Jetsušn và Seben Repa cùng đến Nyang Thượng trong tỉnh Tsang. Qua một vùng xa lạ, họ đến ven một làng nơi có một số người tụ tập. Mila nói
với họ, “Chúng tôi hai thiền giả có lời nguyện chỉ khất thực ở “cửa nhà
đầu tiên”. Có người nào nhiều đức tin xin cho tôi một ít thức ăn.”
Một
người đàn ông trẻ, khoảng hơn ba mươi, hỏi, “Các thầy từ đâu tới ?”
“Chúng
tôi đến Tsang từ Tây Tạng Thượng.”
“Người ta nói rằng một thiền giả tốt thì có thể rút ra những thí dụ từ bất cứ vật hay việc gì. Hãy hát cho chúng tôi một bài ca về những ý nghĩatượng trưng của cây gậy sừng sơn dương trong tay thầy ; rồi tôi sẽ cúng thức ăn.”
Bấy giờ
Jetsušn hát bài ca này :
Con cầu nguyện dưới chân Marpa, người tốt nhất trong loài người, Ngài đã nuôi nấng con với đại bikhông giới hạn Khi đắm mình trong tịnh quang của Đại Ấn Trong cung điện Pháp thân trống không và thoát khỏi mọi tạo tác. Xin hãy ban phước cho tất cả chúng sanh để hướng họ đến chánh pháp !
Hãy nghe điều này, thí chủhỏi đạo : Cái sừng này Mà tôi, thiền giả cầm trong tay – Nó từ đâu có ? Nó đến từ vùng đất phương bắc của chư thiên của sự thịnh vượng. Nguồn gốc nó từ xứ sở chư thiên của thịnh vượng Tượng
trưng sự thịnh vượng của tôi qua tri túc.
Nó mọc trên đầu một con sơn dương. Nó lớn trên đầu một chúng sanh Tượng trưngthực tếquy ước.
Cái sừng thì vô tri, không có sự sống. Sự vô tri và không có người tri giác này Tượng trưngthực tếtối hậu.
Cắt nó từ đầu con vật Tượng trưng sự phân ly của thân và tâm ; Phần gốc đồ sộ của nó Tượng trưng về sự hiểu biết về cội gốc ẩn khuất của sanh tử, Và nhiều sống của nó Tượng trưng những ngọn sóng chìm ngập của khổ đau Trên đại dươngsanh tử luân hồi.
Ba chỗ cong của cái sừng này Tượng trưng sự đi lạc vào ba cảnh giới thấp Qua những việc xấu sanh ra từ ba độc ;
Những đoạn thẳng giữa những chỗ cong Chỉ rằng dù hiện giờchúng ta đang lang thang trong sanh tử, Thì
mục đíchtối hậu sau cùng sẽ được đạt đến.
Cái sừng này trống rỗng bên trong Tượng trưng sự trống không của sanh tử ; Màu sậm của nó, Là tính bất biến của thực tại ; Và sự bền chắc và cứng rắn
của nó, Là sự chuyên cầnkhông thối chuyển trong Pháp Của tôi, thiền giả repa Tây Tạng.
Mũi nhọn này ở dưới cái sừng Chỉ ra rằng tôi, thiền giả repa Tây Tạng, Bay như một mũi tên bắn đi Qua không gian của sáu cõi sanh tử.
Mười cái nút của sợi dây thừng ở phần đuôi sừng Chỉ ra rằng tôi, thiền giả repa Tây Tạng, Đã đạt đến cung điện của pháp thân Bằng cách du hành qua mười địa của bồ tát.
Cắm đầu sừng xuống đất Tượng trưng sự dẫn dắt cho chúng sanhđịa ngục ở bên dưới. Hay đôi khi tôi để nằm trên mặt đất Để chỉ sự dẫn dắt cho ma quỷ và thú vật lạc lầm. Đôi khi tôi chỉ nó lên trời Để tượng trưng sự thuần hóachư thiên và bán-thiên, Và đôi khi tôi cầm lấy nó và dạo chơi các miền Tượng trưng sự thuần hóa và dẫn dắt loài người. Lỗ hổng trên cán này được khoan xuyên qua gậy Chỉ
rằng tâm tôi xuyên suốt những hình tướng không chướng ngại ; Cái
bọc cán da hoẵng mềm mại này Chỉ ra tính cách nhu nhuyễn của tâm thiền giả. Cái dây cán gậy bền dai không thể đứt này Chỉ rằng tôi,
thiền giả repa Tây Tạng Không sợ phải rơi vào những cảnh giới thấp.
Bài
ca này diễn tảý nghĩahiện thực, Nhưng không chắc những biểu tượng được thấu hiểu ; Vậy thì bây giờ hãy nhận một bài ca giải thích :
Mang
cây gậy sừng này Tượng trưng sự chiến đấu của tôi với những con chó dữ của sân hận Khi lang thang các miền không mục đích.
Bài ca ngắn này từ đôi môi tôi Chỉ rằng tôi kiếm đồ nuôi dưỡng bằng khất thực ; Và ngôn ngữtượng trưng của bài ca Chỉ ra chuyện tầm phào trẻ con của một thiền giả.
Hãy hiểu ý nghĩa của nó, chư thiên và loài người ! Hãy biến nó thành một nguồn cảm hứng cho đức hạnh ! Hãy
dùng nó như một nhắc nhở cho niềm tin !
Mọi người tràn ngập xúc động và xin Mila ban phước, họ nói, “Bây giờ chúng tôi đã được gặp mặt đối mặt với Milarepa mà chúng tôi vẫn thường nghe nói.” Họ cúng dường và
thỉnh cầu dạy Pháp, nhưng Mila nhịn ăn ở đó trong ba ngày rồi ra đi.
Nhân
cách năng động và cuộc đờihoạt động của Mila chứng minhsự kiện rằng thành tựugiác ngộ không phải là một loại “cái chết tình cảm” như một số
người tưởng tượng. Phật quả không đạt được chỉ bằng đàn áp những xúc cảm ; thật vậy, Mật thừa dùng những yếu tố thường là quấy nhiễu này như chính nhiên liệu của thực hành. Sự hiểu lầm về phương tiện phát triển cá
nhân đã xảy ra ở mọi thời, thế nên Mila giải thích sự chứng đắcPhật quả nghĩa là gì. Ngài bác bỏ những ý tưởng cho rằng trẻ con và thú vật thì giác ngộ một cách tự nhiên, rằng những thần lựcsiêu nhiên là một dấu hiệu của chứng ngộ và sự thực hành những cấp độ nhập định đầy phúc lạc dẫn về hướng giác ngộ. Rồi ngài tóm lược hành trình của con đường đến giác ngộ và kết thúc với một chuỗi dài những chỉ bảo.
“Nói Thiền tôngViệt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêm và tọa thiền tại Chánh điện.
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đíchtu hoặcxuất gia là cầu giải thoátsinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
Sống Trong Từng Sát Na là phương phápthực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tậpdựa trêntinh thần Kinh Bốn Lãnh VựcQuán Niệm.
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhụcthành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giảthành tựutừ tâmgiải thoát và bi tâmgiải thoát.
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tửthân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhận là giáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích NữTrí Hải dịch
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duysáng tạo mà là đọc những chứng tíchlịch sửthời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giảxuyên qua những chặng đường thời gian...
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.