- 1. Thư Tòa Soạn
- 2. Hơn 1.000 lần cạo tóc
- 3. Thầy Tôi Thế Đấy
- 4. Đời Vân Thủy
- 5. Hoằng Pháp là nhiệm vụ...
- 6. Câu Chuyện Của Dòng Sông - Dòng Sông Của Câu Chuyện
- 7. Một Áng Mây Bay
- 8. Ngôn Từ Sắc Pháp Thế Gian
- 9. Kính Mến Thầy
- 10. Nhân Duyên Thầy Trò
- 11. Có Một Điều Tôi Không Bao Giờ...
- 12. Hội Ngộ
- 13. Trùng Điệp Nhân Duyên
- 14. Năm Mươi Năm
- 15. Có Chút Gì Để Nhớ...
- 16. Nhìn Lại 50 Năm Xuất Gia...
- 17. Nguồn Cội
- 18. Viết Về Kỷ Niệm Với Sư Phụ
- 19. Trăng Nguyên Tiêu Trước Cổng Chùa
- 20. Những Kỷ Niệm Khó Quên
- 21. Als der vietn. Buddhismus nach Deutschland kam
- 22. Kể từ khi Phật giáo VN đến Đức
- 23. Chú Điển Trong Tôi
- 24. Thầy Và Tôi
- 25. 50 Năm Chặng Hành Trình Bất Tận
- 26. Tập Sách Của Thầy
- 27. Chúc Mừng 50 Năm Sinh Nhật Bổn Sư
- 28. HT Thích Như Điển Trải Nghiệm...
- 29. Thích Tử Như Lai
- 30. Sư Phụ Tôi - Bồ Tát Trợ Duyên
- 31. Đôi Dòng Về Ôn
- 32. Người Thầy Cũ
- 33. Nhớ Ngày Đầu Gặp Gỡ
- 34. Vài Kỷ Niệm Về HT Thích Như Điển
- 35. Thơ Kính Dâng Thầy
- 36.Những Chiếc bao Ny-Lông
- 37. Những Chuyến Tàu
- 38. Tự Cảm
- 39. Như Một Dòng Sông
- 40. Nhớ Lại Chuyện Xưa
- 41. Sơ Tâm Lồng Lộng
- 42. Thầy Tôi
- 43. Trăng
- 44. Bóng Mát Chùa Viên Giác
- 45. Hương Đạo Bay Xa
- 46. Người Thầy Khả Kính
- 47. Nét Bút Bên Song Cửa
- 48. Thầy Tôi
- 49. Xin Nguyện Làm
- 50. Sinh Nhật
- 51. Dấu Ấn Thần Tượng Trong Đời Tôi
- 52. Thầy Và Quê Hương
- 53. Một Thời
- 54. Hạnh Ngộ
- 55. Cảm Niệm Những Tháng Ngày...
- 56. Những Ký Ức Nhỏ Về Sư Phụ
- 57. Mấy Năm Làm Thị Giả
- 58. Sư Phụ Đã Xuất Gia Trên Nửa Thế Kỷ
- 59. Ngày Ấy Bây Giờ
- 60. Chùa Viên Giác
- 61. Sư Cố Là Ai?
- 62. 20 Năm Quỹ Học Bổng Thích Như Điển
- 63. Tôi Đi Chùa
- 64. Điểm sách
- 65. Kỷ Niệm Dưới Mái Chùa Xưa
- 66. Người Gieo Mầm Phật Pháp
- 67. Nhớ Mãi Ơn Thầy
Cách đây 27 năm, có lẽ là năm 1987, tôi còn nhớ có một buổi sáng trong một mái chùa nhỏ ở tại Hannover, tôi và ông nhà tôi may mắn được cùng ngồi dùng điểm tâm với một vị Thầy mà chúng tôi vừa hữu duyên hạnh ngộ, Thầy Thích Như Điển.
Sự thực, cho tới nay tôi vẫn chưa quy y với Thầy, nhưng lúc đó trước mắt tôi vị tu sĩ trẻ có đôi vai gầy, dáng vẻ hiền hòa, ngôn từ khả kính đã gieo vào lòng vợ chồng chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ.
Thế rồi cách mười mấy năm sau, như có duyên với Phật Pháp, tôi lại thỉnh được 7 vị Thầy mà người hướng dẫn lại là Thầy, Thầy nay đã là một vị cao tăng, tà áo vàng lấp lánh uy nghiêm sáng rạng, phương danh của Thầy cũng đã bay khắp cùng Âu-Á.
Rồi lại, một buổi sáng tại hàn xá, trong một gian phòng nhỏ hẹp đơn sơ nhưng Thầy lại khen là không kém phần cổ kính để lễ bái Phật đàn.
Sau khi tụng hồi kinh Lăng Nghiêm, tiếng chuông mõ lại tiếp tục nhịp đều âm thanh ngân vang nghe rất lảnh lót, hồi kinh trầm bổng trong giây phút trang nghiêm để cầu an cho Mẹ tôi. Và lại một lần nữa tôi được dịp cùng dùng điểm tâm sáng với tất cả quý Thầy.
Khi tiễn chân các Thầy ra về, lúc đó tôi và ông nhà tôi cảm thấy như chúng tôi là đệ tử thuần thành của Thầy rồi vậy. Tình Thầy trò rất là tương kính.
Tôi rất ít có dịp về chùa để được may mắn thụ giáo và nghe Thầy giảng đạo. Phải thành thật mà nói tôi không hiểu được nhiều về giáo lý Phật học, và suốt cuộc đời của tôi, tôi chỉ biết đọc tụng một phẩm kinh Phổ Môn bằng Hán ngữ, nhưng tôi có lòng tin tưởng vô cùng vững chắc.
Tôi rất bận bịu vì sinh kế gia đình nên thiếu sót rất nhiều trong mọi sự giao tế ở bên ngoài, tương lai hay là quá khứ của mỗi người ít khi tôi tìm hiểu, tôi thường đọc truyện… tôi thích một cốt chuyện của bà Hoàng thái hậu Hiếu Trang, khi đàm thoại với một vị Đại thiền sư Ngọc Lâm Tú, môn phái Bắc Tông, năm 1661 vào thời nhà Thanh. Khi vua Thuận Trị mất đi Ái phi Đổng Ngạc Phi thì nhà vua muốn xuất gia đầu Phật, nên Hoàng thái hậu Hiếu Trang cương quyết cản ngăn, bà mới mời Thiền sư Ngọc Lâm Tú, khuyên giải đệ tử của Ngài là Thiền sư Hành Sâm đừng chiêu mộ vua vào đường tu hành mà phải thuyết phục Phúc Lâm Hoàng Đế bỏ ý định vào cửa thiền môn.
Hoàng thái hậu Hiếu Trang hỏi Thiền sư:
- Nếu như Đại sư giúp được việc mà Ai gia đã ủy thác, thì ngài có muốn được ân thưởng gì của Hoàng gia.
Ngài Thiền sư điềm đạm trả lời:
- Kính bẩm Hoàng thái hậu, Lão nạp không có muốn gì cả.
- Ngài nói không có thì Ai gia càng ái ngại.
Thiền sư Lâm Ngọc Tú chắp tay trả lời:
- Kính bẩm Hoàng thái hậu, bởi vì „không sẽ có, có sẽ không“.
Cho đến hôm nay tôi cũng không có nhiều dịp diện kiến Thầy, nhưng bao giờ ở trong cảm nghĩ của tôi vẫn như có ánh hào quang để tôi nhận thấy vị cao tăng đạo cao đức trọng. Và tôi chỉ thành kính nguyện cầu trên đường hóa độ chúng sanh của Ngài sớm được thành chánh quả.
Nay kính,
Lý Phách Mai