Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ứng Dụng Phật Pháp Đối Trị Khủng Hoảng

14 Tháng Mười Hai 202317:03(Xem: 962)
Ứng Dụng Phật Pháp Đối Trị Khủng Hoảng

Ứng Dụng Phật Pháp  Đối Trị Khủng Hoảng

Nguyên Cẩn


Hạnh Phúc Trong Bóng Đêm


Khi doanh nhân đối diện khủng hoảng

Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu, chiến tranh Ukraine, nợ xấu do làm ăn thua lỗ, thị trường bất động sản đóng băng, chưa kể thiên tai, lũ lụt khắp nơi.Nhiều người cảm thấy bất an luôn luôn vây bủa. Họ tìm quên trong những thú vui trần thế, nhưng sau đó tình trạng lại còn tệ hơn khi cơ thể rệu rã, tinh thần suy sụp. Một chủ ngân hàng vào năm 2008, khi thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính đã nói: “Chúng ta rõ ràng cần làm nhiều điều hơn thay vì chỉ mỗi quản lý thị trường. Chúng ta không thể hiểu rõ cuộc khủng hoảng này chỉ qua trí tuệchúng ta cần có những sự thay đổi về đạo đức, những cảm ngộ đạo đức sâu sắc có thể chạm tới trái tim và thay đổi không chỉ những hoạt động kinh tế mà còn cả lối tư duy chúng ta về kinh tế… Trách nhiệm chúng ta là nhận thức và lựa chọn một cách có ý thức nền tảng đạo đức mà chúng tamuốn. Chúng ta cần có một hệ thống đạo đức để lèo lái và giữ vững chúng ta trong công việc” (Trích We are the Economy, Kai Romhardt, 2009).

Và tác giả đề nghị chúng ta nhìn về Phật giáo như một nguồn cung cấp những bài học và nền nếp tư duy giúp ta bình tâm và vững vàng vượt qua những trở ngại trong đời sống hiện nay.

Lối tư duy tỉnh thức

Đầu tiên là tư duy tỉnh thức. Khi tỉnh thức chúng ta nhận ra những hiệu ứng mà hành động từ đó tác động đến bản thân và mọi người.

Theo Kai Romhardt, “Tỉnh thức là khả năng của tư duy cho phép ta nhìn nhận thế giới đúng với bản chất của nó. Tỉnh thức không phải là một khái niệm, mà là một trạng thái tư duy, thứ mà ta có thể luyện tập với bất kỳ mô cơ nào trên cơ thể”. Đồng thờitỉnh thức tạo cho ta dũng khí cho một tầm nhìn mới, nhất là khi nền kinh tế đang ở trong giai đoạn trì trệ, gây hoang mang và hoảng sợ cho nhiều người. Kai viết: “Thị trường chứng khoán giống như một con thú hoang lồng lộn, không cách nào tiên đoán được, và sự giao động vô phương lường trước của nó có thể xé tan, đạp đổ các ngành công nghiệp hay cả một nền kinh tế quốc gia”. Chúng ta cần biết rằng kinh tế xã hội hay kinh tế thị trường giống nhau ở chỗ là cả hai đều khuyến khích và cổ vũ tích lũy tài sản cá nhân hoặc quốc giaTham lam là điều tốt (Greed is Good) và “mánh mung” là công bằng (Foul is Fair) là phương châm hành động. Như Schumpeter khuyến cáo, những ai muốn bước qua ngưỡng cửa kinh tế phải bỏ lại tình nghĩa, đạo đức bên ngoài. Tôn giáo và đạo đức chỉ ngăn trở sự phát triển kinh tế, chớ chẳng có ích lợi gì! Hơn nữa, con người ít ai biết tri túc hay thiểu dục, hay quyết liệt hơn, diệt dục như trong đạo Phật. Thậm chí, nhiều nhà kinh tế cho rằng kinh tế Phật giáo là cụm từ gượng ép và lạc điệu. Tham sẽ mãi là tham và một nền kinh tế nhấn mạnh vào lòng tham và dục vọng sẽ làm tổn thương nghiêm trọng chúng ta, hay thậm chí hủy diệt chúng taChúng ta sẽ đo lường mọi chỉ tiêu chính trong nền kinh tế: Doanh thu và chi phí, lợi nhuận và thua lỗ, đầu tư, chi tiêu tiêu dùng, tỷ suất lợi nhuận và tất cả những thông số khác. Tất cả chúng ta đều mang trong mình hạt giống của lòng tham và ở một số người cả sự lười biếng, hung hăng và gian xảo. Những tính chất ấy không sống trong phòng khách hay trong xí nghiệp mà trong mỗi chúng taChúng tachẳng khác gì cái kẻ mà ta xem là địch thủ cả.

Có những doanh nhân thu lợi hàng nghìn tỷ mỗi năm mà vẫn cố dùng thủ đoạn gian trá để bòn rút, kiếm thêm trên xương máu, mồ hôi kẻ khác để đến nỗi vi phạm pháp luật, rơi vào vòng lao lý. Có những doanh nhân “vung tay quá trán”, sử dụng đòn bẫy tài chính quá cao đến mức thu không bù chi và không thể trả lãi ngân hàng khi dự án gặp bế tắc do chủ quan hay khách quan vì tác động bất ngờ của thị trường hay chính sách thì chết đứng như Từ Hải giữa trận tiền!

Thế nhưng, nếu nghiên cứu sâu hơn về bản chất kinh tế và Phật phápchúng ta thấy cái mà chúng ta có thể học được từ Phật pháp là hành vi kinh tế tỉnh thức, không phải kinh tế thỏa mãn những nhu cầu hời hợt và tham lam vô tận mà trái lại là một niềm vui, niềm hạnh phúc hay sự hài lòng về mặt tâm hồn một cách sâu sắc. Trong đó, sự thấu hiểu cặn kẽ tâm hồn sẽ giúp chúng ta vượt quanhững cám dỗ. Tại sao người ta không đo hạnh phúc của nhân viên khi làm trong xí nghiệp hay của công dân đang sống trong quốc gia ấy như Bhutan đo lường GNH (Gross National Happiness)?

Những bài học tỉnh thức mà Kai giúp chúng ta nhận ra là gì?

Bài học thứ nhất: Tôn kính sự sống

Doanh nhân cam kết nuôi dưỡng cảm ngộ bản thân, tính tương tức và lòng từ bi, nhận ra những hành vi độc hại bắt nguồn từ sự sợ hãi, nóng giận, tham lam và thiếu khoan dung, cần có một góc nhìn rộng mở và bao dung với tha nhân và xã hội.

Bài học thứ hai: Chân hạnh phúc

Doanh nhân tập cách nhìn sâu để thấy hạnh phúc và khổ đau của người khác không tách rời hạnh phúc khổ đau của chính mình. Việc đuổi theo danh vọng, tiền tài quyền lực và cả sự sung sướngnhục dục sẽ làm họ khổ đau và tuyệt vọng. Họ cam kết tuân theo Chánh mạng để giảm khổ đau cho các sinh vật sống trên trái đất…

Bài học thứ ba: Chân ái

Doanh nhân cam kết học những phương thức thích hợp để chăm sóc năng lượng của bản thânnuôi dưỡng thương yêu và lòng vị tha.

Bải học thứ tư: Nói lời yêu thương và lắng nghe

Doanh nhân cam kết nói lời thành thật, khơi dậy niềm tin, niềm vui và hy vọng. Tập thở tỉnh thức và nhìn ra bản chất của cơn giận, không chia sẻ những tin tức không chắc chắn hay gây chia rẽ, luyện tập Chánh Tinh tấn để thấu hiểu, yêu thương và chuyển hóa sợ hãi hay bạo lực.

Bài học thứ năm: Nuôi dưỡng và chữa lành

Doanh nhân cam kết chăm sóc sức khỏe tinh thần và thân thể, cũng như gia đình và xã hội thông qua việc tu tập ăn uống và tiêu thụ một cách tỉnh thức.Tu tập để nhìn sâu vào 4 loại thức ăn theo lời Phật dạy: Đoản thực (món ăn được), xúc thực (món ăn cho cảm quan), tư niệm thực (món ăn cho ý nguyện) và thức thực (món ăn cho tâm thức). Doanh nhân quyết tâm không cờ bạc, rượu chè, sử dụng chất kích thích hay xem website, sách báo, hay tham gia các cuộc trò chuyện có nội dung độc hại. Từ đó, chúng ta quan sát lại mội trường làm việc của mình, đưa ra những mệnh lệnh hay những tuyên bố sứ mệnh của mình một cách trung thực khiến mọi việc tốt hơn rất nhiều…

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Chúng ta phải tự tạo sự cân bằng, vì chúng ta thấy có những người vì tham công tiếc việc mà suy kiệt cơ thể đến đột quỵ dù tuổi đời rất trẻ. Tình trạng stress gây ra trầm cảm, lạm dụng thuốc ngủ hay những thuốc tâm thần khác đã và đang gia tăng trong giới doanh nhân. Chúng ta cần phải dành thời gian để sống và “thở”, ngắm nhìn thiên nhiên hay cảnh quan bên ngoài như là một cách thư giãn, những thú vui tinh thần như nghe nhạc, làm thơ, viết văn hay việc rèn luyện thể thao như tập yoga hay chơi golf, tennis cũng là điều nên làm để quân bình tinh thần và thể xác, vì điều độ trong tư duy đòi hỏi cả hai. Tâm trí chúng ta trong những lúc gặp khó khăn sẽ ở trạng thái căng cứng, và hệ quả là mắc phải những chứng bệnh thần kinh hay huyết áp… Các thiền sư cho rằng có đến hơn 90% tư duy hàng ngày mang tính hủy diệt, tự phát và lặp đi lặp lại thay vì có ích cho chúng ta, thậm chí tiêu thụ hơn 20% năng lượng cơ thể. Chúng ta đã quá hoang phí vì tư duy thiếu cân bằng… Các nhà tâm lý khuyên ta thư giãn, còn các thiền sư khuyên chúng ta tập “không tư duy” trước khi nói đến việc ngồi thiền. Khi “thiền” một thời gian, ta sẽ học phương pháp tạo khoảng cách nhìn về tư duy bản thân. “Không tư duy” cho ta bình an và không gian, trước khi tập trung hơi thở hay quán chiếu… Hãy thử ngồi yên và cảm nhận cơ thể đang thả lỏng… Đánh thức trí tuệ cơ thể của ta là lắng nghe những tín hiệu vật lý như đói, mệt, áp lực tai và trạng thái nhức đầu, đồng thời nhận rađó là những tín hiệu báo động giúp ta dừng lại quán sát và để chúng đi qua…

Ta cần không gian cho chính ta, không gian cho những rung độngcảm xúccăng thẳng và niềm vui mà chúng ta đã bỏ quên theo nhịp sống vội vã hàng ngày. Lời khuyên của các thiền giả là chính thái độ tư tưởng “bất hoạt động” cho ta khả năng vạch ra những con đường mới, sáng tạo hơn và tìm ragiải pháp cho những vấn đề ta đang đối mặt. Thiền sư Nhất Hạnh từng khuyên ta “Thở và cười” hay “Đã về đã tới”. Bây giờ, nơi đây “Ta phải kết nối bản thân với giây phút hiện tại hay nói đúng hơn trở về ngôi nhà trong tâm mình vì bấy lâu bận hàng hà sa số việc mà quên mất việc chăm lo cho thân thểtâm trí mình”. (!)

Dành ra một ngày không làm việc

Thiền sư Nhất Hạnh cũng khuyên “Chúng ta nên sống như người tự do. Nếu chúng ta chỉ là nô lệcủa công việc và sự nghiệpchúng ta không thể tự doChúng ta đủ thông minh để nhận ra cần phảidành thời gian cho bản thân và gia đìnhTuy nhiênchúng ta lại không làm thế... Ta có thể gọi Ngày tỉnh thức này là “Ngày không công việc”. Nó là ngày ta có thể thoát khỏi lo âu và thôi mơ mộng về tương lai. Nó là một ngày mà công việc không thể chạm tới” (Bài giảng tại Làng Mai mùa thu 1999).

Nguyên lý trung đạo trong kinh tế Phật giáo

Trung đạo, một khía cạnh quan trọng khác của Phật pháp, cũng có thể áp dụng trong quản lý doanh nghiệp. Việc tìm kiếm sự cân đối giữa lợi nhuận và sự phát triển bền vững, giữa nhu cầu của cổ đông và trách nhiệm đối với cộng đồng, đều là những thách thức mà doanh nhân thường xuyênphải đối mặt. Phật pháp thông qua nguyên tắc trung đạo có thể giúp họ điều hướng qua những thách thức này một cách linh hoạt và đáng tin cậy.

Doanh nhân cũng cần lưu ý đến chế độ phúc lợi công nhân, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo bằng cách tạo ra những cơ hội cạnh tranh bình đẳngMọi người đều được đáp ứng những nhu cầu tối thiểu như giáo dục, nơi ăn chốn ở, chế độ bảo hiểm…

Trong cách mạng công nghiệp trước đây, công nhân phải làm việc quá nhiều đến kiệt sức. Do đó, ở phương Tây và ngay tại Việt Nam, hiện nay người ta có những bộ luật nhân văn hơn, giới hạn tổng số giờ lao động hàng tuần… Tuy vậy, sự bóc lột đâu đó vẫn tồn tại/ Nhất là khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăngxu hướng tự bóc lột sẽ lan tỏa. Những khóa thực tập không lương, các vị trí mới có mức lương bèo bọt được đưa ra và nhiều người đã phải làm vượt quá năng lực cơ thể và tinh thần của họ.

Thế nên, một nền kinh tế theo chủ trương Phật giáo trước tiên phải lo giải quyết những nhu cầu căn bản, đói rét, cơm áo, bệnh hoạn, nhu cầu giáo dục, trường học và công ăn việc làm cho người dân. Đó là những điều kiện tối thiểu cho sự giải phóng con người trong xã hội, tạo những điều kiện vật chất của tự do tâm linh.

Nói cách khác, theo Giáo sư Trần Ngọc Ninh trong “Đức Phật giữa chúng ta” thì xã hội Phật giáo là “xã hội theo nguyên lý trung đạo”. Nền kinh tế trong xã hội đó buộc mỗi người làm việc theo chí hướng và khả năng, và đóng góp việc làm vào sự lợi ích chung, nhưng ngược lại nhà nước phải đảm bảo được cơm áo và những điều kiện cần thiết để sinh hoạt một cách đồng đều cho toàn thể. Nói cách khác, trung đạo là con đường nhân bảnTrung đạo là con đường để phục vụ, để dẫn dắt con người hướng lên trong tinh thần và trí tuệ. Làm thế nào để tránh tình trạng “bình quân mỗi người một con gà, nhưng một người có chín, chín người có một”?

Chánh nghiệp và chánh mạng

Doanh nhân cần phải tuân theo chánh nghiệp, có nghĩa là hành động có tác ýbao gồm cả thân, khẩu, ý tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh. Hành động, lời nóiý nghĩ theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống chung của mọi người, mọi loài, không gây tổn hại đến danh dự, nghề nghiệp, tài sảndanh giá và địa vị của kẻ khác. Đồng thời, doanh nhân phải tôn trọng chánh mạng, nghĩa là sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiệnchính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác, không lừa dối gạt người. Sống thanh cao, đúng chánh pháp không mê tín.

Bằng cách tuân theo chánh nghiệp và chánh mạngchúng ta thoát khỏi ảo tưởng về công việc gian nan và khổ sở hay tránh né những công việc bẩn thỉu hay chân tay mà chọn những công việc nhàn hạ lương cao dù có phải gian dối hay lừa đảo… vì công việc nào củng cần thiết miễn là không gây hại cho tha nhân và cộng đồngChúng ta lựa chọn công việc trong phạm vi khả năng của mình, trong khuôn khổ tài chính cho phép và khuôn khổ đạo đức xã hội và nghề nghiệp. Tóm lại, doanh nhân khi đã học Phật pháp luôn tỉnh thức trong hành vilời nói và cả khi lắng nghe…

Nên chăng, giáo hội hay các tự viện tổ chức những Khóa tu ngắn ngày cho doanh nhân để họ có thể tiếp cận Phật pháp một cách chính thốngrõ ràng và liên tục tránh việc theo những KOL (Key Opinion Leader), vốn cũng chỉ là những người hiểu mù mờ về Phật pháp, có thể khuyên bảo nhưng không thể đào sâu đến ngọn nguồn giáo lý uyên thâm.

Được như vậy, doanh nhân sẽ có một dời sống quân bình, đem lại nhiều lợi ích cho bản thân họ và cả cộng đồng. Và quan trọng hơn, họ sẽ trụ được trong sóng gió thương trường, giúp kinh tế quốc gia tồn tại và phát triển bền vững sau thời kỳ khủng hoảng.

(Trích: Tạp chí Phật Học Từ Quang 46)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1598)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1773)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1616)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1500)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1281)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(Xem: 1406)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1359)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1400)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1359)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1320)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1541)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1608)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1669)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1547)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1526)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1289)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1444)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1413)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1484)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1541)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1602)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1451)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1579)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1466)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1418)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1515)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1421)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1592)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1874)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1551)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1850)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1434)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1380)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1575)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1429)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1513)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1678)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1879)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1910)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1733)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1909)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1595)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1535)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2075)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1681)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1601)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1549)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1552)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant