Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Năng lượng tâm

05 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 24620)
Năng lượng tâm

NĂNG LƯỢNG TÂM 

Thành Văn

 

 Nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng với những yêu cầu của khoa học hiện đại thì đấy sẽ là Đạo Phật (Albert Einstein).

 Điều đó khá rõ ràng, khi chúng ta thấy Đức Phật Ngài không hề tự nhận mình là một thần linh xuống thế để ban phúc giáng họa cho ai cả. Ngài xuất thân cũng chỉ là một chúng sinh bình thường như chúng ta. Nhưng nhờ công phu tu tập nhiều đời, nhiều kiếp, đến đời sống sau cùng Ngài đi nốt con đường Ngài đã chứng ngộ chân lý, khám phá ra tất cả những bí mật của vũ trụtìm ra được con đường vượt thoát khỏi sự ràng buộc đó.

 Chúng sanh đi theo con đường của Ngài cũng nhìn nhận Đức Phật trước hết là một vị Thầy (Bổn Sư, Thế tôn), người đã chỉ cho chúng ta con đường tu tập để giải thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi, nguồn gốc của mọi khổ đau. Những gì Đức Phật đã khám phá ra không chỉ là khoa học, nó bao trùm tất cả mọi quy luật của vũ trụ; nghĩa là bao trùm cả khoa học ngày nay. Bởi khoa học ngày nay chỉ khảo sát và ứng dụng được những thứ thuộc đời sống vật lý. Đó là thứ khoa học về vật chất. Khi đụng đến các vấn đề về tinh thần khoa học phải dừng chân và chuyển giao các vấn đề ấy sang một lãnh vực khác; đó là triết họctôn giáo.

 Nếu Đức Phật không phải là thần linh, Ngài là một nhà khoa học, hơn thế nữa Ngài là một nhà “siêu khoa học”.

 Newton phát kiến ra luật vạn vật hấp dẫn, ông mở đầu cho những nghiên cứu sau này của nhân loại để vượt khỏi sức hút của trái đất bay vào không gian. Archimede khám phá ra lực đẩy của chất lỏng, để cho các nhà khoa học đi sau chế tạo ra tàu ngầm chạy dưới nước như cá.

 Những gì Đức Phật dạy chúng ta, bằng hai con đường: tâm linh và khoa học con người sẽ đạt được cứu cánh giải thoát khỏi tất cả mọi ràng buộc của thế giới vật chất để hiện hữu mà không cần phải tựa trên một thực thể vật lý.

 Từ 25 thế kỷ trước, bằng trí huệ siêu thế, Đức Phật đã nhìn thấy “trong một cốc nước có vô số chúng sanh”. Ngày nay khoa học cho thấy rõ đó là những vi sinh vật mắt thường không trông thấy được, nhưng nếu đặt dưới kính hiển vi điện tử những sinh vật ấy sẽ hiện nguyên hình cho chúng ta quan sát.

 Trong một cá nhân, ngoài phần vật chất bao gồm sự duyên hợp của tứ đại: đất, nước, gió, lửa, còn có một phần phi vật chất, hay còn gọi là tinh thần bao gồm tâm và trí. Phần trí con người có thể phần nào kiểm soát được. Phần tâm vẫn còn là một cái gì bí mậtcon người chỉ mới có khái niệm lờ mờ và không kiểm soát được.

 Trong phần trình bày sau đây, người viết xin khai triển một khái niệm thuộc về tâm; đó là năng lượng tâm. Nói đến năng lượng là nói đến một nguồn sức mạnh.

 Nó có thể được sản xuất ra, tàng trữ và sử dụng, như năng lượng điện chẳng hạn.

 Xin lần lượt đưa ra những thí dụ của đời thường, để từ đó suy nghĩ và thử đưa ra những giải thích chứng minh sự hiện hữu của một thứ năng lượng xuất phát từ tâm; tức là thuộc lãnh vực vô hình tàng ẩn trong con người. Năng lượng ấy nếu biết định rõ, thu góp, tích trữ có thể sử dụng để đưa con người vượt qua những giới hạn của khoa học vật lý.

 

 Thí dụ 1./ Trong bộ phim Out of Africa có cảnh người thợ săn và bạn gái của anh ta phải đối diện với một con sư tử. Con sư tử khi phát hiện ra hai người đứng gần chiếc xe của họ, nó lừng lững bước tới và chuẩn bị chạy tới tấn công cô gái. Cô gái kinh hoảng thối lui, toan bỏ chạy. Anh thợ săn mắt vẫn theo dõi con mãnh thú, tay lăm lăm khẩu súng sẵn sàng nhả đạn để cứu bạn, đồng thời anh la to trấn an cô gái: “Đừng sợ, đừng chạy, hãy đứng lại, nhìn thẳng vào mắt nó. Nó sẽ không làm gì cô đâu.”

 Cô gái mặc dù đang hoảng sợ nhưng vẫn còn đủ bình tĩnh làm theo lời bạn trai. Quả nhiên, con sư tử đang hung hăng chuẩn bị nhào tới cô gái, nó bỗng chùn chân lại. Sau đó nó chậm rãi quay đầu bỏ đi.

 Lý giải sự kiện: Người thợ săn, nhờ có kinh nghiệm, có khẩu súng trong tay, anh ta hoàn toàn bình tĩnh, không hề hoảng sợ trước con mãnh thú. Trong não bộ anh không có tín hiệu phát ra truyền đến não bộ con vật. Trước mặt nó, có vẻ như người thợ săn không có mặt. Nó nhìn anh nhưng không thấy anh, hay thấy nhưng không bị kích động bởi bản năng tấn công.

 Ngược lại, với cô gái, vì thiếu hiểu biết về loài sư tử, trong tay lại không có vũ khí, cô rất sợ hãi. Lập tức não bộ cô phát ra một tín hiệu dưới dạng sóng vô tuyến. Con vật bắt được làn sóng đó và nó “thấy” cô, đồng thời nỗi sợ hãi của cô kích thích bản năng tấn công của nó nên nó nhắm cô xông tới.

 Khi nghe lời anh thợ săn, cô gái bình tĩnh lại, tín hiệu từ não bộ cô ngưng phát ra. Con vật bị ngắt tín hiệu, nó chợt “không thấy” cô nữa, đồng thời cũng không bị kích thích, nên lặng lẽ bỏ đi.

 Trong trường hợp này, chính năng lượng tâm từ cả hai con người đã truyền đến con vật theo hai cách. Năng lượng này có dưới dạng sóng điện từ, nếu có máy móc có thể ghi nhận được.

 

 Thí dụ 2./ Trong một chuyến đi chơi xuyên bang bằng xe đến Yellowstone đoàn chúng tôi gồm 5-6 người lớn và mấy đứa trẻ con. Ở một địa điểm nghỉ ven đường nơi có nhiều con sóc từ những bụi cây gần đó chúng chạy đến gần những du khách để được cho ăn những hột đậu.

 Tôi nhận thấy những con sóc tỏ ra e dè sợ sệt những người đàn ông, không dám đến gần ăn những hạt đậu hay bắp rải ra cho chúng. Đối với đàn bà, chúng tỏ vẻ hơi dạn dĩ hơn, nhưng vẫn e dè. Riêng với những đứa trẻ nhỏ, đám sóc tỏ ra thân thiện thấy rõ. Chẳng những chúng không né sợ mà có con còn chạy đến gần sát nhặt ngay cả những hạt đậu còn nằm trên bàn tay những đứa trẻ.

 Khi tôi đưa thắc mắc này ra hỏi thử những người cùng đi xem họ nghĩ sao. Có người bảo “Tại nó thấy mấy ông to lớn quá nên sợ, còn trẻ con nhỏ người nó ít sợ hơn.” Tôi không đồng ý. Về nhà suy nghĩ thêm, tôi cho rằng vấn đề không phải do thân người lớn nhỏ. Đối với những con sóc, ngay cả một đứa trẻ sáu bảy tuổi cũng đều to lớn hơn nó nhiều, và đều có thể làm hại nó y như người lớn vậy.

 Nhưng nó sợ người này hay không sợ người kia là do bới tín hiệu từ tâm phát ra ở mỗi người. Đối với người lớn, do tâm đấu tranh, thù hằn, sát hại đã huân tập nhiều năm trong tàng thức nên trong tâm họ tàng trữ những năng lượng hủy diệt nhiều hơn những đứa trẻ. Những năng lượng ấy tự phát tán ra không theo sự kiểm soát của con người. Thú vật thường thân thiện quấn quýt trẻ nhỏ hơn người lớn là vì vậy.

 Dù ngay lúc đó không ai có tư tưởng bắt hay làm hại những con sóc, nhưng chúng vẫn nhận được từ người lớn những năng lượng tâm có dấu ấn ác trong quá khứ, nên chúng sợ. Tự dưng chúng sợ thế thôi. Chứ không phải vì người lớn to con hơn trẻ nhỏ.

 Người ta thấy có những người khi ở gần họ ta thấy an ổn. Với những kẻ khác, ta có cảm giác bất an đôi khi ghê sợ khi đến gần họ. Ta gọi đó là linh tính. Linh tính ấy phát sinh do sự chuyển tải một năng lượng từ tâm người này sang tâm người khác.

 

 Thí dụ 3./ Tôi có thói quen đi dạo trong công viên gần nhà, ở đó có nhiều người giắt chó đi dạo. Thường những con chó càng nhỏ càng có thái độ hung hăng, sủa những người đi ngược chiều. Thậm chí có con còn xấn đến chỗ người đi ngược chiều với vẻ đe dọa. Tôi chợt nhớ lại bài học về tâm, nên trong đầu nảy ra ý nghĩ, rải tình thương đến chú chó vừa nói thầm trong bụng: con chó hiền quá, trông nó thật dễ thương. Quả nhiên con chó nhỏ đang hung hăng sủa, nó im bặt, lặng lẽ quay lại bước gần bên chủ.

 

 4./ Một cô gái đứng chờ xe buýt. Sau lưng cô cách mấy thước có một chàng thanh niên cũng đang đứng chờ như cô. Cô gái khá xinh đẹp. Chàng trai đã để ý thấy. Chàng dán đôi mắt nhìn chăm chăm vào sau gáy cô gái và trong đầu chàng phát ra tín hiệu yêu thích. Chỉ một lát sau không lâu cô gái quay lại và bắt gặp tia nhìn ấy vì cô cảm thấy nhột nhạt ở gáy như có một bàn tay đang sờ vào. Đó chính là do một năng lượng đã truyền từ não bộ chàng trai sang não bộ cô gái. Nếu cô gái cũng có cảm tình với chàng, họ lập tức phải lòng nhau. Trường hợp này ta gọi là cú sét ái tình (coup de foudre).

 

 5./ Câu chuyện về vị thiền sư và hai chậu hoa. Một vị thiền sư tu thiền. Ông dùng phương pháp “rải tâm từ”. Muốn xác định năng lực của tâm từ bi, ông tự thân làm thí nghiệm như sau: nơi hậu liêu chùa, thiền sư trồng hai chậu hoa cùng một loại. Khi mới đem về trồng hai chậu hoa tươi tốt ngang nhau.

 Tuy nhiên sau đó, hàng ngày chăm sóc hoa, ông dụng tâm vào việc chăm sóc hai chậu hoa hai cách khác nhau. Một chậu, trong khi vừa chăm sóc, bón xới, tưới nước, tỉa cành ông vừa rải tâm từ, đầu nghĩ, miệng thì thầm: “Ôi, cây hoa thật là đẹp. Ta rất thương con, ta chăm sóc con và mong muốn con sẽ xanh tươi, trổ hoa tươi thắm.” Ngược lại, đối với cây hoa trong chậu kia, trong khi chăm sóc, ông khởi tâm dằn hắt, chê bai hoa xấu xí, cằn cỗi, không đẹp chút nào và vì thế ông mắng thầm nó là ông không thích nó.

 Sau một thời gian không lâu, hai chậu hoa dù được chăm bón giống nhau, nhưng cây hoa được yêu thương khen ngợi phát triển tốt tươi ra hoa thường xuyên hơn. Còn cây kia, phát triển èo uột, sắc lá bạc, ít hoa và thường mau héo rụng.

 Khi đã nhìn thấy kết quả, thiền sư khởi tâm sám hối, thương xót cây hoa bị ruồng rẫy. Ông đổi thái độ, chăm sóc nó với tâm từ ái giống như cây kia. Chỉ ít lâu sau, cây hoa “xấu” kia dần dần thay đổi sắc diện, trở nên tươi đẹp giống như cây kia.

 Điều này biểu hiện rất rõ nơi con người. Một cô gái sau khi lấy chồng, nếu được chồng và gia đình bên chồng yêu thương chiều chuộng, cô sống trong hạnh phúc, nhan sắc người ấy sẽ trở nên rực rỡ mà khi về nhà cha mẹ đẻ ai cũng dễ dàng nhận ra. Ngược lại, nếu phải sống trong sự đè nén, bực dọc khó chịu bên nhà chồng và gặp phải người chồng không yêu thương chiều chuộng, cô ta sẽ xuống sắc mà dù có điểm trang, khi về nhà ai cũng nhận thấy vẻ dáng không hạnh phúc của cô.

 Trong khoa thôi miên, hành giả đã rèn luyện sự tập trung tư tưởng, chú tâm vào một vật, rồi bằng ý nghĩ và sự tưởng tượng để điều khiển đối tượng. Khi thành công, người thôi miên có thể dùng tâm tác động lên tâm người khác, làm cho người ta ngủ hay sai khiến người khác làm theo lệnh mình.

 Đôi khi thế giới xuất hiện một số người có khả năng đặc biệt. Có người có thể nhìn chăm chú vào một cái muỗng, khiến nó cong lại. Có người nhìn và làm bể một chiếc ly thủy tinh hay làm một vật bốc cháy. Đó là những công năng đặc biệt phi vật chấtxuất phát từ tâm (ý nghĩ). Đó là thứ năng lượng tâm khoa học chưa biết rõ hay kiểm soát được.

 Ngày nay, trong quân đội của các nước tiên tiến như Mỹ, Nga, Trung cộng… người ta đang có tham vọng nghiên cứu môn thần giao cách cảm (télépathy) để áp dụng trong ngành truyển tin; liên lạc giữa các vị chỉ huy cao cấp và các điệp viên với trung tâm điều khiển. Người ta dùng phương pháp “tâm truyền tâm” để liên lạc với nhau, không qua máy móc phát sóng vô tuyến khiến đối phương không thể rà bắt được tần số. Tham vọng đó còn lâu mới có thể thành hiện thực, nhưng không phải là bất khả. Cách đây vài thế kỷ, cách xa nhau hàng vạn dăm mà vẫn nghe được tiếng, thấy được hình nhau là chuyện chỉ có trong cổ tích. Bay lượn trên trời như chim chỉ có Tôn Hành Giả và các vị tiên làm được. Ngày nay đằng vân giá võ là chuyện thường, ai cũng làm được.

 Trong lãnh vực khoa học viễn tưởng, người ta đã nghĩ đến một thứ vận tốc tức thời (instant speed) chế ra các phi thuyền chạy bằng năng lượng tâm để thám hiểm vũ trụ. Đối với các thiên thể ở cách trái đất hàng trăm ngàn năm ánh sáng nếu chỉ bay bằng các phi thuyền dùng năng lượng khí lỏng như hiện nay, con người sẽ chỉ loanh quanh trong thái dương hệ là cùng. Cho dù có bay bằng năng lượng nguyên tử cũng vậy thôi.

 Bằng các phương tiện vật chất con người sẽ bị giới hạn bởi rất nhiều định luật vật lý của vũ trụ. Nhưng bằng năng lượng tâm con người sẽ trở nên tự tại trong không gianthời gian. Các vị Phật đã chứng ngộ bằng con đường tâm linh đã đạt được điều đó.

 Với khoa học, con người hiện nay đã đạt được một số thần thông: thiên lý nhãn, thiên lý nhĩ, đằng vân và đang nuôi tham vọng bất tử qua các kỹ thuật sinh học, nhân giống vô tính v.v…

 Tuy nhiên ngày nào nhân loại còn phải bám víu vào khoa học vật lý ngày ấy con người vẫn phải bị chi phốihạn chế bởi các định luật vật lý. Chỉ qua hai con đường: tâm linh hoặc kết hợp được sức mạnh tâm linhvật chất con người mới có thể vượt qua được các giới hạn hiện nay.

 Phải chăng các giống người ngoài hành tinh (alien) họ chính là những “người trời” sau khi đã tiến hóa rất xa về khoa học, nhưng họ vẫn còn ở tầng trời hữu sắc. Đối với các tầng trời vô sắc, còn phải vượt qua một ngưỡng nữa để tâm có thể tồn tại như một năng lượng độc lập mà không cần phải tựa trên một thân xác vật lý.

 Hiển nhiên đấy là một tương lai còn rất xa của nhân loại. Tuy nhiên biết đâu đấy vẫn có thể là sự thật, một sự thật không thể nghĩ bàn, ít ra là với trí thông minh hiện nay của con người?

 

 THÀNH VĂN

 Oct., 2012 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(Xem: 173)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 204)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 225)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 292)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 206)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 255)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 357)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 319)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 304)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 384)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 615)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 478)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 484)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 582)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 754)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 840)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 859)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 846)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 737)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 712)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 715)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 815)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 835)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 942)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 718)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 618)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 715)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 828)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 718)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 709)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 825)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 852)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 827)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 865)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 902)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 889)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1087)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 953)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1676)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1067)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1211)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 956)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1215)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1118)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1124)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1281)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1562)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 2037)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1097)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1354)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1098)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 947)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1066)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1101)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1536)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1288)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1295)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 1027)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant