Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thơ Văn Tưởng Niệm

24 Tháng Mười Hai 201611:27(Xem: 4372)
Thơ Văn Tưởng Niệm
Thơ Văn Tưởng Niệm
TT Thích Đức Trí
----------
TT-thich-tri-duc400


NGƯỜI ĐI!

(Thơ tưởng niệm Giác Linh Tân viên tịch - Cố Thượng Tọa Đức Trí,

Trụ trì Chùa Tam Bảo, Tulsa, Oklahoma,USA)

 

Người đi bao nuối tiếc

Tam Bảo đứng sững sờ

Xuân xanh năm mươi mốt

Ra đi chẳng một lời.

 

Kiếp nhân sinh dài ngắn

Ước mơ để lại ai?

Cỏ cây vương vấn quá

Buốt giá cả bầu trời.

 

Sinh ra giữa kiếp trần

Hoằng dương nơi viễn xứ

Nương Okla hành đạo

Hầu lợi lạc quần sanh.

 

Sống thanh cao giản dị

Dâng ý đạo cho đời

Khơi đèn thiền chiếu sáng

Nối nghiệp chí Như Lai.

 

Vô thường bất chợt quá

Cung thương lời tiễn biệt

Người ẩn giữa mây trắng

Bút nghiên nữa còn đâu?

 

Tiếng chuông chiều ảm đạm,

Như khóc đời bể dâu,

Tiễn người về cõi Tịnh.

Tulsa lặng cúi đầu.

Chư Ni và Phật tử Chùa Hương Sen, Cali, USA, nhất tâm đảnh lễ Giác Linh Thượng Tọa Đức Trí  - Thượng Phẩm Thượng Sanh – Cao Đăng Phật Quốc.
Một buổi chiều - viết trên phi cơ từ Việt Nam trở về Hoa Kỳ ngày 9/1/2017

Khể thủ,

Thích Nữ Giới Hương

--------------------

 


Tiễn biệt tri âm
(Chiều đông tím tại Tulsa)

Chiều đã xuống sương lên giăng kín lối
Hồ nước xanh mờ ảo bóng chim di
Người đã về từ lúc bước chân đi
Khung tịch mặc làm tim ai tê tái

Đông đã về hồn thu còn kinh hãi
Cây thông già cháy buốt dáng điêu linh
Gió buông lời trong tiếng bấc lặng thinh
Người cố quận nhìn nhau sầu tím ngắt

Trà đã điểm hoà hương trầm phiêu phưởng
Tiếng kinh cầu nghe tấc dạ rưng rưng
Bóng hình xưa nay lại hoá vô tung
Chào tiễn biệt biết thưở nào trùng mộng.

Pháp hữu thích Đồng Lưu
TS K IV VH
------------------


ĐIẾU VĂN TƯỞNG NIỆM

CỐ THƯỢNG TOẠ THÍCH ĐỨC TRÍ

Nam-mô Bổn sư Thích-ca mâu-ni Phật,
Sáng hôm nay, ngày 30/12/2016, trong khung cảnh trang nghiêm và đượm tình Linh sơn cốt nhục, tại chùa Tam Bảo, Thành phố Tusla, Oklohoma, Hoa kỳ, chúng tôi xin đại diện cho cựu Tăng Ni HVPGVN tại TP.HCM, khoá IV tại quê nhà Việt Nam, thành kính hướng vọng về giác linh đài cố Thượng toạ tân viên tịch, người huynh đệ đồng khoá, đốt nén tâm hương, và có đôi lời tưởng niệm.
Kính bạch giác linh Thượng toạ,
Mới đầu năm 2016, anh em huynh đệ khoá IV, HVPGVN tại TP.HCM, trong và ngoài nước, bàng hoàng nghe tin người huynh đệ dáng người nhỏ bé của chúng ta, cố Thượng toạ Thích Nhuận Châu, đột ngột qua đời. Niềm thương tiếc chưa cạn !
Gần cuối năm, anh em huynh đệ chúng ta lại giật mình nghe hung tin, thêm một người huynh đệ nữa, dáng người cao lớn, không bệnh không nạn, lạnh lùng từ bỏ chúng ta ra đi không một lời từ biệt. Hằn thêm nỗi đau !
Ô hô ! Vô thường đến thế là cùng !
Cả hai người huynh đệ của chúng ta đều trải thân hành đạo xứ người, vá áo chép kinh nơi đất khách, nhặt đá trộn hồ đắp thành tràng phan bảo cái  kiến tạo già lam, thiết lập đạo tràng hoằng hoá đạo mầu, phá lưới nghi trùng điệp. Còn đó bao phật sư ngỗn ngang, hỏi ai đã chuẩn bị hành trang cho mình ?
Thương quá !
Bốn năm chung học, Đức Trí luôn lặng lẽ, từ hoà. Tính khí cương trực, nhưng hành xử bao dung. Với huynh đệ, Thầy luôn hết lòng. Với bản thân, Thầy luôn nỗ lực tinh tấn. Hơn năm mươi nương thân cõi tạm, gần ba mươi năm Thầy dấn thân trên con đường tìm về khả tính, cho niềm tin nẻo Đạo, cho lợi lạc hữu tình, cho vận mệnh Phật giáo Việt Nam, cho văn hóa Phật giáo Việt Nam trên đất Mỹ. Cuộc dấn thân thì vô cùng, con đường phổ lợi quần sinh thì vô hạn, nhưng kiếp nhân sinh thì dị thế muôn trùng. Có ai lường được cuộc chia ly này ?
Tự viện Tam Bảo nơi đất Mỹ quốc còn đây, chốn tổ Tòng Lâm ở quê mẹ Việt còn đó, giữa hai bờ chia cách Đông – Tây, mây thoảng gió bay, hạnh nguyện tiếp nối tháng ngày, để nghĩa Đạo tình Đời muôn phương khơi dậy. Hôm nay, Thầy đã nhẹ gót phiêu du, hòa mình với quả ngọt hoa thơm nơi vườn thiền chư Tổ  nước đã về nguồn, lá rơi về cội. Biển nghiệp thức giờ đây sóng đã lặn, đỉnh Lăng Già trăng mở lối tiêu dao. Chỉ còn quanh đây những nụ hoa phảng phất giữa đôi miền, mang sắc hương gần một đời người trải thân hành đạo, chậm trôi theo những dòng tư niệm của bao người đệ huynh, chở bao tiếc thương ngậm ngùi. Tiếng lời không đủ gọi, ngôn ngữ phù trầm của trần gian không bắt nhịp kịp cùng với mỗi dòng suy tư, mỗi tấc lòng kính tiếc khi nhớ nghĩ về Thầy. Dặm trường tử sinh trong cõi bụi hồng như một quy luật tồn sinh của tạo hóa, mà cõi Đạo cõi Đời xưa nay vẫn chưa từng có mảy may dị biệt. “Lá theo mùa lá rụng, người duyên hết người đi”. Biết thế, nhưng lòng chúng tôi vẫn kính tiếc khôn nguôi khi đứng trước di ảnh Thầy, một mầm xanh Phật pháp. Bao kỷ niệm sâu dày, bao Đạo tình cao đẹp cốt nhục Linh sơn của một thời chung lớp, chung trường vẫn luôn và mãi hiển hiện trong chúng tôi như đôi vầng nhật nguyệt; là những Pháp lữ xa gần trong và ngoài nước; là bao người con Phật tại gia trải khắp vùng miền nơi đất Á, trời Tây.
Ô hô !
Chim bay không cầm bóng
Nước trôi chẳng giữ màu
Phất phơ vài lá trúc
Như gió thoảng vườn sau.
Một đời người, đến để rồi đi, bởi Cố quận mới là Bảo sở quê nhà, cõi trần gian chỉ là Hóa thành bến đỗ, những dặm trường xuôi ngược bôn ba, bao buồn vui mưa nắng cuộc đời, như một lần để thân tâm thể nghiệm. Trên dặm dài cuộc lữ ngược xuôi, dẫu tháng năm có xóa nhòa bao vết dấu, nhưng đó đây vẫn còn phảng phất bao dấu hài kỷ niệm, những lối mòn đầy quả ngọt hoa thơm được tạc ghi trong hành trạng đời người. Trước phút giây tiễn biệt nghìn trùng, xin cho chúng con được một lần chí thành khể thủ.
Nam-mô Tân Viên Tịch, Từ Lâm Tế Tông, Tứ Thập Thất Thế, Tam Bảo Tự Trú Trì, Huý thượng Đức hạ Trí, Tự Chánh Huệ, Hiệu Huệ Niệm, Võ Công Thượng Toạ Giác Linh.
-------------------------

DOI-DONG-TUONG-NIEM-THAY-DUC-TRI720
----------
NHẤT TÂM CẦU NGUYỆN

GIÁC LINH THƯỢNG TOẠ THÍCH ĐỨC TRÍ
CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC! 

 

Năm mươi mốt tuổi đời trên dương thế

Phát từ tâm với hạnh nguyện độ tha

Không quảng ngại một mình nơi đất khách 

Mà chung tình cùng pháp giới bao la

 

Chừ khép lại một trang đời bỏ ngỏ

Kiếp phù sinh trả lại kiếp phù sinh

Người quẫy gót về phương trời biền biệt

Còn nơi đây...thổn thức...nỗi ân tình

 

Người đã đến như bao lần đã đến

Rồi ra đi như ánh chớp thật nhanh

Những trước tác, những pháp âm còn đó

Mãi muôn đời sử sách lưu danh

 

Chùa Thiên Trúc, California, San Jose

Ngày 24 tháng 12 năm 2016

Kính lễ,

Pháp hữu,

Thích Thiện Long

(Hàn Long Ẩn)

 


-----------
VẪN CHƯA NÓI LỜI TỪ BIỆT

Kính Tiễn Thầy Đức 

Thầy lặng lẽ ra đi
Bóng chiều chưa đổi sắc
Đời Thầy vốn trầm mặc
Tâm rộng dòng sông Hương

An nhàn cõi yêu thương
Thầy thong dong cõi Tịnh
Đức Trí hiệu Huệ Niệm
Tự Chánh Huệ ung dung

Thầy đi chánh pháp muôn trùng
Vô thường, Vô ngã, Khổ, Không hiện tiền!
Thầy về an toạ hồng liên
Nhất tâm niệm Phật vô biên hạnh người!

Tâm Thường Định
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17667)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 24510)
13 Vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 26036)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 13785)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
(Xem: 13188)
Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.
(Xem: 22077)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 19088)
Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
(Xem: 10015)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
(Xem: 11922)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
(Xem: 13046)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi...
(Xem: 15201)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
(Xem: 10550)
Lochen đã gặp Lạt ma của cô vào mùa hạ. Vào mùa đông, Lạt ma đi từ hang động của ngài tới ni viện nhỏ ở gần đó, tại đó ngài ban các giáo lý rộng lớn.
(Xem: 21842)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 10142)
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêunhân loại.
(Xem: 9856)
Đại sư Huệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
(Xem: 9757)
Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu...
(Xem: 10201)
Các tu sĩ Phật giáo không hề bị cám dỗ bởi những sở hữu vật chất cá nhân. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn lặp lại câu nói: “Tôi là một Tăng sĩ rất giản đơn”.
(Xem: 27476)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 17853)
Những câu chuyện về các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thống tái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
(Xem: 13206)
Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loan hoằng phápxây dựng chùa Thừa Thiên Thiền Tự.
(Xem: 25183)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34687)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 26779)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
(Xem: 19081)
Ngay từ khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn tại thế, ngài Thần Tú đã là một vị lãnh chúng, lãnh đạo cả một đồ chúng mấy trăm người và làm giáo thọ sư của họ.
(Xem: 9015)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
(Xem: 13092)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là một nhân vật bi thương trong nhiều khía cạnh. Ngài đã chống đối lại chức vụ cao trọng mà Ngài đã được sinh ra ở đó...
(Xem: 9019)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
(Xem: 9461)
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đề tâm linhthể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
(Xem: 9149)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linh phi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giả lỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
(Xem: 11805)
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
(Xem: 18530)
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành công rực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
(Xem: 8793)
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
(Xem: 10680)
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
(Xem: 10967)
Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419)- Dịch giả: Thích Hằng Đạt
(Xem: 28008)
A Dục Vương (Asoka) Cuộc ĐờiSự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
(Xem: 17882)
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
(Xem: 14422)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
(Xem: 16373)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
(Xem: 13218)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(Xem: 15559)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14708)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
(Xem: 7607)
Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cưnổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
(Xem: 17073)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 8403)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dungtôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
(Xem: 30746)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant