Nhân mùa Phật Đản kỷ niệm đức Thích Ca giáng trần cứu độchúng sinh, chúng ta hãy thử đi tìm Phật. Hầu hết mọi Phật tử đều thuộc lòng lịch sử Phật Thích Cagiáng sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia, trị vì thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ bấy giờ; ngài lớn lên lấy vợ, rồi xuất giathành đạo, chuyển Pháp Luâncứu độchúng sinh, nhập Niết Bàn ở vườn Ta La. Vậy câu hỏi Tìm Phật Ở Đâu thật là dễ, ai cũng trả lời được.
Nếu chữ Phật có nghĩa là đức PhậtThích Ca, một vị Phật lịch sử, thì câu trả lời sẽ là Phật ở Ấn Độ, cách đây hơn 2500 năm. Nhưng nếu Phật đã nhập Niết Bàn thì làm sao chúng ta tìm gặp Phật được nữa? Và tại sao kinh điển lại có câu "Phật biến nhất thiết xứ", nghĩa là Phật biến hiện ở tất cả mọi nơi? Để hiểu rõ danh từ Phật, ngoài cái nhìn lịch sử thông thường là đức PhậtThích Ca, chúng ta nên vươn tầm mắt vượt qualịch sử mà nhìn vào chỗ sâu kín nhiệm mầu mà danh từ ngôn ngữ không đạt đến được, đó là lý cao siêu của chữ Phật
Phật là Giác, là thức tỉnh ra khỏi giấc mê, là người đã rũ sạch bụi trần, là vượt ra ngoài ba cõi, là hiểu biết đến chỗ vô cùng, vô tận, là Toàn Trí (Omniscient), là xuất hiện khắp nơi (Omnipresent), là giác ngộgiải thoát, là tư bi hỷ xả, là vô ngãlợi tha, là tình thương, là sự sống... Nếu những ai đạt đến những đức tính quý báu đó, thực hiện được những tinh thần cao cả đó thì được tôn xưng là Phật. Theo giáo lý nhà Phật thì có rất nhiều Phật: Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Phật Dược Sư... nhưng mỗi vi Phật giáo hóa một cõi có nhân duyên với ngài. Thí dụ như Phật Thích Cagiáo hóachúng sinh ở cõi Ta Bà, Phật Dược Sưgiáo hóachúng sinh ở các cõi phương Đông, Phật A Di Đàgiáo hóachúng sinh ở các cõi phương Tây. Mỗi tam thiên đại thiên thế giới chỉ có một vị Phật giáo hóa, có chư Bồ Tát và Thiên Long Bát Bộhộ trì. Nhưng chính kinh Phật lại nói rõ là Phật biến hiện khắp nơi, có vô số Phật đồng hiện diện ở các cõi, như vậy có mâu thuẫn không?
Nếu đứng về Sự mà nói thì mỗi cõi chỉ có một vị Phật giáo hóa, các Phật khác đều thị hiện làm Bồ Tát, Trời, Rồng, Quỷ, Thần, chúng sinh, sông núi, cây cỏ... để hộ trì vị Phật kia. Nhưng nếu đứng về Lý mà luận thì Phật ở khắp nơi, trong mỗi chúng sinh đều có một vị Phật ẩn tàng, đó là Phật tánh, là Chân Tâm, vì vậy trong kinh có câu: "Tâm, Phật, chúng sinh, tam vô sai biệt". Phật ở ngay trong chúng ta mà ít người biết tới. Theo quan niệmtín ngưỡngbình dân thì ở hai vai mỗi người lúc nào cũng có hai vị thần ghi chép những việc lành dữ của chúng sinh gây tạo; hoặc có nhiều vị Phật tử mỗi khi làm việc gì cũng nói là có đức Phậtchứng minh, tin rằng đức Phật có nghìn mắt, nghìn tai, thấy và nghe tất cả mọi điều. Đó là những hình thức giản dị mà giới bình dân thường quan niệm, không ngờ lại đúng với ý nghĩa cao siêu của Phật giáo. Hai vị thần ghi chép hoặc Phật chứng minh, chính là tượng trưng cho Chân Tâm đã ghi nhận mọi hành động và tư tưởnglành dữ, chính là A Lại Da Thức đã huân tậpchủng tử để rồi khi thời gianthuận tiện, đủ duyên cho hạt giống nẩy mầm, nhân quảhiển nhiên, công tội thưởng phạt rõ ràng.
Ngoài cái lý ẩn tàng sâu kín trong Tâm, chúng ta có thể tìm thấy Phật qua Chánh Pháp của Phật để lại, vì Pháp chính là Phật. Chánh Pháp mà còn thì Phật còn, nhưng nếu Chánh Phápbiến thànhTà Pháp, những ý nghĩa cao siêu của Phật bị diễn tảsai lạc, những lời dạy dỗ của Phật biến thànhmê tín dị đoan thì bóng dáng Phật đã bị vô minh che kín mất rồi. Chính đức Thích Ca đã căn dặn các đệ tử: "Hãy tuân theoChánh Pháp mà tu, hãy giữ gìngiới luật mà sống, thì Như Lai lúc nào cũng gần gụi. Nếu không theo Chánh Pháp, không giữ giới luật, thì có Như Lai bên cạnh cũng chẳng giúp được gì".
Chúng ta cũng có thể tìm thấy Phật qua hình dáng các vị Cao Tăngtu hành chân chánh, giới đức tròn đầy; các vị là Trưởng Tử của Như Lai, đại diện cho Phật để chúng sinh có chỗ quy ngưỡng; nhưng nếu là Kiêu Tăng phạm giới, không giữ lục hòa, thì Phật sẽ ẩn, ma sẽ hiện. Các vị Kiêu Tăng chíng là người phá Phật, hại Pháp mạnh hơn tà ma ngoại đạo nhiều lắm.
Chúng ta có thể tìm thấy Phật khắp nơi, chỗ nào có Tình Thương ngự trị, có Từ BiHỷ Xảhiện tiền, có chân lýhiện hữu, là có Phật ở ngay đó. Một người nào, bất cứ xuất gia hay tại gia, mà trong một khoảng thời gianphát tâmBồ Đề, khai mở Chân Tâm, tu hành tinh tấn, thực hànhTừ BiHỷ Xả, thì ngay trong phút giây đó, người ấy đã là Phật, vì Phật là Giác. Nhưng sau phút giây giác ngộ, người ấy trở lại sống tầm thường, ích kỷ thì Phật lại tiềm ẩn, để chờ cơ hội phát huy. Phật chỉ khác chúng sinh ở chỗ Phật vĩnh viễngiác ngộ, lúc nào cũng sáng, còn chúng sinh thì chỉ lòe sáng trong giây phút, rồi lại chìm đắm trong bóng tối vô minh.
Một hiền phụ hy sinh cơm áo, thì giờ, tiền bạc, sức khỏe, chẳng ngại đói rét, nhọc mệt để lo cho các trẻ mồ côi, một lính cứu hỏa xông pha vào nhà cháy để cứu người bị kẹt, một thanh niên nhảy xuống sông cứu người chết đuối, một y tá quên mình chữa chạy cho bệnh nhân, một tù nhân cải tạo chịu đói để chia xẻ nắm cơm cho một người bạn đồng cảnh ngộ... tất cả những hành động đầy tình thương đó đều là những việc làm của Phật, của Bồ Tát, và trong giây phút mà Từ BiHỷ Xả ngự trị, quên mình (Vô Ngã) để cứu người (Lợi Tha), thì những vị đó chính là đức PhậtThích Ca, đức Quán Thế Âm Bồ Táthiện thân. Chúng ta chẳng cần tìm Phật ở đâu xa, ngài luôn luôn ở ngay trong cuộc đời, nhưng chúng ta không thấy, vì chúng ta chỉ nhìn đời bằng đôi mắt thịt, mà quên sử dụngtrí tuệ để quan sát những gì tiềm ẩn trong hoặc đằng sau những việc làm đó.
Chúng ta có thể tìm thấy Phật qua sự sống trong tất cả chúng sinh, cầm thú, thảo mộc. Sự sống đó bàng bạc trong khắp không gian và thời gian, lan rộng rì rào trong gió, róc rách trong tiếng suối reo, chim hót, hoa nở, trăng tròn. Sự sống đó chuyển mình trong vũ trụ cao xa cũng như trong thâm tâm sâu kín. Nếu lắng tai, chúng ta có thể nghe thấy tiếng nói của sự sống đó, tiếng của Chân Tâm, của Lương Tâm, của Phật. Trong kinh Pháp Hoa có diễn tả tiếng tằng hắng, tiếng gẩy móng tay của Phật chấn động cả tam thiên, đại thiên thế giới, chính là tiếng của Chân Tâm, Phật Tánh vậy. Vì đã thông cảm với sự sống nhiệm mầu nên một vị Thiền sư, mỗi sáng ra thăm vườn lại vuốt ve những mầm lá xanh tươi và nói: "Một ngày kia, chúng cũng thành Phật".
Nếu chúng tachấp nhận cái lý Phật là sự sống khắp nơi, trong mỗi chúng sinh đều có Phật, thì chúng ta không còn dám sát sinh nữa, ai dám giết Phật? Đó là lý docăn bản của giới thứ nhất do đức Phật đặt ra: Giới sát, cấm giết hại chúng sinh. Phật tử đã không sát sinh mà còn phải lo phóng sinh, cứu mạng sống cho cầm thú, tôn trọng sinh mạng muôn loài, do đó nên ăn chay, không làm điều ác, chỉ làm việc lành, giữ thân tâmtrong sạch. Vì Phật ở ngay trong Tâm, một vọng niệm xảy ra là Phật đã biết; nếu chúng tachấp nhận Phật ở trong Tâm thì không bao giờ dám có tư tưởng sái quấy. Một khi tư tưởng sái quấy đã không có thì tất nhiên không còn hành động tội lỗi nữa. Đó là lợi íchhiển nhiên của cái lý nhiệm mầu: Phật ở khắp nơi.
Đạo Nho có câu: Thận Kỳ Độc, nghĩa là giữ gìncẩn thậntư tưởng và hành vi, ngay khi chỉ có một mình. Vì sao? Đâu phải một mình, còn Trời Phật, Thánh Thầnsoi xét, đèn Trời chiếu rõ, không sao chối cãi được. Nho giáo cũng chủ trương đạo Hiếu, con cái phải hiếu với cha mẹ: Phụ Mẫu tại đường như Phật tại thế, vì hiếu với cha mẹ tức là phụng sựđức Phật, là phổ biếnTình Thương, Đạo Phật còn mở rộngTình Thương từ cha mẹ, anh em đến mọi loài chúng sinh, nên kinh điển có câu: "Bố thí cho chúng sinh tức là cúng dườngmười phương chư Phật". Nếu đem cái lý Phật ở khắp nơi, trong chúng sinh nào, dù là hành khất hay cầm thú, cũng có Phật thì câu kinh này thành ra quá dễ hiểu. Bố thí tiền bạc, bố thítình thương là bớt lòng ích kỷ, là diệt trừchấp ngã, là lợi tha, là bình đẳng, là thương yêu giúp đỡ, đó chính là những việc làm, những đức tính mà đức Phật thường nhấn mạnh, đề cao. Do đó, bố thíđứng đầuLục Độ. Mở rộngTình Thương, khuếch Tiểu Ngã thành Đại Ngã, phá bỏ mọi ranh giớiphân chiagiai cấp, chủng tộc, quốc gia, không còn nhân ngã bỉ thử, không còn tranh chấphận thù, chỉ có một thực tại đầy ánh sáng của Giác Ngộ. Đó là đức Phật ở khắp nơi.
Kính mong chư Phật tử hãy bỏ tư tưởng rằng Phật ở Ấn Độ, ở Chùa, Phật ở trong tượng, trong ảnh, trong kinh, mà hãy cố gắng tìm Phật hiện diện trong tất cả muôn loài chúng sinh. Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều có hạt giống Phật. Hãy làm cho hạt giống Phật nẩy mầm, đơm hoa, kết quả, đừng làm cho hạt giống đó bị vùi lấp, khô cằn. Nếu nơi nào còn những tội lỗixấu xa thì hình ảnh của Phật còn bị vô minhche khuất, chỗ nào mà tình thương phát triển, chân lýhiện tiền thì chỗ đó vô minh bị diệt, đức Phậthiện ra, hào quangrực rỡ, an lạctuyệt vời.
oOo
(1) Trích: Minh Tâm, "Tìm Phật Ở Đâu?", NXB Văn Nghệ, California, Hoa Kỳ
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn họcPhật giáoĐại thừa với tư tưởnguyên thâm về triết học và tâm lý học.
Đã phát khởichí nguyệnĐại thừa, lại kiên quyếtthực hiệnchí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
Đức PhậtA Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phậtthành đạo Bodhigaya
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biếnrộng rãi trong quần chúngViệt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọnggiới thiệutoàn bộPhật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
Nhiều người đọc KinhDược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữliên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.