nghĩthiện mà được sinh ở nước Phật; sau đó lĩnh hội được chính pháp mà chư Phật nêu ra và chứng được bồ đề cũng được Phật quả”. Thì chỉ có trong giáo lý Tịnh Độ mà thôi, ở đây chúng ta thấy rõ tư tưởng Tịnh Độ được Ngài đề cập đến vô cùng sinh động và rõ nét, sinh về nước Phật cõi lạc bang rộng mở trong từng tâm nguyện.

 

Niệm Phật là một thiện pháp cao quý, chúng ta nỗ lực dụng công tu niệm để có được công đứcphước huệ trang nghiêmtịnh độ hiện tiền ngay tại nhân gian này. Pháp niệm Phật rất vi diệu và thực tiễn phù hợp với mọi căn cơ và trình độchúng ta niệm Phật mọi lúc mọi nơi bất cứ môi trường hoàn cảnh tâm cảnh nào cũng đều được. Chúng ta vận dụng cả ba thân, miệng, ý một lòng niệm Phật giữ tâm an ổn thanh tịnhchấm dứt ác nghiệp tăng trưởng thiện nghiệp, niệm liên tục hồng danh Đức Phật nguyện mong ánh sáng trí tuệ giác ngộ thường hằng tỏa chiếu, tâm từ bi rộng mở muôn lối.


Hơn nữa, Thiền sư Trần Thái Tông không gợi ý việc niệm danh hiệu vị Phật nào, biết đâu Ngài có chủ đích. Ngài để cho chúng ta tự mình tìm cách thích nghi và quyết định, nếu chúng ta hội đủ duyên lành tùy theo ước nguyện với vị Phật nào thì hướng tâm trì niệm danh hiệu Phật đó. Trong Kinh Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh (Kinh A Di Đà) có đề cập đến sáu phương, phương Đông, Tây, Nam, Bắc phương trên và phương dưới, chư Phật thường trụ hóa độ. Từ cung trời Đâu Xuất đến cõi Tịnh Độ lạc bang, từ Đông phương Phật Dược Sư đến Tây phương Phật A Di Đà ngày đêm tiếp độ. Từ thế giới Ta Bà đến cõi trời Tứ Thiên Vươngba cõi Dục giớiSắc giớiVô sắc giớiĐức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni phân thân hóa độChúng ta hết lòng niệm Phật, nguyện mong bây giờ và mai sau luôn được sống trọn vẹn trong ánh hào quang của chư Phật.


Thiền sư Trần Thái Tông còn nhắc nhở cảnh tỉnh chúng ta “Ba hạng trí ấy giác ngộ nông sâu khác nhau nhưng cái nhận được là một” dù mức độ tu tập trong mỗi chúng ta có sâu dày cạn mỏng, trí có thứ bậc cao thấp khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng chỉ có một, đó là giác ngộ giải thoát. Như muôn không đổ về biển khơi, chân lý vốn chỉ có một, một là tất cả tất cả là một, bình đẳng trong giác ngộ. Nhưng bậc thượng trí “nói thì dễ, làm thì khó” đây là vấn đề chúng ta cần lưu ý, để có được thượng trí không hề dễ dàng, tu tập nhiều đời nhiều kiếp phước huệ đủ đầy định tuệ tỏa sáng.

 

Trong chúng ta ai cũng có thể nói được nhưng làm được và làm cho thật tốt có mấy ai, thấy thì dễ làm mới khó trầy da tróc vỏ vẫn chưa xong. Chúng ta tâm địa bất thiện vô minh tăm tối đầy dẫy, tâm tánh chưa chịu thuần thục, chạy nhảy lăng xăng vướng mắc lầm chấp, bám theo lý thuyết ngôn từNói nhiều làm ít phước mỏng nghiệp dày, nên mãi lầm than trôi dạt hết xuống lại lên, ngày về cố quận xa tít mù khơi. Thế nên muốn nâng cao trí tuệ phải một lòng nỗ lực tinh cần thực tập pháp và hành pháp.


Bậc trung trí nếu có thể chăm chỉ tu hành như đã nói ở trên thì lập tức thành Phật” Muốn thành bậc trung trí thì phải nỗ lực dụng công đêm ngày tu tập từng phút từng giây từng sát na hơi thở quyết không xao lãng, không chùn bước thối lui, tinh tấn chuyên cần một dạ chí thành niệm Phật. “Đời nay kẻ muốn theo mà học, vì không có thang bậc nâng đỡ nên hầu hết chỉ nhìn bờ rồi thoái lui; không đặt chân tới được”. Con đường đi đến giác ngộ lúc nào cũng có chướng duyên nghịch cảnh, cũng có vô vàn khó khăn ngăn trở, có lúc thối chí nhụt tâm biếng lười chểnh mảng, lại nữa nội tâmnão phiền khuấy động ngoại cảnh chi phối đêm ngày, nếu không có đủ dũng khí quyết tâm khó lòng vượt quaChúng ta nương vào giáo pháp, những bậc thầy thông tuệ minh sư, bạn hiền tri thứcpháp hữu cùng nhau tu học nâng đỡ khuyến khích trợ duyên. Có được như thế, chúng ta mới vững tâm chu toàn tự mình có những bước đi vững chãi không sợ vấp ngã.


Hành giả tu theo pháp môn Tịnh Độ lấy ba tông chỉ Tín Hạnh Nguyện làm đầu, và là nền tảng quan trọng để thực hành pháp niệm Phật. Trong bài Luận Về Niệm Phậtchúng ta thấy sự có mặt của Tín: “mong thấy hình tướng Phật”. Tín là tín tâm sự tin tưởng mãnh liệt, một lòng tin tưởng Phật, tin vào giáo pháp của Phật, tin vào con đường giải thoát cao cả. Hạnh: “Chuyên cần niệm lời Phật”. Một lòng cần mẫn siêng năng dụng công niệm Phật, lập nguyện dấn thân trong mọi hoàn cảnh tâm cảnh nào cũng nhất quyết không thối lui chùn bước, không một trở ngại chướng duyên nghịch cảnhnào có thể ngăn cản được chúng ta. Nguyện: “thân nguyền sinh nước Phật”. Một dạ chí thànhnguyện mong sinh về cảnh giới Phật, quay về với bản thể chân như tánh giác.

 

Lại nữa, còn có bốn phép niệm Phật là những phương tiện nhằm giúp cho chúng ta giữ tâm kiên định không bị tán loạn thất niệm. 1, Trì danh niệm Phật: một lòng niệm danh hiệu Phật, 2, Quán tưởng niệm Phật, quán thấy tướng hảo công hạnh của Phật. 3, Quán tướng (tượng) niệm Phật, đối trước hình tướng của Phật tỉnh giác từng câu niệm Phật. 4, Thật tánh niệm Phật, niệm từ nơi chân tánhPhật tánh bản thể giác ngộchánh niệm. Bốn pháp này như những thang bậc chắc chắn từng bước chúng ta đi lên.


Thiền sư Trần Thái Tông vừa nhắn nhủ và trao cho chúng ta cách thức tu tập để được sinh về Phật quốc. “Kẻ hạ trí lấy ý nghĩ làm bậc, lấy sự tinh tiến làm thang, chú ý đến thiện duyênnguyện sinhvào nước Phật”. Sử dụng chánh niệm làm nền tảng vững chắc, lấy sự tinh tấn chuyên cần tiến lên, thường xuyên hướng tâm đến duyên lành, một lòng một dạ nguyện sinh vào cõi Phật. Một khi quyết chí bền lòng cần mẫn siêng năng, tâm tánh đã được chuyển hóa thuần thục, thì sau khi chết đi tùy theo lòng mong cầu sở nguyện được sinh vào nước Phật. “Nếu chuyên cần không mỏi, tâm tínhthuần thục thì sau khi chết đi sẽ tùy theo điều ước mà được sinh vào nước Phật”. Đã về được nước Phật đến được cảnh giới Phật, cho dù hạ phẩm hạ sanh thì thân cũng không thể mất đi đâu được.


Thiền sư Trần Thái Tông còn nghiêm khắc nhắc nhở chúng ta, đã mang thân người ắt có ba nghiệp, sao không chịu niệm Phật để cầu vãng sanh về cảnh giới Phật, khó vậy sao? “Nay kẻ tu hành đã nhận lấy thân, ắt ba nghiệp đều có. Thế mà không niệm Phật để cầu sinh vào nước Phật chẳng cũng khó sao!” Niệm Phật theo cách của người hạ trí, một lòng nhất tâm niệm Phật thì ở đâu lúc nào Phật cũng ở trong ta, rõ ràng là vậy nhân thiện thì quả lành, nhân niệm Phật thì quả sẽ thành Phật những vị Phật tương lai.


Cũng có thể chúng ta sẽ đặt câu hỏi, không biết Thiền sư Trần Thái Tông niệm Phật hiệu nào? Nhưng nếu tìm hiểu tổng quát những sáng tác và pháp hành tu tập ngày đêm của Ngài ở đó sẽ có câu trả lời. Không những vậy, tư tưởng Tịnh Độ xuất hiện rất rõ nét trong Khoa Nghi Sáu Thời Sám Hối của Ngài, trở thành phương pháp kết hợp ứng dụng Thiền Tịnh vào sự tu tập, và từ đó thành pháp Thiền Tịnh Song Tu của Đạo Phật Việt. Trong sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thì có ba căn là tai, thân và ý giáo lý Tịnh Độ được Ngài đề cập đến vô cùng sinh động sáng tỏ.


Khóa lễ sám hối buổi trưa phần mở đầu tâu bạch về Nhĩ căn có đoạn như sau: “Kính khải thập phương Đại giáctam thế Hùng sư. Phiên lục đạo nhi tác lục thông; nhiếp cửu loại nhi quy cửu phẩm”.

Dịch nghĩa:

Kính tâu Đại giác mười phương, Hùng sư ba đời. Đổi sáu ngã thành sáu thần thông; dẫn sáu loài thành chín liên phẩm.”


Chín liên phẩm là cửu phẩm liên hoa là chín phẩm hoa sentư tưởng liên hoa chỉ có trong giáo lý Tịnh Độhành giả tùy theo mức độ tu tập và sự giác ngộ của mình, sau khi chết đi sẽ hóa sanh vào một trong chín phẩm hoa sen. Được chia ra làm Thượng phẩmTrung phẩm và Hạ phẩmThượng phẩm có ba đó là: thượng phẩm thượng sinhthượng phẩm trung sinh, và thượng phẩm hạ sinhTrung phẩm cũng có ba: Trung phẩm thượng sinhtrung phẩm trung sinh và trung phẩm hạ sinhHạ phẩm có ba đó là: hạ phẩm thượng sinhhạ phẩm trung sinh, và hạ phẩm hạ sinh, cọng lại có chín phẩm là vậy. Tịnh độ miền cực lạc của Phật A Di Đà, nơi trang nghiêm đẹp đẻ, chúng ta một lòng chí thành niệm Phật đến khi tâm không còn loạn động hết phiền não trần lao sẽ được vãng sanh về cõi tịnh.


Kính tâu bạch đấng Giác Ngộ mười phương, bậc Thầy cao cả trong ba cõi dục giớisắc giới, và vô sắc giớiLục đạo luân hồi là sáu đường chúng sinh qua lại gồm có: Trời, Người, A Tu LaĐịa ngụcNgạ quỷSúc sinhLục thông là sáu thần thông như: Thiên nhãn thôngthiên nhĩ thôngtha tâm thôngtúc mạng thông, thần cảnh thông, lậu tận thông. Năm thông đầu có nhiều hành giả chứng đắc, nhờ giới hạnh thanh tịnh trang nghiêm định tuệ khởi phát, ngũ thông tự khai mở. Riêng về Lậu tận thông thì chỉ có những bậc có được quả vị A La Hán mới có được. Dầu vậy đức Phật không khuyến khích việc tu tập chỉ để có được thần thông mà phải hướng đến sự giải thoát cao cả.

Chín loài sinh gồm có: “thai sinh, sinh ra từ bào thainoãn sinh, sinh ra từ trứng, thấp sinh, sinh ra từ nơi ẩm ướt, hóa sinh, do tự nhiên hóa thànhhữu sắc, có sắc màu ở cõi trời sắc giớivô sắc, không màu vẽ ở cõi trời vô sắc giới, vô tưởng, không tư tưởng ở cõi trời vô tưởngphi hữu tưởng và phi vô tưởng, ở cõi trời vô sắc giới thứ tư”. Thay vì phải luân hồi tới lui sanh trong chín loài, thì chúng ta dụng tâm tu tập để được sanh về một trong chín phẩm hoa sen, từ đó lại tiếp tục tu tậpcho đến khi giác ngộ giải thoát viên thành Phật quả.


Khóa lễ sám hối Thân căn lúc nửa đêm, lời tâu bạch có đoạn:

“Thư kim chưởng dĩ tiếp quần sinh; phóng ngọc hào nhi huy chúng sát” đoạn kế tiếp “Đương bộ vãng sinh chi lộ; tu phan dẫn xuất chi xa”.

Dịch nghĩa:

Duỗi tay vàng để đón quần sinh; phóng ánh ngọc để soi khắp cõi.” ở đoạn cuối có câu: “Nên đi tới lối vãng sinh; hãy vịn vào xe tiếp dẫn”.


Đó là hình ảnh của Đức Phật A Di Đà chúng ta thường trông thấy, cánh tay của Phật duỗi thẳng lòng bàn tay mở ra, phóng hào quang phổ độ chúng sinh tiếp dẫn đưa về Tây phương. Đoạn cuối phần tâu bạch tư tưởng Tịnh Độ còn rộng mở tỏ rõ hơn nữa.“ Các Phật Tử! Nên nghĩ tứ xà bức bách; chớ quên nhị thử gặm mòn. Luân hồi tam giới biết bao thôi; luẩn quẩn tứ sinh chưa lúc dứt. Nên đi tới lối vãng sinh; hãy vịn vào xe tiếp dẫn”. Thiền sư mượn hình ảnh bốn con rắn (tứ xà), chỉ cho đất, nước, gió, lửa kết hợp tạo thành con người chúng ta. Những ham muốn cám dỗ độc hạithường xuyên có mặt trong ta như bốn con rắn độc vậy. Nhị thử là hai con chuột, tượng trưng cho thời gian ngày và đêm gặm nhấm trôi qua mau chóng, vô thường tước đoạt. Tứ sinh là chúng sinhđược sinh ra từ bốn cách: sinh ra từ bào thai, trứng, sinh ra từ nơi ẩm thấp, và tự nhiên mà sinh.

 

Ngài nhắc nhở chúng ta ba cõi luân hồi chưa dừng nghĩ, bốn cách sinh không biết lúc nào ngưng, chỉ có vãng sanh về nước Phật “nên đi tới lối vãng sinh”. Một lòng chuyên cần niệm Phật, nương vào nguyện lực cứu độ vô biên của Phật A Di Đà, để được vãng sanh về cảnh giới Cực Lạc.


Muốn về cõi Phật thì phải niệm Phật, ngày đêm sáu thời miên mật trọn đời không thay đổi. Việc trước tiên là tự lực, tự mình cứu mình nương vào chính mình, tự mình nỗ lực tinh cần tu tập, tịnh hóa ba nghiệp thân, miệng, ý. Chứ không hẳn chỉ lo việc dựa vào tha lựctrông cậy nương nhờ sự hộ trì phóng quang tiếp dẫn của Phật A Di Đà. Không khéo khiến chúng ta rơi vào tâm lý ỷ lại trông chờ phó thác mọi việc cho Tam Thánh sắp xếp, khi mệnh chung liền được tiếp dẫn về cảnh giới Cực Lạc.

 

Thiền sư Trần Thái Tông khuyên bảo nhắc nhở chúng ta phải “vịn vào xe tiếp dẫn” là chính mình tự mình vịn vào bám vào nương vào xe tiếp dẫn để đi đến đích chứ hoàn toàn không có việc Đức Phậtkéo chúng ta bỏ lên xe. Một khi trong ta vẫn còn đầy dẫy tham sân si, thân miệng ý đêm ngày gây bao ác nghiệp, thì liệu có cảnh giới cực lạc có thể chứa chấp chúng ta? Hơn nữa ác nghiệp trong ta quá nặng nề xe nào chở chúng ta đi cũng đều xẹp bánh, vậy thì đến được nơi đâu chốn nào? Chúng ta rõ một điều sống như thế nào hành xử suy nghĩ ra sao thì khi chết đi cũng sẽ y nguyênnhư thế, phiền não đau khổ bất an ở hiện tại mai sau có ra đi cũng sẽ mang theo đủ đầy như vậy. Chúng ta sống với tâm cảnh nào thì khi đi, cũng với tâm trạng như thế không thể khác hơn được, chúng ta có được an lạc trong hiện tạitịnh độ chưa hiện tiền thì làm sao mai sau về được cõi tịnh?

Khóa lễ sám hối lúc rạng đông, những lời tâu bạch về Ý căn có câu:

“Quản thủ nhãn tiền tịnh độ; nhận lai tâm lý Di Đà”

Dịch nghĩa:

Tịnh độ giữ gìn trước mắtDi Đà nhận lấy trong tâm”.


Rõ ràngcõi Tịnh Độ và hình ảnh của Đức Phật A Di Đà xuất hiện rực rỡ và vô cùng sinh động. Tâm cùng cảnh tương thông tịnh độ hiện tiềntịnh độ là đây ở nơi đây bây giờ.“Các Phật Tử! Nếu mặc sức suốt đêm vui thú; thì trọn ngày tâm địa tối tăm. Đến nỗi ràng buộc một đời; đều bởi u mêhai chữ. Vì ngươi mở một con đường; để lại người sau xem xét. Nên hay nhân mệnh chẳng trường tồn; chớ để mặc lúc này lầm lỡTịnh độ giữ gìn trước mắtDi Đà nhận lấy trong tâm. Nếu biết nhanh lấy, chóng theo; sẽ được hiển hiện tức khắc”. Thiền sư khuyên bảo chúng ta khéo biết mạng sống con người mau chóng vánh, chớ nên lầm lỡ phó mặc trôi qua uổng mất một đờiTịnh Độ cõi nước thanh tịnh trang nghiêm tịnh diệu đang ở trước mắt chúng ta ráng giữ gìntự tánh Di Đà lúc nào cũng sáng tỏ trong tâm chúng ta cố gắng nhận lấy.

 

Như vậy, trong sáu căn thì đã có ba căn có sự liên hệ đến tư tưởng Tịnh Độ, và trong ba nghiệpthân, khẩu, ý, thì thân và ý nghiệp cũng có sự hiện diện quan trọng của giáo lý Tịnh ĐộHình ảnhĐức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ sáng tỏ lồng lộng trong tâm thức mỗi chúng ta, và đó cũng chính là con đường kết hợp Thiền Tịnh song tu mà Thiền sư Trần Thái Tông đã có công mở ra cho tất cả chúng ta tiếp bước noi theo.


Hơn nữa, cho dù chúng ta tu tập theo truyền thống pháp môn nào đi chăng nữa, thì Bốn sự thật (Tứ Diệu Đế) và Tám con đường trung đạo (Bát Chánh Đạo) là những nền tảng vô cùng quan trọng thiết yếu dẫn chúng ta đến với an lạc giải thoát. Trong Bài Bàn Về Niệm Phật còn có sự liên kết ứng dụng Giới, Định, Tuệ và Bát Chánh Đạo.Về giới những điều không được vi phạmchúng ta thấy ngoài thân giới còn có ý giới. Đó là thân không làm việc tà,“thân thẳng ngồi ngay, không làm việc tà”. Miệng không nói lời ác độc chua cay dối gạt, “không nói điều xằng bậy”. Ý không nghĩ đến điều ác, “không nảy sinh ý nghĩ tà” trong Bát Chánh Đạo vốn đã bao gồm giới, định, tuệ.

 

Tám con đường Trung Đạo dẫn đến an lạc giải thoátchúng ta thấy sự có mặt của Chánh kiến, thấy biết như thậttrở về với chánh đạo, “khơi dậy ý nghĩ chân chính để dập tắt ba nghiệp”. Chánh tư duy “chăm chú ở sự tinh tiến không nảy sinh ý nghĩ tà”, “chú ý đến thiện duyên”. Chánh nghiệpthực hành thiện pháp “thân thẳng ngồi ngay không làm việc tà”. Chánh ngữ, “Miệng tụng lời chân chính”. Chánh mạng, “lúc mệnh hết qua đời sẽ được niềm vui cõi niết bàn “thường lạc ngã tịnh”, nguyện sinh vào nước Phật”. Chánh tinh tấnnỗ lực hết lòng tu tập, “chuyên cần không mỏi, tâm tính thuần thục”, “ngày đêm tu hành chăm chỉ”. Chánh định, “có sự chú ý mà thôi”. Chánh niệm, “niệm Phật dập tắt ba nghiệp”.


Chúng ta nếu muốn thoát ly ra ngoài tăm tối phiền não khổ đau, thì phải từ bỏ vô minh tham sân siquấy nhiễu lũng đoạnnỗ lực tinh cần tu tập định tuệ khởi phát, từ bi trí tuệ trăng trưởng, phước huệ trang nghiêmNiệm Phật như thế nào để tâm thuần tịnh không còn loạn tưởng, không tạo cơ hội để cho tạp niệm thế gian phiền não niệm xen vào gây rối? Niệm Phật muốn đạt đến kết quả tối ưu, cần có sự kết nối hòa nhập hợp nhất của thân, miệng, ý. Thân ngay thẳng đoan chánh trang nghiêm, miệng niệm Phật từng âm vang chuyển đưa vào tận cùng tâm ý, từng lời từng tiếng từng câu niệm Phật cứ thế vang vọng trong tâm không dừng. Ba nghiệp tịnh thanh phước huệ song tu tri hành hợp nhất, thân, khẩu, ý hòa quyện tương hợp nối kết hỗ tương lẫn nhau.

 

Niệm Phật cho đến khi tâm chúng ta sáng tỏ, ánh sáng vô lượng thọ quang đêm ngày tỏ rạng. Niệm Phật còn là thiện pháp khiến cho chúng ta lúc nào và ở đâu cũng luôn được an trú trong cõi thiện lành cao cả. Công đức của việc niệm Phật sẽ giúp thân, khẩu, ý chúng ta kiện toàn đầy đủ thiện nghiệpphước huệ sung mãn báo ứng tốt lành.

Chỉ khi chúng ta dứt trừ vô minh tăm tối thì mới tiến tới giác ngộ giải thoát, sẽ không ai cứu được mình ngoại trừ mình ra, cũng chẳng có ai bước hộ thế ta, đến được bờ kia đều do ở sức mình. Nếu không đủ phước thiếu duyên tu tập không đến nơi đến chốn, thì mãi nổi chìm lận đận. Tự mình đốt đuốc thắp sáng bước đi, tự mình quyết chí vươn lên tỏa sáng, tự mình nỗ lực kiên định một lòng niệm Phật. Bởi không một ai đấng quyền năng tối cao nào, có thể thay thế định đoạt được nghiệp quả mà ta đã gieo trồng gây tạo, chỉ có chính ta mới đủ thẩm quyền chuyển đổi, đi đâu về đâu đến đâu đều do ta làm chủ, dù đó thiên đường hay địa ngục hạnh phúc hay khổ đau.


Cho dù, chúng ta có phân chia ngăn bờ chắn lối hay làm cách nào đi chăng nữa, thì rõ ràng trong Tịnh vẫn có Thiền trong Thiền vẫn có Tịnh. Hành giả thiền cho đến khi tịnh hóa thân tâm định tuệ phát khởiniệm Phật đến khi một lòng không tạp loạn (nhất tâm bất loạn) thì con đường dẫn đến giác ngộ mới thành tựuBản thể giác ngộ vốn bình đẳng đồng nhất không dị biệt sai khác, không một cũng chẳng hai, nhất như bất độngchánh niệm tỉnh giác phủ vây, rời xa ngăn ngại tà kiến nhị nguyênTruyền thốngtông phái pháp môn, vốn không phân định cao thấp lớn nhỏ, như muôn sông đổ về biển cả, dung nạp không chối từ. Bởi tất cả nếu muốn giải thoát an lạc đều phải thực tập theo chánh pháp, khơi mở tự tánh chân nhưgiữ gìn chánh niệm tỉnh giáctrí tuệ từ bi bừng dậy tỏa sáng.

Sự khác biệt nếu có là do mức độ tu tập của hành giả mà căn trí sâu dày cạn mỏng thấp cao, thế nên là Thiền, Mật, Tịnh hay gì đi nữa. Nếu không từ bỏ vô minh tham sân si quấy nhiễu lũng đoạn, không buông bỏ xả ly, không nâng cao phẩm hạnh, không phát khởi từ bi trí tuệ, thì con đường đi đến an lạc giải thoát trở nên vời vợi xa xămNếu không chuyển hóa tâm bất tịnh trở thành thanh tịnhphiền não thành bồ đề, thì sẽ không có cảnh giới niết bàn cực lạc nào có thể dung chứa được chúng ta cả. Nếu không tu tập sáu căn ba nghiệp cho thật tươm tất vẹn toàn, thì vẫn phải trôi lăn trong khổ đau đắm chìm nơi bờ mê lối mộng.


Định tuệ chưa đủ đầy phước huệ chưa được trang nghiêmniệm Phật chưa được nhất tâm, thì con đường trở về với chánh đạo vốn đã khó lại càng khó khăn hơn. Chúng ta có duyên may gặp được Phật pháp nên hãy tinh cần cố gắng dụng công đêm ngày một lòng tu niệm. Niệm Phật để thành Phật, để được sống trong cảnh giới Phật, được sinh về cõi Phật. Tu theo Phật, theo dấu chân Phậtvề với Phật để thành Phật.

Như Hùng

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 6017)
Kinh Vô Lượng Thọviên giáo xứng tánh của Như Lai, là hóa nghi sẵn đủ của chúng sanh.
(View: 6445)
Phật dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian như bóng theo hình, không sai chạy tơ hào. Song, những kẻ không tin tưởng luật nhân quả thì cho đó là lời rỗng tuếch.
(View: 7571)
Minh Tâm là một yếu pháp trong hết thảy các pháp và Tịnh Tâm là một yếu hạnh trong hết thảy các hạnh. Nhưng cái yếu pháp Minh Tâm không chi bằng niệm Phật.
(View: 7021)
Khi tâm mình nhẹ nhàng, thảnh thơihạnh phúc thì ba nẻo đường đen tốiđịa ngục, ngạ quỷsúc sanh không thể xuất hiện.
(View: 6514)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người,
(View: 6022)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ.
(View: 5205)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới.
(View: 5627)
Hành giả tu học pháp môn Tịnh Độ, tất yếu đầy đủ tư lương Tịnh Độ. Những gì gọi là tư lương?
(View: 6953)
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên...
(View: 6242)
Phật Pháp đến nơi nào thời cũng làm lợi ích cho chúng sanh, làm cho chúng sanh được vui vẻ và được an vui...
(View: 12721)
Nguyện con sắp đến lúc lâm chung, Trừ hết tất cả các chướng ngại, Tận mặt thấy Phật A Di Đà, Liền được sanh về cõi Cực lạc.
(View: 6010)
Tâm thức chánh niệm hay tán loạn của con người khi lâm chungyếu tố quyết định cho sự vãng sanh Tịnh độ hay đọa lạc về các cảnh giới khổ đau.
(View: 7376)
Người Nhật khi nghe đến Shinran Shonin (Thân Loan Thánh Nhân) họ liền hiểu ngay gần như là Giáo Tổ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản,
(View: 5845)
Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt.
(View: 6231)
Do chúng sinh có nhiều bệnh, nên đức Phật mới lập ra nhiều pháp môn, nhưng tất cả giáo lý đều lấy giác ngộ làm đích đến.
(View: 5164)
Tu học pháp môn niệm Phật là có thể mang nghiệp vãng sanh, nhưng chúng ta cũng tận lực, hy vọng có thể mang đi ít một chút.
(View: 4706)
Chúng ta học được từ nơi Phật Bồ Tát là ở ngay trong cuộc sống thường ngày, nhất định phải dùng tâm chân thành, chân thì không giả, thành thì không hư vọng...
(View: 8572)
Thiền (hay Thiền–na) là âm của tiếng Phạn "Dhyana", là pháp môn "trực chỉ Chơn tâm, kiến tánh thành Phật".
(View: 6859)
Một câu A Di Đà Phật làm cho chúng ta tỉnh lại. Sau khi tỉnh rồi mới biết được chính mình vốn dĩ là A Di Đà Phật, chính mình vốn dĩ là Tỳ Lô Giá Na.
(View: 7727)
Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà,
(View: 6133)
Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là giáo dục. Giáo dục Phật giáo cứu cánh viên mãn, giúp chúng ta phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.
(View: 5732)
Ở Trung Hoa, kinh Quán Vô Lượng Thọ đóng một vai trò quan yếu trong giai đoạn đầu tiên của sự truyền bá Tịnh độ tông hơn bất kỳ kinh văn nào khác của tông nầy.
(View: 6672)
Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản được Đức Thế Tôn chỉ dạy rất rõ ràng, hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ nhất,
(View: 6997)
Tịnh Độphương cách thích hợp nhất để đạt thành tựu trong một kiếp, và là cách tốt nhất để cứu độ chúng sinh.
(View: 7940)
Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sanh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sinh tử luân hồi.
(View: 5104)
Tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo, ư nhất thiết vạn vật, tuỳ ý tự tại, vi thứ giá loại, tác bất thỉnh chi hửu.
(View: 4989)
Học Phật trước tiên phải làm người tốt, xử lý tốt mối quan hệ giữa người với người rồi, tiến thêm một bước, chúng ta phải xử lý tốt mối quan hệ với môi trường tự nhiên.
(View: 5498)
Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh.
(View: 13346)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(View: 10304)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(View: 11068)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(View: 10924)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(View: 10615)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(View: 12522)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(View: 10735)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(View: 11336)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(View: 10471)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(View: 9314)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(View: 10126)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(View: 15286)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(View: 9283)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(View: 9758)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(View: 10107)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(View: 9498)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(View: 11076)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(View: 10110)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(View: 8868)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(View: 10173)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(View: 9493)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(View: 10140)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(View: 9546)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(View: 8899)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(View: 9593)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(View: 9610)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(View: 9335)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(View: 9955)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(View: 9651)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(View: 9404)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(View: 4369)
Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật.
(View: 9494)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM