Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

23. Phẩm Voi Rừng - The Elephant (320-333)

16 Tháng Ba 201100:00(Xem: 10296)
23. Phẩm Voi Rừng - The Elephant (320-333)

KINH PHÁP CÚ (DHAMMAPADA)
Đa ngữ: Việt - Anh - Pháp - Đức
Dịch Việt: Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Bản dịch Anh ngữ: Hòa thượng NARADA, Colombo, Sri Lanka, 1963, 1971
TỊNH MINH dịch Việt/ thể kệ - Sài Gòn, PL. 2539 - TL. 1995
Sưu tập và hiệu đính: Nguyên Định Mùa Phật Đản PL. 2550, 2006

Phẩm XXIII
NAAGA VAGGA - THE ELEPHANT - PHẨM VOI 

320. Như voi xuất trận hứng chịu cung tên, ta nhẫn chịu mọi điều phỉ báng, bởi đời lắm người phá giới (thường ghét kẻ tu hành ).

As an elephant in the battlefield
withstands the arrows shot from a bow,
even so will I endure abuse;
verily most people are undisciplined. -- 320 

320. Như voi giữa chiến địa,
Kháng cự mọi cung tên,
Ta chịu đựng hủy báng,
ác giới biết bao người.

320 - Comme un éléphant sur le champ de bataille résiste aux flèches tirées de l'arc, ainsi endurerai-je les injures ; En vérité la plupart des gens sont de mauvaise nature.

320. Wie ein Elefant in der Schlacht die Pfeile erträgt, die von einem Bogen abgeschossen wurden, so werde ich falsche Anschuldigungen ertragen, die einige Leute verbreitet haben.

321. Luyện được voi để đem dự hội, luyện được voi để cho vua cỡi là giỏi; nhưng nếu luyện được lòng ẩn nhẫn trước sự chê bai, mới là người có tài điêu luyện hơn cả mọi người.

They lead the trained (horses or elephants) to an assembly.
The king mounts the trained animal.
Best among men are the trained who endure abuse. -- 321

321. Kẻ luyện voi dự hội,
Người luyện ngựa dâng vua,
Bậc tôi luyện thượng thừa,
Chịu đựng mọi hủy báng.

321 – L’un conduit un éléphant dressé à une assemblée. ; l’autre présente un cheval dressé au roi ; Les meilleurs parmi les hommes, sont les hommes dressés qui endurent l'injure. 

321. Den gezähmten Elephant nehmen sie zu Versammlungen mit; Das gezähmte Pferd besteigt der König; Der Gezähmte, der eine falsche Anschuldigung erträgt, ist unter Menschen, der beste.

322. Con la(178) thuần tánh là con vật lành tốt, con tuấn mã Tín độ(179) là con vật lành, con voi lớn Kiều la(180) cũng là con vật lành, nhưng kẻ đã tự điều luyện được mình lại càng lành hơn (181).

CT (178): Lừa và Ngựa giao hợp với nhau sinh ra con gọi là La.
CT (179): Tín độ (Sidha) là con sông Aán Độ. Giống ngựa Tuấn sinh ở địa phương này.
CT (180): Kiều la (Kunjara) tên voi.
CT (181): Ý nói người chưa điêu luyện thì tánh hung hăng hơn cả voi ngựa, nhưng khi tu luyện được rồi thì quí hơn nhiều.

Excellent are trained mules,
so are thoroughbred horses of Sindh
and noble tusked elephants;
but far better is he who has trained himself. -- 322

322. Quí thay lừa thuần thục,
Quí thay giống ngựa Sindh.
Quí thay voi ngà báu,
Tuyệt thay bậc luyện mình.

322 - Excellentes sont les mules dressées, ainsi sont les mules du cheval sindh, complètement entraînées et les nobles éléphants porteurs de défenses ; mais de loin, le plus excellent est celui qui s'entraîne lui-même. 

322. Hervorragend sind gezähmte Maultiere, gezähmte Vollblute gezähmte Pferde aus Sindh; Hervorragend sind die gezähmten, großen Elefanten mit den starken Stoßzähnen; Noch hervorragender sind aber jene, die sich selbst gezähmt haben.

323. Chẳng phải nhờ xe hay ngựa mà đến được cảnh giới Niết bàn, chỉ có người khéo điều luyện mình mới đến được Niết bàn.

Surely never by those vehicles
would one go to the untrodden land (Nibbaana),
as does one who is controlled
through his subdued and well-trained self. -- 323

323. Chẳng phải nhờ voi ngựa,
Ðưa ta đến Niết bàn,
Chính bậc tự điều phục,
Ðạt đến bờ thênh thang.

323 - Sûrement on n'ira jamais vers la terre infoulée (Nirvana) en montant ces animaux, l'homme contrôlé par le soi subjugué le fait. 

323. Mit den Reittieren könnte man sich nicht in das unerreichte Land begeben; aber der Gezähmte tut es zum Nirwana, indem er sich selbst zähmt.

324. Con voi Tài hộ Dhamapalako(182) (hộ vệ tài sản) đến kỳ phát dục thì lung lăng khó trị, buộc trói thì bỏ ăn mà chỉ nhớ nghĩ rừng voi (183) ).

CT (182): Voi đến kỳ phát dục thường tiết ra một thứ nước thối tha và tính tình hung hăng khó trị.
CT (183): Cổ tích kể voi có lòng nhớ mẹ nó là có ý để khuyên người ta hãy hiếu thuận cha mẹ.

The uncontrollable, captive tusker named Dhanapaalaka,
with pungent juice flowing, eats no morsel;
the tusker calls to mind the elephant forest. -- 324

324. Voi kia tên Tài hộ,
Phát dục tiết mùi hăng,
Bất trị bị giam giữ,
Bỏ ăn, nhớ rừng xanh.

324 - Le porteur de défenses nommé Dhanapalako, au temps du rut, incontrôlable, captif, ne mange plus une bouchée ; Le porteur de défenses se souvient de la forêt des éléphants. 

324. Der Elefant Dhanapalaka, ist mitten in der Brunst schwer zu kontrollieren; Angebunden, will er kein bißchen fressen: der Elefant vermißt den Elefantenwald.

325. Như heo kia ưa ngủ lại tham ăn, kẻ phàm ngu vì tham ăn ưa ngủ, nên phải bị tiếp tục vào bào thai.

The stupid one, when he is torpid,
gluttonous, sleepy, rolls about lying
like a great hog nourished on pig-wash,
goes to rebirth again and again. -- 325 

325. Kẻ ngu si ám độn,
Ham ăn ngủ như heo,
Bạ đâu nằm lăn đó,
Luân hồi mãi cuốn theo.

325 - Quiconque est torpide, glouton, endormi, qui erre de ci de là, ou qui gîte comme un gros porc nourri d'eaux sales, cet homme stupide, encore et encore, subira la matrice de la renaissance.

325. Wenn er träge und überfressen den müden Kopf hin und her rollt wie ein fettes, gemästetes Schwein: so tritt ein Schwachkopf wieder und immer wieder in den Mutterleib ein.

326. Trong những thời quá khứ, tâm ta(184) thường chạy theo dục lạc, tham ái, ưa nhàn du, nhưng nay ta đã điều phục tâm như người quản tượng lấy móc câu chế ngự con voi luông tuồng.

Formerly this mind went wandering where it liked,
as it wished and as it listed. Today with attentiveness
I shall completely hold it in check,
as a mahout (holds in check)
an elephant in must. -- 326 

326. Xưa tâm này phóng đãng,
Theo dục lạc đua đòi,
Nay chuyên tâm nhiếp phục,
Như quản tượng điều voi.

326 - Précédemment, cette psyché allait errante comme elle voulait, où elle désirait, comme il lui plaisait ; Aujourd'hui, avec attention, je la maintiendrai complètement, comme un mahout avec son croc, l'éléphant en rut.

326. Zuvor wanderte mein Geist wie es ihm gefiel, wohin er wollte, auf welchem Weg ihm recht war; Heute werde ich ihn geschickt unter Kontrolle halten, wie jemand mit einem Haken einen brünstigen Elefanten.

327. Hãy vui vẻ siêng năng, phòng hộ, tự cứu khỏi nguy nan, như voi cố gắng vượt khỏi chốn sa lầy.

Take delight in heedfulness.
Guard your mind well.
Draw yourselves out of the evil way
as did the elephant sunk in the mire. -- 327 

327. Hãy tinh cần, vui vẻ,
Khéo giữ tâm ý thầy,
Tự thoát khỏi ác đạo,
Như voi vượt sình lầy.

327 - Réjouissez-vous dans la non négligence ; Gardez bien votre psyché ;
Dégagez-vous de la mauvaise voie comme l'éléphant enfoncé dans la fange se dégage.

327. Erfreut euch der Achtsamkeit; Wacht über euren eigenen Geist; Erhebt euch aus dem ungangbaren Pfad, gleich einem Elefanten, der sich aus dem Schlamm rettet.

328. Nếu gặp bạn đồng hành hiền lương, giàu trí lự, hàng phục được gian nguy ; hãy vui mừng mà đi cùng họ.

If you get a prudent companion (who is fit) to live with you, who behaves well and is wise, you should live with him joyfully and mindfully, overcoming all dangers. -- 328

328. Nếu gặp bạn sáng suốt,
Cẩn trọng sống hiền lương,
Hàng phục mọi nguy biến,
Hoan hỷ kết bạn đường.

328 - Si vous trouvez un compagnon prudent qui convient pour vivre avec vous, qui se conduise bien et est sage, vous pouvez vivre avec lui, joyeusement et attentivement, surmontant tous dangers. 

328. Wenn ihr einen geistig reifen Gefährten findet, der rechtschaffen lebt , überwindet alle Gefahren, dann geht mit ihm, dankbar, geistesgegenwärtig.

329. Nếu không gặp bạn đồng hành hiền lương, giàu trí lự, hãy sống một mình, như vua tránh nước loạn, như voi sống ở rừng.

If you do not get a prudent companion
who (is fit) to live with you,
who behaves well and is wise,
then like a king who leaves a conquered kingdom,
you should live alone
as an elephant does in the elephant forest. -- 329

329. Nếu không gặp bạn trí,
Cẩn trọng, sống hiền lành,
Nên như vua từ bỏ,
Vương quốc bị xâm lăng,
Hãy sống đời đơn độc,
Như voi giữa rừng xanh.

329 - Si vous ne trouvez pas un compagnon qui convient pour vivre avec vous, qui se conduise bien et qui est sage, alors, comme un Roi quitte un royaume conquis, vous devez vivre seul comme un éléphant dans la forêt des éléphants. 

329. Wenn ihr keinen geistig reifen Gefährten findet, der wachsam, friedlich lebt, dann geht alleine wie ein König, der sein Königreich aufbigt, wie der Elefant frei im Matanga Wald.

330. Thà ở một mình hơn cùng người ngu kết bạn; Ở một mình khỏi điều ác dục, như voi một mình thênh thang giữa rừng sâu.

Better it is to live alone.
There is no fellowship with the ignorant.
Let one live alone doing no evil, care-free,
like an elephant in the elephant forest. -- 330 

330. Thà sống cảnh cô đơn,
Hơn bạn bè kẻ ngốc,
Sống lẻ loi đơn độc,
Không gây nghiệp ác hành,
Như voi giữa rừng xanh,
Thênh thang vô tư lự.

330 - Meilleur est de vivre seul, il n'y a pas de compagnonnage possible avec un stupide ; Que l'on vive seul, ne faisant aucun mal et que l'on soit libre de soucis, comme un éléphant dans la forêt des éléphants.

330. Alleine zu gehen ist besser, mit einem Narren gibt es keine Gemeinschaft; Geht alleine und tut nichts Schlechtes, friedlich, wie der Elefant in der Matanga Wildnis.

331. Gặp bạn lúc cần là vui, sống tri túc là vui, mệnh chung có được thiện nghiệp là vui, lìa hết thống khổ là vui.

When need arises, pleasant (is it to have) friends.
Pleasant is it to be content with just this and that.
Pleasant is merit when life is at an end.
Pleasant is the shunning of all ill. -- 331 

331. Vui thay được bạn giúp!
Vui thay sống tri túc!
Vui thay chết phước duyên!
Vui thay hết khổ nhục!

331 - Heureux les amis quand le besoin survient ; Heureux le contentement avec juste ceci ou cela ; Heureux le mérite quand la vie est à sa fin; Heureuse est la destruction de toute souffrance. 

331. Ein Segen: Freunde, wenn man sie braucht; Ein Segen: Zufriedenheit mit dem, was gerade ist; Innerer Reichtum beim Beenden des Lebens: ein Segen; Ein Segen: Das Aufgeben von allem Leid.

332. Ở đời được kính dưỡng mẹ hiền là vui, kính dưỡng thân phụ là vui, kính dưỡng Sa môn là vui, kính dưỡng Thánh nhơn là vui.

Pleasant in this world is ministering to mother.
Ministering to father too is pleasant in this world.
Pleasant is ministering to ascetics.
Pleasant too is ministering to the Noble Ones. -- 332

332. Vui thay hầu mẹ hiền!
Vui thay hầu cha lành!
Vui thay hầu hiền thánh!
Vui thay hầu sa môn!

332 - Heureux, en ce monde, d'assister sa mère ; Heureux aussi d'assister son père ; Heureux d'assister les ascètes ; Heureux aussi d'assister les bikkhous.

332. Ein Segen in der Welt: Dienst an eure Mutter; Ein Segen: Dienst an euren Vater; Ein Segen in der Welt: Dienst an einen Weisen; Ein Segen: Dienst an einen Bhikkhu.

333. Già vẫn giữ giới là vui, thành tựu chánh tín là vui, đầy đủ trí tuệ là vui, không làm điều ác là vui.

Pleasant is virtue (continued) until old age.
Pleasant is steadfast confidence.
Pleasant is the attainment of wisdom.
Pleasant is it to do no evil. -- 333

333. Vui thay già đức hạnh!
Vui thay tâm tín thành!
Vui thay ác không tạo!
Vui thay tuệ viên thành!

333 - Heureuse est la vertu jusqu'à la vieillesse ; Heureuse la confiance inébranlable ; Heureuse l'obtention de la Connaissance Transcendante ; Heureuse l'abstention du mal. 

333. Ein Segen im Alter ist Tugend; Ein Segen: eine gefestigte Überzeugung; Ein Segen: die erlangte Erkenntnis; Das Nicht Tun von Schlechtem ist ein Segen.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 29892)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya...
(Xem: 27180)
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều...
(Xem: 21767)
Khi chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề liên hệ với điều ấy.
(Xem: 22233)
Ý nghĩa cận sự namcận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩniềm tin nơi Phật-Pháp-Tăng, trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo, luôn luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
(Xem: 23603)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
(Xem: 20430)
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.
(Xem: 20056)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
(Xem: 21949)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
(Xem: 24754)
Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệmđại nguyệntrí tuệ phát sanh.
(Xem: 18989)
Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâmbước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo.
(Xem: 24763)
Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
(Xem: 30975)
Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.
(Xem: 23990)
Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng...
(Xem: 27765)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 26514)
Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm phápA tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú.
(Xem: 21316)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
(Xem: 23227)
Quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' là một bộ Luận ghi bằng tiếng Pali, rất nổi danh, được phiên-dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng Thái, tiếng Tích-lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
(Xem: 38135)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 18799)
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa.
(Xem: 18439)
Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói... Thích Thanh Từ
(Xem: 19976)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
(Xem: 19048)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
(Xem: 23172)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
(Xem: 23879)
Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển.
(Xem: 22804)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần đọc.
(Xem: 22912)
Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã.
(Xem: 29574)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập: tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
(Xem: 20641)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 18710)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổthất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
(Xem: 15847)
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy...
(Xem: 18859)
Sự tịnh hóa của Kim Cương thừa nói riêng và con đường Kim Cương thừa nói chung căn cứ vào trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không. Nhờ và bằng trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không mà tất cả nghiệp lực được tịnh hóa.
(Xem: 19681)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
(Xem: 20155)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
(Xem: 19954)
Khi Đức Phật tỉnh thức bước ra khỏi cơn mê mà chúng ta vẫn còn đang chìm đắm, Ngài đã nhận thức được sự thực rốt ráo của muôn vật y như chân tướng của chúng.
(Xem: 18118)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
(Xem: 22942)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 34167)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất...
(Xem: 16424)
Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đóng góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó.
(Xem: 16918)
Luận thuyết được trình bày ở đây, dành cho những người ước muốn rút ra tinh túy của đời người được phú bẩm những nhàn nhã và thuận lợi, là luận thuyết được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường Giác ngộ (Lamrim).
(Xem: 39248)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 26075)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 20098)
“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hànhTrung Quốc.
(Xem: 18858)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán Tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”.
(Xem: 24062)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
(Xem: 29144)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22903)
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình...
(Xem: 30965)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 21010)
Chính bộ Kinh quý báu này mở rộng cửa giải thoát cho cả hai hạng người xuất giatại gia nhập vào Pháp Môn Bất Nhị, trở về Bản Tánh Không Hai.
(Xem: 26853)
Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là Vô Cấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch.
(Xem: 20678)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
(Xem: 26268)
Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp.
(Xem: 23325)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
(Xem: 19818)
Muốn có sắc như là sắc, thì người ta phải cộng hay trừ đi sắc với không, chẳng hạn, 1 + 0 = 1. Như vậy không, tức là biệt thể để sắc như là sắc, để không như là không...
(Xem: 24682)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không)... Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 30047)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
(Xem: 20224)
“Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ...
(Xem: 20405)
“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ)...
(Xem: 15145)
Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana).
(Xem: 15839)
Có một thầy trẻ đến đặt một câu hỏi với Đức Thế Tôn liên quan tới vấn đề ái dục và đã được Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi đó bằng tám bài kệ.
(Xem: 23900)
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp; Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng; Hiệu đính: Thiện Thuận
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant