Trường
hợp các nhà sưTây Tạngtự thiêu để đòi hỏi quyền tự dotôn giáo và giữ
gìn bản sắc dân tộc có phải đã phạm giớisát sinh hay không? Hay đây là
hành vicúng dường thân xác để hộ trì chánh pháp? Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm Thứ Tư 20-11-2013 đã nói chuyện về vấn đề này.
Bản tin từ Phayul, một mạng thông tin của người Tây Tạnglưu vong, đã ghi nhận rằng
vị lãnh đạọ tinh thầnTây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma nói hôm Thứ Tư rằng những cuộc phản kháng bằng cách tự thiêu ở Tây Tạng là rất buồn, và rất khó cho Ngài thuyết phụcngăn cản
họ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đang trong chuyến hoằng pháp ở Nhật Bản, và nói như thế trong bài diễn văn trước khoảng 150 vị dân biểu Nhật Bản ở
Tokyo: “Tôi không có thể yêu cầu họ hành động khác đi, bởi vì tôi không
có gì để hiến tặng họ hết.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma -- người được Giảỉ Nobel Hòa Bình năm 1989 – nói rằng các sự kiệntự thiêu đó là rất buồn và rằng đó là để đối kháng với những gian nan quá lớn mà họ đối diện: “Những vị này đã sẵn sàng hy sinhthân mạng của họ, không phải vì họ say xỉn hay bất mãn vì chuyện gia đình.”
Ngài kêu gọi chính phủ Trung Quốc hãy điều tratình hình kỹ lưỡng để xem xét tại sao có quá
nhiều người Tây Tạng chọn con đườngtự thiêu như thế.
Từ năm 2009, có 123
người Tây Tạng đã tự thiêu tại Tây Tạng để phản đối việc TQ chiếm đóngTây Tạng và để chống chính sách đàn áp mạnh tay.
Mạng
Phayul nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma được mời tới nói chuyện trước khoảng
150 dân biểu thuộc tổ chức All Party Parliamentary Group in Japan -- và
đích thân Eriko Yamatani, Chủ tịch Ủy ban Nhóm 8 Đảng Chính Trị và vị dân biểu thâm niên Takeo Hiranuma hộ tống Ngài vào hội trường.
Ngài
cũng bày tỏ nỗi buồn về bạo lực ở Miến Điện, giữa tín đồHồi Giáo và Phật Giáo: “Tôi đã kêu gọi các vị sư nơi đó, khi mâu thuẫnbùng nổ, để nhớ tới khuôn mặt Đức Phật. Tôi tin rằng nếu Đức Phật có mặt nơi đó, Ngài sẽ đề nghị bảo vệ những người Hồi Giáo bị hăm dọa đó.”
Đó là
quan điểm của Đức
Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ Phật Giáo Tây Tạng. Cần ghi nhận rằng, khi nói trước 150 chính khách Nhật Bản, tất nhiên Ngài không thể nói chi tiết như trong một buổi thuyết pháp cho Phật Tử. Khi nói chuyện, Ngài cũng biết rằng trong 150 Dân biểu Nhật Bản đó, không phải ai cũng là Phật Tử,
và do vậy, có thể hiểu rằng Ngài chỉ nói khái lược những gì Ngài suy nghĩ. Tất nhiên, Ngài biết, trong người nghe cũng có thể sẽ có ngộ nhận,
vì không hiểu hết ý của Ngài. (Ảnh trên: Đức Đạt Lai Lạt Ma đang đọc diễn văn trước the All Party Parliamentarian Group at the National Diet Building in Tokyo, Japan on November 20, 2013. Photo/Office of Tibet, Japan)
Trên cương vị Phật Tử, chúng tasuy nghĩ thế nào?
Tác
phẩm “Phật Giáo Chính Tín” của Pháp sưThánh Nghiêm, người sáng lập Viện Nghiên cứuPhật họcTrung Quốc năm 1985 tại Đài Loan, cũng là một Thiền sưnổi tiếng và có nhiều Thiền đường khắp thế giới, trả lời câu hỏi thứ 32
như sau, trích từ Thư Viện Hoa Sen:
“32. PHẬT TỬ CÓ PHẢN ĐỐITỰ SÁT KHÔNG?
Có
phản đối. Trong giới luật, có quy định rõ. Phật tử không được tự sát, nếu tự sát thì có tội [Xem Tứ phần luật và luận Nhiếp, quyển 2].
Ở đây, nói tự sát là vì chán cuộc sống hiện tại, mà lầm nghĩ rằng, sau khi tự sát sẽ được giải thoát.
Người
Phật tử tin ở định luậtnhân quả, nếu khôngchứng ngộthực tướng của các pháp, nếu không lấy công phutu trì để thoát khỏisinh tử thì tự sát
không có tác dụng gì hết. Vì nếu chưa hết nghiệp báo, thì dù có tự sát,
cũng phải chịu một kỳ sinh tửtiếp theo. Cũng như một con nợ, để tránh mặt chủ nợ đòi nợ, bèn dời nhà từ nơi A đến nơi B. Nhưng sớm hay muộn, chủ nợ cũng sẽ tìm
ra nơi ở mới của con nợ, để tiếp tục đòi nợ. Vì vậy, Phật tửphản đốitự sát, Phật giáo động viên mọi người hãy tận dụng thời gian trong một đời Người để nỗ lựctu thiện, tích đức nhằm cải thiệnvận mệnhhiện tại và tương lai của mình.
Thế nhưng, Phật giáo không phải là một tôn
giáo khuyến khích vị kỷ. Người Phật tử, vì sự nghiệpđộ sinh, trong trường hợpcần thiết cũng sẵn sàng xả thân. Để bảo vệ tin ngưỡng thần thánh của mình, có những Phật tử đã tuẫn tiết. Một người hành Bồ Tát đạochân chính, có thể xả bỏ cả tay chân, thịt, mắt cho đến cái đầu của mình.
Cũng như đức Thích CaThế Tôn, trong các kiếp sống trước của Ngài, trong thời kỳhành đạoBồ Tát, Ngài đã nhiều lần xả thân không
tiếc sinh mạng. Như trong kinh Pháp Hoa nói: "Không có một bụi trần nào
nhỏ như hạt cải, không phải là nơi Bồ Tát xả bỏ thân mạng". Kinh Tạp A Hàm quyển 39 và 47 kể truyện có ba vị A La Hántự sát mà đức Phật cũng tán thành.”(hết trích - http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_14-1_5-50_6-8_4-7735_17-639_15-1/)
Do vậy, quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng phù hợp với Kinh Pháp Hoa và Tạp A Hàm vậy. Tuy
nhiên, cần chú ý: Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rõ rằng rất khó để Ngài yêu cầu họ từ bỏquyết
địnhtự thiêu (that it was difficult for him to dissuade them...) chứ không phải Ngài khuyến khích. Bởi vì khuyến khích tự thiêu là sẽ gây nghiệp bất thiện, và mặt khác, khi với tâm chưa thanh tịnh mà lại ngăn cản những vị muốn tự thiêu để hộ trìchánh pháp tất cũng sẽ gây nghiệp bất thiện khác.
Điều quan trọng nữa: nếu người tự thiêuhốt nhiên khởi lên một niệm căm thù, sân si... thiện pháp sẽ bất toàn. Khó là như thế.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.