- Lời Đầu Sách
- Tìm Hiểu Trung Luận
- 01 Phá Nhân Duyên – Phẩm 1
- 02 Phá Đi Và Đến – Phẩm 2
- 03 Phá Lục Tình – Phẩm 3
- 04 Phá Ngũ Ấm – Phẩm 4
- 05 Phá Lục Chủng – Phẩm 5
- 06 Phá Nhiễm - Người Nhiễm – Phẩm 6
- 07 Phá Tam Tướng – Phẩm 7
- 08 Phá Tác - Tác Giả – Phẩm 8
- 09 Phá Bổn Tế – Phẩm 11
- 10 Phá Hành – Phẩm 13
- 11 Phá Buộc Mở – Phẩm 16
- 12 Quán Pháp – Phẩm 18
- 13 Phá Thời Gian – Phẩm 19
TRUNG
QUÁN LUẬN 13 PHẨM
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch
Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh 2007
Phá BUỘC MỞ
Giải thích sơ toàn phẩm
Với người tu Phật, khi vượt qua được hành ấm, xem như chấm dứt được ‘Phần đoạn sanh tử’ của chúng sanh và gọi là ‘giải thoát’. Vì vậy nói đến ‘trói buộc’ là nói đến ‘sanh tử’. Nói đến ‘sanh tử’ là nói đến ‘hành’ và ‘chúng sanh’. Hành là chỉ cho sự lưu chuyển. Chúng sanh là chỉ cho tất cả, trừ Phật. Đây là lý do vì sao các từ HÀNH, CHÚNG SANH được đề cập trong phẩm này.
Thực ra, không có sanh tử trói buộc để ra, cũng không có niết bàn giải thoát để vào. Chẳng qua chỉ do MÊ và NGỘ mà thấy có trói buộc, có giải thoát. Mê nên thấy cõi này cõi kia. Ngộ thì biết “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, không hề có đi đứng tới lui. Thiền sư Hàm Thị nói “Do tâm không có mé trước, phàm có hiện ra đều bởi mê mà sanh. Thức không có duyên sau, chỉ rõ được tướng ban đầu [24] thì thảy đồng huyễn hóa”.
Cũng như những phẩm khác, Luận chủ sẽ luận để ta thấy sự bất hợp lý khi cho SANH TỬ, HÀNH và CHÚNG SANH là thực có.
LUẬN GIẢI TOÀN PHẨM
諸行往來者 Nếu các hành qua lại
常 不應往來 Thường
không thể qua lại
無 常亦不應 Vô thường cũng không
thể
眾 生亦復然 Chúng sanh
cũng như vậy (1)
Luận để thấy HÀNH và CHÚNG SANH “không thường cũng không vô thường”.
QUA LẠI là chỉ cho sự sanh diệt nối tiếp của hành và chúng sanh. Nếu vạn pháp thường thì không có diệt, để có sanh mà nói qua lại. Nếu vạn pháp vô thường, tức khi diệt là mất hẳn, cũng không có sự nối tiếp của hành và chúng sanh.
若眾生往來 Nếu chúng sanh qua lại
陰 界諸入中 Trong ấm
giới các nhập
五 種求盡無 Năm thứ tìm
đều không
誰 有往來者 Vậy ai có
qua lại? (2)
ẤM là 5 ấm :
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
GIỚI là 18 giới :
6 căn, 6 trần, 6 thức.
NHẬP là 12 nhập :
6 căn và 6 trần.
NĂM THỨ : Lìa ấm giới nhập có chúng sanh. Lìa chúng sanh có ấm giới nhập. Trong ấm giới nhập có chúng sanh. Trong chúng sanh có ấm giới nhập. Ấm giới nhập là chúng sanh. 5 trường hợp này là những chấp thủ được ghi trong kinh điển Tiểu thừa. Phật nói 5 thứ ấy không. Đã không thì cũng không có chúng sanh để nói là qua lại trong sanh tử.
若從身至身 Nếu từ thân đến thân
往 來即無身 Qua lại tức
không thân
若 其無有身 Nếu có thân không
thân
則 無有往來 Thì không
có qua lại (3)
Nếu có chúng sanh qua lại trong sanh tử thì thân nó lưu chuyển ra sao?
NẾU TỪ THÂN ĐẾN THÂN : Nếu có sự lưu chuyển trong sanh tử, thì thân sau là nhân duyên của thân trước. Hình thành theo quan hệ Nhân duyên nên tánh chúng là không, tức sanh mà vô sanh, thân mà không thân, nên nói QUA LẠI TỨC KHÔNG THÂN.
NẾU CÓ THÂN, là cho thân này có, tức thân này có tự tánh. Có tự tánh thì thường. Thường, thì không có thân sau, tức không có sự lưu chuyển sanh tử.
NẾU KHÔNG CÓ THÂN : Đương nhiên không có sự lưu chuyển sanh tử.
Trong cả hai trường hợp đều không có sanh tử, nên nói THÌ KHÔNG CÓ QUA LẠI.
諸行若滅者 Các hành nếu có diệt
是 事終不然 Việc ấy là
không đúng
眾 生若滅者 Chúng sanh nếu có diệt
是 事亦不然 Việc ấy
cũng không đúng (4)
Cho HÀNH và CHÚNG SANH có diệt là không đúng. Đây phá cái chấp niết bàn của hàng La-hán.
Thực tánh của HÀNH và CHÚNG SANH là ‘sanh mà vô sanh’. Vô sanh thì vô diệt. Vô diệt là ‘diệt mà vô diệt’. Cho nên, nếu nói hành và chúng sanh diệt mà cho cái diệt này là có, tức cho cái diệt đó là cứu cánh, thì VIỆC ẤY LÀ KHÔNG ĐÚNG. Nghĩa là, cái diệt mà hàng La-hán chứng dược chỉ mới là hóa thành, chưa phải bảo sở.
諸行生滅相 Các hành tướng sanh diệt
不 縛亦不解 Không buộc
cũng không mở
眾 生如先說 Chúng sanh như trước nói
不 縛亦不解 Không buộc
cũng không mở (5)
Nêu bày thực tướng của HÀNH cũng như của VẠN PHÁP trong đó có buộc và mở. KHÔNG BUỘC CŨNG KHÔNG MỞ là một dạng của BÁT BẤT.
若身名為縛 Nếu thân gọi là buộc
有 身則不縛 Có thân thì
không buộc
無 身亦不縛 Không thân cũng không
buộc
於 何而有縛 Sao mà nói có
buộc? (6)
Luận để hiểu vì sao nói ‘không buộc’.
Đưa ra KHÔNG THÂN và CÓ THÂN, vì nếu có sự trói buộc thì chỉ có hai trường hợp để xét :
. Nếu có thân thì thân này có tự tánh, tức sự trói buộc là thường. Trói buộc là thường, thì không có giải thoát. Thực tế thì có giải thoát. Nên một khi nói có thân, thì biết là không có thân. Không có thân thì không có buộc. Nên nói CÓ THÂN THÌ KHÔNG BUỘC.
. Nếu không thân, thì cũng không có buộc, nên nói KHÔNG THÂN CŨNG KHÔNG BUỘC.
Trong cả hai
trường hợp đều không tìm thấy có buộc, nên nói SAO MÀ NÓI CÓ BUỘC?
若 可縛先縛 Nếu bị buộc trước buộc
則 應縛可縛 Ắt nên nói
có buộc
而 先實無縛 Mà trước thực không
buộc
餘 如去來答 Còn lại
‘Đến - Đi’ đáp (7)
Phá sự trói buộc ở một khía cạnh khác.
Nói đến trói buộc thì phải có cái BUỘC và cái BỊ BUỘC. Như nói buộc gà thì có sự buộc và cái bị buộc là gà. Nếu cho sự buộc là thực, thì sự buộc này có tự tánh. Tính chất của tự tánh là độc lập. Độc lập thì SỰ BUỘC có thể có trước, có sau hoặc có đồng thời với BỊ BUỘC. Thực tế thì BỊ BUỘC không thể có trước SỰ BUỘC. Vì thế biết sự buộc không có tự tánh. ĐẾN - ĐI là chỉ cho phẩm Phá Đi Đến. Phần này phẩm Phá Đi Đến không chỉ phá một trường hợp như đây, mà còn phá thêm nhiều trường hợp khác, nên nói CÒN LẠI ĐẾN ĐI ĐÁP.
縛者無有解 Buộc ấy không có mở
無 縛亦無解 Không buộc
cũng không mở
縛 時有解者 Khi buộc lại có mở
縛 解則一時 Buộc mở ắt
một lúc (8)
Đây nêu bày BUỘC và MỞ không phải là pháp có tự tánh, nhằm phá bỏ cái MỞ.
BUỘC là chỉ cho sự trói buộc, MỞ là chỉ cho sự giải thoát. Trong cả hai trường hợp CÓ BUỘC hay KHÔNG BUỘC đều không có mở. Vì : Nếu BUỘC có tự tánh thì BUỘC này thường. Thường thì không bao giờ có MỞ, nên nói BUỘC ẤY KHÔNG CÓ MỞ. Nếu KHÔNG BUỘC thì cũng không có gì để MỞ, nên nói KHÔNG BUỘC CŨNG KHÔNG MỞ.
KHI BUỘC LẠI CÓ MỞ là chỉ cho trường hợp ‘vừa buộc vừa mở’. Nếu đều có tự tánh mà trái nhau, thì không thể xảy ra cùng lúc. Nên cũng không có mở.
Trong mọi trường hợp đều không tìm thấy mở và buộc đi với nhau khi cho chúng có thực tánh.
若不受諸法 Nếu chẳng thọ chư pháp
我 當得涅槃 Ta sẽ đạt
niết bàn
若 人如是者 Nếu người nói như vậy
還 為受所縛 Lại lệ
thuộc bởi thọ (9)
THỌ nói đây là ‘thọ nhận’. Nếu không thọ các pháp thì đạt niết bàn. Nhưng cái ‘không thọ’ ấy là do mình đang thọ nhận câu ‘Nếu chẳng thọ …’ nên nói LẠI LỆ THUỘC BỞI THỌ.
Kiến chấp là đầu mối của mọi trói buộc. Còn kiến chấp là còn thọ, còn thọ là còn trói buộc. Chấp CÓ thì bị CÓ trói. Chấp KHÔNG thì bị KHÔNG trói. Chấp sanh tử thì bị sanh tử trói. Chấp niết bàn thì bị niết bàn trói. Vì sao? Vì cái CHẤP đó là giới hạn trói buộc mình.
Như việc buông vọng niệm chẳng hạn. Mình lấy việc ‘tâm không có vọng niệm’ làm mục đích của đời tu. Mục đích ấy hoàn toàn chính đáng. Nhưng nếu chấp vào đó thì phiền não sẽ xuất hiện. Vì một khi đã chấp, thì mình sẽ có thái độ lưu giữ trạng thái không niệm của tâm. Vì thế, khi không có niệm thì yên, mà có niệm thì mình đâm hoảng hay bực. Cái hoảng hay bực đó là dấu hiệu cho thấy phiền não đang trói buộc mình. Đây là do chấp việc “Tâm phải vô niệm” mà sinh chuyện.
Nếu không có thái độ chấp thủ, thì khi không niệm tốt đã đành, mà có niệm cũng vẫn tốt. Có niệm thì buông, không có gì để phiền não. Buông là việc mình có thể làm và làm rất tốt. Nhưng hết niệm hay không là việc của nó. Mình không thể tính, cũng không thể giữ cho nó không, khi mà gốc rễ nó còn đó. Nắm cái không thể nắm, muốn cái không thể muốn, là đầu mối của mọi khổ não và trói buộc. Đều do chấp mà ra.
Giải theo 9 tướng bất giác của luận Đại Thừa Khởi Tín thì một khi chưa nhận ra được tính huyễn mộng của vạn pháp - trong đó có thế gian và niết bàn - thì vẫn chưa qua được trí phân biệt, là tướng đầu của lục thô, nên vẫn bị sự sanh diệt vi tế của tâm chi phối. Nghĩa là, mình vẫn còn bị sự thọ nhận vi tế : Thọ nhận cảnh giới niết bàn. Cho nên, trong việc tu hành, cái chính là phải trừ cho hết chấp. Hết chấp thì dù đang trong sanh tử vẫn là giải thoát. Kinh Duy Ma nói “Bồ-tát trừ chấp chẳng trừ sự” là vậy.
不離於生死 Chẳng lìa nơi sanh tử
而 別有涅槃 Mà riêng có
niết bàn
實 相義如是 Thực tướng nghĩa như
vậy
云 何有分別 Vì sao có
phân biệt? (10)
Thế gian ba cõi đều là pháp duyên khởi không tánh. Không tánh nên không, không thì không thể thủ, không thủ ấy là niết bàn. THỦ nói đây tương đương với từ CHẤP đã nói trên, đều mang nghĩa ‘ôm giữ’. Chúng sanh và Phật, sanh tử và niết bàn, trói buộc và giải thoát đều nhơn nơi mê và ngộ. Lục Tổ nói “Niệm trước mê là chúng sanh. Niệm sau giác là Phật”. Chúng sanh thì trói buộc. Phật thì giải thoát. Mê thì thấy có tướng sai biệt. Ngộ thì biết một thể không hai. Ngay thế gian mà không trụ trước pháp thế gian, chính là niết bàn. Không phải có một niết bàn nào ngoài sanh tử để trú ẩn.