Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Thế Gian Của Giả Tướng

13 Tháng Tư 202118:16(Xem: 4568)
Thế Gian Của Giả Tướng

THẾ GIAN CỦA GIẢ TƯỚNG

Tác giả
cư sĩ Lý Nhất Quang

Việt dịch Thích Thắng Hoan

 the gian



I.- GIẢ TƯỚNG:

“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta. Còn “Giả Tướng” là cái gì? Chúng ta không phải thường ngày đã thấy đến như: hình tướng vuông, tròn, dài, ngắn; sắc tướng đỏ, xanh, đen, trắng; biểu tướng nhanh, chậm, cười, khóc; cho đến vô biểu tướng khổ, vui, mừng, lo mà kể cả con mắt xem không thể thấy.Đây không phải là  “Tướng” trạng tồn tại nổi bật đó sao?. Tại sao bảo đây là “Giả Tướng”?Đáp rằng: Nên hỏi “Giả Tướng” là gì? Giả là giả tạo không thật. Cũng chính là nói sự vật trước xem là thế này, sau xem là thế kia, chỗ thấy trước một giây đồng hồ và sau một giây đồng hồ thì không giống nhau; trong mỗi sát na nơi chỗ “Không thời liên tục khu biệt” (nghĩa là nơi không gian, thời gian, liên lục khu biệt) biến hoá lưu chuyển mãi không ngừng. Chúng ta sở dĩ thấy được các tướng dài, ngắn, vuông, tròn..v..v....  đều do khảo sát ngay trong lúc không gianthời gian chưa phát khởi.Giả sử các tướng nói trên đúng là thật tướng thì vĩnh viễn không bị chuyển biến.Khẳng định rằng các hình tướng nhìn thấy được trong thế gian thảy đều thuộc về giả tướng cả, mà chúng ta lại lầm nhận cho là thật tướng.Vì thế chúng ta mới bị rơi vào trong thế gian của giả tướng. Để tránh khỏi sa ngã vào trong thế gian của “Giả Tướng”, chúng ta trước hết phải hiểu rõ giả tướng do đâu phát khởi? “Giả Tướng” chính là do vọng tâm phát khởi. Cũng giống như mắt bệnh mới thấy đóm hoa (không hoa)hiện trong hư không, mắt nếu như không bệnh thìđóm hoa cũng không hiện.Vọng tâm nếu như bị diệt thì thế gian của giả tướng cũng không cơ hội xuất hiện! Nhưng thấy được vọng là việc vi tế khó biết; vì thếchúng ta muốn quán sát giả tướng của các pháp thìcần phải bắt đầu từ ngoại tướng dễ biết. Nếu hiểu rõ các tướng không phải tướng thì đương nhiên bản thể tức là không, khi diệt được cái thấy thì vọng tâm tự nhiên dứt! Cho nên vấn đề căn bản để thảo luận cũng là bắt đầu từ trong “Giả Tướng” dễ thấy liền đi phá “Tướng” để diệt vọng tâm.

II.- PHÂN VỊ GIẢ:

Sao gọi là “Phân Vị Giả”?“Phân” làý nghĩa tách riêng, phân chia, thời gian.“Vị” làđịa vị, vị trí. Cũng chính là nói: một thứ đồ vật do quan hệ nơi thời giankhông gian nên không đồng nhau và được sanh ra bởi hình tướng sai biệt. Không khác nào Đồ Hình (1) biểu thị:

Đồ Hình (1) biểu thị:

 the gian cua gia tuong 1

Ba chiếc phi cơ trong Đồ Hình (1) biểu thị:chúng bay trước và sau không đồng nhau trên không gian, chúng quan hệ khởi hành bay sớm và muộn trên thời gian, lại hiển hiện ra hình thái lớn và nhỏ của chúng; đây là do “Phân Vị Giả” sanh ra.Chúng cũng dễ dàng giúp chúng ta biết rõ chúng thuộc về phân vị giả trên “hình sắc”.Có một số khó biết được, như “Nhan sắc” thường thấy cũng đều từ Phân Vị Giả sanh ra.Nếu nói đến sự phát khởi nhan sắc thì phải cần bàn đến sự phát khởi từ quang tuyến.Quang tuyến làloại vật kích thích cảm giác của con mắt, quang tuyến nếu như không có thì hoàn toàn không có cảm giác của con mắt.Chúng ta sở dĩ xem thấy được tất cả đều nhờ có nhan sắc.Đồ vật hoàn toàn trong suốt, như không khílàmột trong những đồ vật xem không thấy. Nhân đây trên thực tế con mắt chỉ có khả năng cảm giác được một thứ cảm giác sắc.Từđó một khi nêu ra hình sắc thì cần phải quan hệ với quang tuyến.Là cái gì khi một cây gậy thọc vào trong nước liền hình thành hiện tượng cong quẹo? Là cái gì khi quang tuyến thấu qua ba lăng kính liền phát khởi hiện tượng hình sắc phân tán làm thành màu hồng, màu cam, màu vàng, màu lục, màu xanh, màu lam, màu tím? Những hiện tượng đây nơi trong Vật Lý Học phúc đáp cho làánh sáng tác dụng khúc xạ, màở nơi Phật Pháp thuyết minh cho là “Phân Vị Giả”.Tại sao thế? Cần nói rõ lý do này,  trước hết từ một khoản đường thẳng rất đơn giản đã nói lên như trong Đồ Hình (2) biểu thị:

Đồ Hình (2) biểu thị:

the gian cua gia tuong 2 

Một khoản đường thẳng trong Đồ Hình (2) biểu thị nếu cho di chuyển vị trí thì thành lượnsóng đường cong; hình lượnsóng đường cong đây là “Phân vị giả” của đường thẳng. Căn cứ trên thật tế mà nói: thí dụ như nước cùng lượn sóng, bản thể của lượn sóng là nước, lượn sóng là do vị trí di động của nước mà phát khởi (cũng chính là vị trí vận động dời đổi của Vật Lý Học trình bày, cho đến điều động hình tướng của Vô Tuyến Điện trình bày, cả hai đều thuộc về(Phân Vị Giả). Một thứ hình tướng sản sanh được xưng là lượn sóng. Lìa khỏi nước thì lượn sóng không thể có mặt, cho nên bảo rằng lượn sóng là giả tướng do nước làm thể để xuất hiện. Hình thái của lượn sóng thì có ngàn sai vạn khác như Đồ Hình (3) biểu thị:

Đồ Hình (3) biểu thị:

 the gian cua gia tuong 3

Nước mà làm thể thì tướng Không Tịch hoàn toàn bình đẳng.Từý nghĩa đó chúng ta nương theo“Phân Vị Giả”màquán sát đạo lýthẳng nơi thể của sự vật để tìm ra lý “Không”.Sau  khi chúng ta hiểu rõ “Phân Vị Giả” đơn giản này liền có thể trở lại phân tích “Phân Vị Giả” của ánh sáng.  “Phân Vị Giả” của ánh sáng là cái gì? Nguyên do năng lực cảm giác của mắt thịt con người rất có giới hạn, chỉ có thể xem thấy ba lăng kính phân tích bảng ghi màu sắc ánh sáng mặt trời bắn ra.Đây cũng chính là nói mắt thịt chỉ có thể cảm thọ hạn hẹp một đoạn bảng ghi ánh sáng từ màu hồng đến màu tím mà thôi. Bảng ghi ánh sáng đích thực là đồ biểu phân loại dài ngắn của làn sóng ánh sáng dài. Làn sóng ánh sáng dài chúng ta đã thừa nhận là “Phân Vị Giả” của một đường thẳng; chỗ gọi “Bảng ghi ánh sáng” cũng chính là tướng sai biệt trên “Phân Vị  Giả” của ánh sáng. Thí dụ nhưmột khối sắt đem nungkhi từng bước nóng lên, nó mở đầu phát ra ánh sáng màu hồng, không lâu nó chuyển thành màu hồng nhạt, tiếp tục biến thành màu cam, màu vàng, màu xanh trắng. Sau cùng khi nó biến thành nóng gay gắt liền phát ra ánh sáng trắng mãnh liệt. Những thứ màu sắc kể trên đều là sai biệt của “Phân Vị Giả” ánh sáng và cũng là làn sóng dài thay đổi của ánh sáng. Do nơi làn sóng của bảng ghi ánh sáng mà biến đổibộ mặt nhan sắc của ánh sáng, chúng tathể tham khảo chỗ tường thuật phía dưới:như màu tím là do làn sóng dài của ánh sángchỉ có 4500 Ai (Ai: Angstrom,đơn vịđo lường cực nhỏ, ký hiệu A*)----- vẫn còn một sốkhuyết điểm, cho nên nhan sắc của ánh sáng hiện ra màu tím; giả sử có một ngày làn sóng dài biến đổi thành gần 4500 Ai mà một đường thẳng lạidài đến 5000 Ai thìánh sáng không còn nguyên hình là màu tím nữa và thích ứng theo là màu lam. Giả sử khi đường thẳng tiếp tục biến dài ra từ 5000 Ai đến 5700 Ai thì lànsóng ánh sáng đã không phải là màu lam mà chính là màu xanh.Giả sửkhi đường thẳng lại biến làn sóng dài thêm nữa từ 5700 đến 5900 Ai thì nhan sắc của ánh sáng chuyển thành màu vàng! Một số làn sóng ánh sáng dài đương là màu vàng lại dài thêm nữa, dài đến từ 5900 đến 6100 Ai thìchúng nó mặc áo ngoài màu cam! Nếu như tiếp tục tăng dài thêmthì chúng nó lại sẽ đổi thành áo quần màu hồng! Làn sóng dài trung gian của chúng nó chỉ một Ai sai biệt gần trăm phân thì liền tạo thành sắc thái hình hình sắc sắc không giống nhau trên thế giới. Ngày nay nhan sắc thời trang trên thân người con gái được thấy đến chính là một số làn sóng dài ánh sáng đây hoán chuyển. Liền có một số “ánh sáng” gắn bó trên thân người con gái mà mắt thịt chúng ta đều không thể thấy được: Thí dụ như làn sóng dài của Hồng Ngoại Tuyến từ 8000 Ai đến 3200000 Ai là một điềuquáđáng tiếc, chỉ có thể do nhiệt lực của lớp da cảm giác xuất hiện nhan sắc, lại không thể kích thích võng mô nhìn của con mắt phát sanh tác dụng cảm quang. Làn sóng dài của tử ngoại tuyến tròng con mắt khoảng cách từ 3000 Ai đến 1000 Ai thì lại quá ngắn, cho nên mắt thịt cũng không thể thấy xa; chỉ có thể cảm quang ở nơi phim ảnh chụp lại. Làn sóng dài so sánh “Ánh sáng” xạ tuyến X của tử ngoại tuyến thì lại ngắn, cho nên cũng có thể chỉ cảm quang ở nơi phim ảnh chụp lại, mà mắt thịt chúng ta cũng không thể thấy được. Ví như Làn sóng dài nàyđã là ngắn mà nếu như dùng thêm mã xạ tuyến và vũ trụ xạ tuyến thìlại dài ra giống như làn sóng nhiệt, làn sóng radar, làn sóng vô tuyến điện..v..v.... đều là “Ánh sáng” mà mắt thịt chúng ta không thể thấy được. Những làn sóng dài này so với ánh sáng thì không giống nhau và chỉcónhững làn sóng dài không giống mà thôi; nguyên nhân không giống nhau của làn sóng dài là do nhân tố thời giankhông gian cải biến tạo thành: chỗ gọi vận động di chuyển vị trí của vật lý cũng chính là chỗ gọi “Phân Vị Giả” của chúng ta, khiến chúng ta có thể thấy vàcũng không thể thấy được sự sai biệt của chúng.Nhờđó chúng ta mới thấy được thật thể chung quanh, đều mang hình dáng không đủ phân lượng. Giả sử có một ngày mắt thịt chúng ta thấy đến thật thể giống như một hình dáng xạ tuyến X, thếthìviệc ấy sẽ biến thế gian trở thành thế gian đầu lâu. Do đây có thể biết: chúng ta trước mắt chỗđạt đến được toàn bộ tri thức quan hệ về vũ trụ, chẳng qua chỉ là nương tựa vào chức năng không hoàn thiện của chúng ta đi cảm giác chỗ hình ảnh tàn tật mơ hồcủa ấn tượng.Những thứ hình ảnh tàn tật mơ hồ của ấn tượng đây cũng chính là chỗ phát sanh sai biệt trên phân vị.Vì thế chúng ta thấy được chỗ thật thể của thế gian đều là giả tướng của “Phân Vị”.Cho nên chúng nóđược gọi là “Thế Gian Của Giả Tướng”.

III.-TƯƠNG TỤC GIẢ:

Tất cả pháp hữu vi (gọi chung gồm có con người, sự việc và vật chất), đều là do các nhân các quả tương tục xuất hiện, không có một vật nào có thể ly khai khỏi sự tương tục của nhân quả. Tỷ như chủng tử là nhân; đất, nước, ánh nắng mặt trời, không khí, nhân công..v..v.... là duyên. Xin xem nhân quả của giống đậu thành hạt tương tục quan hệ như Đồ Hình 4 biểu thị:

Đồ Hình 4 biểu thị:

 the gian cua gia tuong 4

      Theo Đồ Hình 4 biểu thị, nhân quả của giống đậu thành hạt tương tục quan hệ như sau:

  1. Hạt giống thành bộ rễ,Mầm non xuống đất,
  2. Giống ra khỏi võ rơi rụng,
  3. Trước tiên ra lá,
  4. Thân cây đứng một mình,
  5. Kết quả thâu hoạch,
  6. Quả lại là nhân thế hệ sau của chủng tử;

Đây là chỗ nhân quả quan hệ tương tục không dứt. Chẳng qua có một sốsựvật thì dễ thấy sự quan hệ nhân quả tương tục của nó, nhưng cũng có một số sự vật không dễgiúp chúng ta nhận thức rõ ràng chỗ nhân trước quả sau của nó.Vì để dễ hiểu rõ hơn, trước hết xin dùng thí dụ trình bày. Thí dụ nhưđem ánh sáng của lửa quay vòng làm thành hình tròn; hình tròn đây thành hình như thế nào? Thực tếhình tròn của ánh sáng lửa đây khiở trạng thái đứng yên bất động thìchỉ có một điểm tia lửa vàchúng ta thấy được cũng chỉ là một điểm sáng đấy thôi mà không có hình tròn xuất hiện. Khi trực tiếp đem nó vào trong nhà tối quay vòng tròn thìánh sáng hình tròn liền hiện bày liên tục không gián đoạn.Trước tình trạngở trong đây, chúng ta có thể truy cứu vết tích của nó: vòng tròn ánh sáng chỉlà do một điểmánh sáng lửa liên tục hiển hiện thành hình, từ một điểm quá khứ nương tựa nhảy lên thêm một điểm và cứ như thế liên tục không ngừng, khiến tế bào thần kinh thị giác của chúng ta không tiếp nhận kịp.Đem điểm thứ nhất, điểm thứ nhì, điểm thứ ba, cho đến rất nhiều điểm ánh sáng lửađi qua thật nhanh thành vòng tròn và không dễ tách riêng ra được;ảnh tượng vòng tròn ánh sáng của điểm lửa còn rớt lại lưu giữ nơi võng mô liền thành một mảnh vụn; cho nên bắt đầu xem chỉ thấy toàn là một vòng tròn màu sáng liên tục. Trên thực tế, bất quá chỉ là một điểm ánh sáng lửa nơi chỗ vòng tròn đang quay liên tục không dứt mà thôi.Sự tướng của thế tục cái nào không phải như thế?Tất cả đều là giả tướng vận động tương tục xuất hiện thấy được. Thí dụ như tương tục giả của điện ảnh rất dễ rõ ràng: các nhà kiến thức đều biết điện ảnh là màn ảnh do mỗi một động tác liên tục của điện hợp thành.Đem những thứ màn ảnh nơi chỗ chiếu ra liên tục rất nhanhnàykhiến ấn tượng mặt tiềnẩn nấpđi không cho xuất hiện nữa thìmột màn ảnh khác lại tiếp tục xuất hiện!Màn ảnh khác xuất hiện nhanh đến nỗi khiến mắt chúng ta không thểtheođuổi kịp. Kết quả, ấn tượng chỗcóđược không phải là hình ảnh từmànảnh này đến màn ảnh kia, mà chính là nhân vật trong đóxuất hiện hoạt động liên tục.Những nhân vật hoạt động đây chính là giả tướng tương tục tạo thành. Chúng ta sau khi hiểu được những thí dụ thực tế này trở lại bắt đầu quán sát cảnh sắc sơn hàđại địa; trong những thứ cảnh sắc sơn hàđại địa giả tướng tương tục đây loại nào thuộc về tướng chân thật? Đúng ra chúng ta không dễgìquán sát thấy đượctướng chân thật này. Nếu như muốn tiến thêm một lớp nữa để tìm hiểu, nghĩa là chúng ta cần phải bắt đầu từ học thuyết nguyên tử để quán sát.Trước hết hỏi rằng, những vật thể hiện tại mà chúng ta xem thấy tạo thành ra sao?Vật chất trong thế giới đây phổ thông đều cho là do phân tử tạo thành; phân tử lại cũng là do nguyên tử hợp thành.Như nước chẳng hạn chứa ba nguyên tử; khác hơn nướcở trên như vật liệu gỗchẳng hạn loại thịt của nó gồm cótừ một trăm cho đến một ngàn nguyên tử tổ hợptrở lên tạo thành. Có thể nói sơn hàđại địa mà chúng ta thấy được đều là do nguyên tử tổ hợp kết thành. Nhưng những nguyên tử này như thế nào? Mỗi trong nguyên tử có ba loại hạt nhân không giống nhau; ba loại hạt nhân đó gồm có: Điện Tử, Chất tử và Trung Tử. Trung tâm của nguyên tử gọi là “Hạch Tử”; hạch tử này nếu đem làm mặt trời thì hành tinh bao vây xoay quanh nương tựa mặt trời chính làđiện tử.Điện tử nương tựa quỹđạo xoay chuyển vòng quanh hạch tử; nó xoay chuyển rất nhanh chóng, mỗi giây đồng hồ cần chuyển mấy trăm vạn quả lắc (tíc tắc) với mấy trăm vạn lần.Nguyên tử vận động rất phức tạp như thế. Khác nào một khối đá trước kia, bắt đầu xem hình dáng của nódường nhưđiện tửđình chỉ bắn ra, cho đến một điểm nhỏ cũng không thấy nóvận động. Nhưng trong nó hiện diện tốc độ vận động của mỗi điện tửở trong nguyên tử quá nhanh khiến con người khó tưởng tượng được.Nguyên nhân tốc độ của điện tử quá nhanh này, khiến chúng ta không có biện pháp để nhìn thấy sự vận động của nó.Từ lý do đây có thể trở lại đem đạo lý xoay chuyển của điểm lửa mà quay tròn tạo thành hình dáng vòng sáng để so sánh xem thử: tốc độ của điểm lửa thì không nhanh, một giây đồng hồ tối đa không nhiều hơn mười vòng tròn,đã vậydáng mạo của điểm lửa xem qua cũng không thấy được, chỗ thấy được chỉ là hình tròn của vòng lửa mà thôi. Nếu đem so sánh với tốc độ của điểm lửa thì tốc độ của điện tửquá nhanh gấp mấy trăm vạn quả lắc với mấy vạn lần không thể nào biết được.Đương nhiên ở trong khối đá trước kiaxem không thấy sự vận động của điện tử và cũng nhận rõđiện tửkhông thấy xuất hiện vận động xoay chuyển tương tục!Nhân đây chúng ta bình thường đem chỗ thấy sự vật đều cho là “Thật có”. Giả sửđiện tử khắp thế giới một ngày đình chỉ không chuyển động, thế thì tất cả vạn vật đều hoàn toàn không tồn tại! Để xác định một lần nữa, ngày nay tất cả sự vật trên thế giớichúng ta có thể xem thấy đều là giả tướng của điện tử “Tương tục” xoay chuyển thành hình.

IV.- HOÀ HỢP GIẢ:

Cái gì hoà hợp giả? Chính là nói mộtđồ vật này cùng một đồ vật hoặc hai đồ vật khác trở lên quan hệ lẫn nhau, vật này và vật kia hoà hợp, chuyển đổi tạo thành một đồ vật khác, gọi là hoà hợp giả.Các nhà khoa học gọi số phần của nó là “Lực tổ chức của tự nhiên giới”. Như các thứ tổ chức của loài người: rất đơn giản là tổ chức gia đình, nhiều gia đình hoà hợp thành vùng láng giềng thôn xóm, châu quận và quốc gia; mở rộng cho đến các quốc gia liên hợp trên thế giới; tất cảđều là tổ chức hợp tác lẫn nhau.Đồng thời nơi xã hội tổ chức và hoà hợp tương đối thấp..v..v.... gồm có ong mật, ong nghệ, con kiến càng, con mối, cho đến tổ chức tầng lớp cao của giới động vật.“Tổ chức lực hoặc tổ chứcđoàn” tồn tại để nương tựa mà Phật Pháp gọi là “Nghiệp lực”. Thứ nhân lực đây ở nơi gia đình gọi là do ái, nơi xã hội gọi là do an toàn. Trong thế giới, nơi vũ trụ nhỏ bé không phải sanh vật cókhuynh hướng tổ chức màchính là tĩnh điện lực. Cơ bản của lạp tử (điện tử, trung tử..v..v...) đầu tiên tổ chức thành nguyên tử, lại do nguyên tử tổ chức thành phân tử và hệ thống phân tử; tinh thể hoặc giao thể (chất keo) kết cấu thẳng một mạch đến phức tạp.Là cái gì có thể hoà hợp giả? Hơn nữa trước hết hãy xem đồ vật thiển cận: thí dụ như một toà nhà là do xi măng, gạch ngói, cây gỗ..v..v..... lại do nhân công xây dựng thành. Giả sửmột số xi măng, gạch ngói, cây gỗ..v..v.... đây khi chưa được nhân công kiến tạo thì xi măng vẫn là xi măng, gạch vẫn là gạch, ngói vẫn là ngói, cây gỗ vẫn là cây gỗ, tất cả trở về vị trí cũ thì không thể cho đólàcái “nhà”; lẽđương nhiên tất cả phải trải qua nhân công kiến tạo thì mới thành cái “nhà” được. Nhà tuy nhiên là có tồn tại, nhưng khi cần tìm kiếm bản lai diện mục của cái “nhà”,rốt cuộc chúng ta chỉđạt được toàn là xi măng, gạch ngói, cây gỗ mà thôi; nhưng xi măng, gạch ngói, cây gỗ..v..v.... đều không phải vốn có của cái nhà.Đồng thời xi măng, gạch ngói, cây gỗ cũng không phải là những vật ban sơ vốn đã có sẵn, chúng nó cũng donơi vật liệu khác hoà hợp tạo thành.Nguyên vì cái “nhà” đây không có bản lai diện mục và cũng không có nguồn gốc, thế nên cho rằng cái “nhà” là hoà hợp giả tướng. Nếu nghiên cứu thảo luận sâu thêm một lớp nữa: nhìn hướng trên, chúng ta thấy hoà hợp giả của vũ trụ to lớn; nhìn hướng dưới, chúng ta thấy hoà hợp giả của vũ trụ nhỏ bé. Nhân đây chung quanh chúng ta cái gì không phải hoà hợp giả?Nơi vụ trụ to lớn trong vương quốc của hành tinh, đầu tiên chúng ta phát hiện rằng, nguyên Tinh Cầu là do hạt bụi kết hợp tạo thành.Tinh Cầu thường xuất hiện hai hoặc ba, đều do năng lực tự nhiên khống chế hiệu quả, khiến chúng nó thay đổi hai ba lần tổ chứcnơi hợp quần đểhình thành Đoàn Tinh(chùm sao) cùng Vân Tinh (Cụm sao). Lại do Đoàn Tinh vàVân Tinh tập hợp làm đơn vị một quần thể to lớn gọi là “Hệ thống Ngân Hà”.Giả sử năng lực khống chế nguyên thể hiệu quả này một khi không có thì không cóTinh Cầu, không cóĐoàn Tinh và Vân Tinh.Danh xưnghệ thống Ngân Hàđây cũng không thể thành lập, cho nên gọi là Hoà Hợp Giả. Tiếp theođem vũ trụ nhỏ bé ra bàn luận: vũ trụ nhỏ bé cũng là chỗ hoà hợp như thế; trong Hoá Học ở trước cho “Nguyên tử” làđơn thể và cũng không thể phân tách, trước mắt đã chấp nhận chính là một tổ chức hoà hợp cao độ.Xem nó chỗ cơ bản lạp tử lại gồm có hoà hợp điện tử, chất tử và trung tử. Mà những cơ bản lạp tửđây đơn thể là như thế nào?Theo điện tử trình bày, đã phát hiện hơn hai mươi thứđiện tử không giống nhau, cũng có thể suy cứu biết rõ nó có kết cấu không giống nhau. Theo Khoa Học: đối với sự nghiên cứu của vũ trụ nhỏ bé có khả năng làm lộ ra kết cấu của điện tử và chất tử; còn trung tửở nơi quán chiếuđã chấp nhận cho là một thứ hợp thể phức tạp. Nhân đó, chúng ta nhận thức được tất cả sự sự vật vật trên thế giới đều là giả tướng hoà hợp! Cho nên có thể xác định rằng thế gian đây chính là giả tướng hoà hợp.

V.-NÓI TỔNG QUÁT VỀ GIẢ PHÁP:

      Ba thứ giả pháp liên quan nơi trên đều không phải đơn phương chỉ cho một sự vật nào đó gồm có giả tướng nào đó để nói, mà chỉ vì để tiện lợi trên sự giải thích, mới suy xét cân nhắc sử dụng thứ giả pháp nào để dễthuyết minh giả tướng của một sự vật.Trên thực tế, quá trình diễn biến của mỗi một sự vật đều đồng thời gồm cóý nghĩa ba thứ giả pháp này. Thí dụ ba chiếc phi cơ của Đồ Hình (1): từ trên không gian xem thấy có vĩ độ X, kinh độ Y, cao độ Z, giao điểm của ba loại không gian trên không giống nhau. Đây tức là biểu thị giả tướng “Phần Vị”. Hơn nữa căn cứ thời gian mà nói gồm có hiện tại, quá khứvị lai;như khởi hành bay, lên cao,bay tới vàđáp xuống, đó lại là một đường cong liên tục xuyên suốt và cũng là chỗ nước chảy cuồn cuộn không ngừng, chỗ tiến hành mãi mãi không thôi. Nhân đây, chiếc phi cơ khởi hành và bay cao là quá khứ, thuộc tương tục giả của “vật đã chuyển biến”.Chiếc phi cơ bay tới vàđáp xuống là vị lai, thuộc tương tục giả của “vật sẽ chuyển biến”. Chỗ thấy phi cơđang bay là hiện tại, thuộc tương tục giả của “vật sát na”.Nếu trở lại dùng sự cấu tạo của phi cơđể nghiên cứu thì tất nhiên có đầy đủ do hai thứ vật hợp thành cụ thể trên, bao gồm hợp kim của nhôm, không bị gỉ thép, thiết bịđiện tử và nguyên liệu ép dầu..v..v.... đều là hoà hợp giả của “vật hợp biến”. Đối với sự vật của thế gian chúng ta sử dụng ba thứ nhãn quangnói trên chiếu soi Quang Tuyến X vào nó và hiểu rõ nó là giả tướng! Từđó chúng ta có thể xác định nó là thế gian của giả tướng.

VI.- GIẢ NGÃ:

Vấn đề giảở trên đãđược thảo luận qua rất nhiều, nhưng nơi đây tối cần thiết chính làxem giả tướng của cái “Ngã” như thế nào.Cái “Ngã” là giả chỗ nào? Phật Pháp giải thích rằng: “Bốn Đại giả hợp gọi là thân, sáu Trần duyên ảnh gọi là tâm”. Bốn Đại giả hợp của thân tức là đất, nước, gió, lửa; cũng tức là hoà hợp giả của phân tử, nguyên tử, điện tử và tương tục giả của chúng chuyển biến, cho đến phần vị giả nơi kiểu hình chiếu trên quang tuyến X; vì thế gọi là bốn Đại giả hợp.Lại nữa tâm của chúng ta tức là giả tướng ảnh duyên của sáu trần; sáu trần chính làảnh thừa ấn tượng lờ mờ của điện tử lưu chuyển, mang hiện trạng phiền não trên tâm lý cho chúng ta.Một lúc nào đó bốn Đại không điều hoà liền phát khởi sự thống khổ sanh già bệnh chết của nhân sanh. Cho nên nói rằng nhân sanh chính là trụ nơi giả tướng trong thế gian!

VII.- KẾT LUẬN:

      Trở lại hỏi: ông nói điều này là giả, cái gìđó cũng là giả, tất cả đều là giả; nhưng bản thân của ông cái gì hoàn toàn không phải là giả?Đương khiông không ăn không uống, cơn đói đến bao tử của ông khó nhịn; lúc đóông biết rằng “Bữa cơm” đây thật rất cần cho ông phải không?!

      Xin trả lời vấn đề này, cũng từ trong tỷ dụnàydùng nóđể chứng minh: Tỷ dụở trong mộng, con người mộng của ông ở trong năm đói kém, bao tửđói đến nỗi khó chịu. Mọi người đều biết “Mộng” là giả, nhưng sự thống khổđói khát trong mộng đều giống nhau khiến ông khó chịu. Như thế xem ra: “Mộng” tuy là giả, sự thống khổ đều là chân. Nhân đấy,từ trên cảm thọ của sự thống khổđi truy cứu, tất nhiên nhất định lĩnh hội được có một sanh tồn của tánh chân thật; bản tánh chân thật đây chính là thật tướng.

      Lại dùng sự việc thật tế đểnhận thức: xin xem quảTần Bà (Apple) trong Đồ Hình biểu thị:

Đồ Hình 5 biểu thị:

 the gian cua gia tuong 5

Theo Đồ Hình 5 biểu thị, chúng ta đều biết rõ ràng là quảTần Bà trên tranh ảnh, quảTấn Bà trên tranh ảnh đây đương nhiên là giả; sau đó tôi vàông có thểđãđược xem qua, hoặc được người khác nhắc nhở trở lại rằng: đây là quả Tần Bàăn lại ngọt lại thơm tốt biết bao!Khi nghe nói đến không thể cản ngăn được, nước miếng trong miệng tôi vàông liền trào ra. Tình hình cũng giống như thế: Thời đại Tam Quốc, Tào Tháo liền lợi dụng nhược điểm đây của tâm lý, sử dụng “vọng mai” (nhìn trái mơ) để chận đứng ý nghĩ khát nước của binh sĩ. Cho nên trên lịch sử có ghi sự việc “Vọng mai chỉ khát” (Nhìn mơđỡ khát). “Vọng mai” sự thật không có mai hiện hữu, đây chỉ là giả tưởng hiển hiện, mọi người đều công nhận như thế; nhưng nó có khả năng “giải khát”, đó là sự thật vànócũng là giả tướng, thật tếnócó khả năng hiển hiện tinh thần tâm lý; thế nên cho nó là chân tướng.Nhân đây, chúng ta biết rõ một mặt của “Giả” và tất nhiên cũng biết trong đó có một mặt của “Chân”.Nhân đó chúng ta bỏđi cái giả, tìm đến cái chân, liền có thể lìa khổđược vui. Dụ như bệnh khổ trong mộng là giống nhau ở chỗđều cảm nhận thống khổ khác thường, nhưng một khi phát hiệnđây là “Mộng” là giả, lập tức được “Tỉnh” lại ngay, vừa tỉnh chính là chân. Saukhi tỉnh, tất cả mọi vật trong mộng hoàn toàn tiêu mất.Nhân sanh ban ngày khi chưa ngủthìcũng giống như một trường đại mộng; nếu như chúng ta cố gắnggiờ phúc không ngừng “Phát hiện” chỗ thế gian giả tướng đây và nhận thức được nơi giả tướng đólà chỗ phát khởi thống khổ của sanh già bệnh chết; chúng ta một khi có thểđại giác đại ngộ, sau khi giác ngộ so sánh giống nhau tỉnh mộng, thống khổ sanh già bệnh chết của thế gian giả tướng cũng hoàn toàn không còn tồn tại. Lúc đó tất cả đều khôi phục thanh tịnh của bản nhiên!

 

CHÚ THÍCH: Ai (Angstrom)-đơn vịđo lường cực nhỏ,

ký hiệu A*= 10-10 thước Tây.

 (Nguyệt San Bồ Đề Thọ, kỳ thứ 244 ngày 8 tháng 3 năm Nguyên Tải Dân Quốc 612)

Dịch xong ngày 28 tháng 11 dl năm 2014.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 152)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 229)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 256)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 287)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 358)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 564)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 630)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 569)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 634)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 561)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 500)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 563)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 638)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 652)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 744)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 564)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 465)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 548)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 622)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 551)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 559)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 663)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 678)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 658)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 726)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 766)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 737)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 928)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 786)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1316)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 869)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1031)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 797)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1016)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 961)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 929)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1071)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1324)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1680)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 925)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1099)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 920)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 786)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 908)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 947)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1358)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1106)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1141)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 896)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1033)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1469)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1356)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1347)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 969)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1346)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1255)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1175)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1214)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1579)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant