Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Mối Liên Hệ Giữa Nền Văn Học Avadāna Và Các Kinh Đại Thừa

29 Tháng Sáu 202209:22(Xem: 1735)
Mối Liên Hệ Giữa Nền Văn Học Avadāna Và Các Kinh Đại Thừa
Mối Liên Hệ Giữa Nền Văn Học Avadāna Và Các Kinh Đại Thừa

Thích Nhuận Thịnh

hoa sen


A. DẪN NHẬP

Muốn thực hiện một đời sống đạo đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân cũng như tha nhân thì trước hết con người ấy phải được giáo dục. Chỉ nhờ giáo dục mà con người mới biết cách sử dụng lý tínhlý trí của mình. Đây là điều mà các bậc cổ nhân ngày xưa đã rất chú trọng. Văn học Phạn ngữ ra đời trong hoàn cảnh ấy và như vậy, ý nghĩa quan trọng của nhất của Văn học Phạn ngữ chính là truyền thông giáo dục, lưu giữ những giá trị nhân văn sâu sắc, kho tàng những lời giáo huấn siêu việt mà các nhà khổ tu thời cổ của Ấn Độ đã phải trả giá đắt bằng thời gian, công sức, sự nhẫn nại tu tập mới khám phá ra. Tuy rằng, trong những kinh điển Phạn ngữ có những vấn đề mà với nhãn quan khoa học hiện đại vẫn còn hoài nghi, nhưng nó không quan trọng bằng những lời dạy, những lời khuyến tấn con người thực hiện hành động và đời sống đạo đức hằng ngày, trước khi hướng đến mục tiêu xuất thế. Về phương diện xuất thế thì Văn học Phạn ngữ Phật giáo hàm chứa những tư tưởng nổi trội nhất so với các kinh điển ngoài Phật giáoChúng ta không thể tìm thấy trong văn học ở những nền văn minh cổ đại khác cùng thời kỳ có giá trị siêu thoát như vậy. Có chăng, đó chỉ là những nền văn học mang nội dung ca ngợi đời sống hạnh phúc mà con đường thực hiện là những khám phá hướng ngoại ra môi trường. Kết quả, nó chỉ mang lại bế tắc nơi tinh thầnhỗn loạn trong tâm thức và xáo trộn cho xã hội.

Những lời dạy của đức Phật (pháp), vốn không được ghi chép để truyền thừa ngay khi Phật còn tại thế, mà chỉ được các đệ tử ghi nhớ thông qua việc nghe trực tiếp trong những thời thuyết pháp của Phật. Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, các lời dạy của Ngài đã được kết tập lại với hình thức trùng tụng và giữ gìn bằng trí nhớ siêu việt của các bậc Trưởng lão kỳ túc, đến khi có chữ viết thì nó được trình bày dưới dạng văn bản. Nền văn học Phật giáo Phạn ngữ được hình thành từ khi các lời dạy của đức Phật được ghi lại thành văn bản bằng tiếng Phạn. Trải qua nhiều thời kì, với sự nỗ lực của những đệ tử Phật – những người mang trọng trách “Như lai sứ giả”, không chỉ kết tập lại những gì Phật dạy mà chú giải và truyền bá khắp nơi những tư tưởng ấy.

Nhưng pháp giải thoát vô cùng thậm thâmđại ý chư Phật uyên áo thật khó tỏ bày, người trí dễ ngộ, liền biết quyền thật, kẻ mê khó nhận, đâu hay chỉ ý. Do đó, Như Lai Thế tôn đã rất khéo léo vận dụng ngôn từ nói các thí dụ, hoặc là phóng quang, cùng nhiều cách khác mang tính ẩn dụ để mà trình bày. Như kinh Pháp hoa đã nói, những người hữu trí, nhờ có thí dụ mà được thông hiểu, chính vì vậy, hiểu được ý nghĩa của những câu chuyện Avadāna ắt hẳn là sẽ hiểu được ẩn ý của Phật Thế Tôn. Đó cũng là mục đích của người viết khi thực hiện thiên tiểu luận này.

B. NỘI DUNG

1. Tổng quan về văn học Phật giáo Phạn ngữ

Từ thời Phật còn tại thế, Ngài đã dùng rất nhiều biện pháp, cách thức và công cụ khác nhau để tuỳ theo trình độ, khả năng liễu đạo và tuỳ theo hoàn cảnh của đối tượng để truyền giảng. Ngôn ngữ chỉ là phương tiện được mượn để Thích Ca chỉ rõ chân lý cho người nghe. Chính vì sự linh hoạtmềm dẻo và phong phú trong Phật giáo đã dẫn đến nhiều lý giải khác nhau về các lời truyền giảng. Ngoài ra, khi số lượng người trong Tăng đoàn thực sự đủ lớn thì việc khác biệt nhau về quan điểm hầu như là thực tế tất yếu. Các quan điểm khác nhau về giới luật hay hình thức tu học dù chỉ là những điểm nhỏ cũng là một nguyên nhân đủ để tạo được các cuộc phân phái. Những cuộc phân phái xảy ra thời vua Aśoka phần lớn là vì sự sai biệt về giáo luật dù chỉ là các điểm nhỏ nhặt. Điều này một mặt gây ra tình trạng bất nhất trong toàn bộ hệ thống giáo lý, mặt khác lại làm cho nền văn học Phật giáo trở nên phong phú và đa diện hơn về văn học cũng như ý nghĩa tu tập.

Các bộ phái Phật giáo đều cố gắng dùng những kiến thức của mình để chứng minh cho tính đúng đắn của quan điểm bộ pháiđồng thời song song với đó là hoàn thiện những thánh điển cũng như luận thư cho bộ phái mình. Hiện nay, với những nghiên cứu của các học giảchúng ta được biết Tam tạng thánh điển Phạn ngữ tìm được qua khảo cổ hoặc các bản hiện tồn trong tạng Hán ngữ.

Khi nói đến văn học Phật giáo Phạn ngữ tức là chúng ta đề cập đến nền văn học Bắc truyền Phật giáotuy nhiên, nó lại chứa đựng cả tư tưởng Mahāyāna và Hīnayāna. Điều này lý giải tại sao trong nền văn học này, tạng Āgama có số lượng và nội dung tương tự tạng Nikāya.

A-hàm (Ā-gama) dịch là Thánh giáogiáo phápThánh ngôngồm có 4 bộ:

a/. Trường A-hàm (Dīrghāgama), 22 quyển, do ngài Phật-đà-da-xá (Buddhayasas) và Trúc Phật Niệm dịch (412 TL, y cứ Pháp tạng bộ).

b/. Trung A-hàm (Madhyamāgama), 60 quyển, do ngài Tăng-già-đề-bà (Saṅghadeva) dịch vào khoảng năm 397 TL. Bộ này là nền tảng của Hữu bộ.

c/. Tạp A-hàm (Saṃyuktāgama), 50 quyển, do ngài Cầu-na-bạt-đà-la (Guṇabhadra) dịch năm 435 TL (y cứ của Hữu bộ.

d/. Tăng Nhất A-hàm (Ekottarikāgama), 50 quyển.

Năm bộ này được xem là tương đương về số lượng hay tên gọi với năm bộ Nikāya của hệ Pāḷi. Tuy nhiên, Tạp A-hàm tức tương đương với Tiểu bộ (Khuddaka-nikāya), chỉ có một số được dịch sang Hán văn như các kinh Pháp cú, kinh Nghĩa túc, kinh Bản sự…

Về kinh Đại thừa, ngày nay chúng ta được biết bao gồm những kinh chính sau:

Mahāprajñā-paramitā-sūtra; Mahāprajñā-pāramitā-sūtra, Saddharma-puṇḍarīka-sūtra; Gaṇḍa-vyūha-sūtra, Lalita-vistara, Laṅkāvatāra-sūtra, Suvarṇa-prabhāsa-uttama, Tathāgata-garbhasūtra, Saṃdhi-nirmocanasūtra, Samādhirājasūtra, Daśabhūmikasūtra, Vimalakīrti-nirdeśa-sūtra.

Tuy nhiên, bảy bộ luận Abhidharma thuộc hệ Sanskrit lại không cùng nội dung với bảy bộ thuộc hệ Pāḷi. Bảy luận thư này được xem là của Hữu bộ gồm:

– Pháp Uẩn Túc Luận (Abhidharma-dharmaskandha pāda śāstra 阿毘達磨法蘊 足論): 12 cuốn, do Đại-Mục-kiền-liên (Mahāmaudgalyāyana), có thuyết nói do Xá-lợi-phất viết lúc Phật tại thế.

– Tập Dị Môn Túc Luận (Saṃgītiparyāya pāda śāstra 阿毘達磨集異門足論) do Xá-lợi-phất viết lúc Phật tại thế. (20 cuốn)

– Thi Thiết Túc Luận (Kāraṇa-prajñapti pāda śāstra 施設論), do Ca-chiên-diên (Kaiyaya) viết lúc Phật tại thế, chưa dịch ra Hán văn.

– Thức Thân Túc Luận (Abhidharma Vijñāna-kāya pāda śāstra 阿毘達磨識身 足論): 16 cuốn do Đề-bà-thiết-ma (Devasarman) viết sau Phật Niết-bàn 100 năm.

– Phẩm Loại Túc Luận (Prakaraṇapāda-śāstra 品類足論): 18 cuốn do Thế Hữu viết sau Phật Niết-bàn 300 năm, cũng dịch là Chúng Sự Phần A-tỳ-đàm Luận.

– Giới Thân Túc Luận (Dhatukāya pāda śāstra): 3 cuốn do Thế Hữu viết sau Phật Niết-bàn 300 năm. Bộ này Có trước Đại Tỳ Bà Sa, có giá trị nhất trong các luận khác thời đó, sau đệ tử thấy nhiều mới gom lại thành Giới Thân Túc Luận.

– Phát Trí Luận (Jñāna-prasthāna śāstra 發智論, 阿毘達磨發智論, A-tỳ-đàm Bát-kiền-độ Luận): 20 cuốn do Ca-chiên-diên tử (Katyayaniputra – Ca-na-diễn-ni tử) viết sau Phật Niết-bàn 300 năm.

Bảy bộ luận này, bộ Phát Trí gọi là Thân Luận, còn sáu bộ kia gọi là Túc Luận, vì nó là chỗ dựa cho luận Phát Trí được thành, và vì nghĩa lý chứa đựng trong nó ít ỏi không bằng nghĩa lý trong Phát Trí Luận rộng hơn. Trong đó ba bộ viết ra lúc đức Phật còn tại thế, bốn bộ viết ra sau khi Phật Niết-bàn. Ngoài bảy bộ luận cơ bản này, Hữu bộ còn có các luận thư để quảng diễn nghĩa lý các bộ trên như:

– Luận Đại Tỳ-bà-sa (Abhidharma-vibhāṣa-śāstra 毘婆沙論), 200 cuốn, là kết quả của Đại hội Kiết tập lần thứ tư vào giữa thế kỷ 2 T.L tại Ca-thấp-di-la (Kasmir, Kế Tân) do các ngài Thế HữuDiệu ÂmGiác ThiênPháp CứuHiếp Tôn Giả chủ trì với sự ủng hộ tận lực của vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniska). Bộ này quảng diễn giáo nghĩa của luận Phát Trí.

– A-tỳ-đàm Tâm Luận (Abhidharmahṛdaya-śāstra) do Pháp Thắng (Đạt-ma-thi-la) tạo vào thế kỷ 6 sau Phật Niết-bàn (đầu thế kỷ 3 T.L), toát yếu Đại Tỳ-bà-sa Luận.

– Tạp A-tỳ-đàm Tâm Luận (Saṃyuktābhidharma-hṛdaya-śāstra 雜阿毘曇心論) do đệ tử của ngài Pháp Thắng là Pháp Cứu (Tăng-già-bạt-ma) tạo vào thế kỷ 7 sau Phật diệt độ (đầu thế kỷ 4 T.L) nhằm làm rõ nghĩa trong A-tỳ-đàm Tâm Luận, vì cho A-tỳ-đàm Tâm Luận quá giản lược.

– Câu xá Luận (Abhidharmakośa-bhāsya-śāstra阿毘達磨倶舍論) do Thế Thân (Vasubhandhu) tạo vào 900 năm sau Phật diệt độ (đầu thế kỷ 5 T.L), 30 cuốn.

– Thuận Chánh Lý Luận (Abhidharma-Nyāyānusāra śāstra 阿毘達磨順正理論), 80 cuốn, do Chúng Hiền đồng thời Thế Thân tạo, nhằm bác lại Câu-xá.

– Hiển Tông Luận (Abhidharma-samayapradīpika 阿毘達磨藏顯宗論), 40 cuốn do Chúng Hiền tạo, nhằm nêu bật tông nghĩa của Hữu bô.

Kinh Lượng Bộ có Thành Thật Luận (Satyasiddhi-śāstra 成實論), 20 cuốn.

Về luận Đại thừa, có các bộ chính sau:

Madhyamaka-śāstra 中論, Madhyānta-vibhāga-bhāsya 辯中邊論, Prajñā-pradīpa-mūla-madhyama-kavṛtti 般若燈論, Dvādaśanikāya-śāstra 十二門論, Śata-śāstra 百論, Akṣaraśataka 百字論, Yogācāra-bhūmi-śāstra 瑜伽師地論, Triṃśikā vijñapti-kārikā 唯識三十頌, Vidyānirdeśa-śāstra 顯識論, Vigrahavyāvartanī 廻諍論, Vijñapti-mātratāsiddhi-śāstra 成唯識論, Vimśatikā-śāstra 二十唯識論, Mahāyāna saṃparigraha-śāstra 攝大乘論, Mahāyāna śatadharmā-prakāśamukha śāstra 大乘百法 明門論, Mahāyānâdhimukty-utpāda 大乘起信論, Aṣṭādaśa-śunyatā-śāstra 十八空論, Prakaranāryavāca-śāstra 顯揚聖教論, Buddha-dhātu-śāstra 佛性論, Nyāyamukha 因明正理門論

Về Luật tạngđa số hiện nay các bộ luật được áp dụng lại thuộc Thanh văn thừaChứng tỏ rằng, sự phân hóa bộ phái Phật giáo chủ yếu là vì quan điểm giáo lý hơn là về hành luật.

– Sarvāstivāda-vinaya-mātṛkā (Tát-bà-đa-bộ Tỳ-ni Ma-đắc-lặc-già), Saṅghavarman (Tăng-già-bạt-man) dịch năm 445 sau CN, Taisho (T) 23, 1441.

– Sarvāstivāda-vinaya-vibhāṣā (Tát-bà-đa Tỳ-ni Tỳ-bà-sa), chưa rõ người dịch, phát hiện năm 350-431 sau CN, T 23, 1440.

– Sarvāstivāda-vinaya-saṅgraha (Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ-nại-gia Nhiếp Tụng?), Jinamitra (Thắng Hữu) soạn, ngài Nghĩa Tịnh dịch năm 700 sau CN.
– Daśādhyāya-vinaya-nidāna (Thập Tụng Tỳ-nại-gia Ni-đà-na), ngài Vimalākṣa (Tỳ-ma-la-xoa) dịch.

– Daśādhyāya-vinaya-bhikṣu-prātimokṣa (Thập Tụng Tỳ-kheo Ba-la-đề-mộc-xoa Giới Bổn), ngài Kumārajīva (Cưu-ma-la-thập) dịch năm 404 sau CN, T 23, 1436.

– Daśādhyāya-vinaya-bhikṣuṇī-prātimokṣa (Thập Tụng Tỳ-kheo-ni Ba-la-đề-mộc-xoa Giới Bổn), Fayin soạn năm 420-479 sau CN, T 23, 1437.

– Daśādhyāya-vinaya (Thập Tụng Luật) hay Sarvāstivāda Vinaya, Puṇyatara (Phất-nhã-đa-la) cùng với Kumārajīva (Cưu-ma-la-thập) dịch năm 404 sau CN, T 23, 1435.

Trong bảy bộ này, bộ thứ bảy được xem là quan trọng nhất.[1]

2. Mối liên hệ giữa nền văn học Avadāna và các kinh Đại thừa

2.1. Văn học Avadāna Phật giáo

Avadāna là những hành động vĩ đại, những sự nghiệp to lớn. Danh từ avadāna trong Phật giáo còn được dịch là duyên, nhân duyênthí dụ, thí ngữ. Nó còn là một mảng trong văn học Phật giáo – Thí dụ kinh, một trong 12 bộ kinh.Thí dụ (譬喻; s: ava-dāna) hoặc Diễn thuyết giải ngộ kinh (演 說 解 悟 經), âm là A-ba-đà-na (阿 波 陀 那), chỉ những loại kinh mà trong đó Phật sử dụng những thí dụẩn dụ để người nghe dễ hiểu hơn. Thực tế, khi thuyết giáo, đức Phật sử dụng những thí dụ để làm dẫn chứng nhằm cụ thể hóa điều mà ngài nói, đôi khi nó không có thật mà chỉ nhằm mục đích làm cho các đệ tử dễ hiểu hơn. Như vậy, nó là những thí dụ đơn thuần, là một thủ pháp nghệ thuật. Thủ pháp nghệ thuật thí dụ là dùng một hình ảnh cụ thể, một trường hợp điển hình để minh hoạ cho một vấn đề nào đó được đưa ra. Trong các thời thuyết pháp của đức Phật đều có đưa ra những hình ảnh thí dụ cụ thể để minh hoạ cho ý Ngài muốn đề cập. Mặt khác khi sử dụng thủ pháp nghệ thuật này thì nội dung thuyết giảng sẽ được trình bày sống độngcụ thểđảm bảo tính trong sángsúc tích và mang lại hiệu quả cho người nghe. Việc sử dụng những hình ảnh thí dụ mang tính đặc trưng nhằm chuyển hoá tâm thức chúng sanh ra khỏi tham sân si. Mỗi lời kinh tiếng kệ đều ghi nhận một hình ảnh sinh độngcụ thể, để lại dấu ấn tâm linh cho người tiếp nhận thông qua mỗi hình ảnh thí dụ tiêu biểu.

Nhưng bên cạnh đó, những thí dụ mà ngài đưa ra là những hành động vĩ đại của đức từ bi, thí xả của các vị Bồ tát…, đó là một thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ. Vậy Ẩn dụ là gì? Đây vừa là thủ pháp nghệ thuật đồng thời là hiện tượng tư duy. Trong phạm vi nghĩa hẹp thì ẩn dụ là biện pháp tu từ. Chuyển đặc tính của đối tượng này cho đối tượng khác theo nguyên tắc có sự tương đồng hoặc tương phản về mặt nào đó giữa chúng. Ẩn dụ nổi bật ở tính biểu cảm, khai mở khả năng vô tận cho việc nhìn ra nét gần nhau giữa những sự vật, hiện tượng khác xa nhau. Về thực chấtẩn dụ là một cách nghĩ mới về đối tượng, nó giúp phát hiện ra bản chất ẩn giấu của đối tượng. Về nghĩa rộng, nó như là hình tượng liên tưởng do trí tưởng tượng tạo ra ở những tình huống nhất định và nhất là với mục đích biểu cảm thẩm mĩ. Ẩn dụ là một phương pháp biểu đạt rất phổ biến trong kinh điển Phật giáo.

Như vậy, khi đề cập đến văn học Avadāna Phật giáo thì chúng ta phải đề cập đến hai khía cạnh ý nghĩa này.

“Cũng như truyện Bản sanh (jātaka), Thí dụ (avadāna) là một trong những thể loại của Kinh. Thể loại nầy thường kể theo lối giới thiệu nơi nào hoặc dịp nào mà Đức Phật kể câu chuyện vào thời quá khứ, và khi kết luậnĐức Phật rút từ trong câu chuyện tính chất luân lý của giáo pháp. Do vậy, thông thường Thí dụ (avadāna) gồm có một câu chuyện hiện tại, một câu chuyện thời quá khứ và một lời răn dạy. Nếu người anh hùng trong câu chuyện thời quá khứ là một Bồ-tát, Thí dụ (avadāna) cũng có thể được chọn để làm một truyện Bản sanh (jataka). Một thể loại đặc biệt khác như Thí dụ là trong đó Đức Phật thay vì kể lại chuyện quá khứ mà là sự Thọ ký (prognostication) cho tương lai. Những giai thọai tiên tri nầy được xem như câu chuyện trong quá khứ để giải thích cho nghiệp trong hiện tạiNgoài ra còn có những Thí dụ (avadāna) trong đó cả phần câu chuyện là nhất quán và cuối cùng có một dạng trong đó nghiệp báo hiển bày hoặc tốt hoặc xấu tuỳ theo hiện đời. Tất cả các loại Thí dụ (avadāna) nầy thỉnh thoảng xảy ra trong Luật tạng (Vinaya piṭaka) và Kinh tạng (Sutra piṭaka)”.[2]

2.2. Mối liên hệ giữa nền văn học Avadāna và các kinh Đại thừa

Nền văn học Avadāna bàng bạc khắp các kinh điển Đại thừa nên tầm quan trọng của nó là vô cùng lớn lao. Nó có ba ý nghĩa chính là nêu bật tính triết lí, mang tính chất bồ tát hạnh và nâng cao tín tâm Tam bảoChúng ta sẽ thấy ba ý nghĩa này thông qua một số kinh Đại thừa tiêu biểu sau:

2.2.1. Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka sūtram)

Khi đức Phật muốn thuyết pháp thì trước hết phải đánh thức căn cơ chúng sanh cho cơ duyên hoà hợp mới có thể tuyên thuyết. Trong phẩm Tựa (Nidānaparivartaḥ) này đề cập đến sự kiện trước khi nói kinh Pháp Hoađức Phật đã nói kinh Vô Lượng Nghĩa (Anantanirdeśa sūtram) rồi ngồi xếp bằng nhập vào chánh định “vô lượng nghĩa xứ” (anantanirdeśasthāna samādhi), thân và tâm đều không lay động.

Kinh văn: “Khi ấy có vị Bồ tát hiệu Diệu Quang… không có ai hoặc là thân, hoặc là thân sanh mỏi mệt”.[3] Vì sao sáu mươi kiếp mà như trong một bữa ăn? Đó là vì muốn nói đến sự nhất tâm trong khi nghe pháp của thính chúng. Phật nói kinh Pháp Hoa là chỉ tri kiến Phật, mà nó thì không hình, không tướng, không sanh, không diệt, vượt ra ngoài không gian và thời gian thì sáu mươi kiếp có nghĩa lý gì? Đại chúng có tâm tha thiết nghe đại pháp đến tột độ thì ý thức về bản thân không còn thì sẽ vượt qua những ý niệm về thời gian. Cho nên trải qua một thời gian xa nhưng các vị ấy thấy như trong một bữa ăn. Khi nghe pháp nhiệm mầu tức đang thọ pháp thực, nó là chất bổ dưỡng cho sự tu trì, sinh ra niềm hỉ lạc vô biên, dứt hết những nghiệp hữu lậu thô trọng thì thân tam an nhàn thì không thể sanh ra tâm lười mỏi được.

Trong phẩm Thí dụ (Aupamyaparivartaḥ) này đức Phật nêu một thí dụ về ông trưởng giả có những người con đang mải mê chơi trong ngôi nhà cũ mục đang cháy. Ông đã khéo dùng phương tiện để dụ chúng ra khỏi hiểm nạn. Đức Như lai là cha lành, chúng sanh là con, ba cõi không yên ví như nhà lửa. Trước đây Như lai chưa thể nói cỗ xe Phật thừa mà phải dùng phương tiện giả thiết có ba thừa. Ai nghe pháp cầu Niết bàn thì đó là xe Thanh vănví như có người con thích xe hươu mà ra khỏi nhà lửa. Ai thích nghe pháp mà cầu tuệ giác tự nhiên thì đó là xe Duyên giác, cũng như người con thích xe hươu mà chạy ra khỏi nhà lửa. Ai thích nghe pháp mà cầu như vậy để đem lại yên vui cho chúng sanh đó là cỗ xe Phật đàví như người cầu xe trâu mà chạy ra khỏi nhà lửa. Khi thoát khỏi nhà lửa rồi thì Phật chỉ cho cùng một cổ xe Phật đà để đi thẳng đến chỗ thấy biết của Phật.

Trong phẩm Tín giải (Adhimuktiparivartaḥ), Ngài Tu bồ đề (Subhūti), Đại Ca chiên diên (Mahā-katyāyana), Đại Ca diếp (Mahā-kāśyapa), Đại Mục kiền liên (Mahāmaudgalyāyana) đưa ra thí dụ về gã cùng tử vì ngu si nên bỏ người cha giàu có mà lưu lạc khắp nơi đến nỗi phải đói khát. Sau đó người cha đã dùng phương tiện để giúp người con trở về đúng với vị trí của mình và hưởng những gì đáng được hưởng.

Toàn bộ thí dụ này là các Ngài tự bộc bạch nỗi lòng của mình với Phật. Tuy rằng, các Ngài vẫn chưa thể nhập được Phật tri kiến nên chỉ hiểu qua lòng tin thôi. Và qua đây cho thấy rằng các pháp Tứ đế… mà bị cho là Tiểu thừa đều là căn bản để dẫn dắt lên Đại thừa vậy.

Đức Phật ra đời là vì cứu khổ cho chúng sanh nên mỗi lời nói của ngài đều muốn lợi lạc cho họ. Vì căn cơ mỗi chúng sanh khác nhau nên cách hiểu về lời dạy của Ngài cũng khác nhau, dù thế, ai cũng được lợi ích cả. Phẩm Dược thảo dụ (Oṣadhī -parivartaḥ) là nói về ý này, đồng nhận một trân mưa bình đẳng đúng thời mà sinh trưởng nhanh chậm lợi ích khác nhau cũng như sau khi nghe pháp thì tuỳ theo căn cơ được hiểu và tu tập đạt được lới ích lớn nhỏ khác nhau.

Trong phẩm Hoá thành dụ (Pūrvayogaparivartaḥ), đức Phật kể về đức Phật quá khứ Đại Thông Trí Thắng là nhằm nhắc cho đại chúng nhớ lại về nhân duyên xưa đã có một số phát tâm Đại thừa nhưng đã quên mất. Vì thấy quả Phật quá lâu xa nên họ cảm thấy thối tâm nên Phật đã khai pháp phương tiện cho họ.

Phẩm ngũ bách đệ tử nguyện thọ lý (Pañcabhikṣuśatavyākaraṇaparivartaḥ) nói về sự kiện Phật thọ ký cho năm trăm vị A la hán thành Phật trong đời vị lai. Sau khi được thọ ký các vị ấy đã vui mừng và nói thí dụ.

Ai cũng biết Đề bà đạt đa (Devadatta) là một người luôn chống đối, hãm hại đức Phật và muốn nắm lấy Giáo hội khi Phật còn tại thế. Thế thì, tại sao trong phẩm Devadattaparivartaḥ này, Phật lại nói do nhờ ông thiện tri thức Đề bà đạt đa làm cho ta đủ sáu ba la mậttừ bi, hỉ xả… và thọ kí cho ông ta thành Phật?

Phẩm này cho chúng ta thấy được rằng mỗi người ai cũng có Như Lai tạng tánh, ai cũng cũng có thể thành Phật. Dưới con mắt của phàm phuNhị thừa thì có phân biệt tốt xấu, kẻ oán khác với người thân nên luôn đem tâm bỉ thử phân biệt mà xử nhân tiếp vật. Dưới tuệ nhãn của đấng giác ngộ thì mọi chúng sanh đều có Phật tánh, dù người cực ác đi chăng nữa thì cũng không có nghĩa là họ không có thiện tâm, chỉ cần một phút hồi quang quay đầu lại thì đã trở thành người hiền thiện. Chính vì điểm này nên Phật mới thọ kí cho Đề bà đạt đa. Phẩm này cũng nói lên ý nghĩa rằng đã là nhân duyên thì luôn có thuận và nghịch.

Trong phẩm này cũng nói đến sự kiện Long nữ thành Phật, nó có ý nghĩa gì? Ngài Xá Lợi Phất trong kinh này là một người mới biết mình là “Phật tử” nên là đại biểu cho hàng chưa giác ngộ rốt ráo nên vẫn còn mang tâm niệm của Nhị thừa cho rằng thân nữ là cấu uế, không thể thành Phật. Còn Bồ tát Trí Tích thì phân vân không hiểu tại sao muốn làm Phật phải trải qua vô lượng kiếp tu lục đô vạn hạnh, khi phước trí đều viên mãn mới thành thì tại sao trong tích tắc mà Long nữ có thể thành Phật được? Câu chuyện Long nữ này nhằm phá dẹp những kiến chấp về ngã của Nhị thừaHình ảnh Long nữ đã mang hiệu lực kích thích tất cả thính chúng trong pháp hội, giúp họ dẹp sạch những tư tưởng đó đồng thời cũng khiến họ tự đặt ra câu hỏi cho riêng mình rằng Long nữ là một bé gái mà có thể tu thành Phật nhanh chóng như vậy thì tại sao chúng ta là hàng trưởng lão… mà không nỗ lực để tu thành Phật?

Trong phẩm Bodhisattvapṛthivīvirasamudgamaparivartaḥ, khi các vị Bồ tát ở các nước phương khác muốn phát nguyện đời sau gìn giữtruyền bá kinh Pháp Hoa này thì có các vị Bồ tát từ dưới đất vọt lên. Các vị này đều có đủ tướng hảo quang minh… Sự kiện này mang ý nghĩa gì? Đức Phật chỉ chấp nhận cho các Bồ tát ở cõi này hành Phật sự tức là đức Phật đề cao tinh thần tự lực, tự mình làm hòn đảo, tự mình làm ngọn đuốc cho chính mình chứ không thể nhờ một nguồn lực bên ngoài nào thay thế cho mình để giúp mình thành Phật được. Hình ảnh Bồ tát từ dưới đất vọt lên là biểu trưng cho một sự thật rằng tuệ giác giải thoát là phát xuất từ chính bản tâm của mình. Chúng ta công phu thiền địnhthọ trì kinh điển… là những trợ duyên để có thể khám phá ra nguồn tuệ giác này. Khi công phu thành thục thì nó sẽ bùng vỡ như hình ảnh đại địa rung động và các vị Bồ tát từ dưới đất vọt lên. Khi thành tựu được như vậy là chúng ta sẽ sống hằng ngày với nó, nó sẽ soi đường chỉ lối cho chúng ta trong mọi ý nghĩ hành động, cũng như các vị Bồ tát này tự giữ kinh Pháp Hoa vậy.

Ngoài ra, các phẩm Thường bất khinh bồ tátDược vương bồ tát bổn sựDiệu âm bồ tátPhổ môn, Vua Diệu trang nghiêm là các phẩm kể về công hạnh của Bồ tát.

Như vậy, trong kinh Pháp hoa này đã hàm chứa rất nhiều các truyện thuộc thể loại Avadāna, mục đích không gì khác hơn như lời đức Phật dạy “người trí nhờ thí dụ mà hiểu” trong phẩm Thí dụ. Trong kinh này cũng nêu lên công đức của người trì kinh hay diễn giảng Pháp hoa trong các phẩm 17, 18, 19; đồng thời cũng nói rõ những tội lỗi mà người khinh chê hay phá diệt kinh này phải chịu lấy. Nhìn chung, các thí dụ và chuyện bổn sự trong kinh này đều có mô-típ tương đương với các mẫu chuyện trong các kinh thuộc thể loại Avadāna này.

2.2.2. Đại trang nghiêm kinh (Lalitavistara sūtram)

Đại trang nghiêm kinh,[4] phẩm thứ hai là Đâu suất thiên cung phẩm, khi bồ tát (khi đức Phật vẫn còn là vị bồ tát) được vây quanh bởi vô lượng chư thiên đầy đủ oai đức, nhờ âm thanh của những tiếng trống đồng đã thôi thúc Ngài giáng sanh xuống cõi ta bà để cứu độ chúng sanh. Rồi kể lại chuyện hạ sanh vào vương cung của vua Śuddhodana, trong thai tạng của hoàng hậu Māyā…Trong vườn Lumbini (Lâm-tỳ-ni), khi Bồ-tát được sanh ra, bảy bước đi của Ngài đều có bảy đoá sen rộ nở đón chào… cùng với lời tuyên bố về sự xuất hiện ư thế vĩ đại của Ngài. Từ Phẩm thứ 8 đến 10 kể lại những kinh nghiệm và sự thông minh xuất chúng của Bồ-tát ở trường. Hai Phẩm kế tiếp kể lại những câu chuyện liên quan đến tiểu sử của Bồ-tát đang sống trong hoàng cung. Từ Phẩm thứ 14 đến 26 mô tả lại cuộc đời Ngài khi dạo chơi ngoài bốn cửa thành và chứng kiến cảnh sinh, già, bệnh và chết cũng như kể lại việc từ bỏ vương cung, sự xuất gia học đạo và tu khổ hạnh, sự hàng phục chúng ma cũng như sự thành đạo của Ngài; sự diện kiến vua Bimbisāra…. lời thỉnh cầu của Phạm thiên thỉnh Như Lai chuyến pháp luân…. Phẩm thứ 27 mới thế hiện tinh thần của Phật giáo Đại thừa, và cũng chính chương này đã làm chói sáng toàn bộ nội dung của Lalitavistara với vô số đức hạnh và trí tuệ của Như Lai xuyên qua giáo nghĩa của việc chuyển pháp luân.

Bản kinh này nhấn mạnh đến tính chất siêu phàm của Bồ tát Hộ minh, mang thuần chất Đại thừa. Tất nhiên, nó cũng diễn tả những sự thành tựu vĩ đại mà một người như đức Phật mới có thể đạt được.

2.2.3. Kinh Kim quang minh (Suvarṇa-prabhāsa sūtram)

Trong kinh Kim quang minh này,[5] phẩm thứ 7 của quyển 5 là Kamalākara (Liên Hoa Dụ Tán). Phẩm này kể lại chuyện Bồ-đề Thọ thần rằng Diệu Tràng nằm mộng thấy trống vàng vi diệu phát âm thanh lớn, tán thán công đức chư Phật cùng với pháp sám hối. Do nhân duyên này cho nên đức Phật mới kể lại rằng quá khứ có vua tên là Suvarṇabhūjendra (Kim Long Chúa) thường dùng hoa sen làm dụ để tán thán xưng dương công đức của ba đời mười phương chư Phật. Nhờ nhân duyên đó cho nên đức Phật vì đại chúng kể lại chuyện ấy, Diệu Tràng cũng đã tác kệ ca ngợi công đức vô lượng của thập phương tam thế Phật.

Phẩm 21 của quyển 9, mô tả lại chuyện vua Susaṃbhava (Thiện Sanh) trong thời quá khứ đã từng làm một vị Chuyển luân Thánh vương. Ngài đã đem cả đại địađại hải và tứ châu cúng dường chư Như Lai. Nó cũng kể lại sự hộ trì chánh pháphộ trì chân lý và hộ trì những người trì tụng kinh này của chư Thiên, Dược-xoa (Yakṣa).

Phẩm 25 mô tả lại chuyện trưởng giả Lưu Thuỷ (Jalavāhanasya -matsya-vaineya). Xưa ông ta làm vua trị vì cõi Trời Tự Tại Quang, cũng là một vị đại lương y đã cứu chữa vô số tật bịnh cho nhân dân trong nước, khiến cho những ai có tật bịnh đều chóng bình phục và được an lạcVô số nhân dân ở trong cõi nước của Ông khi được cứu chữa bịnh tật như thế đều tôn kính ông ta bằng cách phát tâm tu tập phước đứchành thiện bố thí và lần lượt những người ấy đều đến chỗ của ông – vị đại lương y đó – thi thiết và lễ báicung kính và cúng dường đồng thời cầu nguyện cho ngài luôn được trường thọ.

Phẩm 26 của quyển 10 là mô tả lại việc xả thân cứu bầy cọp (1 cọp mẹ và 7 cọp con) đang đói khát. Chuyện kể rằng thủa xưa trong thời quá khứđức Thế Tôn hành Bồ-tát đạo, không những thí nước và thức ăn để cứu bầy cá, mà còn hiến cả thân mình.

Như vậy, kinh này xen lẫn cả giáo lý Đại thừaMật chú và cả những chuyện tiền thân của các vị bồ tát và cũng nêu lên các công đức đạt được khi hành giả trì và hành kinh này.

2.2.4. Kinh Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha-sūtram)

Phẩm quan trọng nhất của kinh này là phẩm Nhập pháp giới (Dharma-dhātu praveṣa), vì muốn khiến cho đại chúng phát tâm chánh tín Phổ Môn, Bồ-tát Mañjuśrī (Văn Thù) biến khỏi lầu các Thiên Sự, đi hướng về phía Nam đến thành phía Đông, nơi đức Phật đã thuyết pháp. Hết thảy đại chúng đều phát Đại thừa tâm, trong đó có Sudhana là người phát tâm dũng mãnhhết lòng chí thànhcầu đạo vô thượng. Chuyện kể này liên quan đến một nhân vật chính tên là Sudhana (Thiện Tài Đồng Tử) và cuộc du hành của ngài trong việc tìm cầu chân lý giải thoát. Sudhana đã du hành và yết kiến trải qua 53 vị Thiện Tri Thức. Khi Sudhana (Thiện Tài Đồng Tử) đến mỗi một vị Thiện tri thức để yết kiến và cầu pháp để chứng đắc chân lý, thì mỗi vị đều trình bày một pháp môn giải thoát tam-muội.

2.2.5. Kinh Duy ma cật (Vimalakīrtinirdeśa sūtram)

Kinh này[6] thuật lại hoàn cảnh cư sĩ Duy-ma-cật đang lâm bệnh tại nhà. Bệnh của ông được hiểu như một sự khéo léo trong lúc áp dụng phương tiện (sa.upāyakauśalya) dạy người. Phật cử nhiều đại đệ tử đi đến nhà ông hỏi thăm nhưng tất cả đều khước từ. Cách hiểu sai lầm của họ về giáo lí đã được Duy-ma-cật chỉnh lại và vì thế họ hổ thẹn, không dám đại diện Phật đến hỏi thămGiáo lí của kinh này được trình bày rõ nhất trong chương thứ ba. Bài dạy choXá-lợi-phất ngay đầu chương đã đưa ngay lập trường của thiền Đại thừađặc biệt là Thiền như Thiền tông chủ trương. Trong chương thứ tư, khi được Văn-thù hỏi thăm vì sao bệnh và thế nào thì hết được, Duy-ma-cật nhân đây giảng rõ về đạo hạnh của một vị Bồ Tát cho tất cả cùng nghe. Và có lẽ tư cáchhình tượng của một Bồ Tát không được kinh văn nào miêu tả hay hơn trong phẩm này.

2.2.6. Kinh Thắng man (Śrīmālādevī-siṃhanādavaipulyasūtra)

Kinh này[7] tương đối ngắn, bao gồm 15 phẩm. Phẩm thứ nhất nói về đức tính chân thật của Như Lai và sự việc công chúa Thắng Man được Phật thụ kí. Phẩm 2–4 nói về việc phát triển Bồ-đề tâm. Nội dung của phẩm thứ 5–15 có thể gọi chung là “nhập Như Lai tạng” nói về việc xác quyết Nhất thừa (sa. ekayāna), về Như Lai tạng (sa. tathagātagarbha), Pháp thân (sa. dharmakāya), bản tính thanh tịnh. Vì bản chất nội dung, kinh thường được bàn luận và so sánh với các kinh luận như Bảo tính luận, Nhập Lăng-già (sa. laṅkāvatāra-sūtra), Đại thừa khởi tín luận (大 乘 起 信 論)… Công chúa Thắng Man, nhân vật chính trong kinh này có quan điểm rằng, Phật chỉ vì Đại thừa thuyết pháp và pháp này bao gồm tất cả ba cỗ xe (Ba thừa). Thắng Man nêu ba hạng người có thể đi trên đường Đại thừa, đó là, hạng người thực hiện được Trí huệ vô thượng một mình; hạng người nhờ nghe pháp mà đạt trí huệ; hạng người có Tín tâm (sa. śraddhā), tin tưởng Phật pháp, mặc dù không đạt được trí huệ tột cùng.

2.2.7. Kinh Đại bảo tích (Ratnakūṭa sūtram)

Đây là bộ đồ sộ bao gồm nhiều kinh,[8] trong đây có nhiều pháp hội kể về các vị Phật, bồ tát và Phật tử. Đáng chú ý là kinh Quán vô lượng thọ – một trong ba kinh căn bản của Tịnh độ tông. Kinh miêu tả thế giới phương Tây của Phật A-di-đà và dạy cách hành trì: sống thanh tịnhgiữ giới luật và niệm danh hiệu Phật A-di-đà, hành giả thoát khỏi các nghiệp bất thiện và được tái sinh nơi Tịnh độ của A-di-đà. Kinh này chỉ rõ quá trình phát sinh giáo pháp của Tịnh độ tông và thật ra đã được đức Phật lịch sử Thích-ca trình bày. Hoàng hậu Vi-đề-hi, mẹ của vua A-xà-thế, bị con mình bắt hạ ngục cùng với chồng là vua Tần-bà-sa-la (sa., pi. bimbisāra). Bà nhất tâm cầu nguyện Phật và khi Phật hiện đến, bà xin tái sinh nơi một cõi yên lành hạnh phúc. Phật dùng thần lực cho bà thấy mọi thế giới tịnh độcuối cùng bà chọn cõi Cực lạc của A-di-đà. Phật dạy cho bà phép thiền định để được tái sinh nơi cõi đó. Phép thiền định này gồm 16 phép quán tưởng, và tuỳ theo nghiệp lực của chúng sinh, các phép này có thể giúp tái sinh vào một trong chín cấp bậc của Tịnh độ.

2.2.8. Kinh Bi hoa (Karuṇāpuṇḍarīka sūtram)

Nhiều người cho rằng kinh này[9] thuộc Tịnh độ tôngTuy nhiên, ngoài việc đề cập đến nhân duyên tiền thân của đức Phật A-di-đà cùng với rất nhiều vị Phật và Bồ Tát khác nữa – thì kinh này tuyệt nhiên không có phần nào chỉ dạy hay khuyến khích pháp môn Tịnh độ. Một phần lớn nội dung kinh đề cập đến pháp Bố thí trong tinh thần Đại thừa, nhưng điều đó đã được sử dụng như một phương tiện để hiển bày tâm đại bi của Bồ Tát – và Bồ Tát ở đây chính là một tiền thân của đức Phật Thích-ca. Và chính vì thế mà kinh này có tên là Đại Bi Liên Hoa – được gọi tắt thành kinh Bi Hoa.

C. KẾT LUẬN

Kinh Đại thừa, về phương diện tư tưởng nó là đỉnh cao của triết học Phật giáo, về phương diện văn học có thể xếp vào những tác phẩm hay nhất mọi thời đại. Trước hết, nó là tác phẩm văn học mang tính triết học chứ không đơn điệu như một tiểu thuyết bình thường. Về mặt thẩm mỹ, nó được tinh luyện từng câu chữ và chắt lọc từng ngôn từ. Không một từ, một câu nào mang tính phàm tụccẩu thả diễn đạt như những tác phẩm văn chương thường gặp. Về mặt thủ pháp nghệ thuật thì nó có đủ cả ẩn dụ, thí dụ… và những từ ngữ được sử dụng mang tính biểu cảm rất cao. Đồng thời có những câu rất cô đọng nhưng ý tứ của nó thì vô cùng sâu xa và từ đó, chúng ta có thể khai triển ra thành cả một tác phẩm khác. Chẳng hạn, trong phẩm Thí dụđức Phật chỉ dùng hai câu kệ ngắn như sau: “Ba cõi không an, giống như nhà lửa”.[10] Chỉ có tám chữ nhưng khi đọc đến, độc giả sẽ tự đặt ra câu hỏi là tại sao ba cõi là không an? Từ đó hàng loạt những câu hỏi và câu trả lời tiếp theo được đưa ra. Không những thế, tuỳ theo đối tượng là ai thì sẽ có cách hiểu khác nhau. Có thể nói ngôn ngữ trong kinh là ngôn ngữ biểu cảm hình tượng, khi đọc chúng ta có thể hình dung ra cả một khung cảnh có thể rất đẹp mà cũng có thể rất hãi hùng (như nhà bị lửa đốt) nhưng hình ảnh nào cũng mang đến cho chúng ta một sự cảnh tỉnh nào đó, buộc ta phải nhìn lại giá trị suy nghĩ, hành động đạo đức của ta.

Những mẫu chuyện Avadāna luôn có giọng văn hùng tráng như diễn tả cảnh người cha tìm cách cứu con ra khỏi nhà lửa nhưng nó lại là giọng bi hùng. Khi đọc đến thì tâm nguyện cứu mọi người ra khỏi những đau khổ sẽ khơi dậy mạnh mẽ, bên cạnh đó chúng ta lại cảm thấy thương đức Phật hơn…

Các kinh này cũng sử dụng thể nghị luận rất nhiều. Có những đoạn lý luận rất sắc bén nhưng lời rất logic và gọn gàng, mà trên hết trong mỗi lời đều có cái “tâm” trong đó và ta sẽ nhận ra ngay rằng những lời này phải là xuất phát từ một con người có tuệ giác cao vời, đã thông hiểu mọi ngõ ngách của tư duy lý luận và chủ đề đang diễn tả.

Nghệ thuật dùng những thí dụ trong các kinh này được sử dụng rất nhiều, bởi lẽ, thí dụ là công cụ để chỉ con đường ngắn nhất cho người đọc tiến vào ý nghĩa thực mà người muốn nói. Huống hồ, triết lý Phật giáo là rất xâu xa, nếu chỉ dùng lý luận suông hoặc chỉ thiên về mặt diễn tả bằng những ngôn ngữ đầy tính triết lý thì mấy ai hiểu được? Tuy nhiên, nghệ thuật ẩn dụ qua các câu chuyện Avadāna đôi khi đã đẩy người đọc vào con đường độc đạo tư duy. Hàng loạt những hình ảnh biểu cảm đôi khi khó xảy ra trong hiện thực nhưng khi biết tư duy chín chắn sẽ mang đến cho người đọc niềm vui không lời. Từ đó, người đọc được dẫn dắt vào vương quốc của hình ảnhngôn ngữ và tư duy. Ba thứ này kết hợp trong một khối bao trùm lấy tâm tư người đọc.

Do vậy, giá trị văn học của các mẫu chuyện Avadāna, không chỉ dừng lại ở mức độ diễn tả kể chuyện bình thường qua các thủ pháp nghệ thuật mà hơn thế nó có khả năng truyền thông sâu sắc và nhanh chóng đến mọi đối tượng độc giả. Giúp người đọc phát triển tư duy lý luận và tư duy về chân lý, từ đó họ tự cải thiện cuộc sống của mình. Đồng thời, qua đó tinh thần dấn thân phục vụ cho nhân sinh xã hội được hình thành và quyết tâm dũng mãnh hơn nhiệm vụ tịnh hoá thân tâm mình.

Dẫu rằng, chỗ tuyệt đối của chân lý thì có thiên kinh vạn quyển, tuyệt cùng ngôn ngữ vẫn không thể nào diễn tả được. Bởi lẽ, dùng cái sản phẩm hữu hạn của tư duy mà diễn đạt cái không thể tư duy thì đó chỉ là như đưa trẻ khen viên ngọc đẹp nhưng giá trị thật của viên ngọc nó không hề hay biết. Tuy nhiên, trong cái giả cũng đã chứa cái thật, đó là cái “như thị” của riêng nó. Chính nhờ hai chữ này mà đức Phật mới có thể vân du khắp chốn Ấn độ mà giáo hoá mà chúng ta ngày nay cũng được thụ hưởng dù rằng đó chỉ là chút dư hương của ngày cũ. Tuy vậy, nước biển bao giờ cũng mặn, mấy ngàn năm trước nó đã mặn, mấy ngàn năm nữa nó cũng chẳng lạt đi, dù cho người ta nói nó là “mặn” hay “lạt” thì bản chất của nó vẫn như nó mà thôi. Những lời xuất phát từ bậc giác ngộ thì bao giờ nó cũng là sản phẩm giác ngộ. Chỉ một chữ “diệu” thôi cũng đủ cho chúng sanh tuyệt vọng mà cũng mở ra cánh cửa hy vọng cho hết thảy. Chỉ có những kẻ tâm tánh hạ liệt mới tuyệt vọng vì đã bị đóng kín trước rào cản ngôn ngữ, còn người cao trí thì liền ngay đó mà vào nơi chí diệu.

Dù các kinh Avadāna này có kể về chuyện của bồ tát hay lời thọ kí thì mục đích cuối cùng là khai phát và dung dưỡng tâm Đại thừa cho chúng sanh ngày một phát triển và rốt cùng là đến quả vị Phật. Tuy vậy, đó là quãng đường quá dài, phải trải qua thời gian lâu xa, nhờ trăm vạn lần khổ hạnhhuân tu phước – trí mới có thể thành tựuĐức Phật đã trải qua con đường này nên Ngài đã từ bi để lại cho chúng sanh đời sau cái kinh nghiệm quí báu ấy. Mới bước một bước chân thì đừng cao vọng đi đến đỉnh núi, cũng vậy, chúng ta cần phải học hạnh Quán Âm mà phục vụ chúng sanh, lấy gương Bất Khinh mà hàm dưỡng tâm trí, noi chí Phổ Hiền mà gìn giữ, học tập Phật pháp.

Tóm lại, các kinh Đại thừa dù có nội dung triết lý thật cao siêu mà sự diễn đạt lại được đơn giản hoá tới mức tối đa thông qua những mẫu chuyện Avadāna. Nó không chỉ là một tác phẩm văn chương với những thể tài phong phú được vận dụng một cách nhuần nhuyễn mà hơn hết là tác dụng truyền bá tư tưởng giác ngộ vậy.

THƯ MỤC THAM KHẢO

– Thích Kiên ĐịnhLược sử văn học Sanskrit và Hán tạng Phật giáo, HVPGVN tại Huế ấn hành, 2008.

– http://hoalinhthoai.com/

– Taisho, 第 33 冊, No. 262

– T03, No. 0187.

– Lalitavistara, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1958.

– T16, No. 663. Suvarṇaprabhāsasūtram,

– The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1967.

– T14, No. 475.

– Vimalakīrtinirdeśa. Transliterated Sanskrit Text Collated with Tibetan and Chinese Translation. Ed. by Study Group on Buddhist Sanskrit Literature. Taisho University, 2004.

– T12, No 353.

– T11, No. 310.

– T3, No. 157.

– Thích Thiện Siêu, Lược giảng Kinh Pháp HoaNXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2003.

– にっきょ- にわの, Đạo Phật ngày nay – Một diễn dịch mới về ba bộ kinh Pháp Hoa, Trần Tuấn Mẫn dịch, NXB Phương Đông, Sài Gòn, 2007.


[1] Thích Kiên ĐịnhLược sử văn học Sanskrit và Hán tạng Phật giáo, HVPGVN tại Huế ấn hành, 2008, tr12-13.

[2] http://hoalinhthoai.com/?option=book_store&view=detail&book_id=43&ml_id=573&page=1

[3] “時有菩薩, 名曰妙光… 無有一人若身若心而生懈惓”. Taisho, 第 33 冊, No. 262,p04a22 – p04a28.

[4] T03, No. 0187. Lalitavistara, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1958.

[5] T16, No. 663. Suvarṇaprabhāsasūtram, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1967.

[6] T14, No. 475. Vimalakīrtinirdeśa. Transliterated Sanskrit Text Collated with Tibetan and Chinese Translation. Ed. by Study Group on Buddhist Sanskrit Literature. Taisho University, 2004.

[7] T12, No 353.

[8] T11, No. 310.

[9] T3, No. 157.

[10] “三界無安, 猶如火宅”.

(Phật Việt)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 153)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 230)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 257)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 289)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 358)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 564)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 630)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 571)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 634)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 563)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 500)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 563)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 639)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 653)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 745)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 565)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 465)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 548)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 622)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 552)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 560)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 663)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 679)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 658)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 726)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 767)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 737)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 928)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 786)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1318)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 871)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1032)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 798)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1018)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 961)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 931)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1073)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1325)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1680)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 925)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1099)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 920)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 786)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 908)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 947)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1359)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1107)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1141)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 896)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1033)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1470)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1358)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1348)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 969)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1349)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1255)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1176)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1215)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1580)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant