Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Phượng tím, nhạc phố, chiều mưa & nỗi nhớ…

05 Tháng Năm 201100:00(Xem: 16464)
Phượng tím, nhạc phố, chiều mưa & nỗi nhớ…


Đã lâu rồi, kể từ ngày biết được tin về ngày đi xa... nó đã không viết được, có chăng chỉ là những dòng cảm xúc vụng dại...

Sư phụ viết mail về, dặn phải quán chiếu thật sâu vào nỗi nhớ, thấy nó bức rức thế nào? Khó chịu ra sao? Nó làm được, nhưng nỗi nhớ vi tế và cao tay hơn nó rất nhiều... Nỗi nhớ tan vào trong từng thớ thịt, ngấm vào sâu trong tâm thức.

wwwPT.jpg

Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em đó! Và mưa cũng đến, sau những cơn mưa, hoa phượng rụng tím cả một khoảnh đất dưới gốc cây, nhưng trên cây hoa vẫn còn nhiều lắm, vẫn đủ thắp “tím” cả trời xứ lạ.

Người dân Úc yêu màu phượng tím, có những ngôi nhà sơn màu tím nằm cạnh bên cây, có những toà nhà với các hình vuông nhỏ diễn tả đầy đủ những cung bậc của màu tím...

Nỗi nhớ dâng lên, khi nhìn cả một công viên tràn đầy màu hoa phượng, đẹp như truyện cổ tích, lòng lại ước ao phải chi ba mẹ, người thân, người thương cũng đang ở nơi này, cũng đang cùng mình chia sẻ khung cảnh tuyệt đẹp này. Cố gắng thực tập, hít vào thở ra tiếp xúc với mọi người trong tâm niệm, và đôi lần thấy cả thế giới đang cùng nhau ngắm màu hoa phượng. Và đôi lần đưa tay vuốt mặt tự hỏi xem đây là thật hay mơ? Một thế giới mới rộng lớn, đẹp và thơ mộng quá.

Giữa thành phố đông đúc, thi thoảng lại có người rất trẻ, rất đẹp cầm đàn violin cất lên những giai điệu khi vui tươi ca ngợi cuộc sống, khi đau thương... Nó lặng lẽ đặt một đồng xu vào chiếc hộp đàn để mở dưới đất. Bạn nói mày rảnh quá, đi làm chuyện không đâu... Ừ, thì tao đâu có cho người đó, tao tặng tiếng đàn... Cô gái kéo violin cười thật tươi. Nó biết không phải vì tiền (Chính ph không đ người dân bồng bế nhau, tô sơn v mt đ ra đường ăn xin, tin tr cp có thể nuôi ăn cho mt người khá đy đ nếu b đi nhng nhu cu không cn thiết khác) mà là vì hai tâm hồn gặp nhau... Nó và cô gái cùng nhau phát hiện ra rằng cuộc sống này đẹp quá, tuyệt vời quá, như một giấc mơ... vậy tại sao không trỗi nhạc lên đi? Tại sao không thả lòng và tặng thưởng cho khúc ca ngợi khen về cuộc sống... giữa phố đông tấp nập và vội vã? Giữa những bước chân tấp nập vì công việc, còn có một người kêu ta hãy lắng nghe nào.

Cách đây độ khoảng một tuần, ngay gần lối vào trạm xe buýt, cũng có một dàn nhạc khá quy mô có tay thổi kèn saxo, ghitar, trống... biểu diễn giữa phố... Và khán giả chỉ cần ngồi xuống vỉa hè và lắng nghe... Nó đứng tựa lưng vào vách của toà cao ốc đối diện với ban nhạc... gọi ba mẹ, người thương, người thân cùng lắng nghe, cùng sẻ chia!

wwwPT (1).jpg

Đêm qua, Brisbane có những cơn mưa, lúc đi bộ từ trạm xe buýt về nhà phải băng ngang một công viên, mưa bụi lất phất. Trên con đường nhỏ, le lói những ánh đèn trắng có tiếng ếch kêu, tiếng những con chim rúc vào thật sâu trong tổ cho đủ ấm! Tự dưng nhớ những cơn mưa quê nhà, vẫn biết lòng mình còn phân ra này là đất khách, kia là quê hương nên mình cứ đau khổ về sự xa cách. Ti sao không xem c thế gii này là quê hương đ s xa cách không còn na? Vậy mà sao vẫn nhớ... nhớ lắm...

Hôm rồi nó viết mail kể với ba về nỗi nhớ và cuối cùng nói rằng có những nỗi nhớ làm mình quỵ người đi, cũng có những nỗi nhớ giúp mình đứng dậy mà bước đi. Nhớ quê nhà, nhớ ba mẹ nó tỉnh táo để bước đi vì nó hiểu người thân-thương lúc nào cũng đồng hành và mong nó vững chãi, dù ở nơi này hình dáng quá xa xôi…

Cao Hồng Ân (Australia)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 43)
Trong triết lý sống của ông cha ta, có một câu nói nghe qua tưởng nghịch lý nhưng lại ẩn chứa sự minh triết sâu sắc
(Xem: 169)
Hiện nay đang ở vào thời mạt thế, xuất hiện nhiều tà sư hướng dẫn Phật tử vào con đường sai lạc. Điều này không phải bây giờ mới có.
(Xem: 578)
Bài này được viết với chủ đề ghi lời Đức Phật dạy rằng hãy giữ thân không bệnh, để có thể học và tu pháp giải thoát.
(Xem: 521)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn, sau khi Ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ Mạt pháp thì
(Xem: 571)
Đạo đức không còn là một khái niệm, một lời kêu gọi ‘hãy sống thiện’, một giá trị lý tưởng cao xa, mà là một thực thể cụ thể, ăn được, uống được, thu nạp được, và ăn uống được nên mới “say”.
(Xem: 628)
Quan điểm cho rằng tâm trí của chúng ta có chiều sâu vô thức đã trở nên phổ biến do sự phổ biến của phân tâm học và các kỹ thuật trị liệu liên quan.
(Xem: 748)
Trong kinh điển Phật giáo, từ Hán tạng cho đến Nikāya nói chung, thật sự không quá khó để tìm thấy những cụm từ liên quan đến một phương tiện
(Xem: 734)
Người học Phật, chẳng những phải tham cứu chơn lý, mà lại cần phải y như chơn-lý mà thiệt thành cho đến khi chứng đặng chơn-lý;
(Xem: 764)
Phật tánh là chủ đề chính của Kinh Đại Bát Niết Bàn do ngài Đàm Vô Sấm (385 – 433) mang qua Trung Hoa và dịch.
(Xem: 849)
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia
(Xem: 966)
Trong giáo lý nhà Phật, "kham nhẫn" và "nhẫn nhục" là hai phạm trù rất quan trọng trong việc tu tập.
(Xem: 775)
Phật giáo cũng như vận mệnh của người dân, luôn thăng trầm theo thời cuộc.
(Xem: 838)
Hãy buông xả và cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Một kỹ năng sống không thể thiếu.
(Xem: 744)
Từ thời học tiểu học, trong mỗi cuốn vở đều thấy có in dòng chữ “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
(Xem: 1316)
Tôi không dám so sánh vì ai cũng có cuộc du hành cuối đời, tôi đã khá xúc động mạnh khi đọc kinh Đại Bát Niết Bàn hồi còn trẻ, nhưng hiện tại tôi đang tưởng niệm và cảm xúc đến Thầy tôi nên xin viết ra đây để kỷ niệm.
(Xem: 769)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 802)
Năm ấy Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Nguyên hoằng pháp. Ngài gặp Lương Võ Đế, một ông vua có tiếng sùng đạo, mến mộ Phật pháp.
(Xem: 1303)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(Xem: 1375)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau.
(Xem: 1161)
Chúng con trân trọng kính mời quý vị tham gia một Ngày Quán Niệm với chủ đề “Tháng Tư Nuôi Dưỡng và Trị Liệu” dành cho các tăng thân người Việt do quý thầy và sư cô của Tu Viện Lộc Uyểnhướng dẫn tại Quận Cam.
(Xem: 1513)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(Xem: 1436)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(Xem: 967)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(Xem: 1643)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý TúcNgũ Căn, Ngũ Lực,
(Xem: 1389)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(Xem: 964)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(Xem: 1445)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(Xem: 976)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(Xem: 1502)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần.
(Xem: 1475)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(Xem: 904)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(Xem: 919)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(Xem: 1963)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(Xem: 1732)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(Xem: 1416)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(Xem: 2029)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(Xem: 1971)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(Xem: 1917)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(Xem: 2009)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
(Xem: 1681)
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển nghiệp duyên với Pháp.
(Xem: 1135)
Trong thực tế đời sống, có những vấn đề lặp lại thường gắn với sự đơn diệu tẻ nhạt,
(Xem: 2146)
Duy thức tam thập tụng là một bộ trước tác rất trọng yếu trong pháp tướng duy thức, còn là cương lĩnhyếu chỉ của duy thức học.
(Xem: 2164)
Phi-bạo-lực là một giải pháp thực tế trước các sự xung đột trong thời đại của chúng ta.
(Xem: 1680)
Phật tử chúng ta thường đặt hoa trên bàn thờ. Chúng ta biết hoa rất đẹp, nhưng đó không phải là mục đích chúng ta đặt chúng ở đấy.
(Xem: 2142)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông.
(Xem: 1365)
Bên ngoài trời đã lạnh. Ra ngoài phải khoác thêm áo ấm; trong nhà phải vặn lò sưởi.
(Xem: 1432)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương.
(Xem: 1347)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(Xem: 2347)
Trong khi một số vị pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ - bằng cách...
Quảng Cáo Bảo Trợ
free website cloud based tv menu online azimenu
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant