- 01. Lược sử Tịnh Không pháp sư
- 02. Cứu cánh của Phật giáo là gì
- 03. Nội dung và mục đích giáo dục của Phật giáo
- 04. Truyền thống của Phật giáo
- 05. Người muốn học Phật phải nên bắt đầu từ đâu?
- 06. Quy y và thân cận một vị thầy tốt có tương quan gì không
- 07. Năm thời thuyết pháp của đức Phật
- 08. Năm đại khoa mục tu học Phật pháp
- 09. Tu học thế nào mới có thể phóng hạ được phiền não?
- 10. Phật giáo có đề xướng ăn chay hay không?
- 11. Nghiệp chướng là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào trong đời sống?
- 12. Quan hệ của nhân quả
- 13. Học Phật có lợi ích gì?
- 14. Người học Phật có cần phải xuất gia hay không?
- 15. Làm thế nào mới có thể xa rời khổ đau và đạt được an lạc?
- 16. Khi gặp hoàn cảnh không vui nên xử lý như thế nào?
- 17. Làm thế nào có thể khống chế được vọng tưởng để khai mở tinh thần?
- 18. Người tại gia nên tự tu như thế nào?
- 19. Lúc đọc kinh phải có quy củ và cấm kỵ gì?
- 20. Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?
- 21. Sợ hãi đối với vấn đề sinh tử
- 22. Người sau khi vãng sinh sẽ đi về đâu?
- 23. Siêu độ biểu hiện cho ý nghĩa gì?
- 24. Kinh Địa Tạng là phương pháp tu học nhập môn
- 25. Hiệu dụng của việc niệm Phật
- 26. Tu học Phật pháp tốt nhất là thâm nhập một pháp môn
- 27. Thờ cúng tượng Phật và Bồ tát
- 28. Dụng ý vật phẩm cúng dường Phật, Bồ tát
- 29. Nghi thức khai quang tượng Phật, Bồ tát
- 30. Pháp quán đảnh của Mật Tông có ý nghĩa gì?
- 31. Cứu cánh của việc thành Phật là đi về đâu?
- 32. Nhận thức về việc Phật, Bồ tát tái thế
- 33. Tập quán lễ lạy của xã hội
- 34. Sự ngộ nhận sai lầm của quần chúng về việc niệm Phật cầu sinh thế giới Cực Lạc
- 35. Mấy lời tâm huyết
PHẬT GIÁO LÀ GÌ
Nguyên tác: HT Thích Tịnh KhôngViệt dịch: Thích Tâm An
2. CỨU CÁNH CỦA PHẬT GIÁO LÀ GÌ:
Phật giáo phải chăng là một tôn giáo? Phật giáo đối với các tôn giáo khác có sự sai biệt không?
Vấn đề này nếu muốn giảng rõ sẽ thật dài. Đức Phật khi còn tại thế, cả đời Ngài chỉ làm việc nghĩa. Khổng Phu Tử ở Trung Quốc, chúng ta không có dịp tiếp cận, chỉ khác nhau là Khổng Phu Tử học thuật để phát huy địa vị thăng quan tiến chức, còn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bản thân là một đông cung Thái tử, Ngài vứt bỏ tất cả để làm công tác giáo dục. Do đó có thể biết, giáo dục xác thật là việc quan trọng của quốc gia. Trong cổ điển của Trung Quốc như Lễ Ký, Học Ký trình bày rất sâu sắc về điều này, xây dựng đất nước, chăm lo đời sống nhân dân, trong đó dạy học là công tác đầu tiên luôn phải thực hiện. Hơn nữa, thiết lập đội ngũ lãnh đạo quốc gia, điểm trọng yếu nằm ở giáo dục. Vì thế, Khổng Tử cả đời làm việc giáo dục, sau trở thành một nhà giáo dục lớn. Phật Thích Ca cũng vậy, Ngài cũng là một nhà giáo dục lớn, cho nên Phật giáo là một nền giáo dục, không phải là một tôn giáo. Đó là một sự thật rõ ràng. Hiện tại, trong nhà Phật thường xưng hô cũng đủ cho chúng ta thấy được điều đó. Ví như chúng ta thường gọi Phật là bổn sư, bổn sư có nguồn gốc từ hai chữ lão sư, là căn bản của lão sư. Theo thói quen, chúng ta thường gọi người xuất gia lâu năm trong Phật giáo là Hòa thượng. Hòa thượng là tiếng Ấn Độ, có nghĩa là thân giáo sư, vì ông ta là người chỉ đường cho chúng ta nên chúng ta gọi là Hòa thượng. Vì thế, các vị Hòa thượng đối với chúng ta có quan hệ học tập rất mật thiết. Hòa thượng không nhất thiết phải là người xuất gia, người tại gia dạy đạo cho chúng ta cũng được gọi là Hòa thượng. Như tôi trong quá khứ tìm cầu học đạo, mọi người ai cũng biết tôi có học Phật với cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm, Ngài là một người tại gia, vậy mà lúc giảng, tôi thường xưng Ngài là Hòa thượng, vì Ngài là người dạy đạo cho tôi. Do đó có thể biết, Hòa thượng là tên tôn xưng của học sinh đối với thầy giáo. Như trong trường học gọi là giáo thọ sư, giả như cư sĩ không trực tiếp dạy tôi, tôi sẽ gọi Ngài là pháp sư chứ không gọi là Hòa thượng. Vì thế, Hòa thượng là một tên gọi thông thường để gọi những người dạy học trực tiếp cho chúng ta, không kể người đó trẻ, già, nam, nữ, tại gia hay xuất gia. Pháp sư cũng là tên gọi thông thường. Nếu gọi là tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sa di ni, nhất định người đó phải là người xuất gia. Đó là những kiến thức thông thường phải biết.
2. CỨU CÁNH CỦA PHẬT GIÁO LÀ GÌ:
Phật giáo phải chăng là một tôn giáo? Phật giáo đối với các tôn giáo khác có sự sai biệt không?
Vấn đề này nếu muốn giảng rõ sẽ thật dài. Đức Phật khi còn tại thế, cả đời Ngài chỉ làm việc nghĩa. Khổng Phu Tử ở Trung Quốc, chúng ta không có dịp tiếp cận, chỉ khác nhau là Khổng Phu Tử học thuật để phát huy địa vị thăng quan tiến chức, còn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bản thân là một đông cung Thái tử, Ngài vứt bỏ tất cả để làm công tác giáo dục. Do đó có thể biết, giáo dục xác thật là việc quan trọng của quốc gia. Trong cổ điển của Trung Quốc như Lễ Ký, Học Ký trình bày rất sâu sắc về điều này, xây dựng đất nước, chăm lo đời sống nhân dân, trong đó dạy học là công tác đầu tiên luôn phải thực hiện. Hơn nữa, thiết lập đội ngũ lãnh đạo quốc gia, điểm trọng yếu nằm ở giáo dục. Vì thế, Khổng Tử cả đời làm việc giáo dục, sau trở thành một nhà giáo dục lớn. Phật Thích Ca cũng vậy, Ngài cũng là một nhà giáo dục lớn, cho nên Phật giáo là một nền giáo dục, không phải là một tôn giáo. Đó là một sự thật rõ ràng. Hiện tại, trong nhà Phật thường xưng hô cũng đủ cho chúng ta thấy được điều đó. Ví như chúng ta thường gọi Phật là bổn sư, bổn sư có nguồn gốc từ hai chữ lão sư, là căn bản của lão sư. Theo thói quen, chúng ta thường gọi người xuất gia lâu năm trong Phật giáo là Hòa thượng. Hòa thượng là tiếng Ấn Độ, có nghĩa là thân giáo sư, vì ông ta là người chỉ đường cho chúng ta nên chúng ta gọi là Hòa thượng. Vì thế, các vị Hòa thượng đối với chúng ta có quan hệ học tập rất mật thiết. Hòa thượng không nhất thiết phải là người xuất gia, người tại gia dạy đạo cho chúng ta cũng được gọi là Hòa thượng. Như tôi trong quá khứ tìm cầu học đạo, mọi người ai cũng biết tôi có học Phật với cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm, Ngài là một người tại gia, vậy mà lúc giảng, tôi thường xưng Ngài là Hòa thượng, vì Ngài là người dạy đạo cho tôi. Do đó có thể biết, Hòa thượng là tên tôn xưng của học sinh đối với thầy giáo. Như trong trường học gọi là giáo thọ sư, giả như cư sĩ không trực tiếp dạy tôi, tôi sẽ gọi Ngài là pháp sư chứ không gọi là Hòa thượng. Vì thế, Hòa thượng là một tên gọi thông thường để gọi những người dạy học trực tiếp cho chúng ta, không kể người đó trẻ, già, nam, nữ, tại gia hay xuất gia. Pháp sư cũng là tên gọi thông thường. Nếu gọi là tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sa di ni, nhất định người đó phải là người xuất gia. Đó là những kiến thức thông thường phải biết.
Send comment