Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Bi Trong Đạo Phật

Wednesday, November 18, 201514:03(View: 10124)
Từ Bi Trong Đạo Phật
Pháp Thoại
 TỪ BI  TRONG  ĐẠO PHẬT

Đức Hạnh
 Từ Bi Trong Đạo Phật

  Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh(loài ngườisúc vật). Tình thương rộng lớn này được xuất phát từ trong tâm, thể hiện qua lời nói và hai hành động: TỪ BI : Bang vui. Cứu khổ.

 1-TỪ. Từ, có nghĩa là trang trải, mang lại, bang cho những niềm an vui, hạnh phúc đến cho tất cả chúng sanh bằng vật chất, lẫn tinh thần qua đối đãi ở lời thăm hỏi khi chúng  sanh an bình, và khốn khổ, khổ lụy…Dù chúng sanh đang bình an, vẫn ban vui, như bà mẹ thấy con đang khỏe mạnh,thì đi mua sắm thêm cho các con vật dụng và đem lời thương yêu nồng nàn. Đối với con người trong các giới, cũng bang vui bằng vật chất và lời thương yêu lúc bình an một cách bình đẳngthường xuyên (permanente), gọi là “Từ năng giữ lạc. Sự bang vui bằng vật chất lẫn tinh thần này, không bao giờ đặt điều kiện ở người nhận phải đối lại bằng mọi hình thức đền ơn, đáp nghĩa.Tâm thường khởi lên ý niệm trang trải, bang vui cho chúng sanh, gọi là Từ tâm hay Tâm từ.

 2- BI. Bi, có nghĩa là cứu khổ khi nhìn thấy mọi người đang bình an, thì bị bịnh khổ  ở xác thân, mà cảm thấy xót xa trong lòng, liền ra tay cứu khổ. Như bà mẹ thấy con đau ốm, hết lòng chăm lo, săn sóc thuốc thang. Cũng như vậy, khi nghe, thấy mọi người ngoài xã hội đang bình an, bỗng nhiên bị lâm vào hoàn cảnh khổ nạn bởi thiên tai, chiến tranh, bão lụt…liền đến cứu khổ bằng vật chất lẫn tinh thần qua lời thăm hỏi, an ủi…Hay đến cứu khổ một con người bị điên đảo tâm hồn bằng lời Pháp Phật, bị đột biến căn bịnh nan y, v....

-  Do có tâm Bi, mà đồng cảm với nỗi khổ đau của mọi loài vật và con người, như nỗi khổ đau của mình, chính đó là khởi đầu của tâm Bi.Từ đó quan tâm dấn thân đi tìm phương pháp để cứu bạt chúng sanh mau thoát khỏi cảnh khổ đau ấy một cách thường hằng, không hẹn ngày mai, gọi là “Bi năng bạt khổ”. Tâm thường khởi lên ý niệm tìm phương cứu bạt như vậy, gọi là Bi tâm hay Tâm bi.

   Các hành giả Bồ Tát tu tập các thiện pháp, thường tự khởi lên ý niệm (Bồ Tát nguyện) phải bang an vui, cứu khổ cho mọi người, mọi loài, không do chúng sanh yêu cầu, cho nên sau khi nghe, biết chúng sanh bị khổn ách, liền ra đi cứu bạt bằng khả năng, phương tiện vốn có (Bồ Tát đạo) cho chúng sanh được an vui, mau thoát khỏi cảnh ách nạn. Hành giả được có hai tâm Từ Bi ấy, là do Trí tuệ Phật mà có qua quá trình học, tu tập Phật pháp. Nói khác hơn, Từ Bi đích thực là con đẻ của trí tuệ Phật, là năng lực khiến cho hành giả tiến bước trên vận hành, bang vui, và cứu bạt chúng sanh. Đối tượng mà hành giả bang vui, cứu khổ một cách bình đẳngnhân loại, không phân biệt chủng tôc, xứ sở, không dựa vào lý lẽ nào, không đợi đối tượng yêu cầu, không có điều kiện nào cả. Tâm và hành động bang vui, hạnh phúc không giới hạn đối tượng, và cứu khổ không lựa chọn mọi loài như vậy, gọi là Đại Từ, Đại BiĐại Trí tuệ.

   Từ Bi là cái tâm rộng lớn, luôn bang vui và cứu khổ chúng sanh, cho nên gọi là Từ tâm, Bi tâm.  Tâm từTâm Bicùng lúc trong con người không rời nhau, nhưng khi bang vui bằng lời và có cả vật chất, chỉ có tâm Từ. khi cứu khổ bằng hành động xông pha, chí có riêng tâm Bi. Tuy nhiên có khi sử dụng cả hai tâm Từ và Bi cùng một lúc, như đối với các nạn nhân chiến cuộc tại các trại tỵ nạn, vừa bang vui, vừa cứu khổ.

   Từ và Bi là hai tâm trong 4 tâm rộng lớn Từ, Bi, Hỷ, Xả (Tứ vô lượng tâm). Tâm Từ  và tâm Bi này luôn luôn có trong tâm của chư Phật, Bồ Tát, chư Thánh chúng, Tổ sư và các hàng đệ tử Phật (xuất gia, tại gia), Bồ tát từ sơ địa trở lên), do trí tuệ sinh ra. Nếu không nói rằng; ba đức tính Từ, Bi và Trí tuệ là đặt thù của Đạo Phật. Các tôn giáo khác không có. Do được có ba đức tính ấy siêu việt ấy, cho nên mọi ý nghĩ của các hành giả cấp Bồ Tát (Tăng, Tín đồ ) trong Đạo Phật đều hướng về mọi nẻo Thiện(các thiện pháp) thì các việc làm thiện sau đó, trong đó có  thiện lớn, thiện nhỏ đối với nhân loại không giới hạn mọi chủng tộc và muôn loài chúng sanh. Tất cả chúng sanh sau khi được các hành giả Bồ tát bang vui, cứu khổ, sẽ được nhiều lợi íchbản thân, là bớt khổ (ly khổ) tâm được an vui, hạnh phúc,(đắc lạc) và giải thoát sinh tử (đoạn hoặc, chứng chân) sau khi học, thực hành Phật Pháp, sống bằng đạo vô ngã suốt cả cuộc đời.

   Hai đức tính Từ và Bi, không phải ngẫu nhiên được có trong tâm con người nói riêng trong Đạo Phật. Được có, là do học và thực tập Phật Pháp ra giữa trường đời, giáp mặt với mọi tầng lớp con người qua đối đãi bang vui, cứu khổ. Thì tính nhân bản (thiện căn) con người được sáng lên, chuyển đổi thành tính Phật, Bồ Tát đích thực. Tuy nhiên, được thể hiện tâm Từ, Bi đúng cách, cũng phải mất nhiều thời gian. Bởi vì Phật tử trong các giới có học và tu tập Phật pháp nói riêng, không phải ai cũng ngộ lý, ngộ tánh đâu !  Cho nên khó thực hiện tâm Từ trong lúc bang vui, tâm Bi khi cứu khổ!

 Từ Bi trong đạo Phật được chia ra ba cấp TỪ BI cho các hàng Bồ Tát từ sơ địa đến mười địa: Một - Chúng sanh duyên từ.(còn gọi là Hữu tình duyên từ). Hai - Pháp giới duyên từ hay đồng thể đại bi.  Ba - Vô duyên từ hay vô duyên đại bi ( vô duyên,là không có hẹn ước và ràng buộc nào cả).

   I- Chúng sanh duyên từ.( của các hành giả Bồ Tát Sơ địa). Tâm từ và hành động bang vui này, mà hành giả muốn thực hiện, phải tạo duyên gặp gỡ con người sống trong hoàn cảnh bản thân bị đói khổ, tâm tư bị bất an, buồn phiền… thì mới phát khởi tâm Từ Bi. Có nghĩa là thấy trực tiếp chúng sanh đang bị lâm vào những hoàn cảnh trên, liền phát lòng thương, sau đó đem lời bang vui và cứu khổ bằng vật chất cùng lúc. Trường hợp này, được thấy tại các trung tâm khuyết tật, trẻ em mồ côi, làng cùi, người già neo đơn…,được những người trong Hội Từ Thiện trực tiếp đến thăm viếng bằng lời và biếu tặng vật phẩm với tâm không mong cầu phước báo (vượt thoát mọi ý niệm về ngã- balamật), cho nên mới nói rằng của cấp Bồ Tát sơ địa.

   Một trường hợp khác, đó là nhà tù. Tại các nhà tù, những người tù, chỉ được tiếp nhận lời thăm hỏi, an ủi và lời Phật Pháp để độ thoát tội lỗi cho người tù, do vị Tăng hay Cư Sĩ tình nguyện đến cứu bạt bằng lời kinh Phật, để cho các tù nhân nghe Pháp tỉnh thức, thiền tọa, đem lòng sám hối tội đã tạo ra trước đó, tội sẽ liền tiêu. Chứ bản thân ngồi tù, sau khi ra tù, tội vẫn còn nguyên trong tâm nếu như không đem tâm sám hối.  Việc cứu bạt này , được thấy qua đề tài “Hương Sen Nơi Chốn Ao Tù” ở trang báo Đất Lành. Trong đó có hình ảnh bàn Phật, những tù nhân người Mỹ tụng kinh bằng Anh ngữ, và đang thiền tọa, ngồi nghe Pháp, do anh Scott nói 2 đề tài Chánh nghiệp(right action) và Chánh mạng (right livelihood) và Pháp đàm với nhau. Để chia sẻ, anh tù tên James 41 tuổi nói : “ Trước đây tôi lúc nào cũng giận dữ và sẵn sàng đánh người. Nhưng tôi quyết định khi ra tù tôi không muốn như thế. Tôi thử tập thiền để đối trị giận dữ và quả thật đã giúp tôi rất nhiều. Tôi đã học cách quán chiếu khi sân hận nổi lên và từ từ kiểm soát được cảm xúc của mình. Tôi ước mong có nhiều bạn tù tham gia vào chi hội hơn nữa, vì Phật giáo đã đem lại lợi ích cho tôi ”.

   Phật Pháp được vào nơi nhà tù, là do một Phật tử người Mỹ tên Scott (cấp Bồ Tát sơ địa) thành lập và hướng dẫn tù nhân tụng kinh, nghe Pháp, thiền tọa. Trại tù này ở tiểu bang (Prison Sangha). Huyền Lam tường thuật. Đất Lành- Bộ mới 5,6,7,8 - 2013- trang 64.

   II- Pháp giới duyên từ (của hành giả Bồ Tát địa thứ hai Tư Đà Hàm trở lên 8, 9. 10). Hành giả thực hiện tâm Từ Bi ở địa vị Pháp giới duyên từ, có nghĩa là đem tâm thương yêu tất cả muôn loài hữu tình chúng sanh (súc sinhcon người) cho nên chỉ thương, không ghét, không giết nhau đối với mọi tầng lớp chúng sanh (pháp giới). Riêng ở lãnh vực loài người, hành giả phải đem tâm quán niệm vào thế gian, để thấy rằng tất cả bản thểsự nghiệp của nhân loại, đều tương quan với nhau về gia tộcsinh tồn. Người này sống được là nhờ sự nghiệp của người kia. Người kia sống được là nhờ sự nghiệp người nọ, v.v…Như những người làm ruộng, xây lúa, thợ mộc, dệt vải, xây nhà, làm bếp, thầy dạy học, kỹ sư điện tử, computer, auto, v.v…Mới nhìn qua những công việc của mỗi cá nhân trong xứ xở, trên thế giới.Ta tưởng rằng không liên quan gì với ai cả. Nhưng thật sự, tất cả nghề nghiệp của nhiều cá nhân khắp đó đây xa, gần đều tương quan với nhau về mặt sinh tồn. Chưa nói đến vô lượng chúng sanh trong 10 phương, ngũ đạo (1- trong địa ngục, 2-ngạ quỷ, 3 súc sinh, 4 loài người, 5- loài trời ), đều là cha,mẹ, anh, em …trong nhiều đời, là đằng khác. Thực tại, giữa người trong quốc gia, và nhân loại thế giới đều liên đới, tương quan mật thiết với nhau, trên các cơ sở bang giao kinh tế, mậu dịch qua lại, gọi là trùng trùng duyên khởi. Nghĩa là người người được thành tựu sự nghiệp gì, bởi nguyên lý nương nhau để được tồn tại đời sống về ấm no, an vui, hạnh phúc.

  Nhất hạng là các hành giả Bồ Tátđịa vị  Duyên giác (bậc cao trung 3 cấp 6,7, 8- ) càng thấy rõ được mọi sự vật, sự việc và con người trên vũ trụ, không tự thể, tất cả được hiện hữu bởi đạo lý “trùng trùng duyên khởi”, cho nên chúng không thể hạn lượng, gián đoạn.

   Cũng như vậy, tâm Từ Bi của các hành giả Bồ Tátđịa vị Duyên Giác ( bao gồm 4 chúng đệ tử Phật) đều bị không sinh diệt, không hạn lượng, hay gián đoạn, không phân biệt người thân, kẻ lạ, bà con, ngoại tộc, đồng bào hay xứ khác, Phật tử, không Phật tử, con người hay loài vật, biết mìnhPhật tánh, người nọ, kia , kẻ sang, người hèn…cũng có Phật tánh, vì Phật tánh vốn đồng một thể.

   Bằng trí tuệ Phật, là nền tảng sinh sản hai tâm Từ Bi lớn, (đại Từ Bi tâm) các hành giảđịa vị Duyên Giác, thường xuyên bước vào đời một cách tự nhiên, thênh thang giữa dòng đời đầy 5 trược ác thế, mà đôi chân Từ Bi vẫn tiến bước về phía trước, để bang vui, cứu khổ khắp pháp giới chúng sanh trong 10 phương đang bơi lội trên biển đời, hụp lặng giữa dòng sóng “trùng trùng duyên khởi”, mà cứu cho mau ra khỏi sinh tử khổ đau. Qua đây, cho ta thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, đã và đang tri hành chủ đềPháp giới duyên từ- đồng thể đại bi” đối với nhân loại trên thế giới một cách bình đẳng. Có lần Ngài Đạt Lai Lạt Ma đến giảng Pháp tại Longbeach Cali. Giảng xong, Ngài hỏi Phật tử, có ai hỏi gì không ? Một bà Phật tử hỏi, thưa Ngài, con nghe nhiều Phật tử nói; Ngài là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, có phải vậy, không ? Ngài chỉ trả lời rằng; “tất cả Phật tử chúng ta, ai cũng có hai đức tính Từ Bi của Bồ Tát Quán Thế Âm trong lòng”. Câu trả lời của Ngài Lạt Ma, cho ta được hiểu thêm rằng; là Phật tử, dù xuất gia hay tại gia, ai cũng đang ngồi trong nhà Như Lai, vì được có tâm Từ Bi, Từ Bi là ngôi nhà Như Lai.

  III- Vô duyên từ hay vô duyên đại  bi. Chủ đề này dành cho chư Phật và Bồ Tát (cổ Phật: Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát,Văn Thù, Địa Tạng Bồ Tát, v.v… ). Bởi vì đã vốn có tâm Đại Từ, Đại Bi, cho nên không còn quan hệ ràng buộc, không còn tạo duyên, không dựa vào lý lẻ nào, không đợi chờ đối tượng yêu cầu, không điều kiện, không thời gian(hiện tại, quá khứ, tương lai, ngày hay đêm), không phân biệt quốc độ chúng sanh. Bất cứ nơi nào có chúng sanh, chư Phật và Bồ Tát thị hiện(hóa thân) cứu khổ, bang vui. Không còn tìm đến cảnh khổ chúng sanh để phát khởi tâm từ, tâm bi như các hành giả Bồ Tát sơ địa, cho nên mới nói vô duyên từ, vô duyên đại bi, là như vậy”. Chư Phật, Bồ Tát thị hiện vào các thế giới chúng sanh để bang vui, cứu khổ một cách không giới hạn như vậy, là do có thệ nguyện độ sanh(chúng sanh vô biên thệ nguyện độ) suốt trên vận hành tu tập các thiện pháp trong vô lượng kiếpquá khứ, để mong cầu thành Phật (thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh) bằng trí tuệ Phật và hai đức tính Từ Bi. Như Bồ Tát Địa Tạng  nguyện độ chúng sanh trong địa ngục. Nếu không nói rằng; bổn phận của Bồ Tát là phải bang vui, cứu khổ đối với vô số chúng sanh trong tam giới, lục đạo…không riêng cõi Ta bà(loài người), vì để mong được thành Phật sau khi đã tận diệt được các vi tế phiền não đang trụ địa trong nội thức.

Tâm Từ Bi và hành động bang vui cứu khổ của chư Phật, Bồ Tát đối với chúng sanh thật là bao la, rộng lớn như mặt trời chiếu ánh nắng xuống vũ trụ một cách bình đẳng, không chọn lựa chiếu chỗ này, bỏ chỗ kia.

   Qua đề tài Từ Bi trong Đạo Phật, cho hàng Phật tử chúng ta có 2 nhận thức lớn: Một. Tâm Từ Bi rất quan trọng đối với những ai đến với đạo Phật, để tìm cầu cho mình một con đường giải thoát, không thể không có hai đức tính Từ Bi trong tâm mình. Bởi vì hai đức tính ấy, là đôi chân vững chắc bước đi trên những con đường đời đầy chông gai, sỏi đá, hầm hố…để đến những nơi có những con người đang bị ưu phiền khổ nãotâm hồn, hoạn nạn, tật bịnh bản thân, mà bang vui, cứu khổ.

Hai.Tâm Từ Bi được áp dụng ở hành động “Lạy Sám Hối Dùm”cho các loài chúng sanh khác ,cho nên mới có tên “Đạo Tràng Từ Bi Sám Pháp”.

Các giới chúng sanh được Phật tử chúng ta lạy dùm cho họ, như : Lạy cho Thiện Thần, lạy cho Long Vương, cho Ma Vương, Quốc Chúa, A Tỳ Địa Ngục, Địa Ngục Sông Tro, Địa Ngục Uống Nước Đồng Sôi, Địa Ngục Chiến Tranh, Ngạ Quỷ, Súc Sanh,v.v…Lạy dùm ở đây, là lạy chư Phật, để nguyện cầu lên chư Phật, Bồ Tát. Kính xin chư Phật và Bồ Tát đem năng lực Từ Bi mà đồng gia nhiếp thọ cho tất cả các giới chúng sanh ấy và kể cả những người liên hệ với họ, ai cũng được tiêu trừ ác nghiệpgiải thoát, sanh về các quốc độ an vui, tịnh lạc, mau chứng đạo quả Bồ Đề. Chứ không chịu tội dùm cho ai, giải thoát dùm cho ai.

   Hành động Lạy Dùm này, nếu không nói rằng; đó là hành động cao quý nhất (quân tử) , do tâm có Từ Bi, muốn lợi ích độ tha cho các giới chúng sanh khác. Mặc dù sự cứu bạt các giới chúng sanh ấy, là do chư Phật, Bồ Tát đem tâm Từ Bi mà nhiếp thọ cho họ. Phật tử chúng ta, chỉ có phát tâm và hành động gieo xuống đất tất cả 5 bộ phận của cơ thể, phụng vì…mà quy yđảnh lễ các đấng Đại Từ Bi phụ của cả thế gian, mà thôi.

Danh hiệu chư Phật  và Bồ Tát trong kinh Lương Hoàng Sám (cuốn 1-  10) mà Phật tử chúng ta  lạy. Với chư Phật, không có gì để luận bàn. Nhưng với các vị Bồ Tát, đáng bàn luận đến, đó là Bồ  Tát Quán Thế Âm. Vì đa số ở trang lạy đều có danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm (Vô Biên Thân Bồ Tát, cũng là Quán Thế Âm). Qua đó cho ta thấy rằng; Bồ Tát Quán Thế Âm, vị Bồ Tát thường bang vui, cứu khổ nạn cho vô số lượng chúng sanh trong khắp 10 phương các cõi, một cách bình đẳng, do đệ nhất Đại Từ, Đại Bi và ngàn mắt, ngàn tay, chứng đắc thiên nhỉ thông (nghe âm thanh, thấy hình ảnh cách xa hằng triệu triệu cây số). Cho nên được thấy, nghe và cứu khổ nạn cả ngàn chúng sanh cùng một lúc ở 10 phương.

  Qua những đạo lý về Từ Bi và hành động cứu khổ nạn chúng sanh nói trên của chư Phật, Bồ Tát nói chung, Bồ tát Quán Thế Âm nói riêng, cho ta thấy rằng :

    TỪ BICHÂN LÝ ĐẶC THÙ CỦA  PHẬT GIÁO.

Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia, tại gia là phải có ngay tâm từ bi. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạotừ bithực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.

 Nói rõ hơn nữa, chư Phật, Bồ Tát, chư vị Tổ sư trong nhiều đời đã và đang thị hiện trong các pháp giới chúng sanh cho mục đích hóa độ, tất cả  quý Ngài luôn luôn đang có tâm đại từ, đại biđại trí tuệ.

1-  Do vì đại từ bi tâm, mà tiền thân của Đức Thích Ca Mâu Ni trong vô lượng kiếp khi làm người trong các giai cấp xã hội : Thái tử, thứ dân, thương gia…Ngài liền hy sinh một phần cơ thể qua câu truyện “ a- Đôi mắt Thái tử Câu La Na”, tức là bị móc đôi mắt ra để chữa bịnh cho bà di mẫu (mẹ kế) theo lệnh vua cha và câu truyện b- Thái tử Tu Đại Noa bố thí vợ con cho một bà già không con, một ông già không có vợ. Những câu truyện khác như : c- Phát nguyện đội thế vòng lửa cho những ai trên cõi trần, bị đọa vào địa ngục A tỳ bị đội vòng lửa do tội bất hiếu đối với mẹ. Nhiều câu truyện tiền thân làm thân người mang tính từ bi, được thể hiện ra hành động cứu giúp, bố thí như vậy.

 Ngay cả tiền thân làm súc sinh vẫn biết hành động bố thí, như câu truyện : d- Con thỏ tự nguyện nhảy vào đống lửa để dâng thịt của mình cho vị thiền sư vào mùa đông không có gì ăn, đang ngồi bên ngọn lửa hồng trong khu rừng, để sưới ấm, mà quên đi cái đói trong lòng. e- Con sư tử trọng pháp- lòng từ bi, thà chịu chết khi thấy thầy Tỳ Kheo(tên thợ săn) dương cung lên  bắn, chứ không nở vồ chết. Vân vân…(riêng tiền thân Phật Thích Ca).

2-  Do vì đại từ bi tâm, Bồ Tát Văn Thù thị hiện người ăn xin có tên Văn Cát, để hộ giúp cho  Hòa Thượng Hư Vân nhiều lần bị đau bịnh, hoạn nạn bên vệ đường, trong rừng ban đêm, ban ngày suốt trên vận hành tam bộ, nhất bái từ am Pháp Hoa ở núi  Phổ Đà đến Ngũ Đài Sơn dài cả ngàn cây số. ( Đường Mây Trên Xứ Hoa- Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong phóng tác).

3-  Do vì đại từ bi tâm, hai vị Bồ Tát Văn Thù, Quan Thế Âm(cũng có tên Tara) cùng thị hiện độ cho Thái tử Santideva, được thấy qua tác phẩm Bồ Tát Hạnh- Trí Siêu Lê Mạnh Thát- Phần tiểu sử Tôn giả Santideva. Tóm lược câu truyện : Một vị Bồ Tát nguyện tái sanh vào nhà vua, để sau này xuất gia là ngôi vị độ sanh tối thượng. Sau khi chào đời, được vua cha đặt tên Santideva. Phụ vương Ngài là nhà vua Surastra, trị vì ở xứ Sri Nagara miền Nam Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 7. Vua Surastra có nhiều người con, trong đó Thái tử Santideva là con thứ, được vua cha thương yêu nhất, vì tính tình hiền hòa, lễ độ, ăn nói từ tốn đối với mọi người từ trong hoàng tộc, ra đến xã hội, có sở học rất uyên thâm và cực kỳ thông minh  xuất chúng. Do vậy, vua cha đã quyết định truyền ngôi vua cho Thái tử Santideva.

  Trong thời gian chờ đợi lễ tấn phong, một hôm Thái tử nằm mộng thấy hai vị Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và Tara (Quán Thế Âm). Bồ Tát Văn Thù ngồi trên ngai vàng, Bồ Tát Tara tưới nước nóng lên đầu Thái tử và nói rằng : “ Vương quyền chính là nước sôi nóng bỏng của địa ngục. Ta đang tấn phong cho ngươi với nước này đây.

  Tỉnh dậy, ngài Santideva hiểu rằng đó là sự khuyến cáo của hai vị Bồ Tát, nên đêm hôm trước ngày lên ngôi, ngài rời bỏ cung thành, trốn vào rừng sâu. Tại đây, ngài gặp Bồ Tát Tara dẫn đến Bồ Tát Văn Thù. Được ngài Văn Thù dạy cho pháp tu tam muội. Cuối đời Thái tử Santideva vào tu và hành đạo tại tu viện Nalanda,…Sau đó xác thân tại tòa pháp thoại trước đại chúng Tăng, tự nhiên bay lên không trung rồi biến mất.

4- Do đại bi tâm, mà Bồ Tát Ca Nhã Ca thị hiện thầy Tỳ Kheo Tăng bị bệnh cùi (ca-ma-la) ở bên cạnh Ngộ Đạt Quốc Sư, để gây duyên chữa Mụn ghẻ mặt người nơi đầu gối ngài Ngộ Đạt Quốc Sư sau này, cũng như rửa oán cho Triệu Thố bằng nước cam lồ pháp thủy tam muội nơi dòng suối…

5- Do đại bi tâm, mà Bồ Tát Quan Thế Âm thị hiện thầy Tỳ Kheo Tăng ghẻ chóc vào chùa Không Huệ của pháp sư Huyền Trang ở xứ Ích Châu, để tạo duyên giúp cho Ngài Huyền Trang được vượt qua nhiều trận bão tố yêu quái nơi sa mạc Gô bi bằng bài kinh Bát Nhã trên đường đến Tây Trúc thỉnh kinh…

6-Do đại từ bi tâm thương cho các loài âm linh, cô hồn bên kia cõi chết bị đói khát, được ăn bằng xúc thực, ý tư thực. Bồ Tát Quán Thế Âm hiện thân Quỷ Vương mặt đỏ, lưỡi dài tới rún, đòi ăn thịt Tôn giả A Nan. Tôn giả A Nan vào bạch Phật, được Phật chỉ dạy cho  A Nan  bài kinh Diệm Khẩu, là pháp cúng thí cô hồn.  Vân vân…(riêng của chư vị Bồ Tát).

    Từ Bi Là Mẹ Đẻ Ra Trí Tuệ

Cụm từ trên ta thường nghe các vị danh Tăng trong các Tông phái Phật Giáo Việt Nam, trong vai trò giáo thọ, giảng sư mỗi lần thuyết pháp, giảng dạy Phật pháp luôn luôn không quên đề cập đến và nhấn mạnh ba đức tính siêu việt ấy. Nói rõ hơn, ba đức tính Từ, Bi, Trí tuệ là bản lề của những cánh cửa pháp, cánh nào cũng đều có 3 đinh vít : giới, định, huệ. Có nghĩa là Từ Bi dược có do hành trì giới luật. Trí tuệ được có do tâm thường hằng an trú trên dòng sóng thiền định, tỉnh thức. Thật rõ ràng được thấy ba đức tính Từ, Bi, Trí tuệ đều bàng bạc khắp trong tất cả Kinh, Luật, Luận của ba tạng. Tức là từ pháp thân của chư Phật, Bồ Tát lúc nào cũng hiển lộ ra những pháp âm đầy tình thương, tươi mát, ngọt ngào… nơi kim khẩutrạng thái hiền hòa, diệu vợi, từ tốn trong lúc nói pháp hóa độ và hành động cứu khổ chúng sanh.

 Qua cách hành xử, đối đãi của chư Phật, Bồ Tát đối với mọi tầng lớp chúng sanh, được thấy trong kinh điển Phật, như đã nói trên. Cho ta một nhận thức chắc nịch rằng; Đạo Phậtđạo Từ, Bi, Trí tuệ giải thoát hay còn gọi là đạo cứu khổ (ly khổ) được hạnh phúc, ấm no (đắc lạc), diệt trừ các thứ ngã chấp (đoạn hoặc, chứng chân) cho mọi gái cấp chúng sanh(thế giới loài người). Cho nên, chỉ có thương yêu, không hận thù, trả oán, không đố kỵ, nham hiểm, không không giết hại, không hề làm chảy máu chúng sanh, chăm lo cứu khổ, không dìm chúng sanh vào nơi tối tăm, không nói lời ác, vân vân. Nếu không nói rằng; đó là văn hóa Phật Giáo, lấy 3 đức tính Từ, Bi, Trí tuệ làm nền tảng đoàn kết, thân yêu, hạnh phúc cho mọi người. Vì thế cho nên, Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày Phật Đản Sanh làm ngày Hòa Bình Thế Giới.

   Ba Chân Vại : Từ, Bi, Trí tuệ. Ba đức tính này luôn luôn tương quan mật thiết với nhau như ba chân của cái Vại. Nếu cái Vại bị mất một chân, Vại bị ngả nghiêng. Cũng như vậy, tâm của con người Phật tử, hành giả đi tìm cho mình con đường giải thoát thật sự, là phải hội đủ 3 yếu tố Từ, Bi, Trí tuệ trên vận hành học và thực tập Phật pháp. Mặc dù ba thứ Từ, Bi, Trí tuệ xuất hiện sau cùng một khi tâm thức hành giả đã thông đạt tất cả những tính chất (ngộ lý) của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, nghiệp báo, nhân quả, vô thường, vô ngã của các pháp, v.v… một cách rõ ràng, không còn tư duy, nhận thức nữa một khi tai nghe, mắt thấy các pháp, là biết ngay tính chất của chúng là : vô thường, khổ, không, vô ngã, địa ngục, tác hại, v.v… Gọi tâm thông đạt tất cả tính chất của các pháp đó là Trí tuệ. Đồng thời, hai cái tâm Từ, tâm Bi xuất hiện cùng lúc bên cạnh Trí tuệ một cách tự nhiên (automatic).

  Nói một cách khác, ba tính chất Từ, Bi, Trí tuệ vốn có trong tạng thức con người, chính là Phật tánh hay Như lai tạng, giống như hương, sắc của hoa sen vốn có trong mầm sen. Gặp nước và bùn, mầm sen liền nảy nở, lên cây, trổ hoa trên mặt nước, tỏa ngát hương khắp không gian.(Không bùn không có hoa sen. Không thực hành phật pháp, thì không có 3 đức tính Trí tuệ, Từ, Bi).

  Cũng như vậy, các hành giả quyết tâm học và tri hành Phật pháp, đúng chánh đạo, thì ba đức tính Từ, Bi, Trí tuệ liền xuất hiện. Trí tuệ có trước, chính là cây đèn tâm thức của hành giả tự soi đường để thấy lý của các đạo mà hành(tri đạo tức hành đạo) bằng hai tâm Từ và Bi, thì mới có thể đạt đạo giải thoát đích thực. Đích thực ở đây là tâm hành giả hoàn toàn vượt thoát mọi ý niệm về ngã. Qua đây cho ta thấy; cũng thì một Phật sự như nhau nhưng, với hành giả có 3 tâm Trí tuệ, Từ, Bi thì thành công viên mãn trong không khí an vui, tươi mát, thân thiện giữa mọi người. Còn hành giả không có 3 đức tính Trí tuệ, Từ, Bi thì gây bất an, xung đột  đối với mọi người chung quanh bởi lời nói không ái ngữ, trạng thái không khiêm cung...

   Sức mạnh của Từ, Bi, Trí tuệ.

  Hành giả trên vận hành quyết chí tu tập, một khi tự nhận ra những hiện tượng khổ lụy, nghèo đói, hung hãn, ưa đố kỵ, ác độc, tàn tật bẩm sinh, xấu xí, ăn nói hổn xược, không ái ngữ, dốt nát, v.v… hiển lộ nơi thân miệng mỗi con người trên cõi đời này. Sau đó đem lòng cảm thấy thương vô cùng. Chính đó là tâm Từ và Bi, Trí tuệ. Tức thì phát nguyện cứu giúp theo khả năng của mình và hành hoạt đạo pháp để trợ duyên, trợ lực một cách hăng say, nhiệt tình không mệt mỏi sau khi được thấy tận gốc rễ bản chất bất thiện, môi trường, hoàn cảnh của mỗi đối tượng thật là xấu ác, là do quả báo nghiêp của đời trước mà dấn thân, không đợi ai kêu gọi, tự phát nguyện đi tìm phương cách ban vui, cứu khổ và dạy cho giáo pháp tu, để đoạn hoặc chứng chân như mình đang có, gọi là giác tha sau khi được giác ngộ.

    Những hành giả được có ba lực Từ, Bi, Trí tuệ nói trên, được Phật đề cập đến trong các kinh, nhất là Pháp Hoa, Phật nói rõ về cách tu tập của các cấp Bồ Tát từ địa vị 1 (sơ địa) đến địa vị thứ 10 (thập địa) từ xa xưa trước Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni ra đời, và khi Phật ra đời còn tại thế, sau Phật nhập Niết bàn và hiện nay trên khắp thế giới, tất cả đều tri hành theo quy luật trên, tức là vừa tu tập, vừa sử dụng ba tâm Từ, Bi, Trí tuệ trong công cuộc hoằng dương chánh pháp, hóa độ ở mọi tầng lớp chúng sanh theo sở trường hạnh nguyện bởi giáo pháp sâu, cạn mà mỗi hành giả đang có, khi đang hiện hữu tại một bản xứ nào đó. Nói như lời Bồ Tát kinh : “Chư vị Bồ Tát ở các cấp địa 6,7,8,9 (đang có Niết bàn hữu dư cao, thấp), cho nên phải hòa nhập vào dòng đời thế gian, để tiếp tục tập, hóa độ chúng sanh, là động cơ diệt trừ cho sạch mọi vi tế phiền não để vào niết bàn Phật quả (Vô Dư Niết bàn), được gọi bằng cụm từ “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”.

  Ba đức tính Từ, Bi, Trí tuệ là thanh gươm.

Thanh gươm có hai thứ : hữu vi hiện thựcvô tướng. Công dụng của thanh gươm hữu tướng, nó rất mạnh làm ngả gục đối phương, chặt đứt mọi  hình thể các vật do sức mạnh của vật thể con người từ nội lực đến thể chất bên ngoài.

    Thanh gươm vô tướng. Thanh gươm này chỉ có ở nơi các bậc Đạo sư chứng đắc trong đạo Phật. Nó được kiến tạo bằng 3 đức tính Từ, Bi, Trí tuệ. Công dụng của thanh gươm vô tướng, là chặt đứt, tiêu diệt các thứ vô minh, phiền não, ngã chấp  bên trong tâm thức, cũng như chặt bỏ năm ác kiến bên ngoài khi tai nghe, mắt thấy để làm cho con đường trên vận hành tu tập của hành giả được trong sạch, thênh thang, trống rỗng, không còn chướng ngại, để tiến bước đến mục tiêu giác ngộ giải thoát ở đoạn cuối của con đường tu tập Bồ Tát đạo.

   Lưỡi gươm bén là Trí tuệ. Sóng của lưỡi gươm là tâm Từ. Cán của lưỡi gươm là tâm Bi. Chỉ có những hành giả tu tập đạt đạo mới có thanh gươm vô tướng, như Tôn giả Santideva được có. (được thấy trong tác Phẩm Bồ Tát Hạnh ở phần tiểu sử Tôn Giả Santideva- Trí Siêu- Lê Mạnh Thát biên soạn. Phật tử nên tìm đọc.

   Tuy nhiên, các hàng Phật tử tại gia, ai cũng có thể tự kiến tạo cho mình được có thanh gươm vô tướng. Công dụng của nó như đã được nói trên. Một khi người Phật tử tại gia được có, chính là được bước vào địa vị 1 : Tu-đà -hoàn của Bồ Tát, là cấp Kiến địa (thấy rõ chân lý), không còn bị kiềm tỏa bởi các tà kiến (nhìn mọi người không còn nói thầm, dán nhãn người đó thế này, thế nọ như trước đã từng khởi tâm thành kiến, v.v...Nay được đứng vào dòng Thánh ở bậc sơ địa, thì những ác kiến ấy bị thanh gươm vô tướng chặt đứt.

   Nói rõ lại, một khi người Phật tử chúng ta được có thanh gươm vô tướng rồi, tức là có trong tâm 3 đức tính : Trí tuệ, Từ, Bi. Thì trên vận hành tu tập chánh pháp Phật tại bất cứ nơi đâu (nhà, chùa, sinh hoạt ở xã hội…), tâm người Phật tử luôn hằng chuyển trên những dòng Sóng chơn chánh: Tu tập đúng chánh pháp. Hành hoạt đạo pháp đúng chánh đạo. Nói và hành trong giao tế đúng 8 con đường chơn chánh, vì đó 8 giới luật cao nhất (thấy đúng, nghĩ đúng, nói đúng…). Không vội tin vào những hình ảnh mang sắc thái tương tợ Bồ Đề, để rồi sau đó ân hận. Không gây ưu phiền cho bất cứ ai. Nói năng có văn hóa Phật giáo, không đố kỵ. Sống lục hòa, không xu nịnh, bè phái. Bố thí, cúng dường đúng chánh pháp. Quan tâm đến hiện tình Phật giáo khi thịnh, cũng như lúc suy. Không cuồn tín vào những bói toán vu vơ. Tuyệt đối tin vào nhân quả. Tích cực chuyển chánh pháp vào thế gian bằng nhiều cách theo khả năng mình, như ấn tống sách phật pháp, viết bài Phật pháp cho các Tập san Phật Giáo, lập đạo tràng thỉnh Tăng nói pháp. Đó là cách bố thí Phápcông đức cao nhất.

   Người Phật tử được có thanh gươm vô tướng là khả năng tự mình giác ngộ, giải thoát, có khả năng phân biệt thiện, ác, chánh tà. Trong kinh Kàlàmasutta, Tăng Chi Bộ I, 212, đức Phật khuyên trong 8 trường hợp chớ nên tin: 1-Chớ có tin và nghe truyền thuyết. 2- Chớ có tin vì nghe truyền thống. 3- Chớ có tin vì nghe người ta nói. 4-Chớ có tin vì kinh tạng truyền tụng. 5- Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình. 6-Chớ có tin sau khi suy tư một vài dữ kiện. 7-Chớ có tin theo thiên kiến định kiến. 8- Chớ có tin vì vị Sa Môn là bậc Đạo Sư của mình.

   Khi nghe đức Phật bác bỏ cả 8 trường hợp đáng tin như vậy, chúng ta tự nghĩ chúng ta còn tin và tin cái gì nữa. Tám việc không nên tin đó, nhất là không tin vì VỊ Sa Môn là bậc đạo sư của mình ! Đến đây đức Phật khuyên giáo thật nhẹ nhàng. Chúng ta hãy tin ở chúng ta, tin ở nơi lý trí phán xét, phân biệt con người chúng ta. Đức Phật khuyên: “ Nhưng này các  Kàlàma, khi nào tự mình biết rõ như sau: “ Các pháp này bất thiện, các pháp này là không có tội; các pháp này được người có trí tán thán; các pháp này nếu được thực hiệnchấp nhận đưa đến an lạc và hạnh phúc”, thời này  Kàlàma, hãy chứng đạt và an trú.”

   Là Phật tử Việt Nam ắt hẳn ai cũng biết Đức Phật là bậc đại từ, đại biđại trí tuệ, cho nên lời đức Phật nói 8 cụm từ “chớ có tin”, trong đó cụm từ “ Chớ tin vì vị Sa Môn là bậc Đạo Sư của mình”, là chắc thật, không sai ở tương lai, gần ba ngàn năm, thời mạc pháp, chứ không phải trong thời Phật còn tại thế. Tức là đức Phật đã thấy, biết trước sẽ có sắc thái tương tợ Bồ Đề, tương tợ Tăng làm lũng đoạn Tăng đoàn chính thống của Phật (xuất gia, Cư sĩ  )

   Tóm lại. Từ, Bi trong đạo Phật là  hai tính đặc thù, nếu không nói rằng; một thứ tình thương yêu đối với chúng sanh (con người và loài vật) thật rộng lớn, bao la không bờ bến như trời cao, biển rộng mênh mông của những hành giả chơn tu trong đạo Phật (xuất gia, tại gia) trên bước đường hoằng dương chánh pháp, cứu khổ độ sanh một cách tự tại an nhiên, không bị bất cứ bạo lực nào: tiền tài, danh lợi, kẻ giàu sang, thế quyền nào mà có thể chi phối được.

   Sở dĩ những hành giả trong đạo Phật trên vận hành phụng sự đạo pháp, ban vui cứu khổ chúng sanh tự thoát ra khỏi mọi mạn lưới ngũ trược thế gian, vô minh, tài sắc, danh lợi, quyền chức, địa vị trên cao,…như vậy, là do hội đủ 3 đức tính Từ, Bi, Trí tuệ. Qua đây cho ta thấy rằng; Từ, Bi mà không có Trí tuệ Phật, thì chưa phải Từ, Bi của đạo Phật. Thì tình thương đó, là những thứ tình tầm thường của thế gian mang tính lừa dối, có điều kiện trao đổi qua lại. Cũng như, những sự cứu giúp kia cho nhiều cơ sở từ thiện thật lớn lao vật chất, mang hình thức cứu khổ đối với những người đang bị khốn khổ, cùng cực v.v… nhưng, chỉ là những con người đi mua sự bình an, phước báo cho mình, con cháu ở mai sau.

   Cây đèn tâm thức. Ba đức tính Từ, Bi, Trí tuệ là cây đèn tâm thức. Hai thứ Từ Bi là những bộ phận cây đèn. Trí tuệ là cái tim đèn đã được thắp sáng lên bởi cái “tâm giác ngộ” (trống rỗng) do qua quá trình tu tập, hành trì Phật pháp, quán chiếu lâu dài vào tất cả tướng của các pháp đã thấy (ngộ)tánh của chúng. Từ đó xin phát nguyện từ bỏ những tánh ác : Tham, sân, si, mạng, nghi, ác kiến, kiến chấp, đố kỵ v.v… Vì đã nhận ra những Tánh ấybất thiện, gây khổ tâm, bất an cho mọi người, hư hỏng mọi việc đạo, đời… Ngộ Tánh, ngộ Lý là chỗ đó. Sau khi ngộ tánh, lý rồi thì quyết tâm duy trì và phát triển các tánh Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên giác của mình. Có thể thêm tánh nữa, là Nhân bản (nhân chi sơ tánh bổn thiện). Cây đèn tâm thức của các hành giả từ nay thường hằng, bất diệt trong tâm thức suốt trên con đường hoằng hóa độ sanh trong mọi giai cấp, không phân biệt chủng tộc ngay ở kiếp này qua đến kiếp sau. Cho nên các hành giả đều luôn có trạng thái tỉnh thức, không bi lụy, trầm cảm, tinh khôn, không nhu nhược, tỉnh táo thật an bình trước mọi hoàn cảnh khổ lụy, đói khát…của con người. Các môi trường chướng duyên, bão tố tranh chấp, thiên tai, bão lụt…Vẫn tròn xoe đôi mắt, nở nụ cười hoan hỷ, nhìn về phía trước, dấn thân ra tay cứu khổ, ban vui cho mọi loài chúng sanh một cách hùng dũng, không khiếp sợ (Bi Trí, Dũng), dù cho có cất cao lời nói trước chúng sanh, như Bồ Đề Đạt Ma mở tròn đôi mắt, nói một cách dỏng dạc với vua Lương Võ Đế : “ Không có công đức gì hết” sau khi nghe Lương Võ Đế kê khai các việc mà ông đã làm: “Xây chùa, đúc tượng, nuôi Tăng chúng”. Hay hành động đánh đòn roi đối với đệ tử khi đem lời vấn đạo, trước khi nói cho biết chỗ chưa ngộ, mà các Thiền sư thường làm. Cả hai trường hợp trên, vẫn chứa đựng tâm Từ, Bi cao độ.

    Hành động dũng cảm khi ban vui cứu khổ trước các đối tượng, gọi là Bi, Trí, Dũng được điển hình qua câu tuyện chàng Tất Đạt tìm sư học đạo sau đây:

Ngày kia, Tất Đạt quyết tâm tìm sư học đạo. Chàng nghe trong rừng nọ có vị Đạochân tu đã chứng pháp “Kim Cang Tam Muội”. Tất Đạt vào rừng, tìm gặp được Đạo sư. Tại đây, Tất Đạt được vị Đạo sư truyền cho Phật phápgiới pháp. Rồi bảo Tất Đạt hãy trở về gia đìnhhành đạo ra ngoài xã hội, chứ ở đây không phải là môi trường, hoàn cảnh để thực hành. Nói xong nơi hành đạo, vị Đạo sư chỉ cho Tất Đạt những cách thực hành: như thấy người nghèo đói hãy cho họ ăn. Dắt người mù qua đường. Cõng người già lên dốc. Nhặt gai, vật bén nhọn trên đường. Giúp người nghèo khó, tàn tật được no cơm, ấm áo. Gặp người bị khổ nạn bởi thiên tai, bão lụt, hãy dấn thân cứu giúp. Hãy áp dụng tâm Từ, Bi cao nhất, là Không được giết hại người hay loài vật, vân vân...Cuối cùng, vị Đạo sư tặng cho Tất Đạt chiếc aó mầu nâu sồng, rồi nói với Tất Đạt rằng: “ Khi nào chiếc áo màu nâu này trở thành màu trắng, là ngươi đã đạt đạo”. Tất Đạt nói lời cảm ơn Đạo sư, rồi ra về, trong lòng nhớ rất kỹ những giáo phápvị Đạo sư đã dạy.

 Sau đó, dù cho công việc mưu sinh rất tất bật, Tất Đạt vẫn có giờ thực hành đúng Pháp từ trong nhà ra ngoài thế gian, đều mặc chiếc áo màu nâu sồng, không quên bữa nào.

  Trải qua nhiều năm, tháng hành đạo rất hăng say, đúng pháp, mà vẫn thấy chiếc áo cứ mầu nâu sồng mãi như ngày nào nhưng, Tất Đạt định tâm kiên nhẫn đợi chờ, nếu không nói là quên nó đi, không thèm quan tâm làm chi nữa, cứ tiếp tục thực hành giáo pháp trên mọi nẻo đường. Một hôm trên đường về nhà lúc chiều lên, bỗng nghe bên trong khu rừng có tiếng người con gái khóc thét lên,, vang vọng ra âm thanh ơi ới từng cơn thật ảo não. Tất Đạt liền vào, thì thấy ba tên cướp đang đè cô gái trên đất. Thằng ghì chặt hai tay, thằng đè chân không để vùng vẫy, còn thằng kia móc túi lấy tiền, bứt dây chuyền…Thấy vậy, không cầm lòng được, Tất Đạt liền ra tay đánh từng thằng một để giải cứu cô gái. Cô gái được thoát thân ra đường. Chỉ còn lại ba tên cướp và Tất Đạt giao chiến nhau. Qua mấy phút đi quyền đánh, đá nhiều đòn với ba tên cướp, cuối cùng một tên ngả ra, chết liền tại chỗ, hai tên còn lại nhanh chân tẩu thoát.

  Trên đường về nhà, Tất Đạt cảm thấy mình có tội giết người tâm Từ, Bi đã mất. Rồi chàng tự hỏi: “Làm sao bây giờ ?”. “Hay là ta phải nói vài lời với linh hồn tên cướp bị ta đánh chết ?”. Sau ý nghĩ ấy, Tất Đạt liền nói với âm thanh nho nhỏ rằng : “Linh hồn tên cướp ơi ! Ta không cố tình giết ngươi. Chỉ vì ta cảm thấy thương cô gái sẽ bị chết bởi những bàn tay bạo hành của các ngươi, cho nên ta đánh, gỡ các ngươi ra, để cô gái được thoát. Thì các ngươi tiếp tục đánh ta. Để bảo vệ mạng sống ta, ta phải đánh trả. Chẳng may ngươi  bị chết bởi cú đá lui rất mạnh của ta. Thôi thì cho ta xin lỗi ngươi”.

   Dù cho có đem lời xin lỗi linh hồn tên cướp, Tất Đạt vẫn cảm thấy bị bứt xúc, thấy bị tội giết người ! Chàng liền có ý nghĩ là vào rừng, gặp Đạo sư để thú tội, xin sám hối. Qua ý nghĩ phải gặp Đạo sư. Tất Đạt chọn một một buổi sáng tốt trời sau đó, rồi vào rừng gặp Đạo sư. Tại đây Tất Đạt, quỳ xuống. Sau cái bái lạy, Tất Đạt đem lời tác bạch; đã tri hành hết các thứ Đạo đối với mọi tầng lớp người ngoài xã hội, cũng như hành động giết chết tên cướp do đánh trả để giải cứu cô gái bị chúng hành hung cướp của.

   Nghe Tất Đạt trình bày hết mọi chuyện, thấy Tất Đạt quỳ trong im lặng. Vị Đạo sư bảo Tất Đạt : “Hãy ngồi xuống trong tư thế thiền tọa và hít thở”. Qua mươi phút thiền tọa, vị Đạo sư mở lời : “Này Tất Đạt, con hãy quỳ lên và mở mắt nhìn nơi chiếc áo của con”.

   Tất Đạt làm theo lời Đạo sư, đưa mắt nhìn qua, lại, trên, dưới nơi chiếc áo đang mặc. Tất Đạt liền thốt lên : “ Ngài ơi, sao chiếc áo của con nay trở thành màu trắng , bạch Y ? ”.

  Vị Đạomỉm cười, nói : “Nhà ngươi đã đạt đạo”.

 

         Trí Tuệ Phật Là Sức Mạnh Siêu Việt.

   Trí tuệ Phật là cái Thấy không giới hạn, xuyên suốt khắp các thế giới chư Phật và vô số thế giới  chúng sanh trong tam giới, lục đạoBiết hết mọi ý nghĩ của từng vị Phật, Bồ Tát, các bậc Thánh  và các giới hữu tình chúng sanh (súc vật, loài người hữu hình, vô hình- ngạ quỷ) muốn gì, ý định, mưu mô, chủ tâm làm gì… Cũng như biết sự việc gì : thiện, ác, thiên tai, khổ nạn… sẽ xảy ra tại các nơi trên thế giới xa hay gần, như một vị Tăng Campuchia đang thiền tọa trong rừng, liền ra phố, tìm gặp vua Si- A- Núc vào khoảng 22 tháng 12- 2004, rồi nói sẽ có sóng thần rất lớn từ biển đông vào. Vua và Hoàng Hậu bỏ tiền ra và cho tổ chức lễ cầu an 3 ngày tại bãi biển. Quả thật, đến ngày 26 Tháng Mười Hai, 2004, Sóng Thần đã xảy ra, tràn vào các nước: Nhật, Indonesia, Mã lai, Thái Lan… đã cuốn đi hằng trăm ngàn nhà cửa và làm chết hằng ngàn người gần bờ biển. Riêng Campuchia được bình yên.  

  Chỉ có chư Phật, Bồ Tát (cổ Phật) Bồ Tát trong 10 địa (4 Thánh quả Thanh Văn), Duyên Giác mới Thấy, Biết thông suốt mọi hiện tượng xa, gần, ý nghĩ của tất cả chư Phât, Bồ Tát, chúng sanh lục đạo như đã nói trên.

  Thứ đến, đó là chư Tăng chơn tu có đạo cao đức trọng, được mọi người biết đến, tôn xưng bậc Đạo sư, được thấy tại các nước trên thế giới đang có đạo Phật hiện hữu, cũng có tâm thấy, biết… nhưng, giới hạn, không giống như chư Phật, Bồ Tát.

  Chất liệu làm cho tâm của các hành giả được phát sinh Trí tuệ Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, là do định lựcgiới luật làm nền tảng (nhân giới sanh định, nhân định phát huệ) là một quy luật duyên khởi của Hoa Nghiêm : Sở hữu cố bỉ hữu (cái này có, cái kia có). Sở vô cố bỉ vô (cái này không, cái kia không).

  Trí tuệ trong đạo Phật giáo rất khác xa mọi thứ Trí của thế gian. Trí thế gian, là cái biết trong phạm vi hữu hạn do hữu ngã, dù có đem tâm nhận định, phân tích nhưng, chỉ một chiều theo khuôn khổ của lý thuyết hiện thực hay siêu hình…Còn Trí tuệ trong Phật giáo là vượt thoát mọi ý niệm về ngã, dù cho thấy biết hết mọi hiện tượng siêu hình, hiện thựcvũ trụ, nhân sinh nhưng, không cất giữ trong lòng để làm sở hữu. Đều buông bỏ hết tất cả, chỉ tư duy về bản thể con người trên trần gian. Từ đây được thấy vô số hiện tượng khổ đau, khuyết tật, giàu, nghèo, sang hèn, thân hình cao, thấp, lùn tịt, mù lòa, đầy đủ các căn, già nua, còn sống hay đã chết, chết đi về đâu của một kiếp người. Cũng như thấy muôn loài chúng sanh lớn, nhỏ trên đất, dưới nướcthân hình dị biệt, không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, có cánh, không cánh... Sau khi thấy rõ rồi, thì biết luôn vô số hiện tượng tốt, xấu, dị biệt đó của mỗi giai cấp con người, các loài vật . Tất cả đều do nhân quả, nghiệp báo của kiếp trước đeo đuổi theo qua kiếp này. Liền khởi lên tâm thương xót, mà dấn thân vào đời để ban vui (tâm Từ) cứu khổ (tâm Bi) tạm thời ngay hiện tại là tạo duyên gặp gỡ, để sau đó nói Phật Pháp, hướng dẫn cho mọi người biết cách tu tập, để tiêu trừ những cái nguyên nhân sanh ra đủ thứ cái khổ, đó là các thứ phiền não, vô minh, lậu hoặc, ngã mạn… đang tồn tại trong tâm. Cho nên mới nói đạo Phật là đạo cứu khổ. Chứ không thể cứu dùm cái khổ cho ai, chuộc tội dùm cho ai cả.

    Trước vô số hiện tượng trong trời, đất: là trăng, sao, mây bay, gió thoảng, sấm sét, mưa, nắng, bão tố, tuyết rơi, cỏ, cây lớn, nhỏ đủ loại, núi cao, biển rộng, sông dài, suối reo, thác ghềnh, nhà cửa, xe cộ đủ loại, vân vân. Hành giả có 3 thánh trí đều biết hết tất cả bản thể khác biệt ấy trên vũ trụ này, là do vô số các duyên giả hợp (đồ vật) mà tạo thành, gọi là trùng trùng duyên khởi. Chứ không phải do một đấng tạo hóa, thượng đế nào sanh ra.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 60)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 214)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 258)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 214)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 318)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 412)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 332)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 450)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệ và đức hạnh,
(View: 427)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 690)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 483)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 547)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 470)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 621)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 573)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 929)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 586)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 593)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 670)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 814)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 752)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 631)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 646)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 673)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 775)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 906)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 863)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 636)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 754)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 836)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 994)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 820)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 919)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1112)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 996)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1008)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1129)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1317)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1469)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1456)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1323)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1208)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(View: 1200)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(View: 1187)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(View: 1336)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(View: 1308)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(View: 1518)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(View: 1196)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1102)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(View: 1225)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(View: 1396)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(View: 1222)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(View: 1235)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(View: 1355)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(View: 1349)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(View: 1359)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(View: 1404)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(View: 1436)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1420)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant