Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tứ Diệu Đế

Sunday, April 10, 202208:06(View: 4101)
Tứ Diệu Đế
TỨ DIỆU ĐẾ

Kyabje Choden Rinpoche
Tenzin sao chép và dịch Tạng ngữ sang Anh ngữ
Lozang Ngodrub hiệu đính bản Anh ngữ và chuyển Việt ngữ
Võ Thư Ngân & Chân Thông Tri hiệu đính

 
Tứ Diệu Đế

Hành giả phải phát khởi các giai đoạn động lực và hành vi vì lợi lạc của tất cả các bà mẹ hữu tìnhbao la như không gian, tôi phải thành tựu quả vị giác ngộ viên mãn vô song, và vì mục tiêu này mà tôi nên lắng nghe giáo pháp cao quý.

Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộĐức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi. Bài pháp Tứ Diệu Đế này là khuôn khổ của Phật pháp.

Tứ Diệu Đế là bài pháp đầu tiên của Đức Phật, và con có thể tìm thấy giáo huấn này trong nhiều kinh điển, cũng như nhiều sách vở. Tứ Diệu Đế là một trong những tóm tắt quan trọng nhất của Phật pháp, và cũng là điểm trọng yếu cho việc tu tập cá nhânVì vậy nên hành giả phải thấu hiểu Tứ Diệu Đế.

Tứ Diệu Đế gồm có hai cặp, trong đó, hai chân đế đầu được gọi là chân phiền não, hay khía cạnh vọng tưởng, và hai chân đế cuối cùng được gọi là chân tịnh hóa viên mãn. Cặp đầu tiên của hai chân đế là mặt vọng tưởng, thứ vọng tưởng mà khi vừa phát sinh trong tâm ai là sẽ tạo ra nhiễu loạn trong tâm người đó. Chúng là nhân và quả. Ví dụ như, nếu như con tạo ra nhân, thì phải trải nghiệm quả liên quan với cái nhân ấy.

Rồi cặp kế tiếp của hai chân đế được gọi là chân tịnh hóa viên mãn, nghĩa là nếu có thể an định vọng tưởng tạo ra nhiễu loạn trong thân tâm thì con có thể hoàn toàn giải thoát khỏi sự phiền nhiễu ấy, và nhân của nó. Vậy thì có hai cặp nhân quả trong Tứ Diệu Đế.

Cặp đầu tiên là chân vọng tưởng, và cái mà chúng ta gọi là tập đế, là nguồn gốc khổ đau của mình. Đây là một cặp. Cặp tiếp theo là tịnh hóa hoàn toànđạo đế là nhân và diệt đế là quả.

Cặp đầu tiên gồm có quả là khổ và nhân tạo khổ là tập đếDiệt đế là quả và đạo đế là nhân. Đây là Tứ Diệu Đế. Tại sao nó được gọi là chân đế cao quý, hay Thánh đế? Bởi vì là phàm nhânchúng ta không thể thấy sự thật này, và kết quả là phải trôi lăn từ cõi này sang cõi khác trong luân hồi. Đối với thánh nhân thì các ngài có thể thấy sự thật này, nên nó được gọi là chân đế cao quý, hay thánh đế (arya satya).

Trong Tứ Diệu Đế thì hai chân đế đầu, khổ đế và tập đế, phải được từ bỏ, và hai chân đế tiếp theodiệt đế và đạo đế, phải được viên thành. Tất cả các giáo pháp của nhà Phật đều liên quan đến Tứ Diệu Đế, bởi vì chúng dạy cách đoạn trừ nỗi khổ và nhân tạo khổ, cách đạt được diệt khổ và đường tu. Vì vậy nên giáo pháp Tứ Diệu Đế mới quan trọng.

Phàm nhân không thể thấy được sự thật này, không những vậy mà còn có ý niệm mê lầmvì vậy nên họ trôi lăn trong luân hồi. Con biết rằng có bốn khái niệm lầm lạc liên quan đến khổ đế: 1) xem những gì bất tịnh là tịnh; 2) bất hạnh là hạnh phúc; 3) vô thường là thường còn; 4) vô ngã là ngã. Vì vọng niệm mà họ tạo nghiệp xấu ác và trôi lăn trong luân hồi.

Trong Uttaratantra, Đức Phật Di Lặc đã giảng giải Tứ Diệu Đế bằng sự minh họa về một bệnh nhân. Ngài nói, “Bệnh tình phải được thấu hiểu, nguyên nhân phải được đoạn trừ, thuốc men phải được sử dụng, và việc điều trị phải được hoàn thànhTương tự như vậy, đối với khổ, nguồn gốc tạo khổ, diệt khổ và đường tu, người ta phải thấu hiểu, từ bỏthành tựu và nương tựa, theo đúng thứ tự.”.

Nếu có một bệnh nhân đau đớn trầm trọng, thì người bệnh phải cảm thấy ghê tởm, hay chán ghét cơn đau. Nếu không thì người bệnh sẽ không cố gắng khắc phục nỗi đau. Cũng giống như vậy, trước hết, cần phải thấu hiểu khuyết điểm của nỗi khổ mà chúng ta đang chịu đựng, rồi mình sẽ ước mong có được hạnh phúc không vướng khổ. Để thấu hiểu khả năng thoát khỏi bệnh tật, thì người ta nên nương tựa vào thuốc men. Đây là một minh họa, và theo ý nghĩa thật sự thì người ta phải hiểu khuyết điểm của khổ đế, rồi sẽ muốn khắc phục nỗi khổ. Ở thời điểm này, con chỉ mới phát tâm mong ước khắc phục nỗi khổ, nhưng vẫn chưa biết mình có khả năng thoát khổ hay không. Vì vậy, người ta phải khảo sát nhân tạo khổ. Người ta phải khảo sát xem có khả năng hoàn toàn thoát khỏi cái nhân ấy hay không. Sau khi khảo sát kỹ càng thì người ta sẽ thấy rằng nghiệp và phiền não là những nguyên nhân tạo khổ. Trong hai nguyên nhân, nghiệp và phiền não, thì nguyên nhân chính là phiền não, vì nghiệp là do phiền não tạo ra.

Dù có nhiều loại phiền não, nhưng chúng đều bắt nguồn từ phiền não căn bản chấp ngãPhiền não chấp ngã này là một trong tam độc, tham, sân, si. Tâm chấp ngã này là vô minh căn bản. Một khi nhận ra nguyên nhân tạo khổ là vô minh căn bản chấp ngã, thì ta có thể khảo sát sâu hơn, để xem có thể đoạn trừ phiền não này hay không. Một khi khảo sát bản tánh của vô minh, con sẽ thấy rằng vô minh căn bản chấp ngã này là một tâm thức méo mó, lầm lạc, bởi vì bám chấp vào tự ngã có nghĩa là con hiểu rằng tự ngã và vạn pháp được thiết lập từ phía của chúng, nhưng trên thực tế thì không có pháp nào được thiết lập từ chính phía chúng, mà không phụ thuộc vào sự định danh bằng tâm thức của chúng ta. Vì sự hiểu biết về chấp ngã thấy tự ngã như một thực thể độc lập là tâm thức méo mó hay sai lầm, nên có một lực đối kháng mạnh mẽ, có thể loại trừ nó. Các pháp không được thiết lập từ chính phía chúng một cách độc lập. Chúng được thiết lập dựa vào tâm quy gán, và dựa vào các thành phần của chúng. Tâm chứng ngộ vạn pháp không có sự hiện hữu độc lập được gọi là tâm chứng ngộ vô ngã, và đó là tâm thức không lầm lạc.

Có hai loại tâm thứctâm thức chứng ngộ vô ngã và tâm thức bám chấp vạn pháp tồn tại từ chính phía chúng. Một cái là tâm thức đúng đắn, và một cái là tâm thức sai lầm. Một cái là sai lầm, vì sự vật không hiện hữu như cách chúng được nhận thứcNhận thức đúng đắn có thể trở nên rõ ràng hơn, khi con khảo sát sự vật một cách sâu xa hơn nữa. Ở mặt khác, tâm thức sai lầm hay nhận thức mê lầm sẽ sụp đổ, không thể đứng vững, khi con khảo sát sự vật một cách kỹ càng.

Trước tiên, hãy nhớ lại Tứ Diệu Đế là gì. Khi Đức Phật giảng dạy các chân đế cao quý này cho năm vị đệ tử, ngài đã nói, “Này chư Tỳ kheo, đây là khổ đế. Này chư Tỳ kheo, đây là tập đế. Này chư Tỳ kheo, đây là diệt đế, và này chư Tỳ kheo, đây là đạo đế.”. Vì dòng tâm thức của các vị đệ tử này đã sắp chín muồi, nhờ những dấu ấn qua nhiều đời kiếp, nên khi Đức Phật nói như vậy, thì nhờ oai lực của Đức Phật và các dấu ấn trong căn cơ nhạy bén của họ, mà một vị đệ tử đã thành tựu Kiến đạo, và bốn vị kia thành tựu Tư Lương đạo và Gia Hành đạo v.v…

Bây giờ là thời mạt pháp, nên chỉ nghe một hay hai lời nói thì mình không thể chứng ngộ, nhưng nó có thể lưu lại những dấu ấn trong dòng tâm thức của mình. Đó là lý do vì sao chúng ta phải thọ nhận rất nhiều luận giải.

Các ví dụ về khổ đế là môi trường bên ngoài của cõi luân hồi và chúng sanh cư ngụ bên trong, chẳng hạn như tam giới (dục giớisắc giới và vô sắc giới), và lục đạo v.v… Dù sinh ra ở nơi nào trong các cõi giới này thì con vẫn bị phiền não và khổ đau khống chế, và không có tự do. Đây là tất cả sự thật về khổ.

Tuy nhiên, có nhiều thứ trong cõi luân hồi mà ta cho là hạnh phúc và khao khát chúng. Như đã nói ở trên, theo nhận thức của thánh giả thì tất cả những thứ đáng ao ước trong cõi luân hồi này chỉ là ảo tưởng, và trong nhận thức của các ngài, không có gì để khao khát cả, nhưng vì vọng niệm, nên chúng ta khát khao những lạc thú và hạnh phúc nào đó trong sự hiện hữu luân hồi này. Tất cả những điều này đều vô thường và lệ thuộc vào sự thay đổi. Trong giáo pháp Lamrim, chúng ta thiền quán về bản chất của vô thường, khuyết điểm của luân hồi nói chung, đặc biệt là khuyết điểm của từng cõi giới một, và hiệu quả của việc thiền quán về những điểm này là để hiểu được khổ đế. Chúng phải thấu hiểu những điểm bất lợi của khổ.

Bất kỳ lúc nào tu tập Pháp, chúng ta phải tu tập với tâm nguyện để được giải thoát khỏi ba cõi luân hồi. Nếu con tu tập Pháp để có được đời sống tốt đẹp và hạnh phúc cho kiếp sau, hay một tái sinh với diện mạo lôi cuốn trong kiếp sau, thì việc tu hành của con không trở thành nhân giải thoát. Nó không thể trở thành việc tu tập Pháp để giải thoát khỏi luân hồi, và con sẽ phải tái sinh lần nữa trong cõi luân hồi này, mà không thể tự chủ

Người ta nói nếu con thấu hiểu và cảm nhận được cảm giác khi mình bị kẹt trong một ngôi nhà đang cháy ra sao, thì không cần biết con có bao nhiêu lạc thú và hạnh phúc thế gian, khi thấy rằng những điều này đều mang bản chất giả dối và luôn thay đổi, thì con sẽ thiết lập nền tảng giải thoát và tâm toàn tríChúng ta phải cố thành tựu loại tâm thức ấy. Ví dụ, khi gặp khó khăn nào đó trong đời, thì con phải xem chúng là khuyết điểm trong luân hồi, và nghĩ rằng ngày nào chúng ta còn tồn tại trong luân hồi, thì đó là điều sẽ xảy ra, và đó là bản chất của luân hồi. Khi gặp điều gì may mắn, thì phải có khả năng thấy nó giả dối, bởi vì nó không bền lâu, và sẽ đổi thay. Khi tư duy về những điều nói trên, người ta phải phát tâm đạt được tâm an lạc và hạnh phúc lâu dài, đó là giải thoát và tâm toàn tríChúng ta phải luyện tâm theo cách này.

Sáu cõi là địa ngục, quỷ đói, súc sinhba cõi này được gọi là ba cõi thấp. Cõi người, cõi thiên và A tu la được gọi là ba cõi cao. Khi tính luân hồi trong tam giới thì đó là dục giớisắc giới và vô sắc giớiTrước tiên, trong dục giớichúng sanh sống trong cõi giới này chủ yếu khát khao lạc thú giác quan. Trong sắc giới thì chúng sanh không ham muốn lạc thú giác quan, mà hưởng thụ lạc thú tinh thần, nhờ nhập địnhChư thiên trong vô sắc giới thì không có sắc thân thô trọng. Không có cõi luân hồi nào khác mà không thuộc về tam giới này, và dù sinh ra ở đâu trong tam giới, thì chúng ta nhất định phải chịu khổ.

Nhân tạo khổ là phiền não và nghiệp. Có ba loại nghiệp, phước nghiệpphi phước nghiệp và bất động nghiệp. Nghiệp tiêu cực đẩy chúng ta vào ba cõi thấp, được gọi là phi phước nghiệp, nghiệp đưa ta tái sinh vào các cõi cao được gọi là phước nghiệp, và nghiệp đưa ta tái sinh trong các cõi cao, với định tâm nhất điểm thì gọi là bất động nghiệp. Nghiệp của chúng ta trong dục giới không phải là bất động nghiệp, vì nó có thể được thay đổi, do yếu tố thứ ba của ái và thủ (hai chi trong thập nhị nhân duyên). Ví dụ, một người có nghiệp tái sinh trong cõi chư thiên dục giới, và trước khi chết, họ nhìn thấy một con voi, và vì tâm thức này mà nghiệp của họ đổi thành nghiệp tái sinh thành một con voi. Tuy nhiên, nghiệp để tái sinh trong cõi cao thì không thể thay đổi, đó là lý do nó là bất động nghiệpTập đế có hai yếu tốphiền não và nghiệp, và hơn nữa, nghiệp thì có ba loại.

Đối với chúng ta thì vì nghiệp và phiền não mà mình đang sống trong luân hồi, và vì tập đế mà ta đã thiết lập các uẩn khổ não này, và đang trải nghiệm nỗi khổ trong hiện tại. Còn về khổ thì tuy Thầy đã giải thích ngày hôm qua, có nỗi khổ vì khổ (khổ khổ), như khi ta bị đau đớn trầm trọng, đó gọi là khổ vì khổ. Đó là nỗi khổ hiển nhiên.

Loại khổ kế tiếp được gọi là khổ vì thay đổi (hoại khổ), và tất cả hạnh phúc thế gian là nỗi khổ vì thay đổi, vì bản chất thay đổi của chúng. Đó là lý do mà hạnh phúc trong cõi luân hồi của chúng ta được gọi là hạnh phúc ô nhiễmLý do là nếu như hạnh phúc của mình là hạnh phúc chân thật và cứu cánh, thì càng tận hưởng hạnh phúc thế gian nhiều hơn, thì nó phải càng gia tăng thêm nữa, nhưng không phải như vậy, vì nó lại thay đổi. Ví dụ, nếu con ngồi ngoài nắng thì sẽ thấy nóng, và muốn vô phòng có máy lạnh. Trong khoảnh khắc đầu tiên, con sẽ cảm thấy thoải mái, nhưng nếu ở trong phòng có máy lạnh một thời gian, con sẽ bắt đầu thấy lạnh. Nó được gọi là khổ vì thay đổi, vì bản chất thay đổi của nó.

Rồi đến nỗi khổ thâm nhập khắp nơi, bao trùm từ tột đỉnh luân hồi cho tới tầng địa ngục thấp nhất. Đó là lý do nó được gọi là nỗi khổ thâm nhập khắp nơi (hành khổ). Có thể hành khổ không có vẻ là nỗi khổ hiển nhiên, như sự đau đớn của chúng ta, nhưng chính sự hiện hữu của mình đã được quy định để chịu khổ bất cứ lúc nào, khi gặp đúng duyên. Đó là lý do nó được gọi là nỗi khổ thâm nhập khắp nơi. Hiện nay, ta đang chịu sự khống chế của ba loại khổ này. Nên thấy những khuyết điểm của khổ, và phát tâm mong muốn khắc phục những nỗi khổ ấy. Nếu có ai hỏi con rằng có khả năng để khắc phục những nỗi khổ này hay không, thì câu trả lời là có. Có khả năng để khắc phục khổ đau, bởi vì ta có thể ngưng tạo tác nhân tạo khổ, và có thể thành tựu diệt khổ. Sự chứng ngộ tánh Không rõ rệt trong dòng tâm thức của một thánh nhân là ví dụ của sự tịch diệt. Có ba loại tịch diệt liên quan đến các thừa khác nhau, tịch diệt của Thanh văntịch diệt của Duyên giác, và tịch diệt của Đại thừaTịch diệt của Đại thừa là tịch diệt trong dòng tâm thức của một vị Phật. Tịch diệt của Thanh văn và Duyên giác chỉ là đoạn trừ phiền não. Không có nghĩa là người thành tựu được loại tịch diệt này sẽ đạt giác ngộLý do là người đó vẫn phải đoạn trừ ám chướng đối với tâm toàn trí.

Đạo đế thì không có phân loại, vì trí tuệ chứng ngộ tánh Không là con đường duy nhấtTuy nhiên, vì khả năng và thiên hướng khác nhau của con người, nên đạo lộ này sẽ dẫn đến các thừa khác nhau. Nếu hành giả thiền quán về tánh Không chỉ để tự giải thoát, thì họ sẽ thành tựu sự tịch diệt của hai thừa đầu tiên. Nếu hành giả thiền quán về đạo lộ tánh Không vì lợi lạc của tất cả chúng sanh, thì người ấy sẽ thành tựu sự tịch diệt của Đại thừa.

Có bốn thuộc tính trong mỗi chân đế, tạo ra 16 thuộc tính của Tứ Diệu Đế. Khi thiền quán về đạo đế, thì có cái gọi là thiền quán về khía cạnh của đạo đế. Đây là điểm rất quan trọng, tuy nhiên, Thầy không thể giải thích tất cả các thuộc tính ở đây, nhưng ví dụ như chân đế đầu tiên, tức khổ đế, có bốn thuộc tính, đó là vô thường, khổ, Không và vô ngã. Đối với bậc thánh giả thì các ngài có thể thấy bất cứ niềm hạnh phúc nào trong cõi luân hồi là vô thườngvì vậy nên chúng không đáng tin cậy, và thay đổi trong từng sát na. Các ngài thấy hạnh phúc trong luân hồi của chúng ta là điều không đáng ưa thích. Vì hạnh phúc trong cõi luân hồi là sản phẩm của nghiệp và phiền não, nên chúng mang bản chất khổ, giống như nếu hạt giống có độc thì quả của hạt giống đó cũng phải có độc. Chúng ta nghĩ rằng có một bản ngã kiểm soát tất cả các uẩn ô nhiễm miên viễn của mình. Ta nói, “Uẩn của tôi.”. Chúng ta đang bám chấp vào sự tồn tại của bản ngã ấy, nhưng trên thực tế thì không có một bản ngã như vậy. Bậc thánh nhân không thể thấy bất kỳ bản ngã nào tồn tại từ chính phía nó, đó là lý do mà một thuộc tính được gọi là Không. Nếu ai hỏi con có một bản ngã hiện hữu một cách tự nhiên hay không, thì nó cũng không tồn tại, và đó là lý do nó được gọi là vô ngã. Bậc thánh nhân có thể thấy mọi pháp ô nhiễm là vô thường, mang bản chất khổ, Không và vô ngãTuy nhiên, vì phàm nhân không thể thấy được điều này, nên họ xem hạnh phúc trong cõi luân hồi là thường còn, và vì lý do này mà họ tạo tác nhiều nghiệp xấu ác để đạt được hạnh phúc ấy. Hơn nữa, chúng ta không thể thấy các uẩn của mình thuộc về bản chất khổ, và khi đạt được một chút hạnh phúc thế gian nào, thì mình xem nó như hạnh phúc cứu cánhPhàm nhân thấy các uẩn là trong sạch, nhưng trên thực tế thì chúng nhơ bẩn. Sắc uẩn của chúng ta được tạo thành từ hàng triệu chất nhơ bẩn, và chính hạt giống của nó là những chất nhơ bẩn của cha mẹ mình, và hạt giống của cha mẹ mình bắt nguồn từ những chất nhơ bẩn từ cha mẹ của họ. Nếu đi ngược lại và xem xét, đếm thử có bao nhiêu chất trong sạch ở trong đó, thì con sẽ không tìm ra bất cứ chất liệu nào trong sạch trong uẩn của mình. Thân thể của chúng ta do 36 chất nhơ bẩn tạo thành, nhưng ta không nhận chân ra điều này, mà cứ cho rằng nó rất sạch sẽ. Vì cứ chấp thân mình là trong sạch, nên ta bám chấp vào thân thể của mình và người khác. Nếu có một vết bẩn trên quần áo, thì ta sẽ tẩy sạch nó, nhưng toàn bộ thân mình có tính chất nhơ bẩn, thì ta lại không nhận ra điều này, mà chấp nó là sạch sẽ, và vì tâm thiên vị với sắc uẩn này, mà mình tạo ra nhiều nghiệp xấu ác. Chúng ta có vọng niệm rằng các uẩn nhơ bẩn của mình là trong sạch, khổ đau là hạnh phúcvô ngã là ngã, và vô thường là thường hằng. Phải nhận ra những vọng niệm này, bởi vì mình đã bị chúng lừa gạt từ vô thỉ đến nay. Nếu như không chấm dứt những vọng niệm này, thì con không thể thoát khỏi luân hồi.

Thánh nhân có thể thấy những sự thật này như thị, còn phàm nhân thì không thể thấy, và chấp chặt vào vọng niệm. Vì lý do này mà họ trôi lăn trong luân hồiVì vậy, người ta phải hiểu vọng niệm là vọng niệm, và ngưng cách hành xử bắt nguồn từ vọng niệm ấy, đó là cách duy nhất để đạt được giải thoát.

Thầy sẽ kể cho các con nghe một ví dụ về cách phàm nhân không thể thấy chân lý mà thánh nhân có thể thấy. Một lần kia, Đức Phật đi ngang một vùng nọ, và thấy một chiếc bình đựng báu vật. Đức Phật nói rằng, “Đây là một con rắn nguy hiểm, mà nọc độc của nó có thể thấm rất nhanh.”. Một người trong làng nghe thấy điều này và nghĩ rằng, “Mình đã nghe về rắn nguy hiểm, nhưng chưa từng nghe nọc độc của nó thấm rất nhanh, nên phải đi xem coi nó ra sao.”. Khi người này nhìn thấy món vật, thì đó không phải là một con rắn, mà là chiếc bình chứa đầy bảo vật. Ông ta cười và nói rằng, “Con rắn nguy hiểm của Đức Phật là chiếc bình chứa bảo vật.”. Thế là ông đem nó về nhà, và trở nên giàu có. Trong thời xưa, theo truyền thống của vùng đất ấy thì bất cứ bảo vật quý hiếm nào được người ta tìm thấy sẽ thuộc về nhà vua. Không lâu sau đó, nhà vua nghe tin về người dân trong làng này, nên triệu ông đến tòa án xét xử. Ông bị kết tội vi phạm luật pháp, nên bị kết án tử hình. Ngay trước khi bị xử tử, ông chợt nhớ lời Đức Phật đã nói, “Đây là một con rắn nguy hiểm mà nọc độc của nó sẽ thấm rất nhanh.”. Ông liền lập lại những lời này, và người có trách nhiệm xử tử ông lấy làm lạ, nên tâu lại với nhà vua. Nhà vua ra lệnh cho người đao phủ mang người dân làng ấy đến gặp vua, và hỏi tại sao ông lại nói như vậy. Người dân làng giải thích toàn bộ câu chuyện, và nhà vua đã trở thành tín đồ của Đức Phật, còn người dân làng cũng được thả ra. Sự việc là như thế, khi các bậc thánh nhân nhìn vào lạc thú thế gian.

Bất cứ điều gì Đức Phật dạy phải được hiểu trên căn bản của khuôn khổ Tứ Diệu Đế, phải thực hành điều gì và phải từ bỏ điều gì, chủ yếu là phải từ bỏ tập đế tạo ra khổ, đó là vô minhNếu có thể đoạn trừ vô minh, thì khổ đau sẽ chấm dứtTuy nhiên, một hành giả sơ cơ không thể thực hiện điều này, mà phải dần dà làm quen với nó. Vì vậy, điều cần thiết là nghĩ về nỗi khổ của các cõi thấp, và khi đã phát tâm ghê sợ những cõi thấp, thì hành giả sẽ phát nguyện từ bỏ nhân tạo ra tái sinh trong các cõi thấp, đó là thập ác, để tránh việc tái sinh trong cõi thấp. Điều này giống như từ bỏ tập đế là kết quả của việc nhìn thấy khuyết điểm của khổ đế. Giống như việc phát nguyện để viên thành đường tu, nhờ thấy được lợi điểm của chân diệt, tuy hành giả có thể không có khả năng dấn thân trên đường tu trực tiếp chứng ngộ tánh Không, nhưng có thể tích lũy công đức để thấy được chân lý một cách trực tiếp, đó là Tư Lương đạo và Gia Hành đạo, để trực tiếp chứng ngộ chân lý. Sau đó, hành giả sẽ thành tựu Kiến đạo, và con sẽ trực tiếp nhận ra chân lý ở đạo lộ này, rồi hành giả phải tiến tu trên Thiền đạo và Vô Học đạo. Nếu muốn tích lũy công đức, thì phải quy y, tịnh hóa nghiệp và thực hành hạnh bố thí. Đây là tất cả các nhân để thành tựu đạo đế. Chân diệt là mục tiêu, và nếu muốn thành tựu chân diệt, thì hành giả phải thực hành đường tu. Vì vậy nên Tứ Diệu Đế rất quan trọng.

Vì bốn vọng niệm liên quan đến khổ đế, mà chúng ta đang trôi lăn trong luân hồiVì vậy, nên cố gắng thấy các pháp như cách bậc thánh nhân thấy, và giúp cho tâm mình quen thuộc, để có thể thấy chân lý như chư vị có thể thấy. Thiền là phương tiện để giúp cho tâm mình quen thuộc, và hãy cầu nguyện, để con có thể thực hiện điều này.

Cầu nguyện hồi hướng.

Nguyên tác: Four Noble Truths by His Eminence Choden Rinpoche

Nguồn Pháp âm:

https://ia601006.us.archive.org/23/items/AVS-Oct-2013/11.%20KCR%20Four%20Noble%20Truths%20AVS%2010.22.2013.MP3      

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 90)
Pháp Lục hòa là pháp được đức Đạo sư nói ra để dạy cho các đệ tử xuất gia của Ngài lấy đó làm nền tảng căn bản cho nếp sống cộng đồng Tăng đoàn
(View: 128)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha
(View: 123)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người
(View: 211)
Sự thành tựu tối thượng mà những vị đang đi trên con đường độc nhất tiến tới giác ngộ, là khả năng thành tựu tất cả từ hư vô.
(View: 165)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bịnh.
(View: 248)
Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến. Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này.
(View: 213)
Phẩm này tiếng Phạn Sadāparibhūta. Sadā là thường, mọi lúc, mọi thời gian; Paribhūta là không khinh thường.
(View: 269)
Ngày xưa, ở thành Xá-vệ có một vị trưởng giả giàu có, tiền tài châu báu vô lượng. Ông thường thứ tự thỉnh các vị sa-môn đến nhà cúng dường.
(View: 548)
Đối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa.
(View: 466)
Truyền thống Đại thừa Á Đông thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (zh. 慧到彼岸), Trí độ(zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia.
(View: 430)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả.
(View: 443)
Không có một chỗ nào để trụ trong giáo pháp Trung đạo. Tâm không có chỗ trụ thì không tự giải quyết được gì vì không có nơi để tập trung, nắm níu.
(View: 392)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 352)
Kamma, Nghiệp, theo đúng nghĩa của danh từ, là hành động, hay việc làm. Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là Tác ý (cetana).
(View: 447)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngụcthiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngụcđịa ngục.
(View: 661)
Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo phápĐức Phật thuyết giảng.
(View: 477)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(View: 463)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 623)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 715)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 553)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 630)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 807)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 793)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 834)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệđức hạnh,
(View: 694)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 1023)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 841)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 801)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 781)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 891)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 799)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 1230)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 833)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 858)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 953)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 1128)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 960)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 855)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 929)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 895)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 993)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 1141)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 1228)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 896)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 999)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 1098)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1360)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 1060)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 1153)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1367)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 1219)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1198)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1377)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1521)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1844)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1660)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1563)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM