Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Bên khu rừng Tuyết

24 Tháng Chín 201100:00(Xem: 12854)
Bên khu rừng Tuyết


Cánh rừng già đang trải qua một mùa đông dài khắc nghiệt. Cây cỏ xác xơ… cảnh vật chìm sâu trong lớp tuyết trắng dày đặc. Chỉ có những thân cổ thụ to cao vốn chịu lạnh giỏi là còn trơ gan cùng tuế nguyệt. Muôn thú tìm ẩn náu đâu đó trong các hang động. Cánh thợ săn đã không thấy lai vãng nữa. Bầu trời thì mãi ngủ yên giữa chốn tiêu sơ tịch giá.

Vị đạo sĩ vừa xả Thiền xong liền bước ra khỏi căn chòi lá. Ông ngạc nhiên nhìn khắp khu rừng Tuyết. Trời lạnh buốt, tuyết vẫn giăng kín lối; Nhưng từ phía chân trời, vần thái dương đang le lói toả ra chút tia nắng dịu dàng mà từ nhiều tháng rồi vắng bóng. Cả mặt đất hôm nay cũng thật khác lạ. Không khí trở nên trong lành, những chồi non nhú ra từ các thân cây khô khốc làm hồi sinh lại bao sức sống cho cả vùng trời yên ả thanh bình. Mới chiều hôm qua đây thôi, khi Đạo Sĩ đi ra dòng suối lấy nước thì cảnh trí vẫn còn u tịch trầm lắng. Vậy mà…. “Mùa xuân lại đến mau vậy sao? Thật là kỳ diệu. Ta ở đây đã nhiều năm rồi, chưa từng thấy cảnh tượng này”.

 Đạo sĩ vừa nghĩ ngợi, vừa rảo bước đi nhanh về phía trước. Cảm giác thư thái hân hoan làm Ông tưởng mình lạc vào một Thế giới nào khác. Đạo sĩ ngắm nhìn cây cỏ hai bên con đường mòn. Tất cả đều ảnh hiện lên bao sắc vẻ tươi xinh nồng ấm. Vài cây hoa dại đang chực trổ ra những bông hoa vàng thắm trông lạ lẫm. Càng đến gần bờ suối bầu trời càng sáng sủa và những đám cỏ xanh mơn mởn dần phủ đầy cả mặt đất. Một vài chú Chồn con láu lỉnh đang tìm gặm cỏ non, rồi vụt chạy biến vào hang khi nhìn thấy bóng người. Có tiếng Chim hót líu lo trên các cành cây còn thắm đẫm những hạt sương mai lấp lánh, như để đón chào buổi bình minh mới. Không gian tràn ngập trong nắng ấm reo vang.

Ra tới bìa rừng đạo sĩ gặp một bác Tiều phu đang chặt những cành củi khô với dáng vẻ vội vàng. Ông tiến lại cất tiếng nói :

- Thí chủ! Mùa xuân năm nay đến sớm và thật kỳ lạ, chỉ sau một đêm mọi vật liền đổi khác.

Người kia ngước lên nhìn Đạo Sĩ:- Ồ không, trời vẫn đang còn lập đông mà… Ngài ở mãi trong rừng sâu nên chẳng hay biết đó thôi! Cách đây vài dặm, bên cạnh con sông Ni liên Thiền, trong khu rừng Ưu Lâu Tần Loa có một vị Sa Môn, tu hành khổ hạnh trải qua sáu năm vừa mới đắc đạo. Mọi người trong Làng đang rủ nhau đến nghe Ngài giảng đạo. Tôi phải nhanh về… để cùng đi đây .

Đạo sĩ lặng lẽ quay gót trở lại. Hoa bên đường vẫn nở. Chim trong rừng vẫn hót. Anh nắng lên cao làm dịu hẳn bầu trời. Nhưng tâm tư của ông lại đang nghĩ ngợi đâu đâu. Một vị đạo sĩ vừa đắc đạo bên dòng sông Ni Liên Thiền. Có thật vậy chăng? Bao nhiêu năm trải thân tìm đạo, ông đã đi khắp nơi từ khu rừng này, đến dãy núi kia. Những vị danhnổi tiếng của xứ An Độ, những bực thầy Bà la môn đạo cao đức trọng, Ông đều tìm đến cầu học đạo mầu. Thời gian thấm thoắt qua nhanh, cuối cùng Ông tìm đến khu rừng Tuyết này để tịnh tu. Đạo mầu chưa chứng, nhưng Ông cũng tự tìm thấy niềm vui trong pháp thiền định. Năm sáu năm trước, ông nghe có vị Thái Tử dòng dõi Thích Ca thuộc nước Ca Tỳ La Vệ đã từ bỏ cung vàng điện ngọc đi xuất gia hành đạo. Ông cũng từng được nghe nói là khi Thánh Nhơn ra đời hoặc đắc đạo thường hay xuất hiện nhiều điềm lành. Những hiện tượng mà Ông thấy sáng nay, phải chăng là ứng vào Người này?

Có hai người từ xa đi lại. Đạo sĩ dừng bứơc và chợt nhận ra đó là hai cô gái chăn cừu, thỉnh thoảng có đem sữa đến cúng dường cho Ông. Khi đến gần, Họ cúi đầu chào và khẽ nói :_Thưa Đạo Sĩ… hôm nay chúng con chỉ có ít sữa nên đem cúng dường cho Thái Tử Tất Đạt Đa vừa chứng đạo. Chúng con muốn tìm đến khu rừng bên dòng sông Ni Liên Thiền mà không biết đi ngả nào?

Đạo Sĩ chỉ cho hai cô bé con đường đến khu rừng bên cạnh. Sau đó Ông bước lên tảng đá ngồi trầm tư suy nghĩ. Ba mươi năm trước… Ông cũng là một Hoàng Tử, con trai út của một vì vua uy quyền nhất bấy giờ. Khi Phụ Vương băng hà thì mấy anh em trong Hoàng tộc chỉ lo chém giết lẫn nhau để tranh giành chiếc ngai vàng, làm cho dân tình khốn đốn khổ sở. Cám cảnh thế sự đa đoan, nhân tình sơ bạc, ông đã từ bỏ tất cả, một mình tìm đến chốn rừng sâu núi thẩm để tầm sư học đạo. Ông gần như quên hết thân phận trước kia của mình. Tuổi thanh xuân đã trôi qua từ lâu. Những gì ông có được chỉ như giọt nước giữa biển pháp bao la vô tận. Khi Ông tự bằng lòng với ngày tháng còn lại trong cảnh an nhàn lạc đạo, thì những chuyển biến của dòng đời lại khuấy động tâm tư. Thái tử Tất Đạt Đa, một ngôi sao đang toả sáng trên bầu trời nhân thế. Con người này đã tìm ra được chơn lý đạo mầu, rồi đây ắt sẽ đưa nhân sinh thoát khỏi con đường sanh tử khổ đau. Một cơn gió thổi tạt qua làm Ông khẻ rùng mình. Ông chợt nhận ra năm tháng đã để lại bao dấu tích tàn phai của kiếp người. Rồi đây Ông chẳng biết mình phải bắt đầu như thế nào đây, khi mạng sống chỉ còn lại những chuỗi ngày mong manh vô vị?

Đêm ấy vị Đạotham thiền trong tâm trạng dao động. Ông rời khỏi khu rừng Tuyết, đi lần ra bên ngoài trong cái lạnh giá của đêm đông. Một vì sao toả sáng trên bầu trời. Vài ánh lửa lập loà từ cánh rừng xa Xa. Những tiếng kêu lạ vang lên từ lòng đất. Tất cả dường như đang chuyển biến trong từng bước chân, trong tận tâm hồn Ông. Đạo Sĩ muốn đi đến một nơi cần đến. Nhưng sao quanh quẩn mãi Ông vẫn chưa tìm được lối vào khu rừng tuệ giác, nơi có vị Sa Môn vừa chứng Đạo. Mà chốn ấy nào có xa lạ gì đâu. Dù chưa từng đến, nhưng Ông biết rất rõ những ngã đường để hướng tới đó. Có phải Đức Phật đã ra đời tu hành đắc đạo? Phải chăng tuổi già nua kém duyên thiếu phước, đã ngăn trở không cho Ông đến gặp Ngài. Ông thở dài rồi ngồi xuống một gốc cây bên đường nghỉ mệt. Có tiếng Gà gáy sáng. Có tiếng bước chân người đi lại. Ông nhìn lên, chợt thấy một gã to lớn, mặt mày dữ tợn từ đâu xuất hiện đang đứng cạnh mình. Ông chưa kịp nói gì thì gã lên tiếng:

_ Này Đạo Sĩ kia… Ngươi đừng cất công đi tìm vị Sa môn trong khu rừng tuệ giác ấy nữa. Khu rừng và con người ấy thực tế không bao giờ tồn tại. Đó chỉ do trí tưởng tượng của con người mà thôi. Hãy trở về bên dãy rừng già tăm tối quanh năm tuyết phủ của Ngươi để sống nốt với tháng ngày còn lại đi.

Nói xong Gã cất tiếng cười lớn. Tiếng cười vang xa cả khu rừng. Tiếng cười như quỷ khóc thần sầu. Tiếng cười ma quái làm cho cây cỏ lặng im cũng phải giựt mình rên rĩ. Đạo sĩ vùng đứng dậy bỏ chạy. Bên tai Ông còn nghe văng vẳng tiếng cười và cả tiếng rượt đuổi của loài yêu quái. Đạo Sĩ ra sức chạy. Lòng không cảm thấy lo sợ bấn loạn nữa, vì Ông đã nhìn thấy nơi cạnh bìa rừng… một màu vàng y giải thoát rực rỡ trong buổi ban mai. Đức Thế Tôn ngồi tĩnh toạ thuyết pháp dưới cội Bồ Đề. Ánh bình minh đang dần hiện ra. Đạo Sĩ bước nhanh tới, nhưng một gốc cây vướng dưới chân làm Ông ngã nhào xuống ….

Đạo Sĩ tỉnh lại trong trạng thái chập chờn giữa cảnh thực và hư. Trong lúc thiền định Ông đã để cho tư tưởng mình bay bổng như mê như tỉnh. Ông đã đi và nhìn thấy ánh sáng Đạo vàng bên dòng sông Ni Liên Thiền. Bao điều đã thấy đã nghe, lúc này cứ hiện rõ ra trước mặt. Những vệt sáng trong khu rừng; Giọng cười ma quái sắc lạnh trong đêm vắng. Sự chuyển động của mặt đất trong buổi giao mùa giữa ánh sáng chơn lý và bóng tối trầm mê. Giai điệu qua từng cung bậc thời gian cứ rung lên những âm thanh quen thuộc của kiếp sinh tồn dị diệt, để rồi cuối cùng sáng rực trong cùng một mầu trời thăm thẳm. Ngay lúc này Đạo Sĩ chợt nhận ra mọi chân tướng của cuộc đời. Muôn pháp thế gian vốn là ảo ảnh phù du, chỉ có tâm thức của sự trở về thì muôn đời bất biến.

 *******

Hằng ngày Đức Thích Tôn cùng đoàn Sa Môn đi khất thực qua các xóm làng. Mọi người đều nhận ra một vị Tỳ Kheo đã già, nhưng dáng người vẫn còn quắc thước đạo mạo nghiêm trang, vẻ mặt luôn ánh lên một niềm tin tưởng an lạc sâu xa. Đó chính là vị Đạo Sĩ trong khu rừng Tuyết ngày nào. Người đã tìm ra con đường sáng trong ngày Phật Thích Ca thành đạo. Người đã trở về sống dưới ánh chơn quang của đạo từ bi giải thoát. Mùa xuân đang trở về. Mọi cảnh vật trong khu rừng Tuyết đều rạng rỡ hẳn lên qua những sắc mầu kỳ diệu. Hoa nở vàng trên khắp các nẻo đường. Và tiếng chim hót… tiếng suối reo cũng ẩn chứa cả bầu trời giải thoát yên vui.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2400)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹ
(Xem: 2513)
Phật giáo đề cao giá trị của hạnh buông xả – một trong những đức hạnh căn bản giúp con người thoát khỏi khổ đau, đạt được sự an lạctự do nội tâm.
(Xem: 2948)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(Xem: 2461)
Phật tánhchủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(Xem: 2487)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(Xem: 1569)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(Xem: 2439)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(Xem: 2112)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(Xem: 2784)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(Xem: 1917)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(Xem: 3117)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(Xem: 2250)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
(Xem: 3615)
Một trong những đóng góp to lớn của Hoà thượng Thích Minh Châu là sự nghiệpphiên dịch kinh điển.
(Xem: 2138)
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
(Xem: 1942)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(Xem: 2988)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
(Xem: 2638)
Ngày xưa, đa phần chùa ở Á Châu được xây dựng trên núi, nên vị Thầy đến đó dựng chùa gọi là Thầy Khai sơn, Trụ trì.
(Xem: 2144)
Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra.
(Xem: 3029)
Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
(Xem: 2933)
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứthiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
(Xem: 2856)
Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm.
(Xem: 1988)
Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha).
(Xem: 2505)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau
(Xem: 2457)
Từ xưa đến nay, chánh ngữ vẫn là yếu tố cần thiết để khẳng định “tính người” trong mỗi cá nhân,
(Xem: 1857)
Sinh, lão, bệnh và tử: những điều này là bình thường. Sinh là bản chất bình thường của sự vật
(Xem: 2093)
Thay đổi, biến động, dịch chuyển vốn là tính chất thường hằngcủa vạn hữu: có sinh ắt có diệt.
(Xem: 2809)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta phải quyết định hàng trăm, hàng ngàn lần.
(Xem: 1621)
“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.
(Xem: 2183)
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
(Xem: 2540)
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát.
(Xem: 3312)
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người...
(Xem: 2275)
Nghe nói đến người tu, tưởng chừng như người ấy làm cái gì to lớn, đội đá vá trời, dời non, lấp biển;
(Xem: 3181)
Ngũ cănngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi.
(Xem: 2972)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh;
(Xem: 2341)
Tu theo Giáo môn hoặc Thiền môn, họ tuân theo lời dạy của Phật hoặc Tổ sư, bám chặt vào lời nói của Phật hay Tổ ghi chép
(Xem: 2733)
Ăn chay, không ăn thịt, là một truyền thống cao đẹp hơn ngàn năm nay ở nước ta, phù hợp một cách sâu xa với tinh thần sùng cao của Phật giáo.
(Xem: 1768)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(Xem: 3104)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(Xem: 3026)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(Xem: 3240)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 2762)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất giadu hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(Xem: 2854)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da ThứcMạt Na Thức,) được xem là
(Xem: 2980)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(Xem: 2428)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(Xem: 2470)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(Xem: 2069)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(Xem: 2306)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(Xem: 2335)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(Xem: 2413)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(Xem: 2494)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
free website cloud based tv menu online azimenu
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant