Namo
Shakyamuni,
Do một duyên lớn người dịch bài này đã có dịp học tập qua bài chú giải của đại sư Geshe Tsultim Gyeltsen về Lục Độ Ba-la-mật-đa từ bài giảng nguyên thuỷ của đức Dalai Lama. Đây hoàn toàn do sự trợ duyên và sắp xếp của các thầy tổ - Nay xin kính gửi lên quý độc giả bài dịch này. Xin cung kính dâng lên đức Dalai Lama và ngài Geshe Tsultim Gyeltsen với lòng từ bi vô lượng đã giúp đỡ và giáo hóa con và vô vàn chúng sinh [2] lòng cảm tạ sâu sắc nhất. Trong
bài dịch để phân biệt thì phần chú giải của Geshe Tsultim
Gyeltsen được in nghiêng để phân biệt với chính văn
của đức Dalai Lama được in thẳng.
Tất cả công đức xin hồi hướng về mọi chúng sinh hữu tình. Làng Đậu kính bút. |
Sáu Hạnh Ba-la-mật được biết đến trong Phật giáo là:
•
Bố Thí Ba-la-mật
•
Trì Giới Ba-la-mật
•
Nhẫn Nhục Ba-la-mật
•
Tinh Tấn Ba-la-mật
•
Thiền Định Ba-la-mật
•
Trí Huệ Ba-la-mật
Lục độ có nguồn gốc lịch sử từ các giáo huấn của đức Phật Thích-ca. Bạn sẽ tìm được các Ba-la-mật này trong các kinh điển Bát Nhã Ba-la-mật hay Prajnaparamita
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình và mong muốn nhận trách nhiệm để lợi ích cho tha nhân. Một bồ-tát là một chúng sinh hay một cá nhân đã thực hiện các hạnh nguyện lớn lao, có thể trước sự chứng kiến của các chúng sinh đã giác ngộ hay của một vị thầy tinh thần, rằng cá nhân đó sẽ làm việc cho lợi ích cũng như tìm kiếm sự giác ngộ triệt để cho toàn thể chúng sinh. Các hạnh nguyện này không đơn giản chỉ là một mong ước trở thành một vị phật cho tha nhân, mà là trung thành với một số các thệ nguyện bồ-tát cho đến khi kết thúc luân hồi. Qua việc nuôi dưỡng thái độ vi tha, gọi là bồ-đề tâm, tức là tâm thức hay con tim tỉnh giác, bạn bắt đầu tích lũy công đức và trí huệ. Bạn phải thu thập nhiều năng lực tích cực trong một thời gian rất lâu dài, lên đến nhiều kiếp sống hay vô lượng niên kỷ. Bạn có thể làm được điều đó thông qua việc thực hành lục độ.
Các bồ-tát thực hiện các hành động lợi ích vô lượng cho chúng sinh, và tất cả những hành động này có thể được phân chia thành Sáu Hạnh Ba-la-mật. Lý do chính cho việc thực hành hay nuôi dưỡng Lục Độ là để trở thành một vị phật, hay là một chúng sinh giác ngộ hoàn toàn. Phật Tổ đã bắt đầu là một chúng sinh thông thường, Người chỉ cho chúng ta sự khả dĩ để thành tựu giác ngộ. Một người thường có thể trở thành bồ-tát thông qua những điều được gọi là chuyển hóa tâm thức. Các chuyển hóa tâm này bao gồm việc khởi động từ bỏ đau khổ trong luân hồi, điều này thực sự là tình huống nan giải mà chúng ta hiện đang gặp phải. Khi một cá nhân trên đường tìm hiểu và nhận thứcbản chất đau khổ của việc luân hồi thì cũng tựa như là rơi vào hố lửa một nơi không lấy gì làm hạnh phúc.
Chúng ta cũng nghĩ tới những người khác cũng bị vướng trong cùng tình trạng và nghĩ tới mối liên hệ mà ta có với chúng sinh hữu tình, và nghĩ về việc những người khác đã tử tế với chúng ta trong nhiều cách khác nhau như thế nào. Ta mong thấy người khác được giải thoát khỏi đau khổ nên ta giúp đỡ họ bằng việc nuôi cấy những phương thức suy nghĩ này. Đây là một cách mà trong đó ta rèn luyện để trở thành một bồ-tát. Có nhiều câu chuyện về những con người, qua việc chứng kiến về những bất hạnh và đau khổ của kẻ khác, đã thực sự rung động và sau đó tự nguyện để giải thoát tha nhân khỏi niềm đau của họ. Tương tự, khi bạn nuôi dưỡng một tình yêu và lòng từ vô lượng [đại từ bi] với tha nhân, thì việc phát triển những thái độ tích cực này trong tâm thức cũng dẫn tới sự phát triển một ứng xử vị tha. Bạn cũng có thể phát triển ứng xử bồ-tát bằng việc có đủ duyên may để gặp gỡ từ sự thị hiện hay từ sự phát độ của một chúng sinh đã giác ngộ như là đức phật Thích-ca Mâu-ni. Qua việc cảm kích các phẩm chất vỹ đại của đức Phật, là người cống hiến cuộc sống cho lợi ích tha nhân, bạn có thể mong ước được như đức Phật, và cùng có được mọi phẩm chất tuyệt diệu đó.
Mục tiêu tối hậu hay mục đích của việc thực hành Lục Độ là để trở nên giác ngộ hay để đạt tới toàn giác. Nhưng mỗi Ba-la-mật cũng có thể phục vụ một mụch đích tạm thời. Mục đích tạm thời của việc thực hành Hạnh Bố Thí là để có các nguồn phước lộc. Nói cách khác, nếu bạn muốn có được mọi loại phước lộc, kể cả sự thịnh vượng, thì việc cho hay bố thí đem tới nhiều phước lộc. Mục đích tạm thời của việc thực hiện Hạnh Trì Giới là để có được một kiếp tái sinh tốt đẹp trong cuộc sống kế tiếp. Mục đích tạm thời của việc thực hành Hạnh Nhẫn Nhục là để trở nên thu hút đối với người khác. Nói cách khác, nếu bạn muốn trở nên dể thương và lôi cuốn được người khác thì nhẫn nhục sẽ mang tới kết quả này. Và mục đích tạm thời của việc thực hiện Hạnh Tinh Tấn [Perfection of Joyful Exertion: Hạnh Hỉ Lạc] là để có một biểu hiện tích cực trong thế giới. Vậy nên, ngay cả khi bạn chẳng làm gì thì người khác vẩn thấy sự hiện diện của bạn có ảnh hưởng một cách tích cực. Mục đích tạm thời của Hạnh Thiền Định là tìm thấy an bình trong môi trường vật chất cũng như trong chính tâm thức. Và cuối cùng, mục đích tạm thời của việc thực hành Hạnh Trí Huệ một sự dể dàng thấu hiểu được mọi việc mà bạn nghiên cứu. Đây là các hậu quả tạm thời của việc thực hành Sáu Hạnh Ba-la-mật.Source: thuvienhoasen