VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU
Nārada Mahā Thera - Phạm Kim Khánh dịch
Chương VI: PHÂN TÁCH SẮC PHÁP
Nibbānaṁ
Niết Bàn (59)
7. Nibbānaṁ pana lokuttara-saṅkhātaṁ catumagga- ñāṇena sacchikātabbaṁ magga-phalānaṁ ālambana- bhūtaṁ vāna-saṅkātāya taṇhāya nikkhantattā- nibbānanti pavuccati. Tad'etaṁ sabhāvato ekavidham pi; saupādisesa- nibbānadhātu anupādisesa-nibbānadhātu c'āti du- vidhaṁ hoti kāraṇapariyāyena. Tathā suññataṁ animittaṁ appaṇihitaṁ c'āti tividhaṁ hoti ākārabhedena. Padamaccutamaccantaṁ
asaṅkhatamanuttaraṁ Iti Abhidhammatthasaṅgahe rūpa-saṅgahavibhāgo nāma Chaṭṭho Paricchedo. |
§7 Niết Bàn được gọi là siêu thế và phải được chứng ngộ bằng trí tuệ của bốn Ðạo. Niết Bàn trở thành đối tượng của Ðạo và Quả, và được gọi là Nibbāna (Niết Bàn), vì đó là sự tách rời ra khỏi "ni", "vāna", ái dục. Niết Bàn là một, theo bản chất cố hữu của nó. Theo phương cách chứng ngộ, thì Niết Bàn có hai -- là Hữu Dư Niết Bàn, và Vô Dư Niết Bàn. Theo những sắc thái khác nhau của Niết Bàn, thì có ba -- là Hư Không 60), Không Hình Tướng (61), và Không Tham Vọng (62). Những bậc Ðại Trí đã thoát khỏi dục vọng tuyên bố rằng Niết Bàn là một trạng thái khách quan (63), bất tử, tuyệt đối bất diệt, vô vi (không do duyên sanh) (64), vô thượng (không thể sánh bằng). Như vậy, các Ðấng Như Lai chỉ vạch rõ ràng bốn chân đế là: tâm vương, tâm sở, sắc và Niết Bàn. Trong quyển Vi Diệu Pháp Toát Yếu đây là chương thứ sáu, đề cập đến sự phân loại các sắc pháp. |
Chú Giải
57. Rūpas, Các Sắc Pháp,
Các sắc pháp nầy không khởi sanh riêng rẽ mà chung cộng từng nhóm. Có tất cả 21 nhóm như vậy.
Cũng như tất cả tâm sở đều có bốn đặc tính chung, các sắc pháp trong những nhóm trên đây cũng có chung những đặc tính nổi bật. Thí dụ như trong "mười-thành-phần-mắt", tất cả mười thành phần sắc pháp liên hợp cùng chung khởi sanh và cùng hoại diệt (ekuppāda-ekanirodha). Nguyên tố đất là một trong mười thành phần, tác hành như nền tảng của chín thành phần còn lại (ekanissaya). Tất cả mười cùng tồn tại chung (sahavutti). Nên hiểu rằng nguyên tố đất của "mười-thành-phần-mắt" không thể tác hành như nền tảng cho các liên hợp sắc pháp của "mười-thành-phần-tai". Bốn đặc tính chỉ áp dụng cho các sắc pháp của mỗi nhóm riêng.
58.
Phần nầy đề cập đến phương cách theo đó các nhóm sắc pháp khởi sanh và cùng chung tồn tại trong kiếp sống, vào lúc được thọ thai, và trong những trạng thái sanh khác nhau.
Theo Phật Giáo có bốn loại sanh -- đó là noãn sanh (aṇḍaja), thai sanh (jalābuja), ẩm sanh (saṁsedaja), và hóa sanh (opapātika).
Vài hình thức thú thấp kém được sanh ra và sống ở những nơi ẩm thấp, thuộc về hạng ẩm sanh.
Ðôi khi những chúng sanh thuộc loại ẩm sanh thiếu một vài giác quan và không có tánh nam hay nữ. Tất cả phải có tâm vì được sanh ra với mười-thành-phần-căn, tức ý căn. Những chúng sanh hóa sanh thông thường là vô hình đối với mắt thịt. Do Nghiệp quá khứ tạo duyên, những chúng sanh ấy tự nhiên xuất hiện mà không cần phải trải qua giai đoạn thọ thai và sanh sản. Các Ngạ Quỷ và chư Thiên, chư Phạm Thiên thuộc về hạng nầy.
Vài hạng chúng sanh hóa sanh trong cảnh Dục Giới không có tánh nam hay tánh nữ. Nhưng tất cả những vị hóa sanh trong cảnh Sắc Giới chẳng những không có tánh nam hay nữ mà cũng không có phần nhạy của mũi, lưỡi, và thân mặc dầu có đủ các bộ phận ấy. Những vị Phạm Thiên không có thành phần nhạy của sắc pháp (pasādarūpa) vì các Ngài không bao giờ xử dụng đến. Hạng noãn sanh cũng giống như hạng chúng sanh thai sanh. Vào lúc được thọ thai tất cả đều có ba thập phần: mười thành-phần-thân, mười thành-phần-tánh và mười- thành-phần-căn-môn. Ðôi khi vài chúng sanh không có tánh nam hay nữ. Do đó ta thấy rằng dầu trong trứng, vẫn có tâm.
59. Nibbāna, Niết Bàn. [1]
Danh từ Saṁskrt là Nirvāna, do "ni" và "vāna" hợp thành. Ni + vāna = Nivāna = Nibāna = Nibbāna. Phần "ni" hàm xúc ý "không". "Vāna" có nghĩa là dệt, như dệt vải, cũng có nghĩa là ái dục. Chính ái dục nầy tác hành như sợi dây nối liền một loạt những kiếp sống của một cá nhân trong vòng luân hồi.
Ngày nào còn bị vướng víu kẹt dính trong ái dục, hay luyến ái, thì ta còn tích trử Nghiệp lực mới, và những năng lực nầy phải cụ thể hóa dưới một hình thức nào trong vòng quanh những kiếp sanh tử-tử sanh vô cùng tận. Khi tất cả mọi hình thức ái dục đều bị tận diệt, Nghiệp lực chấm dứt và theo ngôn ngữ chế định thông thường, ta chứng ngộ Niết Bàn, thoát ra khỏi vòng quanh những kiếp sống và chết. Theo quan niệm của Phật Giáo, Giải Thoát là vượt thoát ra khỏi vòng quanh sanh và tử mãi mãi trở đi trở lại, và đó không phải chỉ là thoát ra khỏi "tội khổ và địa ngục".
Theo ngữ nguyên, chữ Nibbāna do "ni" + căn "vu", dệt, có nghĩa là không ái dục hay không luyến ái, hoặc tách rời, lìa bỏ ái dục. Một cách chính xác, Nibbāna, Niết Bàn, là Pháp (Dhamma), chứng ngộ được bằng cách tận diệt mọi hình thức ái dục.
Danh từ Nibbāna cũng xuất nguyên từ "ni" + căn "vā", thổi. Trong trường hợp nầy Nibbāna, Niết Bàn, có nghĩa là thổi tắt, dập tắt hay tận diệt những ngọn lửa tham ái, sân hận, và si mê. Nên hiểu rằng Niết Bàn không phải chỉ suông là tận diệt khát vọng (khayamattam eva na nibbānanti vattabbaṁ). Tận diệt khát vọng chỉ là phương tiện để chứng ngộ Niết Bàn, tự nó không phải là cứu cánh.
Niết Bàn là thực tại cùng tột (vatthudhamma) và thực tại nầy là siêu thế (lokuttara), tức là vượt ra khỏi thế gian danh-sắc, hay ngũ uẩn.
Niết Bàn phải được hiểu biết bằng trí tuệ trực giác và trí suy luận (paccakkha hoặc paṭivedha ñāṇa và anumāna hoặc anubodha ñāṇa). Ðể diễn đạt cả hai ý niệm nầy, có lời tuyên ngôn rằng Niết Bàn phải được chứng ngộ bằng trí tuệ của bốn Thánh Ðạo và trở thành đối tượng của những Ðạo và Quả.
Theo bản chất cố hữu (sabhāvato), Niết Bàn là thanh bình an lạc (santi). Do đó là duy nhất (kevala). Niết Bàn duy nhất nầy được thấy là có hai, theo phương cách được chứng ngộ, trước và sau khi chết. Bản văn dùng một câu Pāli đơn giản nhưng bí hiểm -- kāraṇapariyāyena. Bản Chú Giải Tích Lan giải thích nguyên nhân sở dĩ nói lên như vậy là vì có hay không còn lại ngũ uẩn (sa-upādisesā- divasena paññāpane kāraṇabhūtassa upādisesabhāvā- bhāvassa lesena).
Thêm vào đó S.Z. Aung ghi nhận: "Các Chú Giải Tích Lan giải thích bằng câu paññāpane kāraṇassa lesena -- bằng phương cách của những sự hiểu biết về vấn đề ngôn ngữ."
Compendium, trang 168, ghi chú số 6.
Saupādisesa -- Sa = với; upādi = uẩn (danh và sắc);
sesa = còn lại. Upādi, do "upa" + "ā" + căn "dā", lấy, có nghĩa là ái dục và tà kiến bám chặt lấy năm uẩn. Upādi cũng có nghĩa là khát vọng hay ô nhiễm (kilesa).
Theo bản văn và các chú giải, Niết Bàn mà chư vị Sotāpannas (Tu Ðà Huờn hay Nhập Lưu), Sakadāgāmis (Tư Ðà Hàm hay Nhứt Lai), và Anāgāmis (A Na Hàm hay Bất Lai) chứng ngộ là saupādisesa-Nibbānadhātu, hữu dư Niết Bàn, vì các Ngài có thân và chút ít ô nhiễm còn sót lại. Niết Bàn mà các vị A La Hán còn sống cũng là saupādisesa-Nibbānadhātu vì các Ngài vẫn còn thân. Chỉ sau khi chư vị A La Hán nhập diệt mới gọi là anupādisesa-Nibbānadhātu, vô dư Niết Bàn, vì các Ngài đã tuyệt nhiên không còn ngũ uẩn và đã tận diệt mọi hình thức ô nhiễm.
Sách Itivuttaka nói đến hai loại Niết Bàn ấy nhưng chỉ đề cập đến Niết Bàn do chư vị A La Hán sau khi nhập diệt.
Sách ghi rằng:
Hai trạng thái Niết Bàn được chỉ dạy rõ ràng bởi Bậc đã Thấy, đã là như vậy và không luyến ái.
Một trạng thái được chứng nghiệm trong chính kiếp sống nầy, với thân còn lại, mặc dầu đã cắt đứt dòng trôi chảy của sự trở thành.
Trong khi trạng thái kia thuộc về tương lai, không còn thân, và nơi đây mọi trở thành rõ ràng đã hoàn toàn chấm dứt. (Viết theo Itivuttaka, trang 38; Woodward -- As it was said, trang 143; Xem Ðức Phật và Phật Pháp).
60. Suññata, Hư Không.
Ðược gọi như vậy vì không còn tham ái, sân hận, và si mê, hay không còn tất cả những gì được cấu tạo, tức pháp hữu vi. Hư Không đây không có nghĩa rằng Niết Bàn là "hư vô", không có gì hết.
61. Animitta, Vô Tướng.
Không có dấu hiệu của tham, sân v.v... hoặc không có dấu hiệu của tất cả các vật được cấu tạo, hay các vật do duyên sanh.
62. Appaṇihita, Không Khát Vọng.
Không có sự khát khao ham muốn, tham vọng v.v... hoặc bởi vì không bám níu vào những thọ cảm của ái dục.
63. Padaṁ
Nơi đây danh từ padaṁ được dùng trong ý nghĩa một thực tại khách quan (vatthudhamma). Chữ "trạng thái" không diễn đạt chính xác ý nghĩa của Phạn ngữ nầy. Có thể lý luận để tìm xem Niết Bàn có thể chính xác được gọi là một trạng thái hay một tiến trình. Trong tiếng Pāli Niết Bàn được gọi là một "Pháp" (Dhamma).
64. Asaṅkhata, Vô Vi.
Niết Bàn là Pháp (Dhamma) duy nhất không do duyên nào sanh, vô vi, không được cấu tạo, do đó là vĩnh cửu, không phải là nguyên nhân cũng không phải là hậu quả.
Ghi chú:
[1] Ðể có thêm chi tiết, xem "Ðức Phật Và Phật Pháp", chương 33.
-ooOoo-
Ðồ Biểu 13
Những Loại Tâm Nào Làm Sanh Khởi Sắc Pháp Nào
|
K |
C |
I |
H |
V |
4 Bắt nguồn từ Tham, liên hợp thọ Hỷ 4 Bắt nguồn từ Tham, liên hợp thọ Xả 2 Bắt nguồn từ Sân, 2 bắt nguồn từ Si 10 Ý quan thức, 4 Quả Vô Sắc 2 Tiếp thọ, 1 Ngũ môn, 3 Suy đạc 1 Ý môn hướng tâm, hay Xác định tâm 1 Tiếu sanh tâm 5 Sắc Giới Thiện 5 Sắc Giới Quả, và 5 Sắc Giới Hành 8 Vô Sắc Giới Thiện và Quả 8 Siêu Thế 4 Tâm Ðẹp, liên hợp thọ Hỷ 4 Tâm Ðẹp, liên hợp thọ Xả 8 Tâm Ðẹp, Quả 4 Tâm Ðẹp, Hành, liên hợp thọ Hỷ 4 Tâm Ðẹp, Hành, liên hợp thọ Xả |
+ + + -- -- -- -- + -- -- -- + + -- -- -- |
+ + + -- + + + + + + + + + + + + |
+ + + -- -- + + + + + + + + + + + |
+ -- -- -- -- -- + -- -- -- -- + -- -- + -- |
+ + + -- -- + + + -- -- -- + + -- + + |
Chữ viết tắt:
K. : Kammajarūpa, sắc
pháp sanh khởi do Nghiệp.
C.
: Cittaja, sắc pháp sanh khởi do tâm.
I.
: Iriyāpatha, tư thế, hay oai nghi của thân.
H.
: Hasituppāda, Tiếu sanh tâm.
V.
: Viññatti, hai phương tiện truyền thông, thân biểu, và ngữ biểu.
+
: Có
--
: Không