VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU
Nārada Mahā Thera - Phạm Kim Khánh dịch
Chương VI: PHÂN TÁCH SẮC PHÁP
Rūpavibhāgo
Phân loại các Sắc pháp
3. Sabbañ ca pan'etaṁ ahetukaṁ sappaccayaṁ, sāsavaṁ, saṁkhataṁ, lokiyaṁ, kāmāvacaraṁ, anāramma- ṇaṁ, appahātabbam'evā'ti ekavidhaṁ pi ajjhattikabāhirādi- vasena bahudhā bhedaṁ gacchati. Kathaṁ? Pasādasaṅkhātaṁ pañcavidham pi ajjhattikarūpaṁ nāma; itaraṁ bāhirarūpaṁ. Pasādahadayasaṅkhātaṁ chabbidham pi vatthu- rūpaṁ nāma; itaraṁ avatthurūpaṁ. Pasādaviññattisaṅkhātaṁ sattavidham pi dvāra- rūpaṁ nāma; itaraṁ advārarūpaṁ. Pasādabhāvajīvitasaṅkhātaṁ aṭṭhavidham pi indriya rūpaṁ nāma; itaraṁ anindriyarūpaṁ. Pasādavisayasaṅkhātaṁ dvādasavidhaṁ pi oḷārika- rūpaṁ, santike rūpaṁ, sappaṭigharūpaṁ ca; itaraṁ sukhumarūpaṁ, dūre rūpaṁ, appaṭigharūpaṁ. Kammajaṁ upādinnarūpaṁ; itaraṁ anupādinna- rūpaṁ. Rūpāyatanaṁ sanidassanarūpaṁ; itaraṁ anidassana rūpaṁ. Cakkhādidvayaṁ asampattavasena, ghāṇādittayaṁ sampattavasenā'ti pañcavidham pi gocaraggāhikarūpaṁ; itaram agocaraggāhikarūpaṁ. Vaṇṇo, gandho, raso, ojā, bhūtacatukkañc'āti aṭṭhavidham pi avinibbhogarūpaṁ; itaraṁ vinibbhoga- rūpaṁ. Icc'evam aṭṭhavīsati vidham pi ca vicakkhaṇā Ajjhattikādibhedena vibhajanti yathāraham. Ayam' ettha rūpavibhāgo. |
§3 Bây giờ, tất cả các sắc pháp chia làm nhiều loại khác nhau như sau: 1.
Không nhân (35), Như vậy sắc pháp chỉ có một. Nếu quan niệm như ở bên trong, ở bên ngoài v.v... thì sắc pháp trở thành có nhiều loại. Bằng cách nào? Năm loại sắc pháp có phần nhạy là ở bên trong (43); còn lại là ngoại sắc. Sáu loại, bao gồm năm bộ phận có phần nhạy và tim, là sắc pháp có căn môn (44); còn lại là không căn. Bảy loại, gồm các sắc pháp có phần nhạy và (hai) phương tiện tiêu biểu, là sắc pháp có căn môn (45); còn lại là không căn môn. Tám loại, gồm các sắc pháp có phần nhạy, tánh nam hay tánh nữ và có sự sống là sắc pháp có khả năng kiểm soát (46); còn lại không có khả năng kiểm soát. Mười hai loại, gồm những phần nhạy và (bảy) đối tượng [1], là những sắc pháp thô (47), gần và có thể sờ đụng; còn lại là vi tế, xa, và không thể sờ đụng. Các sắc pháp sanh khởi do Nghiệp là "bám chặt dính liền" (48); những vật khác không "bám chặt". Vật có hình tướng có thể thấy được; còn lại không thể thấy. Mắt và tai, không cần đụng đến (đối tượng); lưỡi, mũi, và thân, cần phải đụng đến (đối tượng), là năm loại sắc pháp bám giữ lấy đối tượng (49); những sắc pháp khác không giữ lấy đối tượng. Màu, mùi, hương, sinh tố (50), và bốn Ðại Chánh Yếu là tám loại sắc pháp không thể tách rời nhau (51); các sắc pháp khác có thể tách rời nhau. Tóm lược Như vậy, tùy theo sắc pháp ở bên trong và bên ngoài v.v..., bậc hiền trí phân tách làm 28 loại. Trên đây là sự phân loại các Sắc Pháp. |
Ghi chú:
[1] Bởi vì "xúc giác" bao gồm ba nguyên tố. Bốn Ðại ngoại trừ āpo (thủy đại).
Chú Giải:
35. Ahetukaṁ, Không Nhân.
Bởi vì các sắc nầy không kết hợp với những căn lobha, dosa (tham, sân) v.v...
36. Sappaccayaṁ, Có Duyên Hệ.
Bởi vì nó liên quan đến những nhân: Kamma, citta, utu, và āhāra (Nghiệp, tâm, điều kiện thời tiết và vật thực).
37. Sāsavaṁ, Có Hoặc Lậu.
Bởi vì nó là đối tượng của Dục Vọng
38. Saṅkhataṁ, Ðược Cấu Tạo.
Sắc pháp hiện hữu do duyên sanh, tức hữu vi. Ðược cấu thành do bốn nguyên nhân: Nghiệp, tâm, thời tiết, và vật thực.
39. Lokiyaṁ, Tại Thế.
Thuộc về thế gian, bởi vì liên kết với thế gian Ngũ Uẩn Thủ (pañcupādānakkhandhaloka, chấp thủ vào năm uẩn). Không có sắc xuất thế.
40. Kāmāvacaraṁ, Thuộc Về Dục Giới.
Bởi vì nằm trong phạm vi của ngũ trần.
41. Anārammaṇaṁ, Không Có Ðối Tượng.
Bởi vì tự chính nó không thể tri giác đối tượng. Chính tâm tri giác đối tượng xuyên qua giác quan. Sắc pháp, rūpa, tác hành như đối tượng.
42. Appahātābbaṁ, Không Thể Bị Loại Trừ.
Bởi vì không có sự tuần tự loại trừ các sắc pháp như loại trừ những khát vọng.
Danh từ nầy không hàm xúc ý nghĩa cho rằng sắc pháp "không thể bị hủy diệt" vì sắc pháp vẫn bị định luật vô thường chi phối.
43. Ajjhattikaṁ, Cá Nhân.
Sắc pháp ở bên trong, thuộc về hạng gọi là cá nhân. Năm giác quan có phần nhạy rất cần thiết cho một chúng sanh. Nếu không có những bộ phận nầy chúng sanh trở thành vô tri vô giác như một khúc gỗ.
44. Tức là nó có tác dụng như cứ điểm của thức, ý căn.
45. Các sắc pháp tác hành như căn môn cho những hành động thiện và bất thiện, cho tâm và tâm sở, cho hành động và lời nói.
46. Indriyarūpaṁ, Khả Năng Kiểm Soát Sắc Pháp.
Ðược gọi như vậy vì trong mỗi phạm vi tương ứng nó có năng lực kiểm soát. Thí dụ như con mắt thịt, được cấu thành do mười sắc pháp; nhưng chính phần nhạy của mắt, hay nhãn quan (cakkhupasādarūpa) kiểm soát chín phần còn lại. Những phần nhạy của tai, mũi, lưỡi v.v... phải được hiểu cùng một thế ấy. Nam tánh hay nữ tánh kiểm soát trạng thái nam hay nữ.
Cũng như vị thuyền trưởng trên một chiếc tàu, chính sắc mạng căn kiểm soát các sắc pháp.
47. Oḷārikaṁ, Thô.
Bởi sự quan trọng của nó về cả hai phương diện, chủ quan và khách quan. Ðược xem là santike (gần), vì tánh cách thọ cảm của nó. Do đặc tánh "thô" và "gần" cả hai, giác quan nhạy và đối tượng của giác quan, chạm vào nhau. Vì lẽ ấy được gọi là sappaṭigha, theo nghĩa đen là "đụng chạm với nhau".
Xem Compendium, trang 159, chú giải số 4.
48. Upādinnaṁ, Bám Chặt.
Tham ái và tà kiến bám chặt vào 18 loại sắc pháp đầu tiên sanh khởi do Nghiệp.
49. Gocaraggāhikarūpaṁ, Giữ Lấy Ðối Tượng.
Ðược gọi như vậy bởi vì nó giữ lấy ngoại cảnh. Ngũ quan có tác dụng làm căn môn cho thức khởi sanh. Nhưng mắt, tai v.v... vốn là sắc pháp, không thể hiểu biết đối tượng. Chính ngũ quan thức, như nhãn thức, nhĩ thức v.v... hay biết đối tượng. Theo Abhidhammattha Saṅgaha (Vi Diệu Pháp Toát Yếu), hình sắc và âm thanh được xem là những đối tượng không đến gần mắt và tai như những sự xúc chạm bằng thân v.v.... Cả hai, mắt và tai, thâu nhận đối tượng từ xa, không cần phải trực tiếp chạm đến. Trong trường hợp các đối tượng khác, thì trực tiếp chạm đến căn môn của giác quan. Thí dụ như muốn có vị thì đối tượng phải trực tiếp tiếp chạm với lưỡi. Hai đối tượng kia, hương và xúc, cũng phải được hiểu như thế. Có thể vì lẽ ấy mà tác giả chú giải phân biệt gocaraggāhikarūpaṁ, thủ cảnh sắc, tức giữ lấy đối tượng, và agocaraggāhikarūpaṁ, bất thủ cảnh sắc, tức không giữ lấy đối tượng.
Xem Compendium, trang 160.
50. Ojā, Sinh Tố.
Vốn tự nó là một sắc pháp, có khả năng tạo nên những sắc pháp khác.
51.
Thông thường tám sắc pháp nầy dính liền với nhau. Bốn Ðại Chánh Yếu không thể tách rời nhau và bốn Chuyển Hóa cũng vậy. Vì lẽ ấy có danh từ suddhaṭṭhaka, "một nhóm thuần túy tám thành phần", và ojaṭṭhaka, "với ojā (sinh tố) như phần thứ tám". Sự trưởng thành của sắc pháp vô tri cũng do nơi sự hiện hữu của ojā phổ thông nầy.