Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

38. “Liệu có thể giữ cho bộ não rất tươi trẻ?”

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8433)
38. “Liệu có thể giữ cho bộ não rất tươi trẻ?”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

CHƯƠNG 38

“Liệu có thể giữ cho bộ não rất tươi trẻ?”

V

ào ngày 14 tháng giêng năm 1981, Krishnaji thực hiện một nói chuyện trước công chúng ở Vasant Vihar, Madras. Khi nói về bộ não anh hỏi, “Liệu có thể giữ cho bộ não rất tươi trẻ? Liệu bộ não có thể tự-tươi trẻ lại? Bộ não này mà quá già nua, cùng những khả năng vô hạn của nó; một bộ não mà đã tiến hóa trong thời gian qua những áp lực thuộc kinh tế, xã hội; bộ não mà là một dụng cụ lạ thường, mà kiểm soát tất cả suy nghĩ, tất cả những hoạt động, tất cả vận hành thuộc giác quan của chúng ta; liệu bộ não đó có thể hoàn toàn được vô nhiễm? Tôi sử dụng từ ngữ ‘vô nhiễm’ trong ý nghĩa rằng nó không thể bị tổn thương.” Anh yêu cầu mỗi người trong số khán giả đừng đồng ý, nhưng hãy quan sát cái trí riêng của họ, bộ não, mà rất tinh tế. Anh hỏi, “Liệu chúng ta có thể thách thức chính bộ não để tìm được liệu nó có khả năng, năng lượng, thúc đẩy, mãnh liệt để phá vỡ sự tiếp tục này của quá khứ để cho trong ngay sự kết thúc, chính những tế bào não trải qua một thay đổi, một đột biến?” Anh đang dò dẫm sâu thẳm.

 “Suy nghĩ là một qui trình vật chất; suy nghĩ là kết quả của ký ức, trải nghiệm, hiểu biết, được lưu trữ trong những tế bào não, trong chính qui trình suy nghĩ. Và nó đã vận hành trong một phương hướng đặc biệt, liên tục đang phát triển. Suy nghĩ, ký ức là một bộ phận của bộ não. Bộ não là vật chất; bộ não này chứa đựng ký ức, trải nghiệm hiểu biết, từ đó suy nghĩ hiện diện. Vì vậy suy nghĩ có sự tiếp tục của nó, được đặt nền tảng trên hiểu biết, mà là quá khứ; và quá khứ đó luôn luôn đang vận hành, đang tự-bổ sung chính nó trong hiện tại và đang tiếp tục. Trong tiếp tục này, nó đã tìm được sự an toàn vô cùng qua những niềm tin, ảo tưởng, hiểu biết. Trong sự trung thành này, có một ý thức của đang được bảo vệ, của đang ‘trong tử cung của Thượng đế.’ Đây làm một ảo tưởng. Bất kỳ quấy rầy nào trong tiếp tục đó là sự thách thức; và khi nó không thể đáp lại phù hợp, nó phát giác rằng sự an toàn của nó bị quấy rầy.” Anh ngừng lại và yên lặng, đang tự-lắng nghe chính anh.

 Quan sát điều này trong chính bạn, quan sát cẩn thận. Chúng ta đang hỏi liệu bộ não – mà là bộ não của tất cả những con người, đã tiến hóa qua những thời gian xa xưa, đã bị quy định bởi những văn hóa, những tôn giáo, bởi những áp lực thuộc kinh tế, thuộc xã hội – liệu bộ não đó, mà đã có một tiếp tục vô hạn cho đến lúc này, có thể khám phá một kết thúc của tiếp tục như thời gian?” Anh yêu cầu những người lắng nghe không bị khích động bởi người nói, bởi vì như thế người lắng nghe bị phụ thuộc vào anh. “Vậy thì người nói trở thành uy quyền của bạn, đạo sư của bạn. Sự đòi hỏi là rằng bạn là một ngọn đèn cho chính bạn, không chấp nhận ngọn đèn của một người khác.”

 Anh bàn luận về chết như một kết thúc trọn vẹn và sự hủy diệt của bộ não, một kết thúc đến một tiếp tục của sống. “Để hiểu rõ điều này,” anh nói, “liệu chúng ta có thể thâm nhập ‘cái gì là’? ‘Cái gì là’ của sống của bạn, sống hàng ngày của bạn? Xuyên suốt thời gian chúng ta đã bám vào một tiếp tục của sống. Chúng ta không bao giờ hỏi ý nghĩa của chết là gì. Chúng ta đã đặt chết đối nghịch với sống. Nhưng sự tiếp tục hàm ý thời gian. Chuyển động của suy nghĩ. Thời gian có nghĩa chuyển động. Từ đây đến đó – thuộc tâm lý để chuyển từ cái không đẹp đẽ đến cái đẹp đẽ.

 “Để tìm được chết là gì, liệu sự tiếp tục đó có thể kết thúc?” Liệu ý thức của khoảng thời gian kéo dài có thể kết thúc?” Anh ngừng lại.

 “Chết nói với bạn, ‘kết thúc nó,’ kết thúc hoàn toàn những quyến luyến của bạn, bởi vì đó là việc gì sẽ xảy ra khi bạn ngừng thở. Bạn sẽ để mọi thứ lại đằng sau.

 “Vì vậy chết hàm ý sự kết thúc của quyến luyến. Chỉ trong kết thúc mới có một khởi đầu.

 “Chỉ đến lúc đó bộ não mới có thể tự-khám phá cho chính nó một chất lượng của chuyển động mà hoàn toàn được tự do khỏi quá khứ.”

 Krishnaji đặt ra cho những người lắng nghe anh một nghi vấn. “Nếu không có kết thúc, điều gì xảy ra cho cái trí, cho toàn chuyển động của ý thức, ý thức của bạn hay ý thức của tôi, cho ý thức của con người? Việc gì xảy ra cho sống hàng ngày của chúng ta? Sống giống như một con sông mênh mông trong đó có đau khổ, phiền muôn, lo âu. Khi bộ phận chết đi, dòng chảy tiếp tục. Thể hiện của dòng chảy là bạn, cùng danh tánh của bạn, và vân vân. Nhưng bạn vẫn còn là bộ phận của dòng chảy này. Và chúng ta đang hỏi, liệu bạn có thể kết thúc dòng chảy đó? Bạn theo kịp chứ? Bởi vì ‘cái tôi’ là sự tiếp tục. ‘Cái tôi’ là sự khởi đầu không chỉ khía cạnh di truyền, nhưng còn của cái mà được truyền xuống thế hệ sang thế hệ từ hàng thiên niên kỷ. Nó là một tiếp tục, và cái mà tiếp tục là một bộ máy. Bạn quan sát một người chỉ trích hay khen ngợi bạn. Bộ não ghi lại. Thế là bạn thực sự không bao giờ thấy. Ghi lại này là điều gì cho sự tiếp tục.

 “Chúng ta đang đặt những nền tảng để tìm ra thiền định là gì. Hiểu rõ về chính chúng ta là bộ phận của thiền định này. Trong hiểu rõ về phiền muộn, đau khổ, sợ hãi, lo âu, bạn thấy rằng ý thức là nội dung của nó, như truyền thống, lo âu, danh tánh, chức vụ. Liệu ý thức này mà trong nó là bộ não, mà là bộ phận của cái trí, bộ phận của ý thức có thể – liệu ý thức này có thể nhận ra nội dung của nó, nhận ra ý nghĩa của sự kéo dài thời gian của nó, và đang sử dụng một mảnh của ý thức đó như quyến luyến, có thể kết thúc nó một cách tự nguyện? Điều đó có nghĩa, liệu bạn có thể phá vỡ sự tiếp tục? Mà có nghĩa, liệu có thể chỉ ghi lại điều gì cần thiết và không thêm nữa?

 “Hiểu biết luôn luôn bị giới hạn. Vì vậy bộ não, đã tìm được sự an toàn trong chuyển động của bộ não, bám vào nó và diễn giải mọi biến cố, tùy theo quá khứ. Trong chuyển động của kết thúc sự tiếp tụctrật tự hoàn toàn. Thấu triệt này là sự cách mạng trong cấu trúc của bộ não.”

 Những từ ngữ của Krishnaji trôi chảy. “Chính là bộ não mà sắp xếp mọi thứ trong vị trí đúng đắn của nó. Sau đó, trong thấu triệt tổng thể vào toàn chuyển động của ý thức, hoạt động và những cấu trúc của bộ não trải qua một thay đổi. Khi bạn thấy cái gì đó lần đầu tiên, một chức năng mới mẻ bắt đầu vận hành. Cánh tay của bạn, cánh tay này được phát triển bởi vì chức năng. Vì vậy khi bộ não khám phá cái gì đó mới mẻ, một chức năng mới mẻ được sinh ra, một cơ quan mới mẻ hiện diện. Một cái trí, một bộ não rất cần thiết phải trở nên tươi trẻ, trong sáng, hồn nhiên, sinh động, mới mẻ. Điều này chỉ có thể xảy ra được khi không có sự ghi lại thuộc tâm lý,” Krishnaji nói.

 Tiếp theo anh nói về tình yêu và thiền định. “Liệu tình yêu có một tiếp tục? Liệu tình yêu là ham muốn? Liệu tình yêu có thể hiện diện giống như sương mai trong lành? Nó không thể. Liệu tình yêu có một tiếp tục, làm ơn hãy thâm nhập nó. Tình yêu không hiện diện trong quả tim của bạn, đó là lý do tại sao thế giới ở trong một hỗn độn như thế.

 “Muốn bắt gặp tình yêu, toàn dòng chảy của ý thức phải kết thúc. Ý thức là ganh tị của bạn, hận thù của bạn, tham vọng của bạn, ham muốn của bạn để trở nên quan trọng hơn, ham muốn của bạn trong tìm kiếm quyền hành. Nơi nào có bất kỳ ý thức nào của cái tôi, tình yêu không hiện diện. Và bản thể của cái tôi là qui trình ghi lại. Sự kết thúc của đau khổ là sự khởi đầu của từ bi.

 “Lúc này, liệu chúng ta có thể nói về thiền định? Có nhiều vấn đề được hàm ý trong thiền định. Phải có không gian; không phải không gian vật chất, nhưng không gian phía bên trong cái trí. Tất cả những cái trí của chúng ta đều bị bận tâm. Sự bận tâm này giống như một người nội trợ với công việc nấu nướng của bà ấy, với con cái của bà ấy, giống như một người hiến dâng với thượng đế của anh ấy, một người với nghề nghiệp của anh ấy, với tình dục của anh ấy, với công việc của anh ấy. Trong đó cái trí hoàn toàn bị bận tâm, vì vậy không có không gian trong nó. Nếu khôngtrật tự trong sự liên hệ của bạn với người vợ của bạn, với con cái của bạn, hãy quên thiền định đi. Nhưng trật tự tuyệt đối có thể tương tự trật tự vũ trụ. Trật tự đó có liên quan đến trật tự vũ trụ. Trật tự vũ trụ có nghĩa sự tuần hoàn của mặt trờimặt trăng, bầu trời lạ thường của chiều tối cùng tất cả vẻ đẹp của nó. Nhưng chỉ tìm hiểu giải ngân hà, vũ trụ qua một kính viễn vọng không là trật tự. Trật tự hiện diện ở đây, trong sống của chúng ta. Vậy là trật tự đó có một hiệp thông lạ thường cùng vũ trụ.”

 Một buổi chiều một sadhu chân trần có râu quai nón mặc một áo choàng màu đất và một miếng vải quấn quanh đầu của ông ấy, nói chuyện với Achyut và sau đó trong tuần ông ấy gặp Krishnaji. Ông ấy thuộc một giáo phái Siddha cổ xưa và sống cùng một đạo sư ở Anantpur District. Vị đạo sư của ông ấy đã già lắm rồi và bảo với môn đệ rằng ông cảm thấy một hiện diện huyền bí của một đấng vĩ đại đang giảng dạy trong thế giới. “Ta sắp chết,” vị đạo sư nói, “vì vậy ông ta sẽ là đạo sư của người, đi tìm ông ta đi.” Người môn đệ đã lang thang khắp mọi nơi, đang tìm kiếm người thầy thực sự đó. Ông ấy đã đến mọi ashram thiền viện, nhưng không được thỏa mãn. Sau đó ở Madras ông ấy đã nghe nói về Krishnaji và đến nghe những nói chuyện. Cảm thấy rằng ông ấy đã tìm được cái gì ông ấy đã tìm kiếm, ông ấy quay lại vị đạo sư và diễn tả điều gì ông ấy đã thấy. Vị đạo sư khẳng định thấu triệt của môn đệyêu cầu quay lại Madras với Krishnaji. Sau đó, ở Madras, sadhu nghe rằng vị đạo sư của ông ấy đã chết.

 Người khất sĩ này có sự hiểu biết bí mật của chế biến thảo mộc và sự sử dụng dược thảo trong những phương pháp bào chế thuốc. Ông ấy biết thời gian ngày hay đêm khi những thảo mộc phải được hái, cách bảo quản, và những câu thần chú phải theo cùng sự chế biến thuốc. Một yếu tố ma thuật có trong điều gì ông ấy nói: cây cối có sự thông minhnhận biết. Chúng chỉ bộc lộ đối với những người tiếp cận chúng đúng đắn. Ông ấy bảo Achyut, “Một dược thảo bị tiếp xúc sai lầm, bằng tham lam hay ham muốn, lẩn trốn và không thể tìm ra. Sự cho phép của chúng phải được nhận biết trước khi tiếp xúc, chúng phải được nói chuyện bằng sự khiêm tốn – ‘Bạn cho phép tôi chạm vào bạn nhé, hay bạn muốn tôi chờ?’ Chúng trao ánh sáng và hương thơm cho những người hiệp thông cùng chúng.” Những từ ngữ của ông ấy nhắc nhở về sự thiêng liêng huyền bí và điều kỳ diệu cho cây cối như vật trao sự sống, vật bảo vệ, vật nắm giữ năng lượng được ca ngợi trong những bài thánh ca của Atharva Veda. Krishnaji rất chú ý đến ông ấy và sự nhạy cảm cũng như sự hiệp thông cùng cây cối của ông ấy.

 Achyut nhờ ông ấy đi chuyển tải những lời giảng của Krishnaji trong những Siddha và những giáo phái lang thang của sadhu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10368)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9485)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9196)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31103)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20642)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 22967)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17560)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11539)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21251)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8676)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22015)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13235)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38315)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13260)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24109)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14875)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24404)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10086)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17516)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22534)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22522)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7424)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 13980)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 26924)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26709)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19724)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20677)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21218)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13146)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13283)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29697)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13825)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13849)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32293)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 23830)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29642)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31370)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34086)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18349)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19375)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32682)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18625)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30691)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16049)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26647)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32476)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39211)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40312)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19198)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19209)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant