Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

04. Ngài Văn Thù Kính Xin Phật Phát Minh Hai Thứ

22 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 10255)
04. Ngài Văn Thù Kính Xin Phật Phát Minh Hai Thứ

Tây Tạng Tự - Bình Dương

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG
Người dịch: Thubten Osall Lama - Nhẫn Tế Thiền Sư


PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÁNH TÔNG

CHƯƠNG I: CHỈ BÀY CHÂN TÂM


Mục 3: Phật Nêu Ra Tánh Thấy Ngoài Các Nghĩa “Phải” Và “Chẳng Phải”

IV. NGÀI VĂN THÙ KÍNH XIN PHẬT PHÁT MINH HAI THỨ

Kinh: Lúc ấy, Ngài Pháp Vương Tử Văn Thù Sư Lợi thương xót hàng tứ chúng, ở giữa đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, chắp tay cung kínhbạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn, các đại chúng đây không ngộ được chỗ Như Lai phát minh hai nghĩa Tức Là (Thị) và Chẳng Phải Là (Phi Thị) nơi hai thứ Cái Thấy và Sắc Không. Thưa Thế Tôn, nếu những hình tượng tiền trần sắc không trước mắt tức là cái Thấy thì phải có chỗ chỉ ra được. Còn nếu chẳng phải là cái Thấy thì lẽ ra không thể thấy được. Nay đại chúng không rõ nghĩa ấy về đâu, nên mới kinh sợ, chứ không phải căn lành đời trước kém thiếu. Kính mong Như Lai thương xót, phát minh cho rõ: các vật tượng này và cái Thấy ấy vốn là vật gì mà ở trong đó không có các nghĩa Phải (Thị) cùng Chẳng Phải (Phi Thị)?”

Phật bảo Ngài Văn Thù cùng tất cả đại chúng rằng: “Mười phương Như Lai và các Đại Bồ Tát ở trong Tự Trụ Tam Ma Địa, thì trong ấy, cái thấy và cái được thấy cùng các chỗ Tưởng Tướng đều như hoa đốm giữa hư không, vốn không chỗ có. Cái thấy cho đến những cái được thấy, tất cả vốn là Thể Bồ Đề sáng sạch nhiệm mầu. Làm sao ở trong đó lại có Phải hay Chẳng Phải?”

Thông rằng: Đức Văn Thù là thầy của bảy vị Phật thời quá khứ, quen thuyết Như Lai Thiền, nên yêu cầu Thế Tôn phát minh ra các vật tượng và cái Thấy vốn là vật gì. Trước, Đức Thế Tôn đã dạy “Sao chẳng biết sắc thân cho đến núi sông, hư không, đại địa đều là vật ở trong cái Chân Tâm Diệu Minh này”. Đã mở toang rõ ràng ra rồi, còn nói gì nữa! Vậy mà ở trong đó, bác bỏ vạn tượng thì mới có cái Chẳng Phải, không bác bỏ vạn tượng thì bèn có cái Phải. Hai tướng Phải, Chẳng Phải thật cùng cực vi tế, chỉ có cái Thấy chân chánh trực tiếp Thể Bồ Đề Vô Thượng mới có đường thoát thân. Cái Tâm Tánh Diệu Tịnh sáng suốt này tức là Tự Trụ Tam Ma Địa của Bồ Tát. Ở trong cái Tự Định này thì thoát hẳn căn trần nên cái Thấy cùng cái Được Thấy đều bất khả đắc.

Sắc Không là duyên cho cái Thấy, cho đến Tưởng Tướng là duyên của cái Ý, thuộc về sáu Trần. Thấy, Nghe, Hay, Biết thuộc về sáu Thức. Chứng Bồ Đề, không chỉ là Sở không, mà Năng cũng không. Nên nói “Vốn không chỗ có”, Năng Sở đều không. Cái Thấy cùng cái Được Thấy, hiện là vắng lặng. Tức đó là cái Thể Bồ Đề sáng sạch nhiệm mầu, chẳng kịp luận bàn, chẳng dung phân biệt. “Nhất Thiết Trí thanh tịnh, không hai, không hai phần, vì không riêng, không dứt” [Kinh Đại Bát Nhã] là vậy. Trong đó, làm sao có được phân biệt để mà nói “Cái này phải thật cái Thấy, cái này chẳng phải cái Thấy”? Nếu gượng sanh Phải hay Chẳng Phải, thì cũng như mắt bệnh, vọng thấy Không hoa. Nơi Chân Tánh Bồ Đề, nào đâu dính dáng!

Ngài Thạch Sương ban đầu đến viếng Tổ Đạo Ngô, hỏi rằng: “Như thế nào là “Chạm mắt là Bồ Đề”?”

Tổ Ngô liền gọi: “Sa di!”

Sa di lên tiếng dạ.

Tổ nói: “Thêm nước vào tịnh bình đi!”

Chập lâu rồi hỏi lại Ngài Thạch Sương: “Ông vừa mới hỏi cái gì thế?”

Ngài Thạch Sương vừa định nói, Tổ Ngô bèn quay về phương trượng.

Ngài Thạch Sương bèn tỉnh ngộ.

Tổ Đơn Hà tụng rằng:

“Buông tay trở lại, khéo làm Cơ!

Trong tiếng bình thường trí súng, cờ

Hỏi trùng, định đáp, về phương trượng

Câu ấy, phân minh lại chẳng ngờ”.

Muốn biết cái đạo lý “Chẳng Ngờ”, phải hỏi Ngài Thạch Sương mới được!

Về sau, có nhà sư hỏi Tổ Thạch Sương: “Trong khoảng gang tấc, vì sao chẳng thấy mặt thầy?”

Tổ Sương, cách cửa sổ, lên tiếng rằng: “Đạo ta cùng khắp chẳng từng che!”

Nhà sư lại đem đến hỏi Tổ Tuyết Phong : “Cùng khắp chẳng che”, ý chỉ thế nào?”

Tổ Phong đáp: “Có chỗ nào mà chẳng phải là Thạch Sương?”

Tổ Sương nghe được rồi nói rằng: “Cái lão già ấy bám vào để chết cho lẹ!”

Tổ Phong nghe được, bèn nói: “Tội lỗi của lão tăng vì chỉ dư một chữ “là”, mà dẫn người vào trong hang Tình giải, may gặp Thạch Sương mổ xẻ, phanh phui”.

Trong khoảng mảy lông, chẳng phải là bậc có mắt thì nào có biện ra nổi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 32342)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6395)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 11023)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30189)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 30265)
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lược ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 7860)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 11960)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 12129)
Trong các bản Kinh Pháp Cú, phổ biến nhất hiện nay là Kinh Pháp Cú Nam Truyền, tức là Kinh Pháp Cú dịch theo Tạng Pali.
(Xem: 11450)
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
(Xem: 12480)
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
(Xem: 34280)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 9668)
Kinh này khởi đầu bằng lời người Bà La Môn hỏi rằng làm thế nào người ta có thể tự thanh tịnh hóa khi nhìn thấy một vị Thượng nhân đã Thanh tịnh,
(Xem: 52059)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 10579)
Tôi nghe như vậy: Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành phố Śrāvastī (Xá-vệ), nơi rừng cây Jeta (Kì-đà), vườn của Ông Anāthapiṇḍada (Cấp-cô-độc),
(Xem: 10330)
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng ...
(Xem: 10534)
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại sĩ Akṣayamatir[1] từ chỗ ngồ đứng dậy, vắt thượng y[2] qua một bên vai, chắp hai tay[3] hướng về đức Thế Tôn và thưa rằng:
(Xem: 10311)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(Xem: 12903)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 16008)
Evaṃ me sutaṃ, “như vầy tôi nghe”, là lời Ngài Ananda bắt đầu mỗi bài kinh mà có lẽ không Phật tử nào là không biết.
(Xem: 21601)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9491)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 6983)
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
(Xem: 10260)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12447)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12614)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16066)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 16325)
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy".
(Xem: 13685)
Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá.
(Xem: 16328)
Vào thời Đức Thích-ca-mâu-ni, không có hệ thống chữ viết được phổ biếnẤn Độ. Do đó, những thuyết giảng của Ngài được ghi nhớ và ...
(Xem: 11883)
"Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài đã từng dạy rằng: từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến...
(Xem: 13650)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14199)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9088)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11634)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11162)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 16046)
Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo năm trăm vị. Bấy giờ các thầy Tỳ Kheo...
(Xem: 14213)
No. 699; Hán dịch: Đời Đại Đường, Trung Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Địa bà ha la, Đường dịch là Nhật Chiếu
(Xem: 16048)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
(Xem: 12579)
Kinh Phạm Võng nằm trong Đại Chánh Tạng, tập 24, ký hiệu 1484, gọi đủ là Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập
(Xem: 11901)
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã...
(Xem: 11637)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây,,,
(Xem: 15517)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 11359)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 13875)
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo), và đã tồn tại liên tục, phát triển không ngừng trên ...
(Xem: 11857)
Trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Dược Sư là một bản kinh thường được trì tụng nhằm mục đích giải trừ tật bệnh, cầu nguyện bình an...
(Xem: 12413)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 14786)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo.
(Xem: 11833)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(Xem: 12969)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 14302)
Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana...
(Xem: 20447)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bài Kinh được truyền bá khá rộng rải ở các Tồng Lâm Tự Viện của Trung QuốcViệt Nam từ xưa đến nay.
(Xem: 13047)
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
(Xem: 10822)
Dịch từ Phạn sang Tạng: Kluḥi dbaṅ-po, Lhaḥi zla-ba; Dịch Tạng sang Việt: Phước Nguyên
(Xem: 20523)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 14181)
Bấy giờ Hòa Thượng Vakkali nhìn thấy Đức Phật đang đi đến từ xa, và ông đã cố gắng ngồi dậy.
(Xem: 20075)
Xin dâng hết lên Tam Bảo chứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
(Xem: 17393)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 13791)
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.
(Xem: 31686)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 11878)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant