Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

16. Trí Tuệ Người Xưa Và Những Khó Khăn Hiện Đại

03 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 6686)
16. Trí Tuệ Người Xưa Và Những Khó Khăn Hiện Đại


NHỮNG HẠT NGỌC TRÍ TUỆ PHẬT GIÁO
Nguyên tác: Gems of Buddhist Wisdom
Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
Thích Tâm Quang dịch

IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT PHẬT GIÁO
TRƯỚC CÁC KHÓ KHĂN



16. TRÍ TUỆ NGƯỜI XƯA VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN HIỆN ÐẠI

 - Francis Story


Lịch sử con người chinh phục môi trường chung quanh từ thuở sơ khai, là chuyện thích nghi với sự thay đổi qua tài trí ngày càng tăng về kỹ thuật sống. Ở hoàn cảnh tốt nhất, nó đã là cuộc chinh phục cục bộ; những dị biệt về cách thức sống không nhất thiết đi đôi với sự thay đổi về cách suy tư hay quan điểm mong đợi. Con người, bên dưới bên ngoài, vẫn còn là một con thú thuở ban sơ; bản năng của con người phát triển trong một mô hình văn minh phức tạp hơn, và phản ứng của con người trước các tình thế đã khác xa với những đáp ứng của cha ông, tuy nhiên chính bản năng thì không khác. Về căn bản chúng vẫn không thay đổi căn cứ vào thời gian của những tư liệu cổ nhất còn lại đến ngày nay.

Những biến cốtình thế phát sinh do sức mạnh tinh thần, còn bản năng gây ra chúng vẫn không thay đổi, tình hình và các vấn đề về cơ bản cũng giống như vậy, dù chúng xuất hiện trang phục khác. Do sự giải thích sai lầm về thuyết tiến hóa, tính lạc quan dễ dãi hậu kỳ Darwin tin rằng nhân loại đang vững bước tiến lên đã bị loại bỏ. Kiến thức, tuy có tiến bộ, không thể giải thoát tinh thần con người, dù có thể giải thoát một số ràng buộc tinh thần, mà thực ra chỉ là sự thay thế chúng bằng những ràng buộc khác. Lòng ích kỷ, tham ái và tham sống là những yếu tố vẫn chiếm ưu thế, do đó kiến thức, không có sự bù đắp của trí tuệ, hẳn là còn bị lệ thuộc.

Nhìn thoáng qua những bản kinh Nguyên Thủy sớm nhất cũng đủ cho thấy những khó khăn ngày nay giống hệt như ở Ấn Ðộ 2500 năm trước.

Sự thôi thúc sống và sự ham sống nơi tất cả chúng sanh nẩy nở từ tham ái, và Ðức Phật, lúc Ngài đạt Giác Ngộ, tuyên bố: "Ta đã lang thang vô ích bao nhiêu lần sanh, tìm cách xây dựng căn nhà; ta đã đau khổ trong nhiều lần sanh tái diễn. Nay, hỡi người xây dựng căn nhà, nay đã tìm ra được rồi, ngươi sẽ không còn phải xây dựng nhà nữa". Căn nhà là hình thức cụ thể, người xây là tham ái, bản năng kiên trì bám vào đời sống, cho thấy tại sao những khó khăn đương đầu bởi nhân loại ngày nay căn bản vẫn giống như vậy, đã không được như ý từ bình minh lịch sử; chúng chỉ hoán chuyển thành một loại chìa khóa khác, có ngụ ý khái quát thay vì một ít cá nhân giới hạn hay bộ lạc.

Trong đời sống ngày nay, tôn giáo, một thời là yếu tố chính trong lịch sử thế giới, đóng một phần tương đối không quan trọng. Thái độ của con người hiện đại, tâm hòa hợp với cái khác và rõ ràng là những công chuyện cần ngay và thực tiễn hơn, được quyết định bởi tôn giáo chỉ trong phạm vi huấn luyện ban đầu gây ấn tượng trên một sự hiểu biết mềm dẻo, còn lại với con người là chỉ để nhuộm màu phong cảnh tinh thần. Giữa những khu rộng lớn của con người trên thế giới, tôn giáo chính đã không còn ảnh hưởng, những hành động được cân nhắc và phán xét không bằng tiêu chuẩn tôn giáo hay đạo đức, mà là thắng hay bại từ quan điểm hoàn toàn trần thế. Chúng đã không còn là "phải" hay "trái", và trở thành đơn giảnthực tiễn hay không thực tiễn. Ðặc tính cơ hội đã được thiết lập thay thế cái huyền bí trước đây như nguyên tắc điều hành trong cách đối xử của con người, do kết quả của sự suy thoái niềm tin vào kiếp sau với sự việc sau cùng với đặc trưng của một nền công lý trừng phạt. Theo ý nghĩa đó, điều này có thể được chấp nhận như một bước tiến hướng về duy lý luận; nhưng vì nhân tố thúc đẩy đằng sau hành-động-cơ-hội vẫn nằm trong bản năng của con người man rợ, phần đóng góp bởi lý trí chỉ là phụ thuộc. Lý trí được dùng phục vụ những động cơ chủ yếu là không hợp lý.

Trong một bài thuyết giảng nổi tiếng trong Kinh Brahmajala của Bộ Trường A Hàm, Ðức Phật nêu lên 62 hệ thống tôn giáo-triết lý thời bấy giờ, từ chủ nghĩa lý tưởng siêu nghiệm đến duy vật cao, Ngài bác bỏ tất cả. Khả năng tài tình về siêu hình của người Ấn Ðộ chưa được Âu Châu biết vào thời các nhà triết học kinh việnTrung Cổ, nhiều thuyết cổ Bà La Môn đã biến mất, chỉ để lại tên những học thuyết đối kháng và những học thuyết được nói nhiều đến đã được chúng ta khám phá, một số học thuyết này giả trang như những phát triển mới nhất về tư tưởng con người. Trong một bài thuyết giảng khác, trong Kinh Apannaka của Trung Bộ Kinh, Ðức Phật đề cập đến một trong những học thuyết với những lời như sau: "Có một số nhà tu khổ hạnhBà La Môn nhất định cho rằng, không có gì được cho, hy sinh hay dâng hiến, không có quả chín của hành động thiện ác, không có thế giới này mà cũng không có thế giới khác, không có cha, cũng không có mẹ, hay chúng sanh xuất hiện, trong thế giới không có nhà tu khổ hạnh mà cũng không có Bà La Môn đã quá vãng và theo chính đạo, người trong số chính họ hiểu được th? giới với kiến thức cao hơn và tuyên bố điều đó...

Trong trường hợp này, hoàn toàn bình thường là những nhà tu khổ hạnhBà La Môn nhất định cho rằng không có quả chín của hành động thiện ác, không có thế giới khác, người dân sẽ bỏ ba điều thiện, cư xử thiện trong hành động, lời nóitư tưởng, và sẽ giữ và thực hành ba điều ác, cư xử tội lỗi trong hành động, trong lời nói và trong tư tưởng. Tại sao lại như vậy? Vì họ không nhìn thấy sự nguy hiểm, điên rồ và sa đọa của điều ác, và cũng chẳng nhìn thấy phước lành của sự từ bỏ trần tục và sự thanh tịnh của điều thiện. Dù quả thực có thế giới khác, quan điểm của họ là không có, đó là một quan niệm sai lầm. Mặc dù có thế giới khác, họ quyết định không có, do đó họ giải quyết sai. Mặc dù đương nhiên có thế giới khác, họ khẳng định không có, đó là lời tuyên bố sai. Mặc dù đương nhiên có thế giới khác, họ nói không có, và hành động ngược lại với các bậc A la hán hiểu biết về thế giới khác. Mặc dù đương nhiên có thế giới khác, họ dạy người khác không có, đó là lời dạy học thuyết sai. Với sự giáo dục của học thuyết sai, họ tâng bốc họ và miệt thị người khác. Như vậy đức hạnh trước đây của họ bị tiêu diệtvô luân phát xuất, đưa đến kết quả quan niệm sai, giải quyết sai, lời nói sai, giáo dục học thuyết sai chống lại với học thuyết cao thượng, tự tâng bốc mình và miệt thị người khác. Cóù nhiều điều bất thiện cũng phát xuất do quan niệm sai lầm.

"Trong trường hợp này, người chủ hộ, thông minh suy nghĩ như sau: Nếu khôngthế giới khác, xác thân bị tiêu hủy sẽ được an toàn (bởi sự hủy diệt), nhưng nếu có thế giới khác, cá nhân ấy với sự tiêu hủy của xác thân sau khi chết sẽ tái sanh vào một cảnh giới bất hạnh đau khổ. Nếu bạn thích, hãy giả sử không có thế giới khác hay giả sử những lời nói của những nhà tu khổ hạnhBà La Môn là đúng. Nhưng cá nhân ấy bị quở trách bởi người trí ngay trong lúc sống này vì nắm quan niệm sai và là một chúng sanh theo chủ nghĩa hư vô. Nhưng nếu thực sự có thế giới khác, cá nhân ấy ở trong đẳng cấp bất hạnh trong cả hai trường hợp, vì bị quở trách ngay trong lúc sống bởi người trí vì nắm giữ quan niệm sai, và với xác thân bị tiêu hủy sau khi chết sẽ tái sanh vào cảnh giới bất hạnh. Như vậy theo và ôm ấp học thuyết đặc biệt này hết sức sai lầm; người đó cố chấp một chiều, và từ bỏ địa vị tốt lành".

"Trong trường hợp điều đó có thể xẩy ra là những nhà tu khổ hạnhBà La Môn xác nhận và cho là có quả chín từ hành động thiện ác, có một thế giới khác, họ sẽ bỏ ba điều ác, bỏ cư xử tội lỗi trong hành động, lời nóitư tưởng, và sẽ nghe theo và thực hành ba điều thiện, cư xử thiện trong hành động, lời nóitư tưởng. Tại sao vậy? Vì họ nhìn thấy cái nguy hiểm, điên rồ và sa đọa của điều ác, và nhìn thấy những phước lành của sự từ bỏ trần tục và sự thanh tịnh của điều thiện. Như vậy, điều tội lỗi trước đây của họ bị tiêu diệtđức hạnh được tạo ra, và đưa đến chánh kiến, giải quyết đúng, chánh ngữ, giáo dục trong học thuyết đúng này không ngược lại với học thuyết cao quý, tránh được tự cao tự đại và miệt thị người khác. Có rất nhiều điều thiện cũng phát sinh từ chánh kiến của họ". Thuyết giảng về học thuyết của Nghiệp, định luật khoa học về hành động và phản ứng cho một sinh viên Bà La Môn tên Subbha, Ðức Phật đề cập đến một vấn đề hết sức nổi bật trong tư tưởng này, đó là sự bình đẳng của con người:

Sự biểu lộ bất bình đẳng giữa chúng sanh lúc nào cũng là nét đặc biệt trong đời sống con người, và do đó Phật Giáo giải thích cái dường như bất bình đẳngcon người phải chịu đựng từ lúc sanh ra. Học thuyết về Nghiệp đưa ra đời sốngvũ trụ dưới ánh sáng của một định luật hợp lývô tư, hơn thế nữa một định luật đúng theo nguyên tắc khoa học về nguyên nhânhậu quả.

Khi được hỏi về phúc lợi của quốc giacộng đồng, Ðức Phật đặc biệt nhắc đến những người Vajjians, một bộ lạc bị đe dọa bởi những bộ lạc lân bang. Ngài nói: "Này A Nan, chừng nào người Vajjians thường tụ tập lại đông đủ để đoàn kết, chừng đó họ phồn thịnh, và không suy tàn. Chừng nào người Vajjians tập họp trong hòa hợp, và giải tán trong hòa hợp, chừng nào họ phục vụ trong hòa hợp, chừng nào họ ban hành đúng cách bất cứ đạo luật cải cách nào, hay hủy bỏ một đạo luật đã được thiết lập, với luật cũ của người Vajjians ban hành mà họ vẫn trân trọng, họ quý mếnkính trọng những người già, coi những người già đáng giávâng lời họ, chừng nào những người phụ nữ và những trinh nữ sống hòa hợp không bị ép buộc hay bắt cóc, bao lâu người Vajjians vẫn tôn trọng, tôn sùng, quý mếnthờ phụng đền thờ, bên trong cũng như bên ngoài, chừng nào họ không cho phép tập tục dâng hiến, đã được đưa ra và thực hiện vô ích; chừng nào họ giữ tập tục quan sát trông nom các vị A la hán được duy trì tốt đẹp, thì họ tự do vào hay đã vào cảnh giới sung sướng; này A Nan chừng nào họ giữ được những nguyên tắc ấy thì người Vajjians sống trong thịnh vượng và không sống trong suy tàn".

Cách mạng thay những lời Phật dạy trong ý nghĩa thay thế luật lệ đạo đức, và thiết lập nguyên tắc hạnh kiểm thay vì nghi thức chính thức của người Bà La Môn đương thời- điểm đặc trưng nổi bật rõ ràng và trước sau như một qua những bài thuyết giảng của Ngài- hiển nhiên trong những vấn đề thế tục, Ngài tán thành việc gìn giữ tất cả những tập tục mang lợi ích vào lúc đó, và chỉ lên án những tập tục nào ngăn chặn sự tiến bộ xã hội, chẳng hạn như chế độ đẳng cấp, tinh thần tối tăm, như tầm quan trọng của thầy tu trong lễ hiến tế và khổ hạnh cực đoan mà trong Phật Giáo coi như "dị đoan". Về vấn đề đẳng cấp, như chúng ta đã thấy, Ðức Phật thừa nhận nét đặc biệt là không thể tách rời khỏi được từ sự hành hoạt của Nghiệp, điều mà Ðức Phật bác bỏ giáo lý của Bà La Môn cho đẳng cấp là từ nguồn thần thánh, và bác bỏ quan niệm vật linh cho bốn đẳng cấp chính trong xã hội Ấn Ðộ bắt nguồn từ những bộ phận khác nhau trên cơ thể con người Bà La Môn. Ðiều này được trình bày ngắn gọn trong những câu kệ trong Kinh Dhammapada (Pháp Cú) nói rằng Bà La MônBà La Môn không phải do sanh ra đã là Bà La Môn mà bởi sự thanh tịnh của tư tưởng, lời nói và hành động. "Chẳng phải vì núm tóc, chẳng bằng sanh, mà một người trở nên Bà La Môn, nhưng ai hiểu biết chân thật, và chánh Pháp, kẻ đó là một người thanh tịnh, kẻ đó mới là Bà La Môn". (Kinh Pháp Cú, Câu 393). Ðiều đáng ghi nhận là đề cập về câu hỏi từ một góc độ thuần túy xã hội, Ðức Phật đặt để Giai Cấp Khattiya (cao thượng) là đẳng cấp cao nhất. Sự phân biệt chỉ có ở bình diện trần thế, nhưng với những ai từ bỏ trần tục, không có sự phân biệt, giá trị của người thánh thiện chỉ đo lường được bởi đức hạnh của người ấy.

Nguyên tắc này được áp dụng rộng rãi hơn về những vấn đề chủng tộcquốc gia ngày nay. Trong Phật Giáo không có vấn đề tôn sùng chủng tộc thượng đẳng hay thù địch. Mỗi người đều có giá trị cá nhân riêng của mình, không kể đến chủng tộc hay kiến thức văn hóa. Vấn đề nhân quyền ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm cá nhân. Trong mối bận tâm hiện nay với quyền của cộng đồngcá nhân, có một khuynh hướng không chú ý tới thực tế là khái niệm về quyền cũng hàm ý đến khái niệm về bổn phận và nhiệm vụ. Cũng cùng trong thời gian Ðức Phật thuyết giảng tại Ấn, Ðức Khổng Tử ở Trung Hoa tuyên bố chân lý này trong học thuyết duy lý về nhân loại của Ngài. Trong khi Ðức Khổng Tử vạch ra quan niệm về nhà cầm quyền lý tưởng, nhân từ, công bằnglo lắng cho phúc lợi người dân của Ngài, thì Ðức Phật thay đổi hướng tư tưởng của các đệ tử ra khỏi lý tưởng cổ xưa với nhiệm vụ áp đặt trong tôn giáo chỉ là thực hành nghi lễ thành lý tưởng cao cả trong bổn phận người cư sĩ, cùng trách nhiệm đối với người khác.

Trong Kinh Sigalovada, Ngài thuyết giảng cho một người Bà La Môn trẻ tuổi theo lời dạy bảo của người cha lễ lạy sáu hưóng, đông, tây nam bắc, bên trên và bên dưới với quần áo và tóc đẫm nước và đan tay vào nhau đưa lên cao. " Này người trẻ tuổi kia trong tôn giáo của người Aria, không phải lễ sáu hướng là như vậy". Rồi Ðức Phật bắt đầu giảng cho người trẻ tuổi, Ngài giải thích lễ sáu hướng phải được hiểu trong ý nghĩa đạo đức. Thứ nhất là sự mô tả chung theo thứ tự những thứ cần phái tránh vì dẫn đến tan nát và ô danh, mà dẫn đến đức hạnh phải trau dồi đem hạnh phúcthịnh vượng. Bài thuyết giảng tiếp tục". "Này người trẻ tuổi, đệ tử Ariyan vinh danh và bảo vệ sáu hướng như thế nào? Sau đây là sáu hướng phải nhìn vào: Cha mẹ về Phương Ðông, Thầy học về Phương Nam, Vợ và con về Phương Tây, bè bạn và người đồng hành về Phương Bắc, đầy tớ và người làm công về phía Dưới, đạo sư và các bậc thánh về phía Trên". Theo sau là lời giải thích chi tiết bổn phận của một người đối với mỗi hạng người này vì họ đứng trong tương quan với chính mình, tổng quát của bài giảng về đạo đức xã hội không gì so sánh được về sự phóng khoáng và cao thượng về quan niệm, cũng như về sự khả thi phổ thôngõ. Hai thí dụ sau đây chứng tỏ ý tưởng về sự nhân nhượng ra sao trong bổn phận được nhấn mạnh.

"Một thành viên thị tộc nên giúp đỡ bạn bè và cộng sự theo năm phương cách như một cách kính ngưỡng Hướng Bắc, do đó là nên rộng lượng, lịch sựnhân từ, đối xử với họ như chính đối với mình, và chân thật trong lời nói. Trong năm đường này Hướng Bắc có sự giúp đỡ như thế, bạn bè và cộng sự viên sẽ yêu mến người ấy; họ bao che người ấy khi người ấy không đề phòng, bảo vệ tài sản của người ấy; họ trở thành nơi nương tựa khi nguy hiểm, họ không bỏ rơi lúc khó khăn, và họ quan tâm đến gia đình người ấy. Phương Bắc là như thế bởi người ấy được che chở và an toàn".

Một chủ nhân Ariyan nên giúp đỡ tôi tớ và người làm công theo năm phương cách như một cách kính ngưỡng Phương Hạ, đó là nên sai khiến họ làm việc vừa với sức họ, cung cấp họ thực phẩm và tiền lương, giúp đỡ họ khi đau yếu, chia sẻ với họ về những vụ khó xử bất thường và ban cho họ giải trí thích hợp. Trong những phương cách này, được giúp đỡ bởi chủ nhân, người đầy tớ và người làm công thương yêu ông chủ bằng năm phương cách: Họ dạy sớm trước chủ, họ đi nằm nghỉ sau chủ, họ mãn nguyện với những gì chủ cho, họ làm việc giỏi, và họ lan truyền lời ca ngợidanh thơm cho ông chủ. Phương Hạ là như thế, che chở chủ nhân và làm cho chủ nhân được an toàn".

Cách đối xử của Ðức Phật với chủ đề này là đường lối điển hình mà Ðức Phật thường dùng niềm tin tôn giáo đã ù hiện hữu và đưa vào một tinh thần hay ý nghĩa đạo đức cao hơn. Ngài truyền đạt chân lý cao cả của Ngài qua sự chiết trung của truyền thống đương thời. Phải nhớ rằng Ðức Phật không dạy Pháp mới. Ngài thuyết giảng "Chân Lý Cổ Xưa" của những Ðức Phật trước Ngài. Mặc dù Giáo Lý của Ngài đã chết trong ký ức của con người hay chỉ còn tồn tại dưới hình thức bên ngoài còn ý nghĩa bên trong đã mất, nhưng Pháp hoàn vũ không thay đổi vẫn hãy còn, và còn mãi nguyên tắc căn bản về nguyên nhânhậu quả chi phối hiện tượng cuộc sống. Những gì của Ðức Phật có thể nói là Ngài xuất hiện để chu toàn Pháp, để tuyên bố rõ ràng pháp trong tinh thần ý nghĩa cao nhất.

Chúng ta hiện đứng trước bước ngoặt của lịch sử, sự lựa chọn ở nơi chúng ta nên hay không chọn con đường dẫn đến tiến bộ hay chọn con đường dẫn đến tiêu diệt. Ít nhất nhân loại đã có đủ kinh nghiệm cho thấy kiến thức khoa học và quyền làm chủ vũ trụ vật chất không phải là cùng một điều trong văn minh tiến bộ. Mắt chúng ta phải quay về hướng mới nếu chúng ta định tìm dường ra khỏi thế bế tắc. Nhưng, chúng ta giới hạn bởi đường vòng của không gian - thời gian vật lý, cho nên chúng ta bị bao vây bởi phạm vi của các khái niệm liên quan. Cái mới nhất là cái cũ vô cùng tận; Pháp bất diệt, Chân Lý đời đời vượt qua cái thế giới nhỏ bé vật chất. Chúng ta phải quay về, trong khiêm nhường và hy vọng, vì bệnh cổ phải tìm thuốc cổ để trị. Nhưng trong lãnh vực chân lý, không có cái gì cũ và cũng không có cái gì mới. Mặt trời lặn buổi chiều ở Phương Tây sẽ mọc buổi sáng ở Phương Ðông.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10518)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9610)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9289)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31321)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20747)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 23190)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17812)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11679)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21484)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8791)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22265)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13357)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38574)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13529)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24422)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 15010)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24774)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10221)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17691)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22820)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22728)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7562)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 14104)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 27126)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26865)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19932)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20903)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21452)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13242)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13378)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29941)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13929)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13966)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32556)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 24134)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29862)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31654)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34238)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18508)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19548)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32921)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18770)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30909)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16173)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26830)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32694)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39443)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40552)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19361)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19342)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant