- Mục Lục
- Chương Một: Phật Bảo - 1.01 Lược Sử Đức Phật
- Chương Một: Phật Bảo - 1.02 Đức Phật Trong Nam Tạng Và Bắc Tạng
- Chương Một: Phật Bảo - 1.03 Đức Tướng Và Đức Tánh Của Thế Tôn
- Chương Một: Phật Bảo - 1.04 Tuệ Giác Của Thế Tôn
- Chương Một: Phật Bảo - 1.05 Phật - Niết-bàn - Thành Đạo
- Chương Một: Phật Bảo - 1.06 Các Tinh Thần Giáo Dục Của Thế Tôn Và Sự Liên Hệ Giữa Ngài Với Các Hàng Đệ Tử, Chư Thiên, Ác Ma Và Ngoại Đạo
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.01 Duyên Khởi Và Vô Ngã
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.02 Ngũ Uẩn Và Vô Ngã
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.03 Tứ Thánh Đế
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.04 Nhân Quả
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.05 Nghiệp Và Nghiệp Báo
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.06 Luân Hồi
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.07 Sáu Giới - Mười Hai Xứ - Mười Tám Giới
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.08 Giới Học
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.09 Bát Thánh Đạo
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.10 Thất Giác Chi
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.11 Ngũ Căn Và Ngũ Lực
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.12 Tứ Như ý Túc
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.13 Tứ Chánh Cần
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.14 Tứ Niệm Xứ
- Chương Hai : Pháp Bảo - 2.15 Chánh Và Tà Pháp - Thiện Và Bất Thiện - Thuyết Pháp - Nghe Pháp - Sống Theo Pháp Và Hành Theo Pháp
- Chương Ba : Tăng Bảo - 3.01 Đời Sống Của Chư Tăng
- Chương Ba : Tăng Bảo - 3.02 Liên Hệ Giữa Chư Tăng Và Cư Sĩ
- Chương Ba : Tăng Bảo - 3.03 Quả Vị Sa-môn
- Chương Ba : Tăng Bảo - 3.04 Ngũ Minh
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
Phật Học Khái Luận
Thích Chơn Thiện In Lần Thứ Hai - 1997
Chương Ba - Tăng Bảo
Tiết IIIQuả vị Sa-môn
Một hôm vua A-xà-thế (Ajàtasattu) đến yết kiến Thế Tôn và hỏi về kết quả thiết thực của hạnh Sa-môn (hạnh xuất gia) và đã được Thế Tôn dạy đại để có những kết quả sau đây:1. Dù là kẻ nô bộc của nhà vua xuất gia thì nhà vua cũng không gọi về mà còn cung kính đảnh lễ và cúng dường -- nhà vua phát biểu.
2. Dù là nông dân xuất gia, nhà vua cũng không bảo trở lại đời sống nông dân, nhà vua còn cung kính đảnh lễ và cúng dường -- nhà vua phát biểu.
3. Dù là các thứ dân khác xuất gia, cũng thế, nhà vua sẽ cung kính đảnh lễ và cúng dường -- nhà vua phát biểu.
4. Do trú trên giới nên không dao động, không sợ hãi, được hoan hỷ, sung sướng ngay trong hiện tại.
5. Do sống biết đủ, từ bỏ sân hận, tham ái nên cảm thấy hoan hỷ, sung sướng ngay trong hiện tại.
6. Do đoạn trừ Năm triền cái mà tâm hoan hỷ, sung sướng.
7. Do tu Thiền định, dần dần từ bỏ tầm, tứ, hỷ, lạc, để chứng đắc Tứ Thiền (xả niệm, lạc trú) được sung sướng, an lạc ngay trong hiện tại.
8. Do từ bỏ sắc giới, chứng được các Thiền vô sắc, nên được sung sướng, an lạc.
9. Do từ bỏ các Vô sắc để vào Diệt thọ tưởng định, chánh trí sinh khởi. Đây là kết quả thiết thực, rất thiết thực của hạnh Sa-môn.
10. Từ Diệt thọ tưởng định, các lậu hoặc được đoạn trừ, giải thoát và tri kiến giải thoát sinh. Đây là kết quả thiết thực nhất trong tất cả kết quả thiết thực của hạnh Sa-môn (theo kinh Sa-môn Quả, Trường Bộ I; Trường A-hàm, số 26).
Do nhiếp phục Năm triền cái, tu sĩ chứng Sơ Thiền. Có thể từ Sơ Thiền, Tỷ-kheo đoạn trừ thân kiến và chứng đắc Tu-đà-hoàn quả. Thông thường thì từ Tứ Thiền, tu sĩ quán vô ngã, vô thường của các pháp và có thể chứng đắc từ Sơ quả Thánh (Tu-đà-hoàn) đến Tứ quả Thánh (A-la-hán).
Lộ trình tu tập của vị Tỷ-kheo là lần lượt đoạn trừ mười kiết sử. Nếu đoạn trừ được ba kiết sử đầu (thân kiến, nghi và giới cấm thủ) thì chứng đắc quả Thất lai (Tu-đà-hoàn, Nhập lưu), nếu làm muội lược thêm dục và sân kiết sử, thì chứng đắc quả Nhất lai (Tư-đà-hàm). Nếu hoàn toàn đoạn trừ Năm hạ phần kiết sử (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục và sân) thì chứng đắc quả Bất lai (A-na-hàm). Nếu đoạn trừ hết Năm thượng phần kiết sử (hữu ái, vô hữu ái, mạn, trạo cử và vô minh) thì chứng quả A-la-hán. Đây là quả vị Sa-môn cao nhất, hoàn toàn giải thoát sanh tử, khổ đau.
Bốn quả vị Sa-môn này chỉ có ở Phật giáo mà không thể có ở bất cứ một tôn giáo nào khác. Chỉ có bốn quả vị ấy là chân chính của bậc Thánh: quả Tu-đà-hoàn còn được gọi là quả Nhập lưu (bước vào dòng Thánh), quyết định đi thẳng vào giải thoát đó; từ quả vị Nhập lưu đến Bất lai là Thánh Hữu học, có nghĩa là còn có phần phải tu tập; quả vị A-la-hán gọi là Thánh Vô học hay vô lậu, là quả vị đã đoạn tận tham ái, chấp thủ và vô minh, hoàn toàn thoát ly sinh tử (theo Kinh Đại Sư Tử Hống, Trung Bộ I và Sư Tử Hống Kinh, Trung A-hàm, số 24).
Có quan điểm cho rằng bốn quả vị trên chỉ là quả vị nhỏ, thuộc quả Thanh văn. Nhưng thực sự đi vào nội dung chứng ngộ thì không phải thế. Quả vị A-la-hán, với sự tận trừ mười kiết sử đã là quả vị chứng ngộ sau cùng của một đệ tử của Thế Tôn. Kinh Kim Cương cũng chỉ định nghĩa: chấp thủ ngã, pháp diệt là đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề; Kinh Lăng-già thì định nghĩa Thức diệt là Niết bàn; do đó, ở mặt Tuệ giải thoát, quả A-la-hán đã đoạn tận thức, thủ, ái, vô minh... nên phải là quả vị chứng ngộ sau cùng, dù tại quả vị này khả năng thể nhập Pháp thân có khác nhau giữa A-la-hán Thanh văn, A-la-hán Bích-chi, Bồ-tát và A-la-hán Chánh Đẳng Giác.
Mười quả vị tu chứng của Bồ-tát được trình bày ở Thập Địa Kinh (Hoa Nghiêm tông, "Các Tông Phái Đạo Phật", của Junjiro Takakusu; bản dịch của Tuệ Sỹ 1973, Tu thư Đại học Vạn Hạnh) cũng đến qua ngõ đường Thiền định (hay Giới, Định, Tuệ):
- Sơ địa hay Hoan hỷ địa chỉ là quả vị kiến đạo, thấy rõ ngã không và pháp không.Hình thức trình bày quả chứng Thập địa có khác với hình thức trình bày ở Tứ quả Sa-môn. Tuy nhiên, xét theo nội dung của chứng đắc thì quả vị A-la-hán được xem tương đương với ba quả vị sau cùng của Thập địa. Trường hợp Tôn giả Xá-lợi-phất đã được Thế Tôn xác nhận có thể thay Thế Tôn để chuyển vận bánh xe pháp, có nghĩa là có thể thuyết pháp cho bất cứ ai muốn nghe.- Nhị địa hay Ly cấu địa là quả vị viên mãn về Giới (giới thanh tịnh),
- Tam địa hay Phát quang địa thì hoàn bị nhẫn nhục.
- Tứ địa hay Diệm huệ thì hoàn bị tinh tấn.
- Ngũ địa hay là Nan thắng địa là quả vị viên mãn Thiền định.
- Lục địa hay Hiện tiền địa thì hoàn bị về Tuệ.
- Thất địa, hay Viễn hành địa thì đoạn trừ thân kiến và tu tập đại bi.
- Bát địa, hay Bất động địa, trú vô ngã tưởng, lìa xa ngã và pháp.
- Cửu địa, hay Thiện huệ địa thì thành tựu mười lực, biết rõ căn cơ chúng sinh đáng được độ hay chưa đáng được độ.
- Thập địa hay Pháp vân địa, thì có thể thuyết giảng cho tất cả thế giới. Đấy thực sự là quả vị Phật, Thế Tôn.
Nếu xét về mặt lục độ Ba-la-mật, như được trình bày ở Bát-nhã, thì vị A-la-hán cũng đầy đủ sáu Ba-la-mật vậy. Thuyết pháp mà vô trú tướng, đấy là bố thí Ba-la-mật. Trì giới mà vô trú tướng, như vị A-la-hán vẫn an trú trong giới mà vẫn lìa khỏi hết mọi chấp thủ, đấy là trì giới Ba-la-mật. Nhẫn trú ở Không tánh mà vẫn thuyết pháp giáo hóa quần sinh của A-la-hán, đó là Nhẫn nhục Ba-la-mật. Vị A-la-hán đã viên mãn hạnh tinh tấn, lìa hết mọi chấp thủ tướng, đó là Tinh tấn Ba-la-mật. Vị A-la-hán đắc Chánh trí, đoạn trừ hết lậu hoặc, đã đạt đỉnh cao của Thiền định mà vừa lìa hết chấp thủ, vô minh, đấy là Thiền định Ba-la-mật và Trí tuệ Ba-la-mật.
Nếu đừng để mình vướng mắc vào ý nghĩa của ngôn từ thì chúng ta có thể dễ dàng đi ra khỏi ngộ nhận cho rằng A-la-hán là Thanh văn quả nhỏ. Thực sự A-la-hán đã là quả giải thoát tối hậu của thân giải thoát.
Điểm nhận thức sau rốt mà chúng ta phải ổn định là: một khi vị A-la-hán đã đoạn hết vô minh, chấp thủ, thì không còn bất cứ một đối tượng nào bị chấp thủ nữa; một khi mà vị A-la-hán đã đoạn hết vô minh, lậu hoặc, thì không còn một tập khí sinh tử nào còn rơi rớt lại. Chỉ có trường hợp vị Khô đầu A-la-hán và A-la-hán vừa mới chứng Đạo thì thật sự chưa hoàn toàn dứt hết tập khí sinh tử; phải cần một thời gian ngắn nữa để vị A-la-hán này hành Định và Tuệ nhuần nhuyễn, khi còn mang thân Năm uẩn này, cho đến lúc thực sự đắc A-la-hán quả./.