BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng
21 CHƠN ĐẾ VÀ TỤC ĐẾGiáo lý Đức Phật có thể chia làm hai phần là
Tục đế và
Chân đế. Tất cả những
tư tưởng triết học giúp
chúng sinh nhận định về
con người và
vũ trụ đều gói ghém trong đó cả.
Tục đế là
pháp hữu vi còn
chân đế tức là
pháp vô vi.
1)
Chơn đế: Nếu đứng về
phương diện chơn đế mà
nhận định thì không có
vấn đề chứng hay không chứng,
thành Phật hay không
thành Phật vì tất cả
mê ngộ vốn Không,
nhiễm tịnh đều
bình đẳng.
Chân đế
là
chân lý tuyệt đối và nó chính là
tánh Không của
tục đế.
2)
Tục đế: là
chân lý thế tục hoặc
thực tại tương đối. Nó là tất cả những
hiện tượng do
duyên khởi tức là pháp
sinh diệt trong
thế gian nầy. Nếu
đứng về
phương diện tục đế thì
căn cơ của
chúng sinh không giống nhau vì
thế sự tu chứng cũng có chậm có mau.
Thí dụ khi vào chùa
chúng ta thấy một vị thầy tu đang gõ mỏ
tụng kinh.
Nếu nói theo
Tục đế thì
chúng ta thấy một người
tu hành ngồi
nghiêm chỉnh, tay đang gõ mỏ và miệng thì
tụng kinh rất nhip nhàng.
Tục đế là sự
diễn tả của “Tướng” tức là
hình dáng của vật thể và “Dụng” là
việc làm của họ trong thời điểm đó. Tướng là vị thầy tu và cái mỏ cùng cảnh chùa. Còn Dụng là gõ mỏ và
tụng kinh.
Bây giờ
lý luận theo
Chơn đế.
Chơn đế là nói về cái “Thể” tức là cái Không của
vạn vật. Khi nói vị
tu hành, cái mỏ hay cảnh chùa thì đây chỉ là cái tên để gọi vì
chính
vị tu hành chỉ là sự
kết hợp của
ngũ uẩn. Một khi đã do
nhân duyên tạo
thành thì vị
tu hành nầy
không thật Có tức là Không. Cái mỏ cũng vậy, nó là sự tổng hợp của cây gỗ và của những bàn tay khéo léo của người thợ. Vì là do
duyên khởi nên cái mỏ cũng là Không tức
không thật Có. Sau cùng gõ mỏ,
tụng kinh cũng chỉ là cái tên để
diễn tả cho
hiện tượng
biến chuyển của cái tay và cái miệng. Vì cái tay và cái miệng cũng đều
do
duyên khởi nên chúng
không thật Có tức là Không. Vậy nếu nhìn từ khía cạnh
Chân đế thì
không thật có gõ mỏ,
không thật có
tụng kinh và
không thật có vị
tu hành cũng
như không thật có chùa chiền chi hết. Vì tất cả là
không thật Có tức là Không cho nên cái “Thể” tức là
Chơn như luôn luôn
thanh tịnh và
bất biến.
Nhưng “Thể” , “Tướng” và “Dụng” không thể rời nhau được. Tại sao? Chẳng hạn như khi ra biển
chúng ta thấy sóng nước nhấp nhô. Đợt sóng nầy qua thì đợt sóng khác lại đến. Nước biển là “Tướng” và làn sóng nhấp nhô là “Dụng” của nước. Còn tính yên lặng dưới lòng
đại dương là “Thể” của nước vậy. Do đó Thể,
Tướng và Dụng không thể rời nhau cũng như nước không rời sóng và sóng không rời nước được. Một
thí dụ khác là đem nước lạnh, tức là Tướng của
nước, nấu cho sôi. Khi nước đã bốc hơi thì
chúng ta đâu còn thấy nước nữa tức là Không nhưng mà Thể của nước vẫn còn vì nước chỉ đổi từ thể lỏng sang thể hơi mà thôi chớ nước không bao giờ mất.
Vì Thể và
Dụng không rời nhau nên đứng về phần
Chơn đế mà nói thì tuy
thanh tịnh
bất biến mà vẫn
tùy duyên sanh diệt. Còn đứng về phần
Tục đế thì tuy
tùy duyên sanh diệt mà vẫn
như như bất biến. Như thế thì trong
chân đế đã có mầm của
tục đế và trong
tục đế thì
chân đế đã
hiện hữu rồi.
Ngoài
Tục đế và
Chơn đế thì còn có
trung đạo Đệ nhất nghĩa đế. Nếu các
pháp duyên khởi mà có sắc tức
hình tướng thì là
Tục đế. Tuy các pháp đều do
duyên sanh mà chính nó không có
tự tánh có nghĩa là
vô ngã tức là Không thì gọi là
Chân đế. Còn
Đệ nhất nghĩa đế là để chỉ cho
Chơn tâm không có
hình tướng nhưng có thể
nhận biết nên nói: “không phải
sắc
không phải không”. Chẳng hạn như mặt gương, tất cả hình bóng hiện trong gương là
Tục đế.
Mặc dầu có
hình tướng nhưng
thể tánh lại Không nên gọi là
Chơn đế. Nhưng thể của gương là thường sáng, chẳng phải
hình
tướng và cũng chẳng phải không thì gọi là
đệ nhất nghĩa đế.
“Mỗi ngày làm việc gì, hãy làm cho
rõ ràng, với tâm lúc nào cũng hướng về Phật. Như
vậy thì lúc quét rác bạn cũng có thể
ngộ Đạo, vì tâm bạn
lúc ấy chính là đang quét bụi bặm của vô minh”.
“Thọ Giới chính
là
thọ sự nhẫn nhục. Khi tai bạn nghe người ta
chửi rủa hay khiêu khích,
chọc tức mình, mà bạn chẳng
để tâm vào, thì đó chính là Giới”.