Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Một Chốc Với “trong Những Thoáng Chốc”

27 Tháng Hai 202417:54(Xem: 882)
Một Chốc Với “trong Những Thoáng Chốc”

Một Chốc Với “trong Những Thoáng Chốc” 

Tiểu Lục Thần Phong

 

Đọc xong đã lâuđịnh bụng sẽ viết những cảm nhận nhưng cứ lần lữa hoài. Dẫu biết rằng “Phò mã tốt áo” không cần phải khen, nói chỉ thêm dở, tán thêm tệ, viết lại thừa nhưng không viết thì tâm cảm thấykhông yên. Cuối cùng rồi tôi cũng thắng được sự lười biếng để ngồi xuống trang trải chút tâm ý với đời.

Cuốn Trong Những Thoáng Chốc dày 350 trang là tập tùy bút và tạp ghi của nhà văn Vĩnh Hảo. Vĩnh Hảo là một cây bút đầy nội lực và sung mãn, anh viết trong suốt mấy chục năm ở hải ngoại. Anh đã cho xuất bản 13 tác phẩm văn và thơ, ngoài ra còn có hàng trăm bài viết khác trên các trang mạng của bạn bè. Anh còn có trang web www.vinhhao.info lưu giữ tất cả những sáng tác. Vĩnh Hảo vừa là họ tên và cũng là bút danh. Anh sinh ra trong một gia đìnhcó gốc hoàng tộc triều Nguyễn (nội tổ là Tuy Lý Vương). Cha là nhà văn Bửu Đáo và mẹ là nữ sĩ Trinh Tiên. Anh có đến 14 anh chị em và hơn nửa số đó đều là những nhà văn, nhà thơ, họa sĩ...Sở dĩtôi dài dòng một chút về anh vì tôi biết tánh anh khiêm hạ, ẩn mìnhít khi chịu xuất lộ hay phô bày. Thật tình thì không nói ra mọi người cũng biết về anh, vì suốt những thập niên cuối của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI anh là cây bút viết nhiều nhất và viết hay của văn đàn hải ngoại.

Đọc quyển Trong Những Thoáng Chốc cứ như nghe những lời tình tự tâm sự của anh. Văn phong nhẹ nhàng, từ tốn, tế nhị và rất tinh tế. Những nhận xét, những ý nghĩ, cái nhìn, sự quan sát của anh rất thú vị, đượm màu sắc và không khí thiền. Có những điều hay những sự việc rất bình thường trong đời sống, chúng ta cứ lướt qua, đến khi đọc Trong Những Thoáng Chốc mới vỡ lẽ ra: “À, thì ra là thế!”. Nhờ đọc quyển tùy bút và tạp ghi này mà tôi học thêm nhiều điều mới mẻ (trong khi nó vốn bình thường trước kia). Văn anh viết cứ như anh “Tự bạch” với bản thân mình. Anh tự nói chuyện với chính mình. Tôi cảm nhận anh không hề đặt mục đích “Văn dĩ tải đạo” và cũng chẳng dùng đao to búa lớn kiểu “gởi thông điệp”… Đơn giản là anh chỉ bộc bạch nỗi lòng của một người con nước Việt, một tay du sĩ lãng mạn nhưng gan dạ, một cư sĩ đầy nhiệt huyết, tín tâm và có chánh kiến, chánh tư duy…

“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...” Những dòng chữ này thể hiện cái quy luật sanh – trụ – dị – diệt mà nhà phật thường nói. Thoáng chốc mong manh nhưng đẹp vô ngần, cái đẹp nào cũng mong manh. Có lẽ để ca tụng cái đẹp mong manh mà nhà văn Vĩnh Hảo lấy tên quyển sách Trong Những Thoáng Chốc.

Sống ở đời, ai ai cũng hám danh, trước cái tên phải gắn vào một lô những chức tước, danh xưng, phẩm hàm, học vị… Nỗi khổ vì ham gắn thêm những mỹ tính từ vào cái tên hay cố hủy bỏ những xú tính từ đi liền với cái tên làm cho con người ta “Điên đảo” vô cùng. Hầu hết người đời chẳng ý thứcđược việc này. Anh đã viết những dòng chữ: “Mình còn không có thì cái tên của mình làm gì có được nhỉ? Nghệ thuật sống vui ở đời là hãy quên mình đi. Nhưng muốn quên mình, trước hết hãy quên cái tên của mình cái đã. Cái tên mà không quên được thì cái “mình” không thể quên được đâu.”  Những dòng chữ nhỏ nhẹ nhưng nặng ký của một người hiểu rõ vô ngãthực hành vô ngãquán sát thân và tâm. 
Ở bài Đồng Hồ, đọc xong chợt giật mình. Cái đồng hồ là vật để xem thời gian, nó quen thuộc đến độ gần như chẳng ai có ý niệm với nó. Nó có mặt khắp mọi nơi, nhưng trong mắt nhà văn Vĩnh Hảo thì “Nó” không chỉ là “Nó” . Nó còn là một triết lý nhưng dễ mấy ai nhận ra: “Nó không bao giờ đi luimột bước nào. Nó luôn bước tới. Không một mảy may nhìn về quá khứHiện tại cũng mơ hồ đối với nó: dường như có, dường như không; chỉ một thoáng tồn tại rồi bị vượt qua, bị bỏ quên”. Thời gian vốn không thậtquá khứ – hiện tại – tương lai vốn từ một niệm tâm mà ra. Cái đồng hồ tưởng chỉ là vật để xem thời gian nhưng xem ra bản thân nó cũng là một bài học, một sự nhắc nhở đối với những người sống có chánh niệm.

Anh Vĩnh Hảo nho nhã, hiền lành nhưng rất bản lãnh. Khi Trịnh Công Sơn bị nhiều người quá khíchtấn công bằng nhiều ngôn từ tàn tệ và chụp đủ thứ mũ bậy bạ. Anh can đảm viết bài phân tích những sai quấy của người quá khích, bày tỏ sự thông cảm với nhạc sĩ họ Trịnh, trân trọng những đóng góp vô cùng to lớn vào nền âm nhạc nước Việt của người nhạc sĩ họ Trịnh. Vĩnh Hảo viết: “Trịnh Công Sơn làm đúng thiên chức của một người nghệ sĩ đứng trên mọi phe phía. Vào cái thời điểm căng thẳng, ngột ngạt mà có lẽ chính bản thân bạn và chúng tôi cũng thế, run rẩy, dè dặt, rút vào bóng tối, thì Trịnh Công Sơn một mình, một cây đàn, đứng lên giữa bao họng súng ngờm ngờm tiến vào thủ đô miền Nam, cất lên tiếng hát chân thành tha thiết, nói lên ước vọng chung của người dân hai miền...” - (bài Trịnh Công Sơn – Nối vòng tay lớn). Trịnh Công Sơn là một trường hợp khó phân định rạch ròi, bên nào cũng có thành kiến và nghi kỵ Mỗi người lại có cách nhận định khác nhau, tùy theo vị trí và quan điểm của mình. Duy tài năng của người nhạc sĩ thì không một ai có thể phủ nhận. Vĩnh Hảo trân trọng và bày tỏ sự cảm thông với người nhạc sĩ, tất nhiên điều này đã khiến những kẻ quá khích không hài lòng. Trong nước có nhà văn Ban Mai viết quyển “Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng” ca ngợi tài năng âm nhạc, ca từ của Trịnh Công Sơn cũng bị chính quyền đấu tố, thu hồi và thiêu hủy sách.(đôi khi vậy mà lại hay, chính quyền vô tình quảng bá tên tuổi của nhà văn Ban Mai, nhờ vậy mà giới viết lách hải ngoại biết đến chị)
Nhà văn Vĩnh Hảo là một người nho nhã, hiền lành nhưng bản lãnh có thừa. Anh từng viết kiến nghịkêu gọi văn nghệ sĩ ủng hộ việc chống lại sự chụp mũ, đấu tố thầy Tuệ Sỹ. Những kẻ quá khích lợi dụng tự do ngôn luận và có phương tiện truyền thông trong tay ngày đêm ra sức mạ lỵ, chụp mũ tấn công thầy, chỉ vì việc hoằng pháp không thuận theo ý đồ chính trị của bọn họ.

Trong bài: “Nhà Thơ và Nhà In”, nhà văn Vĩnh Hảo cho chúng thấy cái khả năng trào lộng, hóm hỉnh của mình thông qua câu chuyện đối đáp giữa một nhà thơ và nhân viên nhà in. Câu chuyện hư cấu nhưng rất hiện thực. Sách vở, thơ văn thê thảm như thế nào giữa thời buổi công nghệ tin học phát triển cao độ. Có không ít những nhà thơ tự huyễn hoặc mình, phô bày cái “tôi” quá lớn so với thực tàiKết thúc bài: “Nhà Thơ Và Nhà In” bằng đoạn văn để ngỏ cho người đọc tự hiểu lấy: “Không cãi nữa. Tan giờ làm việc. Lái xe về nhà, anh nhà in cứ thắc mắc tại sao anh thợ lại bảo ông thi sĩ kia là cựu sĩ quan pháo binh trong khi chính tai anh nghe là biệt động quân kia mà. Có ai hiểu ý anh thợ xin mách bảo giùm cho anh nhà in. tại sao lại là pháo binh chứ?”. Đọc xong tôi không khỏi tủm tỉm cười thầm một mình.

Cười xong lại đọc tiếp: “ Điên một chút, là một nghệ thuật. Điên vừa đủ để cười được, vừa đủ để xem nhẹ tất cả, vừa đủ để phủi tay một cái, đứng dậy, lên đường” ( bài Hãy Điên Một Chút Với Đời). Thật vậy, ở đời phải điên một chút, có “điên” mới thấy hạnh phúc. Sống mà tỉnh quá, lúc nào cũng tinh ranh, rành rẽ quá khó mà “sướng” được. Điên một chút với người, với đời thì dễ thươnghơn nhiều. Cuộc đời này vốn giả tạm, vốn vô thướng, có đó rồi lại không, chẳng có chi bền vữngtrường tồn như những câu khẩu hiệu: “Vạn tuế”, “Muôn Năm”, “Bất diệt”, “Sống Mãi”… Những kẻ đặt ra khẩu hiệu ấy, buộc mọi người phải tung hô khẩu hiệu ấy lại chính là những kẻ quá “Điên đảo mộng tưởng” (Tâm Kinh Bát Nhã). Phàm những người nghệ sĩ “Điên” một chút lại hạnh phúc, laị thăng hoa trong việc sáng tác hay trình diễn. Cái “Điên” của người nghệ sĩ khác xa với cái điên của bọn độc tài. Cái “Điên” của người nghệ sĩ đem lại hương hoa cho đời còn cái điên của bọn độc tàichỉ mang lại khổ đau, chết chóc, tai vạ…

Trong bài Hương Vị Xuân anh viết: “...Trao tặng quà là một mỹ tục quý hóa. Nhưng khi sự trao tặng đi đến chỗ tính toán, đổi chác, so đo, có qua có lại mới toại lòng nhau, thì mỹ tục sẽ trở thành hủ tục mà nếu hời hợt vô tình, sẽ không sao nhận biết. Đừng bao giờ cho rằng sự việc gì xảy ra ở xứ sở văn minh đều là văn minh...”. Chuyện tặng quà cho nhau vào những dịp lễ vốn là mỹ tục biểu tỏ tình cảm giữa con người với nhauTuy nhiên ngày nay tặng quà trở thành gánh nặng phải lo toan, tính toán, cân đo đong đếm sao cho vừa với từng mối quan hệ thân – sơ. Tặng quà đã bị truyền thôngvà thương mại kinh doanh lèo lái theo hướng thị trường, làm sao để người ta tiêu thụ hàng hóa được nhiều nhất mà chẳng cần biết đến ý nghĩa nhân văn, tinh thầnQuảng cáo và truyền thông đã thương mại hóa tất cả, đẩy chủ nghĩa vật chất lên tới cao độ nhất, khuếch trương chủ nghĩa vật chất một cách thô thiển nhất. Đúng như nhà văn nói, không phải sự việc gì xảy ra ở nơi văn minhcũng đều văn minh cả.

“Cảm ơn hoa đã vì ta nở” là một câu thơ của nhà thơ Tô Thùy Yên. Nhà văn Vĩnh Hảo mượn đó làm tiêu đề của bài viết. Anh viết: “...Hoa vẫn phát tiết và trọn vẹn mở hết lòng mình ra, không thắc mắc lựa chọn, không phân biệt so đo. Từ anh nông dân cho đến vị quốc vương, từ người tỷ phú đến kẻ ăn mày trắng tay, từ những hồng nhan kiều nữ cho đến kẻ bạc phận kém duyên...”. Mượn chuyện hoa để nói đến bình đẳng tánh giác của chúng sanh hay còn gọi là Phật tánh. Hoa nở dâng hương sắc không có phân biệt hay lựa chọn. Hoa hiến dâng hết mình cho người và muôn loài. Hoa chẳng vì một ai. Pháp Phật cũng thế, chẳng phân biệt già, trẻ, nam, nữ, sang, hèn… Pháp cho tất cả mọi người. Ai cũng có thể học, ai cũng có thể tu và ai cũng có thể giác ngộ như nhau. Pháp hay hoa chẳng hai mà cũng chẳng một. Con người học gì được ở hoa chưa?

Văn Vĩnh Hảo bàng bạc như mây trời, lại nhẹ nhàng như tơ người, phảng phất đượm vị thiền, đâu đó lại ngân lên tiếng chuông chùa tiêu sái sơ nguyên. Bản thân nhà văn đã từng xuất gia tu học, đã từng hùng tâm đởm lược toan bẻ nạng chống trời. Cái khí chất hào hùng trong tâm lượng tỏa ra:

Ơi kẻ lữ hành, ơi kẻ lữ hành

Lên đường, hãy cứ lên đường 
( Lời Ca Cho Kẻ Lên Đường)

Đường nào đây? Nhất định chẳng phải là đường công danh sự nghiệp, không phải đường danh lợiái tình, càng không là đường văn thơ phù phiếm. Đây chính là lên đường giải thoát, đường hướng tới phương trời cao rộng, đường liễu sanh thoát tử. Tuy nhiên trong lúc tạm thời thì dấn thân đường cứu khổ phò nguy, ra sức hoằng dương chánh pháp, hết mình trong công việc văn hóa – giáo dục. Nhà Văn Vĩnh Hảo đã sáng lập và điều hành tờ Phương Trời Cao Rộng, tiếc rằng thời tiết nhân duyên không thuận, tăng - tục thờ ơ, cộng với thời buổi công nghệ kỹ thuật phát triển… nên tờ báo yểu mệnh, chỉ tồn tại được hai năm. Tiếp đó anh lại làm chủ bút của nguyệt san Chánh Pháp. Tạp chí duy trì được mười mấy năm nay, tuy là báo tôn giáo nhưng với tư tưởng phóng khoáng anh đã dành “đất” cho văn hóa, nghệ thuật… Dùng nghệ thuật để chuyển tải Phật pháp, dùng nghệ thuật để thực hiện sứ mệnh hoằng phápvăn hóagiáo dục
Quét rác là một công việc thường nhật, vốn chẳng có chi để nói, tuy nhiên với cái nhìn tỉnh thức của một cư sĩ Phật giáo thì lại có chuyện rất đáng để nói. Nếu như thi sĩ Quách Tấn từng bảo trước tết là hoa sau tết là rác, hoa với rác vốn không hai mà cũng chẳng một. Hoa cũng chính là rác mà rác cũng là hoa. Rác bên ngoài thì dễ thấy, dễ nhận biết và dễ dọn dẹp. Rác trong tâm mới khó biết, khó quét dọn tẩy trừ, bởi vậy cho nên: “ Quét dọn rác rến, lau chùi bụi bặm là hiện tướng, cũng là hiện tượng, của việc trau luyện nội tâm, tịnh hóa ý niệm. “Thời thời thường phất thức, vật sử nhạ trần ai”(kệ của Thần Tú). Lau chùi trong từng giây phút, từng niệm, đừng để bụi rác bám vào”

Với bài Sống Với Người Việt thì nhà văn đặt lại vấn đề mà hầu hết chúng ta đều quan tâm, ấy là cái căn cước Việt, cái tâm thức Việt. Người Việt vừa tự tôn lại vừa tự ti, vừa muốn sống chung với nhau nhưng lại vừa kình chống nhau dữ dội. Có không ít người tránh né xa cộng đồng Việt, luôn miệng chê những tánh xấu của người Việt, khổ nỗi vẫn không thể nào bỏ được cái căn cước Việt, cái nhân dáng Việt, cái văn hóa Việt. Cụ thể hơn là bữa cơm không thể thiếu chén nước mắn, ăn gì ăn nhưng cũng quay về với cơm, tránh né thế nào rồi cũng ra chợ Việt mua những món yêu thích hay thèm thuồng. Trong bài này nhà văn viết: “… Còn nói là món (hay hương liệu/đồ gia vị) “quốc hồn quốc túy” thì phải kể đến nước mắm và mắm ruốc, mắm nêm...”. Bài này chia thành ba mệnh đề: Thích gần chợ Việt, thích thức ăn Việt, thích nhìn thấy người Việt, thích nghe và đọc tiếng Việt. Quý vị hãy đọc đi để cảm nhận thêm và cảm nhận riêng.

Quyển sách dày 350 trang, từ trang đầu đến trang 298 là tùy bút và tạp ghi, từ trang 299 đến trang 350 là những bài trả lời phỏng vấn và những lá thư tòa soạn. Tờ báo Chánh Pháp bắt đầu từ năm 2009 với khổ 10.75”x 13”, sau khi ra được 31 số thì đến tháng 12/ 2011 chuyển qua bộ mới với khổ 8.5”x 11”. Mỗi tháng ra một số và mỗi số anh Vĩnh Hảo viết một lá thư toà soạn, tùy theo sự kiệnlịch sửvăn hóa và hoàn cảnh xã hội mà mỗi lá thư có một chủ đề khác nhau. Ở lá thư tòa soạn số 1 của bộ mới đã đề cập đến động đất Nhật Bản, sóng thần Thái Lan, cách mạng hoa lài Tunisia lan rộng khắp Trung Đông, châu Phi, cả thế giới rúng động. Thế giới vô thường luôn biến chuyển, khổ đau tràn ngập khắp mọi nơi, mọi giới và mọi loài. Học Phật để biết thế nào là khổ, vì sao khổ, cách hết khổ...Học Phật để sống sao cho an lạc giữa dòng đời biến độngbất an và khổ đau… Cứ như thế mỗi số một lá thư với mỗi chủ đề khác nhau, bắt đầu bằng lá thư: Khởi Đầu Cho Một Hành Trình, Lá Thư Xuân, Những Bước Chân Trần...và lá thư cuối trong quyển Trong Những Thoáng Chốc là Bất Sinh, tổng cộng được 25 lá thư tòa soạn của báo Chánh Pháp. Mỗi lá thư là một chủ đềcủa tờ nguyệt san tháng đó. 
Khép lại quyển sách, tâm trí tôi vẫn còn mơ màng với những dòng chữ nhẹ nhàng tuôn chảy như suối nguồn. Không khí, hơi văn và cả thanh âm, hình ảnh trong quyển sách nhẹ nhàng theo tôi vào giấc ngủ.

 

Tiểu Lục Thần Phong 
Ất Lăng thành, 0224

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2419)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1850)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1922)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1790)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2166)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2144)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2284)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1778)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2086)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1791)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1773)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1951)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1948)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1602)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1787)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2122)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1869)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2466)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1772)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1772)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1738)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2185)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 2005)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2152)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1685)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2302)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1629)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1923)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1823)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1873)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1716)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2460)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2173)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2110)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1920)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2314)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1881)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1964)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2206)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1723)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1985)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 2000)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2213)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1980)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1820)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1806)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1825)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1940)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2235)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1776)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant