Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

20. Sống của tôi đã được định trước

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 7263)
20. Sống của tôi đã được định trước

SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009

20

Sống của tôi đã được định trước

 K không nói chuyện ở New York năm 1985 bởi vì Milton Friedman, nhà văn và đồng thời, người viết diễn văn ở White House, đã sắp xếp cho anh thực hiện hai nói chuyện vào tháng tư tại Kennedy Center ở Washington, DC. Tuy nhiên, trước thời gian đó anh nói chuyện lần nữa cho Pacern in Terris Society tại Liên hiệp quốc nhân dịp kỷ niệm lần thứ bốn mươi của họ. Lần này khán giả kém lắm và anh bị chờ đợi khoảng nửa tiếng đồng hồ vì có sự lầm lẫn về cái sảnh nơi anh sẽ nói chuyện. Lúc anh rời đi khi kết thúc nói chuyện, anh nói với Mary, ‘Không còn nữa cho Liên hiệp quốc.’

 Đây là lần đầu tiên và duy nhất K nói chuyện ở Washington. Không còn một chỗ trống nào trong sảnh. Nói chuyện với một số khán giả mới, thông minhquan tâm nghiêm túc, anh lại đạt được tột cùng những quyền năng của anh. Không phải vì rằng anh đã nói bất kỳ điều gì đó mới mẻ; trái lại, chính do bởi sự rực rỡ tỏa ra từ anh, sức mạnh và sức thuyết phục trong giọng nói của anh, sự vang vọng của ngôn ngữ của anh. Trong nói chuyện lần thứ hai có một đoạn văn hay trình bày đặc biệt về đau khổ:

 

Khi có đau khổ không có tình yêu. Khi bạn đang đau khổ, quan tâm đến đau khổ riêng của bạn, làm thế nào có thể có được tình yêu? . . . Đau khổ là gì? Đau khổ là tự-thương xót phải không? Làm ơn hãy tìm hiểu? Chúng ta không đang nói rằng chúng đúng hay sai . . . Đau khổ bị tạo ra bởi trạng thái cô độccảm thấy một mình, bị cô lập ghê gớm? . . . Chúng ta có thể nhìn ngắm đau khổ như nó thực sự là trong chúng ta và vẫn ở cùng nó, ôm chặt nó, và không chuyển động khỏi nó? Đau khổ không khác biệt người bị đau khổ. Người bị đau khổ muốn chạy trốn, tẩu thoát, làm đủ mọi sự việc. Nhưng nhìn ngắm nó như bạn nhìn ngắm một em bé, một em bé đẹp, ôm chặt nó, không bao giờ rời khỏi nó – vậy thì bạn sẽ thấy cho chính bạn, nếu bạn thực sự nhìn thật sâu thẳm, rằng có một kết thúc cho đau khổ. Và khi có một kết thúc cho đau khổđam mê; không phải dục vọng, không phải sự kích thích của giác quan, nhưng đam mê.71

 

Hai ngày trước khi thực hiện nói chuyện đầu tiên, K có một phỏng vấn lâu bởi Michael Kernan và đã xuất hiện nổi bật trong tờ Washington Post. Kernan, kèm theo một chuyện kể vắn tắt về sống lúc trước của K, đã trích dẫn một số trong những nhận xét của anh như ‘Khi bạn hoàn toàn chấm dứt sự quyến luyến, vậy thì tình yêu hiện diện,’ và, ‘Muốn học hỏi, muốn hiểu rõ, về chính người ta, tất cả uy quyền phải bị xóa sạch . . . Không có gì để học hỏi từ bất kỳ ai, kể cả người nói . . . Người nói không có gì để dạy bạn. Người nói chỉ hành động như một cái gương mà trong đó bạn có thể thấy về chính bạn. Sau đó khi bạn có thể thấy rõ ràng về chính bạn, bạn có thể vứt bỏ cái gương.’

 Trong một phỏng vấn khác K được hỏi: ‘Nếu một người nghe thực hiện những đề nghị của ông và thực sự có thay đổi, một con người có thể làm gì?’ K trả lời: ‘Đó là một câu hỏi sai. Thay đổi . . . và thấy điều gì xảy ra.’ Và trong một chương trình phát thanh cho ‘Đài tiếng nói Hoa kỳ”, vào ngày 18 tháng tư, khi được hỏi ông nghĩ gì về sự hồi sinh tôn giáo ở Mỹ, anh trả lời: ‘Nó không là hồi sinh gì cả. Hồi sinh là gì? Làm sống lại cái gì đó đã qua rồi, đã chết, phải không? Tôi có ý, bạn có thể làm sống lại một thân thể gần gần chết, bơm nhiều liều thuốc tôn giáo vào nó, nhưng thân thể sau khi hồi sinh sẽ giống hệt như thân thể cũ. Đó không là tôn giáo.’ Tiếp theo trong cuộc phỏng vấn anh nói:

 

Nếu con người không thay đổi triệt để, từ cơ bản tạo ra một chuyển đổi trong chính anh ấy, không nhờ vào Thượng đế, không nhờ vào những lời cầu nguyện – tất cả những thứ đó đều quá ngây ngô, quá không chín chắnchúng ta sẽ tự hủy diệt chính chúng ta. Một cách mạng tâm lý chỉ có thể được ngay lúc này, không phải một ngàn năm sau. Chúng ta đã sống hàng ngàn năm và chúng ta vẫn còn man rợ. Vì vậy nếu chúng ta không thay đổi ngay lúc này, ngày mai hay một ngàn ngày mai sau chúng ta vẫn sẽ còn man rợ . . . Nếu tôi không kết thúc chiến tranh hôm nay, ngày mai tôi sẽ có chiến tranh. Vậy là tương lai là ngay lúc này, rất đơn giản khi được giải thích.

 

Thật đáng tiếc khi K phải tiếp tục những nói chuyện thường lệ hàng năm sau khi đạt đến tột đỉnh ở Washington. Tại Ojai, Saanen, Brockwood, Ấn độ: có vài sai sót trong những nói chuyện của anh, không gây ngạc nhiên lắm ở tuổi chín mươi. Bởi vì năm ngoái anh không thích Chalet Schonried lắm, Friedrich Grobe đã cho anh mượn căn hộ riêng của anh ấy tại Rougemont, cách Gstaad khoảng năm dặm, trong cùng thung lũng, cho họp mặt năm đó. Anh ở đây cùng Mary trong khi Vanda và Dr Parchure thuê một căn hộ lớn hơn cùng chalet. Cuối cùng Fosca đã phải từ bỏ công việc (bà chết vào tháng tám, lúc chín mươi tuổi), vì vậy Raman Patel, người chịu trách nhiệm nhà bếp tại Brockwood, chăm sóc họ. Từ Rougement, giống như từ Schonried, K lái xe đến Tannegg để bắt đầu những dạo bộ buổi chiều của anh. Tại chuyến dạo bộ đầu tiên năm đó một mình anh đi trước vào rừng ‘để xem thử liệu chúng tôi có được nghênh đón’.

K không khỏe lắm trong suốt họp mặt, mà diễn ra trong điều kiện thời tiết hoàn hảo. Một chiều tối anh cảm thấy bệnh nặng đến nỗi anh phải nói với Mary, ‘Anh tự hỏi không hiểu giờ của anh đã đến chưa.’ Với mục đích giảm bớt sự đi lại của anh, tại gặp gỡ của những ủy viên quốc tế, được tổ chức trong suốt những nói chuyện, anh đề nghị rằng sau một mùa hè nữa tại Saanen những họp mặt nên được tổ chức tại Brockwood. Nhưng trước khi chấm dứt những nói chuyện, vài ủy viên đi đến Rougemont và nài nỉ anh đừng tổ chức thậm chí một họp mặt nào nữa tại Saanen. K suy xét đề nghị này cẩn thận và sau đó đồng ý. Dr Liechti, người lại có mặt ở đó, và Dr Parchure hài lòng rất nhiều về đề nghị này trên nền tảng y khoa và nó được công bố trong lều họp mặt ngày hôm sau.

Ngày 25 tháng bảy, tại nói chuyện cuối cùng K nói bằng cảm xúc vô cùng: ‘Chúng ta đã trải qua những ngày tuyệt vời nhất, những buổi sáng dễ thương, những chiều tối kỳ diệu, những cái bóng dài và những thung lũng xanh sẫm và bầu trời trong xanh và tuyết. Nguyên mùa hè chưa bao giờ như thế này. Vậy là những hòn núi, những thung lũng, những cây cối và con sông, nói với chúng ta lời chào tạm biệt.’

Hoàn toàn bất ngờ Mark Edwards được yêu cầu đến Saanen mùa hè đó, để chụp những bức ảnh của họp mặt, từ lúc dựng lều đến ngày cuối cùng của những nói chuyện, vì vậy đó là một trùng hợp đầy may mắn nên anh mới hiện diện ở đó để ghi lại họp mặt cuối cùng này sau hai mươi bốn năm.72 Khi Mark đi đến chalet tại Rougemont để chụp một bức ảnh, ngay lập tức K nhận thấy rằng anh ấy có một máy ảnh mới, một máy Nikon SA thay vì Leica. Vì không có phim trong máy ảnh mới nên Mark mở phía sau và chỉ cho K nắp đóng được thiết kế mới. K cầm máy ảnh và hỏi liệu anh có thể đem nó đến cửa sổ. Ở đó anh chăm chăm chú ý rất lâu vào hệ thống máy móc đặc biệt trước khi trao trả nó.

Suốt phần còn lại của mùa hè K bị đối diện với một tình thế khó xử khi anh nán lại Rougemont sau họp mặt. Đi lại đang trở nên quá mệt nhọc cho anh, tuy nhiên anh không thể ở lâu tại một nơi. Anh đã trở nên quá nhạy cảm đến độ anh cảm thấy người ta đang tập trung vào anh nếu anh ở lại quá lâu, một áp lực anh không thể chịu đựng nổi. Và anh phải tiếp tục nói chuyện. Nói chuyện là lý do tồn tại của anh. Anh quá cần đến người nào đó thách thức anh để cho anh có thể tìm được nguồn cảm hứng mới để thậm chí đào sâu thêm nữa vào chính anh. Anh nói, không ai có thể làm việc đó nữa. Anh không thể thâm nhập sâu thêm nữa cùng David Bohm hay cùng học giả Jagannath Upadhyaya ở Ấn độ. Những hội thảo cùng những người tâm lý học, được sắp xếp cho anh bởi Dr Shainberg mỗi lần anh đến New York, đã bắt đầu trở thành vô vị giống như những hội nghị cùng những người khoa học tại Brockwood. Trong vài năm cuối anh đã có những bàn luận cùng Dr Jonas Salk, người khám phá vắc xin bại liệt, Prof. Maurice Wilkins, nhà văn Iris Murdoch và những người khác, và đã được phỏng vấn bởi vô số người, kể cả Bernard Levin, trên truyền hình, nhưng không ai trong số họ đã tạo được nguồn cảm hứng mới mẻ. Một người càng có học thức nhiều bao nhiêu, người ấy càng đọc nhiều bao nhiêu, ký ức của người ấy càng lưu trữ nhiều bao nhiêu, đầu của người ấy càng nhồi nhét sự hiểu biết nhai lại đầy nghẹt bao nhiêu, K càng thấy quá khó khăn để thông thoáng cùng người ấy bấy nhiêu. Những phỏng vấn của những người ấy đều tìm kiếm để so sánh anh với những người thầy tôn giáo khác, những triết gia khác, để phân loại anh trong một cách nào đó. Họ dường như không thể lắng nghe điều gì anh phải nói mà không rà soát nó qua những hiểu biết hào nhoáng và những thành kiến riêng của họ.

K dự tính giảm bớt chương trình của anh ở Ấn độ mùa đông đó và chỉ thực hiện một loạt những nói chuyện ở Mỹ vào năm 1986. Anh suy nghĩ đến việc thực hiện những nói chuyện ở Toronto, nơi anh chưa bao giờ đến, nhưng sợ rằng anh có lẽ phải hủy bỏ chúng nếu sức khỏe của anh không cho phép. Anh nói chuyện rất lâu cùng Mary tại Rougemont, cố gắng tìm một câu trả lời cho vấn đề của anh. Một lá thư vừa gửi đến từ một vợ chồng người Hy lạp mời anh và Mary đến ở cùng họ trên một hòn đảo ở Hy lạp. K cảm thấy bị lôi cuốn và tìm hòn đảo đó trên bản đồ, sau đó thắc mắc không hiểu có đủ bóng mát hay không (hồi trước anh đã bị say nắng một lần và không thể chịu nổi việc dạo bộ hay ngồi dưới ánh nắng mặt trời).

Vào một ngày anh nói với Mary khi họ vẫn còn ở tại Rougemont, ‘ đang theo dõi.’ Mary ghi lại: ‘Anh nói như thể là cái gì đó đang quyết định điều gì xảy đến cho anh. “Nó” sẽ quyết định khi nào công việc của anh hoàn toàn kết thúc và thế là qua đó hàm ý sống của anh.’ Vào một ngày khác chị viết ra một trao đổi chị có cùng anh khi đang bàn luận những kế hoạch đi lại:

 

K: Không phải là sự ảnh hưởng vật lý trên bộ não. Nó là cái gì khác nữa. Sống của anh đã được định sẵn. Nó sẽ nói cho anh khi nào anh chết, ví dụ như nó chấm dứt. Cái đó sẽ bố trí sống của anh. Nhưng anh phải cẩn thận rằng ‘cái đó’ không can thiệp bằng cách nói: ‘Tôi sẽ chỉ cho hai nói chuyện nữa.’

 

M: Anh cảm thấy nó cho bao nhiêu thời gian nữa?

 

K: Anh nghĩ mười năm nữa

 

M: Anh có ý mười năm nói chuyện?

 

K: Khi anh không nói, nó sẽ kết thúc. Nhưng anh không muốn làm căng thẳng thân thể. Anh cần một lượng nghỉ ngơi nào đó nhưng không còn nữa. Một nơi yên tĩnh mà không người nào biết anh. Nhưng rủi thay mọi người biết anh hết rồi.

 

Tại thời điểm này, một lần nữa anh nói với Mary rằng chị nên viết một quyển sách – sống cùng anh như thế nào, anh đã nói điều gì. Anh cũng yêu cầu chị ghi lại: ‘Nếu bất kỳ người nào bị tổn thương bởi điều gì tôi sẽ nói, họ đã không lắng nghe lời giảng.’

Trước khi Erna Lilliefelt, người đã hiện diện tại gặp gỡ quốc tế, rời đây để quay lại California, K nói với bà ấy và Mary rằng họ phải thấy rằng anh có những việc phải làm trong khi anh ở tại Ojai. Anh không chỉ đang ngồi ở đó, nhưng họ không được xếp đặt mọi thứ với mục đích làm vừa lòng anh: ‘Nó phải là việc gì đó mà các em nghĩ là cần thiết.’ Chiều hôm sau đang dạo bộ trong cánh rừng anh đã nói, ‘Cái tinh thần đã rời Saanen, có thể đó là lý do tại sao anh không cảm thấy thoải mái như thế. Nó đã chuyển đến Brockwood.’

Khi Vanda Scaravelli, người theo thường lệ đã về Florence trong họp mặt, quay lại vào ngày trước khi K rời Rougemont, bà khuyên anh nên nghỉ ngơi nhiều và mùa hè tới đi Ý thay vì Thụy sĩ. Bỗng nhiên K trở nên vui vẻ và hứng khởi. ‘Chúng ta có thể đến dãy núi Alps ở Pháp hay những hòn núi ở Ý,’ anh nói với Mary. Anh cũng muốn đi Florence, Venice và Rome. Vào ngày 20 tháng tám, ngày anh rời để đi nước Anh, anh chào tạm biệt Vanda lần cuối cùng.

K rất mệt sau khi anh đến Brockwood, một ngày bị mệt đến độ thậm chí anh không thể tập thể dục, một việc hiếm khi nào xảy ra. Anh bảo với Mary rằng từ họp mặt Saanen điều gì đó đã và đang xảy ra trong anh và rằng, ‘Nếu cái gì đó quyết định mọi thứ xảy đến cho K, nó phải lạ thường lắm.’ Mary hỏi anh rằng liệu anh có nhận biết được những thay đổi nào đó trong chính anh – trong thái độ của anh – ‘hơi hơi cộc cằn không giống như anh’. Anh hỏi chị, ‘Anh cộc cằn với những người khác à?’ ‘Không.’ ‘Chỉ với em thôi?’ ‘Vâng.’ Anh nói anh đã không bao giờ làm bất kỳ việc gì mà không có ý thức, rằng chị phải gấp lên để thay đổi, đó là lý do tại sao anh đã cộc cằn. Anh nói, ‘Anh muốn trao cho em một bộ não mới mẻ.’ Nhưng mười lăm ngày sau anh bảo với chị rằng anh đã tìm hiểu sự cáu kỉnh của anh. ‘Hoặc anh đang già nua hoặc anh đã rơi vào một thói quen (của chọn lựa em) và đó là lỗi lầm của anh nên anh phải chấm dứt. Thân thể của anh đã trở nên quá nhạy cảm. Trong hầu hết mọi thời gian anh đều muốn tẩu thoát và anh không được quyền làm điều đó. Anh sẽ giải quyết việc này. Không thể tha thứ được.’ Một ngày khác anh nói với chị, ‘Anh không được bệnh nặng. Thân thể còn tồn tại để nói chuyện.’ Không nghi ngờ gì cả, sức khỏe thân thể của anh đang suy giảm. Những dạo bộ của anh đang rút ngắn lại. Nhưng anh đang trải qua ‘những thiền định lạ thường’ mà luôn luôn có nghĩa rằng ‘cái khác lạ’, dù ‘cái khác lạ’ là gì chăng nữa, đều ở cùng anh.

Họp mặt tại Brockwood bắt đầu vào ngày 24 tháng tám trong thời tiết tuyệt vời. Một đoàn quay phim chuyên nghiệp có mặt ở đó cho nói chuyện lần thứ ba để quay một cuốn phim. Họ có một cần cẩu vì vậy họ có thể quay toàn cảnh. Cuốn phim, được gọi là The Role of a Flower Vai trò của một Bông hoa, được chiếu trên truyền hình Thames vào ngày 19 tháng giêng năm 1986. Nó có thể là một cuốn phim hay nhất của họp mặt như một tổng thể nhưng phỏng vấn với K tại đoạn kết, mà hứa hẹn là một đoạn đặc biệt hay, lại quá ngắn.

Lúc này K cảm thấy rằng anh ‘đã xếp đặt ngôi nhà trong trật tự’ tại Brockwood, nhưng rằng một ‘xếp đặt trong trật tự’ tương tự chờ đợi anh ở Ấn độ, và anh một nửa sợ hãi nó và một nửa ‘nóng lòng đến đó’. Một buổi sáng khi đang chờ đợi trên sân ga để đến London, anh nói với Mary rằng Scott Forbes đã hỏi anh sẽ sống bao lâu nữa. Anh đã trả lời rằng anh biết nhưng sẽ không nói. ‘Anh thực sự biết à?’ Mary hỏi:

 

K: Anh nghĩ là anh biết. Anh có những điều báo cho biết.

 

M: Anh có sẵn lòng kể cho em không?

 

K: Không, điều đó sẽ không đúng. Anh không thể kể cho bất kỳ ai.

 

M: Ít ra người ta có thể có vài ý tưởng mang máng về thời gian chứ?

 

K: Scott hỏi liệu anh sẽ vẫn còn ở đây khi Trung tâm được xây dựng tại Brockwood. Anh nói anh sẽ. (Trung tâm không thể hoàn tất trước tháng chín năm 1987.)

 

M: Người ta sẽ sống và luôn suy nghĩ rằng tại bất kỳ giây phút nào K có lẽ rời đi?

 

K: Không, nó không giống thế đâu; nó sẽ không xảy đến trong một khoảng thời gian.

 

M: Anh biết bao lâu không?

 

K: Khoảng hai năm nữa.

 

Vào bữa ăn trưa ngày hôm đó, tại nhà hàng Fortnum, K cũng bảo với tôi rằng anh biết khi nào anh sẽ chết nhưng không thể nói cho bất kỳ ai. Tôi suy diễn nó có lẽ trong hai hay ba năm nữa, mặc dù ngày hôm đó anh vẫn còn trông rất trẻ và nhanh nhẹn hoạt bát và đẹp mãi mãi đến độ mười năm tiếp dường như có thể được. Anh trông không có vẻ như một cụ già gì cả nhưng như một bậc tiên bất tử. Anh vẫn tinh ý như trước đây, nhìn ngắm mọi người quanh nhà hàng với cùng sự hứng thú háo hức như lúc trước.

Mùa thu đó, tại Brockwood. K bắt đầu dạy Scott Forbes một số trong những bài tập yoga của anh. Anh là một người thầy nghiêm khắc. Scott phát giác rằng sự mềm dẻo của anh rất lạ thường thậm chí không có trong một người trẻ tuổi. Tuy nhiên anh không còn đứng chổng ngược đầu nữa, như anh thường thực hiện trong nhiều năm. K cũng có một nói chuyện thâu băng cùng Scott mà bộc lộ điều gì anh chờ đợi về một người thầy tại một trong những ngôi trường của anh. Anh bắt đầu bằng cách hỏi Scott liệu một nhóm giáo viên chịu trách nhiệm chính cho ngôi trường hiểu rõ, thậm chí theo trí năng, điều gì anh đang nói? Scott trả lời rằng họ đáp lại ‘cái khác lạ’ mà hiện diện ở đó. Tiếp theo K muốn biết điều gì đang xảy ra cho chính Scott, cảm giác của anh ấy về K là gì? Quan điểm của anh ấy đối với lời giảng của K và đối với tất cả công việc đang xảy ra ở Mỹ, Ấn độ và tại Brockwood là gì? Tại sao anh ấy, Scott, lại có mặt tại Brockwood? Sự tiếp xúc của anh ấy với lời giảng chỉ bởi vì chính K? Anh ấy phụ thuộc vào K? Giả sử ngày mai K chết, bởi vì đã tiếp xúc với K, ‘với luồng đó, hơi thở đó, và cảm giác đó, liệu điều đó sẽ chết đi sau khi K chết hay liệu bông hoa đó sẽ phát triển, sinh sôi gấp bội? . . . Liệu nó sẽ tự nở hoa? Không phụ thuộc vào bất kỳ những hoàn cảnh nào? Không gì có thể làm hư hỏng nó ngay khi nó hiện diện ở đó. Nó có thể trải qua những hoàn cảnh khác nhau nhưng luôn luôn ở đó.’ Scott trả lời rằng nó vẫn chưa ‘vững chắc lắm’.

K nhắc nhở anh ấy, ‘Đừng sử dụng từ ngữ “vẫn chưa”. Vẫn chưa có ý thời gian. Liệu em sẽ cho phép nó trở nên vững chắc, mạnh mẽ và bám rễ, và nở hoa? Hay liệu nó sẽ phụ thuộc vào những hoàn cảnh?’ Họ tiếp tục nói chuyện:

 

S: Không, thưa ông. Người ta sẽ làm mọi thứ . . .

 

K: Không, không, không, thưa em. Không phải em làm mọi thứ. Chính cái khác lạ đó, chính hạt giống đó – giống như trong một tử cung, em chẳng phải làm việc gì cả. Nó tăng trưởng. Nó ở đó. Nó chắc chắn tăng trưởng. Nó chắc chắn hưng thịnh – đó là một từ ngữ hay hơn . . . Scott có nhận biết rằng hạt giống ở đó? Scott đang ngăn cản sự nở hoa của nó bằng quá nhiều hoạt động, quá nhiều tổ chức, không cho nó đủ không khí để nở hoa? Điều gì thông thường xảy ra là những tổ chức làm chết ngạt cái đó . . . Em phải hoàn toàn bảo đảm rằng hạt giống ở đó, không bị sáng chế bởi tư tưởng. Nếu hạt giống vững chắc em thực sự không phải làm gì với nó . . . Trong em không có xung đột gì cả. Họ (những học sinh) có thể có xung đột nhưng em không thể . . . Họ có lẽ đưa ra những ý kiến. Em không thể có những ý kiến . . . Em phải lắng nghe họ, thấy điều gì họ đang nói, lắng nghe mỗi người, không phản ứng đến nó như Scott hay từ nền tảng quá khứ của em, nhưng lắng nghe họ rất, rất cẩn thận . . . Liệu em có thể được tự do khỏi quá khứ? Việc đó rất khó khăn . . . Việc đó thực sự đòi hỏi tất cả năng lượng của em . . . Nền tảng quá khứ là tất cả sự đào tạo theo kiểu Mỹ của em, giáo dục và tạm gọi là văn hóa theo kiểu Mỹ của em . . . Bàn luận nó, cân nhắc nó, chỉ bảo lẫn nhau. Không nói, “Ồ, tôi phải xóa sạch nền tảng quá khứ của tôi” – em không bao giờ có thể làm điều đó . . . Em có thể ý thức được nền tảng quá khứ của em và không cho phép nó phát tác, không cho phépcan thiệp. Anh nghĩ ở đó một hành động cố ýcần thiết bởi vì em đang điều hành nơi này. Em phải có năng lượng, em phải có nỗ lực. Giữ nó. Đừng cho phép nó tàn tạ từ từ bởi vì gánh nặng này.73

 

Vào thời gian này K rất lo ngại rằng sự tổ chức và sự bận rộn của những trường học có lẽ làm mất tác dụng lời giảng. Không phải những tổ chức sẽ gắn kết những Foundation lại cùng nhau. ‘Yếu tố hợp nhất phải là thông minh,’ anh nói với Mary và Scott. ‘Được tự do trong ý nghĩa thực sự và sự tự do đó là thông minh. Thông minh là chung cho tất cả chúng ta và điều đó sẽ mang chúng ta lại cùng nhau, không phải tổ chức. Nếu bạn thấy điều quan trọng rằng mỗi người chúng ta phải được tự dotự do đó hàm ý tình yêu, ân cần, chú ý, cộng tác, từ bithông minh đó là yếu tố gắn kết chúng ta lại cùng nhau.’ Anh cũng yêu cầu Mary ghi ra: ‘Độc lập mà không có tự dovô nghĩa. Nếu bạn có tự do, bạn không cần độc lập.’

Vào ngày 21 tháng chín K hỏi tại một gặp gỡ giáo viên: ‘Làm thế nào ngay tức khắc, không thời gian bạn giảng cho những em học sinh thấy rằng tánh tư lợi là gốc rễ của xung đột? Không chỉ thấy nó nhưng tức khắc được thay đổi?’ Anh tiếp tục nói rằng trong số hàng trăm học sinh đã qua Rishi Valley, ngôi trường cũ nhất của anh, không học sinh nào đã được thay đổi. Sau gặp gỡ, khi họ còn một mình, Mary hỏi anh mục đích có những học sinh là gì nếu, trong tất cả những năm này không ai trong số các em đã được thay đổi? Nếu, cùng tất cả sự ảnh hưởng của anh, không học sinh nào đã được thay đổi, làm thế nào những người còn lại của chúng em, mà chắc chắn cũng chẳng thay đổi gì, có thể tạo ra sự thay đổi trong những em học sinh? Chị hỏi, ‘Nếu anh đã không thực hiện được điều đó, liệu chắc chắn rằng chúng em có thể thực hiện được hay sao?’ ‘Anh không biết,’ anh trả lời, nhưng anh nói câu này khá đùa bỡn, rõ ràng là không muốn tiếp tục một chủ đề nghiêm túc.

Trường Brockwood tiếp tục hưng thịnh từ khi K chết. Nó nhỏ hơn những trường ở Ấn độ với phòng lớp chỉ dành cho sáu mươi học sinh, một số lượng nam nữ bằng nhau, thuộc hai mươi quốc tịch khác nhau, có tuổi từ mười bốn đến hai mươi, và có một quỹ học bổng đặc biệt. Một vài sinh viên học những khóa Đại học Mở rộng trong khi đang sống và đang làm việc tại Brockwood.

Keith Critchlow lại có mặt tại Brockwood vào tháng mười kèm theo những kế hoạch chi tiết của Trung tâm và những mẫu của hai loại gạch làm bằng tay có màu sắc khác nhau mà anh muốn dùng để lợp mái. Những loại này được mọi người ưng ý. Vừa mới đây K phát biểu trên video về điều gì anh mong muốn Trung tâm thực hiện:

 

Nó phải là một trung tâm tôn giáo, một trung tâm nơi người ta cảm thấy có cái gì đó không bị bày đặt ra, không tưởng tượng, không phải loại bầu không khí ‘thiêng liêng’ nào đó. Một trung tâm tôn giáo, không trong ý nghĩa chính thống của từ ngữ, một trung tâm nơi ngọn lửa đang cháy, không phải tro bụi của nó. Một ngọn lửa đang cháy, và nếu bạn đến ngôi nhà đó bạn có lẽ nhận được ánh sáng, ngọn lửa, cùng bạn, hoặc bạn có thể thắp sáng cây nến của bạn hoặc là con người lạ thường nhất, không bị vỡ vụn, một con người mà thực sự là tổng thể, không có cái bóng của phiền muộn, đau khổ, mọi loại sự việc đó. Vậy là, đó là một trung tâm tôn giáo.74

 

K cũng nói về căn phòng yên lặng: ‘Đó là cái nguồn của K. Xin lỗi, tôi tuyệt đối đang không bị ảnh hưởng bởi tình cảm con người về điều này. Đó là cái nguồn của chân lý, nó chiếu sáng, đang sống ở đó.’75 K bảo với Critchlow rằng anh không muốn tòa nhà trông như ‘người mới giàu có’ hay giống như ‘một khách sạn vùng quê’. Anh hỏi, ‘Liệu nó sẽ bắt buộc tôi phải trang phục thích hợpgiữ gìn sạch sẽ?’ Critchlow trả lời rằng nếu tòa nhà tôn trọng mọi người, mọi người sẽ tôn trọng tòa nhà. Ý thức tôn trọng lẫn nhau này đã thành công trong Trung tâm, được khánh thành vào tháng mười hai năm 1987. Nó thể hiện điều gì vẫn có thể được thành tựu bởi những nghệ nhân đầy nhiệt tâm khi được cảm hứng bởi đề án họ được khuyến khích tham gia. Khi vào tòa nhà ngay lập tức người ta thâm nhập vào bầu không khí độc nhất của Krishnamurti.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 35435)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 17368)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 23809)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 13601)
Ra khỏi bóng tối - Thích Nữ Diệu Nghiêm dịch
(Xem: 22845)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 23069)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 15364)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
(Xem: 24767)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 25094)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 24679)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 17798)
Tôi đã lắng nghe Krishnamurti suốt nhiều ngày. Tôi đến những nói chuyện của ông, tham gia những bàn luận, ngẫm nghĩ...
(Xem: 20132)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thícông đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
(Xem: 28141)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 15033)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
(Xem: 14364)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
(Xem: 23374)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 15308)
Điều lạ thường nhất về sống của Krishnamurti là những lời tiên tri được nói về anh trong thời thanh niên đã thành hiện thực, tuy nhiên trong một hướng khác hẳn điều gì được mong đợi.
(Xem: 17969)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
(Xem: 13229)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
(Xem: 14408)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
(Xem: 10854)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
(Xem: 15296)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ biđam mê cho tất cả.
(Xem: 17742)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạoBồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
(Xem: 13068)
Chúng tathói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
(Xem: 13344)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
(Xem: 10967)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
(Xem: 29307)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốttình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
(Xem: 11287)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
(Xem: 11579)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
(Xem: 17477)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạnchuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 16204)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
(Xem: 13724)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
(Xem: 13112)
Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
(Xem: 11803)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
(Xem: 13598)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
(Xem: 19936)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
(Xem: 12856)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổhân hoan của nó.
(Xem: 29658)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 10518)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
(Xem: 22476)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 13214)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa được phát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-động của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay...
(Xem: 18386)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
(Xem: 27519)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 12258)
Tốt lành chỉ có thể nở hoa trong tự do. Nó không thể nở hoa trong mảnh đất của thuyết phục dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không dưới bất kỳ cưỡng bách nào...
(Xem: 11245)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắngdụng ý khi thiền định không là thiền định.
(Xem: 23565)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 12574)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
(Xem: 10962)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
(Xem: 11795)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
(Xem: 11879)
Tư tưởng vị tha mong đạt được giác ngộ vì tất cả chúng sanh là một quan điểm vô cùng kỳ diệu! Khi bạn phát bồ đề tâm, bạn bao gồm tất cả mọi người, mọi loài trong ý tưởng làm lợi lạc cho họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM